Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC NẬM LOỎNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.6 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ LAI CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC NẬM LOỎNG

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH LỚP 4- TRƯỜNG TIỂU HỌC NẬM LOỎNG

Đồng tác giả:
1. Nguyễn Thị Thanh
Trình độ chun mơn: Đại học tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
2. Vàng Văn Tuyến
Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học
Chức vụ: giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Nậm Loỏng
- Thành phố Lai Châu- Tỉnh Lai Châu

1


Thành phố Lai Châu, Ngày 20 tháng 2 năm 2017

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh
lớp 4”.
2. Đồng tác giả.
ST
Họ và tên
T


Năm
sinh

1

Nguyễn
Thị Thanh

1978

2

Vàng Văn
Tuyến

1981

Nơi
thường
trú
Tổ 5Phường
Đoàn Kết
Tổ 1Phường
Đồn Kết


CM

Chức
vụ


ĐH

TP

ĐH

GV

Nơi
làm
việc
Trường
THNL

Tỷ lệ đóng
góp tạo ra
sáng kiến
096247 50 %
2378

Trường
THNL

016363 50 %
36801

Điện
thoại


3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục tiểu học
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Áp dụng từ 09/2016 đến tháng 2/2017
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nậm Loỏng
Địa chỉ: Bản Sùng Chô- xã Nậm Loỏng- Thành phố Lai Châu
Điện thoại: 02313878717
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong nhà trường Tiểu học, bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn
kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn
cho các em kĩ năng giao tiếp. Đối với học sinh lớp 4 kĩ năng giao tiếp là kĩ năng
rất cần thiết để các em sớm hịa nhập được với mơi trường học tập. Và đây cũng
là những yêu cầu mà các em cần phải có và đạt được trong q trình đánh giá
học sinh tiểu học.
Ơng cha ta từ xã xưa đã từng nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lịng nhau”. Trong giao tiếp lời lẽ phải có sự lựa chọn, cân nhắc vì
2


một khi đã nói ra thì khơng sao rút lại được. Chính vì thế để giúp học sinh có
được ý thức nói năng rõ ràng, gãy gọn, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là
rất cần thiết.
Khi giao tiếp các em cần mạnh dạn; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng
nội dung cần trao đổi; ngơn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử
thân thiện, chia sẻ với mọi người; biết lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự
đồng thuận của thầy cô, bạn bè.
Thông qua hoạt động giao tiếp các em sẽ phát huy được vốn ngơn ngữ, nói
đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri

thức. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt, góp phần hồn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Khi đã có kĩ giao tiếp các em sẽ tự tin trước đám đông, truyền tải được
đến với người nghe những gì mình muốn nói và chắc chắn rằng các em sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực.
Trong thực tế hiện nay chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển nhưng kĩ
năng giao tiếp của học sinh ngày càng giảm sút, sự đối lập này do đâu? Một câu
hỏi được đặt ra cho tất cả người lớn, đặc biệt là cha mẹ và các thầy cô giáo
những người thường xuyên gần gũi các em nhất.
Để giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trong giao tiếp, để các em
trở thành những học sinh phát triển một cách tồn diện dưới mái trường xã hội
chủ nghĩa, thích ứng với các tình huống xảy ra trong xã hội, và đặc biệt giúp các
em có cơ hội bày tỏ niềm vui, chia sẻ những nỗi buồn với cha mẹ, thầy cơ, bạn
bè, những người xung quanh bằng chính ngơn ngữ và việc làm của chính mình,
chúng tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 4”.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Giáo viên, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nậm Loỏng
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Hiện trạng:
3


Trong những năm gần đây, phần lớn trẻ em học sinh dân tộc đã học qua
lớp mẫu giáo thực hiện chương trình làm quen tiếng Việt nhưng nhìn chung,
vốn từ và kỹ năng nghe, nói của các em cịn hết sức hạn hẹp. Cụ thể:
Về số lượng từ các em sử dụng được trong giao tiếp chỉ ở mức có thể
nói được những lời nói đơn giản như chào cơ, chào thầy, thưa cô, thưa thầy,
cha, mẹ, ông bà hay các sự vật gần gũi như cái bàn, cái ghế, quyển sách, cái

bút...; chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh thường xuyên như ra chơi, vào
lớp, ngồi xuống, đứng lên... Số lượng từ các em sử dụng chỉ ngang với một
trẻ em miền xuôi ở khoảng 3 đến 4 tuổi. Với vốn từ ít ỏi như trên, các em
thường chỉ diễn đạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì nói cả câu.
Ví dụ: GV hỏi “Nhà em có mấy người?” Các em chỉ nói được “bốn”; hay
GV hỏi “Em bé trong tranh đang làm gì?” các em chỉ trả lời được “vẽ”;
trong khi đó, học sinh bình thường phải trả lời được “Thưa cơ (thầy), em bé
trong tranh đang vẽ tranh ạ!”.
Về phát âm: do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và thổ âm nên các em
học sinh dân tộc phát âm sai ở hầu hết dấu thanh và phần vần; một số âm
đầu. Ví dụ: các tiếng có thanh /huyền, sắc, ngã, nặng/ thành thanh /khơng/
cịn tiếng có thanh /khơng/ thành thanh /nặng/; tiếng có thanh /ngã/ thành
thanh /sắc/; tiếng có vần /ơm/ thành /ơn/ (cơm thành cơn), âm /y/ thành
âm /i/ (ay thành ai)... Lỗi phát âm này do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nên sẽ
rất khó sửa (nếu khơng nói là khơng sửa được) nếu không được sửa chữa
từ các lớp mầm non và lớp Một ở tiểu học.
Ưu nhược điểm của giải pháp cũ
Ưu điểm: Các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập là một việc
làm hết sức bổ ích như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”
Trong quá trình học tập đua thầy, đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn, năng
động hơn rất nhiều trong q trình rèn luyện kỹ năng nói.
Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp các em tự
tin hơn trước lời phát biểu của mình.
Hạn chế và nguyên nhân:
4


Thực tế cho thấy môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh dân
tộc hạn hẹp và không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thường được học
tập, giao tiếp trong mơi trường thuần tiếng Việt thì mơi trường giao tiếp của

các em học sinh dân tộc hết sức hạn hẹp và thiếu tính tích cực. Ở trường, khi
học trên lớp, chủ yếu các em được nghe cô giáo giảng bài, được luyện đọc
nhưng không hiểu nội dung bài đọc; được luyện viết nhưng chỉ luyện để
viết đúng con chữ mà khơng thể viết thành bài văn hồn chỉnh được. Cịn
khi ra chơi, các em lại nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Về với gia đình và
cộng đồng, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn TV
tạm thời bị chìm vào dạng tiềm năng. Mơi trường giao tiếp bằng TV bị hạn
hẹp chính là nguyên nhân, là rào cản lớn nhất của sự hình thành kỹ năng sử
dụng TV của các em học sinh dân tộc đẫn đến kĩ năng giao tiếp của các em
cũng gặp khó khăn.
b. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.
Tính mới: Với các biện pháp giáo dục linh hoạt giáo viên giúp học sinh
mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Biết mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn
của mình trước tập thể, gần gũi trao đổi với cô giáo, bạn bè, bố mẹ, ... mạnh dạn
đưa ra các ý kiến, thắc mắc trong học tập cũng như trong việc thực hiện các hoạt
động chung của lớp.
Các em đã biết chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè, thầy cơ, cha mẹ, ...
trong khi trò chuyện, tham gia các hoạt động tập thể.
Sự khác biệt: Với các giải pháp đã sử dụng trong đề tài người giáo viên
vừa tổ chức cho học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp, có thể trình bày rõ ràng
vấn đề muốn nói- là điều khó khăn với học sinh dân tộc Mông khi ngôn ngữ
tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy ở khối 4 chúng tơi nhận thấy: Để
học sinh có thể mạnh dạn hơn trong giao tiếp, có thể trình bày rõ ràng vấn đề
muốn nói, nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cần một số biện pháp sau.

5



Biện pháp 1: Hướng dẫn một số kĩ năng giao tiếp giữa thầy và trò,
giữa trò với trò.
Để học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt, ứng xử phù hợp trong từng tình
huống cụ thể. Chúng tơi tiến hành quan sát học sinh và nhận thấy rằng trong
giao tiếp hằng ngày của các em được phân chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm có kĩ năng giao tiếp tương đối tốt
+ Nhóm có kĩ năng giao tiếp chưa tốt.
Chính vì vậy khi giảng dạy tại lớp, đặc biệt là trong khi tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp và khi dạy học rèn kĩ năng sống chúng tôi luôn lựa
chọn các tình huống phù hợp với 2 nhóm đối tượng. Qua đó đối với nhóm giao
tiếp tương đối tốt có cơ hội tiếp tuc phát triển kĩ năng giao tiếp tốt hơn nữa,cịn
đối với nhóm đối tượng có kĩ năng giao tiếp chưa tốt được rèn luyện và phát
triển kĩ năng của bản thân. Ngồi ra qua q trình giao tiếp hằng ngày chúng tôi
tiến hành sửa câu, sửa cách nói cho các em trong mọi lúc, trong giờ học hướng
dẫn các em cách dặt câu hỏi đến cách trả lời.
Ví dụ: khi học sinh đến lớp nhìn thấy cơ giáo các em liền chào: “Chào cô
ạ!” lúc này tôi liền sửa cho các em: “Em chào cô ạ !” và giải thích cho các em
các em đó mới là câu chào đầy đủ thể hiện sự lễ phép của học trị đối với thầy cơ
giáo.
Ví dụ: trong giờ học, khi đứng lên trả lời câu hỏi, có em nói trống khơng
như:
- Em khơng biết.
- Có ạ.
- Em khơng đi…
Đối với những trường hợp trả học sinh trả lời như trên chúng tôi hướng
dẫn các em trước khi trả lời phải có “thưa cơ, thưa thầy” trong khi giao tiếp với
thầy cô… đối với một số em nhút nhát ở trong lớp chúng tôi đưa luôn cả câu trả
lời đầy đủ “Thưa cô, em không biết ạ!”, “Thưa cô, em có đi ạ!”, “Thưa cơ, em
khơng đi ạ!”


6


Ban đầu chúng tơi hướng dẫn các em nói theo lời của thầy cô. Tiếp theo
chúng tôi tổ chức cho các em trải nhiệm thực tế bằng cách đóng vai, chơi các trò
chơi. Qua việc được trải nghiệm các em rút ra được nhận xét lời nói đúng nên
nói, lời nói sai khơng nên nói. Các em được tự mình sửa cách nói khơng nên nói
thành cách nói ngược lại.
Qua việc được xem bạn đóng vai bằng những tình huống cụ thể, chúng tôi
tiến hành đưa ra hệ thống câu hỏi như:
+ Qua trị chơi em thích cách nói của bạn nào? Vì sao em thích?
+ Qua trị chơi em khơng thích cách nói của bạn nào? Vì sao em khơng
thích?
+ Nếu em là bạn em sẽ nói thế nào?
Với cách tiến hành như trên các em học sinh ở hai lớp đã biết nói đầy đủ
câu, biết thưa gửi khi trình bày nội dung, ứng xử phù hợp trong từng tình huống
cụ thể đặc biệt là khơng cịn hiện tượng nói trống khơng, xưng hơ đúng mực khi
giao tiếp giữa trò với thầy và giữa trò với trò. Bên cạnh đó qua việc được đóng
vai đã tạo cho các em mạnh dạn hơn, nói to dõng dạc hơn khi đứng trước đám
đông.
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng giao tiếp phù hợp, đúng chuẩn mực
Ở biện pháp 1 chúng tôi hướng dẫn bằng cách cho các em nói theo “mẫu
câu” khi giao tiếp và bước đầu nhận định điều nên và không nên cư xử của từng
học sinh trong các tình huống cụ thể ngồi ra với phương pháp đó cung cấp kiến
thức ở mức độ đơn giản. Ở biện pháp này để rèn cho học sinh có kỹ năng giao
tiếp thuần thục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Qua q trình trải nghiệm
chúng tơi tiếp tục tiến hành cho học sinh đóng vai ở giai đoạn này khi đưa ra
tình huống cụ thể học sinh được tự bàn bạc ở trong nhóm về các xử lý của từng
nhân vật, sau đó các nhóm tự đóng vai để học sinh dưới lớp được quan sát. Để
học sinh có được nhiều cách xử lý chúng tôi tiến hành cho học sinh thảo luận, tự

trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể dưới sự gợi ý của giáo viên để các em ứng
xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
7


Khi được trải nghiệm, được bộc lộ cảm xúc, quá trình nhận thức của học
sinh rất nhanh xong để các em có kỹ năng giao tiếp thuần thục thì q trình trải
nghiệm phải được lặp lại nhiều lần. Với đặc điểm này chúng tơi thường xun
đưa ra các tình huống khác nhau nhưng có sự kết nối giữa các lượng kiến thức
cũ và mới để vừa rèn cách ứng xử đã gặp và kết hợp cung cấp cách ứng xử mới.
Bên cạch đó với tâm sinh lý học sinh dễ bộc lộ cảm xúc, thích được động
viên với đặc điểm này chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp nêu gương.
Đưa ra từng cách ứng xử hay, phù hợp cho học sinh cùng nghe. Giáo dục các em
học tập bạn. Thường xuyên tuyên dương những em biết lễ phép với thầy cô giáo,
thân thiện với bạn bè để các em cùng noi gương. Trong giai đoạn này chúng tôi
tiến hành hướng dẫn học sinh ngồi việc biết nói lời hay thì cịn làm thêm nhiều
việc tốt để sửa chữa những khuyết điểm cho bạn đặc biệt là trong giao tiếp.
Ví dụ: Thấy 2 bạn đang nói chuyện với nhau xưng hô “ Mày- Tao” các em
nên hướng dẫn bạn:
- Bạn khơng nên xưng Mày- Tao khi nói chuyện
- Bạn nên nói: “Cậu- Tớ”, “Mình- Tớ”
- Chúng mình là học sinh nên phải cư xử thân thiện với bạn
Cách này tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất cao vì “Học thầy khơng tày học
bạn” q trình giao tiếp của học sinh với học sinh diễn ra nhiều hơn nên nếu học
sinh biết tự sửa cho nhau sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Qua các cuộc giao lưu và hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được rèn
luyện và hoàn thiện kỹ năng ứng xử, kỹ năng nói, kỹ năng trao đổi phù hợp, biết
thể hiện cảm xúc, điệu bộ cử chỉ khi giao tiếp. Ban đầu các em còn ngại ngùng,
chưa biết trình bày, nhưng với cách tiến hành như trên sau một thời gian chúng
tôi nhận thấy đa số các em rất tự tin đứng trước tập thể giới thiệu về bản thân, sở

thích của mình, mạnh dạn khi biểu diễn, biết nói cảm ơn xin lỗi trong từng tình
huống cụ thể, biết thể hiện thái độ lễ phép với thầy cô, thân thiện với bạn bè.
Giải pháp 3: Tạo không khí tiết học sơi nổi, nhẹ nhàng, hấp dẫn

8


Học sinh là người dân tộc thiểu số vốn dĩ rất nhút nhát, ngại giao tiếp với
thầy cô giáo. Nhiều em khi thầy cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì
hoặc là khơng hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng
tiếng phổ thơng của mình do vốn tiếng Việt của các em cịn hạn chế. Trong khi
chương trình sách giáo khoa quá tải, chưa thật sự phù hợp với học sinh dân tộc
thiểu số; giáo viên thì ơm đồm, tìm mọi cách để làm sao truyền đạt, chuyển tải
hết những kiến thức trong sách giáo khoa đồng thời rèn cho các em thành thạo
các dạng mà bài học đã đưa ra. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả
nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Vì
vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một khơng khí thật nhẹ nhàng, hấp
dẫn. Đây là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh dân
tộc thiểu số ở tất cả các bậc học đặc biệt là ở Tiểu học.
Hiểu được tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, chúng tôi đã đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tùy theo các môn học
nhưng đều chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học
đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các mơn học (chủ
yếu là các trị chơi về ngơn ngữ, trị chơi trí tuệ sử dụng ngơn ngữ) như:
- Đóng vai
Đóng vai là một trong những phương pháp gây được hứng thú trong học tập
cho học sinh (học mà chơi, chơi mà học), rèn tính tự tin, tinh thần đoàn kết đặc
biệt đây cũng là điều kiện tốt để tăng cường tiếng Việt cho học sinh song để
mang lại hiệu quả, giáo viên và học sinh phải đầu tư nhiều.
Các em hào hứng tham gia, tiết học trở nên sôi động và hấp dẫn, hiệu quả của

những tiết dạy này khá thành công, vốn tiếng Việt của các em cũng được cải
thiện đáng kể.
- Thảo luận theo nhóm
Là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học sinh. Thảo
luận nhóm cịn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự
do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm

9


bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải
quyết vấn đề khó khăn.
Với những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong những năm vừa qua mà đội ngũ giáo viên nhà trường đã áp dụng,
nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ở đây đã trở nên mạnh dạn, tự tin, vốn tiếng
Việt của các em đã được cải thiện rất đáng kể. Các em đã có khả năng tự đặt ra
những câu hỏi, đưa ra những ý kiến của mình. Việc giao tiếp của các em cũng dễ
dàng hơn. Do vậy, chúng tôi luôn sử dụng phương pháp này vào giảng dạy nhằm
làm cho tất cả học sinh được hoạt động, tạo khơng khí lớp học sôi động, hấp
dẫn, các em tiếp thu bài cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ
sung vốn tiếng Việt một cách hiệu quả.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Qua quá trình nghiên cứu áp dụng thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp
rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4” trong thời gian áp dụng triển khai để
tài tại khối lớp 4 trường tiểu học Nậm Loỏng năm học 2016- 2017 đã thu được
kết quả như sau.
Số học sinh nói
Năm học

2016-2017

(Trước khi áp dụng)
2016-2017
(Sau khi áp dụng)

TS Thời điểm

mạch lạc, diễn
đạt tốt
SL
%

Số học sinhSố học sinh
nói đủ ý

nói chưa đủ ý

SL

SL

%

%

Số

nhút nhát
phát biểu
SL
%


42

Đầu năm

5

10

15

12

42

Cuối năm

10

20

10

2

Qua khảo sát đánh giá chúng tôi nhận thấy:
Đa số học sinh của 2 lớp đều có ý thức kỷ luật cao. Có tinh thần tự rèn
luyện các kĩ năng mà giáo viên hướng dẫn.
Việc rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ bản thân thực sự hữu ích đối
với các em, vì việc giao tiếp, tự phục vụ bản thân các em thực hành hàng ngày,

mọi lục, mọi nơi.
10

học


Việc thầy cô uốn nắn, giúp đỡ các em trong từng lời ăn, tiếng nói, từng việc
làm, giúp các em trưởng thành nên rất nhiều.
Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể,
gần gũi trao đổi với cô giáo, bạn bè, bố mẹ,... mạnh dạn đưa ra các ý kiến, thắc
mắc trong học tập cũng như trong việc thực hiện các hoạt động chung của lớp.
Các em đã biết chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè, thầy cơ, cha mẹ,
...bằng rất nhiều hình thức; nói chuyện, vẽ tranh, các hoạt động tập thể.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4”.
Sáng kiến có tính khả thi và có thể triển khai áp dụng hầu hết ở các trường tiểu
học nói chung theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đáp ứng
được mục tiêu của công tác giáo dục.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất:
a) Kiến nghị: Khơng
b) Đề xuất: Khơng
8. Tài liệu đính kèm: Khơng
Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến do chúng tôi thực hiện không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ


Nguyễn Thị Thanh

11

Vàng Văn Tuyến



×