Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến một số biện pháp rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.83 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh
lớp 2.”
2. Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác giảng dạy ở tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngơn ngữ. Đặc biệt
ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc,
đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết
nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học.
Việc đọc có ý nghĩa cơ bản đầu tiên của học sinh bậc Tiểu học. Học đọc
rồi mới đọc để hiểu, đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập.
đồng thời đọc cũng là cơng cụ để học tốt mơn khác, có tác dụng tích cực đến
trình độ ngơn ngữ, trình độ tư duy của học sinh. Do đó rèn kĩ năng đọc cho
học sinh có tầm quan trọng đặc biệt. Trước hết rèn cho học sinh đọc đúng
đảm bảo tốc độ vừa phải đạt 50 chữ/phút sau đó mới đọc diễn cảm. Có đọc
diễn cảm thì mới hiểu được ý nghĩa của nội dung văn bản và từ ngữ trong văn
cảnh. Nói tóm lại phân mơn tập đọc là một phân mơn có tầm quan trọng to
lớn với bậc tiểu học. Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thơng, viết thạo thì
các em mới nắm được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới suy
luận, tìm tịi để làm bài được tốt;
Thế nhưng, qua tìm hiểu bạn bè đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy
hiện nay tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 cịn nhiều hạn chế. Vì thế tơi
băn khoăn, trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc tốt cho học
sinh lớp 2. Trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp những ưu điểm và hạn chế .



- Ưu điểm
+ Bản thân gi viên thích nghiên cứu sâu và dạy tập đọc có hiệu quả;
+ Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học (tranh, ảnh);
+ Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập;
+ Học sinh trong lớp phần đơng thích mơn tập đọc.
- Hạn chế

+ Một số em đến lớp chưa tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó
luyện đọc luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra,
nhắc nhở con em học tập ở nhà. Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả
học tập của đa số học sinh là chưa cao, nhất là phân môn tập đọc các em chỉ
biết đọc, chứ đọc chưa hay;
- Một số học sinh phát âm lệch chuẩn chữ viết ở một số âm đầu s/x; tr/ch;
một số vần anh/ăn; ươu/iêu; ât/âc..;

- Ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện, tốc độ đọc còn chậm, đọc rời rạc, chưa biết nhấn
giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm; chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài
văn, bài thơ;

- Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ các em hay sai lỗi phát âm giữa
thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh nặng.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Giúp các em tự tin hơn trong học tập nhất là môn tập đọc để các em điều
chỉnh việc học tập của mình theo kịp tiến độ với các bạn và đưa ra giải pháp để
giúp các em nâng dần chất lượng đọc cho học sinh yếu lớp 2.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
a)Tính mới của giải pháp


- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, đọc mẫu thật hấp dẫn
để lôi cuốn học sinh. Giáo viên đọc chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản để
học sinh học tập;
- Rèn cho học sinh luyện phát âm đúng chuẩn, chú ý các từ ngữ, luyện
đọc những từ ngữ học sinh phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần;
2


- Học sinh luyện đọc rành mạch, đọc lưu loát cả văn xi, thơ ca, hị vè.
Đọc đúng nhịp thơ, thể hiện ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng các từ ngữ, biết
thay đổi giọng đọc theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu;
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo hình thức phân vai, đọc biết kết hợp
giảng giải của giáo viên.
b) Các bước thực hiện của giải pháp
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau:
Sử dụng phối hợp các phương pháp hạy học
- Phương pháp trực quan: Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lý,
lứa tuổi học sinh. Trực quan bằng giọng đọc của giáo viên. Giọng đọc mẫu của
giáo viên là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả cao, có tác dụng làm
mẫu cho học sinh luyện đọc. Mỗi bài văn, bài thơ viết ở thể loại khác nhau. Có
bài giọng đọc náo nức, phấn khởi; có bài giọng đọc trang nghiêm trầm lắng; có
bài giọng đọc ân cần khuyên nhủ nghĩa là mỗi bài một vẻ. Do đó giáo viên cần
đọc đúng thể loại ngữ liệu, tránh đọc đều đều, không cảm xúc kết hợp biểu hiện
tình cảm, qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Khi giới thiệu bài nên dùng trực quan
bằng tranh ảnh, vật thật giúp các em háo hức tìm hiểu và cảm thụ bài đọc. Trực
quan bằng một đoạn văn chép sẵn được ngắt theo cụm từ để các em đọc ngắt
hơi, nghỉ hơi đúng chỗ. Có thể trực quan bằng cách nghe giọng đọc hay của học
sinh trong lớp;
- Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ.
Các em thích hoạt động (hoạt động lời nói) giáo viên đưa ra một hệ thống câu

hỏi tìm hiểu bài để học sinh trả lời tìm ra cái hay của tác phẩm. Muốn đọc ngắt
giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm trước tiên phải đọc tốt (đọc lưu loát, rõ
ràng) và cảm thụ tốt bài văn bằng những câu hỏi đàm thoại để hiểu phương pháp
luyện đọc. Phương pháp này đựợc dùng chủ yếu trong giờ Tập đọc dưới sự chỉ
đạo của giáo viên, học sinh luyện đọc nhiều lần.
Tóm lại để giờ học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải sử dụng linh
hoạt các phương pháp trên một cách hợp lý sao cho giờ học không bị ngắt

3


qng, gián đoạn. Giáo viên chỉ đóng vai trị là người tổ chức hướng dẫn các em
tìm ra cách đọc, luôn lấy học sinh làm trung tâm.
- Phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp cụ thể
Với đối tượng học sinh phát âm chưa đúng các phụ âm đầu: s/x, tr/ch; vần
dễ lẫn: ât/âc, ăt/ăc; tiếng có thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh nặng (do ảnh
hưởng của phương ngữ).
Ví dụ:

“nhất định” đọc là “nhấc định”
“trìu mến” đọc là “chìu mến”
“bắt đầu” đọc là “bắc đầu”
“sẽ” đọc là “xẽ”
“nặng trĩu nỗi buồn” đọc là “nặng trỉu nổi buồn”
“buồn bã” đọc là “buồn bạ”
“lặng lẽ” đọc là “lặng lẹ”

(Bài Bàn tay dịu dàng – Tiếng Việt 2 tập 1, trang 166)
Để sửa sai cho học sinh tôi cho 2 em ngồi cạnh nhau, em đọc tốt đọc
trước, em đọc yếu nghe bạn đọc rồi đọc theo các em cùng theo dõi giúp đỡ nhau;

Hầu hết học sinh đã biết đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ ở chỗ có dấu câu,
nhưng khi đọc những câu dài khơng có dấu phẩy ngăn cách giữa các cụm từ các
em thường tỏ ra lúng túng. Với đối tượng này tôi ghi sẵn các câu khó cần luyện
đọc ra bảng phụ, đọc mẫu giúp học sinh tìm ra cách đọc cho mình.
Ví dụ:

Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới, dùng
đơi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//
(Bài Bạn của Nai Nhỏ-Tiếng Việt 2 tập 1, trang 23)

- Cô đã ngắt hơi chỗ nào;
- Học sinh phát hiện chỗ ngắt hơi rồi đọc lại;
Khi đọc thơ các em cũng gặp khó khăn vì chưa biết ngắt nhịp, tơi cũng
tiến hành tương tự như trên.
Ví dụ:

Những ngơi sao/ thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
(Bài Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1, trang 101)
Ai mang nước ngọt,/ nước lành,
4


Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.
(Bài Cây dừa - Tiếng Việt 2 tập 2, trang 88)
- Cô đã ngắt nhịp như thế nào;
- Học sinh phát hiện chỗ ngắt nhịp rồi đọc lại.
Để giúp học sinh đọc các dấu câu đúng ngữ điệu tôi hướng dẫn các em
với kiểu câu cảm thì chú ý đến cảm xúc của tác giả (vui, buồn, giận dữ, hài
hước,…). Với kiểu câu hỏi thì cần lên giọng ở cuối câu, nhấn giọng ở các từ để

hỏi. Với kiểu câu cầu khiến giọng đọc cao hơn và nhấn giọng ở các từ cầu khiến.
Tôi giúp học sinh nắm cách đọc đặc trưng của từng loại văn bản. Chẳng
hạn với thể thơ lục bát các em đọc giọng êm, nhẹ, nhấn giọng ở các tiếng gieo
vần. Với những bài văn xuôi chú ý ngắt hơi theo ý mạch văn dựa vào dấu câu.
Để giúp các em đọc hiểu tôi cho các em đọc nhẩm, đọc thầm. Trong quá
trình học sinh đọc nhẩm, đọc thầm giáo viên phải kiểm tra, đánh giá được kết
quả hoạt động đọc thầm của các em để giúp đỡ, uốn nắn. Trước khi đọc thầm tôi
thường giao kèm nhiêm vụ nhằm định hướng đọc hiểu (đọc để biết – hiểu – nhớ
điều gì?). Cũng có thể cho học sinh đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải (tránh
đọc quá to) ở những bài học thuộc lịng để học sinh chóng thuộc bài. Đọc thầm
giúp học sinh tập trung suy nghĩ để hiểu, do đó tơi rèn luyện nhiều cho học sinh
kết hợp với phần tìm hiểu bài.
Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ khó trong bài giáo viên cần giải nghĩa
bằng nhiều cách: cho học sinh đọc chú giải (nếu có) rồi tìm từ trái nghĩa, thay
thế từ đó bằng một từ đồng nghĩa, đặt câu với từ đó… Giáo viên nêu tác dụng
của từ đó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, tránh quá rộng, quá
sâu, vượt q trình độ của các em.
Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ “hồnh hành” trong bài “Ơng Mạnh
thắng Thần Gió” tơi cho học sinh
- Đọc chú giải;
- Đặt câu có từ “hồnh hành”;

5


Giáo viên giảng: Ngỡ rằng rời hang núi về đồng bằng cuộc sống của loài
người sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhưng khơng! Cuộc sống của lồi người vẫn
chưa n ổn khi gặp phải Thần Gió.

- Luyện phát âm đúng

Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác, luyện đọc chính xác
thực chất là rèn luyện phát âm đúng cho học sinh;
Để dạy cho học sinh phát âm đúng tôi không quên rèn kĩ năng nghe . Ở
đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có
mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều
cho kĩ năng đọc.
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan: như nói lắp, nói ngắn lưỡi khó đọc do tật
bẩm sinh;
Ví dụ: s / x: sung / xung, sâu / xâu, ...
+ Nguyên nhân khách quan: do cách phát âm sai của phương ngữ tạo
cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ;
+ Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí
thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ;
+ Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
Ví dụ: phát âm s / x:
+ Khi phát âm s (sờ): phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi;
+ Khi phát âm x (xờ): hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng.
Ví dụ: phát âm tr / ch:
Phát âm tr (trờ): hơi ra qua đọng tác bật đầu lưỡi với chân răng;
- Mặt khác là việc sửa sai qua giảng nghĩa từ.
Ví dụ: xâu / sâu : ''xâu kim'' với ''sâu trong lòng đất ''
- Luyện đọc
Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức
độ cao hơn: đọc rành mạch tốc độ đọc 50 tiếng/phút, nắm được ý cơ bản của
6


bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm,
đọc chữ in và đọc chữ viết;

Tơi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắm cho từng
học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia
và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh
để tạo không khí lơi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động
học. Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc
nhiều lần càng tốt.
+ Đọc rành mạch
- Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ
không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc.
Ví dụ: Bài thơ: ''Tiếng chổi tre '':
Khi cơn giông //
Vừa tắt /
Tôi đứng trơng //
Trên đường lạnh ngắt //
+ Đọc văn xi
Ngồi việc hướng dẫn đọc theo từ, cụm từ tôi tiến tới hướng đẫn đọc
theo câu. Cuối câu học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp.
Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh.
Ví dụ: Bài thơ ''Thương ơng''.
Khi đọc câu thơ có dấu chấm cảm (!) thì đọc lên giọng:
Khơng đau! Khơng đau!
Khỏi rồi! Tài nhỉ!
Ví dụ: Bài ''Voi nhà''
Tồn bài đọc với giọng linh hoạt. Cuối câu có dấu chấm cảm thì đọc
lên cao giọng đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố:
''Thế này thì hết cách rồi!''
Đoạn 2: Giọng hoảng hốt khi voi xuất hiện:
7



''Chạy đi! Voi rừng đấy!''.
Tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ ở các dấu ngắt câu, ở các từ ngữ
cần nhấn giọng: ''ập xuống, ngăn lại, chạy đi, vội vã'' .
+ Đọc văn vần:
Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc
văn vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc, ở
sách tiếng việt lớp 2 có nhiều thể văn vần chúng ta thường gặp như: Thơ lục
bát, thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do. Ở đây không phải thể thơ nào
cũng giống nhau phải thay đổi theo tiết tấu của câu, bài thơ theo thể thơ nào.
- Khi đọc thơ lục bát thường đọc ngắt nhịp 2/4 (ở câu 6 chữ ) và nhịp
4/4 (ở câu 8 chữ).
Ví dụ: Bài thơ ''Mẹ''
Lặng rồi / cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt /vì hè nắng oi
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ơì
Kẽo cà tiếng võng /mẹ ngồi mẹ ru.
- Thơ 7 chữ (thơ đường): đọc theo nhịp 4/3 hay 3/4.
Ví dụ: Bài thơ ''Gió''.
Gió ở rất xa / rất rất xa
Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5
Những ngơi sao / thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con.
- Đọc thơ câu 4 chữ theo nhịp 2/2.
Ví dụ: Bài thơ ''Tiếng võng kêu''
Có gặp / con cị /
Lặn lội / bờ sơng ?/
Có gặp / cánh bướm /
Mênh mông / mênh mông /
- Đọc thơ 5 chữ theo nhịp 2/3 hoặc 3/2.
8



Ví dụ: Bài thơ ''Cơ giáo lớp em''
Đáp lời / "chào cô ạ ! '' /
Cô mỉm cười / thật tươi. /
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười / cô cho. /
Tóm lại: Khi hướng dẫn học sinh đọc thơ, tôi hướng dẫn các em đọc
theo nhịp kết hợp nghĩa của từ và cụm từ.
+ Đọc lưu loát
Từ mức độ đọc rành mạch tôi hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ
đọc lưu loát tức là biết đọc theo cụm, tốc độ đọc nhanh hơn, đọc rành mạch
và theo ngữ điệu có dấu câu.
Ví dụ: Bài “Câu chuyện bó đũa''.
Tôi hướng dẫn đọc: lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn
tồn. Tôi đã hướng dẫn các em nhấn mạnh ở các từ, cụm từ: ''chia lẻ ra thì
yếu'', "hợp lại thì mạnh'', ''đồn kết mới có sức mạnh''.
Ví dụ: Bài "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh''
Tơi hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng đọc thong thả, trang trọng lời của
Vua - dõng dạc. Đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào
hùng, nhấn mạnh các từ ngữ, cụm từ: truyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp,
chín hồng mao…
+ Đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống
miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật
hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn
bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết

phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai.
Khi đọc lời tác giả giọng đọc phải phù hợp với nội dung của đoạn văn.

Tôi đã cho học sinh đọc phân vai trong các bài:
Ví dụ: Bài ''Cị và Cuốc''
9


Chia nhóm 3 học sinh đọc phân các vai: người dẫn chuyện, Cị, Cuốc.
Ví dụ: Bài ''Những quả đào''
Chia nhóm 5 học sinh đọc phân các vai: người dẫn chuyện, ơng, Xn,
Vân, Việt.
Ví dụ: Bài: ''Chuyện bốn mùa''
Chia nhóm 6 em đọc phân các vai: người dẫn chuyện, 4 nàng tiên
Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm
Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản gây
thu hút học sinh, biết hướng dẫn học sinh về cách đọc, sử dụng các biện pháp,
hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong hoạt động rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội
dung bài, tham gia các trị chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học
sinh.
Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dấn lôi cuốn
được các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
Ví dụ: Bài thơ: ''Cơ giáo lớp em ''
Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ
ngữ gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi''
Ví dụ: Bài: ''Bà cháu''.
- Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân
vật:
+ Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi;
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào,
giàu sang, sung sướng''

+ Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết. Nhấn giọng các từ, cụm từ:
''nhớ bà , xin bà sống lại''.
Ví dụ: Bài thơ: ''Đàn gà mới nở''

10


Toàn bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi; chú ý thay đổi
giọng đọc từng khổ thơ.
+ Khổ thơ 1: Giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con
đáng yêu;
+ Khổ thơ 2: Nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sự nguy hiểm cả đàn gà con
phải núp vào đôi cánh của gà mẹ;
+ Khổ thơ 3: Trở lại nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi;
+ Khổ thơ 4, 5: Nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con.
- Quan tâm đúng lúc đối với học sinh
Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, hiếu động nhưng cũng
rất nhạy cảm. Khi đã để mất lòng tin của các em thì dễ dẫn các em đến tâm trạng
chán nản và có thể có những hành vi ngỗ ngược. Giáo viên cần phải đối xử công
bằng với từng học sinh, thương u tơn trọng, chăm sóc, dạy dỗ các em tận tình.
Vì lẽ đó trong các giờ học tôi thường quan tâm hơn tới các học sinh yếu, quan
tâm ngay từ việc sắp xếp chỗ ngồi. Tôi xếp các em ngồi ở bàn đầu để tiện theo
dõi trong các tiết học, xếp xen kẽ các em đọc tốt vào các bàn để các em giúp
nhau nhận xét, sửa sai trong hình thức đọc nhóm.
- Động viên khen ngợi kịp thời
Xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thích được thầy
cơ giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng thầy cơ giáo, ln cố gắng làm nhiều
việc tốt để được thầy cô giáo chú ý, khen ngợi. Ngược lại nếu không được cô
giáo động viên kịp thời thì các em cũng rất dễ thất vọng. Vì vậy khi các em đọc
có tiến bộ hơn dù rất ít tơi cũng kịp thời khen ngợi, khuyến khích các em để các

em phấn khởi, vui vẻ và tự tin hơn.
Mặt khác tôi không chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với
những em chậm tiến bộ tơi nhẹ nhàng nhắc nhở, tìm hiểu ngun nhân để tìm
cách khắc phục chứ khơng phê bình gay gắt.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua nghiên cứu thực hiện, tôi đã vận dụng tốt các giải pháp trên vào thực
tế giảng dạy cho lớp có hiệu quả. Đạt hiệu quả là nền tảng vững chắc để giúp
11


các em học tốt ở các lớp cao hơn. Tôi đã nhân rộng giải pháp này cho giáo viên
trường tôi và cho tất cả trường bạn thực hiện. Tùy theo thực tế của từng trường,
lớp mà có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp để việc rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 2 đạt hiệu quả.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 2 áp dụng các biện pháp trên tôi
nhận thấy:
- Kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, học sinh đọc lưu
loát, diễn cảm hơn nhiều so với trước đây;
- Học sinh hứng thú hơn trong học tập đặc biệt là phân mơn tập đọc. Từ đó
các em cảm thấy yêu thích tiếng việt hơn;
- Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh
trung bình về phần đọc đã được nâng lên;
- Khơng cịn học sinh phát âm sai các từ ngữ có âm, vần, thanh khó đọc;
- Học sinh biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật;
- Khơng cịn ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện mà đọc trôi chảy nhấn giọng ở những
từ gợi tả, gợi cảm, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ;
- Đặc biệt càng gần cuối năm học kĩ năng đọc của các em càng thành
thạo, đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của phân mơn. Các em ham thích đọc

sách báo nhiều hơn trước, cách diễn đạt mạch lạc trong giao tiếp và học tập cũng
tốt hơn nhiều.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng muốn thành công phải
luôn kiên trì và bền bỉ tìm mọi cách khắc phục khó khăn thì mới đem lại kết
quả tốt. Muốn các em học tập đạt kết quả tốt giáo viên chủ nhiệm phải bền
bỉ, kiên trì, có năng lực về chun mơn, có ý thức học hỏi, khơng ngừng tìm
tịi, nghiên cứu tìm những phương pháp tối ưu để áp dụng trong giảng dạy
đạt hiệu quả./.
Mỏ cày Nam, ngày 7 tháng 4 năm 2016

12


13



×