Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------

ĐỖ XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÂY GỖ TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĂN SÂM

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo,
sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên kịp thời của
gia đình và người thân đã giúp tôi vượt qua những trở ngại và khó khăn để hoàn thành
chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới TS. Hoàng Văn


Sâm - Trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Đào tạo Sau đại
học, khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường, các Giáo sư, Tiến sĩ hợp tác
giảng dạy tại khoa Sau đại học, đặc biệt là các thầy cô công tác tại Trung tâm Đa
dạng sinh học và Bộ Môn Thực vật rừng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Xin cảm ơn Ban quản lý và cán bộ công nhân viên và đặc biệt là ông Ngô
Quang Tuân, giám đốc khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ Thượng, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để
hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hạ Long, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả
Đỗ Xuân Trường


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa.......................................................................................................
Lời cảm ơn ..........................................................................................................
Mục lục ...............................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................i
Danh mục các bảng ..........................................................................................ii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 ....................................................................................................................3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học ..........................................................3
1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật .................................................4
1.2.1. Trên thế giới ...............................................................................................4
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................5
1.2.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng ....................7
Chương 2 ....................................................................................................................9
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ ..........................................................9
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................9
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ................................................................9
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................9
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................9
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................9
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................9
2.3.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................9
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật ......................................................10
Chương 3 ..................................................................................................................20
3.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................20
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ........................................................20


3.1.2. Địa hình địa thế ........................................................................................21
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................21
3.1.4. Khí hậu .....................................................................................................23
3.1.5. Thuỷ văn ..................................................................................................24
3.1.6. Vài nét về thực vật khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng khi thành lập ...24
3.1.7. Thực trạng rừng, thực vật và trữ lượng rừng hiện nay của KBT .............28
3.2. Dân sinh kinh tế - Xã hội .............................................................................30

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ..........................................................30
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................30
3.2.3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực .....................................31
Chương 4 ..................................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................32
4.1. Xây dựng danh lục........................................................................................32
4.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành ................................................................32
4.2.1. Mức độ đa dạng ngành ............................................................................32
4.2.2. Các chỉ số đa dạng ...................................................................................33
4.2.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành .......................................................................33
4.2.4. Đa dạng về dạng sống ..............................................................................35
4.2.5. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật ....................................................36
4.2.6. Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao ........................................39
4.2.7. Phân bố của một số số loài thực vật cây gỗ có giá trị kinh tế và bảo tồn
cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng ..................................52
4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu
BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ...........................................................................53
4.3.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung
quanh khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng về bảo vệ sự Đa dạng sinh học ......54
4.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ..............................54
4.3.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng..............................................55
4.3.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ...........55


4.3.5. Giải pháp về ổn định dân số ....................................................................56
4.3.6. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng .............................................................56
4.3.7. Giải pháp xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập ...............................57
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................58
1. Kết luận ............................................................................................................58
2. Tồn tại ...............................................................................................................59

3. Kiến nghị ..........................................................................................................59


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

UBND

Uỷ ban nhân dân

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

ĐS-KT

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

BQL

Ban quản lý

ĐDSH

Đa dạng sinh học


ĐDTV

Đa dạng thực vật

OTC

Ô tiêu chuẩn

VQG

Vườn quốc gia

NĐ 32

Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006

Nxb

Nhà xuất bản

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

UNEP


Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc

MAB

Chương trình Con người và Sinh quyển

WWF

Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

WCMC

Trung tâm giám sát Bảo tồn Thế giới

CITES

Công ước Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

TT

Trang

2.1

Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934)

17

2.2

Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật;

18

3.1

Thống kê diện tích các loại đất đai khi mới thành lập của Khu BTTN

25

Đồng Sơn -Kỳ Thượng;
3.2

Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng khi thành lập Khu

26


BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng;
3.3

Thành phần thực vật rừng Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng khi

26

thành lập;
3.4

Danh sách các loài thực vật quý hiếm khi mới thành lậpKhu BTTN

27

Đồng Sơn - Kỳ Thượng;
3.5

Thống kê diện tích các loại đất đai hiện nay của KBT

28

3.6

Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng hiện nay;

28

3.7


Thống kê diện tích các loại đất rừng và trữ lượng thực vật rừng Khu

29

BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng;
4.1

Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại khu BTTN Đồng Sơn

32

- Kỳ Thượng;
4.2

Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ

33

Thượng;
4.3

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn -

34

Kỳ Thượng;
4.4

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng;


35

4.5

Phổ dạng sống của hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ

36

Thượng;
4.6

Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn-

36

Kỳ Thượng;
4.7

Danh mục các loài cây quí hiếm.

50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đa dạng các loài thực vật cây gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng được xem là một khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín thường
xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt
Nam với nhiều loài thực vật, động vật rừng qúi hiếm. Tuy nhiên, sự đa dạng này
đang bị đe dọa bởi một số tác động của con người như việc khai thác gỗ làm trụ mỏ,

sử dụng các loại lâm sản một cách quá mức phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày
của người dân; các tác động này đang làm thay đổi tính đa dạng sinh học của hệ
thực vật rừng trong đó có thực vật cây gỗ. Thực tế cho thấy các loài xuất hiện trong
Sách đỏ ngày càng nhiều, số lượng loài ngày càng giảm. Trước tình hình này, công
tác bảo tồn đa dạng các loài thực vật nói chung và cây gỗ nói riêng đang được quan
tâm và đẩy mạnh. Cụ thể là hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng được
mở rộng như Vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu dự trữ thiên nhiên, khu
nghiên cứu khoa học. Trước tình hình thực tế đó khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng được thành lập theo quyết định số: 1672/QĐ-UB ngày 22/5/2002 của
UBND tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên 17.792 ha, nằm trọn trong địa phận 5
xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai và xã Hoà Bình sát với đường dông
núi cao ranh giới với huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả cho nên khu bảo tồn cao ở
phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Khu bảo tồn nằm trong vùng núi đất,
có nhiều đỉnh núi cao và có nhiều thung lũng nhỏ lại bị chia cắt nhiều bởi hệ thống
các dông núi phụ và các suối nước, khá thuận lợi cho khai thác trái phép các loài
lâm sản trong những năm qua nên rừng trong Khu Bảo tồn không đồng nhất, bị chia
cắt thành nhiều mảng, nhiều kiểu, nhiều trạng thái khác nhau. Chỉ có đai cao dưới
1.090m nên Khu Bảo tồn chỉ có 2 kiểu rừng là rừng á nhiệt đới thường xanh núi
thấp và rừng nhiệt đới thường xanh.
Từ khi được thành lập Ban quản lý khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng đã
hoạt động tích cực, đạt được nhiều thành tích trong công tác bảo vệ rừng diện
tích rừng được phục hồi nhiều. Tuy nhiên, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và
sức ép gia tăng dân số, nên việc lấn chiếm đất rừng làm ruộng, rẫy ở một vài


2

điểm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên, tình trạng khai thác làm dược liệu, gia
dụng vẫn xảy ra, nguy cơ rừng bị tàn phá là tiềm ẩn.
Để bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo vệ cảnh quan,
môi trường sống cho hôm nay và mai sau, ngoài việc làm tốt công tác bảo vệ diện

tích rừng hiện còn. Khu Bảo tồn cần thiết phải xây dựng riêng cho mình một
chương trình bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học đang bị hủy hoại vì điều đó
không chỉ có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quý hiếm cho Quảng
Ninh, cho đất nước mà còn góp phần tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên môi trường cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Nhằm mục tiêu đánh giá lại tính đa dạng hiện trạng tài nguyên thực vật làm
cơ sở đề xuất cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên trong Khu Bảo
tồn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại
khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh".


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học
Từ xa xưa con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc
sống và sự phát triển của mình; nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết phân loại sinh
vật để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Ngày nay do sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người càng ham hiểu
biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết sâu về thế giới sinh vật con
người càng khai thác tài nguyên sinh vật một tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học ngày càng giảm sút. Có thể nói vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng
sinh học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy
những quan niệm về đa dạng sinh học cũng có những điểm chưa thống nhất, chưa
đầy đủ và chưa rõ ràng.
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra một
khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh
vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng và sự
phong phú trong từng loài tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác

nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn
cảnh khác nhau”. Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là
đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên định nghĩa trên còn dài
dòng, không rõ ràng và dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng;
còn một điểm không rõ nữa của định nghĩa trên là chỉ nhắc đến hai nhân tố động vật
và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác
như nấm, vi sinh vật…
Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triền – Diversity for development” của
Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) [39] đa dạng sinh học được định nghĩa
như sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và
các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có ba mức độ: Đa dạng hệ
sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”.


4

Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông dụng, ngắn gọn và đầy
đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh
học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992). Định
nghĩa đó như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi
nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác,
sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” [47]. Định
nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra được các
nội dung của đa dạng sinh học là:
- Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể.
- Đa dạng về loài.
- Đa dạng về hệ sinh thái.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật
Nghiên cứu về đa dạng thực vật là một môn nghiên cứu của đa dạng sinh
học, ngày nay chúng ta đã có nhiều lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng thực vật; tuy

nhiên có một số lĩnh vực nghiên cứu chính sau
1.2.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới có từ lâu, song những công
trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 – 20: Thực vật chí Honkong 1861 [34]; Thực
vật chí Australia 1866 [35]; Thực vật chí rừng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ 1874
[36]. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên
cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A .L. [45] cho rằng “chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không
có sự phân hoá về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.L. đã
đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm
thường là 1500 – 2000 loài.
Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào việc xác định diện
tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ
thể. Việc xác định diện tích gồm những giai đoạn sau:
- Kiểm kê số loài trên một diện tích hạn chế nhất định.


5

- Mở rộng dần ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ
tăng số lượng loài
- Khi số loài tăng không đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu hiện tối thiểu
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến các công trình:
“Thực vật chí Nam bộ” của Leureiro [41]; Thực vật chí rừng nam bộ của các tác giả
Pierre L. [43]. Một trong công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là công
trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp Lecomte et al. [40],
kết quả của nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”, trong kết
quả nghiên cứu này theo Lecomte thì vùng Đông Dương có hơn 7000 loài. Đây là
bộ sách có ý nghĩa lớn với các nhà thực vật học; hiện nay bộ sách này vẫn còn có

giá trị với những người nghiên cứu thực vật Đông Dương nói chung và hệ thực vật
Việt Nam nói riêng. Tiếp theo đó là bổ sung của Humbert H. [38], đến nay là thực
vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam đã xuất bản từ 1960 và ở ta đã có đến tập 26.
Sau này, Pocs T. (1965) tuy không nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc, nhưng
dựa trên bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đã thống kê 5190 loài. Đồng
thời tác giả còn phân tích cấu trúc hệ thống cũng như dạng sống và các yếu tố địa lý
của hệ thực vật này [42].
Năm 1965 Pocs T. trong công trình nghiên cứu về ngành rêu (Bryophyta) đã
công bố 556 loài rêu ở Việt Nam, trong đó miền Bắc có 198 loài [42]. Đây là công
trình khá tổng quát công bố về ngành rêu ở Việt Nam.
Như vậy từ đầu thế kỷ đến khoảng giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu
về hệ thực vật có giá trị ở Việt Nam đều do các tác giả người nước ngoài nghiên
cứu. Các công trình cũng mới chỉ dừng lại ở thống kê số lượng loài có trong một
vùng diện tích lớn như miền Bắc Việt Nam (198.000 km2), Việt Nam có diện tích
trên 330.000 km2 hoặc Đông Dương với diện tích khoảng 737 800km2 và rất ít chú
ý đến các khía cạnh khác. Như những nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam
phải kể đến hai công trình có giá trị là: “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái
Văn Trừng (1963 – 1978). Tác giả tổng hợp các công trình đã có trước đây cùng


6

với các nghiên cứu của mình công bố 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc
1850 chi và 189 họ ở Việt Nam. Thái Văn Trừng [31] đã khẳng định ưu thế của các
ngành Hạt kín (Magnoliophyta) trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (90,9%),
1727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%) trong tổng số các Taxon mỗi bậc. Các ngành
thực vật khác nhìn chung chiếm một tỷ lệ không nhiều trong hệ thực vật. Công trình
nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần Ngũ Phương
[24] đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam. Trong đó rừng miền Bắc
được chia làm 3 đai, 8 kiểu; ngoài ra ông còn chia ra thành những kiểu phụ mà chỉ

dùng loại hình thay cho kiểu, sau loại hình kiểu phụ.
Cùng với những công trình nghiên cứu tại miền Bắc, trong thời gian này Phạm
Hoàng Hộ [15] cũng cho ra bộ sách “Cây cỏ Nam Việt Nam” công bố với 5326 loài
thực vật có ở miền Nam nước ta. Trong đó thực vật bậc thấp có 60 loài, rêu 20 loài,
còn lại là thực vật có mạch 5246 loài. Đây là một công trình tổng hợp về hệ thực vật
miền Nam, nhưng số loài các ngành công bố ở trên theo chúng tôi còn thiếu.
Phan Kế Lộc [21] ở miền Bắc đã cung cấp số loài cây của các ngành thực vật
bậc cao có mạch trong công trình “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền
Bắc Việt Nam”. Trong tác phẩm này Phan Kế Lộc đã thống kê được 5609 loài, còn
các ngành khác chỉ có 540 loài. Con số này theo bản thân tôi là khá đầy đủ.
Qua những tác phẩm kể trên chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 7
năm từ năm 1966 đến 1973 đã có 4 công trình có giá trị cao về hệ thực vật Việt
Nam do các tác giả trong nước nghiên cứu. Tổng hợp các công trình này chúng ta
có số liệu khá đầy đủ về các hệ thực vật ở nước ta. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ
chủ yếu thống kê số lượng các Taxon có trong hệ thực vật mà ít chú ý so sánh
chúng với nhau hoặc chú ý vào các khía cạnh khác như tài nguyên, dạng sống…
mặt khác các công trình nghiên cứu này chưa đề cập đến ngành rêu, trừ nhà nghiên
cứu Phạm Hoàng Hộ, 1970.
Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể các
tác giả khác đã xuất bản tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố 3754 loài
thực vật bậc cao có mạch bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam. Công


7

trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong phú vào bậc nhất nước ta
nên rất có ý nghĩa [7].
Đi theo hướng nghiên cứu các hệ thực vật ở từng vùng, Phạm Hoàng Hộ
(1985 ) đã xuất bản ra cuốn sách “Danh lục thực vật Phú Quốc”. Công bố 793 loài
thực vật cao có mạch trong một diện tích là 592 km2 [16 ].

Đối với ngành rêu (Bryophyta) từ trước dến nay, trong các công trình chung về
hệ thực vật bậc cao thường ít được xếp vào thành phần mà được nghiên cứu riêng.
Công trình nghiên cứu quy mô và tổng quát nhất là của Pocs T. [42], sau đó các
nghiên cứu này thường không tập trung, cho đến năm 1980 Trần Ninh với công trình
nghiên cứu “Rêu của Việt Nam” đã thống kê công bố 170 loài rêu của Việt Nam.
Nếu thống kê số loài, chi, họ ở miền Bắc thường theo con số của tác giả Phan
Kế Lộc cộng thêm ngành rêu nữa thì số loài thực vật ở miền Bắc là 5915 loài, số chi
là 1746 chi và số họ là 288 họ. Thống kê số loài, chi, họ ở Việt Nam theo con số
thống kê của Thái Văn Trừng [31] cộng thêm ngành rêu ở Việt Nam thì số loài ở Việt
Nam là 7797 loài, 2032 chi, 349 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao.
Gần đây nhất là năm (1991 – 1993) với 3 quyển “Cây cỏ Việt Nam” Phạm
Hoàng Hộ đã mô tả 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Tuy vậy Phạm
Hoàng Hộ con số đó có thể lên tới 12.000 loài [15]. Nhiều nhà thực vật Việt Nam làm
việc ở trong nước cũng cho rằng số loài thực vật nước ta có khoảng 12.000 loài.
1.2.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng
Năm 2001 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các chuyên gia
thực vật của trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng điều tra sơ bộ
hiện trạng động thực vật rừng trong khu vực 5 xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ
Thượng, Vũ Oai, Hoà Bình hoàn thành chuyên đề về thực vật tiến đến thành lập Khu
Bảo tồn. Kết quả của đợt điều tra này các chuyên gia đã tìm được 485 loài thuộc 280
chi và 101 họ thuộc 3 ngành Quyết thực vật, Hạt trần và Hạt kín.
Tại khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, hiện nay chưa có một
nghiên cứu nào về dạng sống, công dụng, phân bố của hệ thực vật; qua các đợt điều
tra, tìm hiểu về khu hệ thực vật tại Khu Bảo tồn đã thực hiện trước kia chỉ chú ý đến


8

số lượng loài và lập ra một bản danh lục thực vật sơ bộ chưa đi sâu vào nghiên cứu
thảm thực vật và đặc biệt là không có tiêu bản và bản đồ phân bố để chứng minh về

sự đa dạng đó.
Nghiên cứu này là đề tài đầu tiên nghiên cứu, phân tích về tính đa dạng về
thành phần loài, công dụng, dạng sống và phân bố một số cây gỗ quý hiếm trong
sách đỏ Việt Nam tại khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng và được áp
dụng theo hệ thống của Tolmachop A. L.(1974).


9

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tính đa dạng loài cây gỗ tại khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng
Sơn – Kỳ Thượng, Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng
sinh học khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thực vật cây gỗ (cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp hóa gỗ,
khi trưởng thành đường kính thân trên 6cm) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, xây dựng danh lục các loài thực vật cây gỗ tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài, dạng sống,
công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật cây gỗ tại khu Bảo tồn thiên nhiên
Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có hiệu quả.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại
khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng trong những năm trước đây kể cả các văn bản,

các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình, kế hoạch hành động….
+ Tham khảo báo cáo:
- Dự án xây dựng Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, Tỉnh
Quảng Ninh (2001)
- Dự án rà soát điều chỉnh đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2009 - 2015 Khu
bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng.


10

- Báo cáo "Đặc điểm tài nguyên thực vật và danh lục thực vật" khu vực Yên
Tử tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Văn Huy, ĐHLN 2001).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật
2.3.2.1. Nghiên cứu thực địa
Điều tra đa dạng thành phần loài: Để điều tra ngoài thực địa xác định các loài
thực vật cây gỗ, đề tài sử dụng hai phương pháp điều tra chính: điều tra theo tuyến
và điều tra theo ô tiêu chuẩn.
+ Điều tra theo tuyến:
- Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra được bố trí song song và vuông góc
với đường đồng mức, tuyến thiết kế phân bố đều, đi qua nhiều trạng thái, sinh cảnh
rừng trong Khu Bảo tồn.
Đề tài chọn các tuyến điều tra khảo sát cho KBT như sau:
- Tuyến I: Đi từ Khe Rìa đến Thác Khe Rìa dài 6 km (Tiểu khu 56, 58, Đồng Sơn).
- Tuyến II: Từ đỉnh Đèo Dài tới bản Khe Táo dài 5 km (Tiểu khu 59, Đồng Sơn).
- Tuyến III: Đi từ Khe Nước tới suối Khe Lương dài 5 km (Tiểu Khu 60,
52B, Kỳ Thượng).
- Tuyến IV: Dọc suối Vũ Oai lên đỉnh Thiên Sơn dài 7 km (Tiểu khu 71, 79, Vũ Oai).
- Tuyến V: Từ Hồ Cao Vân đi tới núi Đèo Mo dài dài 7 km (Tiểu Khu 72, Hòa
Bình).



11

Trên các tuyến điều tra tiến hành quan sát phát hiện xác định loài và thống kê
những chỉ tiêu cần điều tra về loài cây, xác định tọa độ vị trí gốc cây của các loài
có tên trong sách đỏ Việt Nam bằng GPS để làm cơ sở xây dựng bản đồ phân bố
một số loài cây gỗ quý hiếm đang cần được bảo vệ của Khu BTTN như: Sao Hòn
Gai, Mắc Niễng ..phát hiện các ưu hợp, phát hiện đá mẹ và định nhanh tên đất,
những cây chưa xác định được tên cây, được thu mẫu về nhà giám định.

+ Điều tra theo ô tiêu chuẩn:
Vị trí lập OTC: Lựa chọn vị trí lập OTC phải có tính đại diện và điển hình
cho từng sinh cảnh trên tuyến điều tra.
Hình dạng: Tại mỗi điểm quan trắc, căn cứ vào đặc điểm cụ thể về điều kiện
địa lý, địa hình, diện tích từng kiểu rừng mà thiết lập 1 OTC điển hình, đại diện cho
một kiểu rừng. Hình dạng OTC chúng tôi chọn là hình vuông.
Kích thước OTC: 2500 m2, 50m x 50m
Số lượng OTC: 30 ô tiêu chuẩn.
Ô tiêu chuẩn được đánh số theo thứ tự từ 1- 30 để tiện theo dõi thống kê, tổ chức
thực hiện.
Vị trí của mỗi ô tiêu chuẩn được xác định tại thực địa bằng máy định vị GPS.
Lập ô và thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn:
+ Xác định vị trí ô ở thực địa: Sử dụng máy định vị GPS xác định vị trí ô tiêu
chuẩn trên thực địa.


12

+ Ô tiêu chuẩn được đóng mốc gỗ viết sơn tại 4 góc ô, tại mốc đầu tiên ghi rõ số
hiệu ô tiêu chuẩn (Ô 1), mốc số 1 (M1), các mốc tiếp theo ghi M2, M3, M4. Mốc gỗ có

D = 4 - 6 cm, dài 40-50 cm.
+ Điều tra trên ô tiêu chuẩn :
- Điều tra tầng cây cao
Xác định tên các loài thực vật của tất cả những cây trong ô có đường kính
(D1.3 ) từ 6 cm trở nên. Cây sau khi được xác định tên, được viết số thứ tự bằng sơn
đỏ từ 1 – n. Số thứ tự viết tại cây đảm bảo thống nhất với phần ghi chép trong tài
liệu để tiện cho việc lấy tiêu bản sau này.

Đánh giá phẩm chất cây theo A, B, C (tốt, trung bình, xấu).
Trong ô đo đếm xác định tọa độ vị trí gốc cây của các loài có tên trong sách
đỏ Việt Nam bằng GPS để làm cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các loài cây gỗ quý
hiếm đang cần được bảo vệ của Khu BTTN.
Dưới đây là mẫu biểu điều tra các tầng cây cao:
Phiếu điều tra tầng cây cao trong OTC Khu BTTN
Ô tiêu chuẩn số: ...............Tuyến số: ….............Diện tích ô: 2500 m2..........
Tiểu khu:......

Xã: .............................Vị trí ô (chân sườn, đỉnh);............

Độ cao tương đối:......................
Cây bụi:...........................;

Trạng thái rừng...............;
Thảm tươi:....................


13

TT


Tên cây

D1.3

Phẩm chất

Tên phổ thông (Tiếng việt)

(cm)

(A, B, C)

Tọa độ gốc
cây
X

Y

- Điều tra tái sinh:
+ Lập 05 ô điều tra tái sinh ở các vị trí sau: 4 góc (01 ô tái sinh/góc) và vị trí
trung tâm (lập 01 ô tái sinh) của ô tiêu chuẩn. Ô tái sinh hình vuông có kích thước 5
x 5 m = 25 m2. Đánh dấu 4 vị trí góc ô tái sinh bằng mốc chữ thập.
+ Số hiệu ô tái sinh trong ÔTC được đánh theo thứ tự sau: Ở vị trí trung tâm
ô tiêu chuẩn ô tái sinh có số hiệu là 1, các ô tiếp theo được đánh số thứ tự theo chiều
kim đồng hồ từ 2 đến 5.
+ Xác định tên cây, số lượng, phẩm chất cây gỗ tái sinh có triển vọng (H >
1,0 m ; D1,3 < 6cm). Nội dung thu thập theo loài, cấp chiều cao, phẩm chất (khoẻ,
trung bình, yếu), nguồn gốc (hạt, chồi), cấp chiều cao, ...
Phiếu điều cây tra tái sinh trong Khu BTTN
Ô tái sinh số: ............


Ô tiêu chuẩn số:...............Tiểu khu:.......................

Xã:...........................Diện tích ô: 25 m2,

Vị trí ô (sườn, đỉnh); ..... .............

Trạng thái rừng.............;Loài cây bụi:..... ..............;..Chiều cao cây bụi (m)................
Loại thảm tươi:...........;Chiều cao thảm tươi:.............

Đặc điểm khác:......................

Cấp chiều cao (m)
Loài
TT Cây
TS

Chất
lượng

< 0,5 0,6-1,0 1,1-1,5 1,6-2,0 2,1-3,0 3,1-5,0

>5,0

Tổng Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn
gốc

gốc

gốc


gốc

gốc

gốc

gốc

H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch


14

+ Thu hái tiêu bản
Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ,
bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành và máy tính sách tay.
Phương pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay đề tài dùng túi polyetylen để
đựng mẫu, không dùng kẹp gỗ như trước đây vừa cồng kềnh vừa khó bảo quản, cần
có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cành.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa đối với cây gỗ
lớn. Mỗi cây nên thu từ 3 - 5 mẫu.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu
mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: đặc điểm
vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu như: màu sắc,
mùi vị…
Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi
mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào
sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:

- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sườn hay
đỉnh núi hoặc đồi…)
- Ngày lấy mẫu.
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa , quả…
- Người lấy mẫu.
+ Điều tra, phỏng vấn người dân: Phỏng vấn một số cán bộ và những người
cao tuổi là người địa phương có nhiều năm tiếp xúc với rừng (cán bộ lâm nghiệp lâu
năm, người nhiều kinh nghiệm, người làm thuốc nam), đồng thời chọn một số đối
tượng hiểu nhiều về cây địa phương làm người đưa đường lên rừng xác định cây
hay lấy mẫu cây theo cách gọi của địa phương để có thêm thông tin cho việc xác
định loài…


15

2.3.2.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm
Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại
phòng Khoa học - Ban Quản lý khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng. Nội dung công
việc gồm:
- Ép mẫu và sấy mẫu.
- Phân loại mẫu theo họ và chi.
- Giám định mẫu tiêu bản được thực hiện bởi tác giả với sự giúp đỡ của các
chuyên gia về Phân loại Thực vật của Trung tâm Đa dạng sinh học, đồng thời đối
chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu đang lưu trữ tại Trung tâm Đa dạng sinh học, tại
phòng Khoa học của Ban Quản lý Khu BTTN.
- Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi
tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích đi đôi với ghi chép.
- Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích mẫu chúng tôi tiến hành tra tên khoa
học dựa theo các khóa xác định.



16

2.3.3.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật cây gỗ
Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:

Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam
(tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005) [6], [30], và trang web quốc tế về tên
Thực vật www.ipni.org . Hệ thống phân loại thực vật được áp dụng theo hệ thống
của Brummitt (1992) [37].
Danh lục thực vật cây gỗ của khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng được sắp
xếp theo thứ tự tiến hóa của các ngành, ở mỗi ngành, các họ được xếp theo hệ thống
alphabet tên khoa học. Danh lục còn có tên khoa học, tên Việt Nam và tên địa
phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp ích cho việc đánh giá đa dạng, đó là
các thông tin về dạng sống, công dụng,…
Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [26], bao gồm:
o Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành.
o Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài
trung bình của một chi).
o Đánh giá đa dạng các họ, chi: xác định tập hợp 10 họ, 10 chi giàu loài nhất,
tiểu biểu cho hệ thực vật.
Đánh giá sự đa dạng về dạng sống
Dạng sống là một đặc trưng nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng
như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong tương
quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng


17


cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường
sống nơi đó. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất
là hệ thực vật của vùng nhiệt đới người ta vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống
của Raunkiaer (1934) ( ghi theo Thái Văn Trừng, 1999) [44].
Bảng 2.1. Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934)
(Thái Văn Trừng, 1999).
Dạng sống

Ký hiệu

Nhóm cây chồi trên
Những cây gỗ, dây leo, thảo, bì sinh, ký sinh có chồi tồn tại
nhiều năm cách đất từ 25cm trở lên. Gồm các dạng sống
Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m
Chồi trên vừa: là cây gỗ cao 8 – 25m
Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 – 8m
Chồi trên lùn: cây bụi
Cây bì sinh sống lâu năm
Cây kí sinh, bán ký sinh sống lâu năm
Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm
Cây mọng nước sống lâu năm cao trên 25cm
Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm
Nhóm cây chồi sát đất
Gồm những cây có chồi cách mặt đất 0 – 25cm, mùa bất lợi
thường được lá khô che phủ
Nhóm cây chồi nửa ẩn
Cây có chồi nằm dưới, ngay sát mặt đất, mùa bất lợi thường
được lá khô che phủ
Nhóm cây chồi ẩn
Cây có chồi nằm sâu trong đất (hoặc trong bùn, nước), mùa

bất lợi phần khí sinh tàn rụi hết nhưng còn phần thân ngầm ở
dưới đất, sẽ tái sinh vào mùa thuận lợi sau đó
Nhóm cây chồi một năm
Cây chỉ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong vòng một năm rồi
chết, chỉ còn hạt để duy trì sang mùa thuận lợi sau đó

Ph
Phananerophytes
Meg
Mes
Mi
Na
Ep
Pp
Hp
Suc
Lp
Ch
Chamaephytes
Hm
Hemicryptophytes
Cr
Cryptophytes

Th
Therrophytes


18


Trong dạng sống, sơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là
xem trong thời kỳ khó khăn cho cuộc sống loài đó tồn tại dưới dạng sống nào: Chỉ
là hạt nghỉ hay có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với mặt đất, có
được bảo vệ hay không… Chúng tôi chọn cách phân chia này để xây dựng phổ dạng
sống cho hệ thực vật cây gỗ của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng.
+ Đánh giá về tài nguyên thực vật
- Tài nguyên có giá trị sử dụng: Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ
bảng danh lục thực vật Khu BTTN bằng các tư liệu chuyên ngành như “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam” [20]; “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” [11]; “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam” [6] [30], [48,49]; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam” [23];
“Cây cỏ Việt Nam” [15]; “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam”[20] “Lâm
Sản Ngoài Gỗ Việt Nam” [25] … Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực
vật như: Nhóm cây cho dầu béo, tinh dầu thơm, nhựa, dược liệu,….
Bảng 2.2. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật
Nhóm công dụng

TT

Kí hiệu

1

Cho gỗ

G

2

Cho thuốc


T

3

Cho tinh dầu

Td

4

Cho dầu béo

D

5

Cho tinh bột

B

6

Cho rau ăn

R

7

Làm cảnh và bóng mát


C

8

Cho quả

Q

9

Cho nhựa

N

10

Cho sợi

S

11

Cho màu

M

12

Cho tannin


Tn

13

Cho nguyên liệu

Nl


×