Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

NGUYỂN VÂN ANH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

NGUYỂN VÂN ANH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân em. Các số
liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực, kết quả đóng
góp của luận văn là mới và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý th ầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã dạy dỗ tôi, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình
học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Dũng ngƣời đã
hết sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên
cứu, cơ sở lý luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện

luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6
1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ............................................ 10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 10
1.2.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới.................................................. 11
1.2.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 .............. 18
1.2.4. Các nhân tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ....................... 22
1.3. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng .................... 23
1.3.1. Xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ở Việt Nam ........... 23
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức ..................................... 32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................... 35
2.1 Phƣơng pháp thu thập tài liệu ................................................................ 35
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và điều tra ............................ 35
2.1.2. Thu thập và xử lý thông tin ............................................................. 35
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu .................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp phân tích ................................................................... 36
2.2.2. Phương pháp tổng hợp ................................................................... 36
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................... 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 40



3.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới ở Huyện Hoài
Đức ............................................................................................................... 40
3.1.1 Điều kiện Kinh tế xã hội .................................................................. 40
3.1.2 vị trí địa lý của Huyện...................................................................... 45
3.2

Thực hiện chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện

Hoài Đức từ 2010 – 2015 ............................................................................. 46
3.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ............................................... 46
3.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch ....................................................... 46
3.2.3. Kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới .................................. 62
3.3. Đánh giá thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Hoài Đức ...................................................................................................... 62
3.3.1 Thành tựu ......................................................................................... 62
3.3.1.1 Nhóm tiêu chí Quy hoạch ............................................................. 62
3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 78
3.3.3. Ý kiến của các hộ nông dân về xây dựng nông thôn mới ............... 79
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................... 85
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức85
4.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ở huyện
Hoài Đức ...................................................................................................... 86
4.2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân về xây dựng nông thôn mới .................................................. 86
4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện ........... 86
4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng
suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông

dân ............................................................................................................. 87


4.2.4.Phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để
giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông
thôn............................................................................................................ 88
4.2.5. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với nông
dân ............................................................................................................. 89
4.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ...................................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 92
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ANND

An ninh nhân dân

2


ANTT

An ninh trật tự

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BQT

Ban quản trị

5

CLB

Câu lạc bộ

6

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

7


DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

8

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

9

GTVT

Giao thông vận tải

10

HĐND

Hội đồng nhân dân

11

HTX

Hợp tác xã

12


KT-XH

Kinh tế Xã hội

13

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

14

NTM

Nông thôn mới

15

SX

Sản xuất

16

THCS

Trung học cơ sở

17


THPT

Trung học phổ thông

18

TW

Trung ƣơng

19

UBND

Uỷ ban Nhân dân

20

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

21

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa

i



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

Trang

Biểu kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn
1

Bảng 3.1

mới của xã theo quyết định 491 và 342 của

62

Thủ tƣớng Chính
Kết quả khảo sát về hộ nông dân về xây
2

Bảng 3.2

dựng nông thôn mới tại huyện Hoài Đức,

77


thành phố Hà Nội
3

Bảng 3.3

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới huyện Hoài Đức

ii

81


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 3.1

Nội dung
Sơ đồ huyện Hoài Đức, thành Hà Nội

iii

Trang
43



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và nhà nƣớc làm
cho cuộc sống của con ngƣời tốt đẹp hơn, thƣơng mại dịch vụ không ngừng phát
triển, hệ thống chính trị cơ sở đƣợc củng cố, dân chủ đƣợc phát huy, an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn ổn định. Vì vậy, công tác xây
dựng nông thôn mới phải dựa trên yêu cầu “ sản xuất phát triển, đời sống ấm no,
làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”, xuất phát từ thực tế và
tôn trọng ý kiến ngƣời dân. Xây dựng nông thôn mới có sự khác biệt so với
trƣớc đây, đó là xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí quy định. Có sự chỉ
đạo quyết liệt, tập trung sức của toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Hoài Đức là huyện trong quy hoạch theo hƣớng phi nông nghiệp của
thành phố Hà Nội, Hoài Đức đƣợc xác định là huyện nằm trong vùng phát
triển dịch vụ, giao dịch kinh tế tài chính. Là một huyện trong khu trung tâm
(nội thành) "Hà Nội mới" hiện đại xứng tầm khu vực. Hệ thống giao thông
hiện đại ở thủ đô. Với các trục đƣờng Đại lộ Thăng Long rộng mêng mông,
quốc lộ 32 đi vùng Tây bắc chạy qua đƣợc mở rộng.
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
của huyện trong giai đoạn mới, thực hiện đƣờng lối đổi mới dƣới sự lãnh đạo
của Đảng. Huyện luôn có bƣớc phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, tuy
nhiên vẫn còn nhiều bất cập: Nhận thức ngƣời dân chƣa cao, quy hoạch chƣa
đồng bộ, chƣa gắn đƣợc nông nghiệp với công nghiệp, với dịch vụ, thu nhập
ngƣời dân thấp, môi trƣờng ô nhiễm, tệ nạn xã hội gia tăng, nét đẹp văn hoá
truyền thống bị mai một, y tế, giáo dục có phần chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
ngƣời dân. Vì vậy phải xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, sản xuất
phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
1



Một số chính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chƣa
đồng bộ. Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ, thủy
lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công
trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn đƣợc cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít đƣợc quan tâm đầu tƣ; hệ thống thuỷ lợi cần đƣợc đầu tƣ
nâng cấp; chất lƣợng lƣới điện nông thôn chƣa thực sự an toàn; cơ sở vật chất
về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lƣới chợ nông thôn chƣa
đƣợc đầu tƣ đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cƣ phân bố rải rác,
kinh tế hộ kém phát triển.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chƣa gắn chế biến với thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; chất lƣợng nông sản
chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chƣa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân thấp; số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ vào nông
nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa ngƣời sản xuất và các thành phần
kinh tế khác ở khu vực nông thôn chƣa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại,
hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có
việc làm mới tại địa phƣơng không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua
đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…);
nhà ở dân cƣ nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã
hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chƣa theo quy hoạch.
2


Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, cần

3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông
thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa.
Xây dựng nông thôn mới góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho ngƣời dân sinh sống ở huyện đang trở thành yêu cầu cấp
thiết.
Chính vì những bất cấp vẫn còn tồn tại ở Huyện nên em làm luận văn
“Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” nhằm
góp phần xây dựng nông thôn mới ở quê hƣơng.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những hạn chế, bất cập trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức là gì? Chính quyền huyện Hoài Đức
cần làm gì và làm nhƣ thế nào để đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục tiêu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và thực tiễn công tác xây dựng nông
thôn mới; phân tích, đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về xây dựng nông thôn mới.
- Tham khảo, nghiên cứu các kinh nghiệm của các huyện đã đạt nông thôn
mới, rút ra những bài học trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích thực trạng, đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3


- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nông thôn mới ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động của chính quyền huyện Hoài Đức
trong tổ chức thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011
– 2020 của Chính phủ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ.
- Phạm vi thời gian: từ 2010 đến năm 2015.
4. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.
- Từ nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng,
luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về xây
dựng nông thôn mới
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

4


Chƣơng 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ở

huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề
nông nghiệp, nông thôn vì đây là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội của một địa phƣơng nói riêng và một quốc gia nói chung. Trong đó có
những đề tài, công trình, tài liệu đề cập đến nội dung xây dựng nông thôn
mới nhƣ:
- Nguyễn Hoàng Mỹ Hạnh (2015), “ Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nội” , luận văn thạc sĩ , Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN . Luận văn đã
hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân
tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, chỉ ra những thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân ; đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Bùi Việt Hùng (2015) “Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở
huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực
trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh và đƣa ra
những chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại địa
phƣơng trong thời gian tới.
- Vũ Quốc Khánh (2015) “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang”, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu phân tính lý luận, thực tiễn, những khó
khăn, vƣớng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

6



Quang Bình tỉnh Hà Giang để đƣa ra những giải pháp giúp việc xây dựng
nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
- Trƣơng Thị Thanh Huyền (2015) “ Vai trò của chính quyền địa
phương trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”, luận
văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu lý
luận, thực tiễn về tầm quan trọng của chính quyền địa phƣơng trong việc xây
dựng nông thôn mới, qua đó, Luận văn giúp mọi ngƣời hiểu đƣợc vai trò quan
trọng của chính quyền trong việc xây dựng nông thôn trong giai đoạn tới.
- Đỗ Xuân Nhuần (2015) “ Nâng cáo hiệu quả thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20102020”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận văn đã
nghiên cứu, đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện chƣơng
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Luận văn đƣa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình này tại tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2010-2020.
- Mai Diệu Thuý (2014) “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang”, luận văn thạc sĩ , Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận
văn đã đi sâu nghiên cứu về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phân tích những
thuận lợi và khó khăn đƣa ra giải pháp nhằm phát triển hệ thống kết cấu kinh
tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang trong những năm tới.
- Nguyễn văn Tiến ( 2015) “ Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn đã đánh giá thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những khó khăn, thuận lợi trong việc huy
động nguồn lực. Luận văn đƣa ra những giải pháp nhằm huy động hiệu quả
nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời gian tới.
7



- Trịnh Hồng Thắm (2013) “ Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở
trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay”, luận văn thạc sĩ,
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQGHN. Luận văn đã đánh
giá đƣợc thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hƣng Yên hiện nay, phân tích
rõ vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới,
đƣa ra đƣợc những giải pháp giúp xây dựng nông thôn mới ở Hƣng Yên ngày
càng tốt hơn.
- Vũ Thị Mƣời (2012) “ Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn thạc sĩ, Trung tâm đào
tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị. Luận văn đã đánh giá đƣợc tầm
quan trọng của Đảng bộ trong việc xây dựng nông thôn mới, đƣa ra đƣợc
những ƣu điểm, nhƣợc điểm để giúp cho Đảng bộ tỉnh Ninh Bình có những
giải pháp tốt nhất nhằm hoàn thiện hơn việc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh trong những năm tới.
- Hoàng Cao Phúc (2016) “ Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây
dựng nông thôn mới ( trường hợp thôn Tân Mỹ, xã Thuỵ Hương, huyện Chương
mỹ, thành phố Hà Nội)”, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn - ĐHQGHN. Luận văn đánh giá đƣợc thực trạng xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thôn Tân mỹ, xã Thuỵ Hƣơng, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố
Hà Nội. Lụân văn phân tính tầm quan trọng của cộng đồng khi tham gia vào xây
dựng nông thôn mới và đƣa ra các giải pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia nhiều
hơn nữa trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong tƣơng lai.
- Hoàng Thị Mai ( 2014) “ Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng
Bình”, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận văn đã
nghiên cứu phân tính lý luận, thực tiễn, những khó khăn, vƣớng mắc trong quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để đƣa ra những giải
pháp giúp việc xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
8



- Vũ Thị Kim Dung ( 2016) “ Vai trò của nông dân tỉnh Nam Định
trong xây dựng nông thôn mới hiện nay”, luận văn thạc sỹ, trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn. Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng và lý
luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới và tập trung vào phân tích làm
rõ tầm quan trọng của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn hiện nay và trong tƣơng lai.
- Trần Văn Thanh (2015) “ Xây dựng nông thôn mới tại xã Dĩnh Trì,
thành phố Bắc Giang”, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu phân tích thực trạng, thực tiễn và lý luận
của quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Dĩnh trì, thành phố Bắc Giang.
Luận văn cũng đƣa ra đƣợc những giải pháp để thúc đẩy việc xây dựng nông
thôn mới trong những năm tiếp theo tại xã.
- Trần Văn Sính (2014) “ Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu phân tính lý luận, thực tiễn, những khó
khăn, vƣớng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để đƣa ra những giải pháp giúp việc xây dựng
nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
- Nhà xuất bản Hồng Đức ( 2012) “Một số văn bản hướng dẫn thực
hiện xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội - tập 1”. Cuốn sách đã phân
tích tình hình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân, giai đoạn 2006 -2010 qua đó đƣa ra những mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng
cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.
Hiện chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ
thống về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Do
vậy, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức, Thành
9


phố Hà Nội” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần đánh giá, phân tích

thực trạng xây dựng nông thôn mới, tìm ra những khó khăn, thuận lợi nhằm
định hƣớng và đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển nông thôn mới ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm nông thôn mới
- Nông thôn là địa bàn mà ở đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng, bao gồm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp) là ngành kinh tế chủ yếu. Nông nghiệp
có đặc điểm là phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên, năng suất, chất lƣợng và hiệu
quả thấp. Do những đặc điểm này, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
ngƣời dân nông thôn thấp kém hơn nhiều so với ngƣời dân ở thành thị. Điều
này không phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện
định hƣớng XHCN.
- Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc
xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; kinh tế phát triển toàn diện,
bền vững; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không ngừng
đƣợc nâng cao; giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo
vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh
chính trị và trật tự xã hội []
1.2.1.2 Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới với nội hàm nhƣ trên khó hình thành tự phát, mà chỉ
hình thành thông qua nỗ lực chủ quan của các chủ thể quản lý, của con ngƣời,
tức là thông qua quá trình tổ chức, xây dựng. Trong điều kiện các nƣớc đi sau,
xây dựng nông thôn mới là quá trình các chủ thể quản lý vận dụng các quy
luật khách quan, phát huy năng động chủ quan làm nông thôn biến đổi, có kết
10



cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo
quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô
thị, kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao;. giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị được
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
1.2.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới

Để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho ngƣời dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới cần thực hiện
những nội dung sau:
1.2.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới trƣớc hết phải dựa vào những điều kiện và các
nguồn lực sẵn có của địa phƣơng về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Để khai thác,
sử dụng các nguồn lực hiệu quả, thực hiện các mục tiêu phát triển nông thôn,
trƣớc hết phải quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bao gồm các hoạt động:
Thứ nhất, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới không thể chỉ xuất
phát từ mong muốn, ý chí chủ quan của con ngƣời, mà phải xuất phát từ hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của địa phƣơng, trƣớc hết là các điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội. Do đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải xác định đƣợc
những tiềm năng có thể khai thác, sử dụng; những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ở nông thôn, trƣớc hết phải xác định các tiềm năng về đất đai và quy
hoạch sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ; cho xây dựng khu dân cƣ. Đồng thời, để xây dựng
nông thôn mới còn phải xác định các tiềm năng về con ngƣời; tiềm năng về
vốn, về khoa học - công nghệ… Đây là những nguồn lực trực tiếp ảnh hƣởng
đến xây dựng nông thôn mới.
11



Thứ hai, xác định các mục tiêu cần đạt được. Trên cơ sở xác định các tiềm
năng, lợi thế và bất lợi thế của địa phƣơng, cần phải xác định mục tiêu cần đạt
đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định. Việc xác định các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội càng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phƣơng, càng có khả năng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Xây dựng nông thôn
mới có thể phải đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu nhƣng mục tiêu quan trọng nhất
là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nông thôn.
Thứ ba, xây dựng các giải pháp thực hiện các mục tiêu. Trong điều kiện
Việt Nam hiện nay, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân
nông thôn cần phải thực hiện các giải pháp sau:
*Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn. Do đó, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011 – 2020 coi hoạt động này là nội dung thứ hai trong xây dựng nông
thôn mới.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn bao gồm các hoạt
động chủ yếu là:
- Hoàn thiện đƣờng giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Đây là điều kiện cần thiết để mở rộng giao
lƣu giữa các xã với nhau và với các địa phƣơng khác.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đây là điều kiện tiên quyết để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho ngƣời dân.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn xã. Những công trình này trực tiếp cung ứng các
dịch vụ văn hóa, nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân nông thôn.
12



- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế
trên địa bàn xã. Những công trình này trực tiếp góp phần chăm sóc sức khỏe,
khám chữa bệnh cho ngƣời dân.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn xã. Những công trình không chỉ góp phần nâng cao tri thức cho
ngƣời dân, mà còn góp phần phát triển nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời.
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đây là điều kiện cần
thiết cho hoạt động của cơ quan công quyền cấp cơ sở.
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Hệ thống này phục
vụ cho tƣới tiêu cho cây trồng. Đối với nông nghiệp, nông thôn, đây là kết cấu
hạ tầng không thể thiếu để phát triển.
*Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập, đời sống cho ngƣời dân. Nội dung này bao gồm những hoạt động chủ
yếu sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cƣờng công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngƣ nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phƣơng châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phƣơng.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đƣa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.

13



*Giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Để phát triển bền vững, các quốc
gia đều phải giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đối với Việt Nam, nội
dung này càng quan trọng do định hƣớng XHCN quy định. Giảm nghèo và
đảm bảo an sinh xã hội bao gồm các hoạt động:
- Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững
cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Tiếp tục triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
- Thực hiện các chƣơng trình an sinh xã hội.
*Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn. Kinh tế thị trƣờng dựa trên đa dạng hóa các hình thức sở hữu và tổ chức
sản xuất kinh doanh. Để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của
ngƣời dân nông thôn, việc tìm tòi, phát triển các hình thức sản xuất, kinh
doanh hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng và đƣợc coi là một nội dung xây
dựng nông thôn mới. Thực hiện nội dung này bao gồm các hoạt động:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại
hình kinh tế ở nông thôn.
*Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn. Phát triển giáo dục - đào tạo vừa
nhằm phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, vừa nâng cao dân trí, phát
triển con ngƣời. Do những khó khăn về nhận thức, về khả năng tài chính,
ngƣời dân nông thôn không dễ dàng đầu tƣ cho lĩnh vực này. Vì vậy, chính
quyền các cấp có vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục - đào tạo. Những
hoạt động giáo dục - đào tạo quan trọng cần thực hiện là:
- Phát triển giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi
xã. Phấn đấu các trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục –
14



Đào tạo. Ở vùng đồng bằng, phải tạo điều kiện cho 100% trẻ em trong độ tuổi
đƣợc đến trƣờng.
- Phát triển trung học phổ thông theo phạm vi liên xã. Ở vùng đồng
bằng phấn đấu phổ cập giáo dục phổ thông trung học.
- Phát triển giáo dục dạy nghề cho nông dân, đặc biệt là thanh niên
nông thôn, tạo điều kiện cho ngƣời dân tự tạo việc làm, phát triển nông
nghiệp theo hƣớng xanh, sạch và bền vững.
* Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn. Chăm sóc sức khỏe cư
dân nông thôn không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, mà
còn nhằm phát triển con người. Trong xã hội hiện đại, phát triển y tế, chăm
sóc sức khỏe cho người dân là yêu cầu tất yếu. Mức thu nhập, mức sống càng
cao, nhu cầu cầu dịch vụ y tế cũng càng cao.
Ở khu vực nông thôn đồng bằng, phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời dân cần tập trung vào những lĩnh vực sau:
- Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngƣời dân.
- Phòng, chống dịch bệnh.
* Xây dựng đời sống văn hóa mới cho cư dân nông thôn. Nâng cao đời sống
tinh thần cho người dân nông thôn là yêu cầu khách quan. Để thực hiện mục
tiêu này, cần phải xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn với những nội dung
chủ yếu sau:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa: nhà văn hóa xã, thôn, bƣu điện và
điểm internet.
- Bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng chống các tệ nạn xã
hội…
- Xây dựng nếp sống văn hóa mới ở nông thôn: xây dựng gia đình, thôn,
xã văn hóa mới; đƣa các giá trị văn hóa về với ngƣời dân nông thôn; ngƣời

15



×