Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tranh chấp thương mại giữa hòa kỳ và trung quốc từ khi trung quốc gia nhập WTO đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 217 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_______________

Phan Thuỳ Linh

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_______________

Phan Thuỳ Linh

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Chu Đức Dũng


2. TS. Hoàng Thế Anh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân
tôi. Các số liệu sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả Luận
án chưa từng được ai công bố trong các công trình nào.
Tác giả Luận án

Phan Thùy Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

DOC

Department of Commerce

Bộ thương mại Hoa Kỳ

DS

Dispute Settlement


Số vụ tranh chấp

DSB

Dispute Settlement Body

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

DSU

Dispute Settlement

Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục

Understanding

điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của
WTO

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

EU

European Union


Liên minh châu Âu

GATT General Agreement on Tariffs

Hiệp định chung về thuế quan và thương

and Trade

mại

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN

Most-Favoured Nation

Tối huệ quốc

S&D

Special and Differential

Đối xử đặc biệt và phân biệt

Treatment
SPS


Sanitary and Phytosanitary

Các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thựcvật

Measures
TRIPs Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights
USTR United State Trade
Representative

Các lĩnh vực về quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại
Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 6
1.1. Về tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO .............................. 6
1.2. Về nguyên nhân tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ
khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ..................................................... 11
1.3. Về thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ
khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ..................................................... 13
1.4. Về biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ....................................... 18
1.5. Đánh giá chung và tình hình nghiên cứu .............................................. 21
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 23
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TRANH

CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC ..................... 23
TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY ............................... 23
2.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ....................................................................... 23
2.1.1. Khái quát một số lý thuyết về thương mại quốc tế ........................ 23
2.1.2. Các khái niệm liên quan đến thương mại quốc tế và tranh chấp
thương mại quốc tế ................................................................................... 25
2.1.3. Tổng quan về tranh chấp thương mại trong WTO ......................... 33
2.1.4. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO 35
2.1.5. Các hình thức cam kết thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
trong khuôn khổ WTO ............................................................................. 47
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO ... 51
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 59
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ......................................... 59
GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC ............................................................ 59
TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY ............................... 59
3.1. Quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc
gia nhập WTO đến nay ................................................................................ 59


3.1.1. Khái quát về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ
khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay .................................................. 59
3.1.2. Những vấn đề tồn tại ...................................................................... 68
3.2. Thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi
Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ........................................................... 71
3.2.1. Tình hình chung ............................................................................. 71
3.2.2. Các khiếu nại từ phía Hoa Kỳ ........................................................ 75
3.2.3. Các khiếu nại từ phía Trung Quốc ................................................. 85
3.3. Những nguyên nhân tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ....................................... 91

3.3.1. Nguyên nhân chính trị .................................................................... 91
3.3.2. Nguyên nhân kinh tế ...................................................................... 92
3.4. Một số nhận xét về tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ............................................... 108
Chương 4 ....................................................................................................... 113
TÁC ĐỘNG CỦA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ................................... 113
GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................................... 113
4.1. Tác động của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ
khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, Trung
Quốc ........................................................................................................... 113
4.1.1. Vị trí của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ...... 113
4.1.2. Những tác động chung đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và
các nước khác ......................................................................................... 115
4.1.3. Những tác động riêng của tranh chấp thương mại đối với nền kinh
tế Hoa Kỳ và nền kinh tế Trung Quốc ................................................... 117
4.2. Dự báo tình hình tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
trong khuôn khổ WTO thời gian tới .......................................................... 120
4.3. Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc trong khuôn khổ WTO trong thời gian tới ....................................... 124
4.3.1. Xu hướng chung ........................................................................... 124
4.3.2.Về phía Hoa Kỳ ............................................................................. 126
4.3.3. Về phía Trung Quốc ..................................................................... 127


4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tham gia giải quyết tranh
chấp thương mại trong khuôn khổ WTO ................................................... 128
4.4.1. Tác động đến Việt Nam của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay ....................... 128
4.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tham gia giải quyết

tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO ...................................... 139
KẾT LUẬN ................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 145
PHỤ LỤC …………………………………………………………………157


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Thương mại hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

60

Bảng 3.2. 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ sang Trung

64

Quốc
Bảng 3.3. 10 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ từ Trung

66

Quốc
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng và liệt kê các vụ tranh chấp thương mại

74

giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến
nay
Bảng 3.5. Các vụ tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc


76

từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
Bảng 3.6. Các vụ tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn
khổ WTO
Hình 2.2. Các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng thủ tục
tham vấn trong khuôn khổ WTO
Hình 2.3. Sơ đồ Quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO

38

Hình 2.4. Các vụ tranh chấp thương mại được đưa ra giải quyết trong
khuôn khổ WTO (2001 – 2016)
Hình 2.5.Các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến các lĩnh vực
trong khuôn khổ WTO
Hình 2.6. Tổng hợp các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến Hoa
Kỳ và các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến Trung Quốc trong
khuôn khổ WTO
Hình 3.1. 10 thị trường tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của
Hoa Kỳ từ năm 2016
Hình 3.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ
sang thị trường của các đối tác hàng đầu giai đoạn 2005 - 2015

Hình 3.3. 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang Hoa Kỳ
năm 2016
Hình 3.4. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2016

52

Hình 3.5. Các hình thức tranh chấp thương mại phổ biến giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
Hình 3.6. Tỷ giá đồng NDT/USD giai đoạn 2001 - 2015

75

Hình 3.7. Số vụ thắng và bên thắng kiện trong các tranh chấp thương
mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO
đến nay
Hình 4.1. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030

100

Hình 4.2. Số vụ tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
và tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ khi Trung
Quốc gia nhập WTO đến nay

131

41
46

53
54


62
63
65
67

96

121


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp thương mại là một vấn đề tương đối phổ biến trong thương
mại quốc tế. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
nay, tranh chấp thương mại giữa các quốc gia ngày càng có xu hướng gia tăng
khi mỗi quốc gia đều theo đuổi những lợi ích kinh tế của mình. Trong rất
nhiều tranh chấp thương mại, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc được xem là điển hình và có thể tham khảo dưới nhiều khía cạnh.
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), quan hệ thương mại
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng mở rộng và phát triển. Hoa Kỳ trở
thành nhà xuất khẩu quan trọng vào thị trường Trung Quốc và Trung Quốc
cũng từng bước trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu sang thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh việc tích cực tăng cường trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế
song phương thì những tranh chấp thương mại ngày càng nảy sinh nhiều hơn.
Những tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những mâu thuẫn tất yếu trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự khác biệt về phương thức phát triển
kinh tế của mỗi nước. Trung Quốc là một thành viên mới của WTO và là một
nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, do đó Hoa Kỳ và một số quốc gia phát

triển khác cho rằng quốc gia này còn chưa tuân thủ nghiêm túc tất cả các
nghĩa vụ và quy định của WTO. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng, để hạn chế
thâm hụt thương mại, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách
hỗ trợ sản xuất công nghiệp trong nước, và một số biện pháp của Hoa Kỳ là
thiếu công bằng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Chính những bất đồng
về quan điểm trong quá trình phát triển kinh tế của hai nước đã khiến cho các
tranh chấp thương mại diễn ra càng thường xuyên.

1


Tương tự với Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế chuyển
đổi, trao đổi thương mại với các nước ngày càng mở rộng, dẫn đến những
tranh chấp thương mại với các nước có xu hướng ngày càng tăng. Có thể thấy,
trong quá trình hội nhập kinh tế và từ khi gia nhập WTO (năm 2007), Việt
Nam đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các quy định của
WTO trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, do đó việc học hỏi kinh nghiệm từ
các quốc gia khác, đặc biệt là các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc để
ngày càng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại là
hoàn toàn phù hợp vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Tranh chấp thương mại giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay” để nghiên
cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng và bản chất tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay để từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với
các thành viên WTO đặc biệt là đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ
nội dung sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO: Quy trình giải quyết tranh chấp thương
mại; Cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại.
- Phân tích thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc và các biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên.
- Làm rõ nguyên nhân của tranh chấp thương mại chủ yếu giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.

2


- Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
giải quyết tranh chấp thương mại với các nước khác trong khuôn khổ WTO,
đặc biệt với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay (2001-2017).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt nội dung, Luận án nghiên cứu những quy định về giải quyết
tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO (trong đó nội dung trọng tâm
là tranh chấp thương mại hàng hóa) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi
Trung Quốc gia nhập WTO và tác động của tranh chấp thương mại giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc.
+ Về thời gian và không gian, đề tài sẽ đề cập tới các quy định giải
quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, tranh chấp thương mại
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
(năm 2001 - 2017).

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
+ Căn cứ vào đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sử
dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để thu thập thông tin, tìm hiểu khái quát về tranh chấp thương mại của WTO
cũng như tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung
Quốc gia nhập WTO đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:

3


+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án tổng hợp các vụ tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO cũng như tranh chấp thương mại song
phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó chỉ rõ tác động của việc tranh
chấp thương mại giữa hai nước đối với nền kinh tế hai nước cũng như đối với
Việt Nam.
+ Phương pháp kế thừa: Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu của
các công trình nghiên cứu trước đó, bổ sung và làm rõ hơn các vấn đề nghiên
cứu liên quan đến tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Luận án chọn nghiên
cứu thực tiễn tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vụ cụ
thể trong tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ
WTO.
+ Phương pháp dự báo: được sử dụng để dự báo tranh chấp thương mại
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại
và giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO. Bổ sung và hệ
thống hóa những vấn đề liên quan đến việc tranh chấp thương mại giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO.
Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích những vấn đề tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến
nay, làm rõ nguyên nhân và quá trình giải quyết tranh chấp, luận án rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại với các nước. Do đó, luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ quan
hoạch định và thực thi chính sách thương mại của Việt Nam, các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các cơ quan thương mại có liên quan.
4


6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ WTO và thực tiễn tranh chấp thương mại đối với các
quốc gia thành viên WTO.
- Luận án đã phân tích được những quan điểm chính sách thương mại
của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, thông
qua đó trình bày rõ nguyên nhân gây ra tranh chấp thương mại chủ yếu gần
đây giữa hai nước và biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai
nước.
- Luận án phân tích tác động của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng như đối với
Việt Nam.
- Thông qua việc phân tích nguyên nhân và biện pháp giải quyết tranh
chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Luận án rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với

các nước khác, đặc biệt với Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ của
WTO.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu của Luận án bao gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tranh chấp
thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO
đến nay
Chương 3: Thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
Chương 4: Tác động của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc trong khuôn khổ WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiện nay tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO nói chung và
tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nói riêng đã thu hút được
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Cụ
thể, các công trình nghiên cứu đó có thể phân chia thành các chủ đề sau:
1.1. Về tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO
Cuốn sách “The history and future of the world trade organization”
(Lịch sử và tương lai của Tổ chức thương mại thế giới) của Craig
VanGrasstek (2013) đã giới thiệu một cách chi tiết về quá trình hình thành và
phát triển Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đáng chú ý, chương 7, phần
III của cuốn sách đã giới thiệu về Tranh chấp thương mại trong khuôn khổ
WTO. Thông qua đó, cuốn sách đã trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO từ khi tổ chức này được thành lập. Ngoài

ra, cuốn sách còn đề cập đến những ích lợi của cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO cũng như thách thức mà các nước thành
viên WTO sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Cuốn sách “A handbook on the WTO Dispute Settlement System” (Sổ tay
về Hệ thống Giải quyết tranh chấp của WTO) của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) được tái bản năm 2007. Đây là cuốn sách hướng dẫn, giới thiệu
tổng quát về hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ
WTO. Đáng chú ý, cuốn sách này còn giới thiệu và đề cập đến các yếu tố của
quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, từ việc khởi kiện tranh chấp
thương mại đến việc thực hiện các quyết định phán quyết của WTO đối với
các vụ tranh chấp thương mại được khởi kiện ra WTO.
“Inter-Governmental trade dispute settlement: Multilateral and Regional
approaches” (Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các chính phủ: Cách tiếp

6


cận song phương và khu vực) của Julio Lacarte and Jaime Granados, Nhà
xuất bản Cameron May, được tái bản năm 2006. Cuốn sách gồm 4 chương đề
cập đến nhiều bài viết của các tác giả khác nhau về tranh chấp thương mại
quốc tế. Trong số đó, có các ý kiến, quan niệm, phương pháp và cách tiếp cận
của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp
thương mại. Cuốn sách này hướng người đọc đến giải quyết tranh chấp
thương mại thông qua đàm phán song phương cấp cao giữa các chính phủ.
Một cuốn sách nữa là “International Dispute Settlement” (Giải quyết
tranh chấp quốc tế) xuất bản lần thứ tư của tác giả J.G. Merrills (2005), Nhà
xuất bản Đại học Cambridge, bao gồm 12 chương. Trong đó, chương 9 đề cập
đến tranh chấp thương mại quốc tế. Thông qua đó, cuốn sách đã trình bày một
cách tổng quan về tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO. Đồng thời,
cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề cơ bản và lâu dài của quá trình giải

quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Qua đó, chúng ta có thể thấy được quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại là sự kết hợp giữa luật pháp, thương
mại và quá trình toàn cầu hóa liên quan đến nhiều xu hướng và lĩnh vực khác
nhau.
Cuốn sách “Key Issues in WTO Dispute Settlement: The First Ten
Years” (Những vấn đề cơ bản trong Hệ thống Giải quyết tranh chấp của
WTO: 10 năm đầu tiên) của Rufus Yerxa and Bruce Wilson (2005), Nhà xuất
bản Tổ chức Thương mại Thế giới, gồm 4 phần 22 chương, đã xem xét các
khía cạnh khác nhau đối với hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ WTO mười năm đầu tiên. Đáng chú ý, cuốn sách
đã nêu lên các khía cạnh khác nhau về các vấn đề và tình huống mà các nước
thành viên WTO đã xử lý trong thực tế với đại diện của WTO, luật sư tham
gia khởi kiện và thành viên của Ban thư ký WTO. Thông qua đó, người đọc
có thể năm bắt được hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO

7


hoạt động như thế nào trên cơ sở từng vụ việc. Ngoài ra, cuốn sách này còn
đề cập đến những đóng góp của các chuyên gia trong Ban thư ký WTO và các
luật sư tham gia khởi kiện. Vì thế, cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một
cách chi tiết về cơ chế vận hành của WTO trong thực tế và những bài học
kinh nghiệm hữu ích trong thập kỷ đầu tiên có thể áp dụng giúp hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO thành công hơn nữa trong những năm tới.
Cuốn sách “National Treatment and WTO Dispute Settlement:
Adjudicating the Boundaries of Regulatory Autonomy” (Đối xử quốc gia và
Giải quyết tranh chấp trong WTO: Đánh giá những giới hạn của quyền tự chủ
về điều tiết) của tác giả Gaetan Verhoosel, Nhà xuất bản Hart Publising năm
2002, gồm 5 chương đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về WTO,
cơ chế hoạt động của tổ chức này và những đặc điểm tranh chấp thương mại

trong khuôn khổ WTO. Ngoài ra, cuốn sách này đã trình bày tập hợp trong
một khung phân tích tổng hợp các số liệu thống kê của WTO. Đáng chú ý,
cuốn sách này còn phân tích việc xác định một sự cân bằng hơn giữa các quy
định của WTO và các nghĩa vụ đối xử quốc gia trong GATT và GATS. Từ
đó, cuốn sách đã rút ra lập luận thuyết phục từ lý thuyết về mặt pháp luật,
logic và kinh tế.
Cuốn sách “The GATT/WTO Dispute Settlement System, International
Law, International Organizations and Dispute Settlement” (Hệ thống Giải
quyết tranh chấp của GATT/ WTO, Luật quốc tế, các tổ chức quốc tế và giải
quyết tranh chấp) của tác giả Ernst – Ulrich Petersmann (1997), Nhà xuất bản
Martinus Nịjhoff, gồm 6 chương, giới thiệu các quy tắc, thủ tục và các vấn đề
giải quyết tranh chấp thương mại trong GATT và WTO. Thực tế cho thấy hệ
thống giải quyết tranh chấp của GATT và WTO đã và đang trở thành cơ chế
quốc tế được sử dụng nhiều nhất để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ.
Trong 18 tháng đầu tiên từ khi Hiệp đinh thành lập WTO có hiệu lực ngày

8


1/1/1995, đã có hơn 50 nước viện dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp mới của
WTO. Điều đó cho thấy việc mở rộng quy định của WTO, đặc biệt là hệ
thống giải quyết tranh chấp thương mại của WTO sẽ được áp dụng nhiều hơn
trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề thương mại giữa các
nước thành viên. Ngoài ra, cuốn sách còn đi sâu vào phân tích hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT và WTO, đặc biệt là các thủ tục giải quyết tranh
chấp liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Cuốn sách “International Trade Law and the GATT/WTO Dispute
Settlement System” (Luật thương mại quốc tế và Hệ thống giải quyết tranh
chấp của GATT/WTO) của tác giả Ernst – Ulrich Petersmann (1997), Nhà

xuất bản Kluwer Law Internatinal, gồm 3 phần với 20 chương đề cập đến
Luật thương mại quốc tế và hệ thống tranh chấp thương mại trong
GATT/WTO. Cuốn sách là kết quả hợp tác của Hiệp hội Luật quốc tế nhằm
thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của GATT/WTO. Đó là các hệ thống giải quyết
tranh chấp, nghiên cứu so sánh luật pháp quốc tế và khu vực trong thực tiễn
giải quyết tranh chấp thương mại. Phần I của cuốn sách giới thiệu các nguyên
tắc cơ bản, thủ tục và quá trình hình thành phát triển của hệ thống giải quyết
tranh chấp trong GATT/WTO. Đáng chú ý, cuốn sách còn phân tích kinh
nghiệm thực tiễn trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO như: thực
tiễn giải quyết tranh chấp thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp thương
mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Phần II là thủ tục và thực tiễn của quá
trình giải quyết tranh chấp trong GATT/WTO về các lĩnh vực cụ thể như:
chống bán phá giá, thương mại liên quan đến nông nghiệp và dệt may, các
hiệp định về đấu thầu. Phần III nêu lên các thủ tục giải quyết các tranh chấp
thương mại quốc tế và các hiệp định thương mại khu vực và mối quan hệ giữa

9


các hiệp định thương mại với các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
thương mại trong GATT/ WTO.
Một cuốn sách khác là trong cuốn “Developing Countries, Dispute
Settlement, and the Advisory Centre on WTO Law” (Các quốc gia đang phát
triển, Giải quyết tranh chấp và Trung tâm tư vấn về Luật của WTO) của Chad
P. Bown và Rachel McCulloch (2012) đã giới thiệu về Tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ của WTO, sự tham gia của các nước đang phát triển và
sự tư vấn về luật của WTO đối với các nước đang phát triển. Cuốn sách tiếp
cận dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau của các thành viên WTO đặc biệt
là đối với các nước đang phát triển, sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp
của WTO để tiếp cận thị trường với các nước một cách minh bạch, bình đẳng

thông qua các cuộc đàm phán đa phương. Các nước đang phát triển có thể sử
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại (DSU) của WTO khi tiếp cận
với các thị trường nước ngoài như chống bán phá giá, thuế đối kháng, và biện
pháp tự vệ.
Bên cạnh đó, còn có một số giáo trình đã được soạn thảo để cung cấp
các thông tin cần thiết về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, cụ thể
như sau: Giáo trình “Luật Thương mại quốc tế” do Trần Văn Nam làm chủ
biên, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân xuất (2013). Trong đó, chương 5 viết về
“Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO”. Giáo trình “Pháp luật thương
mại Quốc tế” của Nguyễn Thị Mơ, Nhà xuất bản Lao động (2011), trong đó
chương 5 đề cập đến “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Theo tác giả
nét đặc thù riêng có trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được thể
hiện ở sự hình thành, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, thủ tục, quy trình, bộ
máy giải quyết tranh chấp, biện pháp bảo đảm thi hành phán quyết của cơ
quan giải quyết tranh chấp. Giáo trình “Tổ chức thương mại thế giới (WTO –
OMC)” của Nguyễn Anh Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội

10


(2008), đã cung cấp những thông tin về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
như: cơ cấu tổ chức, mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO.
Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp người đọc tìm hiểu về Tổ chức Thương
mại Thế giới, cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới và thủ tục
giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO.
1.2. Về nguyên nhân tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
Bài viết đáng chú ý là “US – China trade dispute: rising tide, rising
stakes” (Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc: nước lên, thuyền lên)
của tác giả Gary C. Hufbauer, Yee Wong và Ketki Sheth (2006), đăng trên

Tạp chí Phân tích chính sách trong kinh tế quốc tế (Policy Analyses in
International Economics), Viện Kinh tế Quốc tế Washington D.C. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã nêu lên sự mất cân bằng trong thương mại của
Hoa Kỳ với Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Đáng chú ý, các tác giả còn đề
cập đến sự bất đồng trong thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc trong thời gian gần đây. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu lên các vụ tranh
chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các lĩnh vực dệt may,
chống bán phá giá đối với các thiết bị điện tử và việc tranh cãi về vấn đề tỷ
giá đồng NDT của Trung Quốc.
Một nghiên cứu nữa là cuốn sách “The US-China Trade Dispute: Facts,
Figures and Myths” (Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc: Thực tế,
số liệu và những đồn đoán) của Imad Moosa (2012), Nhà xuất bản Edward
Elgar Publishing, đã phân tích chi tiết về những bất đồng trong thương mại
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây
thiệt hại cho nền kinh tế của họ, thì Trung Quốc lại tuyên bố chính sách của
họ là hợp pháp và cho rằng Hoa Kỳ không có quyền áp đặt các chính sách
kinh tế của họ đối với Trung Quốc. Đáng chú ý, tác giả đã phân tích nguyên

11


nhân gây tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại
song phương giữa hai nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt
thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc là việc định giá đồng NDT của
Trung Quốc thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. Điều đó làm cho hàng hóa
của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ rẻ hơn so với hàng hóa của Hoa Kỳ
và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn
ngập trên thị trường Hoa Kỳ và gây ra tình trạng mất việc làm đối với nhiều
lao động của Hoa Kỳ.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Tiến Hoàng (2012) bảo vệ tại Đại

học Ngoại Thương, “Giải quyết tranh chấp trong Tổ chức thương mại thế
giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu tình hình
giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO thời gian qua. Trong đó, tác
giả cho rằng WTO đã xây dựng và hình thành một hệ thống các quy định về
giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và có tính chuyên nghiệp cao.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO và làm rõ những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Luận án đã
làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại và nguyên nhân làm phát sinh các tranh
chấp trong thương mại quốc tế nói chung và tranh chấp thương mại trong
khuôn khổ của WTO nói riêng cũng như phân tích và đánh giá thực tiễn giải
quyết tranh chấp thương mại của WTO. Đáng chú ý, Luận án đã đánh giá,
nhận xét về những quy định của WTO về hệ thống giải quyết tranh chấp
thương mại giữa các thành viên của WTO, trong đó có những quy định về ưu
tiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Năm 2013, Luận án đã
được xuất bản thành sách chuyên khảo với chủ đề “Việt Nam với việc giải
quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới”.

12


1.3. Về thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay
Nghiên cứu “Quan hệ thương mại, đầu tư Mỹ - Trung” – Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Viện của Trần Minh Nguyệt (2015), Viện Nghiên cứu Châu
Mỹ - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã trình bày tổng quan về quan hệ thương mại và đầu tư Hoa Kỳ - Trung
Quốc trong thời gian gần đây. Năm 1979, kim ngạch thương mại hai chiều
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 tỷ USD, nhưng đến năm 2012 thương mại
hàng hóa song phương giữa hai nước đã đạt 528 tỷ USD. Trung Quốc đã trở

thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hoa Kỳ (sau Canada), là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ (sau Canada và Mexico) và là thị trường
nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến tranh chấp
thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thực tế cho thấy tranh chấp thương
mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tồn tại trong nhiều năm qua và ngày càng
trở nên phức tạp. Từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hai nước thường
xuyên khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đáng chú ý,
nghiên cứu còn nêu lên nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc. Tuy nhiên, quan điểm của phía Hoa Kỳ và phía Trung Quốc về
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thương mại giữa hai bên là hoàn toàn khác
nhau. Phía Trung Quốc cho rằng, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, chính sách kiểm soát
xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Trung Quốc là nguyên nhân đầu tiên.
Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách kiểm soát xuất khẩu phân biệt đối xử với
Trung Quốc trong nhiều năm qua. Luật Quản lý xuất khẩu của Hoa Kỳ cấm
xuất khẩu công nghệ hạt nhân và công nghệ tên lửa và các sản phẩm công
nghệ cao sang Trung Quốc. Luật này rõ ràng là bảo vệ an ninh quốc gia của
Hoa Kỳ, làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước trở nên không

13


tương xứng, dẫn đến thâm hụt thương mại tăng lên. Đó chính là nguyên nhân
sâu xa của các tranh chấp thương mại giữa hai nước. Thứ hai, thống kê về
tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự khác biệt do kỹ
thuật và cách tính khác nhau. Sự mất cân bằng trong thương mại giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc là do số liệu thống kê khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Thứ ba, khủng hoảng tài chính toàn cầu là một trong những nguyên nhân gây
nên tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Hoa
Kỳ cho rằng, kế hoạch thúc đẩy sáng tạo nội địa của Trung Quốc, thực thi
quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và chính sách tiền tệ của Trung Quốc là

những nguyên nhân chính gây ra tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc trong thời gian qua. Ngoài ra, tác giả còn phân tích các biện pháp
giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các biện pháp
trong khuôn khổ WTO như khiếu nại từ phía các bên liên quan và các biện
pháp ngoài khuôn khổ WTO như: chống bán phá giá, thuế đối kháng, các biện
pháp tự vệ của Hoa Kỳ và các biện pháp tự vệ của Trung Quốc.
Bài viết “Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong
thập kỷ đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Thị Kim Chi và Nguyễn Xuân Trung
(năm 2011) hay trong cuốn sách “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” do
Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn làm chủ biên đã phân tích, đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với
Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI bao gồm: thâm hụt thương mại
của Hoa Kỳ với Trung Quốc, vấn đề tỷ giá đồng NDT, thực thi bảo hộ sở hữu
trí tuệ và các cam kết của Trung Quốc trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc là
chủ nợ của Hoa Kỳ, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự vươn lên
mạnh mẽ của Trung Quốc những năm qua. Những nhân tố này đã góp phần
định hình chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc theo hướng
thúc đẩy đàm phán và hướng Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới,

14


sử dụng các hàng rào kỹ thuật hạn chế hàng hóa của Trung Quốc, tăng cường
hỗ trợ và đầu tư vào Trung Quốc để tiếp cận thị trường Trung Quốc, chống
bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc, gây sức ép buộc Trung Quốc nâng
giá đồng NDT và thực thi nghiêm túc pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Báo cáo “China – U.S. Trade Issues” (Các vấn đề thương mại Hoa Kỳ
- Trung Quốc) của Wayne M. Morrison (2015), Cơ quan Nghiên cứu Quốc
hội Hoa Kỳ đã khái quát kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong ba thập kỷ
qua. Thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng 295 lần từ 2 tỷ USD

năm 1979 lên 591 tỷ USD năm 2014. Hiện tại Trung Quốc là đối tác thương
mại lớn thứ 2 của Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ và là
nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ. Đáng chú ý, báo cáo còn đề cập đến
những bất đồng trong thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù mối
quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng mối
quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước ngày càng phức tạp và căng
thẳng. Thực tế cho thấy hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn phụ thuộc chặt
chẽ vào nhau. Trong khi Trung Quốc dựa vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ để thúc
đẩy tăng trưởng trong nước, thì Hoa Kỳ lại cần đến những khoản đầu tư của
Trung Quốc để tài trợ cho sự thâm hụt ngân sách khổng lồ của mình. Theo
quan điểm của Hoa Kỳ, những căng thẳng trong thương mại là do việc chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ của Trung Quốc. Trong khi Trung
Quốc đã và đang tự do hóa đáng kể các thể chế kinh tế và thương mại trong 3
thập kỷ qua, nhưng nước này vẫn duy trì (hoặc áp đặt) một số chính sách quản
lý nhà nước bóp méo luồng thương mại và đầu tư của nước này. Sự quan tâm
của Hoa Kỳ bao gồm: việc Trung Quốc sử dụng tình báo kinh tế chống lại các
công ty Hoa Kỳ; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém; chính sách đổi
mới có sự phân biệt đối xử; vấn đề thực thi nghĩa vụ của Trung Quốc trong
khuôn khổ WTO; việc sử dụng các chính sách công nghiệp để thúc đẩy và

15


bảo hộ các ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên (sự hỗ trợ tài chính
cho các doanh nghiệp nhà nước và các rào cản trong thương mại và đầu tư);
và những chính sách can thiệp để kiểm soát giá trị đồng NDT. Nhiều nhà lập
pháp của Hoa Kỳ cho rằng những chính sách như vậy có tác động tiêu cực
đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và góp phần gây nên tình trạng mất việc làm
trầm trọng ở Hoa Kỳ hiện nay. Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra một số quan
điểm làm thế nào để giải quyết tốt hơn tranh chấp thương mại với Trung Quốc

như: cần phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc (tăng cường
các vụ giải quyết tranh chấp đối với Trung Quốc trong WTO hoặc áp đặt cấm
vận thương mại đối với Trung Quốc nếu Trung Quốc không chú ý đến các
chính sách như đánh cắp bí quyết thương mại của các doanh nghiệp Hoa Kỳ
làm tổn hại đến lợi ích kinh tế Hoa Kỳ); tăng cường đàm phán thông qua đối
thoại song phương cấp cao như hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa
Kỳ và Chủ tịch Trung Quốc và đối thoại kinh tế và chiến lược Hoa Kỳ Trung Quốc, tìm kiếm đàm phán hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc
để yêu cầu Trung Quốc phải giảm đáng kể các rào cản thương mại và đầu tư;
tiếp tục gây sức ép để buộc Trung Quốc phải cải cách kinh tế toàn diện như
loại bỏ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và thực hiện các chính sách
thúc đẩy tiêu dùng nội địa sẽ có lợi cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bài nghiên cứu “U.S. – China Trade Relations – Litigation in the WTO
2001-2014” (Quan hệ Thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc – Kiện tụng trong
WTO giai đoạn 2001-2014) đánh giá các vụ kiện tụng của Hoa Kỳ và các vụ
kiện tụng nói chung của Hoa Kỳ với các nước trên thế giới và các vụ kiện
tụng của Trung Quốc với các nước, cũng như các vụ kiện tụng giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc trong giai đoạn từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO) đến
năm 2014. Nghiên cứu này cho rằng, Hoa Kỳ là một bên khá thường xuyên
trong các vụ kiện về thương mại của WTO, và theo thống kê, Hoa Kỳ đã

16


×