Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
-----------------
VŨ VĂN TUẤN
BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
CỦA HỆ TỪ XA
Đề Tài:
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ KON PNE HUYỆN KBANG - TỈNH GIA LAI - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật
Kbang, năm 2017
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 1
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................
5
Lời mở đầu...............................................................................................
6
1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
6
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 6
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 6
4. Kết cấu báo cáo..................................................................................... 6
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP..................................................... 8
1. Mục đích và yêu cầu của đợt thực tập...............................................
8
2. Nội dung thực tập................................................................................
8
3. Địa điểm, thời gian thực tập...............................................................
8
4. Tóm tắt quá trình thực tập.................................................................
8
5. Tự nhận xét bản thân sau thời gian thực tập....................................
8
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA UBND XÃ........................................................................ 10
1. Quan niệm về tổ chức........................................................................
10
2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................
11
3. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước............................................. 11
4. Chính quyền địa phương....................................................................
12
5. Ủy ban nhân dân xã............................................................................
12
5.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã.........................................
12
5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã..............................
12
5.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã...............
13
Chương II THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CỦA UBND XÃ KON PNE HIỆN NAY.............................. 13
I. KHÁI QUÁT VỀ XÃ KON PNE......................................................... 13
1 Vị trí địa lý............................................................................................
14
2. Địa hình, địa mạo.................................................................................
14
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 2
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
3. Khí hậu thời tiết..................................................................................
15
4. Thủy văn..............................................................................................
15
5. Các nguồn tài nguyên..........................................................................
16
5.1. Tài nguyên đất...................................................................................
16
5.2. Tài nguyên rừng và môi trường.......................................................
16
5.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng..................................
17
5.4. Tài nguyên nhân văn.........................................................................
17
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ KON PNE......................... 17
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã............................................................................................. 17
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã...................................................................................... 18
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã.............................................................................................. 19
4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức UBND xã
Kon Pne....................................................................................................
19
4.1. Chỉ huy trưởng Quân sự..................................................................
19
4.2. Trưởng Công an xã...........................................................................
20
4.3. Công chức Văn phòng - Thống kê.................................................
20
4.4. Công chức Địa chính - Xây dựng..................................................
20
4.5. Công chức Tư pháp - Hộ Tịch. ................................................
20
4.6. Công chức Tài Chính - Kế toán....................................................
21
4.7. Công chức Văn hóa - T hông tin.....................................................
21
4 . 8 . C ô n g c h ứ c Lao động - xã hội...................................................
21
5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ không
chuyên trách xã, Trưởng làng................................................................ 22
III. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ KON PNE.............
23
IV. CHẾ ĐỘ HỘI HỌP CỦA UBND XÃ KON PNE...........................
23
1. Phiên họp Ủy ban nhân dân xã........................................................... 23
1.1. Ủy ban nhân dân xã mỗi tháng họp ít nhất một lần........................
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 3
SVTT: Vũ Văn Tuấn
23
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
1.2. Nội dung phiên họp...........................................................................
23
1.3. Trình tự phiên họp...........................................................................
23
2. Giao ban của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.........
24
3. Họp đột xuất........................................................................................
24
4. Các hội nghị chuyên đề, sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, cả năm
của Ủy ban nhân dân xã ......................................................................... 25
5. Làm việc với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp
huyện tại xã.............................................................................................. 25
6. Trách nhiệm của Văn phòng - Thống kế trong phục vụ các cuộc
họp của Ủy ban nhân dân xã................................................................... 25
7. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân............................ 25
V. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA UBND XÃ........................................
26
1. Quan hệ với UBND huyện Kbang......................................................
26
2. Quan hệ với Đảng ủy xã.....................................................................
26
3. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã...................................................
26
4. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội xã...................................................................................................
27
5. Quan hệ với làng..................................................................................
28
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA UBND XÃ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2017........................................................................ 28
1. Lĩnh vực Kinh tế.................................................................................
29
1.1. Nông nghiệp.......................................................................................
29
1.2. Lâm nghiệp......................................................................................... 30
1.3. Địa chính-Xây dựng-Môi trường.....................................................
30
1.4. Tài chính...........................................................................................
30
2- Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội.................................................................. 31
2.1. Văn hóa - Thông tin........................................................................... 31
2.2. Giáo dục.............................................................................................
31
2.3. Y tế......................................................................................................
31
2.4. Dân số & Kế hoạch hóa gia đình.....................................................
31
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 4
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
2.5. Chính sách xã hội.............................................................................
32
2.6. Các chương trình dự án..................................................................
32
3. Lĩnh vực nội chính..............................................................................
33
3.1. Tư pháp - Hộ tịch..............................................................................
33
3.2. An ninh trật tự..................................................................................
34
3.3. Quốc phòng, quân sự địa phương..................................................... 34
VII. HẠN CHẾ VÀ NGHUYÊN NHÂN...............................................
34
Chương III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA UBND XÃ KON PNE VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ........................................................................................
36
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hoạt động quản lý nhà
nước của UBND xã................................................................................ 36
2. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của UBND xã
Kon
37
Pne............................................................................................................
37
2.1. Các giải pháp chung.........................................................................
37
2.2. Các giải pháp cụ thể.........................................................................
39
3. Đề xuất, kiến nghị...............................................................................
41
Kết luận.....................................................................................................
42
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................
43
Phụ lục......................................................................................................
44
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 5
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Ủy ban nhân dân - UBND.
2. Hội đồng nhân dân - HĐND.
3. Chính quyền địa phương - CQĐP.
4. Xã hội chủ nghĩa - XHCN.
5. Hành chính Nhà nước - HCNN.
6. Trung ương - TW.
7. Ban Thường vụ - BTV.
8. Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam - UBMTTQVN.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 6
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện đòi hỏi phải xây
dựng một bộ máy nhà nước thật sự thể hiện các quan điểm cơ bản của Đảng
ta về một nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các nhu cầu kinh tế
thị trường, định hướng XHCN và các nhu cầu của sự phát triển, các nhu cầu
hội nhập quốc tế. Vì vậy, các cấp chính quyền phải nâng cao năng lực làm
việc năng động, sáng tạo và làm tốt công tác của mình.
Được trang bị những lý luận về quản lý nhà nước mà các thầy cô
trường Đai học vinh đã truyền thụ. Được sự giúp đỡ của trường Đại học
Vinh, cuả lãnh đạo khoa, của uỷ ban nhân dân xã Kon Pne tôi đã được về
thực tập tại uỷ ban nhân dân xã Kon Pne từ ngày 07/8/2017 đến hết ngày
10/9/2017.
Qua quá trình thực tập tôi đã vận dụng được những lý luận thực tiễn
công tác quản lý Nhà nước của uỷ ban Nhân dân xã nói chung và những
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người quản lý nói riêng chính vì vậy tôi
chọn đề tài “hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Kon Pne - huyện Kbang tỉnh Gia Lai - Thực trạng và giải pháp”.
1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng hoạt động của UBND xã Kon Pne, trên cơ sở đó
nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành
hoạt động của UBND xã trong giai đoạn hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Báo cáo tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức, hoạt động của UBND xã
Kon Pne và cơ chế phối hợp giữa UBND xã với các cơ quan, tổ chức có liên
quan.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Báo cáo tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công
việc thuộc thẩm quyền của UBND xã Kon Pne.
4. Kết cấu báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung bài báo cáo gồm ba chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức và hoạt động của
UBND xã.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 7
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Chương II: Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của
UBND xã Kon Pne hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tại
UBND xã Kon Pne.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 8
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP
1. Mục đích và yêu cầu của đợt thực tập.
Giúp sinh viên tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND xã.
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nơi thực tập, trên cơ sở đó vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ hành chính.
Bổ xung và nâng cao kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học lý thuyết
ở trường dưới sự giúp đỡ của CB,CC tại cơ quan HCNN nơi mình thực tập.
2. Nội dung thực tập.
Tìm hiểu tổng quan về UBND xã Kon Pne trên các mặt: lịch sử hình
thành, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tổ chức hành chính, tình hình kinh tế
- xã hội.
Tìm hiểu về thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND xã Kon Pne.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của UBND xã Kon Pne.
3. Địa điểm, thời gian thực tập.
Địa điểm thực tập: Văn phòng UBND xã Kon Pne.
Thời gian thực tập: từ ngày 07/8/2017 đến hết ngày 10/9/2017.
4. Tóm tắt quá trình thực tập.
Đợt 1: Từ 07/8/2017 đến 11/8/2017, đến nhận công tác và làm quen với
các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức của UBND xã.
Đợt 2: Từ 14/8/2017 đến 18/8/2017, tìm hiểu công việc của các công
chức của UBND xã Kon Pne.
Đợt 3: Từ 21/8/2017 đến 25/8/2017, làm việc trực tiếp với lãnh đạo và
dự một số cuộc họp của UBND xã Kon Pne.
Đợt 4: Từ 28/8/2017 đến 01/9/2017, Tham dự cuộc họp làng và lấy ý
kiến của nhân dân về hoạt động của UBND xã Kon Pne.
Đợt 5: Từ 04/9/2017 đến 08/9/2017, Thời gian còn lại tiếp tục nghiên
cứu và tổng hợp tài liệu viết báo cáo thực tập.
5. Tự nhận xét bản thân sau thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, bản thân em được tiếp xúc với những công
việc, với lãnh đạo và công chức văn phòng UBND xã Kon Pne, điều này tạo
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 9
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
cho em góc nhìn chân thật, gần gũi và thực tế hơn về tổ chức và hoạt động của
UBND xã, chuyển kiến thức được học ở trường từ lý thuyết sang thực hành.
Trong quá trình thực tập, em luôn luôn mong muốn thể hiện tinh thần cầu tiến
và thái độ làm việc tốt.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 10
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
UBND XÃ
1. Quan niệm về tổ chức.
Tổ chức là sự liên kết, sự phối hợp, sự tạo ra một thực thể để đạt mục
tiêu nhất định. Khái niệm tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ
biến trong đời sống xã hội, có mặt ở mọi nơi khi con người cần có sự liên kết
với nhau để đạt được mục tiêu thì họ liên kết lại với nhau tạo thành một tổ
chức, khi mục tiêu hoàn thành thì tự giải tán.(Tức là tổ chức là một hệ thống
tập hợp của hai hay nhiều người có sự phối hợp một cách có ý thức. Một
phạm vi lĩnh vực chức năng hoạt động tương đối rỏ ràng, hoạt động để đạt
được một hoặc nhiều mục tiêu chung).
Trong lịch sử phát triển của loài người, tổ chức đã xuất hiện ở trình
độ thấp mang tính kinh nghiệm, phạm vi hoạt động hẹp, chủ yếu dừng ở
nội dung phân công lao động và hợp tác lao động. Quá trình phát triển tiến
hóa của nhân loại, Nhà nước đã ra đời để thực hiện quản lý điều hành một
quốc gia.
Bộ máy nhà nước trong nền Hành chính là một hệ thống tổ chức lớn,
bao trùm nhiều vấn đề rất quan trọng mà bất cứ tổ chức nào khác đều không
có. Các yếu tố cấu thành tổ chức bao gồm:
- Mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.
- Loại hình tổ chức.
- Các phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã
định.
- Đội ngũ lãnh đạo và thực thi nhiệm vụ.
- Phương tiện vật chất cần thiết cho tổ chức hoạt động.
- Tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.
- Kiểm tra.
Thiết kế mô hình tổ chức bao gồm những vấn đề chung nhất của tổ
chức từ mục tiêu chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức đến
phương thức hoạt động, vận hành, lề lối làm việc, định biên, chế độ, chức
danh tiêu chuẩn nghiệm thu từ công chức. Thiết kế chặt chẽ mô hình tổ
chức chắc chắn sẽ góp phần sắp sếp lại tổ chức, loại bỏ trùng lặp, bỏ
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 11
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
trống chức năng, giảm bớt cồng kềnh, nặng nề, kém năng lực, hiệu lực và
hiệu quả.
2. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức được xem như là các bộ phận bên trong của tổ chức và
các mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, các bộ phận bên trong của tổ chức
ngang bằng nhau về vị trí nhưng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Đối với tổ chức cơ cấu là hết sức quan trọng. Vì có được cơ cấu hợp
lý, khoa học và phù hợp với môi trường của tổ chức sẽ đạt được mục tiêu
của tổ chức, mà mục tiêu đạt được thì đây là một cơ cấu tổ chức có tính hiệu
quả.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức nhất
là các tổ chức hành chính.
Chiến lược phát triển: Cơ cấu được coi là một công cụ quan trọng
giúp cho hoạt động quản lý tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Mà mục
tiêu của tổ chức đều được hình thành từ chiến lược tổng thể phát triển tổ
chức.
Cùng với sự phát triển của tổ chức thì chiến lược của tổ chức sẽ trở
nên phức tạp hơn, đổi mới và kéo theo nó thì cơ cấu cũng phải thay đổi hoặc
điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược.
Quy mô tổ chức: Cơ cấu tổ chức gắn liền với quy mô tổ chức, quy mô
này có thể xem trên nhiều góc độ khác nhau. Quy mô của tổ chức có ảnh
hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, nếu quy mô tổ chức lớn thì cơ cấu cũng phải
tương ứng để đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức về nguyên lý cơ bản phải thể hiện rõ ba nội dung:
+ Cấp bậc, mức độ của việc phân chia công việc cho cán bộ, phân hoạt
động trong tổng thể tổ chức (phân chia quyền hạn, nhiệm vụ trách nhiệm.
thẩm quyền và sự phân biệt của các công việc đó).
+ Cấp bậc và mức độ của các quy định và thủ tục phải thực hiện(
tiêu chuẩn hóa).
+ Thẩm quyền hành chính các quyết định.
3. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Bộ máy hành chính Nhà nước là một tổ chức có quyền ban hành
chính các quyết định hành chính thuộc quyền hành pháp, hoạch định và
phê chuẩn các chủ trương, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện các
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 12
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
quyết định đó. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công dân, của xã hội về sự phát
triển trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước được chia ra:
- Tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước TW.
- Tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước địa phương.
4. Chính quyền địa phương.
Địa phương là một thuật ngữ để chỉ những cơ cấu tổ chức và hoạt động
của một cấp chính quyền trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định.
Chính quyền địa phương là cấp dưới của chính quyền Nhà nước Trung
ương và có những đặc trưng cơ bản như: Có một vùng lãnh thổ xác định
bằng những văn bản pháp luật cụ thể đó không phải là đường biên giới theo
khái niệm quốc gia hay liên bang; có số dân xác định trên địa bàn một
vùng lãnh thổ xác định; có một tổ chính quyển liên tục, manh tính kế thừa
có tính tự quản nhất định; có chức năng và quyền quản lý nền hành chính
Nhà nước trên địa vị lãnh thổ; có quyền quản lý ngân sách riêng, tạo ra
thu nhập cho chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương ở mỗi cấp đều có HĐND và UBND.
Về tổ chức các đơn vị hành chính địa phương mà theo đó có các bộ
máy chính quyền tương ứng. ở nước ta hiện bay gồm:
- Thuộc cấp Tỉnh có các loại đơn vị: Tỉnh,Thành phố trực thuộc TW.
- Thuộc cấp Huyện có các loại đơn vị: Huyện, Huyện, xã, Thành phố
thuộc tỉnh.
- Thuộc cấp xã có các đơn vị: xã, Thị trấn.
5. Ủy ban nhân dân xã.
5.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã.
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và
loại III có một Phó Chủ tịch.
5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 13
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
5.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành
viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc
phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham
nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức,
bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống
cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
Chương II
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA
UBND XÃ KON PNE HIỆN NAY
I. KHÁI QUÁT VỀ XÃ KON PNE.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 14
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
1 Vị trí địa lý.
Xã Kon Pne là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm huyện
Kbang về phía Tây Bắc khoảng 80 km theo đường liên xã, đường xá đi lại
khó khăn. Có tổng diện tích tự nhiên là 17.409,85ha, tổng dân số là 1.355
người và 322 hộ. Nằm ở tọa độ địa lý: 14 014’10” đến 14029’34” vĩ độ Bắc và
108017’34” đến 108023’54” kinh độ Đông. Về phạm vi ranh giới cụ thể như
sau:
Phía Bắc giáp xã Đăk Pne (KonPlong - KonTum).
Phía Đông giáp xã Đăkrong và Krong.
Phía Nam giáp xã Krong.
Phía Tây giáp xã Hà Đông huyện Đăk Đoa.
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Kon Pne
2. Địa hình, địa mạo.
Đỉnh của dãy Trường sơn (đường chia nước cấp I) đoạn chảy qua Bắc
Gia Lai có hướng Đông Bắc – Tây Nam với các đỉnh cao đặc trưng là: Kon
Ka Kinh (Kbang) 1.748m, Chư Tô Mách (Đăk Đoa)1.354m, ChưHơRông
(Hàm rồng PLeiku) 1.152m. Vì vậy các sông suối bắt nguồn từ sườn Tây Bắc
của dãy Trường sơn đều chảy về phía Bắc đổ vào sông Đăkpne – ĐăkBlà
(Kontum).
Sông Đăkpne bắt nguồn từ sườn Tây bắc dãy Kon Ka Kinh – Chư Tô
Mách, chảy về phía Bắc, vòng qua thị trấn Tân Lập đổ ra sông ĐăkBne tại xã
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 15
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Đăkruồng (Konplong). xã Kon Pne nằm trong thung lũng thượng nguồn sông
Đăkpne, địa hình xung quanh là núi cao 1.300 – 1.700m, sườn dốc đứng 35 –
45%, diện tích 16.725 ha, chiếm 94,7 tổng diện tích tự nhiên. Giữa là thung
lũng hẹp, độ cao 800–900m, độ dốc < 20%, diện tích 935 ha, chiếm 5,3% diện
tích.
3. Khí hậu thời tiết.
Kon Pne nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ẩm núi cao trung bình
Kon Ka Kinh và cao nguyên Kon Hà Nừng.
- Nhiệt độ trung bình 210C, trung bình cao nhất 310C, trung bình thấp
nhất là 140C.
- Lượng mưa trung bình: 2.500–2.600 mm, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 12, mùa khô nắng hạn từ tháng 1 đến tháng 4.
Do nằm ở trong thung lũng sườn Tây của dãy núi cao Kon Ka Kinh, nên
khí hậu của Kon Pne chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây trường sơn nhiều hơn
ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường sơn. Mùa mưa đi đến sớm hơn và kết
thúc sớm hơn, nhiệt độ trung bình cũng cao hơn so với sườn Đông của Kon
Ka Kinh và cao nguyên Kon Hà Nừng. Nhìn chung điều kiện nhiệt và ẩm độ
thích hợp cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới sinh trưởng phát triển. Do
mùa mưa dài 8 tháng, mùa khô ngắn lại ít khắc nghiệt nên cây hàng năm trong
điều kiện không được tưới vẫn có thể trồng được 2 vụ/năm, cây lâu năm như
chè, cà phê, trồng ở đây chỉ cần tưới 1–2 lần/năm với lượng nước 30–40%
lượng nước tưới ở vùng cao nguyên Tây Trường sơn mà vẫn có năng suất cao.
4. Thủy văn.
Hệ thống sông chính trong xã Kon Pne là sông Đăk Pne. Trong phạm vi
xã, chiều dài sông chính là 17km, rộng trung bình 25-30m, lòng sông dốc
nước chảy xiết. Sông có 16 nhánh nhỏ với tổng chiều dài 56km. Diện tích lưu
vực 176,6 km2, mật độ 0,4km/km2.
Do có lượng mưa lớn và thảm thực vật rừng rất tốt nên nguồn nước của
sông ĐăkPne dồi dào quanh năm, lượng dòng chảy mùa mưa chiếm 67-70%,
mùa khô chiếm 30-35%.
Hệ thống suối nhánh bắt ngồn từ các sườn dốc đổ xuống thang lũng, nên
việc xây dựng các đập dâng lấy nước tưới cho cây trồng trong thung lũng rất
thuận lợi.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 16
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Nước ngầm: Nước ngầm mạch nông trên địa bàn xã có hàm lượng vôi
cao, độ sâu của các giếng khoan từ 60 – 70m mới có nước. Trữ lượng nước
ngầm ít, khó khai thác vào mùa khô.
5. Các nguồn tài nguyên.
5.1. Tài nguyên đất.
Đất xám, vàng đỏ có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng,
độ phì trung bình, độ dốc <20%, tầng dày >70cm, thích hợp với trồng đậu, đỗ
và cây CN ngắn ngày. Đất mùn vàng đỏ hình thành trên núi cao, tầng mỏng
<50cm, độ dốc lớn >25%, thích hợp trồng cây dược liệu. Nhìn chung đất đai
tại địa phương có tinh chất đất kém hơn so với các địa phương khác trong
huyện.
Tên đất
Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên
Tỷ
%
14.195,0
100
1. Nhóm xám
Xa
4.920,0
34,7
2. Nhóm đất đỏ vàng
Fa
8.725,0
61,5
3. Nhóm đất mùn trên núi cao
Ha
458,5
3,2
91,5
0,6
4. Sông, suối, hồ
5.2. Tài nguyên rừng và môi trường.
Kon Pne có diện tích rừng rất lớn 12.490 ha, chiếm 70,7% tổng diện
tích tự nhiên, toàn bộ là rừng tự nhiên. Trong đó: Rừng giàu 3.000 ha, rừng
trung bình 4.500 ha, rừng no 990 ha, rừng nghèo 4.000 ha. Ở Kon Pne có 2
kiểu rừng chính: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, phân bố ở địa hình thấp
dưới chân núi và rừng hỗn hợp giao á nhiệt đới ẩm phân bố ở sườn và đỉnh
núi cao. Rừng ở Kon Pne có nhiều gỗ qúy như: Cẩm lai, hương, trắc và đặc
biệt là trên đỉnh Kon Ka Kinh độ cao 1.600–1.748m địa hình bằng phẳng, có
rất nhiều gỗ Pơ Mu. Vì vậy toàn bộ diện tích rừng của xã Kon Pne đã được
quy hoạch thuộc vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
- Môi trường: Diện tích rừng và mật độ che phủ tương đối lớn, mật độ
dân cư thấp nên môi trường của xã khá trong sạch; hiện nay môi trường đất,
nước, không khí ở trên địa bàn xã chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm; tuy nhiên mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai cần quan tâm đặc biệt
đến vấn đề bảo vệ môi trường.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 17
SVTT: Vũ Văn Tuấn
lệ
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
5.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.
Kết quả điều tra, khảo sát và lập quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh
Gia Lai năm 2017 cho thấy, trên địa bàn huyện Kbang nói chung, xã Kon Pne
nói riêng tài nguyên khoáng sản không nhiều mà chủ yếu là các loại khoáng
như cát, đá, sỏi sạn dùng để làm vật liệu xây dựng công trình tại chổ nhưng số
lượng không nhiều.
5.4. Tài nguyên nhân văn.
Kon Pne chủ yếu là người đồng bào dân tộc Bana sinh sống có 1.355
người chiếm tỷ lệ 98% dân số toàn xã tính đến ngày 01/01/2017. Đồng bào
dân tộc ít người ở xã Kon Pne rất cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh
nghiệm, trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Phần dân số còn lại phần lớn là
dân mới đến lập nghiệp và di dân tự do, đời sống còn gặp nhiều khó khăn,
chưa ổn định, chất lượng lao động còn thấp (khoảng 80-90% chưa qua đào
tạo).
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ KON PNE
UBND xã Kon Pne có 04 thành viên, gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch,
02 Ủy viên.
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh
đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; đồng thời, cùng Ủy ban
nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy Ban nhân dân huyện. Trực tiếp phụ
trách lĩnh vực an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội địa phương; công tác
tư pháp hộ tịch, cải cách hành chính; tài chính ngân sách.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội
nghị khác của Ủy ban nhân dân, khi đi vắng thì ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì
thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân xã;
- Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây
dựng Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ủy ban nhân dân xã;
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 18
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công
nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên Ủy ban nhân dân xã và các cán
bộ, công chức khác thuộc Ủy ban nhân dân xã, Trưởng thôn trong việc thực
hiện nhiệm vụ được giao;
- Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung
công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn; những vấn đề còn ý
kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy
ban nhân dân xã;
- Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và
thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của Ủy ban nhân
dân với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện;
- Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể
nhân dân cấp xã; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu,
tiếp thu các đề xuất của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với
công tác của Ủy ban nhân dân; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có
hiệu quả;
- Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã.
- Trực tiếp phụ trách lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, quản lý đất
đai, xây dựng cơ bản trên địa bàn; công tác chính sách xã hội, dân số - kế
hoạch hoá gia đình; lĩnh vực văn hoá - thông tin, TDTT; giáo dục và đào tạo;
y tế và quản lý hành nghề y dược tư nhân; công tác vệ sinh môi trường và
phòng chống dịch bệnh. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai
các công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó Chủ tịch được
sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được
giao;
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng
nhân dân xã về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành
của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy,
Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề vượt
quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định;
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 19
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
- Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách
nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì chủ
động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu
vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định;
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn làng thực hiện các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thuộc
lĩnh vực được giao.
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã.
- Ủy viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân
công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; cùng Chủ tịch
và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân
trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo
cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực công tác của mình
và các công việc khác có liên quan;
- Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của lực lượng công an
xã, có nhiệm vụ làm tham mưu cho UBND xã về lĩnh vực an ninh-chính trị và
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;
- Phối hợp công tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, các
cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan
chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã giao.
4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức UBND xã
Kon Pne.
4.1. Chỉ huy trưởng Quân sự.
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân
quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên
quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
giao.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 20
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
4.2. Trưởng Công an xã.
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về
công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
4.3. Công chức Văn phòng - Thống kê.
Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của V ă n p h ò n g
UBND huyện Kbang. C ó chức năng tham mưu đề xuất các chương trình
công tác thường trực UBND xã. Đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật
kinh phí phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND xã. Phòng tiếp
dân của UBND xã tiếp nhận các đơn thư của công dân, chuyển các đơn
thư tới lãnh đạo UBND xã và trả lời cho công dân kết quả giải quyết. Có
nhiệm vụ giúp UBND xã Kon Pne thực hiện các việc sau:
- Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, quản lý hồ sơ sổ
sách và các tài liệu khác.
- Kiểm tra các văn bản trình UBND xã ký đặc biệt tính chuẩn xác về
mặt thủ tục hành chính và tính pháp lý của văn bản trước khi ban hành.
- Tiếp nhận đơn thư dân nguyện, khiếu nại tố cáo, đề xuất biện pháp
giải quyết, trình chủ tịch UBND xã quyết định.
-Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực công tác của
UBND xã.
- Lập kế hoạch thực hiện công tác thuộc lĩnh vực công tác văn phòng
thống kê; thực hiện điều tra, lập báo cáo thông kê theo yêu cầu của phòng
thống kê Huyện.
4.4. Công chức Địa chính – Xây dựng.
Chịu xự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tài nguyên
môi trường huyện. Hoạt động của công chức chính – Xây dựng xã Kon Pne
trong thời gian này tập trung vào việc tuyên truyền các hộ dân trên địa bàn
xã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các hộ xây dựng
không phép, trái phép, cưỡng chế các hộ cố tình vi phạm.
4.5. Công chức Tư pháp – Hộ Tịch.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 21
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Chịu sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu pháp luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự
hướng dẫn của UBND huyện.
Quản lý và thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Ghi vào sổ
đăng ký hộ tịch về các việc lý hôn, xác định cha mẹ, con, thay đổi quốc tịch,
mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy
hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên và những sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Xác
nhận tình trạng hôn nhân, cấp bảng sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc, lưu
trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch. Thụ lý hồ sơ báo cáco UBND xác nhận về chỗ ở
việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam cho người
nước ngoài thường trú tại địa phương khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Kiểm tra thụ lý hồ sơ và chuẩn bị nội dung chứng thực chữ ký của
công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch dân sự ở
trong nước.
Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt
Trận xây dựng, củng cố hoạt động của Tổ hòa giải.
Thực hiện công tác thi hành án ở địa phương.
4.6. Công chức Tài Chính – Kế toán.
Chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tài chính huyện.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán, quyết toán và phương
án thu chi phân bổ ngân sách, điều chỉnh ngân sách hàng năm của xã; tổ
chức thu chi ngân sách của xã; phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên
trong việc quản lý kiểm tra hướng dẫn sử dụng ngân sách; tổng hợp tình
hình thu chi ngân sách chuẩn bị văn bản trình Chủ tịch UBND xã để báo cáo
với UBND huyện.
4.7. Công chức Văn hóa - T hông tin.
Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Văn hóa thông tin huyện; tổ chức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, chủ trương, Nghị quyết và Quyết định của Chính
quyền địa phương. Tuyên truyền việc xây dựng nếp sống văn minh Gia định
văn hóa, chống mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội.
4 . 8 . C ô n g c h ứ c Lao động - xã hội.
Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng lao động thương binh xã hội huyện. Có nhiệm vụ:
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 22
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
+ Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước về lĩnh vực Lao động
Thương binh và xã hội cho nhân dân trên địa bàn.
+ Lập kế hoạch thực hiện công tác Lao động Thương binh và xã
hội trình UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách
đối với các đối tượng Chính sách như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sỹ và người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người gia
cô đơn, trẻ mồ côi, hộ nghèo, nạn nhân chiến tranh.
5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ không
chuyên trách xã, Trưởng làng.
- Cán bộ không chuyên trách xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch, Phó
Chủ tịch phân công.
- Trưởng làng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về
mọi mặt hoạt động của thôn, làng; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác
trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ
tịch phụ trách; đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ
chức và các thôn, làng.
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 23
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
Hình 2: Cơ cấu tổ chức UBND xã Kon Pne.
III. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ KON PNE.
1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao
một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân
dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự
lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt
chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp
luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh
bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và
chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.
4. Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát thôn, làng, lắng nghe mọi ý
kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng
bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì
mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân
dân.
IV. CHẾ ĐỘ HỘI HỌP CỦA UBND XÃ KON PNE
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 24
SVTT: Vũ Văn Tuấn
Hoạt động của UBND xã Kon Pne - Thực trạng và giải pháp
1. Phiên họp Ủy ban nhân dân xã.
1.1. Ủy ban nhân dân xã mỗi tháng họp ít nhất một lần.
Thành phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các
Ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân mời Thường trực
Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, người
đứng đầu các đoàn thể nhân dân, cán bộ không chuyên trách, công chức cấp xã
và các Trưởng thôn, làng được mời tham dự khi bàn về các công việc có liên
quan. Đại biểu mời tham dự được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu
quyết.
1.2. Nội dung phiên họp.
Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề
được quy định theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những
vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân xã
1.3. Trình tự phiên họp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp. Khi Chủ tịch vắng mặt,
ủy quyền Phó Chủ tịch chủ tọa phiên họp;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân xã báo cáo số thành viên Ủy ban nhân
dân có mặt, vắng mặt, đại biểu được mời dự và chương trình phiên họp;
- Chủ đề án báo cáo tóm tắt đề án, những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau, những vấn đề cần thảo luận và xin ý kiến tại phiên họp;
- Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến;
- Chủ tọa phiên họp kết luận từng đề án và lấy biểu quyết. Đề án được
thông qua nếu được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán
thành.
Trường hợp vấn đề thảo luận chưa được thông qua thì Chủ tọa yêu cầu
chuẩn bị thêm để trình lại vào phiên họp khác;
- Chủ tọa phát biểu ý kiến kết luận phiên họp.
2. Giao ban của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- Hàng tuần, Chủ tịch và Phó Chủ tịch họp giao ban một lần theo quyết
định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình, thống nhất chỉ đạo các công tác; xử
lý các vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề cần báo cáo xin ý kiến của Ủy ban
nhân dân, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện; chuẩn bị nội dung
các phiên họp Ủy ban nhân dân, các hội nghị, cuộc họp khác do Ủy ban nhân
GVHD: Đinh Văn Liêm
Trang: 25
SVTT: Vũ Văn Tuấn