Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nội thất nhà hàng nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 49 trang )

H U TECH
ĐẠI H Ọ C K Ỹ THUẬT C Ố N G N G H Ệ T P HCM

B ộ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐÒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

NỘI THẤT NHÀ HÀNG NAM BỘ

Ngành: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THIÉT KÉ NỘI THẤT

Giảng viên hướng dẫn

: Thầy ĐINH ANH TUÁN

Sinh viên thực hiện

: CHỪ THỊ HOA

MSSV: 107301052

Lớp: 07DNT3

TP. Hồ Chí Minh, 2011


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sẳc với Thầy Đinh Anh Tuấn đã hỗ
trợ, động viên em cũnc như các bạn trong nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án Thầy đã trở thành tấm gương, điển hình mẫu
mực của người thầy, của bậc tiền bối đi trước khai đường mở lối cho chúng em và cũng là
động lực mạnh mẽ thúc đây chúng em vươn lên, vượt qua mọi thử thách, vượt lên trên
những giây phút bồng bột, non nớt của chính mình trên chặng đường về đích đầy cam go mà
em đang hướng tới... và điều lớn nhất là giúp chúng em thê hiện được cái tôi của chính
mình thông qua ngôn ngừ biểu cảm cùa tạo hình trons đồ án mang tính bước ngoặt này, mặt
khác thầv đã giúp chúng em nhận định ra ràng mình đã hoc được nhừng gì trong suốt 4 năm
dưới dự “soi đường chỉ lối của thầy” và phải làm gì, làm nó như thế nào để có kết quả hoàn
mỹ nhất, phải cố gắng hơn nữa trên con đường mà chúng em đã và đang hướng tới, con
đường của học vấn, con đường tìm kiếm cái đẹp. con đường trở thành con người hoàn thiện.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp
nói riêng và trường Đại Học Dân Lập Kỹ Thuật Công Nghệ nói chune đã xây dựng tạo một
cốt lõi làm nền tàng vững chắc đã dạy bảo chúng em trong suốt 4 năm vừa qua cả về mặt
học vấn lẫn bài học làm người có ích cho xã hội, đây là một khoảng thời gian không quá dài
nhưng cũng không đên nỗi quá ngắn ngủi, mà lại đầy ăp tiêng cười, tình cảm thiêng liêng,
ấm áp của tình thầy trò, tình bạn và cả nước mẳt, nhưng cái mà chúng em học được ở trường
mà không có giá trị vật chất nào có thề đánh đổi được đó là cách trở thành một con người có
ích cho xã hội, cho đắt nước và cụ the là qua những kết quả đồ án tốt nghiệp này đã phần
nào thề hiện sự quan tâm lớn lao của nhà trường, quý thầy cô đã dành tặng cho chúng em.
Trong chặng đường mà em cũng như các bạn trong nhóm đã vượt qua, tuy có lúc vui
buồn, những lúc chán nản mệt mỏi trong quá trình thực hiện đồ án, được sự ủng hộ vững
chắc của thầy cô đã tiếp sức cho em đã hoàn thành đồ án này, mặc dù nỏ không viên mãn so
với trí tưởns tượns của em, nhưng thực sự em đã cố gắng rất nhiều đề hoàn thành nó. nhưng
cũng không thể không mắc phải những thiếu sót trong quá trình thê hiện, em mong các thầy
cô bỏ qua và góp ý để em cỏ được một nền tảng vững chắc hơn nữa, có thể làm tốt hơn thế
rất nhiều trong sự nghiệp sau nàv.

Em xin chân thành cảm ơn Ị


SVTH: Chư Thị Hoa

MSSV: 107301052


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN

CHỮ KÝ CỦA GIÀNG VIÊN HƯỚNG DẢN

SVTH: Chừ Thị Hoa

MSSV: 107301052


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

CHỮ KÝ CỦA GIÀNG VIÊN PHẢN BIỆN

SVTH: Chừ Thị Hoa

MSSV: 107301052


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ DO C H Ọ N ĐÈ T À I .................................................................................... 1
1.1. Tên đ ề tà i................................................................................................................................ 1
1.2. Lý do chọn đề tà i....................................................................................................................1
CHƯƠNG 2 : M ỤC TIÊƯ VÀ Ý TƯ ỞNG T H IẾ T K É .......................................................3
2.1. Mục tiêu thiết k ế ....................................................................................................................3

2.2. Ý tưỏng thiết k ế .....................................................................................................................3
CHƯ ƠNG 3: PHÀN NGHIÊN CỨƯ LIÊN QƯAN ĐÉN ĐÈ T À I ...................................4
3.1.Phong cách thiết k ế .................................................................................................................4
3.1.1. Nét Nam Bộ trong con ngưòi Nam B ộ .......................................................................... 4
3.1.2 Nét Nam Bộ qua hình ảnh cây dừ a..................................................................................... 4
3.2. Nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ...........................................................................................5
3.2.1 Khái quát lịch sừN am B ộ ................................................................................................... 7
3.2.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên Nam Bộ............................................................................ 7
3.2 .3.Các dân tộc Nam Bộ và phong tục tập quán riê n g ........................................................ 8
3.2.3.1. N gười H o a ......................................................................................................................... 9
3.23.2 . Người K hm er................................................................................................................... 10
3.2.3. 3 . Người C h ăm ................................................................................................................... 10
3.23.4 . Người X ’tieng ( Xa Điêng)............................................................................................ 11
3.2.4. Tín ngưỡng tôn g iá o ..........................................................................................................12
3.2.4.1. Tín ngư ỡ ng..................................................................................................................... 12
3.2.4.2. Tôn giáo........................................................................................................................... 12
3.2.5.Kiến trúc đặc trưng Nam B ộ..............................................................................................13
3.2.5.1.Kiến trúc nhà ở .................................................................................................................13
3.2.5.2. Kiên trúc đình chùa.........................................................................................................13
3.2.6 .Ngôn ngừ văn học.............................................................................................................. 14
3.2.6.1.Ngôn ngữ ở Nam B ộ........................................................................................................14
3.2.6.2. Văn học..............................................................................................................................16
3.2.6 .3.Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ......................................................................................... 18
3.2.7 .Ẩm thực Nam B ộ............................................................................................................... 22
3.2.7.2. Tính sáng tạo....................................................................................................................24
3.2.8. Một số lễ hội cổ truyền của dân tộc Nam B ộ ................................................................ 25
3.2.8.1. Đặc điểm của lễ hội Nam B ộ...................................................................................... 25

SVTH: Chử Thị Hoa


MSSV: 107301052


CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH HÒ s ơ ĐÈ T À I.......................................................................29
4.1. Hồ sơ đề tà i.............................................................................................................................29
4.3. Vị trí điều kiện tự nhiên nơi khu nhà hàng -resort tọa lạ c ..............................................31
CHƯƠNG 5 : XÂY DựNG NHIỆM v ụ THIÉT KÉ.........................................................32
5.1. Nhà hàng tầng trệt..................................................................................................................32
5.2. Nhà hàng tầng 1 .....................................................................................................................32
5.3. Khu nhà hàng ngoài trờ i.......................................................................................................32
CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG CHO TỪNG KHÔNG GIAN......................... 33
6.1. Khu nhà hàng tầng trệt.......................................................................................................... 33
6.2. Khu nhà hàns tầng 1 ............................................................................................................. 36
6.3. Khu nhà hàns ngoài trờ i.......................................................................................................39
CHƯƠNG 7 : KÉT LUẬN ĐÈ Tài..........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Chử Thị Hoa

MSSV: 107301052


CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
1.1. Tên đề tài
NỘI THÁT NHÀ HÀNG - RESORT NAM BỘ
1.2. Lý do chọn đề tài
Đối với người dân Việt Nam nói chung thì hình ảnh của hàng dừa xanh hay những chiêc
cầu khỉ chênh vênh không còn gì là lẫm trong nhận thức của người dân Việt. Đặc biệt với
người dân Nam Bộ thì hình ảnh đó đã gán liền với tuồi ấu thơ trong lời ru ngọt ngào của bà,
của mẹ, bởi vậy một số các văn nghệ sv cũng tận dụng, khai thác biến những hình ảnh này

trở thành người con tinh thần, những tác phẩm đề đời trong sự nghiệp.
Trong thời buổi thông tin đại chúng như ngày nay nếu tìm hiểu một vấn đề gì đó thì chỉ với
cú nhấp chuột khá nhẹ nhàng có thể cho mọi người biết được hàng triệu kết quả liên quan
đến đề tài của mình, thao tác đơn giản là vậy nhưng cải giá trị tinh thần mà chúng ta nhận
được sau đó thì nó có sức bật hoàn toàn không đơn giản chút nào.Với đề tài tốt nghiệp “ Nội
Thất Nhà Hàng Resort Nam Bộ ” là một ví dụ cụ thê nhất, hình ảnh của những con ghe khi
thì nặng lẽ trên nàn nước phẳng nặng khi thì vội vã trong cảnh chợ chiều, nắng nghe tiếng
gọng dừa xì xào trong buổi trưa hè... Mỗi lúc tạo cho ta một cung bậc cảm xúc riêng biệt,
mà chỉ mảnh đất nơi đây mới có thể đem lại, nhưng tất cả những hình ảnh đó nó chỉ dừng lại
ở mức tượng trưng, là những gì thuộc về thiên nhiên, ờ đây thiên nhiên đóng vai trò chủ đạo
quyết định sự tồn tại hay hủy diệt những cung bậc cám xúc đó,còn con người chỉ làm hình
ảnh tượng trưng làm tăng vẻ đẹp thơ mộng của mảnh đất sông nước này. Ví dụ hình ảnh
chiếc cầu khỉ thì trong thực tế nó chỉ biết tới là một phương tiện đi lại, lối liền các bờ kênh,
sông với nhau tất cả chỉ dừng lại ở đó, nhưng ít ai biết vận dụng cách điệu biến nó trở thành
người bạn không thể thiếu trong đời sống của mình chăng hạn như biến nỏ thành nơi ăn
chốn ở không thề thiếu trong cuộc sống, chúng ta không thề sống tốt đẹp nếu không có chỗ
ăn, chỗ ở ổn định, bởi vậy người xưa có câu “ An Cư Lập Nghiệp“ ... nhưng không có câu
chúng ta vẫn có thể đi lại, giao lưu bằng tầu, thuyền... “Chợ Nồi“ trên sông là ví dụ cụ thê
nhất. Như vậy vấn đề ở đây tôi muốn đặt ra là tại sao ta không phù phép đưa nó vào trong
nơi ăn chốn ở của chúng ta, tại sao chiếc cầu khỉ vẫn chỉ dừng lại là cái cầu, một phương
tiện đi lại thô sơ đơn giản...
Bởi vậy trong đề tài tôi chọn lần này, tôi muốn hướng con người sẽ đóng vai trò chủ đạo,
trong việc tái hiện đưa những hình ảnh thân thương ấy thành những người bạn hữu ích hơn
trong cuộc sống thường ngày, cụ thề ở đây em muốn xây dựng một không gian “Nhà Hàng
Resort Nam Bộ" mang âm hường của miền sông nước Nam Bộ với hàng dừa với chiếu cầu
khi lắc lư. Đây là loại hình công trình phương án mà bất cứ nơi đâu cũng có thê là diêm đặt

SVTH: Chử Thị Hoa

1


MSSV: 107301052


chân lý tưởng của loại hình này, mọi người muốn trải nghiệm cuộc sống dư vị miên sông
nước thì không nhất thiết là phải về tận noi để khám phá mà cũng có thể trải nghiệm cảm
giác thật ngay trên nori họ đang sinh sống mà không phải tiêu hao quá nhiều thời gian, sức
lực. cộng thêm điều kiện địa lý không cho phép ngăn sông cách biền, nên trong đồ án này
với tuồi đời còn rất non yếu thì tôi mong được sự đóng góp, giúp đỡ của thây cô nhiêu hon
nữa.

SVTH: Chử Thị Hoa

2

MSSV: 107301052


CHƯƠNG 2 : MỤC TIÊU VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
2.1. Mục tiêu thiết kế
Xây dựng được một khu Nhà hàng Resort Nam Bộ mang dấu ấn của miền quê Nam
Bộ có khả năng ứng dụng trong cuộc sống, giúp khách du lịch cỏ thế cảm nhận những dư
âm , tình cảm khác nhau khi đặt chân đến nhà hàng một cách gì đó gọi là tinh tế pha chút
bụi bặm của phong cách mà công trình hướng tới cộng thêm một chút gia vị của vùng đắt
bản địa nơi mà công trình ấy sẽ được mọc lên.
2.2. Ý tưởng thiết kế
Theo giả định ban đầu khu nhà hàng resort Nam Bộ của tôi vẫn sẽ đặt tại khu du lịch
nghỉ dưỡng An Hội thành phố Hội An. Theo giả định đó trong đề tài tốt nghiêp này tôi
muốn xây dựng không gian nhà hàng thân thiện mang vừa mang âm hưởng của miên đât
Nam Bộ mà phong cách tôi chọn hướng tới pha chút cô kính của văn hóa nơi mà khu âm

thực nhà hàng resort của tôi được xây dựng.

về văn hóa những hình ảnh đặc trưng của miền đất Nam Bộ là những hàng dừa cao
vun vút được tôi cách điệu qua những hệ thống cột kèo chịu lực chính của không gian, màu
trắng thanh khiết của dừa được tôi thể hiện trong không gian nhà hàng tầng trệt, sự ấm áp
hoài cổ của những câu đối hay màu gỗ dừa được tôi sử dụng tối đa trong không gian nhà
hàng tầng 1 bẽn cạnh đó không gian nhà hàng của tôi vẫn mang trong nó nhừng bản sắc của

thành phố Hội An thông qua những chiếc đèn lồng rực rờ, các họa tiết trang trí căn cứ vào
kiến trúc của công trình mà tôi vận dụng vào.
Hình 2.2.1. Hình ảnh ứng dụng trong thiết kế

SVTH: Chử Thị Hoa

3

MSSV: 107301052


CHƯƠNG 3: PHẦN NGHIÊN c ứ u LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI

3.1. Phong cách thiết kế
3.1.1. Nét Nam Bộ trong con người Nam Bộ
Nam Bộ-vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mờ. Con người Nam Bộ hiếu
khách, đôn hậu, tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tìn h ... Tất cả đẵ tạo nên nét đẹp, nét văn
hoá đặc trưng trong tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ
“ăn ngay, nói thẳng”, hào phóng và đôn hậu. Người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền
thống đáng trân trọng như: nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu. bao dung, tư chất thông
minh và giàu nghị lực. Đặc biệt phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha. dịu dàng lại khéo tay,
nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hưong Đất nước. Điều đó được

chứng minh suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ.
Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung. Họ coi trọng nhânnghĩa-trí-dũng-liêm, có lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, xu
nịnh, những kè “tham phú phụ bần”. Nếu là người lương thiện có đạo đức làm người, sống
trung thực, nhân nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng Nam bộ thì cũng được người dân đón
tiếp thân tình.
“Bat con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”.
Họ sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật “anh em như thể tay chân” hay là
“Bầu ơi thương lẩy bí cùng
Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn”.
Tỉnh cách Nam Bộ vẫn là tính cách Việt Nam. vẫn là những con người yêu nước, chân tình,
hiếu khách, đồn hậu, vị tha. Hiểu về tính cách của họ chúng ta đã hiểu rõ hơn về đặc tỉnh
của vùng đất và con người Nam Bộ.
3.1.2 Nét Nam Bộ qua hình ảnh cây dừa
Dừa là một biểu tượng trong sinh hoạt văn hoá của những con người vùng đất Nam
Bộ. Dừa có ở khẳp mọi nơi, dừa trồng quanh nhà, bên bờ ao, dừa trên đất khô cằn và dừa
mọc dưới nước bất cứ nơi đâu dừa đều thích nghi được. Dừa cũng như con người Nam Bộ,
chịu thương chịu khỏ tìm mọi cách đê thích nghi với hoàn cảnh sống. Dừa gan liền với
những người dân Nam Bộ, với công dụng của cây dừa con người nơi đây đã tận dụng cây
dừa một cách triệt để từ việc dùng cây dừa để khấc phục những ảnh hưởng của thiên nhiên
như trồng dừa đề giữ đê, giữ đất, đến việc dùng cây dừa vào phục vụ đời sống sinh hoạt
hàng ngày như: thân dừa dùng làm cằu đi lại, làm nhà, làm ghế ngồi, đóng đáy, trái dừa

SVTH: Chử Thị Hoa

4

MSSV: 107301052



dùng làm nước giải khát, làm mứt dừa. trong ngày lễ quan trọngdừa làm đồ trưng bày mâm
ngũ quả... Đặc biệt, vỏ trái dừa khô dùng làm bình đựng âm trà rât độc đáo mà chỉ có văn
hoá vùng Tây Nam Bộ mới có. Có thể nói,cây dừa có giá trị văn hoá rất tiêu biêu cho vùng
đất chín rồng đang vươn mình trỗi dậy và hứa hẹn sẽ bay cao, bay xa. Với cuộc sống ngày
càng hiện đại, sự hiện hữu của cây dừa trong đời sống văn hoá của người dân Nam Bộ đã
góp phần củng cố thêm những giá trị văn hoá đặc sắc của một miền đất trẻ và đậm thêm dâu
ấn của “ văn hoá miệt vườn”.
3.2. Nghiên cún về vùng đất Nam Bộ
Trong nền văn hóa chung của cộng đông các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đảo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng
đất mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bẳt nguồn
từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử, từ miên
đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh
canh”, trên rừng nhiều thú dữ, ran độc và động vật quý dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có
cá sấu, cá mập thế nhưng người dân nơi đây vẫn không chút bận lòng vẫn hiên ngang đối
trọi với thực tế khắc nhiệt với quan diêm con người làm chủ , thiên nhiên chỉ là phụ họa làm
tăng vẻ phóng khoáng đậm tính hoang dã người nông dân Nam bộ trong buổi đầu đi khai
phá mở rộng vùng đất mới, cứ như vậy như một vòng tròn có quỹ đạo thế hệ sau tiếp nối thế
hệ trước trong việc khai phá cũng như cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dừ , tiếp tục sản
xuất sàn xuất đề tồn tại và phát triên giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất các gia đình
trong họ tộc, xóm làng liên kêt lại đê lao động đôi công phá rừng làm ruộng ,rẫy, đào sông
rạch, làm đường giao thong, săn bẳn thủ dừ, cưu mang đùm bọc, giúp đỡ nhau chén cơm
manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai
cũng thuộc lòng "một miếng khi đói bàng cả gói khi no". Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực
ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nừ quây quần giã gạo, rồi ca hát hoặc
hò đôi đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.
Ngược dòng lịch sử theo vết chân khai phá của người dân Nam bộ hơn 300 năm trước là
những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc, Tuy buổi đầu lập nghiệp trên
vùng đắt hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng nước độc, thú dữ hoành hành...
nhưng người dân Nam Bộ vẫn kiên cường bám trụ “đến đây thì ở tại đây tràm năm bám rễ

xanh cây không về” bám rễ xanh cây không chỉ có nghĩa lao động sảng tạo ra của cải vật
chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan
hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người.

SVTH: Chử Thị Hoa

5

MSSV: 107301052


Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triên, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao
lưu kinh tế, văn hóa giữa các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc
ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang... của nông dân Nam bộ
cơ bản là giống nhau. Nhưng mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, thuần phong,
mỹ tục cũng có nét khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà có câu ca “Cà Mau đi dễ khó vê,
trai đi cỏ vợ, gái về có con'’. Trai đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có “đât quê ta
mênh mông“ hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về
vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là tình
người nhân hậu thủy chung, hay như câu ca dao:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về”
Cần Thơ không phải chỉ cỏ gạo trang nước trong mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài
hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người c ầ n Thơ mến khách nên khách cũng mến người, nếu
ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng “ngựa xe như nước áo quần như nêm” và bây giờ càng
thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Đêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền
văn hóa lưu động, các nhóm tài từ phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Nói vê
hoạt động văn hóa. văn nghệ nhất là dờn ca tài từ thì không riêng ở bến Ninh Kiều, c ầ n Thơ
mà gần như khắp các làng quê Nam Bộ ai cũng cũng có thể hát, hò và ca vọng cô được.
Đỉnh cao của văn hóa Nam Bộ là tinh thần yêu nước. Lúc bình thường trong cuộc sống nông
dân có thể có vui, có buồn thậm chỉ to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất

nước có giặc ngoại xậm thì người dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đặc biệt là
từ khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông
dân cả nước được Đàng, được Hội Nông dân giáo dục, tồ chức và hướng dẫn đấu tranh thì
nông dân sục sôi lòng căm thù thực dân, đế quốc và tay sai lòng vêu nước được khơi dậy và
phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ, nên họ sẵn sàng tham gia cách mạng. Trong suôt
chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh uian khổ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay
sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn cho thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và
thời đại. Hơn 25 năm sau giải phóng miền Nam, thống nhắt nước nhà, cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Đảng- Bác Hồ, đã vượt qua bao khỏ khăn, thi
đua lao động sản xuất và có thể nói đi đầu trong thời kỳ đôi mới nông nghiệp nông thôn,
đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện nghị quyết của Đảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, trong những nám qua
nhân dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền vãn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước
xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây
dựng “gia đình tiêu chuẩn” trước đây và cuộc vận động “xây dựng gia đình nông dân văn

SVTH: Chừ Thị Hoa

6

MSSV: 107301052


hóa”, tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn hóa hiện nay ngày càng cỏ nhiêu gia
đình nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia
đình nông dân văn hóa còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu
trong sản xuất và đời sống nông dân. Đồng thời, không ngừng nâng cao dân trí, kiên thức
khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm
cho hàng triệu nông dân và mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thăm thủy
chung, nghĩa tình này mãi mãi rực rỡ, ngát hưong trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa

Việt Nam.
3.2.1 Khái quát lịch sử Nam Bộ
Trước kia Nam Bộ là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà
Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỳ 17.
Năm 1698. xứ gia Định được chia làm 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia
Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa,
Vĩnh Thanh,( tức Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
Năm 1834, Vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ.
Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định, và mở cuộc xâm lược Việt Nam.
Năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tinh miền Đông Nam Kỳ ( Biên Hòa, Gia Định và Định
Tường)nhượng cho Pháp.
Nám 1867,Pháp đô phương tuyên bố 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp.
Năm 1887, Nam kỳ năm trong vung lãnh thồ nàm trong Liên Bang Đông Dương, năm 1933,
quằn đảo trường Sa sát nhập và Nam Kỳ thuộc Pháp.
Tháng 3 năm 1945,Thống sử Nhật Nashimura đồi Nam kỳ thành Nam Bộ.
Năm 1946, trước khi Pháp tìm một giải pháp hòa bình. Hồ Chí Minh đãviết thư gửi đồng
bào Nam Bộ, ông khẳng định: “ Đồng bào Miền Nam là dân nước Việt Nam. Sông cỏ thê
cạn, núi có thê mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” .
Không đánh bại được Việt Nam, Pháp phải dùng biên pháp **Bảo Đại”, công nhận nền độc
lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng năm 1949, Quốc hội Pháp thống nhất thông
qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam, Nam Bộ nàm trong lành thồ nằm trong quốc gia Việt
Nam.
3.2.2.Vài nét về điều kiện tự nhiên Nam Bộ
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo,
nền nhiệt ấm phong phú, ánh nấng dồi dào, thời gian bức xạ dài, biên độ nhiệt ngày đêm
giữa các tháng trong năm thấp và ôn hoà độ ấm trung bình hàng năm khoảng 80- 85%, khỉ
hặu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa mưa và mùa khô . Ở Nam Bộ, từ

SVTH: Chử Thị Hoa


7

MSSV: 107301052


tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa những tháng còn lại là mùa khô nên hầu như nơi đây nóng
quanh nãm và không có mùa đông. Riêng đồng bàng sông Cửu Long từ tháng 8 thường có
lũ lụt, ngập khoảng 25% diện tích (Đồng Tháp , An G iang...), nhiệt độ trung bình cả năm
là 26°c. Mật độ sông ngòi dày đặc.
Ở Miền Nam cỏ hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu
Long. Sông Đồng Nai có chi lưu là sông La Ngà và sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm
Cỏ. Sông Cửu Long (sông Mê Kông) bát nguồn từ Tây Tạng chảy qua Lào, Căm Pốt rồi
mới vào miền nam nước ta và chia thành hai nhánh sông là Tiền Giang và Hậu Giang, lượng
nước sông Mê Kông rất lớn sức chảy mạnh nên mang một lượng phù sa không lô bôi đăp và
tạo thành Đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu màu mỡ. Thiên nhiên Nam Bộ tương đôi
đồng nhất, tuy nhiên cũng có những dị biệt về địa chất Miền Tây-Đồng bàng sông Cừu
Long hình thành từ quá trình lùi dần của biển cồ (vùng Cà Mau có khoảng 1000 năm trước)
toàn bộ vùng đồng bàng này là sản phẩm bồi lắng phù sa rất lâu đời của sông Cửu Long (1 tỉ
tấn phù sa/ năm). Chính vì vậy địa hình nơi đây chịu tác động của sông biên vói hệ thông
kênh rạch chàng chịt (50 000 km kênh rạch, trong đó 25000 kênh rạch nhân tạo).
Miền Đông Nam Bộ: hệ sinh thái đa dạng, vừa có sông ngòi vừa có rừng, nú i... Đông Nam
Bộ có đồng bàne sông Đồng Nai và các chi lưu của nó là sông La Ngà, sông Sài Gòn, sồng
Vàm Cỏ tạo nên một đồng bàng nhò, có những thềm phù xa cồ (cùng đất xám) và các cao
nguyên đất đỏ bazan.
3.2 .3.Các dân tộc Nam Bộ và phong tục tập quán riêng
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc.Từ hơn 300 năm qua, vùng đât mới này
đã đón nhặn nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Việt,
người Khơme, người Hoa và người Chăm. Địa bàn cộng cư này cũng đã tạo nên mối quan
hệ, giao lưu văn hoá trên nhiều lĩnh vực. Chính sự giao lưu này đã tạo nên phong tục đặc thù
ở Nam Bộ. Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cành sống và tác động của thiên nhiên đã hình thành

nên tính cách của người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ, hào phóng
và đôn hậu người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như: tính nghĩa
khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt:
phụ nữ miền Nam rất đổi vị tha, dịu dàng mà lại khéo tay, nhưng đáng quý nhất là sự hy
sinh cho chồng con, cho quê hương Đất nước. Điều đỏ được chứng minh suốt quá trình hơn
300 năm lịch sử của Nam Bộ. về trang phục: người Nam Bộ quen với đồng áng, lúa nước
lại chọn khăn rằn quấn cô và áo nâu sòng, quân đen thanh thoát trên những đông lúa hay
trên sông nước ngày xưa. Đặc biệt, chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người kinh ở Sài Gòn
xưa và Đồng bàng sông Cửu Long, tất cả đã tạo thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của người

SVTH: Chử Thị Hoa

8

MSSV: 107301052


dân Nam Bộ xưa và nét đẹp đỏ còn tồn tại đến tận ngày nay. Giữa quê hương miên Nam hai
mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba hiện hữu đồng hành với người phụ nữ
Nam bộ như một thứ y phục đặc trưng cho tỉnh cách thuần hậu. dịu dàng của họ. Dường như
khi nhìn những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba. ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ
im lặng ký thác một phâm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung
và phụ nữ Nam bộ nói riêng, nó tạo nên một biêu trưng hoàn mỹ cho vẻ đẹp tâm hôn thuân
khiết của người phụ nữ Việt Nam. Một đặc tính của người miền Nam là luôn chân tình, cởi
mở và dễ hoà đồng. “Hiếu khách” là nét đặc trưng là cá tính độc đáo của người miền Nam.
Với tính cách như vậy nên tục đón xuân của họ cũng có biết bao điều kì lạ và hấp dẫn.
Người miền Nam thường chuân bị đón tết rất sớm. Mỗi gia đình nông dân đều giành một
nửa thửa ruộng để cấy một giống nếp ngon làm bánh trong ngày tết. Khi mùa màng thu
hoạch xong thì không khí tết rộn lên trong tiếng chày quếch bánh.
Trong ngày tết không thể thiếu cành Mai trong mỗi gia đình miền Nam. Ngày tết thường có

nhiêu trò vui đặc biệt như: đá gà, đá cá lia thia... những lễ tục phiền toái lãng phí xa hoa tôn
kém thời giờ và tiền của mang tính chất mê tín dị đoan đều được nhân dân tự giác loại bỏ.
Chính vì là nơi cư trú của nhiều dân tộc nên ở vùng đồng bằng bên cạnh dân tộc Kinh còn
có các dân tộc khác chung sống lâu đời (Chăm. Khơme, người Hoa, người X tiêng...) vẫn
còn lưu giữ được những văn hoá nghệ thuật phong tục tập quán mang sác thái riêng.
Trên các cao nguyên xếp tâng và các vùng núi cao có nhiều dân tộc ít người sinh sống: Gia
Rai, Ê Đê, Xu Đăng... Tuy trình độ phát triên kinh tế vẫn còn hạn chế song giữu gìn được
những bản sắc dân tộc riêng với nền văn hoả nghệ thuật dân gian độc đáo. Đó là những nhạc
cụ như: đàn trưng, đàn đá, đàn krông put, cồng chiêng...
3.2.3.1. Người Hoa
Người Hoa với số dân hiện nay là khoảng trên dưới một triệu người, sống rải rác trên
khắp các tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Riêng thành phố Hồ Chí minh có đến 400.000 người,
tập trung đông nhất ở các quận 5, 6 và 11 ở Sài Gòn. Với khoảng hơn nửa triệu người gồm
các nhóm địa danh quê hương xưa Hoa Nam.Quảng Đông, Triều Châu, Phúc K iến...
Người Hoa rất cần mẫn, siêng năng, làm nhiều nghề khác nhau, làm ruộng thì ít nhưng sở
trường của họ là công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nhất là buôn bán từ nhỏ tới lớn, dịch vụ từ
trong nước tới quốc tế... Ở miền Nam từng có một thời không có đường phố nào mà lại
không có các tiệm tạp hóa của người Hoa, họ bán rất nhiều loại hàng hoá: từ cây kim, sợi
chỉ cho đến tương, chao... Tùy theo tài sản lớn hay nhỏ, xâ hội Người Hoa phân chia thành
nhiều giai cấp, tầng lóp khác nhau nhưng rất quý trọng nhau, do tính cộng đồng dân tộc
cũng như tinh thần tương thân tương trợ giữa họ rất lớn.

SVTH: Chử Thị Hoa

9

MSSV: 107301052


Người Hoa theo phật giáo Đại thừa. Khổng giáo và Lão giáo nhưng tỉnh của họ thiên vê tôn

giáo, tín ngưỡng. Vào nhà người Hoa là thấy ngay rất nhiêu bàn thờ ngoài sân. trong nhà,
trên cao, dưới đất... Ngoài việc thờ cúng tồ tiên gia đình người Hoa còn thờ nhiều vị thần
bảo trợ: thần tài phù hộ làm ăn, thổ địa quản lí đất đai, Đức Quan Ãm, bà Thiên Hậu... Tuy
nhiên người ta vẫn cảm tưởng ràng họ là một sắc tộc rất thực tiễn và thực dụng họ tha thiêt
muốn tất cả các mối quan hệ giữa họ với tất cả mọi người cũng như giữa họ vói thân linh
đều hữu hảo để họ có thể dễ bề làm ăn.

về phong tục tập quán của người Hoa: họ ở nhà ba gian hai chái, sống găn bó với nhau
trong một khu vực. Các gia đình trong cùng dòng họ quây quần bên nhau, người cha là chủ
gia đình,con trai được thừa kế gia tài, con trai cả được phần hơn. Họ thờ cúng người chết tại
nhà việc ma chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt, trong thôn xóm đêu có chùa, đên,
miếu để thờ cúng, hôn nhân của con do cha mẹ quyết định trên cơ sở tương đồng về hoàn
cảnh kinh tế và địa vị xã hội.
3.2.3.2 . Người Khmer
Dân tộc Khmer cỏ trên một triệu 3 trăm người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người
Hoa và một số dân tôc khác, Tập trung nhiều nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc
Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, nhà của người Khmer hầu hết là nên
đất. lọp lá không khác gì nhà của người Việt, nhiều nhà tụ tập thành một "Thum”, “Sóc”
nhiều “phum” tương đương như làng xã của người Việt.
Ờ Nam Bộ bạn có thề gặp người Hoa khắp nơi: Họ là chủ những quán ăn, chủ tiệm tạp
hoá... nhưng người Khmer thì ít thấy mặc dù họ đông không kém người Hoa, bởi lẽ người
Khmer có khuynh hướng sống khép kín trong “Sóc” xa thành phô.
Người Khmer là một dân tôc mộ đạo phần lớn họ theo đạo Phật nên hầu hết các phum,
Sóc đều có chùa đề để dân chúng đến tụng kinh, thờ Phật. Thanh niên trước khi trưởng
thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức.
Trang phục truyền thống của người Khmer được bảo tồn qua nhiều thế hệ,thường
ngày nam cũng như nữ đều mặc bà ba đen, quấn khăn ràn. Trong dịp lễ tết họ mặc áo bà ba
trang, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trang chéo, ngang hông văt lên vai trái
.Trong đám cưới chú rề thường mặc bộ “xà rông ” (hôl) áo ngán bỏ ngoài màu đò, đây là áo
ngán sẻ ngực cổ đứng, quàng khăn trắng vắt qua vai trái, đeo thêm “con dao dưới ” (kâm

pách ) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu .
3.2.3. 3 . Ngưòi Chăm
Người Chăm hiện nay ở Nam Bộ có khoảng 148.012 người ( thống kê 2003 ) tập trung
chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận, ngoài ra người Chăm còn ở một số nơi như An

SVTH: Chừ Thị Hoa

10

MSSV: 107301052


Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Phú Yên, TP Hồ Chỉ Minh và miền cực Đông Nam Bộ . Ngôn
ngữ chính là Malayo- Pônilêxia, hầu hết người Chăm theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm
Ixlam) và dạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số), chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm, tuy
đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là ngừoi phụ
nữ cao tuôi. Phong tục Chăm quy định con gái theo họ mẹ, nhà gái cưới chồng cho con, con
trai ở rê,con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dường bố mẹ nên được phần chia
tài sản lớn hon các chị.
Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng
niệm đấng cha - lễ hội lớn nhắt, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn), lễ hội
Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xử sở) lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm. lễ
cưới của người Chăm An Giang...
3.2.3.4 . Ngưòi X’tieng ( Xa Điêng)
Dân số người X 'tieng vào khoảng 66 788 người (1999) địa bàn cư trú chủ yếu ở phía
băc tỉnh Bình Dương và một phần của tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai, ngôn ngừ của người
X ‘tieng thuộc ngữ hệ bà là môn - Khmer Đông Nam Á, là dân tộc có nền văn hoá mang
nhiều sắc thái chung với những người anh em Tây nguyên nhưng cũng không thiếu những
nét độc đáo.Cũng như nhiêu dân tộc ít người khác ngừơi S’tieng cũng có nhiều lễ hội như lễ
hội đâm trâu, tục hiến sinh đê tạ on và cầu xin thần linh. Người XTiêng có bản tính đôn hậu

trầm láng và rất yêu ca hát. Trong vốn âm nhạc cồ truyền của đồng bào X Tiêng nghệ thuật
cồng chiêng nổi lên như một viên ngọc sáng, bên cạnh cồng chiêng, âm nhạc cổ truyền
người X ‘tiẽng còn cỏ một khối lựơng dân ca phong phú đa dạng: Lối hát Kẻ (Tâm-Pớt), tình
ca (Nao- lan), trương ca ( O-kroong), hát ru. hát đồng dao, họ biết chế tác và sử dụng nhiều
nhạc cụ như: kèn M‘buốt, Sáo Tơ lết, Sáo U-kooc-le, sáo Pia, đàn Đình- pút... và một sô
loại trống.
Trang phục : Nữ mặc váy, Nam đóng khố. Mùa đông choàng thêm tấm vài, họ để tóc
dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, xăm mặt, xăm mình, đeo nhiều loại trang sức làm bằng gỗ hoặc
ngà voi.
Phong tục tập quán :Đứng đầu là già làng am hiểu tập tục, có uy tín, tháo vát, họ sống
định canh định cư theo từng gia đình, tin vào sức mạnh huyền bí của sấm sét, trời đất, trăng,
mặt tròi. Tính tuồi theo mùa rẫy. Trong hôn nhân, họ lấy vợ lấy chồng khác dòng họ, cô dâu
về ở nhà chồng ở sau ngày cưới.

SVTH: Chừ Thị Hoa

11

MSSV: 107301052


3.2.4. Tín ngưỡng tôn giáo
3.2.4.1. Tín ngưởng
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam rât coi trọng tín
ngường và coi đó là một truyền thống vãn hóa từ lâu đời. các dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gan liền với đời sống kinh tê tâm linh của
mình .tổ tiên người Việt ở Nam bộ đã tạo nên những sắc thái riêng biệt của văn hóa tín
ngưỡng trong vùng.
Tín ngưỡng của nhân dân Nam Bộ cũng do những quả trình đi tìm miên đất hứa của
những lưu dân Đàng Trong xuôi Nam tiếp tục phát huy truyền thống Văn hóa Việt và tạo ra

những sẳc thái riêng biệt của văn hóa tín ngưởng Nam Bộ. những cơ sở cùa biến đổi văn
hóa Việt tạo nên sắc thái riêng cho văn hóa Nam Bộ về tín ngưởng.Tín ngưỡng của người
Việt ở Nam Bộ thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và
tín ngường sùng bái con người.
3.2.4.1.1. Hệ thống thần linh
Là con dân trung thành của Chúa Nguyễn, người lưu dân Đàng Trong không mang
tâm trạng “hoài Lê” như dân Đàng Ngoài, từ tâm lý “không hoài Lê” này, người lưu dân
Đàng Trong, tuy không chối bỏ, nhung cũng không cảm thấy bị hoàn toàn ràng buộc vào hệ
thống thằn linh của Đàng Ngoài, họ du nhập tương đối thoải mải các thần linh của các văn
hóa bàn địa mà họ đã tiếp cận trên đường Nam Tiến. Nói chung hệ thống thân linh của dân
tộc Việt chịu ảnh hường sâu đậm của ván hóa Trung Hoa dựa trên Tam Tài là Thiên-ĐịaNhân, luồn luôn bao gồm ba bộ phận: Thiên Thần. Nhiên Thần, và Nhân Thần. Hệ thông
thần linh của người Miền Nam cũng không vượt ra ngoài tính cách chung này, tuy nhiên hệ
thống thần linh của Miền Nam so với hệ thống của Miền Bắc có số lượng ít chủ yếu gắn bó
với các giai đoạn lịch sử từ thời các Chúa Nguyễn về sau.
3.2.4.2.Tôn giáo.
Với đặc điểm sinh thái địa lí vừa thuận lợi vừa khó khăn của vùng đất Miền Nam , quá
trình đấu tranh cho cuộc sống mới đã để lại những dấu ấn riêng. Trong đời sống vãn hóa và
tâm linh của những lưu dân người Việt họ vừa kế thừa và phát huy những tôn giáo đã du
nhập vào Việt Nam trước đó như : KiTo giáo . Phật giảo . Hồi giáo..vừa góp phân tạo nên
một bản sắc Nam Bộ mà đặc biệt là sự hình thành những tôn giáo bản địa từ nữa cuối TK
XIX đến quá đầu TK XX : Bửư Sơn Kì Hương , Cao Đài , Hòa Hảo , Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
Đạo Dừa...

SVTH: Chừ Thị Hoa

12

MSSV: 107301052



3.2.5.Kiến trúc đặc trưng Nam Bộ
3.2.5.1. Kién trúc nhà ỏ’
Vùng đất Nam bộ là vùng đất trũng cỏ hơn phân nửa diện tích ven biển là vùng đất
lợ, điều kiện môi trường rắt thích họp cho các lọai cây sú, vẹt, đước, dừa nước...sinh sống,
người dân ở đây đâ tận dụng các sản vật tự nhiên này làm vật liệu xây dựng cho ngôi nhà
của mình, mặt khác Nam Bộ có ít bão tố, nhiều kênh rạch, con người phải dồn sự chăm
chút cho ghe xuồng và vườn tược nên nhà cừa khá tạm bợ, giống như ở miền Bẩc, miền
Nam cũng có nhiều tổ họp nhà, trong đó phô biến nhất là nhà hình chữ Đinh ( J ), khác với
miền Bắc nhà ở miền Nam phóng thoáng hơn trong cách bố trí mang đậm tính cách của
người miền Nam.
3.2.5.2. Kiên trúc đình chùa
Đình làng là nơi thờ thằn Thành Hoàng vị thần chúa tể trên cõi thiêng của thôn làng, ở
Nam Bộ sau khi mỗi xã được hình thành tương đối ổn định thì tùy theo công đất, tiền bạc và
công sức đóng góp của cư dân mà tiến hành xây dựng một ngôi đình. Từ đó ngôi đình tồn
tại và phát triển, biến đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của cộng đồng ấy.Trong buồi
đầu định cư tại vùng đắt này tô tiên ta thường dùng bộ khung sườn gỗ, về cách thức dùng bộ
khung sườn gỗ tuy có phần giống cấu trúc của đình chùa Bắc Bộ nhưng cũng có phần khác:
Gỗ dùng cho đình chùa Bấc Bộ mua về từ xa với giá thành cao, quý, gia công chăm chút và
chạm trồ khá công phu, ngược lại gỗ dùng trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ do dân làng
tận dụng gỗ tại chỗ trong quá trình khai hoang, giá thành không đáng kể vì ít có bão nên bộ
khung sườn gỗ dùng trong kiên trúc đình chùa ở đây cũng thanh mảnh hơn so với Băc Bộ.
Không như ngôi đình làng ngoài Bắc là một kiến trúc gỗ đồ sộ, gồm 5 đến 7 gian, ngôi đình
Nam Bộ thườna là một quần thê kiến trúc nghệ thuật gỗ gồm nhiều ngôi nhà sát liền nhau
theo kiều sap đọi và được xây ở vị trí cao ráo, tiện đi lại ít bị tri phối bởi thuật phong thủy,
công Đình đẹp thì có trụ cột, trên có mái lọp ngói hoặc trên hai trụ cỏ đăt cặp Lân băng
sành tráng men.
Bình phong nằm chính giữa phía trước sân đình, mặt bình phong thường đắp nổi hoặc
vẽ cặp Cọp vàng đứng bên gộp đá lở chởm, có một cây cồ thụ gie cành lá... cốt để biểu thị
âm dương hòa họp. Sân đình Thường có đàn thờ Thần Nông( tức Tắc th ầ n ), có nơi lập đàn
tế chung với Thần Đất( tức Xã thần) gọi là đàn Xã Tắc, hai bên đàn thường các miếu thờ

cọp( Chúa xứ Sơn quân) miễu thờ Hội đồng...
Đẻ ứng phó với giỏ mưa, ở Nam Bộ người ta đã cho ra đời kiểu cấu trúc góc mái
thẳng và dùng ngói máng xối làm vật liệu lọp.Đề ứng phó với khí ẩm, việc thông gió rat
được chú trọng, cùng với việc tạo các khoảng sân trống, mái đình chùa thường rất cao, đầu

SVTH: Chử Thị Hoa

13

MSSV: 107301052


tường xung quanh thường được chừa thoáng.Đẻ chống mục chân cột, chống mối mọt phá
hoại, người ta đã dùng các loại tán đá. Đặc biệt các hàng cột hiên tán có chân đế rất
cao.Kiến trúc Nam Bộ đăc trưng nhất là sự ảnh hưởng của kiến trúc Chămpa, kiên trúc
Thánh Đường Giáo Hội của người Chăm được xây dựng với những kiểu kiến trúc đẹp theo
phong cách riêng với các tháp và nóc vòm ngoạn mục tạo nên một nét văn hóa riêng ở các
khu vực người Chăm theo đạo Islam.
3.2.6 .Ngôn ngữ văn học
3.2.6.1.Ngôn ngữ ở Nam Bộ
Trên đất nước ta mỗi dân tộc mỗi vùng đất đều có một cách giao tiêp rất riêng đặc
trưng, mặc dù hệ thống quốc ngữ được dùng chung cho toàn dân nhưng đến vùng nào thì
quốc ngữ lại phát sinh ra phưong ngữ của vùng.miền đó.Vùng đất Nam bộ cũng không
ngoại lệ, đây là một châu thồ thấp và phảng, là sản phàm bồi tụ của sông Mêkông con sông
dài nhất, nhiều phù sa nhất Đông Nam Á, do vùng đất cửa sông giáp biển nên việc bôi tụ
này vẫn đang tiếp diễn hằng năm, kéo dài và nới rộng đến Cà Mau, vì thế đặc diêm nôi bật
của vãn hoa Nam Bộ là nền văn hóa sông nước, thề hiện qua nền nông nghiệp lúa nước,
cách đi lại, tổ chức lễ hội và ngôn ngữ giao tiếp.
Phưong thức diễn đạt của người dân noi đây là dung những hình ảnh, hoạt động, tính
chất có liên quan đến vùng sông nước đề so sánh hoặc ẩn dụ, hoán dụ, chăng hạn thay vì gọi

anh em rể, người dân vùng này lại quen nói là anh em cột chèo, đây là cách nói tạo cảm giác
gần gũi, và chân tình hon.
Vùng đồng bang sông nước có rất nhiều cây điên điền. Bông Điên điên nâu canh chua
với cá linh ăn rất ngon, thân cây được dung làm củi chụm, còn rễ cây chăng dùng được vào
việc gì nên người dân Nam Bộ cỏ cách nói “Rê điên điển” đê chỉ những chàng rê tính cách
và ứng xừ vód gia đình vợ không có lễ nghĩa gì, đôi khi có những cách nói tưởng chừng như
không có nghĩa, vô nghĩa, nhiều lúc thấy phi lý, nhưng người Nam bộ vẫn hiêu được. Chăng
hạn từ “khô qua" người Nam bộ đọc là “hủ qua” mà vẫn hiêu đó là một loại trái ăn có vị
đấng dùng đề dồn thịt hầm hoặc nấu canh ăn rất ngon.
Cũng với cách nói như thế này người Nam bộ còn sử dụng ngay cả trong khi dùng các
thành ngữ đề giao tiếp. Như thành ngữ sau: “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” người Nam bộ
lại nói: “Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm” . Thật ra, với cách lý giải của nhiêu nhà nghiên cứu
ngôn ngữ Nam bộ thì câu thành ngừ này nói như thế cũng đúng cũng chỉ sự đồi khác sự
quậy

phá

bất

ồn

của

sự

vật

đối

tượng


khi

một

mình

làm

chủ



nhà.

Một thành ngữ khác thuộc từ Hán Việt cũng được nói trại đó là “Bất quá tam” được nói trại
thành “ Nhứt bá tam” lại còn thêm vào “nhì ba cái”, nghe ra cứ chỏi chỏi làm sao ây vậy

SVTH: Chử Thị Hoa

14

MSSV: 107301052


mọi người vẫn hiêu nghĩa là: khône quá ba ỉần khi làm một việc gì đó thành công hoặc thât
bại.
Cái hay của ngôn ngữ Việt so với các ngôn ngừ khác trên thế giới là do tiếng Việt có
được sáu thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền và ngang, chính nhờ sáu thanh này mà tiêng Việt
miêu tả rất chính xác những trạng thái, những hoạt động, màu sắc... của từng sự vật, hiện

tượng. Đặc biệt trong tiếng Việt có nhiều từ ngữ miêu tả về màu sắc rất đặc biệt, có lẽ chỉ có
ở tiếng Việt như với màu đỏ ta có: đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe, đo đỏ, đỏ bầm, đỏ rực, đỏ ửng,
đỏ chói, đỏ chạch, đỏ tươi... Mỗi màu đỏ ứng với một sự vật hiện tượng cụ thê. Như nói về
màu đỏ của máu, người Việt có thê dùng máu đỏ lòm hoặc máu đỏ tươi chứ không nói máu
đo đỏ hay máu đỏ rực được. Nói về màu đỏ của quả đu đủ thì nói là quả đu đủ đo đỏ, nói về
màu đỏ của mặt trời vào buổi sáng thì cho là mặt trời đỏ chói nhưng nói về màu đỏ của mặt
trời vào buổi chiều thì mặt trời đỏ rực, nói về đôi mat vừa khóc bị đỏ thì nói đôi mát đỏ hoe
mà không nói là đò ủng vì từ này dùng cho miêu tả đôi má của người con gái.
Với màu tráng chúng ta có trắng tươi, tráng tinh, trắng toát, trắng trong, trắng sát,
trắng dã, trâng trang... Còn màu vàng thì có vàng khè, vàng hoe, vàng tươi... Màu tím có tím
ngất, tím sen, tím lịm. tim tím ...V ới màu xanh, chúng ta có: xanh lam. xanh lơ, xanh da trời,
xanh nước biền, xanh lá cây, xanh đọt chuối, xanh ngọc, xanh dương, xanh bông phấn, xanh
xanh, xanh ngăt, xanh lè, xanh lét, xanh lá mạ, xanh rêu... Mỗi một màu xanh tương ứng với
một sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn nước biển có màu xanh nước biển riêng, cây
mạ có màu xanh lá mạ, lá cây có màu xanh lá cây riêng không thể lẫn lộn giữa các màu
được.Như vậy ứng với từng hoàn cảnh, từng hiện tượng, sự vật sẽ có những từ miêu tả màu
sắc riêng. Thê mới thấy tiêng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, muốn hiêu hết không
phải dễ. nhưng cũng không quá khó với những ai yêu và muốn tìm hiểu Tiếng Việt.
3.2.6.1.1. Những nét đặc trung của ngôn ngữ Nam Bộ.
3.2.6.1.2. Đặc trưng của ngôn ngừ Nam Bộ là giàu tính hình tượng cụ thể, giàu hình ành và
giàu chất hài.Tính giàu hình tượng cụ thể là một đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ. Chẳng
hạn: Bánh phồng là bảnh nướng phồng lên. Bánh lá dừa là bánh gói bằng lá dừa, Bánh ít có
thể là nói trại từ bánh ếch vì giốne hình con ếch , ngoài Bắc gọi mì chính trong Nam gọi bột
ngọt bởi nó là bột mà ngọt ta thấy ngôn ngữ Nam Bộ có vẻ như khác hăn vói ngôn ngữ vùng
văn hỏa phía Bắc. Có người nói ,có thể do có sự đối kháng từ thời Nam Bắc triều, đàng
ngoài đàng trong.
Ví dụ: heo với lợn, Cá chuối với cá lóc, Thuvền với ghe... Nhưng có thể từ cách sống
phóng khoáng của cư dân miệt đồng ngút ngàn mà hình thành thói quen sử dụng từ tùy
thích, miễn là phản ảnh đúng tính cách mạnh mẽ của người dân mờ đất.


SVTH: Chừ Thị Hoa

15

MSSV: 107301052


Nếu lấy một vài cụm từ chỉ hình ảnh, ta sẽ thấy tính giàu hình ảnh và giàu chất hài của ngồn
ngữ Nam Bộ: ngồi chò hỏ, ngồi chành bành, ngồi chù ụ, không ai nói con gái ngồi chò hỏ,
cũng không ai nói con trai ngồi chành bành bao giờ.
3.2.6.1.3. Đặc trung trong ngôn ngữ Nam Bộ là tính rút ngắn - nghĩa là chỉ cân nói ngắn
gọn chứ không cần diễn giải dài dòng, tìm cách nói để gộp tất cả lại cho nhanh, người dân đi
chợ không hỏi chỗ cá này bao nhiêu tiền mà chỉ vào rồi hỏi nhiêu hay bi nhiêu? Từ đó hình
thành cách nói bi dai, bi lớn, é cum vầy nè, đẹp hết biết, hay hết xẫy... Nghĩa là chỉ cần nói
chừng đó chứ không cần phải diễn tả diễn giải dài dòng, như vậy để sáng tạo thành vãn
mang màu sắc văn hóa Nam Bộ phải nám được những đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ.
3.2.6.1.4. Ngôn ngữ Nam Bộ là tài sản văn hoá dân gian vô giá, nó có đời sống riêng,
không ngừng được hình thành và phát triền từ chính cuộc sống cộng đồng của nhân dân, với
những đặc trưng riêng của một vùng đất đã tạo ra một truyền thống ngôn ngừ rắt năng động
bao

gồm

vùng

trong

nước




luồng

văn

hoá

phương

Đồng,

phương

Tây.

ở Việt Nam những nhà văn nhà thơ như: Sơn Nam, Nguyễn Đình Chiểu, Anh Đức , ... có
thể được coi là những người thừa kế tốt những gía trị đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ. Họ
đã gỏp phần làm giàu làm đẹp thêm cho kho tàng ngôn ngừ Nam Bộ.
3.2.6.2. Văn học
3.2.6.2.I. Tác giả tác phâm tiêu biêu của Nam Bộ
Nói đến những tác phẩm văn học ở Nam Bộ ta không thể không nhắc đến công lao to
lớn của Nguyễn Đình Chiều và nhà văn Sơn Nam hai người con của miền Nam Bộ và là hai
nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất đến Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Nam bộ nói
riêng.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là
Sài Gòn) cha là một vị quan nhỏ. Cuộc đòi Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều đau khổ, cha bị
cách chức, tuổi thơ phải chịu nhiều lận đận. Năm 1843 thi đỗ tú tài, năm 1847 thi kỳ thi
hương thì được tin mẹ mắt, ông liền bỏ thi về chịu tang, trên đường về bị bệnh nặng mù cả
hai mát, gia đình nhà giàu hứa gả con gái cho ông liền bội ước, bao nhiêu mơ ước của tuồi
trẻ đêu tan vỡ, ông về quê dạy học và làm thuốc, sống cảnh nghèo nàn, thanh bạch.

Trong những nhà văn của Việt Nam xưa và nay, ông là nhà văn đau khổ nhất, mù loà, học
vân dỡ dang, nghèo khô... nhưng ông vẫn sống một cuộc đời đạo đức cao cả, đầv nghị lực,
khí phách và sáng tạo. Ông đã đề lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị: Lục Vân Tiên, Ngư
Tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Văn tế Trương Định... Tất cả đều bàng chữ
Nôm.
Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm nồi tiếng và riêng với Ông đây là tác phẩm tâm huyết

SVTH: Chử Thị Hoa

16

MSSV: 107301052


nhất vì nhân vật chính trong truyện, Lục Vân Tiên như một phiên bàn của đời ông nhưng
được ông thôi vào nhiều ước mơ và tâm niệm.
Truyện Lục Vân Tiên là một cuốn luân lí - tiểu thuyết, cốt dạy người ta đạo làm người. Tác
giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường , đạo nghĩa.
Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, cả gia
đình từ Cù lao ô n g Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng u Minh Cà Mau, nơi
phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tam mình trong hương săc của
rừng Ư Minh với muồn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Đó cũng chính là vốn sông và
nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này
Tác phẩm đầu tay của Nhà vãn Sơn Nam là tập thơ Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến
Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngan Bên rừng Cù Lao Dung
và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính
Nam bộ tồ chức. Tuy nhiên, tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bàn năm 1962 lại là
tác phâm làm nổi danh tên tuổi của ông.
Ngoài truyện dã sử, truyện ngan, Sơn Nam còn thành công ở những công trình biên khảo có
hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Văn minh miệt vườn Gia Định xưa. Ben Nghé

xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm
sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý
thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang,
mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về
khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ
rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu
giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những
ngàv đầu mở đất, mở nước.
Giờ đây, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc
yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính
cách đặc biệt Nam bộ, ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay vê cội
nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bàng lối văn mộc mạc, bàng chữ
nghĩa giản dị gân gũi với đời sông thực tê.
Tác phẩm đã xuất bản
Chuyện xưa tích cũ “thể loại truvện”
Hương rừng Cà Mau “ thể loại truyện”
Vọc nước dỡn trăng “thể loại truyện” và một số các tác phẩm khác.

SVTH: Chử Thị Hoa

17

MSSV: 107301052


Nhà văn Sơn Nam hoàn tất bộ hồi ký"Ông già Nam Bộ" vừa viết xong cuốn "Bình An" - tập
cuôi trong bộ hôi ký 4 tập của mình, quyển sách đề cập đến những biến đổi lớn lao của Sài
Gòn kể từ ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 đến nay, bốn tập trong bộ hồi kv của nhà
vần Sơn Nam có tên: Từ ư Minh đến c ầ n Thơ, Ở chiến khu 9, 20 năm giữa lòng đồ thị,ng
khoảng thời gian 2001-2004, đề cập tới con người, cảnh vật và những biến động trước,

trong và Bình An, mỗi tập sách chỉ hơn một trăm trang, ba tập đầu lần lượt được hoàn thành
và xuất bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở khu vực Tây Nam Bộ, từ Hà Tiên, Rạch
Giá đến Cà Mau, c ầ n Thơ, An Giang.Với cách lý giải vấn đề, sự kiện xác thực, dí dỏm,
nguồn tài liệu phong phú, sinh động, Hồi ký Sơn Nam không chi là chuyện kể về cuộc đời
của một con người mà còn là chuyện kê về một giai đoạn lịch sử của vùng đất Nam Bộ.
3.2.6 .3.Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ
Nam bộ cỏ một kho tàng nghệ thuật dân gian vô cùng phong phú. Đó là kho tàng ca dao và
dân ca, với các điệu hò, điệu lý, các bài hát hêu tình, hát ru, hát đồng dao, hát sẳc bùa, hát
tài tử...Đ ặc biệt, hát vọng cổ và hát tài tử rất được người dân Nam Bộ ưa thích. Có được
kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy cũng nhờ Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con
người và thiên nhiên.
3.2.6.3.1. ÂM NHẠC
3.2.6.3.1. Cải Iưong
Khoảng năm 1905 thực dân Pháp xâm lược nước ta và mở nhà hát Tây với kiến trúc mới lạ
có chỗ ngồi và sân khấu được trang trí rất sinh động đã thu hút được rất nhiều người , trước
tình hình đó, lối thoát cho nhạc tài tử được mờ ra là : từ chỗ ngồi nghiêm nghị đến h á t, nghệ
nhân tiến tới hát điệu bộ( diễn) là “ca-ra-bộ” Đó là cơ sở đề cải lương ra đời sau này, cải
lương là một loại hình sân khấu khác hản với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật
trình diễn.
Diễn xuất : Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói, chỉ khác là diễn viên ca chứ không
nói và không cường điệu như hát b ộ i.
Y phục, tranh ảnh : Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.
Ca ra bộ : Ra đời khoảng 1915 tại Vĩnh Long , do thầy Phó Mười Hai (Tống Hữu Định) đề
xướng .Ca Ra Bộ là vừa ca vừa ra điệu bộ diễn tả theo nội dung bài hát, lối diễn tả sinh động
theo nội dung bài hát, nhiều diễn viên ưa thích được mời diễn trong các nhà hàng lớn tạo
nên nhiều gánh hát nổi tiếng (đây là cơ sở để cải lương ra đời sau này và có thể nói Ca ra Bộ
là khúc dạo đầu của Cải lương )
Dờn ca tài tử xuất hiện từ hơn trăm năm trước từ cội nguồn nhạc lễ, nhạc cung đình Huế và
văn học dân gian đã sinh ra nghệ thuật dờn ca tài từ Nam Bộ. Gia sản dòng nhạc tài tử Nam


SVTH: Chử Thị Hoa

18

MSSV: 107301052


Bộ ngày càng đồ sộ, phong phú, biêu đạt được tâm l í , tình cảm và đời sống của cư dân đồng
bàng Sông Cửu Long. Loại hình âm nhạc này thường được trình diễn trong những gia đình
yêu thích dờn ca tài tử, lễ hôi các đình thần ... có thề nói dờn ca tài tử có thề diễn bất cư nơi
đâu và bất kì thời điểm nào, nhưng nếu được trình diễn vào những đêm tráng sáng ở xóm
làng thì sẽ dễ tạo nên sự đồng điệu giữa người diễn và người thưởng thức âm nhạc truyền
thống.Những người tham gia dờn ca tài từ thường là bạn bè, chòm xóm với nhau, họ tập
trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu lệ về trang phục. Khi nào
diễn ở đình, miếu, hoặc tham gia diễn trên sân khấu họ mới lưu ý trưng diện trang phục cho
phù họp. Những năm gần đây, nhằm phục vụ khách du lịch các nhóm tài từ họp lại với nhau
thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp và sẵn sang phục vụ văn
nghệ khi có yêu cầu.
Hiện nay ở riêng Vĩnh Long có hàng trăm đội ,nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài từ như: nhóm
Bông hồng vàng, nhóm Trường A n...C ác nhóm này thỉnh thoảng có tham gia các hội thi,
hội diễn còn ngày thường họ vẫn luyện tập. trình diễn cho những người tri kỉ, tri âm cùng
bạn bè gần xa thường thửc.Đờn ca tài tử Nam Bộ trên đất Vĩnh Long vừa là món ăn tinh
thần thường nhật của người dân bản địa, vừa là đặc sản địa phương thiết đãi du khách khi
có dịp đến thăm quê hương Vĩnh Long.
3.2.63.2. Ca nhạc
Gồm các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây
ca kịch giữ vai trò chủ yếu, là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng
tác nhạc mà chỉ soạn lòi ca theo các bản nhạc cho phù họp với các tình huống săc thái tình
cảm, nói chung vê ca nhạc sân khâu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cô rất phong phú
của Nam Bộ, trên bước đường phát triên nỏ được bô sung thêm một số bản mới như: Dạ cô

hoài lang.
Hát bội Vào đầu thế kỳ XIV các đào kép Việt Nam đã viết được vở tuồng đầu tiên là “
Tây Vương Mầu hiến bàn đào*’ và công diễn trong tiều đình nhà Trần. Từ đó hát bội được
công nhận và do chỉ trình diễn trong các dịp lễ quan trọng trong triều đình nên còn được gọi
là “ hát cung đình”. Tuy nhiên, vì được ưa chuộng nên nó đâ vượt qua danh giới trên để đi
sâu vào dân gian vói những vở tuồng như: Phụng Nghi Đình, Nghêu- Sò- ô c - H ến...
Hát Bội là môn nghệ thuật có tính ược lệ cao nên đòi hỏi ở đào kép tài năng diễn xuất.
Được học tập và cải biên, được các nghệ sỹ thổi vào đó luồng sinh khí đậm nét dân tộc, hát
Bội đã nhanh chóng hiện diện ở Đàng trong và Đàng ngoài vói vị trí là loại hình sân khấu
thượng hạng. Từ cảc bậc vua quan đến thường dân, hát bội đã phục vụ nhu cầu giải trí, học
tập thậm chí ảnh hưởng đến cả cách nghĩ, cách hành xử ngoài xã hội cúa người dân.

SVTH: Chử Thị Hoa

19

MSSV: 107301052


×