Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài luận Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.52 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUAN HỆ THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN
TRONG BỆNH VIỆN

HỌ VÀ TÊN: TRẦN VI ĐIỂN
MSSV:125272018
Tp. HCM, 08/2017
1


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng đã tặng cho chúng con một món quà ý nghĩa vê
quản lý và kinh tế trong y tế. Sau này, nó sẽ giúp cho con rất nhiêu trong công việc
chuyên môn và mối quan hệ môi trường làm việc. Khác với một bác sĩ đơn thuần, thầy
cho con thấy được những thăng trầm, kinh nghiệm quý báu trên cương vị một nguời quản
lý nghành y tế thành phố, chống dịch, mua sắm trang thiết bị… Thời gian không nhiêu
nhưng thầy đã cố gắng truyên đạt cho chúng con hăng say, nhiệt huyết và sắp xếp thầy cô
tài năng và kinh nghiệm trong nhiêu lĩnh vực giảng dạy module.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã chia sẻ những cái nhìn mới mẻ vê quản lý và
kinh tế y tế. Thầy đã cho em thấy được cách nhìn nhận một vấn đê trên những phương
diện khác nhau: nhân viên y tế, nhà kinh tế…Và sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy
trong module.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô đã dành thời gian đến giảng dạy và chia sẻ nhiêu


kinh nghiệm trong module. Bài giảng cho em thấy được thực tiễn hiện tại và những công
việc mà ngành y tế đang phải thực hiện.
Cảm ơn bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điêu kiện cho chúng em được tham gia module
nhiêu ý nghĩa này.

2


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục
Lời cảm ơn

Trang
i

Mục lục

ii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2


2.1/ Ảnh hưởng của bệnh tật đến người bệnh
2.1.1/ Khái niệm sức khỏe và bệnh tật

2

2.1.2/ Ảnh hưởng của bệnh đến bệnh nhân

2

2.1.3/ Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh

2

2.2/ Những nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc

3

2.3/ Quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân

4

2.3.1/ Quan hệ cống hiến- thụ hưởng

5

2.3.2/ Quan hệ Xin-cho

5

2.3.3/ Quan hệ đối tác- phối hợp


5

2.3.4/ Quan hệ mua- bán

6

2.4/ Quy định của nhà nước vê quan hệ của thầy thuốc và bệnh nhân
2.4.1/ Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
theo thông tư 07/2014.
6

2.4.2/ Quyên và nghĩa vụ của người bệnh theo luật khám- chửa bệnh số 40/2009/
QH12
7

2.5/ Tầm quan trọng của quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân

9

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

10
3


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


13

4.1/ Kết luận

13

4.2/ Kiến nghị

13

Tài liệu tham khảo

15

4


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề:
Khi đến bệnh viện, người bệnh luôn nhìn các thầy thuốc với con mắt kính trọng và nể
phục. Nhiêu yếu tố để tạo nên thái độ đó. Bước chân vào bệnh viện là vào nơi mà sự sống
và cái chết cách nhau chẳng bao xa, nỗi đau và hy vọng luôn đan xen, kiến thức y khoa là
thứ khá xa lạ với đa số người bệnh… đã tạo nên một mối quan hệ phụ thuộc của người
bệnh với các thầy thuốc. Mối quan hệ thay đổi tùy theo nên văn hóa và hoàn cảnh cụ thể.
Do đó, người thầy thuốc khi khám chữa bệnh họ đại diện cho ngành khoa học đặc biệt,
ngành khoa học nhân văn, bởi liên quan tới tính mạng và sức khỏe của con người.

Không thể biết rõ vê chuyên môn, nhưng người bệnh cần phải thấy họ được chăm sóc bởi
những người tài giỏi và cũng muốn được chia sẻ sự hiểu biết vê bệnh tật mà mình đang
mang và lo lắng vì nó, hướng điêu trị, tiên lượng vê kết quả trị bệnh. Song, ở các cơ sở y
tế hiện nay, nhất là công lập, điêu này là thứ xa xỉ. Tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ
tầng bệnh viện xuống cấp, thầy thuốc phải làm việc quá sức…, đã khiến không ít thầy
thuốc chỉ khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn như một cái máy.
Sự cần thiết:
Sự quá tải tại các bệnh viện đã cuốn hút mọi nguồn lực và tâm trí vào đó, các vấn đê phát
sinh khác thường chưa được quan tâm đến nơi đến chốn. Sự quá tải đã gây ra hệ lụy trên
nhiêu phương diện, bao gồm chất lượng chuyên môn và tinh thần phục vụ. Bên cạnh đó,
không ít y bác sĩ vẫn chưa sẵn sàng thay đổi để giao tiếp cho phù hợp, do vậy vẫn thường
xảy ra các xung đột.
Những tiêu cực, yếu kém nhiêu mặt của ngành y hiện tại và trong những năm gần đây đã
gây bất lợi cho nhân viên y tế. Sự cao quý của ngành y ngày càng giảm dần trong suy
nghĩ của bệnh nhân, thay vào đó là những ấn tượng không tốt vê nhân viên y tế, sự trân
trọng của bệnh nhân đối với y bác sĩ đã không còn nhiêu mà thường bắt gặp những ánh
mắt nghi ngờ. Niêm tin của cộng đồng đối với y bác sĩ ngày càng giảm sút, người dân có
tâm lý rất sợ mỗi khi phải đến bệnh viện và ngại tiếp xúc với nhân viên y tế.
Nếu có nhiêu thời gian khám cho mỗi người mà mình cần phải chăm sóc thì những lời nói
ân cần và cụ thể, ánh mắt chia sẻ và cảm thông, sẽ có thời gian để tư vấn, nâng cao kiến
thức y học cho bệnh nhân.
Mục tiêu và phạm vi của bài thu hoạch.
Nhằm cung cấp các kiến thức hiểu biết vê các sai sót chuyên môn, sự cố trong mối quan
hệ thầy thuốc và bệnh nhân, các nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế các sai sót
chuyên môn và sự cố tới mức thấp nhất có thể trong các cơ sở khám chữa bệnh.

5


Khoa Y ĐHQG Tp HCM

BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH TẬT ĐẾN NGƯỜI BỆNH
2.1.1. Khái niệm Sức Khỏe và Bệnh Tật
- Khái niệm sức khỏe của tổ chức Y tế Thế giới: "Sức khỏe là một trạng thái thoải mái
hoàn toàn vê thể chất, tâm thần và xã hội. Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật hoặc
tàn phế, mà là sự toàn vẹn vê cấu trúc và chức năng của các cơ quan và hệ thống con
người, là khả năng thích nghi cao nhất của cơ thể đối với điêu kiện bên trong và bên
ngoài".
- Bệnh tật là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiêu bộ phận cơ
thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người, làm cho con người khó chịu, đau
đớn. Có nhiêu bệnh tự qua khỏi nhưng có nhiêu bệnh nếu không cứu chữa đúng mức thì
bệnh càng phát triển dẫn đến những hậu quả tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và
cả đến tính mạng người bị bệnh.
2.1.2 Ảnh hưởng của bệnh đến bệnh nhân
- Bệnh ảnh hưởng đến tinh thần nhân cách bệnh nhân: Bất kỳ một bệnh gì dù nhẹ hay
nặng đêu cũng có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, các hiện tượng tâm lý bị ảnh
hưởng do đó người bệnh thường lo âu , buồn phiên , nhân cách bị thay đổi, thường thì vui
vẻ, dễ gần gũi nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính.. ,đến cầu cứu thầy thuốc trong trạng
thái không vui, yêu cầu đòi hỏi cao, thầy thuốc phải biết tâm lý bệnh nhân, khi bị bệnh thì
thần kinh ảnh hưởng sớm nhất và nặng nê nhất.
- Bệnh ảnh hưởng đến người xung quanh:Trước nhất là gia đình và người thân rất lo âu
cho bệnh tật và tính mạng người thân, bệnh nhân thì lo bệnh có thể lây cho người thân ,lo
ảnh hưởng kinh tế, sinh hoạt, hạnh phúc gia đình,.... Đối với xã hội có sự ảnh hưởng xã
hội, thương tiếc lo lắng cho một thành viên của xã hội.
2.1.3/Ảnh hưởng đến Tâm lý của người bệnh
Bệnh tật là một sự cố không ai muốn vì vậy khi có bệnh tật mọi người đêu có sự lo lắng
nhất định, mức độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh. Thông thường mối lo xoay
quanh các vấn đê:

+ Bệnh nặng hay nhẹ: Nếu bệnh nhẹ thì nổi lo tất nhiên ít, nếu bệnh nặng, ác tính, khả
năng tử vong cao, thì tất nhiên lo lắng nhiêu thậm chí tuyệt vọng.
+ Bệnh phải chữa lâu hay mau: Tâm lý của bệnh nhân khi mắc bệnh ai cũng muốn mau
lành, gặp trường hợp mau khỏi, tâm lý ít bị ảnh hưởng. Nếu lâu khỏi hay mãn tính thì ảnh
hưởng tâm lý không phải là nhỏ. Ngoài việc lo lắng bệnh có thể chuyển biến nặng hoặc ác
tính thì những trường hợp phải điêu trị lâu dài có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm, tốn
kém tiên bạc , đảo lộn mọi sinh hoạt của gia đình, mức sống gia đình giảm sút. Sự thay
đổi đó làm cho bệnh nhân suy nghĩ mình làm phiên gia đình và trở thành gánh nặng của

6


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

gia đình, đặc biệt khi người thân vô tình nói những điêu xúc phạm hoặc phàn nàn ca cẩm,
vì thế mọi biện pháp đêu tỏ ra bất lực.
+ Ai là người chạy chữa cho mình: Mối băn khoăn này khá phổ biến ở nhiêu người bệnh,
tất nhiên ở mức độ khác nhau, do muốn khỏi bệnh, muốn khỏi nhanh do vậy họ muốn
được thầy giỏi và thuốc tốt. Theo tâm lý chung họ mong muốn là được thầy thuốc vừa
giỏi, vừa tốt chăm sóc.
Do đó, một bệnh gì dù nhẹ hay nặng đêu cũng có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh,
các hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng do đó người bệnh thường lo âu , buồn phiên , nhân
cách bị thay đổi, thường thì vui vẻ, dễ gần gũi nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính.. ,đến
cầu cứu thầy thuốc trong trạng thái không vui, yêu cầu đòi hỏi cao, thầy thuốc phải biết
tâm lý bệnh nhân, và các yếu tố đã ảnh hưởng tâm lý của họ, phải biết cách giao tiếp trong
quá trình khám và chữa bệnh, đồng thời phải có phương pháp hiệu quả để tác động tốt
tâm lý người bệnh góp phần chữa bệnh một cách tối ưu.
Trừ trường hợp đặc biệt không mấy bệnh nhân muốn nằm viện, nằm viện đã là một sự
khổ tâm đối với người bệnh. Càng khổ tâm hơn khi bệnh viện không đủ sức đảm đương

mọi việc mà phải cần người nhà vào chăm sóc, tự lo việc ăn uống , tự lo chạy thuốc khi có
chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cảm thấy mình làm phiên lòng quá nhiêu người, nghĩ
ngợi không an tâm điêu trị, trong điêu kiện đó hiển nhiên là điêu trị ít kết quả và phần nào
trái với nguyên tắc điêu trị. Vì vậy tuy còn khó khăn nhưng phải phấn đấu để giảm mức
tối đa những băn khoăn lo lắng của người bệnh vê ăn uống, chăm sóc và chạy thuốc men.
Từ trước đến nay ta thiên vê giáo dục một chiêu, yêu cầu thầy thuốc , nhân viên phải phục
vụ bệnh nhân vô điêu kiện, nhưng ngược lại chưa làm cho bệnh nhân thấy được đầy đủ
hơn thái độ cần có của họ đối với thầy thuốc, nhân viên y tế vì lợi ích của chính bản thân
họ.Tuy vậy cũng cần hiểu rằng khi bị bệnh tính tình và tâm lý của nhiêu bệnh nhân thay
đổi và sau khi khỏi bệnh tâm lý trở lại bình thường và cũng có nhiêu người cảm thấy ân
hận vê thái độ của mình khi nằm viện. Vì vậy nhiêu thầy thuốc lâu năm trong nghê họ
thường tỏ ra thông cảm với hiện tượng trái tính trái nết của người bệnh và mọi suy nghĩ
hành động của họ đêu tập trung vào chữa chạy sao cho có hiệu quả nhất.
2.2 Những nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc:
+ Không làm điêu có hại (Non-maleficence) “ Trước hết, không làm điêu có hại”
(“Primum non nocere” “First, do no harm”)
Không gây hại cho người bệnh xuất hiện từ quan điểm có lợi cho người bệnh, áp đặt trách
nhiệm thầy thuốc không gây hại, gây ra hoặc cho phép tổn thương xảy ra cho bệnh nhân.
Tôn chỉ được biết nhiêu nhất “Trước hết, không làm điêu có hại” (“Primum non nocere”
“First, do no harm”) xuất phát từ nguyên tắc y đức này. Điêu này cũng bao hàm trách
nhiệm của thầy thuốc để duy trì khả năng khám chữa bệnh thông qua học tập, áp dụng,
tăng cường kiến thức y học, kỹ năng cũng như nhấn mạnh và cải tạo bất cứ hành vi nào
làm suy giảm khả năng của thầy thuốc trong thực hành, chẳng hạn như lạm dụng một
7


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

thuốc nào đó. Hơn nữa, thầy thuốc nên tránh bất cứ phân biệt trên cơ sở vê chủng tộc,

màu da, tôn giáo, nguồn gốc của quốc gia, quan điểm chính trị, tình trạng tài chính hoặc
bất cứ yếu tố nào khác, cũng như tránh bất cứ xung đột quyên lợi. Áp dụng nguyên tắc
này bao gồm cân bằng giữa lợi ích và tác hại, cả hai tác hại do cố ý và tác hại có thể được
tiên đoán có thể xảy ra mặc dù có ý tốt (ví dụ tác dụng phụ không mong muốn của thuốc
hoặc là biến chứng của phẫu thuật).
+ Làm điêu có lợi cho bệnh nhân (Beneficence)
Lợi ích cho người bệnh là trách nhiệm để tăng cường sức khỏe bằng cách giúp người
bệnh thực hiện quyết định chọn lựa xử trí bằng phẫu thuật hoặc nội khoa tốt nhất, theo
nghĩa đen nghĩa là làm tốt. Đó là trách nhiệm của thầy thuốc luôn luôn hành động theo lợi
ích của bệnh nhân. Trong việc cân bằng lợi ích với tính tự chủ của bệnh nhân, thầy thuốc
nên xác định mối bận tâm nhất của người bệnh một cách khách quan.
+Tôn trọng sự tự chủ (Autonomy):
Tôn trọng tính tự chủ của bệnh nhân cho biết rằng: quyên cơ bản của 1 cá nhân để giữ
quan điểm, chọn lựa, hành động dựa trên niêm tin của người bệnh, hoặc dựa trên giá trị
độc lập với các giá trị, niêm tin từ thầy thuốc, hệ thống y tế, xã hội cũng nhưng không bị
ảnh hưởng từ những chi phối kiểm soát bên ngoài và từ những hiểu biết hạn chế. Tôn
trọng tính tự chủ tạo ra cơ sở đạo đức vững chắc trong quá trình viết cam đoan trong đó
bệnh nhân, được cung cấp đầy đủ thông tin vê bệnh tật của cô ta và phương pháp điêu trị
hiện có, tự do chọn lựa điêu trị cụ thể hoặc không cần điêu trị. Cố gắng áp đảo quyên tự
do của bệnh nhân để thúc đẩy những gì mà thầy thuốc đã cảm nhận được xem là vấn đê
mà người bệnh quan tâm nhất, người bệnh gọi là thầy thuốc gia trưởng, do đó vi phạm
nguyên tắc độc lập của bệnh nhân. Độc lập không loại thầy thuốc ra khỏi việc khuyến cáo
phương pháp điêu trị dựa vào y học chứng cớ, dựa vào kinh nghiệm và đánh giá của thầy
thuốc, song song với việc hiểu biết 1 cách rõ ràng rằng, thầy thuốc không mong chờ hoặc
đòi hỏi bệnh nhân nghe theo khuyến cáo. Thay vào đó, điêu này có thể được xem như là
một yếu tố, là một phần của quá trình tạo quyết định của bệnh nhân.
+ Công minh (Justice)
Công minh là trách nhiệm của thầy thuốc để đáp lại bệnh nhân vê cái gì mà họ phải có.
Đây là phần phức tạp nhất, một phần bởi vì vai trò của thầy thuốc trong việc phân bố
nguồn nhân lực y tế hạn chế. Công minh là trách nhiệm thầy thuốc phải đối xử mọi người

một cách công bằng dù họ có khác hoặc giống theo tiêu chuẩn được chọn lựa nào đó. Mọi
bệnh nhân nên được điêu trị công bằng, trừ khi bằng chứng khoa học và lâm sàng chỉ ra
bệnh nhân nào phù hợp với phương pháp điêu trị cần quan tâm.
2.3 Quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân
Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là nhiêu mối quan hệ đan xen mà mục đích của
những mối quan hệ đó chính là sức khỏe của người bệnh, được liệt kê ra sau đây:
2.3.1 Quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng.
8


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Đây là quan hệ mà cả giai đoạn dài xây dựng nên y tế xã hội chủ nghĩa chúng ta đã cố
gắng thiết lập. Trong mối quan hệ này, thầy thuốc là người cống hiến toàn bộ còn bệnh
nhân là người thụ hưởng toàn bộ. Mô hình này có nguồn gốc xa xưa từ các bệnh viện,
dưỡng đường của các tu viện ở châu Âu thời xưa, trong đó các Thầy thuốc – Thầy tu cống
hiến tất cả cho bệnh nhân. Ngay cả thời nay vẫn còn những vĩ nhân sắn sàng hy sinh cả
cuộc đời mình vì sức khỏe của nhân dân: Alecxandre Yersin, Jess W. Lazear, Đặng Văn
Ngữ, vv.
Mô hình này đòi hỏi điêu kiện là người thầy thuốc phải chấp nhận hy sinh quyên lợi của
mình hoặc họ được Nhà nước đảm bảo cuộc sống toàn bộ. Việc nhà nước đảm bảo cuộc
sống toàn bộ cho các y bác sĩ là không khả thi hiện nay vì mức lương cơ bản nhà nước
quy định chỉ đảm bảo 60-65% đời sống tối thiểu, trong khi ở xã hội nào thì bác sĩ cũng
được coi là giới trí thức thượng lưu và xứng đáng được hưởng mức sống cao hơn so với
những người làm nghê lao động khác. Họ cũng có gia đình, con cái, cũng phải lo cái ăn,
cái mặc, phải đối mặt với các nhu cầu và áp lực kinh tế hàng ngày, tuy vậy trong từng
hoàn cảnh đặc biệt, họ cũng có thể thể hiện tinh thần cống hiến hy sinh cao cả không toan
tính đến quyên lợi cá nhân. Trong vụ dịch SARS ở Việt nam năm 2003, mọi người đêu
biết đến bác sĩ Carlo Ubani hy sinh thân mình trong vụ dịch, nhưng cũng ít người biết

rằng có hàng trăm nhân viên bệnh viện Việt pháp Hà nội, bệnh viện Nhiệt đới trung ương
mặc dù biết đối mặt trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm, tử vong nhưng cũng không ai chối
bỏ nhiệm vụ. Tuy vậy tinh thần hy sinh này có thể xuất hiện trong từng thời khắc, từng
con người chứ không thể đòi hỏi rộng rãi ở tất cả mọi người mọi lúc. Việc áp dụng cưỡng
bức mô hình quan hệ này một cách rộng rãi gây loại bỏ toàn bộ các động lực kinh tế trong
hoạt động của người thầy thuốc, tất yếu sẽ dẫn đến sự thoái hóa thành mối quan hệ xin –
cho
2.3.2 Quan hệ Xin – Cho
Biến tướng của quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng khi có áp đặt mệnh lệnh hành chính, khi
đó người thầy thuốc có vai trò ban phát, người bệnh đi xin ấn huệ ban phát này. Điêu này
khiến xã hội hình thành các nhóm lợi ích, biểu hiện rõ trong giai đoạn bao cấp, mối quan
hệ chủ cửa hàng thực phẩm, bác sĩ, người bệnh là dân đen. Bác sĩ được ưu ái thực
phẩm,chủ cửa hàng được ưu ái khám bệnh và chọn thuốc, còn dân đen phải quỵ lụy xin
xỏ thầy thuốc. Do đó, mặc dù tiêu chuẩn bao cấp của nhà nước ai cũng như ai nhưng nhìn
chung bác sĩ, y tá vẫn dễ sống. Quan hệ Xin – Cho sẽ bị xóa bỏ khi thị trường tự do và
sòng phẳng được hình thành.
2.3.3 Quan hệ Đối tác – Phối hợp
Là mối quan hệ trong đó mỗi bên đêu có quyên lợi của mình trong quá trình khám chữa
bệnh. Rất ít khi hình thành mối quan hệ này mà thường nó chỉ xuất khi bệnh nhân tham
gia vào một chương trình nghiên cứu của bác sĩ, trong đó người bệnh được ích lợi chữa
khỏi bệnh, thầy thuốc có lợi ích thu thập được thông tin cho nghiên cứu của mình. Hoặc
9


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

cũng có thể có những trường hợp người thầy thuốc trong giai đoạn nào đó cần nâng cao
uy tín, địa vị nghê nghiệp bằng những ca thành công vang dội nên tận tụy ngày đêm để
cứu chữa thành công bệnh nhân. Tuy nhiên, trong cuộc đời người thầy thuốc không chỉ

cần có uy tín tiếng tăm hay kết quả nghiên cứu cao siêu mà còn cần phải kiếm tiên để
sống và ngay cả để mua váy cho vợ, mua tã cho con nữa. thế nên mối quan hệ này dù khá
tốt nhưng cũng thể nhân rộng.
2.3.4 Quan hệ Mua – Bán.
Trong thời kinh tế thị trường, các quy luật của thị trường xâm nhập vào tất cả các mối
quan hệ xã hội. Ngành y tế cũng là một ngành dịch vụ nên khó có thể thoát ra khỏi các
quy luật này. Trong mối quan hệ này, bệnh nhân là người trả tiên dịch vụ, thầy thuốc là
người bán dịch vụ. Ở một thị trường minh bạch và ổn định người mua đóng vai trò là
“thượng đế” trả tiên nuôi sống người bán. Người bán xuất phát từ lợi ích kinh tế của
mình, cố gắng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc để thu hút khách hàng.
Mối quan hệ này đảm bảo sự bình đẳng giữa thầy thuốc trong vai trò người cung cấp dịch
vụ và bệnh nhân là người thụ hưởng dịch vụ.
Tuy nhiên, khi chấp nhận thị trường thì tất yếu phải chấp nhận mặt trái của nó. Điêu dễ
xảy ra nhất là sự rối loạn cân bằng cung cầu. Khi cung thấp, cầu cao thì sẽ dẫn đến sự
tăng giá trong ngắn hạn và sự dịch chuyển vốn, nhân lực vê phía ngành đó trong dài hạn
và ngược lại để đạt tới cân bằng cung cầu. Ngành Y là một ngành đòi hỏi nhân lực phải
được đào tạo rất lâu nên sự đáp ứng lâu dài rất chậm trong khi nhu cầu ngắn hạn lại thay
đổi rất nhanh chóng do biến động bệnh dịch, các thảm họa tai nạn. Khi nguồn cung giảm
hoặc nhu cầu tăng đột biến như trong các vụ dịch bệnh, tai nạn có thể dẫn đến xu thế tăng
giá dịch vụ và điêu đó có thể gây tổn thương nhóm dân cư nghèo. Những hành vi chộp
giật, lừa đảo sẽ có thể xuất hiện đòi hỏi các chính sách và chế tài quản lý xã hội phải đủ
mạnh và hiệu quả.
2.4/ Quy định của nhà nước về quan hệ của thầy thuốc và bệnh nhân
2.4.1/ Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
theo thông tư 07/2014.
1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điêu y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐBYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niêm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo
quy định;

10


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình
hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi
trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vê sử
dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần
thiết đối với người bệnh điêu trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
3. Những việc phải làm đối với người bệnh điêu trị nội trú:
a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy,
quy định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu
cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đê nghị, thắc mắc của người bệnh
hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh thực hiện chế độ điêu trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc
người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người
bệnh hoặc người đại diện của người bệnh vê tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật,
khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải
giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải
hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.

4. Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
a) Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những
điêu cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho
người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người
bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh có yêu cầu;
11


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy
định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi
người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
5. Những việc không được làm:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
b) Lạm dụng nghê nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
2.4.2/ Quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo luật khám- chửa bệnh số 40/2009/
QH12
Mục 1: QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH
Điêu 7. Quyên được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điêu kiện thực tế
1. Được tư vấn, giải thích vê tình trạng sức khỏe, phương pháp điêu trị và dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điêu trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định
chuyên môn kỹ thuật.
Điêu 8. Quyên được tôn trọng bí mật riêng tư

1. Được giữ bí mật thông tin vê tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh
án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điêu này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý
hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc,
điêu trị người bệnh giữa những người hành nghê trong nhóm trực tiếp điêu trị cho người
bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Điêu 9. Quyên được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 Điêu 66 của Luật này.
2. Được tôn trọng vê tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
2. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Điêu 10. Quyên được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ vê tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có
thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điêu trị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học vê khám bệnh, chữa bệnh.
3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyên, nghĩa vụ của mình trong
khám bệnh, chữa bệnh.
Điêu 11. Quyên được cung cấp thông tin vê hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa
bệnh
12


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

1. Được cung cấp thông tin tóm tắt vê hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin vê giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết vê các
khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điêu 12. Quyên được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điêu trị
nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản vê việc từ chối của mình, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điêu 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điêu trị nhưng phải cam
kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản vê việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với
quy định của người hành nghê, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điêu 66 của Luật này.
Điêu 13. Quyên của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành
vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân
sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa
bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt
người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Mục 2.
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH
Điêu 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghê
Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng
của người hành nghê và nhân viên y tế khác.
Điêu 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy
đủ với người hành nghê và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điêu trị của người hành nghê, trừ trường hợp quy định
tại Điêu 12 của Luật này.
3. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, quy định của pháp luật vê khám bệnh, chữa bệnh.
Điêu 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
2.5/ Tầm quan trọng của mối quan hệ Thầy Thuốc- Bệnh Nhân

Nghĩa vụ của người thầy thuốc là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đem hết hiểu biết, sức
lực và khả năng của mình để cứu chữa người bệnh, vì bệnh nhân cũng như bất kỳ người
nào cũng đêu có ý niệm vê người thầy thuốc là cao cả , trong sáng. Cao cả của người thầy
thuốc là ở chổ quên mình vì lợi ích của người bệnh, vì khoa học, xây dựng mối quan hệ
tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân là không để đánh mất đức tính cao quý của người thầy

13


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

thuốc, đó là đức tính thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, coi họ đau đớn như
chính mình đau đớn.
Mối quan hệ bệnh nhân tốt có tác dụng điêu trị bệnh tốt:
+ Tạo niêm tin cho bệnh nhân đối với thầy thuốc
+ Có tác dụng tâm lý của thuốc và phương pháp điêu trị ngoài tác dụng thật.
+ Hợp tác tốt của bệnh nhân trong quá trình điêu trị
Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân không tốt có tác dụng xấu đến quá trình điêu trị.
+Bệnh nhân thiếu tin tưởng do đó mặc dù điêu trị đúng thuốc, đúng bệnh, đúng phương
pháp nhưng tác dụng điêu trị giảm.
+Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân không tốt sẽ phát sinh bệnh do thầy thuốc gọi là bệnh y
sinh.

14


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
Ở Việt Nam hiện nay, quan hệ bệnh nhân – thầy thuốc là mối quan hệ hỗn tạp. Vê mặt đạo
đức, người thầy thuốc vẫn muốn đóng vai trò là người cống hiến, tuy nhiên do áp lực của
cuộc sống, do nhu cầu kinh tế của gia đình và bản thân nên thầy thuốc phải đóng vai trò là
người bán dịch vụ. Việc định giá dịch vụ y tế là điêu rất khó khăn vì lao động y tế là lao
động phức tạp. Giá trị của lao động y tế kết tinh từ lao động hiện tại là mức độ vất vả, khó
khăn trong công việc hàng ngày của thầy thuốc cộng với lao động quá khứ là quá trình
học tập, đào tạo và kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc.
Giá cả dịch vụ y tế là kết quả tương tác giữa giá trị và nhu cầu thị trường. Hiện nay giá cả
viện phí do nhà nước quy định. Nó không căn cứ vào thị trường mà lại xuất phát từ ý chí
của nhà quản lý trong việc duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa và thường so sánh tương
quan với các lao động giản đơn khác nên xuất hiện nhiêu nghịch lý: Tiên bồi dưỡng bác sĩ
mổ nối ruột thấp hơn tiên công thợ sửa xe vá xe.
Chính vì dịch vụ được bán rẻ dưới giá trị và giá cả nên quan hệ mua bán bị đẩy thành
quan hệ xin cho và xuất hiện tình trạng cửa quyên. Tiên công khám bệnh bị định quá thấp
thì bù đắp bằng việc lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, thậm chí cả tình trạng nhân
bản xét nghiệm như ở đâu đó đã xẩy ra.
Về phía người bệnh cũng trong tình trạng mâu thuẫn: Xã hội cũng chưa biết thực sự giá
trị của lao động y tế là bao nhiêu và do tàn dư của thời bao cấp nên thường định giá giá trị
lao động y tế khá thấp. Người ta có thể chi vài triệu, thậm chí vài chục triệu cho một cái
điện thoại đời mới nhưng lại xót xa khi chi vài triệu cho một đơn thuốc của chính mình.
Một bà mẹ thương con tha thiết, có thể hài lòng khi trả dăm bảy trăm ngàn tiên công làm
tóc cho mình lại thấy hình như tiên công khám bệnh kê đơn cho đứa con yêu bị viêm phổi
tới một hai trăm ngàn là quá đắt. Người ta dễ dàng chấp nhận rằng tiên thay thước lái, đèn
pha cho một cái ô tô tai nạn thường cao hơn tiên chữa gãy xương chân, dập mặt của ông
chủ lái xe.
Người bệnh muốn được làm “thượng đế” nhưng lại không có sẵn dịch vụ có chất lượng
do các bệnh viện trung ương quá tải, việc mua “Nụ cười” của nhân viên y tế khá khó khăn
vì giá cả dịch vụ y tế nhà nước quy định quá thấp nên bệnh nhân cũng chưa thực sự là
“thượng đế” đem lại thu nhập cho họ mà đôi khi trở thành tội nợ nếu quá tải quá nhiêu.

Chính vì thế những người bệnh có tiên thường chọn giải pháp chạy ra nước ngoài chữa
bệnh hoặc sẵn lòng chi trả thêm bằng phong bì để nâng giá cả lên tương xứng với dịch vụ
mình mong muốn.
Với người bệnh nghèo, không có khả năng chi trả cho dịch vụ tốt thì có tâm lý muốn
được làm người bệnh “thụ hưởng” và trông mong thầy thuốc là người “cống hiến” nhưng
thầy thuốc bị gánh nặng áo cơm níu kéo nên không thể cống hiến vô điêu kiện được.
Có sự phân biệt đối xử giữa người có chi trả thêm cho đúng giá (người có phong bì) với
những người chi trả thấp theo giá quy định (không phong bì) điêu này làm xuất hiện tâm
lý thất vọng, thù ghét thầy thuốc trong bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
15


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Nhận diện đúng đắn các mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc và vai trò của chúng
có thể giúp việc điêu chỉnh các chính sách, điêu chỉnh tâm lý xã hội để đạt tới các quan hệ
tốt nhất nhằm phát triển y tế Việt nam. Phải được đảm bảo bằng việc đảm bảo đời sống
của nhân viên y tế tương xứng với người cùng trình độ ở các ngành nghê khác. Sử dụng
hợp lý các công cụ phi kinh tế như việc tuyên truyên y đức và sự tôn vinh phù hợp của xã
hội đối với ngành này.
Trong thời gian qua sự kỳ thị của xã hội và các dư luận xã hội tập trung chĩa mũi nhọn
vào những vấn đê y tế, dù có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của ngành y tế nhưng
đồng thời cũng đã làm xuất hiện tâm lý chán nghê, gây tổn thương sâu sắc đến lý tưởng
cống hiến của nhiêu thầy thuốc chân chính và có thể tạo ra trào lưu “Săn phù thủy” trong
cộng đồng gây nguy hại đối với cán bộ ngành y.
Tôn trọng quy luật thị trường, không áp đặt tư duy duy ý chí. Việc đảm bảo định hướng vì
người nghèo phải thông qua các công cụ quản lý, các chính sách xã hội phù hợp và hiệu
quả, nguồn lực tài chính hỗ trợ thỏa đáng cho các nhóm người nghèo, người dễ tổn
thương tránh được khánh kiệt do chi phí chữa bệnh.

Thầy thuốc- Bệnh nhân: Mối quan hệ hữu cơ, nhân văn
Không thể phủ nhận việc môi trường làm việc có ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên y
tế với người bệnh. Tình trạng bệnh nhân quá tải ở các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện
tuyến Trung ương cùng với việc thiếu nhân lực trong ngành y tế làm cho nhân viên y tế
phải làm liên tục với cường độ cao. Một ngày có bác sĩ phải khám đến hàng trăm bệnh
nhân, trời nóng mà buồng bệnh 2-3 bệnh nhân nằm ghép trên một giường bệnh thì quả là
cường độ làm việc phi thường. Bệnh nhân đông, ai cũng mong được khám kỹ, khám sớm,
khám nhanh nhưng phải giải thích cặn kẽ, thì chất lượng tư vấn sẽ không được như mong
đợi. Và từ việc tư vấn không được như mong đợi đến việc người bệnh không hài lòng với
thầy thuốc chỉ còn một khoảng cách rất gần. Bên cạnh các giải pháp trước mắt như tăng
số phòng, tăng số giường trong bệnh viện, vê lâu dài phải có chiến lược xây dựng tăng
thêm số bệnh viện trong cùng một địa bàn dân cư trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cho người dân.
Người bệnh đòi hỏi rất nhiêu ở nhân viên y tế: đến bệnh viện phải được khám ngay, sau
khi khám phải được điêu trị ngay, được điêu trị phải khỏi ngay, điêu trị nhưng chi phí
không cao. Tuy nhiên, nhân viên y tế đã thực sự được tôn trọng chưa? Ở đâu đó chuyện
hành hung cán bộ y tế vẫn còn xảy ra. Làm việc nhiêu, làm việc vất vả ắt khó tránh khỏi
sai sót. Trong khi đồng lương được trả theo ngạch bậc nhưng nếu chẳng may rủi ro nghê
nghiệp có thể xảy ra với nhân viên y tế bất cứ lúc nào. Máu, dịch cơ thể của bất cứ bệnh
nhân nào cũng có tiêm ẩn nguy cơ lây truyên HIV, viêm gan..., làm nghê y một nghê nguy
hiểm. Thiết nghĩ phải có một cơ chế chính sách thỏa đáng nhằm bảo hiểm, bảo vệ tính
mạng và quyên lợi cho nhân viên y tế.
Khi đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh người dân đã thực sự phát huy vai trò làm chủ,
tính tự giác trong môi trường tập thể? Hay vẫn còn thiếu ý thức trong việc sử dụng các
trang thiết bị, đồ dùng công cộng.
16


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế


Vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng nhưng có bao nhiêu bệnh nhân hoặc người nhà
nói được lời chúc mừng các thầy thuốc nhân ngày 27/2 kể cả với các bệnh nhân đang nằm
viện như các học sinh làm việc đó với thầy cô giáo nhân ngày 20/11. Các bậc cao niên
trong ngành y thường nói với học trò rằng: nghê y là một nghê đặc biệt, khi làm việc thì
luôn phải tiếp xúc với sự đau đớn, cau có, nhăn nhó còn khi người ta bắt đầu vui vẻ thì lại
ra viện mất rồi...
Thiết nghĩ, bên cạnh sự cần thiết phải có những chương trình hành động và chính sách
thiết thực thì sự hiểu biết này không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
và sử dụng dịch vụ mà còn là một mối quan hệ có tính nhân văn cao.

17


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Thầy thuốc là người mang đến sức khỏe cho người bệnh, thứ mà mỗi con người chúng ta
đêu xem trọng, vì lẽ đó cách cư xử, hành động của mỗi một bác sỹ ảnh hưởng rất nhiêu
tới bệnh nhân. Hiện nay, các mối quan hệ giữa người bác sỹ và bệnh nhân liên kết và đan
xen nhau nhưng chủ yếu vẫn là người ta coi việc khám chữa bệnh như một sự mua bán,
bác sỹ thì bán kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, người bệnh thì mua sức khỏe. Sự hình
thành mối quan hệ này như một tiến trình tất yếu của nên kinh tế thị trường.
Nhưng không vì đó mà ta đánh mất bản sắc của người thầy thuốc đã có từ ngàn xưa, coi
nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của chính bản thân mình, coi bệnh nhân là người thầy
tốt nhất của mình, từ đó người thầy thuốc mới cố gắng tìm tòi học hỏi để làm sao chữa
khỏi cho bệnh nhân của mình.
4.2 Kiến nghị:

Nhân viên y tế cần thực hiện và được hỗ trợ thực hiện:
1. Giữ gìn sức khỏe thể chất
• Dinh dưỡng đầy đủ.
• Vận động thể lực, thể thao.
2. Chống stress:
• Nghỉ ngơi (Thoát hẳn ra khỏi công việc).
• Hỗ trợ tinh thần:
i.
Khen thưởng, động viên.
ii.
An ủi, lắng nghe.
• Yoga, thiên, các hoạt động tâm linh…
3. Cải thiện vê tổ chức và điêu kiện làm việc
• Hợp lý hóa quy trình làm việc.
• Xây dựng bộ phận chuyên tham vấn/giải đáp thắc mắc.
• Trang bị đủ tài liệu giáo dục sức khỏe (tờ rơi, sách…)
• Giảm tải.
• Cải thiện môi trường vật lý.
• Bồi dưỡng lao động thỏa đáng…
4. Cải thiện kỹ năng ứng xử (giao tiếp-truyên thông-khơi dậy).


Kỹ năng giao tiếp tác động vào cảm xúc: 3 nguyên tắc tối quan trọng: thấu
cảm, tôn trọng, chân thành.
i. Bệnh nhân đến bệnh viện lần đầu:

Lần tiếp xúc đầu tiên rất quan trọng vì nếu nhân viên y tế ứng xử
không tốt sẽ để lại ấn tượng xấu ở bệnh nhân và có thể khiến bệnh
nhân không quay trở lại.
ii. Bệnh nhân vi phạm quy định của bệnh viện:

18


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

nhân viên y tế phải thể hiện sự thấu cảm với bệnh nhân và nhắc lại
quy định đặt ra là để phục vụ tốt bệnh nhân hơn (và nhân viên y tế
nếu không tuân thủ sẽ bị phạt).
iii. Bệnh nhân có kiến nghị, than phiên:

Nhân viên y tế phải thể hiện sự thấu cảm với bệnh nhân và ghi nhận
một cách cẩn thận những kiến nghị hoặc than phiên và giải thích hợp
lý nếu giải thích được, còn không thì hẹn phản hồi sau.
iv. Thông báo tin xấu:

Phải chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân vê hậu quả xấu có thể xảy ra.
Kỹ năng truyên thông tác động vào nhận thức: Giữa một nhà khoa học và
một người bình thường có một khoảng cách kiến thức nên người bệnh cần
được giải thích một cách dễ hiểu bằng các ví dụ/so sánh tương tự (analogy).
• Kỹ năng khơi dậy tác động vào ý chí.
i. Trình bày vấn đê sao cho bệnh nhân cảm thấy thiết thân.
ii. Giúp đối tượng tự tin hơn vào bản thân bằng một thái độ tôn trọng
đối tượng, tạo điêu kiện cho đối tượng tự suy nghĩ, tự làm, tự giải
quyết.
iii. Trình bày vấn đê sao cho bệnh nhân cảm thấy thiết thân
iv. Giúp đối tượng tự tin hơn vào bản thân bằng một thái độ tôn trọng
đối tượng, tạo điêu kiện cho đối tượng tự suy nghĩ, tự làm, tự giải
quyết.
v. Nêu những gương điển hình đã thực hiện hành vi

vi. Có thể dựa vào “tác động của tấm danh thiếp” để khơi dậy cụ thể
như:
 Nêu rõ nguồn thông tin uy tín, tin cậy (Ví dụ: Tổ chức Y tế
Thế giới, Bộ Y tế, Sở Y tế…
 Dựa vào những chuẩn mực, tập quán, giá trị lâu đời (sử dụng
tục ngữ, ca dao v.v…)
vii. Giới thiệu địa chỉ hoặc số điện thoại để liên hệ khi cần có thể giúp
đối tượng cảm thấy yên tâm hơn và biết nơi hỏi thêm những điêu cần
thiết.


19


Khoa Y ĐHQG Tp HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] WHO (2017). Definition of health
[2] TRUYEN, N.( 2000 ) . Quan hệ thầy thuốc -bệnh nhân với tác động của những yếu tố
kinh tế xã hội. Tạp chí Xã Hội Học số 2 (70) , 24-29.
[3] Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm
việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT.
[4] Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.
[5] SONG ANH ( 12-5-2011).Thầy thuốc-bệnh nhân , mối quan hệ hữu cơ, nhân văn.
Nihbt.org.vn.
Truy cập ngày 01/08/2017 từ />[6] Hoc, N.( 03-07-2014 ). Y đức, trách nhiệm, an toàn cho bệnh nhân trong sản phụ khoa
(Tài liệu dịch). Docsachysinh.
Truy cập ngày 01/08/2017 từ />
20




×