SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Đoàn kết
Tên đề tài
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT
TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10 TRƯỜNG THPT
ĐOÀN KẾT”
Người thực hiện: Trần Xuân Hải
Lĩnh vực nghiên cứu
- Phương pháp dạy học bộ môn: Thề dục
Năm học 2011 – 2012
1
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Xuân Hải
2. ngày tháng năm sinh: 11/7/1978
3. Nam, Nữ: Nam
4. Địa chỉ: 1080/8 Tổ 4 khu 12 Thị Trấn Tân Phú – Đồng Nai
5 Điện thoại: 0919772505. Nhà riêng 0613696647
6. E. Mail: Hai_ha_duc_nghia @ yahoo.com.vn
7 Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Đồn Kết
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Đại học
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên mơn có kinh nghiệm
Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 SKKN
* “Cách xử trí chấn thương trong tập luyện TDTT trong trường THPT”
* “Một vái kinh nghiệm về cách thức tổ chức một buổi tập chính khố trong môn
GDTC ở trường THPT”
2
MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
4
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
7
I. Đặc điểm tâm - sinh lý, giải phẩu của học sinh phổ thông.
7
II. Đặc điểm sinh lý môn chạy bền
7
III. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền
9
IV. Các phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học
sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết
10
1. phương pháp phát triển sức bền ưa khí
10
2. Phương pháp phát triển sức bền yếm khí
11
3. Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học
12
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
13
2.1. Xác định việc sử dụng các test trong kiểm tra đánh giá
13
2.2 Đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy và huấn luyện đã lựa
chọn để nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Đoàn
Kết
14
2.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
15
2.2.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
16
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
3
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN
SỨC BỀN CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10 TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thể dục thể thao <TDTT> là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được
trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà Nước, nhằm bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người trước hết là sức khoẻ, thể lực, góp phần bồi
dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh.
Chỉ thị 36CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của ban bí thư trung ương đảng
đã nêu rõ “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT
phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn
hoá, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động
thể thao quốc tế trước hết là khu vực Đông Nam Á. Trước mắt là phải thực hiện
Giáo Dục Thể Chất trong tất cả các trường học là làm cho việc tập luyện TDTT
trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên”.
Trong hệ thống giáo dục- đào tạo ở nước ta giáo dục thể chất là một bộ phận
của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ để đào tạo họ trở thành những con người phát
triển toàn diện cả về tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ nhân tương
lai của đất nước, có trình độ chun mơn vững vàng, có đạo đức, có tinh thần u
nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu, được Đảng, Nhà Nước và các vị lãnh đạo ln quan tâm hàng đầu
để làm hồn thiện cấu trúc và chức năng của cơ thể con người, thông qua tập luyện
TDTT cịn giáo dục về đạo đức, trí tuệ, tinh thần, thẩm mỹ…. Nhằm đáp ứng mục
tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hố - hiện đại hố đất nước.Trong giáo dục thể chất trường học có nhiều nội dung
khác nhau, trong đó chạy bền được tiến hành thường xuyên ở tất cả các tiết học nội
khoá trong năm học. Nên việc phát triển tố chất sức bền là một trong những nội
dung cơ bản nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động
lớn trong thời gian dài cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp thu, tập luyện
các nội dung khác được dễ dàng hơn.
Để phát triển tố chất sức bền thì bên cạnh việc tiếp thu các nguyên lý kỹ thuật
động tác thì việc tìm ra các phương pháp, phương tiện tập luyện là một trong
những yêu cầu cấp bách đặt ra. Đặc biệt việc phát triển tố chất sức bền cho học
sinh nữ trong các trường THPT là một vấn đề quan trọng. Từ những vấn đề nêu
trên mà tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện
phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đồn Kết”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy và huấn luyện để nâng cao sức
bền cho học sinh Nữ khối 10 trường THPT Đoàn Kết.
4
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
-
Phương pháp phỏng vấn.
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tận dụng trí tuệ, hiểu biết và
kinh nghiệm của các quý thầy cô giáo để từ đó lựa chọn các Test kiểm tra ban đầu
Đối tượng phỏng vấn của tôi là 30 thầy, cô giáo.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả các phương
pháp đã lựa chọn, nhằm kiểm tra thành tích chung của học sinh trước và sau khi
thực nghiệm
-
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Tơi sử dụng phương pháp nhằm kiểm định tính thực tiễn, hiệu quả và khoa
học của những phương pháp đã lựa chọn
-
Phương pháp toán học thống kê.
Được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu được của quá trình
nghiên cứu nhằm so sánh thống kê và đánh giá.
n
- Chỉ số trung bình cộng( x ):
x=
∑x
i =1
i
n
Trong đó: x là ký hiệu số trung bình; xi là ký hiệu số quan sát thứ i;
n là số lần quan sát.
n
- Phương sai:
δ =
2
∑( x
i =1
i
− x)
n −1
n
- Độ lệch chuẩn:
δ = δ2 =
∑( x − x )
i =1
2
i
n
Trong đó: δ x : Độ lệch chuẩn; xi : Giá trị của cá thể; x : Giá trị trung bình.
- Hệ số biến sai: CV =
δx
.100%
x
Nếu CV ≤ 10% thì đám đông số liệu tương đối đồng đều.
5
IV. NỘI DUNG NGHIEN CỨU
Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức bền là một trong những
năng lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể dành
được thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. là tiền đề cho việc thực
hiện những yêu cầu ngày càng khó khăn trong q trình tập luyện sức bền được
xác định trước hết thơng qua q trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ
thuộc vào những nhân tố năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và
tiết kiệm hoá năng, sức chịu đựng tâm lý, từ đó tơi xây dựng:
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Đặc điểm tâm - sinh lý, giải phẩu của học sinh phổ thông
Ở lứa tuổi này cơ thể của các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, chức năng
sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan của cơ
thể cũng được nâng cao hơn.
1. Về mặt tâm lý: Các em muốn mọi người chú ý tới mình, muốn chứng tỏ
hồi bão nhưng có nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.1. Hứng thú: Các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập trong học tập
xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi học
xong THPT. Tuy nhiên các em còn ham chơi và ngại vận động nên giáo viên cần
định hướng cho các em có được hứng thú học tập các mơn học nói chung và mơn
giáo dục thể chất nói riêng.
1.2. Tình cảm: Học sinh THPT có biểu hiện rõ rệt hơn về tình cảm u, ghét
với thầy cơ và bạn bè ở trường nên việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn
trọng của học sinh là một sự thành công lớn. Điều đó tạo ra nhiều thuận lợi cho
giáo viên trong q trình giảng dạy, nó thúc đẩy các em tự giác, tích cực trong tập
luyện TDTT. Vì vậy giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng và biết động
viên các em đúng lúc, đúng thời điểm trong quá trình học tập.
1.3. Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như các em khơng cịn tình trạng ghi nhớ
máy móc mà các em đã ghi nhớ một cách lôgic tư duy chặt chẽ hơn, nên giáo viên
có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích các chi tiết
kỹ thuật động tác cũng như các phương pháp, phương tiện để các em có thể vận
dụng trong giờ học trên lớp cũng như là trong quá trình luyện tập. Ở lứa tuổi này
các có thể thực hiện tốt những bài tập khó với yêu cầu kỹ thuật cao. Vì thế có thể
đưa ra các phương pháp trong việc học tập môn chạy bền phù hợp và phát huy
được tính tích cực của học sinh.
2. Về giải phẩu sinh lý.
Ở lứa tuổi này cở thể đã kết thúc giai đoạn dạy thì nên cơ thể đã đạt đến trình
độ hồn thiện, nhất là về mặt chức năng, hình thái. Đây là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ về thể chất và tinh thần.
6
2.1 Hệ xương: thời kỳ này tính đàn hồi của xương giảm, độ giãn xương tăng
do hàm lượng canxi và phốt pho trong xương tăng, xương phát triển vững chắc và
ít bị cong vẹo (trừ cột sống ). Vì vậy tập luyện TDTT ở giai đoạn này cịn có tác
dụng chỉnh hình.
2.2 Hệ cơ: Giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh nhưng chậm hơn
hệ xương, khối lượng cơ tăng lên nhanh, chiếm khoảng từ 40-44% trọng lượng của
cơ thể.
2.3 Hệ hơ hấp và hệ tuần hồn: Cơ quan hơ hấp phát triển hồn chỉnh, dung
tích sống đạt từ 3000-3500ml, nhờ có hệ thần kinh điều hồ nên hệ hơ hấp hồn
chỉnh hơn. Giai đoạn này tần số hơ hấp giảm cịn 16 -20 lần/phút. Hơ hấp sâu hơn
nên cần phát triển cơ hô hấp bằng các động tác nhịp thở.
Bên cạnh đó phổi các em phát triển nhưng khoang ngực lại nhỏ và hẹp nên
các em thở nhanh và không ổn định.
II. Đặc điểm sinh lý môn chạy bền.
1. Đặc điểm chung của môn chạy bền:
Cự ly trung bình gồm 800m, 1500m, 3000m (nam); 800m, 1500m (nữ).
Đặc tính chung: kỹ thuật mang tính động lực học, động tác mang tính chu kỳ,
cường độ hoạt động gần tối đa, phát triển chủ yếu sức bền tốc độ. So với mơn chạy
ngắn thì cự ly hoạt động dài hơn, tốc độ chậm hơn nhưng thời gian dài hơn. Trong
lúc chạy cần phân phối sức lực hợp lý và nắm vững kỹ thuật chuẩn xác, có năng
lực gia tăng tốc độ, động tác chạy cần nhịp điệu và thả lỏng, có tiết tấu động tác
hợp lý.
2. Đặc điểm sinh lý:
a) Hệ thần kinh:
Tính linh hoạt hệ thần kinh tương đối cao, cũng gần giống như chạy ngắn, tốc
độ tương đối nhanh nên yêu cầu có khả năng thay đổi quá trình hưng phấn và ức
chế ở vỏ não. Nâng cao khơng ngừng tính linh hoạt thần kinh ở vỏ não.
Tính ổn định tốt chức năng cơ quan vận động.
Hệ thống thần kinh ln ln duy trì sự thay đổi quá trình hưng phấn và ức
chế trong thời gian tương đối dài nên cần bảo đảm sự hoạt động thay đổi nhanh và
thoải mái giữa cơ co và cơ đối kháng, nâng cao chức năng ổn định cơ bắp là điều
quan trọng để nâng cao thành tích đối với chạy cự ly trung bình.
Tế bào thần kinh cũng dễ bị mệt mỏi, vì quá trình hưng phấn hệ thần kinh
trung ương kéo dài, tiếp nhận và điều khiển xung động cao.
b) Hệ tuần hồn:
Cường độ chạy gần bằng mơn chạy ngắn, nhưng thời gian hoàn thành cự ly
tương đối dài, cần đến 3 - 5 phút. Trong tập luyện và thi đấu, hệ thống thần kinh
7
thực vật buộc phải thích ứng với yêu cầu chức năng vận động cơ năng thay đổi
khơng thể nhanh chóng nâng cao. Nhịp tim 200 - 250 lần / phút. đạt mức độ cao
hơn khả năng cơ thể con người.
Huyết áp tối đa tăng 185-220 mmHg, huyết áp tối thiểu giảm rõ rệt, huyết áp
cơ thể đạt tới khả năng cực hạn.
Lượng tâm thu phút có thể đạt 30 - 40 lít / phút, gấp 6,7 lần so với lúc yên
tĩnh, lượng tâm thu vào khoảng 150 - 210 ml. Thể tích tim qua thời gian luyện tập
dài và hệ thống sẽ tăng.
c) Sự biến đổi hệ hô hấp:
Giống như chức năng hệ tuần hồn, hệ hơ hấp khơng đáp ứng với cường độ
hoạt động cơ bắp, chỉ trong cự ly 1500m, khi sắp kết thúc cự ly, chức năng hệ hô
hấp mới đạt được mức độ cao.
Tần số hô hấp: 45 - 55 lần / phút trong phạm vi có hiệu quả hơ hấp.
Lượng thơng khí phổi đạt 100 - 140 lít / phút.
Nhu cầu O2: 8,5 - 12,5 lít / phút.
Nợ O2 từ 52 - 75%, tuy rằng số % nợ O 2 thấp hơn chạy ngắn (99%) nhưng trị
số tuyệt đối đạt 19 - 20 lít, cao hơn chạy ngắn, trong 4 vùng cường độ của
pharphell thì cự ly trung bình có trị số nợ O2 lớn nhất.
Thương số hô hấp: cao hơn 1, trong giai đoạn hồi phục do nhu cầu hồi phục
khả năng dự trữ kiềm, thương số hơ hấp giảm xuống 0,7 có khi là 0,6 - 0,5.
d) Sự thay đổi độ axit lactic máu:
Trong lúc chạy do thiếu O2 nên nợ O2 tăng lên, do vậy lượng axit lactic cũng
tăng lên, có thể đạt 250 mg%, lượng axit lactic trong nước tiểu cũng tăng theo đạt
đến 250 mg% và hàm lượng axit lactic máu tăng lên, để giữ ổn định kiềm - toan,
cơ thể phải tiêu hao khả năng dự trữ kiềm, vì vậy mà khả năng này giảm xuống 40
- 60%.
e) Sự trao đổi năng lượng:
Sự trao đổi năng lượng vừa thiếu oxy vừa có oxy tham gia, song chủ yếu là do
hệ thống cung cấp năng lượng không oxy tham gia. Cho nên để phát triển thành
tích chạy cự ly trung bình cần tăng cường khả năng trao đổi đường pha yếm khí là
chính, khả năng này là cơ sở sinh lý phát triển sức bền tốc độ.
g) Thời gian hồi phục:
Thời gian hồi phục vào khoảng 1 -2 giờ. Các chỉ tiêu sinh lý: mạch đập, chỉ
tiêu VO2 max phải qua 1 - 2 giờ mới trở về chỉ tiêu lúc n tĩnh.
Trong q trình chạy có thể xuất hiện “cực điểm” và “hô hấp lần 2”,
song điều này phụ thuộc vào trình độ huấn luyện.Trình độ huấn luyện càng cao thì
hiện tượng trên càng ít xuất hiện.
8
III. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt dộng nào
đó. Hoặc sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ định trước,
hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể
chịu đựng được.
Trong từng hoạt động thì tính chất và cơ chế mệt mỏi khác nhau nên sức bền
được chia ra làm 2 loại:
Sức bền chung: là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung bình
và nó thu hút toàn bộ cơ trong cơ thể tham gia vào hoạt động.
Sức bền chuyên môn: là sức bền đối với một hoạt động nhất định được chọn
làm đối tượng chuyên sâu.
Sức bền có liên quan chặt chẽ với thời gian hoạt động, cùng một bài tập có thể
thực hiện với cường độ khác nhau. Tương ứng với cường độ đó thời gian có thể
giao động từ một tới vài giờ. Vì vậy căn cứ vào thời gian hoạt động có thể chia sức
bền thành các loại như sau: sức bền ưa khí; sức bền yếm khí; sức bền ưa khí và
yếm khí.
Sức bền ưa khí: là sức bền trong hoạt động từ 10 - 12phút (là hoạt động mà
nguồn năng lượng do hệ hơ hấp và hệ tuần hồn đảm nhiệm)
Sức bền yếm khí: là sức bền hoạt động với thời gian ngắn khi hệ tuần hồn và
hệ hơ hấp chưa kịp bước vào hoạt động, với hoạt động từ 8’’ - 12’’
Sức bền ưa khí và yếm khí: là sức bền trong thời gian hoạt động từ 2 - 12phút
(thời gian đầu do nguồn năng lượng yếm khí đảm nhiệm nhưng sau đó do nguồn
năng lượng ưa khí đảm nhiệm, hệ tuần hồn và hệ hơ hấp hoạt động với công suất
lớn để phân huỷ gluxit và lipit cung cấp cho cơ thể)
Trong giáo dục sức bền thì lượng vận động được xác định đầy đủ nhờ vào 5
thành phần sau:
1.
Cường độ tuyệt đối của bài tâp.
Liên quan đến đặc điểm cung cấp năng lượng cho hoạt động. Khi tốc độ di
chuyển chậm sự tiêu hao năng lượng không lớn, lượng oxy hấp thụ trong hoạt
động đáp ứng đủ nhu cầu thì hoạt động diễn ra trong điều kiện ổn định thực sự,
những tốc độ như vậy gọi là tốc độ dưới mức tới hạn. Tốc độ cao hơn tốc độ tới
hạn gọi là tốc độ trên mức tới hạn, lúc này khả năng hấp thụ oxy của người tập cao
thì tốc độ tới hạn càng cao, trong trường hợp này nhu cầu hấp thụ oxy của cơ thể
vượt trên khả năng ưa khí của cơ thể và hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ oxy
do nguồn cung cấp năng lượng yếm khí đảm nhiệm.
2.
Thời gian hoạt động.
Liên quan đến tốc độ chuyển động, thời gian hoạt động xác định là hoạt động
đó do nguồn cung cấp năng lượng nào đảm nhiệm. Nếu hoạt động không quá từ 3
9
phút - 5 phút thì q trình hơ hấp khơng kịp đạt tới mức đầy đủ và hoạt động do
nguồn cung cấp năng lượng yếm khí đảm nhiệm. Vai trị lúc đầu là do phản ứng
phân huỷ Glucôgen và sau là do phản ứng phân huỷ phốtphocreatin sẽ tăng lên vì
thế để hồn thành cơ chế tiêu glucơgen, người ta cần hoạt động kéo dài từ 20” - 2
phút.
3.
Thời gian nghỉ giữa quãng.
Có 3 loại quãng nghỉ:
- Quãng nghỉ ngắn: là quãng nghỉ mà lượng vận động sau được tiến hành khi
cơ thể chưa hồi phục lại đầy đủ nguồn năng lượng cho hoạt động.
- Quãng nghỉ đủ: là quãng nghỉ mà lượng vận động sau được tiến hành vào
lúc năng lực vận động đã trở về mức ban đầu.
- Quãng nghỉ dài: là quãng nghỉ mà lượng vận động sau được tiến hành vào
giai đoạn hồi phục vượt mức.
4. Tính chất nghỉ ngơi.
Có 2 tính chất nghỉ ngơi là:
Nghỉ tích cực được dùng sau những bài tập có cường độ lớn.
Nghỉ thụ động được dùng sau những hoạt động nhẹ nhàng hoặc lúc nghỉ cuối
buổi tập.
5.
Số lần lặp lại.
Xác định mức độ tổng hợp của lượng vận động với cơ thể. Trong hoạt động
ưa khí tăng số lần lặp lại làm cho hệ tuần hồn và hệ hơ hấp hoạt động đến mức tối
đa. Trong hoạt động yếm khí tăng số lần lặp lại làm cho cơ thể thiếu oxy càng kiệt
quệ, lúc này hoạt động sẽ bị dừng lại hoặc sẽ bị giảm đi một cách đột ngột.
IV. Các phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho
học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu, đặc điểm sinh lý của môn chạy
bền, cơ sở sinh lý của sức bền và từ thực tiễn tôi đưa ra một số phương pháp phát
triển sức bền như sau:
1. phương pháp phát triển sức bền ưa khí.
với mục đích nâng cao khả năng làm việc trong thời gian dài và làm cho hệ
tuần hồn và hệ hơ hấp đạt hiệu suất cao với những hoạt động trung bình nhằm hấp
thụ oxy tối đa.
Ví dụ: tơi sử dụng bài tập như chạy 1000m với thời gian từ 5- 7 phút.
Để phát triển sức bền ưa khí tơi sử dụng các phương pháp đồng đều, liên tục,
lặp lại và biến đổi các phương pháp lặp lại, biến đổi sẽ nâng cao khả năng ưa khí,
trong q trình tiến hành thực nghiệm tôi đã sử dụng các bài tập phát triển sức bền
10
cho học sinh Nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết với cấu trúc lượng vận động như
sau:
1.1. Cường độ hoạt động: Cao hơn mức tới hạn và ở vào khoảng 70% - 80%
cường độ tối đa.
1.2. Độ dài cử ly: Phải chọn những bài tập sao cho thời gian thực hiện không
quá 60’’ - 90’’. Trong bài tập này hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ oxy và sẽ
đạt mức hấp thụ oxy tối đa vào lúc nghỉ.
Ví dụ: Bài tập chạy: 600 - 800m,
1.3. Khoảng cách nghỉ ngơi: Cần đảm bảo để hoạt động sau được tiến hành
trên cơ sở biến đổi có lợi của hoạt động trước. tuy nhiên trong mọi trường hợp
không nghỉ quá 5 phút vì đến lúc này các mao quản của cơ đã co lại nên những
phút đầu của hoạt động sau hệ tuần hồn sẽ hoạt động khó khăn hơn.
1.4. Tính chất nghỉ ngơi: Cần xen vào giữa các khoảng nghỉ bằng những
hoạt động phụ có cường độ thấp như đi lại nhẹ nhàng, chạy nhẹ nhàng.
1.5. Số lần lặp lại: Được xác định nhờ khả năng duy trì trạng thái ổn định của
người tập khi mức độ hấp thụ oxy giảm, mệt mỏi xuất hiện cũng là lúc có thể
ngừng tập.
2. Phương pháp phát triển sức bền yếm khí.
Để phát triển sức bền yếm khí cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
2.1. Nâng cao khả năng chức phận của cơ chế phơtphocreatin.(CP)
Các bài tập để nhằm hồn thiện cơ chế phôtphocreatin, khi sử dụng phương
pháp này tôi đưa ra các bài tập với 5 yêu cầu cử lượng vận động như sau:
- Cường độ hoạt động: 90% cường độ tối đa
- Thời gian hoạt động: từ 3’’ đến 8’’ (chạy 20- 70m)
- Khoảng cách nghỉ ngơi: Từ 2 - 3phút, đủ để hồi phục cơ chế CP, tuy nhiên
mới đến lần lặp lại thứ 3, thứ 4 thì cơ chế CP đã mất hết khả năng của mình nên
cần chia 20 em học sinh Nữ ra thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm tập lặp lại
4-5 lần với thời gian nghỉ giữa mỗi nhóm là 7-10 phút
- Tính chất nghỉ nghơi: nghỉ tích cực, giữa các lần luyện tập thì cho học sinh
đi lại nhẹ nhàng.
2.2. Hoàn thiện cơ chế glucôphân.
Để sử dụng phương pháp này tôi đưa ra các bài tập với lượng vận động như
sau:
- Cường độ vận động: từ 90% - 95% tốc độ giới hạn.
- Thời gian một lần vận động: từ 20” - 2 phút <như chạy 200m - 600m>.
- Khoảng cách nghỉ: Giảm dần sau mỗi lần vận động,
11
Ví dụ: Với nội dung chạy 400m giữa lần lặp lại thứ nhất và thứ hai tôi cho
học sinh nghỉ 5 - 8 phút, giữa lần thứ 2 và thứ 3 tôi cho nghỉ 3- 4 phút, giữa lần thứ
3 và lần lặp lại thứ 4 tôi cho nghỉ 2 - 3 phút.
- Tính chất nghỉ: tơi cho học sinh đi lại để tránh trạng thái hoàn toàn tĩnh.
- Số lần lặp lại: Tôi cho học sinh tập các bài tập khơng q 3 - 4 lần, vì mệt
mỏi phát triển nhanh, một bài tập được chia thành các nhóm, một nhóm tập lặp lại
2 - 3 lần, thời gian nghỉ giữa một nhóm là 15 - 20 phút đủ để thanh tốn nợ ơ xy ở
hoạt động lặp lại trước.
3. Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học.
Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể
chất là những biện pháp rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục, nâng cao sức
khỏe, ngăn ngừa tác động xấu có thể xẩy ra.
Kiểm tra y học trong giáo dục thể chất nhằm nghiên cứu trạng thái sức khoẻ,
mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện của người tập
dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép giáo viên cũng như bản thân
người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó
tiến hành lập kế hoạch tập luỵện chính xác và tăng cường sức khoẻ.
3.1. Nhiệm vụ chính của cơng tác kiểm tra y học: Là đảm bảo tính đúng
đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương pháp giáo dục thể chất, thúc
đẩy việc sử dụng giáo dục thể chất để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường
sức khoẻ người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực
hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường
xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nó có thể được tiến hành bằng các
hình thức sau:
- Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả các em học sinh tham gia tập luyện
TDTT.
- Theo dõi y học - sư phạm đối với các em học sinh trong quá trình tập luyện.
- Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác.
- Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và các trạng thái bệnh lý.
- Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể
thao.
- Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là
ghi chép hàng ngày các kết quả qua kiểm tra thu được vào một cuốn nhật ký, gọi là
“ Nhật ký tập luyện”. Trong giáo dục thể chất ở nhà trường học sinh có thể tự kiểm
tra với những chỉ số cơ bản như: cảm giác chung, giấc ngủ, cảm giác khi ăn uống,
mạch, cân nặng, cảm giác đau, thành tích tập luyện, đặc biệt các em cần theo giõi
chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
12
Các số liệu mà tôi yêu cầu các em theo giõi giúp tơi có thể giải thích các biến
đổi trạng thái cơ thể và qua đó tơi có thể xác định được khả năng tập luyện của
từng học sinh.
MẪU MỘT TRANG NHẬT KÝ TỰ KIỂM TRA
NGÀY
CÁC CHỈ SỐ
21/11/2009
22/11/2009
23/11/2009
1. Cảm giác chung.
Tốt
Tốt
Tốt
2. Giấc ngủ.
8h30, tốt
8h30, Tốt
7h, không tốt
3. cảm giác ăn.
Ăn ngon
Ăn ngon
Ăn không ngon
Sáng
68
66
70
Trước buổi tập
74
76
78
Sau tập 30 phút
74
76
82
5. Cân nặng.
46,5
46.0
47
6. Cảm giác đau.
khơng
Khơng
Khơng
7. Thành tích tập lun.
Chạy 100m: 15”3
4. Mạch.
chạy 100m: 15”9
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Kết quả nghiên cứu lựa chọn một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện
phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đồn Kết, được trình
bày như sau:
2.1. Xác định việc sử dụng các test trong kiểm tra đánh giá.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, để lựa chọn được các bài tập bổ trợ phù hợp
với điều kiện tập luyện và trình độ của học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đồn
Kết tơi đã trao đổi trực tiếp và gián tiếp thông qua việc phỏng vấn với các giáo
viên có nhiều kinh nghiệm và đã lựa chọn được các bài tập. Kết quả phỏng vấn
được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 2.1 Kết quả phỏng vấn việc sử dụng các test trong kiểm tra đánh
giá cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết trước và sau thực
nghiệm.
Mức độ lựa chọn sử dụng
TT
TEST
Rất quan
trọng
Quan trọng
Không
quan trọng
13
Số
Phiếu
Tỉ lệ
%
Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số
phiếu
Tỉ lệ
%
1
Nhảy dây(số lần)
25
83.33 5
16.67 0
0
2
Chạy 100m XPT (s)
25
83.33 5
16.67 0
0
3
Chạy 500m XPC (phút)
29
96.67 1
3.33
0
0
4
Chạy 12 giây tính quãng
đường
5
16.67 15
50
10
33.33
Vậy, thông qua phương pháp phỏng vấn - tọa đàm chúng tôi đã chọn ra 3 test
kiểm tra đánh giá với tỷ lệ phần trăm số người đồng ý cao. Các chỉ tiêu (test) đánh
giá được sử dụng gồm:
Nhảy dây(số lần).
Chạy 100m XPT (s).
Chạy 500m XPC (phút).
2.2. Đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy và huấn luyện đã lựa
chọn để nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Đoàn Kết.
Để đánh giá kết quả của những phương pháp đã được lựa chọn một cách
khách quan thì tơi đã tiến hành kiểm tra lần 1(trước khi thực nghiệm) và kiểm tra
đánh giá lần 2 (sau khi thực nghiệm) trong cùng một điều kiện về dụng cụ và sân
bãi như nhau ở 3 test kiểm tra cho 20 học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn
Kết.
- Nhảy dây(số lần).
- Chạy 100m XPT (s).
- Chạy 500m XPC (phút).
Sau khi kiểm tra thành tích ban đầu thì chúng tơi chia làm hai nhóm khác
nhau trong q trình thực nghiệm. Nhóm A là nhóm thực nghiệm và Nhóm B là
nhóm đối chứng. Với thời gian thực nghiệm kéo dài trong năm học, mỗi tuần 2
buổi, mỗi buổi 1 tiết. Tôi thu được kết quả như sau:
2.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Dựa vào các TEST kiểm tra đánh giá tôi tiến hành kiểm tra ban đầu trên 10
học sinh nữ. Các số liệu thu được, được xử lý bằng tốn học thống kê và được trình
bày ở bảng 3.2.
14
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực và thành tích của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm.
T
T
Nhóm TN
Các chỉ tiêu
±δ
x
So
sánh
Nhóm ĐC
Cv%
x
±δ
Cv%
P
1
Nhảy dây (số lần)
27.4
0.9
3.3
27.8
0.866
3.1
>0.05
2
Chạy 100mXPT(s)
19.08
0.085
0.45
18.98
0.066
3.3
>0.05
3
Chạy 500m XPC (phút)
1.97
0.033
2.76
1.91
0.035
2.91
>0.05
Kết quả ở bảng 3.5 cho ta thấy:
•
Chỉ tiêu nhảy dây(số lần)
Trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra thành tích bật xa tại chỗ với giá trị trung
bình của nhóm thực nghiệm là 27.4±0.9, của nhóm đối chứng là 27.8±0.866. Sự
khác biệt thành tích giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là khơng có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05, các số liệu thu được là tương đối đồng
đều với Cv% = 3.1 < 10%.
Vậy trình độ ban đầu về nhảy dây (số lần) của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng trước khi thực nghiệm là tương đương nhau.
•
Chỉ tiêu chạy 100m xuất phát thấp (Giây).
Trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra thành tích chạy 100m xuất phát thấp với
giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm là 19.08±0.085, nhóm đối chứng là
18.98±0.066. Sự khác biệt về thành tích giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là khơng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Và các số liệu thu
được là tương đối đồng đều với Cv% = 0.45 < 10%.
Vậy trình độ ban đầu về thành tích chạy 100m xuất phát thấp của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau.
Chỉ tiêu chạy 500m xuất phát cao (phút).
Trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra thành tích chạy 500m xuất phát cao
(phút).của nhóm đối chứng là 1.91±0.035, của nhóm thực nghiệm là 1.97±0.033,
sự khác biệt thành tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là khơng có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05, các số liệu thu được là tương đối đồng
đều vì Cv% = 2.76 < 10%.
Vậy, thành tích chạy 500m xuất phát cao (phút) của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau.
15
Qua các test kiểm tra đánh giá ban đầu cho thấy: Trước thực nghiệm, trình độ
thể lực chun mơn và thành tích chạy 500m của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là tương đương nhau.
2.2.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Sau thời gian kết thúc chương trình thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra 3
TEST như lần kiểm tra thứ nhất trong cùng một điều kiện như nhau để đánh giá lại
trình độ thể lực chun mơn cũng như thành tích chạy bền của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng, kết quả thu được tơi trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thể lực chun mơn và thành tích
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
T
T
Nhóm TN
Các chỉ tiêu
So
sánh
Nhóm ĐC
x
±δ
Cv%
x
±δ
Cv%
P
1
Nhảy dây(số lần)
43.4
0.97
2.235
38.5
0.921
2.392
<0.05
2
Chạy 100mXPT(s)
18.65
0.067
0.359
18.74
0.049
0.22
<0.05
3
Chạy 500m XPC (phút) 1.599
0.028
1.751
1.689
0.023
1.36
<0.05
Kết quả bảng 3.3 cho thấy:
Chỉ tiêu nhảy dây tại chỗ (số lần)
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra thành tích nhảy dây (số lần) với giá trị
trung bình của nhóm thực nghiệm là 43.4±0.97 và nhóm đối chứng là 38.5±0.921,
và sự khác biệt về thành tích giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng P < 0.05.
Chỉ tiêu chạy 100m xuất phát thấp (Giây).
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra chạy 100m xuất phát thấp với giá trị trung
bình của nhóm đối chứng là 18.74 ±0.049, của nhóm thực nghiệm là 18.65 ±0.067.
Sự khác biệt về thành tích chạy 100m xuất phát thấp của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5%.
Chỉ tiêu chạy 500m xuất phát thấp (Phút).
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra thành tích chạy 500m trung bình của
nhóm thực nghiệm là 1.599±0.028, cịn thành tích của nhóm đối chứng là
1.689±0.023, sự khác biệt này là có ý nghĩa ở ngưỡng P < 0.05.
Tóm lại, sau thực nghiệm sư phạm, từ kết quả thu được, tôi kết luận sơ bộ:
Với điều kiện như nhau về thể lực chun mơn, thành tích chạy 500m ban đầu và
thời gian tập luyện, chỉ khác nhau về nội dung chương trình, cho từng giai đoạn
huấn luyện, giảng dạy. Ở nhóm thực nghiệm, sau khi đã áp dụng hệ thống các
16
phương pháp giảng dạy và huấn luyện chuyên môn được lựa chọn tác động cùng
các mặt giáo dục - huấn luyện khác đã đem lại kết quả đáng khả quan về thành tích
chạy 500m.
Ở nhóm thực nghiệm, kết quả kiểm tra ở 3 test, cũng như thành tích chạy
500m đều cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm và cao hơn hẳn so với nhóm đối
chứng tập luyện theo chương trình của sách giáo khoa. Sự khác biệt về thể lực
chun mơn cũng như thành tích chạy 500m của nhóm thực nghiệm là mang ý
nghĩa thống kê, ở ngưỡng xác suất P < 0.05.
Qua những phân tích trên tơi khẳng định: một số các phương pháp giảng dạy
và huấn luyện chun mơn mà tơi lựa chọn đã có tác dụng mang lại hiệu quả cho
việc hoàn thiện kỹ thuật, tăng cường thể lực chun mơn và nâng cao được thành
tích chạy 500m học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu trên được minh họa, biểu diễn qua các biểu đồ
3.1, 3.2, 3.3
17
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1.
Kết luận:
1.1. Kết quả lựa chọn một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện được đưa
vào ứng dụng cho nữ học sinh khối 10 Trường THPT Đoàn Kết trong năm học
2011 - 2012 với giờ học nội khoá 2 tiết/ tuần, giờ học ngoại khoá là tự theo giõi và
tập luyện với các bài tập bổ trợ phát triển thể lực và nâng cao thành tích chạy bền
đảm bảo lượng vận động thoả mãn các phương pháp.
A- Phương pháp phát triển sức bền ưa khí.
B- Phương pháp phát triển sức bền yếm khí.
C- Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học.
1.2. Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp nhằm phát triển sức bền
được áp dụng cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết thì thành tích chạy
bền được nâng cao rõ rệt.
2.
Kiến nghị.
2.1. Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền mới chỉ
được áp dụng trên học sinh nữ khối 10 Trường THPT Đoàn Kết nên cần được áp
dụng cho rộng rãi học sinh nữ ở các trường THPT.
2.2. Đề tài này mới chỉ được nghiên cứu và áp dụng trên nữ học sinh khối 1
Trường THPT Đoàn Kết nên cần được tiếp tục nghiên cứu trên đối tượng học sinh
nam THPT
Tân phú ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người Soạn
Trần Xuân Hải
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), “Điền kinh và thể dục” NXB TDTT Hà
Nội.
2. Hed-man.(1985) “Sinh lý TT phổ thông”, NXB TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Điền(1972), “Sinh lý học TDTT”, NXB TDTT Hà Nội.
4. Quang Hưng, “Bài tập chuyên môn trong điền kinh”, NXB TDTT Hà Nội.
5. PGS-PTS Trịnh Hùng Thanh(2001), “Đặc điểm sinh lý các môn thể thao”
NXB TDTT Hà Nội.
6. Sách giáo viên TD 10 (2007) NXB giáo dục.
7. Sách giáo viên TD 11 (2007) NXB giáo dục.
20