Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ CHẾ QUẢN lý tài CHÍNH các đơn vị sự NGHIỆP CÔNG lập (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.56 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Chức năng của các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa thông tin,
y tế, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học,… sáng tạo ra những sản phẩm đặc
biệt về giá trị đạo đức, giá trị khoa học, trình độ kiến thức, giá trị văn hóa thông
tin, tài năng, thẩm mỹ, sức khỏe….Mỗi sản phẩm này đều mang giá trị lao động
hao phí nhất định. Trong nền kinh tế thi trường nhiều thành phần kinh tế, để bù
đắp hao phí sức lao động cho các đơn vị sản xuất cần phải có cơ chế phù hợp để
thu lại của những người thụ hưởng, sử dụng một phần hoặc toàn bộ chi phí. Do
đó, một cơ chế quản lý tài chính thích hợp sẽ có tác động tích cực tới các quá
trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc
quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm
hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử
dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn
tài chính.


NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp
1. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật,
có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho
phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng
dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Đơn
vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có những điểm khác với cơ quan
hành chính nhà nuớc. Cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước của mình, cung ứng các dịch vụ hành chính công. Đây là trách nhiệm và


nghĩa vụ của bộ máy Nhà nước với nhân dân và chỉ có Nhà nước mới có đủ
thẩm quyền thực hiện chức năng đó. Nhà nước với tư cách là một tổ chức công
quyền phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ này cho nhân dân, còn ngƣời dân
có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước dưới hình thức thuế; Quan hệ trao đổi các
dịch vụ hành chính công không phản ánh quan hệ thị trường một cách đầy đủ:
người sử dụng dịch vụ có thể trả một phần hoặc không phải trả tiền cho việc sử
dụng dịch vụ đó khi hưởng thụ. Trong khi đó, do dịch vụ của đơn vị sự nghiệp
công lập cung ứng có thể có sự tham gia cạnh tranh của khu vực tư nhân nên các
đơn vị này được phép khai thác và mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự
nghiệp của mình, người sử dụng dịch vụ có thể phải chi trả cho việc sử dụng
dịch vụ nên hình thành quan hệ mua bán, trao đổi.


2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp
a, Đặc điểm hoạt động
- Các đơn vị sự nghiệp được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ và đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt
động, đơn vị sự nghiệp có thể được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Các
sản phẩm dịch vụ do đơn vị sự nghiệp cung ứng cần được sử dụng thì có thể
do Nhà nước đứng ra cung cấp không thu tiền để xã hội tiêu dùng. Trong
trường hợp có thu tiền của người tiêu dùng thì cũng chỉ thu để bù đắp một
phần chi phí đầu vào để tạo ra chúng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng đòi hỏi
tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp được hiểu ở
hai khía cạnh: Chất lượng phục vụ và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
- Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp là sản phẩm mang lợi ích chung và có
tính lâu dài: Hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cộng, tạo
ra những giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị
về xã hội... là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều
ngƣời, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các
sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp

trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định. Những sản phẩm đó khi tiêu
dùng thường có tác dụng lan tỏa.
b, Đặc điểm về tài chính
- Đơn vị sự nghiệp được vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển
để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng
dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định pháp luật.


- Đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như đơn vị sản xuất
kinh doanh. Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ thực
hiện trích khấu hao, thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp
Nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài
sản cố định thuộc tài chính nhà nước được để lại để đầu tư tăng cường cơ sở
vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
- Được mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc
Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động cung ứng dịch vụ:
Mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc
NSNN cấp.
- Đối với khoản chi hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại...) chi
hoạt động nghiệp vụ thƣờng xuyên, tùy theo từng nội dung công việc nếu xét
thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao
hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu
được sử dụng.
- Hằng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự
phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp. Mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không vượt quá
3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.
3. Phân loại
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực
hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:



a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường
xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
(Theo điều 9 Nghị định 43/2006/NĐ – CP)
II.

Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

1. Nguyên tắc thực hiện
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp
dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời
chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật
2. Nguồn tài chính: Nguồn tài chính trong đơn vị sự nghiệp gồm:
- Nguồn kinh phí NSNN cấp (kinh phí thực hiện các chức năng nhiệm vụ, kinh
phí thực hiện những nhiệm vụ khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia, vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng…),



- Nguồn thu sự nghiệp (phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo
quy định, thu từ hoạt động dịch vụ phải nộp thuế được mở tài khoản tại ngân
hàng, thu từ hoạt động sự nghiệp khác nếu có, Lãi được chia từ những hoạt động
liên doanh, liên kết, lãi từ tiền gửi ngân hàng);
- Nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng theo quy định của pháp luật; Nguồn khác
(nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của các bộ, viên chức
trong đơn vị, nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định).
3. Nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
Hiện nay, cơ chế quản lý áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp là cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính. Việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo hướng giao quyền tự chủ tự
chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp này với mục đích tạo quyền chủ động, tự
quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp đặc biệt thủ trưởng đơn vị; thúc
đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp theo hướng đa dạng hoá các loại hình đồng
thời sắp xếp bộ máy tổ chức lao động hợp lý hơn và tăng thêm thu nhập, phúc
lợi và khen thưởng cho người lao động.
- Tự chủ về các khoản thu, mức thu
 Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí
phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
 Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ
nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết
định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng,
nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy
định.



 Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội
theo quy định của nhà nước.
 Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì
mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường
hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì
mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính
cùng cấp thẩm định chấp thuận.
 Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết
định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi
phí và có tích luỹ.
- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
 Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các
khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức
chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
 Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương
thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
 Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính
Việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp bắt đầu từ việc lập dự toán
ngân sách tài chính cho đơn vị. Việc lập ngân sách đối với đơn vị sự nghiệp
được chia thành 2 loại: Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự
nghiệp và Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự


nghiệp. Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp hoàn thành sẽ được
gửi đến cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.
+ Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: Căn

cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế
hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp,
tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi
năm kế hoạch; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp; số kinh phí đề nghị ngân
sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); lập dự toán kinh phí chi không thường
xuyên theo quy định hiện hành.
+ Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự
nghiệp: Căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường
xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm
trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán
thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động
không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.
- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo
một phần chi phí hoạt động
Hàng năm sau khi đã trang trải các khoản chi phí hoạt động của đơn vị,
nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định phần chênh lệch thu lớn hơn chi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị được sử dụng theo trình tự:
+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp


+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo chế độ quy định
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không
quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân năm. Trong
trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng như sau: Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
+ Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế
mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ

phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ
phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu
nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo
nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng
thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập tăng
thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp khác theo quy định và đơn vị sự nghiệp phải bảo đảm chi trả tiền lương cho
người lao động theo lương cấp bậc và chức vụ do nhà nước quy định; phần kinh
phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có); đơn
vị được sử dụng theo trình tự như sau: Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao
động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa theo mức quy định:
tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Chi khen thưởng cho tập thể, cá
nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào


hoạt động của đơn vị. Mức thưởng cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường
hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực
hiện tinh giản biên chế.
+ Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội
bộ của đơn vị;
+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;
+ Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể
lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.


KẾT LUẬN
Việc thực hiện cơ chế tự chủ cần phải có sự chủ động hơn từ phía các
ngành các cấp để định hướng triển khai cơ chế tự chủ về tài chính cho các đơn vị
sự nghiệp. Từ đó, tạo cơ sở cho các đơn vị tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
nhân sự. Quá trình này phải được thực hiện đồng bộ, có lộ trình, tránh duy ý chí
nhằm đảm bảo bước tiến vững chắc cho các đơn vị được giao quyền tự chủ. Do
đó, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập cần phải tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách


nhiệm cao, thực chất hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo đồng bộ cả
về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc
điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý.



×