Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong thời kì 1986-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 116 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*****

HÀ THỊ KIM OANH

ĐỀN MẪU ÂU CƠ Ở XÃ HIỀN LƢƠNG,
HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ TRONG
THỜI KÌ 1986- 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em xin gửi lời cảm ơn những sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa
Lịch sử và đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS.
Bùi Ngọc Thạch – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ thƣ viện trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội 2 và Ban quản lí khu di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ ở
xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ trong quá trình
thu thập tƣ liệu để làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em


hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận
Hà Thị Kim Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em đã trình bày trong khóa
luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em dƣới sự hƣớng dẫn của
thầy giáo, TS. Bùi Ngọc Thạch.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình
trong khóa luận này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017

Tác giả khóa luận
Hà Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 4

6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chƣơng 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀN MẪU ÂU
CƠ TRƢỚC NĂM 1986 ................................................................................... 7
1.1.

Sự hình thành đền Mẫu Âu Cơ ............................................................... 7

1.1.1. Nguồn gốc của tín ngƣỡng thờ Mẫu ....................................................... 7
1.1.2. Truyền thuyết Mẫu Âu Cơ .................................................................... 12
1.2.

Sự hình thành đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ trƣớc năm 1986 ............................................................ 15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa của xã Hiền Lƣơng,
huyện Hạ Hòa ....................................................................................... 15
1.2.2. Kiến trúc đền Mẫu Âu Cơ ..................................................................... 16
1.2.3. Hoạt động của đền Mẫu Âu Cơ trƣớc năm 1986 .................................. 19
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG Ở ĐỀN MẪU ÂU CƠ TRONG THỜI KÌ 1986
– 2016 .............................................................................................................. 22
2.1. Công tác tổ chức, quản lí hoạt động ở đền Mẫu Âu Cơ........................... 22
2.1.1. Về công tác tổ chức quản lí ................................................................... 22
2.1.2. Các hoạt động hàng ngày ở đền Mẫu Âu Cơ ........................................ 27
2.2. Hoạt động xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ ......................................... 29


2.2.1. Đầu tƣ cơ sử hạ tầng.............................................................................. 29
2.2.2. Đầu tƣ xây dựng tôn tạo ........................................................................ 31
2.3. Tổ chức các hoạt động tế lễ ở đền Mẫu Âu Cơ ....................................... 37

2.3.1. Hoạt động chuẩn bị lễ vật để tế ............................................................. 37
2.3.2. Hoạt động tế nam, tế nữ ........................................................................ 39
2.4. Tổ chức lễ hội ở đền Mẫu Âu Cơ............................................................. 41
2.4.1 Tổ chức lễ hội......................................................................................... 41
2.4.2. Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao ............................ 47
2.5. Những ƣu điểm và hạn chế về hoạt động ở đền Mẫu Âu Cơ trong thời
kì 1986-2016 ................................................................................................... 48
2.5.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 48
2.5.2 Hạn chế................................................................................................... 49
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỀN MẪU ÂU CƠ
TRONG THỜI KÌ 1986-2016 ......................................................................... 51
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 51
3.1.1. Các nghi lễ tế nam, tế nữ đƣợc duy trì, phát triển................................. 51
3.1.2 Các lễ vật dâng cúng ở đền Mẫu Âu Cơ trong ngày chính lễ là đồ
chay ............................................................................................................... 53
3.1.3 Ở Đền Mẫu Âu Cơ không tổ chức hát chầu văn .................................... 54
3.2 Vai trò của đền Mẫu Âu Cơ trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Phú
Thọ ............................................................................................................... 56
3.2.1 Là trung tâm cố kết cộng đồng, hƣớng về cội nguồn ............................ 56
3.2.2 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ........................................ 58
3.2.3 Thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phƣơng ................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình kiến trúc cổ đƣợc xây dựng ở thời
Lê Sơ tại xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

Đây là nơi tôn thờ Quốc Mẫu Âu Cơ thể hiện đạo lí uống nƣớc nhớ
nguồn của dân tộc Việt Nam nói chung và của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng
nói riêng. Đền Mẫu Âu Cơ là ngôi đền tiêu biểu có ảnh hƣởng sâu sắc đến
đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân luôn luôn tri ân, tƣởng nhớ công
đức của Quốc Mẫu Âu Cơ.
Trải qua quá trình lịch sử, đền Mẫu Âu Cơ đƣợc nhân dân nơi đây duy
trì, bảo vệ, tôn tạo. Đặc biệt, trong thời gian từ 1986-2016 chính quyền các
cấp ở đây đã chú trọng đầu tƣ, tôn tạo, xây dựng đền, xây dựng cơ sở hạ
tầng, cảnh quan, tổ chức các hoạt động lễ hội, duy trì phục dựng lại nghi
thức tế lễ ở đền Mẫu Âu Cơ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và
khách du lịch hƣớng về cội nguồn.
Việc nghiên cứu đền Mẫu Âu Cơ trong thời gian 1986-2016 có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
Về lí luận: Làm sáng tỏ đƣờng lối của Đảng ta về duy trì, phát huy các
giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì đổi mới, làm rõ đạo lí uống
nƣớc nhớ nguồn của dân tộc.
Về thực tiễn: Làm rõ sự hình thành đền Mẫu Âu Cơ, hoạt động của
đền Mẫu Âu Cơ, những đặc điểm và vai trò của đền Mẫu Âu Cơ trong thời
kì 1986-2016.
Việc nghiên cứu đền Mẫu Âu Cơ đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan
tâm với những cách tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, cho đến nay chƣa có một
công trình khoa học nào đề cập đến đền Mẫu Âu Cơ từ năm 1986-2016 một
cách đầy đủ, cụ thể, có hệ thống.
1


Vì vậy em quyết định lựa chọn vấn đề “Đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền
Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong thời kì 1986-2016” làm đề tài
khóa luận của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là
một ngôi đền có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân
Hiền Lƣơng nói riêng và của ngƣời dân Phú Thọ nói chung
Năm 1996, tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên) đã cho xuất bản cuốn
sách “Đạo Mẫu ở Việt Nam”, tác giả đã đƣa ra những luận chứng khẳng
định tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu. Trong tác
phẩm này, tác giả chỉ đề cập sơ lƣợc về Mẫu Âu Cơ trong hệ thống thờ
Mẫu ở Việt Nam.
Năm 1998, tác giả Trần Kim Thau xuất bản cuốn sách “Di tích và
danh thắng vùng đất tổ” có đề cập đến di tích đền mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa,
Phú Thọ, tuy nhiên tác giả mới chỉ nói sơ qua về ngôi đền này.
Năm 2005 cuốn sách “ Lễ hội truyền thống vùng đất tổ” của nhiều tác
giả, trong đó có bài viết “ Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ – Hiền Lƣơng – Hạ Hòa”
của tác giả Đặng Đình Thuận nhƣng chỉ đề cập đến các hoạt động diễn ra
trong ngày lễ chính, đó là ngày mùng 7 tháng Giêng.
Năm 2007, tác giả Phạm Bá Khiêm có bài “Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ”
đăng trên báo Văn hóa nghiệ thuật số 14. Bài báo đã nói đến lễ hội đền
Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa, Phú Thọ từ truyền thuyết đến các hoạt động lễ hội
chính ở đây. Tuy nhiên tác giả phần lớn đề cập đến các hoạt động lễ hội
truyền thống mà chƣa có một cái nhìn khái quát về mọi phƣơng diện.
Năm 2009, tác giả Phan Duy Kha xuất bản cuốn sách “Nhìn về thời
đại Hùng Vƣơng”. Trong đó, cuốn sách đã phản ánh về truyền thuyết Lạc
Long Quân-Âu Cơ, truyền thuyết này có nói về nguồn gốc xuất thân của
2


Lạc Long Quân và Âu Cơ, cùng với đó là quá trình kết duyên của hai ngƣời
tuy nhiên vì là hai dòng giống khác nhau nên không thể ở với nhau nên đã
phải chia mỗi ngƣời đem 50 ngƣời con đi theo. Trong truyền thuyết ấy có

nhắc đến di tích đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ. Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở đó mà chƣa đề cập sâu
đến các hoạt động chính của đền Mẫu Âu Cơ.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Khắc Thuần xuất bản cuốn sách “Tiến
trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ XIX” do NXB Giáo dục
xuất bản.
Năm 2014, cùng tác giả Nguyễn Khắc Thuần cho phát hành cuốn sách
“Đại Nam văn hiến”.
Cả hai tác phẩm trên đều nói về thời Hồng Bàng, trong đó có nhắc đến
cuộc gặp gỡ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, mà chƣa đi sâu vào mọi vấn đề
liên quan đến mọi hoạt động của ngôi đền này.
Năm 2015, cuốn “ Khu di tích lịch sử đền mẫu Âu Cơ” của Ban quản
lí khu di tích đền Mẫu Âu Cơ có đề cập đến vị trí của xã Hiền Lƣơng, kiến
trúc của đền Mẫu nhƣng vẫn chỉ đề cập ở mức độ chung nhất.
Nhìn chung, các công trình nói trên do mục đích, yêu cầu nghiên cứu,
cho nên các công trình này đã quan tâm, đề cập, tiếp cận đền Mẫu Âu Cơ
với những mức độ khác nhau mà chƣa có một công trình nào nghiên cứu về
đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì từ 1986-2015.
Vì vậy, việc đầu tƣ nghiên cứu vấn đề “Đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền
Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong thời kì 1986-2016” là rất cần
thiết.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựng lại bức tranh lịch sử về “Đền Mẫu Âu Cơ” trong thời kỳ (19862016) một cách tƣơng đối đầy đủ, cụ thể. Qua đó rút ra nhũng đặc điểm,
vai trò của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kỳ 1986-2016.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày sự hình thành của đền Mẫu Âu Cơ và hoạt động của nó
trƣớc năm 1986.
- Nêu rõ hoạt động của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kỳ 1986-2016.
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kỳ
1986-2016.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì 19862016 ở xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ hòa, tỉnh Phú Thọ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ 1986 đến 2016
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là địa bàn xã
Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Đề tài sử dụng các nguồn tƣ liệu chủ yếu sau đây:
- Nguồn thông sử: : bao gồm các bộ chính sử, các tƣ liệu về địa lí học,
lịch sử và truyền thuyết.

4


- Nguồn lịch sử địa phƣơng: lịch sử huyện Hạ Hòa, lịch sử xã Hiền
Lƣơng.
- Nguồn tài liệu báo chí: báo Phú Thọ, báo nhân dân, báo văn hóa, tạp
chí.
- Nguồn tƣ liệu điền dã: thực tế địa phƣơng, khai thác tƣ liệu dân gian.

- Nguồn tài liệu Internet.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phƣơng
pháp sau đây:
- Sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về lịch sử để nghiên cứu đề tài.
- Kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lô gic trong đó
phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: quan sát, ghi chép, thu thập tài liệu,
mô tả
- Phƣơng pháp tổng hợp thông tin, tài liệu: Tổng hợp và phân tích số
liệu thu thập, đánh giá những kết quả đạt đƣợc.
- Phƣơng pháp điền dã.

6. Đóng góp của khóa luận
- Dựng lại bức tranh lịch sử một cách khách quan, trung thực, đầy đủ
về đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì 1986-2016.
- Làm rõ hoạt động của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì 1986-2016.
- Nêu bật những giá trị của đền Mẫu Âu Cơ trong đời sống tâm thức
của ngƣời dân Việt Nam nói chung và ngƣời dân Phú Thọ nói riêng. Góp
phần khẳng định hơn nữa những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần to lớn mà
đền Mẫu Âu Cơ mang lại. Đồng thời làm rõ thêm các đức tính tốt đẹp của
ngƣời dân Việt là “ Uống nƣớc nhớ nguồn”.
5


- Nêu rõ những đặc điểm và vai trò của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì
1986-2016.
- Trở thành nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử địa

phƣơng.

7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần
Phụ lục, Bài nghiên cứu gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Sự hình thành và hoạt động của đền mẫu Âu Cơ trƣớc năm
1986
Chƣơng 2: Hoạt động của đền Mẫu Âu Cơ trong thời kì 1986 – 2016
Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của đền mẫu Âu Cơ trong thời kì đổi
mới từ 1986 – 2016

6


Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀN MẪU ÂU CƠ
TRƢỚC NĂM 1986
1.1.Sự hình thành đền Mẫu Âu Cơ
1.1.1. Nguồn gốc của tín ngƣỡng thờ Mẫu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian của dân tộc
Việt Nam, đƣợc hình thành từ ngàn đời xƣa, nó ăn sâu vào tiềm thức của dân
tộc và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt
Nam. Cho đến tận ngày nay thì tín ngƣỡng thờ Mẫu không hề bị mai một hay
mất đi mà nó vẫn còn đang phát triển mạnh m trong đời sống sinh hoạt của
nhân dân. Tín ngƣỡng thờ Mẫu đƣợc ra đời ở một đất nƣớc nông nghiệp mà
nền canh tác lúa nƣớc và xã hội mang tàn tích mẫu hệ đã có dấu ấn to lớn của
vai trò ngƣời phụ nữ. Từ thời xa xƣa, vai trò của ngƣời phụ nữ Việt Nam đã
đƣợc đánh giá cao lên đến mức tôn sùng. “M
ô




”[10,

tr.73]. Bởi thế, mỗi khi con ngƣời cảm thấy cô đơn, cảm thấy thấy bơ vơ và
không có nơi nƣơng tựa việc họ tìm về mẫu để nhận đƣợc sự quan tâm và cứu
giúp của “ngài” nhƣ một phản ứng rất đỗi là tự nhiên.
“Mẫu” là xuất phát từ Hán-Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ. Nghĩa ban
đầu Mẫu (mẹ) đều chỉ ngƣời phụ nữ sinh ra con. Mẫu (mẹ) còn có ý nghĩa tôn
vinh, tôn xƣng nhƣ Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu
Thƣợng Ngàn. Trong tâm thức của ngƣời Việt, Mẫu cũng có nghĩa là sự sinh
sôi, nảy nở của vạn vật trong vũ trụ. Cho dù đƣợc hiểu nhƣ thế nào thì vị trí
của Mẫu trong tiềm thức của ngƣời Việt Nam luôn là sự thành kính, sự tôn
trọng trong đời sống của họ.

7


Việt Nam là nƣớc đa tôn giáo, đa tín ngƣỡng với đặc điểm nổi bật là sự
bao dung, sự hòa hợp lẫn nhau giữa các tôn giáo trong cùng một quốc gia, vì
thế trên khắp đất nƣớc ta trải dài từ bắc vào nam có khoảng 1000 di tích văn
hóa trong đó có 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danh thần là nữ. Chính vì
thế trong kho tàng văn hóa dân gian về truyền thuyết hay thần thoại đều có
những câu chuyện về các nữ thần nhƣ: Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng
ngƣời đã soi sang xuống trái đất tạo nên đất trời. Mƣa, Sấm, Chớp đây là
những yếu tố mang tính bản thế của vũ trụ cũng đƣợc dân gian nữ tính hóa
hay là nguyên bản đầu tiên của thế giới nhƣ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
cũng đƣợc nhân dân ta gọi là Bà.
Cho đến thế kỉ XVI tín ngƣỡng thờ Mẫu đƣợc làm phong phú hơn với
hình tƣợng công chúa Liễu Hạnh đƣợc tôn làm Thánh Mẫu. Khác với Mẫu

Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa đều có nguồn gốc từ tự nhiên thì Mẫu
Liễu Hạnh là hình tƣợng con ngƣời trần thế có thật đƣợc con ngƣời Việt Nam
sáng tạo ra có đầy đủ các yếu tố và đức tính quý báu của ngƣời phụ nữ Việt
Nam. Chính vì thế ngƣời Việt Nam tôn vinh Liễu Hạnh là Tiên, là Thánh, là
một trong tứ bất tử của mình. Trong tín ngƣỡng thờ mẫu của ngƣời Việt Nam,
nhân dân ta còn tôn thờ những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc nhƣ Mẫu
Âu Cơ, những ngƣời phụ nữ có tài dựng nƣớc và giữ nƣớc trong lịch sử.
Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín
ngƣỡng thờ nữ thần (nhƣng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu), là một bộ
phận của ý thức xã hội, đƣợc hình thành từ chế độ thị tộc Mẫu hệ, để tôn vinh
những ngƣời phụ nữ có công với nƣớc, với cộng đồng tiêu biểu cho những giá
trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội… làm Thánh Mẫu, Vƣơng
Mẫu, và qua đó ngƣời ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của các
lực lƣợng siêu nhiên.

8


Tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung và tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng cũng
ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý tình cảm. Theo quan
điểm Mác xít thì tín ngƣỡng, tôn giáo là một hiện tƣợng lịch sử xã hội, là một
bộ phận ý thức xã hội cho nên nó có quy luật hình thành và phát triển riêng,
đƣợc nảy sinh trên cơ sở kinh tế, xã hội nhất định, chịu sự quy định của tồn
tại xã hội.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có địa hình phong
phú và đa dạng với những đồng bằng rộng lớn, hệ thống song ngòi dày đặc,
bên cạnh đó còn có địa hình rừng núi hiểm trở, vùng biển rộng với đƣờng bờ
biển dài và có nhiều bãi biển đẹp. hơn thế nữa Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới ẩm gió mùa, có 4 mùa: xuân, hạ , thu, đông . Khí hậu chia làm hai
mùa rõ rệt đó là mùa mƣa và màu khô. Đây chính là những yếu tố quan trọng

góp phần hình thành những sắc thái riêng biệt trong tập tục sản xuất, canh tác
của cƣ dân nông nghiệp cũng nhƣ nét sinh hoạt trong đời sống văn hóa tinh
thần trong đó có tôn giáo tín ngƣỡng.
Việt Nam là một nƣớc thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Thời gian đầu khi công cụ sản xuất chƣa phát triển, phƣơng thức canh tác còn
lạc hậu nên con ngƣời sống còn phụ thuộc vào tụ nhiên. Chính trong cuộc
sống sản xuất nông nghiệp của nhân dân luôn thể hiện khao khát, mong sự
che chở của một thế lực bên ngoài từ đó dẫn đến việc con ngƣời thần thánh
hóa các hiện tƣợng tự nhiên và vô hình chung gắn cho các hiện tƣợng tự nhiên
một sức mạnh siêu nhiên và tôn thờ nó. Vì thế trong đời sống tâm linh của
ngƣời Việt xuất hiện tín ngƣỡng thờ thần trong đó thần thánh hóa các vị nữ
thần vì theo quan niệm của họ sản xuất nông nghiệp gắn liền với các yếu tố
nhƣ đất, nƣớc ( là yếu tố âm ) hay các yếu tố khác nhƣ mặt trăng, mặt trời.
Nhƣ vậy đó là những cơ sở ban đầu cho sự hình thành tục thờ Mẫu ở
Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay, tín ngƣỡng thờ Mẫu ở nƣớc ta chƣa biết

9


chính xác có từ khi nào. Có ý kiến cho rằng “ N ười ta tin mẹ thần linh này
ã x ất hi n từ buổi hông hoang hay ít nhất từ

ười Vi

k

á

ồng


bằng Bắc bộ” [22, tr.100].
Các nhà nghiên cứu cho rằng tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt xuất
hiện vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trƣớc công nguyên bởi vì Phật giáo
là tôn giáo ngoài đƣa vào Việt Nam sớm nhất, có tác giả đã viết: “ Có tài li u
ó

o Phật vào ta khoảng thế kỉ III

ước côn

ê

ưới thời vua A-

Dục” [9, tr.141].
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền
sử khi ngƣời Việt thờ các thần linh thiên nhiên nhƣ: trời, đất, sông nƣớc, rừng
núi….Tín ngƣỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh các vị thần đƣợc cho là có khả năng
siêu phàm, có thể điều khiển đƣợc thiên nhiên vốn mang tính quy luật. Trong
quá trình mƣu sinh tìm nguồn sống, con ngƣời luôn vẫn phải dựa vào thiên
nhiên vì thế họ đã tôn thờ các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ đấng tối cao là Mẫu và
thờ Mẫu, mong muốn Mẫu s là ngƣời bảo trợ và che trở cho đời sống con
ngƣời, là cứu cánh của mọi khổ đau bất hạnh.
Các vị đƣợc thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt là có Thánh
Mẫu Liễu Hạnh đƣợc thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Dầy,
Phủ Tây Hồ. Vào đến miền Nam, “Ðạo” này đã hoà nhập “Mẫu” với các nữ
thần trong tín ngƣỡng địa phƣơng: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh
Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh).
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu bắt nguồn từ thờ nữ thần (thần
Lúa) và thờ mẫu thần (bà Ỷ Lan), nó mang tính bản địa, cái đó có từ thời

nguyên thủy. Phát hiện khảo cổ học hiện nay ngƣời ta đã đào đƣợc tƣợng của
nữ thần, tƣợng của phụ nữ với những đặc tính nữ tính rất rõ rệt. Những yếu tố
bản địa phải đến thế kỷ thứ XV-XVI khi đạo thờ nữ thần, mẫu thần bản địa

10


Việt Nam tiếp xúc với đạo giáo Trung Hoa, chúng ta đã tiếp nhận một số đặc
điểm nào đó và từ đó mới hình thành nên đạo mẫu tam phủ, tứ phủ.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một tín ngƣỡng có nguồn gốc bản địa và
“ ó



í

ưỡ

á P ậ N

Đ





ườ V

ướ k


ập tam

” [10, tr.145].

Trên một đất nƣớc đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín
ngƣỡng, khi muốn nhận diện, phân biệt nhất là đối với những hình thức tín
ngƣỡng bản địa còn mang nhiều dấu vết nguyên thuỷ của cƣ dân nông nghiệp,
ta không thể tránh khỏi những khó khăn.
Với đạo Mẫu cũng vậy, sự nhận diện dễ dàng cũng không thể có đƣợc,
bởi những nơi thờ riêng, vì bề ngoài nó cũng giống nhƣ một ngôi chùa, một
ngôi đình, hay một ngôi đền bất kỳ nào khác. Điện thờ Mẫu có ở khắp mọi
nơi trên đất nƣớc, từ đồng bằng lên miền núi, và cả ở trong khu cƣ trú của
cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Có nơi nó tồn tại là một đền phủ nguy
nga, có nơi nó chỉ là một ban thờ khiêm tốn đặt tại một góc trong một ngôi
chùa, một điện thờ nhỏ trong từng gia đình. Cho nên ngƣời ta chỉ nhận diện
đƣợc nơi thờ Mẫu khi quan sát từng nét riêng trong từng chi tiết của kiến trúc
tổng thể của điện thần, và nhất là ở sự bày bố điện thờ, và những nghi thức
cầu cúng. Chính những nét riêng ấy đã làm nên những đặc trƣng của tín
ngƣỡng thờ Mẫu (xuất phát từ quan niệm nguyên thủy: mọi vật đều sinh ra từ
Mẹ) khiến cho tín ngƣỡng này là một hình thức tín ngƣỡng thuần phác, đặc
biệt của dân tộc Việt.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu chính là tín ngƣỡng hƣớng về đời sống
trần thế hiện tại, chứ không phải là mai sau hay ở thế giới bên kia, đây là điểm
khác biệt của tín ngƣỡng thờ Mẫu với nhiều tôn giáo khác. Hiếm có một tôn
giáo, tín ngƣỡng bản địa nào mà lại tiềm tàng sức tự biến đổi, “tr hóa” nhƣ là
tín ngƣỡng thờ Mẫu. Nó không chỉ có sức sống ở trong chế độ phong kiến

11



quân chủ mang nặng hệ ý thức Nho giáo, mà nó còn tiềm ẩn và bùng phát
trong xã hội đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện tại.

1.1.2. Truyền thuyết Mẫu Âu Cơ
Truyền thuyết kể lại rằng: Vua Đế Minh phong cho Đế Nghi làm Vua ở
phƣơng bắc, Lộc Tục làm Vua ở phƣơng nam. Lộc Tục lên ngôi Vua khoảng
năm 2879 (TCN) xƣng là Kinh Dƣơng Vƣơng. Năm 2793 trƣớc công nguyên,
Kinh Dƣơng Vƣơng truyền ngôi cho con là Sùng Lãm xƣng là Lạc Long
Quân. Thần thọa kể rằng, ngày xƣa Lạc Long Quân đi tuần thứ gặp Âu Cơ
nhƣ một lời thơ đã tả:
“T ầ

ươ



ă

N
ẻd

ếc cõi trời
ă

ươ

Gặp tiên kết nối duyên thần tho i
ă

Sinh h


ối trị ời”[8, tr. 21].

Lạc Long Quân đã kết duyên cùng với nàng Âu Cơ là con gái của Đế
Lai và Ngọc Nƣơng ở động Lăng Xƣơng (huyện Thanh Thuỷ ngày nay). Tục
truyền rằng khi Ngọc Nƣơng phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che
chở, hƣơng thơm tỏa ngát khắp nơi, là điềm “Tiên Nữ giáng trần”. Nàng Âu
Cơ rất xinh đẹp “So hoa hoa biết nói, so ng c ng
chữ, giỏ

á

ô

â

á

ậ “k á

ươ ”

Tươ

k é

ă

c


é

t

t a nàng Lộng Ng c tài cao”[4, tr. 15].
Theo các nguồn tƣ liệu hiện biết sau khi Lạc Long Quân (con trai của
Kinh Dƣơng Vƣơng) kết duyên cùng Âu Cơ (con gái của Đế Lai), tại vùng
núi đất tổ Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ đã sinh ra một bọc trứng, rồi từ bọc trứng đó, nở
thành một trăm ngƣời con trai. Khi các con lớn lên, một hôm Lạc Long Quân
nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồ
sống trên c n là chính, th y hỏ
ă

ươ


k ắc,

ầu th y tộc, nàng là giống Tiên
k íâ

ợp thật khó vì dòng giống bấ
12

ươ

ồng, khó

ợp l i mà sinh
lâu với nhau



ược” [13, tr. 173]. Nói rồi, họ bèn chia 50 ngƣời con theo cha xuống biển, 50
ngƣời con theo mẹ lên núi, để đƣợc truyền đời lâu dài, về sau tất cả các con
đều hóa thần.
Trong số 50 ngƣời con theo Âu Cơ, ngƣời con cả đƣợc nối ngôi vua, lấy
hiệu là Hùng Vƣơng, lập ra nƣớc Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng đất
tổ, nơi có đền Quốc Tổ Hùng Vƣơng hiện nay). Các Vua Hùng truyền ngôi
cho nhau, qua 18 đời, trị vì đất nƣớc trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất
2879 đến năm 258 TCN).
Âu Cơ vốn nổi tiếng là ngƣời phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi. Thƣờng ngày,
Bà thƣờng cùng các con du ngoạn khắp nơi. Đi đến đâu, Bà cũng cùng các
con chăm lo việc dạy dân làm ăn, vun đắp phong tục đẹp,… để có cuộc sống
tốt lành, nên đƣợc mọi ngƣời hết sức quý trọng.
Tƣơng truyền, vùng đất Hiền Lƣơng thuở ấy là nơi Âu Cơ đã qua lại
nhiều lần và đã có nhiều công lao, để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp với nhân dân
trong vùng. Bà cùng các con đã cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng
dâu nuôi tằm, dệt vải, làm bánh, rồi đào giếng Loan, giếng Phƣợng để lấy
nƣớc sạch,… Khi vùng đất Hiền Lƣơng đã trở nên trù phú, Âu Cơ đã quyết
định để ngƣời con trai thứ hai của mình (là Đột Ngột Cao Sơn), cùng hai
ngƣời cháu (các con của ngài Cao Sơn - là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng
Trấn Bảo Quốc) ở lại để tiếp tục trông nom đất này, rồi Mẫu hóa về trời.
Về việc này, theo nhân dân trong vùng lƣu truyền, thì vào lúc nửa đêm
ngày 25 tháng Chạp, giữa lúc trời nổi mƣa to gió lớn, Mẫu đã bay về thƣợng
giới. Vì không muốn các con biết mình rời hạ giới, Mẫu vội vàng ra đi đến
nỗi để dải yếm của mình bị rơi lại, vƣớng vào cành đa cổ thụ ở cạnh giếng
Loan, giếng Phƣợng. Để tỏ lòng nhớ ơn thánh Mẫu, nhân dân Hiền Lƣơng đã
lập đền thờ Mẫu ngay dƣới gốc đa cổ thụ này. Một văn bản cổ - “N c phu
nhân Quốc m


 Cơ ổ truyề ” (với ghi chú là đƣợc lập từ thời vua Lê

13


Thánh Tông, đƣợc Thƣợng thƣ Nguyễn Hiền sao lục), hiện đang lƣu tại đền,
có nội dung cho biết: “Thánh Mẫu (Âu Cơ) lúc tuổi già thƣờng đi du sơn
thủy. Vào mùa Xuân, ngày 7 tháng Giêng, đến đây (Hiền Lƣơng) thấy núi non
sơn thủy hữu tình, đông đúc khí thiêng, là nơi sinh ra anh hào. Lập tức truyền
dừng xa giá, trú tại bản trang, lập trại, mệnh cho một vƣơng tử ở đây để khai
hóa nhân dân. Sau mỗi năm, thánh Mẫu ắt đến trại một lần để thăm quang
cảnh vật trù dân phú, phong tục thuần hậu, bèn triệu tập phụ lão trong trang
đến tuyên thị đức ý và dạy dân biết lấy đƣờng mía và gạo nếp làm thành bánh
chay để dùng vào việc cúng tế mùa xuân. Thánh Mẫu cùng dân vui v . Dân
trong trang hàm ý kính yêu thánh Mẫu nhƣ từ mẫu, vỗ về an ủi nhƣ thần tiên
xuống trần giới. Hạc giá bay về trời, đó là ngày 25 tháng 12, mùa Đông. Triều
đình truyền lễ thành phục, truyền chỉ toàn quốc để tang. Sau triều đình xem
xét biết thánh Mẫu lập trại ở bản trang, bèn sai sứ giả đến bản trang triệu tập
nhân dân lập đền kỷ niệm thờ tự, bốn mùa quanh năm hƣởng cúng tế”.
Đến thời Lê Sơ (1428-1527), dƣới triều vua Lê Thánh Tông niên hiệu
Hồng Đức năm thứ 6 (1465), vua sai ngài giám quốc sƣ đến Hiền Lƣơng
phong thần, cấp tiền, xây dựng đền Mẫu Âu Cơ, giao cho nhân dân xã Hiền
Lƣơng thờ phụng. Thật là lâu dài tốt đẹp, rực rỡ ngàn năm, càng ngắm càng
cao, muôn thủa càng truyền càng kính, đời đời khói hƣơng không dứt.
Đền Âu Cơ với vị trí của nó, đánh dấu con đƣờng đi lên miền núi khai
hoang mở đất của bà Âu Cơ, bà mẹ của dân tộc ta. Có một điều thú vị là nếu
ta lấy Đền Hùng làm trung tâm thì khoảng cách từ đây đến Bình Đà (Thanh
Oai, Hà Tây), dến Thuận Thành, Gia Lƣơng (Bắc Ninh) nơi đây có những địa
điểm thờ Lạc Long Quân và đến đền Hiền Lƣơng thờ Âu Cơ có độ dài tƣơng
đƣơng nhau.

Kể từ sau khi Thánh Mẫu Âu Cơ hóa, cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng
hằng năm - ngày Thánh Mẫu đã đặt chân đến và dừng lại ở Hiền Lƣơng,

14


thƣờng đƣợc gọi là ngày “Tiên giáng”, nhân dân Hiền Lƣơng lại mở lễ hội để
cúng tế và tổ chức các hoạt động nhằm tƣởng nhớ, tri ân công đức của Thánh
Mẫu với địa phƣơng. Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ đã đƣợc ra đời trong bối cảnh đó
và đƣợc lƣu truyền đến ngày nay, trở thành một lễ hội lớn trong vùng.
Nhƣ vậy theo thần tích và truyền thuyết thì Hiền Lƣơng là nơi tập trung
trang ấp và là nơi mất của Tổ Mẫu Âu Cơ.

1.2. Sự hình thành đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ
Hòa, tỉnh Phú Thọ trƣớc năm 1986
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa của xã Hiền
Lƣơng, huyện Hạ Hòa
Huyện Hạ Hòa xƣa kia thuộc tỉnh Sơn Tây, phủ Lâm Thao, ở phía Tây
Bắc Phủ. Từ phía Đông đến phái Tây cách nhau 14 dặm, từ phía Nam đến
phía Bắc cách nhau 38 dặm. Phía Đông đến địa giới huyện Thanh Ba 3 dặm;
phía tây đến địa giới huyện Trấn Yên và Văn Chấn tỉnh Hƣng Hóa 11 dặm,
phía Nam đến địa giới huyện Cẩm Khê 9 dặm; phía Bắc đến địa giới huyện
Trấn Yên tỉnh Hƣng Hóa và địa giới châu Thu tỉnh Tuyên Quang 29 dặm.
“ Huy

ê

ất quận Giao Chỉ thời Hán. Từ ờ Đ

sau g i là H Hòa. Thời thuộc Minh v




ư

c a ph Tam Gian . Đờ Lê ổi thuộc ph T
ă

(1845) ổi l

ê

. Nă

T Đức thứ ă

do huy n Thanh Ba kiêm nhiế . Nă
lãnh tám tổ

19 xã

ô

Lí ề

ộc châu Thao Giang
G

. Nă


(1852)

T

u Trị thứ

ỏ chức Tri huy n,

ứ 17 (1864), khôi phục l

ư

ường”[18, tr. 1434 - 1435].

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 33 xã, 1 thị trấn nằm ở
hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài
32,15 km, phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369km), phía Đông Nam giáp
huyện Thanh Ba (19,618km), phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,475km),
phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình (Yên Bái- 37,511km).
15


Huyện có diện tích 339,34km2. Tính đến năm 2003, Hạ Hoà có 108.712
ngƣời, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%/ năm. Phần lớn dân cƣ sống ở khu
vực nông thôn (chiếm trên 90%). Trong đó có 56.940 ngƣời trong độ tuổi lao
động, chiếm 52,5%.
Trong số 33 xã của huyện Hạ Hòa thì đền Mẫu Âu Cơ ngự tại xã Hiền
Lƣơng. Hiền Lƣơng ở phía Tây Bắc huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; phía Bắc
giáp xã Liên Phƣơng (huyện Hạ Hòa), phía Tây giáp các xã Minh Quân, Việt
Cƣờng, Vân Hội (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), phía Tây Nam và phía Nam

giáp xã Quân Khê (huyện Hạ Hòa), phía Đông giáp xã Động Lâm (huyện Hạ
Hòa). Hiện nay, xã Hiền Lƣơng bao gồm 07 thôn (cũng gọi là 07 khu): Việt
Hồng, Tân Trƣờng, Quyết Tiến, Tân Tiến, Hạnh Phúc, Nang Sa và Minh
Tiến.
Từ xa xƣa, Hiền Lƣơng đã nổi danh là vùng đất địa linh. Đây là vùng đất
nằm trong địa bàn trung tâm của nƣớc Văn Lang thời các Vua Hùng, với nét
cảnh quan đặc biệt là có sông Thao từ phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái) chảy qua
địa phận xã, rồi tiếp tục chảy xuôi về châu thổ Bắc Bộ, nhƣ một mạch
nối/chuyển tiếp các yếu tố địa lý - nhân văn quan trọng giữa miền núi cao (ở
trên) với vùng đồng bằng/châu thổ thấp (ở dƣới). Cảnh quan địa lý - nhân văn
đặc biệt đó chính là một trong những cội nguồn quan trọng đƣa tới sự ra đời
đền thờ thánh Mẫu Âu Cơ và Lễ hội của đền trong lịch sử, đƣợc lƣu truyền
đến ngày nay, trên mảnh đất Hiền Lƣơng.

1.2.2.Kiến trúc đền Mẫu Âu Cơ
Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần đƣợc
các triều đại nhà nƣớc Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dƣới triều vua Lê
Thánh Tông (1428-1527), nhà vua đã sai giám quốc sƣ lên Hạ Hòa phong
thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dƣới triều Nguyễn,
năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu. Ngày 3-8-1991 đền
16


Mẫu Âu Cơ đƣợc Bộ Văn hóa thể thao cấp bằng công nhận di tích lịch sử
quốc gia.
Đền Mẫu Âu Cơ đƣợc xây dựng thời Hậu Lê. Kiến trúc ngôi đền này tuy
rằng không đồ sộ nhƣng có những bức chạm gỗ quý đƣợc coi là những tiêu
bản của nghệ thuật đƣơng thời.
Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với
các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tƣợng quý nhƣ tƣợng Âu Cơ, tƣợng

Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá. Khu vực đền là một mảnh
đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m và chiều rộng khoảng 150m với
tƣờng cao bao quanh.
Đền Mẫu Âu Cơ đƣợc xây dựng trên một khoảng đất rộng giữa cánh
đồng. Nơi này trƣớc đây là một quả gò, xung quanh có nhà dân ở nên đƣợc
gọi là xóm Gò Thị. Năm 1975 khi quan giám quốc sƣ của triều đình về thấy
giữa cánh đồng có một gò đất cao nổi lên. Ngôi đất ấy có dòng nƣớc chảy
đến, có án che phía trƣớc (núi Gián), sau có rồng bao ( sông Hồng), ngôi đất
này phát anh tài, nhân dân thanh tú, nhân vật phú cƣờng nên bèn cho xây
dựng đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Trải qua nhiều thế kỉ, do sự bồi đắp của phù sa
sông Hồng đến nay quả gò đã trở thành bình địa.
“N ô
ê

ả ó
ư ộ á

q


â
k á


ế






L
ư. S

ố x
â

ướ
ê

ư
x ê

k â




ô

ó


ế

Hồ



ặ q


P ượ

í

ố k
ươ

ườ



ư ô
ơ

ề ướ

í

ướ



ó

ê

ấ k ế

N


x

ò

ườ

” [ 20 , tr. 27].

Đền có kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà
hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan đƣợc thiết kế theo phong cách xây dựng
truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn:
Cột gỗ có thớt đá kê, tƣờng xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút

17


nhƣ cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống nhƣ cây bút đang viết lên trời xanh cho
nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.
Xƣa kia đền dựng kiểu 5 gian thờ dọc, mái lợp ngói ngũ hài cổ kính.
Các cột dọc đều đƣợc làm bằng gỗ tứ thiết, sơn son thiếp vàng v hình rồng
cuốn rất trang nghiêm. Kết cấu vì kèo theo kiểu chồng giƣờng hạ bẩy. Trên
các đâu tƣ, đầu bảy, xà ngang, cốn nách, câu đầu đƣợc đục chạm tỉ mỉ hình tứ
linh, hoa lá có giá trị mĩ thuật cao, kỹ thuật tinh xảo. Đặc biệt các bức chạm
trên cốn mê, cửa võng và xung quanh cửa thƣợng cung đƣợc trạm khắc hết
sức công phu các hình tứ linh, tứ quý với kĩ thuật đục bong, trạm nổi đuôi sơn
son thiếp vàng lộng lẫy, uy nghi.
Gian trong cùng của ngôi đền tạo dựng một thƣợng cung thờ cao 2,2m
rất bề thế. Trên đặt khám thờ lồng kính 3 mặt. Thƣợng cung và khám mẫu đặt
tƣợng Mẫu Âu Cơ ngồi uy nghiêm trên ngai dáng v hiền hòa, nhân từ. Diềm
xung quanh cửa khám chạm thủng nhiều lớp theo đề tài tứ quý: tùng, cúc,

trúc, mai rất đẹp mắt và mềm mại. trong lòng khám tƣợng đặt tổ Mẫu Âu Cơ
ngồi uy nghi trên ngai. Tƣợng cao 0,95m, thể hiện bà Mẫu Âu Cơ mình mặc
áo đỏ yếm hồng, đầu đội mũ lấp lánh kim cƣơng, cổ đeo vòng vàng, một tay
cầm viên ngọc, tay kia đặt trên gối thƣ thái. Đây là pho tƣợng đƣợc tạo khắc
vào thời Lê, có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình và thẩm mĩ.
Ngoài ra trong đền còn có nhiều di vật quý khác nhƣ tƣợng Đức Ông
nhiều long ngai, sập thờ, án gian đƣợc đục chạm tỉ mỉ và tinh tế.
Nhìn chung đền Mẫu Âu Cơ không to lớn, đồ sộ nhƣng có giá trị cao về
nghệ thuật chạm khắc, thể hiện ở trang trí kiến trúc và trên các cổ vật còn lại.
Cách đền Mẫu Âu Cơ 500m về phía Đông xƣa kia có đình Hiền Lƣơng.
Đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn. Thánh Vƣơng nƣớc Nam Việt thời các
vua Hùng và hai ngƣời con là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Quốc Bảo
“ Vă

õ

ư

á





â

18







ướ



ô

ô


á

ơ





k ắ



â

ĩ

ể òa


ớ ” [4, tr. 21].

Cách không xa về phía Tây Nam xƣa kia là chùa Hiền Lƣơng, tên chữ là
Linh Phúc Tự. Trong chùa có 20 pho tƣợng cổ và một chuông đồng đề 4 chữ
lớn “ Linh Phúc Tự Chung” Chùa đƣợc xây dựng trên đỉnh gò độc đạo tạo
nên khung cảnh thâm nghiêm tĩnh mịch.
Nhƣ vậy đền Mẫu Âu Cơ không phải là một công trình nguy nga, tráng
lệ mà đây là một công trình mang đậm kiến trúc địa phƣơng, tuy ngôi đền và
không gian nhỏ nhƣng kiến trức của đền đƣợc xây dựng rât tinh tế. Nhìn
chung đền tuy không đồ sộ nhƣng nó hàm chƣa ý nghĩa văn hóa tâm linh vô
cùng to lớn, thể hiện tín ngƣỡng truyền thống của các thế hệ ngƣời Việt về mẹ
Âu Cơ huyền thoại đã cùng lạc Long Quân sinh ra dân tộc Việt Nam.

1.2.3. Hoạt động của đền Mẫu Âu Cơ trƣớc năm 1986
Trải qua hơn năm thế kỉ từ khi vua Lê Thánh Tông cho xây dựng cho
đến nay di tích đền Mẫu Âu Cơ, đình và chùa Hiền Lƣơng đã có nhiều thay
đổi.
Cuối năm 1946, khi bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Pháp, ta lại phá
đình nhằm thực hiện chủ trƣơng tiêu thổ kháng chiến của Đảng. Nhân dân
đƣa tƣợng Đột Ngột Cao Sơn và bài vị hai ngài Hùng Trấn Quý Minh và
Hùng Trấn Quốc Bảo vào thờ trong đền Mẫu.
Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ xƣa kia do nhân dân xã Hiền Lƣơng tổ chức. Xã
Hiền Lƣơng xƣa (ít nhất là đến đầu thế kỷ XIX) “là một trong 8 xã thuộc tổng
Động Lâm, huy n H Hoa, ph Lâm Thao, trấ Sơ Tâ (8 xã: Động Lâm,
Lâm Lợi, Tiểu Ph m, Hiề Lươ
- Đế

ă

1841


N

Bảo Lợi, Bằng Ki n, Nang Sa, Tùng Xuân)

ễn mớ

ổi tên huy n H Hoa thành huy n H

Hòa” [25, tr. 1433]. Sau Cách mạng tháng Tám, xã Hiền Lƣơng xƣa thuộc về

19


xã Âu Cơ, huyện Hạ Hòa. Một số già làng còn cho biết, xã Hiền Lƣơng xƣa,
thƣờng gọi là làng Hiền, có 03 xóm, gồm xóm Chợ, xóm Gò Thị và xóm Lón.
Xã Hiền Lƣơng (huyện Hạ Hòa) hiện nay, là xã đƣợc thành lập sau này,
bao gồm 7 thôn làng xƣa (nay gọi là các “khu”), trong đó có xã Hiền Lƣơng
xƣa. Bảy “khu” của xã Hiền Lƣơng hiện nay là: Việt Hồng, Tân Trƣờng,
Hạnh Phúc, Quyết Tiến, Tân Tiến, Nang Sa, Minh Tiến; trong đó, thuộc về
xã/làng Hiền Lƣơng xƣa là các “khu”: Tân Trƣờng, Việt Hồng, Hạnh Phúc.
Theo nhân dân địa phƣơng cho biết, Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ xƣa kia là
do nhân dân xã Hiền Lƣơng xƣa/làng Hiền (tức là nhân dân thuộc về các
“khu” Việt Hồng, Tân Trƣờng, Hạnh Phúc hiện nay) tổ chức.
Diễn trình lễ hội: Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ xƣa kia diễn ra trong ba ngày,
từ mồng 7 đến mồng 9 tháng Giêng, chính hội là ngày mồng 7.
Mồng bảy trong tiết tháng Giêng
Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời
Ngay từ khi đền đƣợc xây dựng thì hàng năm đều tổ chức các hoạt
động lễ hội thƣờng niên mà cho đến tận ngày nay vẫn đƣợc tiếp tục duy trì và

ngày càng phát triển hơn.
Mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội luôn đƣợc thực hiện một cách khẩn
trƣơng nhất. Đó là chuẩn bị chọn ngƣời cho đội tế nam và tế nữ, chuẩn bị lễ
vật cúng dâng lên thánh Mẫu.
Đặc biệt sau những năm tháng kháng chiến chống Pháp thì khu đình
thờ Đức Thánh Cả bị phá, vì vậy những năm tiếp sau đó, tức là khoảng những
năm 60-80 của thế kỉ XX nhân dân cố gắng phục dựng lại khu đình thờ Đức
Thánh Cả để lễ tế nam đƣợc thực hiện đúng nghi lễ của nó.
Mặc dù trong thời gian những năm 60-80 của thế kỉ XX có rất nhiều
biến động của tình hình đất nƣớc, tuy nhiên mọi hoạt động ở đền Mẫu Âu Cơ
không bao giờ bị gián đoạn mà vẫn đƣợc tổ chức.

20


×