Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Thuyết trình đánh giá tác động của cú sốc kinh tế nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.75 KB, 14 trang )

Đề Tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC KINH TẾ NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
Họ & Tên : VŨ ĐỨC NAM

Mã Số SV: 11122618

Lớp: KINH TẾ HỌC 54

NGUỒN THAM KHẢO: NHÓM NGÀNH KHOA HỌC KINH TẾ - ĐH KINH TẾ - ĐHQG TP
HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC

I, GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC CÚ SỐC

II, SỐ LIỆU & XỬ LÝ SỐ LIỆU

III, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC

IV, ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU


I, GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC CÚ SỐC
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-Phương pháp sai biệt – mô hình Ramsey Cass – Koopmans,
-phương pháp mô hình nhân tố,
-phương pháp Matching, mô hình CGE, v.v...

2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÚ SỐC



Angrist, Joshua and Alan Krueger ( 1999); Urban Jermann and Vincenzo Quadrini - “Macroeconomic Effects of Financial Shocks” ( 2009); Lê Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy Vinh - “The impact of oil
prices, real effective exchange rate and inflation on economic activity: Novel evidence for Vietnam” (2011);…

=> Ý NGHĨA: Đứng trên góc độ nghiên cứu, những công trình đã cung cấp các bằng chứng cho thấy việc thông qua các cú sốc kinh tế có liên hệ với sự cải thiện hiệu suất của toàn bộ nền kinh tế.

3. KHÁI NIỆM “CÚ SỐC”

Những sự kiện không lường trước xảy ra trong nền kinh tế thường được gọi là những “cú sốc” (Theo Thomas J. Sargent and Christopher A. Sims-Empirical Macroeconomics),
một cú sốc kinh tế có thể là tích cực hay tiêu cực.


I, GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC CÚ SỐC

4. GIỚI THIỆU BÀI NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy Vectơ VAR (mô hình gồm 3 biến nội sinh là: lạm phát, sản lượng và lãi suất), với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 6.0.

Dựa trên bài nghiên cứu của Thomas J. Sargent and Christopher A. Sims-Empirical Macroeconomics. Kế thừa những ý tưởng nghiên cứu đó, áp dụng cho bài nghiên cứu này với các biến lạm phát, sản
lượng , lãi suất. Kết quả thu được cho thấy rằng cú sốc kinh tế có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam.


II, SỐ LIỆU & XỬ LÝ SỐ LIỆU

Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê (GSO), Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF)

Số Liệu: 01/2005 - 09/2015

Lãi suất tiền gửi (%) Việt Nam đồng 3 tháng được sử dụng đại diện cho lãi suất thị trường, phản ánh những thay đổi trong biến tiền tệ từ phía
cung tiền. Dữ liệu về lãi suất được khai thác theo Thống kê tài chính quốc tế IFS



Sản Lượng: Không có thống kê về tổng sản lượng theo tháng nên nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số sản lượng công nghiệp hàng tháng theo năm cơ sở 2005=100 lấy từ
số liệu của Tổng cục thống kê làm biến thay thế, đại diện cho áp lực tổng cầu. Khoảng cách sản lượng không cần điều chỉnh theo mùa vì các ảnh hưởng mùa vụ đã
được loại khi thực hiện kỹ thuật.


Lạm Phát: Số liệu của CPI (CPI tháng 1-2005 =100) được lấy từ Thống kê tài chính quốc tế IFS-IMF


XỬ LÝ SỐ LIỆU


=> Như vậy các biến được chọn trong mô hình đều thể hiện mối quan hệ lẫn nhau và chúng đều tác động đến nền kinh tế.


III, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC
Hàm Phản Ứng

Phản ứng của lạm phát với các cú sốc vĩ mô (Sản lượng, Lãi Suất)

Phản ứng của lạm phát khi sản lượng thay đổi, ta thấy rằng, theo như kỳ vọng, khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho lạm phát tăng lên trong cùng thời kỳ. Ở thời điểm bắt đầu không
có sự thay đổi và trong những tháng tiếp theo khi có sự gia tăng về sản lượng đã làm cho lạm phát tăng lên, và tăng liên tục trong những tháng sau, thể hiện sự ảnh hưởng của sản
lượng khá lớn và có biến động ảnh hưởng đến lạm phát.

Còn với phản ứng của lạm phát với lãi suất lại không giống với sản lượng, ở đây có sự biến đổi, lạm phát tăng lên liên tục trong khoãng 5 tháng đầu, sau đó lại giảm dần khi có cú
sốc lãi suất.


Phân tích Phân rã phương sai


=> lãi suất là tác nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam


IV, ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU
1. CHÍNH PHỦ
 Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và nới lỏng tiền tệ kềm chế lạm phát và tái thiết lập sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô
 Giảm chi tiêu công không hiệu quả, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng ở những lĩnh vực tăng trưởng bền vững
 Đưa ra các chính sách đề bảo vệ người nghèo cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
 Tăng cường chống tham nhũng đặc biệt là trong các ngành công nghiệp.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất
khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn
 Gia tăng thị phần thương mại thế giới bằng cách thu hút đầu tư và công nghệ
 Cải thiện giáo dục, đào tạo và tạo công ăn việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mang lại sự đảm bảo chắc
chắn hơn nhờ cải thiện được tính linh hoạt và khả năng phản ứng toàn diện trong nền kinh tế
 Chủ động với lạm phát mục tiêu.


IV, ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU

2. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

 Tái cấu trúc doanh nghiệp của mình bằng các biện pháp như giảm giá thành, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường và
tăng chất lượng sản phẩm. Các biện pháp tái cấu trúc này đã có hiệu quả cao, trong đó, 65% doanh nghiệp cho rằng chất lượng
sản phẩm tăng lên rõ rệt, 57% doanh nghiệp cho rằng năng suất lao động tăng cao.

 Cắt giảm nhân sự để duy trì năng suất lao động và giảm chi phí của doanh nghiệp.

 Huy động vốn ngân hàng và bên ngoài hệ thống các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao.


 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

 Một số doanh nghiệp nhỏ tuyên bố giải thể và ngưng sản xuất.




×