Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện giúp nâng cao chất lượng đội tuyển bóng đá nam học sinh của trường tiểu học ninh lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.76 KB, 13 trang )

PHÒNG GDĐT NINH HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH NINH LỘC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến thị xã
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016-2017
Đề tài
“Một số phương pháp tuyển chon và huấn luyện giúp nâng cao chất lượng đội
tuyển bóng đá nam học sinh của trường tiểu học Ninh Lộc"
Người thực hiện: Nguyễn Thế Thủ, sinh năm: 1985.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Ninh Lộc
Trình độ chuyên môn: Đại học GDTC
Đề tài chuyên môn: Thể dục
Thời gian thực hiện SKKN: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
Đạt CSTĐCS từ năm: Năm 2013
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả
xã hội đều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế
giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay
chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ
tốt... Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn
là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu
học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm đầu tiên những nhân tài cho xã hội mai sau.
Hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển cùng hoà
nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “Quốc


sách hàng đầu” ngành giáo dục được chú trọng, được các cấp các ngành quan tâm.
Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện (đức - trí - văn - thể
- mĩ…) khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có một thân hình đẹp
vừa có một sức khoẻ tốt.
Như Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục năm 1946: “Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu
ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước mạnh
khoẻ….” Và vì thế “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân
yêu nước”.
Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo
dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh
1


những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân
thể đạo đức tác phong con người mới.
Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Một trong
những môn thể thao được các em học sinh tiểu học yêu thích nhất là môn “Bóng đá
mini”. Những năm gần đây môn bóng đá này được phát triển rộng rãi trong cả nước
nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng. Hàng năm trung tâm văn hóa thể
thao thị xã thường tổ chức bóng đá cho các em thiếu niên, nhi đồng và cứ hai năm một
lần phòng giáo dục thị xã Ninh Hòa lại tổ chức Hội khoẻ phù đổng. Để các em có dịp
thi tài những môn thể dục thể thao khác nhau như môn: Cờ vua, bơi lội, đá cầu… đặc
biệt là môn bóng đá mini được các trường tham gia nhiều nhất và sôi nổi nhất, có
nhiều cổ động viên đến cổ vũ cho đội tuyển của trường mình nhiều nhất.
Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế nào
để đưa đội tuyển của trường giành được nhiều chiến thắng nhất trong mỗi lần tham gia
các giải thi đấu cấp thị xã. Đồng thời chọn được nhiều học sinh tham gia thi đấu cấp
tỉnh… Với kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa
chọn đề tài “Một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện giúp nâng cao chất lượng

đội tuyển bóng đá nam học sinh của trường tiểu học Ninh Lộc".
1. Mục đích đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu: Các em học sinh nam khối 4, 5 tham gia đội tuyển bóng
đá của trường tiểu học Ninh Lộc.
b) Cơ sở nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế khi dẫn học sinh tham gia hội khỏe phù
đổng môn bóng đá cho thấy các em chưa được tuyển chọn và huấn luyện một cách bài
bản và có hệ thống nên đa phần các em chưa nắm chắc luật, kỹ chiến thuật, chưa tự
tin, mạnh dạn nên thi đấu không hiệu quả dẫn đến thành tích đạt được không cao.
c) Nhiệm vụ nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm kỹ thuật và cơ sở lý luận lựa chọn và
ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển bóng đá nam học sinh của
trường tiểu học Ninh Lộc
2. Phương pháp
a) Các phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp làm mẫu
- Phương quan sát
- Phương pháp rèn luyện thực hành
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thi đấu
b) Giới hạn của đề tài: Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy thể dục khối 4, 5. Vì
vậy tôi tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng đội tuyển bóng đá nam học sinh khối
4, 5 của trường tiểu học Ninh Lộc.
2


II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, Phòng
GD&ĐT thị xã Ninh Hòa.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi thuận lợi cho giáo viên và học sinh
về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện nhà trường hiện có.
- Hiện nay các nguồn thông tin từ tài liệu, giáo trình, intetnet, video rất phong phú.
- Luôn được sự ủng hộ động viên giúp đỡ của anh em đồng nghiệp, nhất là giáo viên
trong nhóm thể dục.
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhất trí cao.
- Học sinh rất ham thích môn bóng đá
2. Khó khăn
Tuy môn bóng đá được đông đảo các em học sinh ưa thích và tham gia tập luyện
nhưng nhìn chung các em có tố chất và say mê về bóng đá thì rất ít. Thời gian tập bóng
và chơi bóng của các em bị hạn chế vì thời gian học thêm, học phù đạo trong trường
chiếm hết thời gian luyện tập của các em, mặt khác điều kiện cơ sở vật chất còn khó
khăn.
Thời lượng giảng dạy chính khóa môn bóng đá của học sinh tiểu học hầu như
không có nên trình độ nhận biết về bóng đá còn hạn chế.
3. Thực trạng chung của trường tiểu học Ninh Lộc:
Đối học sinh ở vùng nông thôn như trường tiểu học Ninh Lộc các em đa số là con
gia đình nông dân nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ của các em chưa có
điều kiện chăm sóc, quan tâm đến con cái. Trường ngoài cơ sở chính ở Phong Thạnh,
trường còn có ba điểm trường lẻ ở các thôn Tam Ích, Tân Thủy, Mỹ Lợi nên rất khó
khăn trong việc tuyển chọn và tập trung để tập luyện một cách đồng bộ ăn khớp với
nhau vì lực lượng của đội tuyển bóng đá mini này nằm rải rác ở các điểm trường.
Mặt khác địa bàn lại cách xa các trung tâm thể dục thể thao, không được tập luyện
thể dục thể thao hằng ngày, không thể hiện được năng khiếu của mình như môn bóng
đá mini này. Trong trường học hầu như không có sân bãi tập luyện chỉ tận dụng những
khoảng đất trống tự tập luyện với nhau mang tính tự phát không có bài bản, không
đúng luật... vì học sinh xem đây như một trò chơi giải trí sau mỗi giờ ra chơi. Chính vì
vậy rất nguy hiểm khi các em không may đá bóng vào những bạn đang chơi gần đấy
hoặc bị té ngã không có người lớn giúp đỡ ...
Ngoài ra bóng đá không phải là nội dung bắt buộc trong chương trình thể dục tiểu

học chính khóa. Giáo viên chủ yếu là tự học hỏi thông qua đồng nghiệp và bạn bè, qua
sách vở báo chí và nhất là qua internet để tự hoàn chỉnh mình và giúp cho học sinh
một số những kĩ năng thiết yếu trong tập luyện và cũng như trong thi đấu.
Một số giáo viên và phụ huynh cho rằng môn bóng đá mini này chỉ là hoạt động
ngoại khoá nên ít được quan tâm theo dõi tìm những học sinh có năng khiếu để tập
luyện mà chỉ đợi đến khi tham gia các phong trào thể dục thể thao cấp thị xã mới chọn
một số em đi thi để gọi là tham gia có đủ phong trào... dẫn đến kết quả thường không
cao.
3


B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong luyện tập môn bóng đá mini để có được những giờ học đạt kết quả cao
trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện, nắm vững
nội dung, thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... Giáo viên cần phải nghiên cứu
kĩ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác nhuần thục, phân tích
rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác. Đã gọi là làm mẫu động tác phải đạt được yêu
cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng
trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không chuyên nghiệp như chúng tôi thì những
động tác quá khó không có khả năng làm mẫu được nên cho học sinh quan sát tranh
hoặc xem phim... Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ
hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu động,
thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên
ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong tập
luyện. Chia các em thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua
với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong tập luyện
hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những
kĩ năng đã học một cách nhuần nhiễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp

trường, cấp thị xã luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt...
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia
tập luyện và ghi nhận những thành quả của đội bóng đã đạt được trong những năm
qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng
thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc
phục được.
Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải
tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù
hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển bóng đá mini trường tiểu học có được chất lượng
tốt nhất mang về những chiến thắng vẻ vang nhất....
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài:
Điểm mới của đề sáng kiến kinh nghiệm này là ở khâu tuyển chọn: Tôi bắt đầu
theo dõi các em đá bóng với nhau trong giờ ra chơi, sau đó tôi tham mưu với ban giám
hiệu tổ chức giải bóng đá cấp trường cho các em học sinh khối 4,5 qua đó tuyển chọn
các em và cuối cùng là khảo sát các em có tiềm năng để thành lập đội tuyển bóng đá
của trường.
Lợi thế là nhà gần trường nên tôi tập luyện cho các em vào thứ 7, chủ nhật hàng
tuần và trong hè; bên cạnh đó, tôi còn đăng ký tham gia giải hè do các cấp tổ chức mục
đích cho các em thi đấu cọ sát, tích lũy kinh nghiệm. Qua cách làm này giúp cho tôi có
được đội hình nòng cốt khi tham gia các kỳ “Hội khỏe phù đổng”. Đồng thời giúp học
sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập luyện
2. Phương pháp thực hiện cụ thể:
2.1: Một số luật cơ bản về môn bóng đá mini.
4


- Bóng đá mini là môn bóng đá dành cho thiếu nhi. Mỗi trận đấu phải có 02 đội, mỗi
đội có 5, trong đó có 01 thủ môn. Số lần thay cầu thủ dự bị trong một trận đấu không
hạn chế, cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác. Việc

thay cầu thủ phải được thực hiện đúng các qui định.
- Những đặc điểm của sân được xác định theo kích thước: sân hình chữ nhật chiều dài
tối đa 42m, tối thiểu 25m. Chiều rộng tối đa là 25m và tối thiểu 15m. Các đường kẻ
giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường kẻ giới hạn theo chiều dọc
gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang gọi là đường biên ngang.
Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Khung thành chiều
rộng 3m (tính từ mét trong 2 cột dọc) và cao 2m. Ở trung tâm giữa sân kẻ một vòng
tròn có bán kính 3m. Khu phạt đền, để vẽ được đường kẻ khu phạt đền người ta lấy 2
chân cột dọc làm tâm rồi vẽ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính là 6m, sau đó
nối điểm cuối của 2 cung đường tròn này sẽ được một đoạn thẳng dài 3,16m song song
đường biên ngang. Khu vực trong giới hạn đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Ở giữa
đường kẻ 3,16m có 1 điểm gọi là điểm phạt đền thứ nhất (hay còn gọi là chấm phạt
đền 6m). Trên đường thẳng vuông góc với biên ngang cách 10 có một điểm nữa là
điểm phạt đền thứ 2. Cung đá phạt góc có bán kính là 25cm. Đây là một số yếu tố cơ
bản về kích thước của một sân mini.

(Hình ảnh: Kích thướt sân bóng đá mini 5 người)
- Những quả đá phạt đường biên dọc: Bóng được đặt tại trên đường biên dọc tại nơi
mà cầu thủ đối phương đá vượt ra khỏi đường biên dọc đó. Chú ý nếu đá thẳng vào
cầu môn mà không chạm vào bất cứ cầu thủ nào thì không được tính là ghi bàn thắng.
Thời gian đá phạt không quá 6 giây từ khi đặt bóng.
- Thủ môn được quyền đá bóng lên sân trong khung phạt đền khi bắt được bóng cầu
thủ đối phương đá vào. Khi bóng đi hết đường biên ngang chỉ được quyền ném bóng
lên.
Những quả đá phạt góc: Được quyền đá quả phạt góc là trước khi bóng đi hết đường
biên ngang chạm vào người bất cứ cầu thủ nào của đối phương.
Đây là một số luật cơ bản mà học sinh thường lúng túng khi tham gia trận đấu.
2.2: Một số kĩ thuật đá bóng cơ bản:
5



Cấu trúc tổng thể của động tác đá bóng bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Chạy đà: Chạy theo cách tăng dần đều và bước cuối dài.
- Chân trụ: Khớp gối hơi khuỵu mũi chân hướng về mục tiêu.
- Chân lăng: Được vung từ sau ra trước với biên độ rộng và tốc độ nhanh nhất.
- Điểm tiếp xúc: Cứng cổ chân khi chân tiếp xúc với bóng và điểm tiếp xúc phải vào
tâm bóng.
- Kết thúc: Cơ thể giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước theo đà của chân lăng.
a. Đá bóng bằng má trong (lòng bàn) chân: Đây là kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất
trong bóng đá. Do diện tích tiếp xúc giữa má trong lòng bàn chân và bóng khá lớn, cho
nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chuẩn xác cao. Cách thực hiện
động tác theo 5 bước như trên.

(Hình ảnh: kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân)
b. Đá bóng bằng mu bàn chân: Kĩ thuật này này thường được sử dụng để chuyền
bóng ở cự ly ngắn và trung bình. Bên cạch đó cũng có thể làm cú sút dứt điểm. Cách
thực hiện động tác gồm bước cơ bản sau :
+ Chạy đà: Thẳng hướng bóng (hoặc chếch từ 5 – 10 cm) tốc độ tăng dần đều, bước
cuối dài.
+ Chân trụ: Đặt ngang và cách bóng 10 – 15cm, mũi chân trụ thẳng hướng cần đá.
Đầu gối khuỵu cả trọng tâm dồn vào chân trụ.
+ Chân lăng: Vung từ trước ra sau, tốc độ vung chân lăng và tốc độ chạy đà là hai yếu
tố quyết định uy lực của cú đá (cú sút).
+ Tiếp xúc bóng: Điểm tiếp xúc là tâm quả bóng.
+ Kết thúc: Khi thực hiện và kết thúc động tác hai tay vung tự nhiên thân người giữ
chắc và ngả về phía chân lăng.

6



(Hình ảnh: kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân)
c. Kĩ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân: Đây là kĩ thuật thường được áp dụng để sút
cầu môn, đá phạt hoặc đá nhanh hoặc bất ngờ đưa bóng qua đầu đối phương. Hướng
chạy đà thẳng với hướng đá tốc độ tăng dần, khi chạy người hơi ngả về phía trước.
Chân trụ đặt cách bóng khoảng 10 – 15cm, đầu gối chân trụ hơi khuỵu để giữ thăng
bằng. Chân lăng tiếp xúc vào phía sau của bóng và mũi bàn chân có hướng đi lên.
d. Kĩ thuật đá bóng bằng gót chân (đánh gót): Kĩ thuật này tuy ít được sử dụng,
song nếu tập luyện tốt và vận dụng phù hợp thì lại rất hiệu quả và nó luôn mang tính
bất ngờ. Kĩ thuật đánh gót thường được áp dụng để chuyền bóng cho đồng đội ở vị trí
trống, đánh lừa đối phương trong tranh cướp bóng hoặc ghi bàn trong cự ly ngắn.
e. Kĩ thuật đá vô lê: Đây thực ra cũng là kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, nhưng
đòi hỏi cầu thủ phải phán đoán chính xác đường bay của bóng và thời điểm tiếp xúc
bóng. Để thực hiện được động tác này người ngả về phía chân trụ, chân lăng đá về sau
lấy đà theo một đường vòng chếch rồi vung mạnh về trước và dùng phần mu chính
diện đá ngang vào bóng. Do trong khi đá theo quán tính người phải xoay theo hướng
vòng cung cho nên chân trụ không được đặt cả bàn chân chạm đất, mà phải kiễng lên
để tạo điều kiện thuật lợi cho động tác xoay thân Khi bóng ở tầm cao mà muốn thực
hiện kĩ thuật này thì cầu thủ có thể giậm nhảy tung người lên không để đá.
f. Kĩ thuật đánh đầu giữa trán:
+ Tư thế chuẩn bị: đứng chân trước – chân sau. Chân trước đặt nhẹ phía trước, chân
sau khuỵu (chùng xuống) để hạ thấp trọng tâm. Ở tư thế chuẩn bị toàn cơ thể như hình
cánh cung ngả về sau, nhằm chuẩn bị để cho động tác gập thân kéo dài được biên độ.
Mắt mở, nhìn theo bóng bay đến. Hai tay dang tự nhiên để giữ thăng bằng.
+ Giai đoạn tiếp xúc bóng: Khi phán đoán đúng thời điểm đánh đầu, chân sau từ tư
thế khuỵu gối bắt đầu đạp mạnh xuống đất đẩy thân về phía trước. Trọng tâm của cơ
thể dồn từ chân sau sang chân trước. Thời điểm trán giữa tiếp xúc bóng chính là lúc
thân người đã qua tư thế thẳng đứng và hơi đổ về phía trước. Trong quá trình đánh
đầu, mắt luôn mở để quan sát bóng, đảm bảo chính xác của thời điểm và vị trí tiếp xúc
bóng.


(Hình ảnh: kĩ thuật đánh đầu giữa trán)
Lưu ý: Đường bóng bay đi phụ thuộc vào vị trí tiếp xúc của trán vào bóng. Nếu
tiếp xúc vào phía dưới bóng thì bóng bay cao (bổng). Nếu đánh vào đúng tâm bóng, thì
bóng đi mạnh, gần song song với mặt đất. Nếu đánh vào phần trên của bóng thì bóng
bay chếch xuống
7


g. Kĩ thuật tâng bóng: Đặc điểm nổi bật của thi đấu bóng đá là tính đối kháng mạnh
và tranh đua quyết liệt. vì vậy trong thi đấu để có thể ứng phó được một cách nhanh
chóng với các tình huống khác nhau thì các cầu thủ phải tìm hiểu và nắm vững được
tính năng cũng như đường bay của bóng trong các tình huống đó. Tập luyện kĩ thuật
tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp các cầu
thủ nắm chắc được tính năng và nâng cao khả năng khống chế bóng. Bên cạnh đó,
luyện tập tâng bóng cũng có thể giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thành kĩ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt
của cổ chân, khớp gối, hông đồng thời phát triển kỹ năng phản xạ và ứng biến trong thi
đấu. Kĩ thuật thuần thục tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho kĩ thuật
chuyền bóng, sút cầu môn, đỡ bóng, dẫn bóng và tranh cướp bóng… Đặc biệt đối với
những người mới tập và cầu thủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì kĩ thuật này lại càng
được trú trọng luyện tập nhiều hơn. Các bộ phận cơ thể và phương pháp thường được
sử dụng trong luyện tập kĩ thuật tâng bóng là:
+ Tâng bóng bằng mu chính diện
+ Tâng bóng bằng má trong
+ Tâng bóng bằng má ngoài
+ Tâng bóng bằng đùi
+ Tâng bóng bằng sự phối hợp giữa chân và đùi….

(Hình ảnh: kĩ thuật tâng bóng bằng mu chính diện)
h. Giữ bóng lăn sệt bằng gan bàn chân: Thân người đứng đối diện với hướng bóng

đến, thân hơi ngã về phía trước, chân trụ đặt một bên bóng, mũi chân đối diện với
hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu xuống, đồng thời chân giữ bóng đưa lên, khớp gối
co lại, bàn chân co lên làm cho gan bàn chân hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn
90o

8


2.3: Một số chiến thuật cơ bản trong tập luyện và thi đấu.
a. Chiến thuật đá quả phạt biên dọc: Đối với môn bóng đá mini 5 người thực hiện
đá biên dọc thẳng vào lưới đối phương là một lợi điểm rất lớn để ghi bàn thắng trực
tiếp vì cầu môn của đối phương theo phản xạ tự nhiên khi bóng bay vào cung thành
liền lao người ra bắt ngay. Chỉ cần chạm tay vào bóng trước khi bóng lọt lướt là được
công nhận bàn thắng.
b. Chiến thuật giao bóng giữa sân: Khi được quyền giao bóng giữa sân ta cũng thực
hiện quả sút xa từ giữa sân nhằm tạo sự bất ngờ cho đối phương và cũng rất dễ ghi bàn
thắng. Nhưng đối với những quả sút như vậy cần chọn những em có thể lực tốt và chân
sút chính xác thì đường bóng mới căng và chuẩn xác vào trong khung thành đối
phương.
c. Chiến thuật thay người: Trong quá trình diễn ra trận đấu huấn luyện viên nhận
thấy đối phương rất mạnh về phòng vệ thì ta cần tung ra những cầu thủ tiền đạo nhằm
tấn công nhiều hơn để phá vỡ được hàng hậu vệ của đội bạn để ghi bàn thắng và ngược
lại nếu thấy đội bạn rất mạnh về tấn công ta nên tung ra những hậu vệ tốt nhằm để cản
phá được sự tấn công của đối phương. Đồng thời luôn thực hiện lối đá tiền vệ cắm có
khả năng tấn công nhanh vì đối với bóng đá mini 5 người không bắt lỗi liệt vị.
2.4: Bài tập dành riêng cho thủ môn: như chúng ta đã biết vai trò của thủ môn là
người gác đền, nên thủ môn chơi chắc chắn sẽ tạo động lực cho đồng đội thoải mát và
tự tin trong thi đấu mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tập
luyện cho thủ môn, ngoài tập thể lực ra thì thủ môn phải tập dẻo rất vất vả
a. Tập dẻo: bài tập cơ lưng, cơ bụng

- Tập cơ lưng: cho các nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em bắt bóng từ
dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập các em phải
thực hiện từ 20 – 30 lần.
- Tập cơ bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được ném
bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được kéo dài
ra sao cho các em dùng sức của mình trường tới, hoặc vươn dài ra để bắt bóng.
b. Tập bắt bóng bổng: cho các em tập bắt bóng bổng từ những quả đá phạt góc. Tôi
lưu ý với các em phải biết phán đoán điểm rơi của bóng để ra vào hợp lí.
Ngoài ra tôi cũng cho các em tập đá phạt có hàng rào, vai trò của thủ môn phải biết
điều chỉnh hành rào như thế nào. Mặt khác, tôi cũng cho các em tập đá luân lưu, đây
cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỷ số hòa thì sẽ xảy ra trường
hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trọng, chuẩn bị tâm lý cho các tốt sẽ
giúp các em bắt bóng tốt hơn khi đá luân lưu.
9


2.5: Thi đấu giao hữu: sau thời gian tập được 2 - 3 tháng tôi tiến hành cho các em thi
đấu giao hữu với các đội bóng trong thị xã. Qua các trận đấu đó tôi đã kiểm nghiệm lại
kết tập luyện và áp dụng chiến thuật phù hợp hay không để điều chỉnh kịp thời trước
khi tham dự “Hội khỏe phù đổng” có hiệu quả nhất

(Hình ảnh: Thi đấu giao hữu giữa 2 đội cơ sở: Mỹ Lợi – Phong Thạnh)
III. HIỆU QUẢ
Qua những lần áp dụng những kĩ thuật đá bóng trên một cách linh hoạt, sáng tạo trong
những giờ tập luyện. Học sinh tập đúng kĩ thuật chất lượng mỗi buổi tập được nâng lên
rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng phấn, không mệt mỏi. Đã thay đổi được ý nghĩ
trong các em từ tham gia chơi bóng đá chỉ là trò chơi giải trí đến nay môn bóng đá
được tập luyện một cách bài bản, đúng kĩ thuật giúp các em ngoài việc giải trí mà còn
rèn luyện sức khoẻ, phát huy được năng khiếu làm cơ sở nền tảng cho hạt giống bóng
đá sau này của đội tuyển các cấp….

Học sinh không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi
đấu thể dục thể thao... mà nay thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn, hiểu biết rõ luật thi
đấu ít phạm vào các lỗi đáng tiết trong thi đấu. Qua đó còn rèn luyện cho các em về
phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau học tập cũng như trong tập
luyện thể dục thể thao.
Những những năm gần đây đội bóng trường tiểu học Ninh Lộc luôn đạt được
thành tích cao và có nhiều học sinh được triệu tập tham gia thi đấu cấp tỉnh.
C. KẾT LUẬN
Việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tập luyện các kĩ thuật và chiến thuật
nêu trên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Học sinh cần được
trang bị đầy đủ giầy, tất dụng cụ tập luyện thì kết quả luôn đạt được chất lượng tốt
hơn.
Giáo viên trước khi hướng dẫn tập luyện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo án và
kĩ thuật từng động tác một cách nhuần nhuyễn.. Những động tác khó nên có tranh
minh hoạ hoặc xem phim… Luôn theo dõi, ghi chép những kết quả sau mỗi buổi tập
để tổng kết rút kinh nghiệm cho buổi tập sau.
Trong giờ tập luyện luôn chú ý đến sự đảm bảo an toàn cho học sinh tạo không
khí buổi tập được sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa những
năng khiếu của học sinh.
I. PHẠM VI ỨNG DỤNG
10


Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi đội tuyển bóng đá nam học sinh của
trường tiểu học Ninh Lộc, thông qua đề tài này, tôi cố gắng truyền đạt cho các em sự
hiểu biết về kiến thức bóng đá, cũng như kĩ - chiến thuật thi đấu bóng đá 5 người.
Ngoài ra theo tôi đề tài này rất dễ thực hiện có thể nhân rộng ra các trường khác hay
toàn thị xã.
II. Ý NGHĨA
Giúp học sinh tập đúng kĩ thuật, chất lượng mỗi buổi tập được nâng lên, các em tập

luyện một cách hưng phấn, không mệt mỏi, rèn luyện sức khoẻ, phát huy được năng
khiếu làm cơ sở nền tảng cho hạt giống bóng đá sau này của đội tuyển các cấp…
Học sinh không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi
đấu thể dục thể thao... mà thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn, hiểu biết rõ luật thi đấu ít
phạm vào các lỗi đáng tiết trong thi đấu. Qua đó còn rèn luyện cho các em về phẩm
chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau học tập cũng như trong tập luyện
thể dục thể thao.
Sáng kiến này giúp cho tôi thành lập được đội tuyển bóng đá nam học sinh của
trường, đồng thời rút ngắn được thời gian huấn luyện về kĩ thuật cơ bản cho các em khi
đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng”. So với trước đây là đến hội thi mới tuyển chọn và huấn
luyện. Như thế sẽ không huấn luyện được cho các em hết về kĩ - chiến thuật của bóng đá 5
người. Góp phần đạt thành tích cao khi tham gia giải bóng đá do các cấp tổ chức.
Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong nhà
trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại khâu
dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa.
III. KIẾN NGHỊ:
- Phụ huynh cần dành cho các em một khoảng thời gian vui chơi, tập luyện thể
dục thể thao giúp các em thư giản sau những giờ học và phát triển được những năng
khiếu tiềm ẩn...
- Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho các em có được sân chơi rộng rãi, an
toàn. Thường xuyên tổ chức các phong trào TDTT liên trường để các em có điều kiện
tham gia thi đấu, cọ sát với các bạn trường khác và xem đây là một hoạt động thường
xuyên của nhà trường.
Đối với lãnh đạo cấp trên mở các lớp năng khiếu cho học sinh tham gia đồng
thời mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy thể dục nhằm nâng cao trình độ và
kiến thức chuyên môn hơn. Có chế độ bồi dưỡng ngoài giờ, hoạt động ngoại khoá để
giáo viên luyện tập cho học sinh được tốt hơn.

Ninh Lộc, ngày 08 tháng 5 năm 2017
Người viết


11


Nguyễn Thế Thủ

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. Lý do chọn đề tài

1

1. Mục đích đề tài

2

a) Đối tượng nghiên cứu

2

b) Cơ sở nghiên cứu

2


c) Nhiệm vụ nghiên cứu

2

2. Phương pháp

2

a) Các phương pháp nghiên cứu

2

b) Giới hạn của đề tài

3

II. THỰC TRẠNG

3

1. Thuận lợi

3

2. Khó khăn

3

3. Thực trạng chung của trường tiểu học Ninh Lộc


4

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

I. Cơ sở lý luận

4
12


II. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4

1. Các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài

4

2. Phương pháp thực hiện cụ thể

5

2.1: Một số luật cơ bản về môn bóng đá mini

5

2.2: Một số kĩ thuật đá bóng cơ bản


6

2.3: Một số chiến thuật cơ bản trong tập luyện và thi đấu

9

2.4: Bài tập dành riêng cho thủ môn

10

2.5: Thi đấu giao hữu

10

III. Hiệu quả

10

C. KẾT LUẬN

11

I. phạm vi ứng dụng

11

II. Ý Nghĩa

11


III. Kiến nghị

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/

Đảng và nhà nước với thể dục thể thao.

2/

Luật giáo dục

3/

Luật bóng đá mini 5 người

4/

Giáo trình bóng đá

5/

Bóng đá, kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện

6/

Kỹ chiến thuật và phương pháp giảng dạy bóng đá


7/

Tham khảo trên internet, video

13



×