TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**************
PHẠM HẢI YẾN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN ỨNG HÒA (HÀ NỘI)
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN DŨNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Lịch sử,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã ân cần dạy dỗ chỉ bảo truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại ngôi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong
Thư viện Hà Nội (Hà Tây cũ), Thư viện Quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện
Ứng Hòa,… đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình tìm hiều, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài khóa luận.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập ở trường và tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu,
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận do thời gian có
hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, nên tôi
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2017
Người thực hiện
Phạm Hải Yến
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa
(Thành phố Hà Nội) giai đoạn 2011- 2015”, của tôi được hoàn dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng.
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản
thân tôi, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Những
số liệu sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2017
Người thực hiện
Phạm Hải Yến
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NTM: Nông thôn mới
2. HĐND: Hội đồng nhân dân
3. UBND: Ủy ban nhân dân
4. HTX: Hợp tác xã
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 5
5.1. Nguồn tư liệu.............................................................................................. 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Đóng góp....................................................................................................... 5
7. Cấu trúc........................................................................................................ 6
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN HUYỆN ỨNG HÒA
TRƢỚC NĂM 2011......................................................................................... 7
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ huyện Ứng Hòa ...................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
1.1.2. Dân cư ................................................................................................... 14
1.3. Thực trạng nông thôn huyện Ứng Hòa trƣớc năm 2011 .................... 17
1.3.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch ...................................................... 17
1.3.2. Hạ tầng kinh tế xã hội ........................................................................... 17
1.3.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................. 24
1.3.4. Văn hóa, xã hội, môi trường ................................................................. 29
1.3.5. Hệ thống chính trị.................................................................................. 31
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 34
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở HUYỆN ỨNG HÒA GIAI ĐOẠN 2011- 2015 .............................. 35
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Ứng Hòa về xây dựng nông thôn
mới .................................................................................................................. 35
2.2. Huyện Ứng Hòa triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011- 2015 ...................................................................................... 46
2.3. Kết quả và những hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Ứng Hòa ................................................................................... 50
2.3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới .......................................................... 50
2.3.2. Những hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới ........................ 57
2.4. Một số mô hình nông thôn mới tiêu biểu ở huyện Ứng Hòa .............. 59
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 70
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ỨNG HÒA GIAI
ĐOẠN 2011- 2015 .......................................................................................... 71
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 71
3.2. Tác động .................................................................................................. 75
3.2.1. Về kinh tế .............................................................................................. 75
3.2.2. Về văn hóa- xã hội ................................................................................ 78
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông thôn luôn được xác định là địa bàn chiến lược trong suốt chiều dài
của lịch sử dân tộc. Nơi đây đã đóng góp những nguồn lực to lớn cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là nơi bảo tồn những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nông thôn cũng
là nơi còn chứa đựng nhiều yếu tố bảo thủ, lạc hậu.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) cho đến nay, Đảng và Nhà
nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Đảng ta xác
định công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn là vấn đề quyết định đến sự
thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong
những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là triển khai chương trình xây
dựng NTM, với một hệ thống các tiêu chí được xác định, bao quát tất cả mọi
lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Và chương trình xây dựng
nông thôn mới cho đến nay vẫn đang tiếp tục được tiến hành trên phạm vi cả
nước.
Vấn đề xây dựng nông thôn mới đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả trong và ngoài nước, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên,
việc có thêm nhiều công trình nghiên cứu nữa về vấn đề này là rất cần thiết,
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là những công trình nghiên
cứu được tiếp cận “trường hợp”, những địa phương điển hình để có điều kiện
nghiên cứu sâu, thấy được rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt
Nam thời hiện đại.
Tác giả đã chọn huyện Ứng Hòa làm đối tượng nghiên cứu, bởi lẽ, đây là
một xã cách Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, có điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi, có truyền thống văn hóa. Tuy nhiên kinh tế còn rất nhiều khó khăn.
1
Từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến nay, diện mạo
nông thôn huyện Ứng Hòa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, tuy
nhiên cũng còn có một số hạn chế.
Để có được sự đánh giá khách quan về những thành tựu, hạn chế, đặc
điểm và sự tác động của kết quả xây dựng NTM ở huyện Ứng Hòa, từ đó
phần nào hiểu được quá trình xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước
đang tích cực triển khai trên toàn quốc hiện nay, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) giai đoạn 20112015” cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chương trình xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước. Vì vậy vấn đề này đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều
bài viết, bài nghiên cứu về chương trình xây dựng NTM điển hình như:
Bài viết “Xây dựng nông thôn mới”, của tác giả Nhật Tân, Tạp chí Cộng
sản số 23, năm 2007, trong bài viết tác giả nghiên cứu những khó khăn, thuận
lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng chiêm trũng.
Bài viết “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” của tác giả Lê Hữu
Nghĩa đăng trên tạp chí Lý luận chính trị, 2008, số 11, tác giả đã nêu lên được
một số nội dung cơ bản nhất của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam như: nội dung, tiêu chí, quá trình thực hiện và những kết quả bước
đầu. Nêu ra những phương hướng phát triển cho giai đoạn sau.
Bài nghiên cứu “Kết quả bước đầu và vấn đề đặt ra qua xây dựng thí
điểm mô hình nông thôn mới” của tác giả Tăng Minh Lộc đăng trên Tạp chí
cộng sản, số 57 đã nêu ra những kết quả bước đầu của việc thực hiện xây
dựng nông thôn mới ở 11 xã điểm trên cả nước. Đồng thời, tác giả nêu ra
những khó khăn, thách thức, những tiêu chí khó thực hiện mà các xã gặp phải
trong quá trình thực hiện chương trình. Bài viết cũng nêu ra một số giải pháp,
2
kinh nghiệm cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong những
năm tiếp theo.
Bài “Xây dựng nông thôn mới: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”,
tác giả Đỗ Hùng- Phạm Hạnh, Tạp chí cộng sản, số 57 đã nêu lên sau hai năm
thực hiện thí điểm mô hình nông thôn mới ở 11 xã điểm đã thu được những
thành công bước đầu, hình hài nông thôn mới đã và đang hình thành. Tác giả
có nói tới nội dung và chức năng của nông thôn mới trong thời đại mới.
Thông qua bài viết, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của Đảng, của
các Đảng viên trong việc tổ chức triển khai chương trình xây dựng nông thôn
mới.
Bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của
Đảng và nhân dân ta”, của tác giả Hồ Xuân Hùng, Tạp chí cộng sản, số 819
đã nêu ra chủ trương và một số nội dung xây dựng nông thôn mới của Đảng.
Đồng thời tác giả khẳng định rằng chương trình xây dựng nông thôn mới là sự
nghiệp cách mạng lâu dài, cần công sức lớn của Đảng và nhân dân phải chung
tay đồng lòng xây dựng chương trình này đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết “Chính sách phát triển nông thôn trên thế giới và kinh nghiệm
cho xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”, của tác giả Thảo Linh, Tạp chí
cộng sản, số 57 đã nêu lên những tác động tích cực của chương trình xây
dựng nông thôn mới về vấn đề phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống
nhân dân, ổn định chính trị, xã hội, xóa đói giảm nghèo, và đây chính là mục
tiêu quốc gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Tác giả lấy ví dụ những thành
công điển hình từ việc thực hiện nông thôn mới ở một số nước như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan, Đài Loan trong thời gian qua từ đó rút ra những
kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo, học tập xây dựng nông thôn mới đạt
thành công.
Tài liệu nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới rất nhiều và đa dạng
3
nhưng những bài viết trên mới chỉ nghiên cứu làm rõ chủ trương, chính sách,
quá trình thực hiện, kết quả của chương trình xây dựng NTM trên phạm vi cả
nước chứ chưa đi vào tìm hiểu địa phương cụ thể. Với đề tài “Xây dựng nông
thôn mới ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) giai đoạn 2011- 2015” tôi hy vọng sẽ
góp phần tìm hiểu kỹ hơn về chính sách, chủ trương của nhà nước và quá
trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2011 2015.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình xây dựng NTM ở huyện Ứng Hòa từ năm 2011 đến
năm 2015. Qua đó đánh giá những thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm cũng
như sự tác động của xây dựng nông thôn mới của huyện Ứng Hòa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát được thực trạng nông thôn huyện Ứng Hòa trước năm 2011
để từ đó có những chính sách, biện pháp xây dựng nông thôn mới của huyện
Ứng Hòa;
- Tìm hiểu quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ứng Hòa từ giai
đoạn 2011- 2015, ưu điểm, hạn chế;
- Rút ra một số đặc điểm và trình bày những tác động của chương trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa (Thành phố Hà Nội)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu, làm rõ quá trình thực hiện xây dựng
nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa (Thành phố Hà Nội)
- Thời gian: giai đoạn 2011- 2015
4
- Không gian: tại địa bàn huyện Ứng Hòa
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài khóa luận này, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu
sau:
1. Các tài liệu viết về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Ứng
Hòa qua các thời kì như tác phẩm: “Địa chí Ứng Hòa” của huyện ỦyHĐND- UBND huyện Ứng Hòa- thành phố Hà Nội xuất bản năm 2015, tác
phẩm “Ứng Hòa trong hành trình phát triển” của Công ty văn hóa trí tuệ Việt
xuất bản năm 2007,…
2. Cùng các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, các đề án xây dựng, các báo cáo
tổng kết của huyện Ủy, UBND huyện Ứng Hòa, HĐND huyện Ứng Hòa về
các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Ứng Hòa.
Ngoài ra còn có các bài viết trên báo, tạp chí kinh tế, xã hội, tạp chí
Nông nghiệp và Nông thôn thành phố Hà Nội… các kênh thông tin đáng tin
cậy trên truyền hình về xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước,
Đảng bộ địa phương trên cả nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài, khóa luận đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử);
- Về phương pháp cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic là chủ yếu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như:
thống kê, so sánh, phân tích,…
6. Đóng góp của bài nghiên cứu
- Nghiên cứu về quá trình huyện Ứng Hòa xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011- 2015 có những đóng góp về cả mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể
như sau:
5
- Khóa luận đã khái quát được thực trạng của nông thôn huyện Ứng Hòa
trước năm 2011
- Khái quát được chủ trương, quá trình thực hiện và kết quả bước đầu đạt
được của quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa giai đoạn
2011- 2015. Qua đó khẳng định đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn của Đảng và Nhà nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói
riêng là phù hợp, đúng đắn.
- Khóa luận đã đưa ra được những đặc điểm và tác động của quá trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2011- 2015 để từ
đó có những biện pháp, chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở địa bàn huyện
phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn 2016- 2020.
- Khóa luận cũng sẽ làm nguồn tư liệu để tham khảo khi nghiên cứu về
lịch sử huyện Ứng Hòa giai đoạn 2011 – 2015.
7. Cấu trúc của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
- Chương 1: Thực trạng nông thôn huyện Ứng Hòa trước năm 2011
- Chương 2: Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng
Hòa giai đoạn 2011- 2015
- Chương 3: Đặc điểm và tác động của chương trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Ứng Hòa giai đoạn 2011- 2015
6
Chƣơng 1
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN HUYỆN ỨNG HÒA
TRƢỚC NĂM 2011
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ huyện Ứng Hòa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Ứng Hòa nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý:
từ 20038’ đến 20043’ vĩ độ Bắc và từ 105054’ đến 105049’ kinh độ Đông. Ứng
Hòa có đường ranh giới giáp với các địa phương sau:
Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai (thành phố Hà
Nội), nơi xa nhất trong huyện là xã Viên Ngoại, xã Viên An, 20047’ vĩ độ
Bắc, 105044’ kinh độ Đông, giáp ranh huyện Thanh Oai.
Phía đông giáp huyện Phú Xuyên (thành phố Hà Nội), huyện Duy Tiên
(tỉnh Hà Nam), nơi xa nhất trong huyện là thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ,
20038’ vĩ độ Bắc, 105054’ kinh độ Đông.
Phía nam giáp các huyện Duy Tiên, Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), nơi xa
nhất trong huyện là thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, 20035’ vĩ độ Bắc,
105047’ kinh độ Đông.
Phía tây giáp huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội), lấy sông Đáy làm ranh
giới tự nhiên, xa nhất là thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, 20043’ vĩ độ Bắc,
105049’ kinh độ Đông.
Ứng Hòa có nhiều điều kiện tự nhiên và dân cư thuận lợi cho phát triển
kinh tế- xã hội. Quốc lộ 21B là trục giao thông chính đi qua huyện dài 22km.
Quốc lộ 428 nối giữa quốc lộ 21B tại thị trấn Vân Đình, gặp quốc lộ 1A và
đường sắt Bắc- Nam tại Cầu Giẽ, dài 17km, từ đây có thể đi khắp các tỉnh
rong cả nước. Tỉnh lộ 424 từ đầu đê Hòa Xá- cầu Tế Tiêu gặp đường Hồ Chí
7
Minh và quốc lộ 21 tại chợ Bến (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), từ đây có
thể dễ dàng đi Xuân Mai, rồi theo quốc lộ 6 đi các tỉnh Tây Bắc, đi Sơn Tây,
qua cầu Vĩnh Thịnh hoặc cầu Trung Hà đi các tỉnh Tây Bắc, hoặc xuôi theo
đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Trung, miền Nam. Sông Đáy chảy qua
địa bàn Ứng Hòa dài 31km, sông Nhuệ chảy qua địa bản huyện dài 11km,
sông Đào Vân Đình chảy qua địa bàn huyện dài 6km... Khá thuận lợi cho các
phương tiện đường thủy di chuyển. Từ trụ sở hành chính huyện Ứng Hòa đến
nội thành Hà Nội khoảng 40km, đến Hà Đông khoảng 30km, đến trụ sở hành
chính huyện Phú Xuyên khoảng 25km, đến trụ sở hành chính huyện Thanh
Oai khoảng 15km.
Ứng Hòa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ, thuận
lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và năng suất
cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được xây dựng và cải thiện.
Các tuyến trục giao thông quan trọng và các tuyến trục phát triển lớn của Thủ
đô Hà Nội, gồm trục phát triển Bắc- Nam, trục phát triển phía Nam và tuyến
đường Đỗ Xá- Quan Sơn, kết nối huyện Ứng Hòa với trung tâm Hà Nội, các
trung tâm kinh tế của Thủ đô và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Diện tích tự nhiên của Ứng Hòa (tính đến hết năm 2011) là 183,7525ha,
chiếm 5,49% tổng diện tích toàn thành phố Hà Nội, đứng thứ sáu trong số 29
quận, huyện của thành phố Hà Nội.
* Địa giới hành chính
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, hầu hết các thôn, xã đều thành lập
chính quyền cách mạng lâm thời và là chính quyền cấp cơ sở. Cấp tổng bị bãi
bỏ. Trong các văn bản còn lưu lại, thấy không còn gọi Ứng Hòa là phủ mà chỉ
gọi chung là huyện.
Trải qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975 Ứng Hòa đã có
nhiều thay đổi về địa giới hành chính, đặc biệt có nhiều xã mới được hình
8
thành, đa số được hợp nhất lại từ một số xã cũ. Từ năm 1956, nhiều xã lớn
tiến hành chia tách như: xã Nam Phú tách thành xã Hòa Nam và xã Hòa Phú,
xã Thái Hòa tách trở lại thành xã Hòa Xá và xã Vạn Thái, xã Cao Sơn tách ra
thành xã Cao Thành và xã Sơn Công,...
Ngày 21-4-1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.
Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây gồm thị trấn Vân Đình và 29 xã.
Theo thống kê ngày 15-5-1969, huyện Ứng Hòa có 29 xã, 1 thị trấn, 140
thôn, 405 xóm, phố.
Ngày 27-12-1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V thông qua Nghị
quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo
đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Theo thống kê, năm 1986, huyện
Ứng Hòa có 29 xã, 1 thị trấn với 141 thôn.
Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị
quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó,
huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà tây.
Ngày 23-9-2003, Chính phủ ra Nghị quyết số 107/2003/NĐ-CP điều
chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa.
Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Phương và
một phần diện tích và dân số của các xã Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái vào
thị trấn Vân Đình. Sau khi điều chỉnh, huyện Ứng Hòa gồm 29 đơn vị hành
chính.
Từ ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo
Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII ngày 29-5-2008. Theo đó,
huyện Ứng Hòa thuộc thành phố Hà Nội.
Đến năm 2015, huyện Ứng Hòa có 29 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị
trấn và 28 xã, với 138 thôn, tổ dân phố. Đó là các xã/thị trấn sau: Viên An,
9
Viên Nội, Sơn Công, Cao Thành, Vạn Thái, Đồng Tiến, Hòa Nam, Hòa Phú,
Phù Lưu, Lưu Hoàng, Hồng Quang, Hòa Xá, Hoa Sơn, Trường Thịnh, Quảng
Phú Cầu, Liên Bạt, Phương Tú, Tảo Dương Văn, Đại Hùng, Đại Cường, Đội
Bình, Kim Đường, Đông Lỗ, thị trấn Vân Đình, Trung Tú, Trầm Lộng, Đồng
Tân, Minh Đức, Hòa Lâm.
* Địa hình
Ứng Hòa có địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông biển, còn gọi là đồng bằng
châu thổ, là dấu tích của giai đoạn biển lùi trong thế Holocen giữa (cách ngày
nay khoảng 6.000- 4.000 năm) tạo ra bề mặt đồng bằng tương đối bằng phẳng
dọc sông Đáy.
Đại hình của Ứng Hòa tương đối bằng phẳng, dốc dần từ bắc xuống
nam, từ tây sang đông. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 1,6m (độ
cao lớn nhất là 4m ở các xã Viên An, Viên Nội, độ cao nhỏ nhất là 0,6m ở
thôn Đống Long, xã Hòa Lâm). Địa hình Ứng Hòa được chia làm ba bộ phận
chính:
Vùng ven sông Đáy: Gồm các xã: Viên An, Viên Nội, Cao Thành, Sơn
Công, Đồng Tiến, Vạn Thái, Hòa Xá, Hòa Phú, Hòa Nam, Phù Lưu, Lưu
Hoàng, Hồng Quang, thị trấn Vân Đình. Vùng này chủ yếu thâm canh rau
màu (ngô sớm, đậu tương), cây ăn quả và cây lúa.
Vùng vàn ở phía bắc: Gồm các xã: Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh, Hoa
Sơn, Liên Bạt, Tảo Dương Văn, thị trấn Vân Đình. Vùng có địa hình tương
đối cao so với các xã khác trong huyện và chủ yếu thâm canh lúa.
Vùng trũng: Gồm 11 xã: Phương Tú, Đội Bình, Trung Tu, Đồng Tân,
Minh Đức, Kim Cường, Đại Hùng, Đại Cường, Đông Lỗ, Hòa Lâm, Trầm
Lộng, một phần xã Tảo Dương Văn. Đây được coi là vùng rốn nước của cả
tỉnh Hà Tây trước đây, thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa bão. Do điều
kiện địa hình trũng không được bồi đắp phù sa hằng năm nên đất đai có độ
10
chua cao, thường trồng hai vụ lúa và một vụ đông (đậu tương, ngô hoặc rau).
Đây cũng chính là vùng sinh thái nông nghiệp của huyện.
Giữa ba vùng trên có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất đai,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi…, là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện quy
hoạch sử dụng đất.
Nhìn chung, điều kiện địa hình của huyện cơ bản thuận lợi cho việc khai
thác triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, phát triển sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
*Khí hậu
Khí hậu Ứng Hòa mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc
Bộ, có tính nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, có mùa đông lạnh, khô được hình
thành do tác động kết hợp giữa các nhân tố: hoàn lưu khí quyển, chế độ bức
xạ và nhất là vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.
Diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm khí hậu biến động thất
thường theo mùa. Ứng Hòa nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng
chịu ảnh hưởng lớn của hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Đông Nam.
Mùa đông với gió mùa Đông Bắc lạnh, khô xen lẫn gió biển nhiệt đới ẩm
gây nên những giao động mạnh trong chế độ nhiệt ẩm và cả chế độ mưa.
Trong mùa đông thường xuất hiện những ngày rét xen kẽ những ngày nắng
ấm, có những ngày hanh khô “nứt nẻ da chân”, lại có những ngày nồm khiến
nền nhà “đổ mồ hôi”. Ngay trong tháng lạnh nhất, có năm cũng gặp những
ngày nóng nực, nhiệt độ lên đến 25-260C. Mùa hè nằm trong phạm vi khống
chế của áp thấp lục địa châu Á và dải hội tụ nhiệt đới Thái Bình Dương tạo
nên khí hậu nóng, mưa nhiều, nhiều năm có bão. Xen giữa mùa đông và mùa
hè là hai mùa chuyển tiếp. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ
tăng dần kèm theo mưa xuân, cây trồng phát triển nhanh. Mùa hạ từ tháng 5
11
đến tháng 7, thời tiết nóng nực, kéo theo mưa rào và gió bão. Mùa thu từ
tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát mẻ. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau, nhiệt độ xuống thấp, giá rét, kéo theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sản
xuất và sinh hoạt.
Một số đặc điểm về khí hậu của huyện:
Nhiệt độ trung bình năm của Ứng Hòa dao động khoảng 22- 240C,
tương đương với tổng nhiệt khoảng 8.400- 8.7700C
Độ ẩm thay đổi theo mùa, nhưng thường là rất cao. Tháng ẩm nhất là
tháng 3 (88%) và khô nhất vào tháng 12,1 (80- 81%). Tất cả các tháng độ ẩm
trung bình đều trên 80%.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.900mm. Tuy nhiên lượng mưa phân
bố không đều theo không gian và thời gian
Tổng số giờ nắng trong năm: 1.597 giờ
Nhìn chung với tất cả đặc điểm về khí hậu, đó là điều kiện thuận lợi cho
cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên do điều kiện
khí hậu thay đổi cùng với điều kiện địa hình thấp trũng nên về mùa mưa, tại
một số vùng thường bị ngập úng. Đứng trước tình hình đó, yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng trũng trở nên cấp bách nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất.
*Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến hết năm 2011 là 18.375,25ha,
chiếm 5,49% diện tích toàn thành phố Hà Nội.
Theo số liệu điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Ứng Hòa do Trung tâm
Tài nguyên và Môi trường thuôc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
năm 2001 và theo báo cáo hiện trạng môi trường huyện Ứng Hòa năm 2013,
huyện Ứng Hòa có bốn loại đất chính đó là: đất phù sa được bồi (Pb), đất phù
sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ (P), đất phù sa glây (Pg),
12
đất phù sa úng nước (Pj).
“Đất đai của huyện đang được sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 12.730,16ha chiếm 69,28% diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 5.608,72ha, chiếm 30,52% diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 36,37ha, chiếm 0,002% diện tích tự nhiên
- Đất đô thị: 538,83ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên
- Đất khu dân cư nông thôn; 2.519,79ha, chiếm 0,14% diện tích tự
nhiên”. [5; tr.37]
Như vậy, có thể nói đất đai của huyện Ứng Hòa khá đa dạng, hầu hết là
đất phù sa sông Hồng, có độ phì cao, thích hợp và rất tốt cho nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu, thực phẩm và cây ăn quả.
*Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Ứng Hoà chủ yếu từ ba nguồn: nước mặt, nước
ngầm và nước mưa.
Nước mặt: Trên địa bàn huyện có ba con sông lớn chảy qua: sông Đáy
chảy qua phía tây nam dài 31km, sông Nhuệ chảy qua phía đông nam dài
11km, sông Đào Vân Đình chảy từ Thanh Oai xuống trung tâm huyện dài
6km. Bên cạnh đó, với địa hình trũng tạo nên cho vùng nhiều ao, hồ. Tổng
diện tích mặt nước của huyện là 1,488ha. Nguồn nước của sông Đáy và sông
Nhuệ có chứa phù sa. Bên cạnh đó các sông, hồ, ao còn có vai trò quan trọng
trong việc tiêu thoát nước vào mùa mưa.
Nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu đầy đủ về trữ lượng nước ngầm của
toàn huyện, nhưng theo khảo sát sơ bộ, nước ngầm của huyện có trữ lượng
lớn, mức thủy tĩnh cao, chỉ cần khoan sâu khoảng 15- 20m là đã có nước dùng
cho sinh hoạt, khoan sâu hơn 100m là có nguồn nước cho sản xuất công
nghiệp.
Nước mưa: Nguồn nước mưa phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và chế độ
13
mưa theo mùa. Với lượng mưa hàng năm lớn (1.900mm), Ứng Hòa có nguồn
nước mưa dồi dào để khai thác và sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
1.1.2. Dân cư
Từ năm 1986 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, tình hình
kinh tế- xã hội của Ứng Hòa có nhiều biến chuyển, đạt được nhiều thành tựu.
Bối cảnh này tạo ra môi trường sống ổn định, phát triển cho cư dân trên địa
bàn. Dân số Ứng Hòa tăng thêm khoảng 30.000 người. Đặc biệt trong khoảng
10 năm trở lại đây, quy mô dân số ở 1 số xã có sự biến động rất mạnh mẽ. Thị
trấn Vân Đình, các xã phía bắc huyện, các tuyến dân cư ven trục đường 21B,
248 vẫn tiếp tục là nơi thu hút đông dân cư. Điều đáng chú ý là trong những
năm gần đây, dân số Ứng Hòa tăng chậm, thậm chí giảm ở một số năm.
Nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ sinh giảm xuống và ngày càng nhiều người đi
lao động, sinh sống ở các địa phương khác, tập trung ở nội thành Hà Nội.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên: theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm
2012, tỷ lệ sinh đã giảm ổn định dưới 2%/năm, tỷ lệ tử giảm xuống còn
khoảng 0,5- 0,6%/năm. Tốc độ tăng dân số từ năm 2003 đã giảm xuống dưới
1%/năm. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số liên tục giảm từ 1,12% năm 2000,
xuống còn 0,99% năm 2010; 0,94% năm 2014.
“Mật độ dân số: sự gia tăng về dân số khi diện tích không tăng dẫn đến
mật độ dân số toàn huyện ngày càng cao. Năm 1961, mật độ dân số ở Ứng
Hòa là 611 người/km2, năm 1970 là 681 người/km2, năm 1981 là 891
người/km2, năm 1996 là 1.063 người/km2, năm 2012 là 1.023 người/km2. Mật
độ dân số ở Ứng Hòa không đều giữa vùng nông thôn và đô thị, giữa các xã
và các vùng. Tính đến năm 2014, thị trấn Vân Đình là nơi tập trung đông dân
cư nhất huyện với 13.633 người, mật độ dân số 2.530 người/km2.” [5; tr.96]
Cơ cấu nghề nghiệp: Ứng Hòa là một huyện nông nghiệp, đa số người
dân sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp thu hút
14
chủ yếu số nhân khẩu và lao động tăng thêm. Năm 1996, dân số trung bình
của Ứng Hòa có 194.282 người, thì tổng số nhân khẩu trong các hợp tác xã
nông nghiệp có 188.363. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 176.595 người.
Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 80-90% tổng số lao động . Lao
động trong các ngành kinh tế khác (công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp,
vận tải,…) chiếm số lượng không đáng kể.
Cơ cấu dân cư nông thôn và dân cư thành thị: Sự phát triển của các khu
công nghiệp, những thành tựu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,... đã thúc đẩy quá trình đô
thị hóa trên vùng đất Ứng Hòa. Cùng với sự ổn định của một bộ phận lớn cư
dân quần cư ở nông thôn là quá trình cư dân tập trung sinh sống ở các thị trấn,
thị tứ. Đây là bước chuyển tạo ra nét đặc trưng của huyện thuần nông dưới tác
động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lao động: Trước đây, nguồn lao động dựa trên một số cơ cấu dân số trẻ,
gia tăng dân số còn cao, thì trong những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây,
nguồn lao động dồi dào lại được nâng cao về chất lượng. Về trình độ chuyên
môn, kỹ thuật của lực lượng lao động, đã có gần 20% lao động đã được đào
tạo chuyên môn, kỹ thuật. Khu vực trung tâm huyện và khu vực đô thị hóa
mạnh có lợi thế trong thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao, thợ lành
nghề, càng có thêm động lực để phát triển trong những năm tới.
Những năm gần đây, số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, là
một lợi thế về cung cấp nguồn nhân lực cho huyện. Số lao động có việc làm
trong nền kinh tế quốc dân tăng bình quân khoảng 1,45%/năm. Đến tháng 122012, tổng số lao động toàn huyện là 115.346 người, chiếm 60,8% dân số.
Nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động tăng thêm bình quân gần
3.500 người/năm. Công tác đào tạo nghề được quan tâm, mỗi năm có hàng
nghìn người được đào tạo nghề. Chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên
15
đáng kể và khá đều trên tất cả các lĩnh vực.
16
1.3. Thực trạng nông thôn huyện Ứng Hòa trƣớc năm 2011
1.3.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch
Hầu hết các xã trên địa bàn đều đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng đến
nay đã hết kỳ, hiện nay 28 xã đang thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015, huyện đang xây
dựng quy hoạch chung cho toàn huyện.
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: 28/28 xã chưa
có.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường theo chuẩn mới:
28/28 xã chưa có.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp 28/28 xã
chưa có.
Như vậy, so với tiêu chí: Chưa đạt.
1.3.2. Hạ tầng kinh tế xã hội
*Hệ thống giao thông:
Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn như sau:
Các tuyến huyện lộ chia làm 9 tuyến có chiều dài 30,3km mặt đường
rộng từ 7 đến 9m, nền đường từ 9 đến 12m đã cứng hóa toàn bộ bằng bê tông
nhựa, hiện đang sử dụng tốt.
Các tuyến đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 54,19km nền đường
rộng từ 5 đến 7m, mặt rộng từ 3,5 đến 5m đã cứng hóa 42,77km chiếm 79%
nhưng các tuyến đường trục này nền đường hẹp, nhiều tuyến hiện đã xuống
cấp, cần cải tạo mở rộng mặt đường. Còn 11,42 km chưa cứng hóa.
Tổng chiều dài đường thôn, liên thôn là 86,67km đã cứng hóa bằng bê
tông được 65,66 km đạt 75,7% các tuyến đường này từ nay đến năm 2020 cần
17
đầu tư cải tạo lại vì hầu hết chưa có rãnh thoát nước, mặt đường nhỏ nhiều
đoạn xuống cấp, còn 21,01 km là đường đất, đường đá cấp phối cần đầu tư
cứng hóa.
Tổng chiều dài ngõ xóm là 212,66km, có 174,4km đã cứng hóa bằng bê
tông chiếm 82,2%. Còn lại 38,26 km là đường đất, đá cấp phối, đường gạch
đã xuống cấp. Do yêu cầu tăng dân số, sẽ có những khu dân cư mới nên cần
mở thêm các tuyến đường ngõ xóm có chiều dài 30km.
Tổng chiều dài đường trục chính nội đồng là 504km chiều rộng mặt
đường từ 1,5 đến 4,5m, chiều rộng nền đường từ 2,5 đến 6m, trong đó đã
cứng hóa được 35,1 km chiếm 7%, hện tại đã xuống cấp cần cải tạo lại, còn
lại 468,9 km là đường đất, đá cấp phối cần đầu tư mở rộng và cứng hóa đạt
chuẩn nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển phân bón, vật tư và sản xuất
nông nghiệp. Trong đó có một số tuyến nội đồng đồng thời cũng là đường
giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân cần tính toán cải tạo đạt chuẩn
đường cao AH khu vực đồng bằng (theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận
tải).
Trên các tuyến đường giao thông trong huyện có 11 cầu phục vụ dân
sinh do huyện quản lý và 15 cầu dân sinh do xã quản lý, đến nay đã xuống
cấp không đảm bảo, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển
kinh tế trên địa bàn vì vậy cần được xây dựng lại theo cấp H30 và H10.
Như vậy, so với tiêu chí: đạt 35%.
* Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản
xuất và dân sinh, tổng diện tích cần tưới tiêu là 27.552 ha (3vụ).
Hệ thống trạm bơm: Trên địa bàn có tổng số 130 trạm bơm với tổng
công suất tưới tiêu là 838.240 m3/h. Trong đó trạm bơm do hợp tác xã quản lý
có 84 trạm gồm 42 trạm bơm tưới, 26 trạm bơm tiêu, 19 trạm bơm tưới tiêu
18
kết hợp. Trong đó 28 trạm vẫn sử dụng tốt, 56 trạm đã xuống cấp (máy cũ,
công suất không đảm bảo, nhà trạm dột nát, kênh dẫn nước bị bồi lắng, bể
hút, bể xả bị sạt lở, hệ thống điện phục vụ các trạm còn chưa đảm bảo). Trong
thời gian từ năm 2011 đến 2015 do quy hoạch xây dựng những khu sản xuất
tập trung (nuôi trồng thủy sản, trồng lúa chất lượng cao, trồng rau an toàn) và
nhu cầu phục vụ sản xuất dân sinh trên địa bàn cần xây dựng mới thêm 10
trạm bơm cho xã Phương Tú 2 trạm, xã Sơn Công một trạm, xã Quảng Phú
Cầu một trạm, xã Tảo Dương Văn hai trạm, xã Hòa Xá, hòa Phú, Hòa Nam và
Phù Lưu mỗi xã một trạm.
Hệ thống kênh mương: Do đặc điểm địa hình của huyện toàn bộ hệ
thống kênh mương cấp III do 28 xã quản lý đều là mương tưới tiêu kết hợp,
kiểu kênh chìm với chiều dài 510,121km mặt cắt từ 1,2mx1,5m đến 1,5mx2m
trong đó đã kiên cố hóa (theo hình thức kè đá hộc, không đáy) được 56,385
km bằng 11,05% nhưng hiện đã xuống cấp cần cải tạo. Còn lại 453,736 km là
mương đất cần kiên cố hóa.
Công trình trên kênh: Hệ thống cống trên kênh trong khu vực là 1.757
chiếc, trong đó đáp ứng yêu cầu là 694 chiếc, số cần nâng cấp là 681 chiếc,
cần xây dựng lại là 382 chiếc. Hệ thống cầu trên kênh: Cầu qua kênh I2-14 có 6
chiếc, kích thước dài 18m, rộng 6m, cầu xây dựng đã lâu, xuống cấp nghiêm
trọng cần xây dựng lại, cầu A2-12 có 3 chiếc, kích thước dài 20m, rộng 6m cần
xây dựng lại, cầu thuộc xã Đông Lỗ qua sông Nhuệ sang thôn Thống Nhất
kích thước dài 100m, rộng 5m cần xây dựng mới.
Như vậy, so với tiêu chí: Đạt 40%
* Điện
Lưới điện huyện Ứng Hòa nằm trong hệ thống điện của thành phố Hà
Nội. Hệ thống cung cấp điện nguồn và phân phối điện cho huyện chủ yếu từ
trạm 110KV Vân Đình lấy từ trạm 110KV Hà Đông. Các đường trục truyền
19