Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bs tai sieu am khop thai duong ham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.34 KB, 18 trang )

SIÊU ÂM
KHỚP THÁI DƯƠNG-HÀM

BS Lê Văn Tài
Trung Tâm Ykhoa MEDIC


I. GIẢI PHẪU
• Khớp hoạt dịch (synovial joint), gồm khoang trước
& khoang sau do có đĩa khớp ở giữa.
• Xương diện khớp: phía xương thái xương ở phần
xương gò má, hố xương xương hàm (mandibular
fossa) và củ khớp (articular eminence) ở phía
trước. Phía xương hàm dưới là lồi cầu xương
hàm dưới (condyle)
• Đĩa khớp (articular disc) có hình cái đĩa bầu dục
gồm mô sợi và sụn, thành phần giữ đĩa khớp ở
trước & sau (laminae)
• Màng hoạt dịch và ngoài cùng là bao khớp
(capsula)
• Cơ chân bướm ngoài: đầu trên (40 %) bám vào
đĩa khớp, đầu dưới bàm vào lồi cầu.



II. BỆNH LÝ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
1. LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG
HÀM (TMJ pain dysfunction syndrome,
myofascial pain disorder, myofascial paindysfunction syndrome, facial
arthromyalgia, craniomandibular
dysfunction).


• Tỉ lệ khoảng 20%, đa phần ở người trẻ.
• Nguyên nhân bệnh sinh: Do trục trặc đĩa
khớp gây trật đĩa khớp ra trước.


2. VIÊM KHỚP:
• Tất cả các bệnh viêm khớp, Viêm khớp
dạng thấp (RA), thoái hóa khớp …có thể
gây loạn năng khớp.
• Nhiễm trùng


3. CHẤN THƯƠNG:
• Gãy, trật khớp


4. NGUYÊN NHÂN KHÁC:
• Co cơ nhai quá mức như nghiến răng lúc
ngủ, nhai thức ăn cứng, hả miệng quá
mức khi làm răng, gây mê …


5. TRIỆU CHỨNG:
• Sưng, đau vùng má, trước tai lan lên đầu,
dọc xương hàm dưới, ù tai, nhức đầu,
chóng mặt, há miệng bị giới hạn, tiếng
kêu trong khớp (lụp cụp, lạo xạo).


III. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH: XQ, CT,

MRI, SIÊU ÂM
• CT: vai trò trong đánh giá tổn thương
xương, lồi cầu
• MRI: vai trò khảo sát mô mềm nên đánh
giá tốt tổn thương đĩa khớp, trật đĩa khớp
• SIÊU ÂM: Đánh giá được dầy bao khớp,
tụ dịch khớp, ăn mòn xương lồi cầu
(erosion), trật đĩa khớp


Viêm do thoái hóa khớp TDH
(Osteoarthritis)

• Hình ảnh bờ xương không đều & phù nề mềm xung


Viêm khớp TDH (arhtritis)

• Hình ảnh ăn mòn xương (bony erosions) &
phù nề mô mềm xung quanh.


Siêu âm động khớp TDH (Dynamic
High-Resolution Sonography)
• Đầu dò linear tần số 5 – 17 MHz
• Cắt ngang (axial), cắt theo mặt phẳng trán
(coronal).
• Khảo sát khi ngậm miệng, há miệng tối đa
và khảo sát real time trong lúc há miệng.



Hình ảnh siêu âm khớp TDH bình thường

• A. Ngậm miệng. Lồi cầu xương hàm dưới (mũi tên lớn) và
hố hàm dưới (the temporal glenoid fossa) (các mũi tên
ngắn) có hình ảnh đường cong echo dầy. Đĩa khớp (đối
diện với các mũi tên ngắn), ở giữa lồi cầu xương hàm dưới
và hố hàm dưới).


• B. Há miệng: Khi há tối đa, đĩa khớp (mũi tên), có
hình ảnh đường echo dầy được bao quanh bởi
vùng echo kém và ở trên lồi cầu xương hàm dưới.


• C. Vị trí bình thường đĩa khớp (mũi tên)
trong hình đôi, ngậm niệng (bên trái), há
miệng (bên phải).


Hình ảnh siêu âm trật đĩa khớp ra trước, trật
hồi phục (anterior displacement of the disk
with reduction).

• Bên trái, khi ngậm miệng, đĩa khớp trật về trước (mũi tên).
• Bên phải, khi há miệng tối đa, đĩa khớp trở về vị trí bình
thường (mũi tên) trên lồi cầu


Hình ảnh siêu âm trật đĩa khớp ra trước, trật

không hồi phục (anterior displacement of the
disk without reduction).

• Bên trái , khi ngậm miệng, đĩa khớp trật về trước lồi cầu.
• Bên phải, khi há miệng tối đa, đĩa khớp vẫn giữ vị trí bất
thường, trước lồi cầu.


REFERENCES
1. Fernando Melhem Elias et al. Ultrasonographic findings in normal
temporomandibular joints. Brazilian Oral Research, on-line version
ISSN 1807-3107, 2006
2. Habashi H1, Eran A1, Blumenfeld I1, Gaitini D2. Dynamic highresolution sonography compared to magnetic resonance imaging
for diagnosis of temporomandibular joint disk displacement. J
Ultrasound Med. 2015 Jan;34(1):75-82. doi: 10.7863/ultra.34.1.75.



×