Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên môn giáo dục chính trị trường trung cấp chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 213 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-----    -----

TRẦN SÂM

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số
: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS ĐẶNG QUỐC
BẢO;
2. TS PHẠM QUANG SÁNG.
Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-----    -----

TRẦN SÂM

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN


MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số
: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO
2. TS PHẠM QUANG SÁNG

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
phản ảnh trong Luận án là khách quan, trung thực và kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả Luận án

TRẦN SÂM


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đặng Quốc Bảo và TS Phạm Quang Sáng đã
tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành
Luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Lãnh đạo
và cán bộ, chuyên viên Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Quý thầy, cô giáo, các Nhà khoa học, quản lý và các chuyên gia đã định hƣớng,
góp ý và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành và bảo vệ Luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và tập thể chuyên viên Vụ Giáo dục Chuyên
nghiệp, Vụ Giáo dục Đại học đã tạo điều kiện, ủng hộ, động viên về tinh thần, thời gian
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân thành cảm ơn các cán bộ quản lý và thầy cô trực tiếp giảng dạy môn
Giáo dục chính trị trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiêp và các cơ sở có đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp trên cả nƣớc đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình công tác, nghiên cứu và thu thập tài liệu, số liệu hoàn thành Luận án.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu!
Tác giả Luận án

TRẦN SÂM


i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................................. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................... 3
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
5.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 4
6.1. Phương pháp tiếp cận.................................................................................................. 4
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................................. 5
7. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................................... 6
8. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................... 7
9. Bố cục của luận án ........................................................................................................ 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ ..................................................................................................................... 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 8
1.1.1. Các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên ..................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục chính trị và đội ngũ giáo viên môn học ........................... 16
1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 26
1.2.1. Giáo dục chính trị ................................................................................................... 26
1.2.2. Giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp chuyên nghiệp ..................... 26
1.2.3. Đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp chuyên nghiệp ........ 27
1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên môn giáo dục chính trị trường trung cấp chuyên
nghiệp ............................................................................................................................... 28
1.2.5. Chuẩn hóa và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên môn giáo dục chính trị trường trung
cấp chuyên nghiệp ............................................................................................................ 30
1.3. Đặc trƣng và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị
trƣờng trung cấp chuyên nghiệp ................................................................................... 31
1.3.1. Một số quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên ...................................................... 31
1.3.2. Đặc điểm của giáo viên và giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp
chuyên nghiệp ................................................................................................................... 34

1.3.3. Một số đặc trưng phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị ................ 39
1.3.4. Yêu cầu đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị .... 45


ii
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trƣờng trung cấp chuyên
nghiệp theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và chuẩn hóa....................................... 47
1.4.1. Phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực ...................... 47
1.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa .............................................. 52
1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp
chuyên nghiệp theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và chuẩn hóa................................ 57
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp và
giáo viên môn GDCT theo hƣớng chuẩn hóa ............................................................... 64
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ..................................................... 71

2.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát ..................................................................................... 71
2.2. Khái quát về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam ............................... 74
2.2.1. Chủ trương chung về phát triển trung cấp chuyên nghiệp ..................................... 74
2.2.2. Mạng lưới, quy mô và cơ cấu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ........................... 77
2.2.3. Đội ngũ giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp ............................................... 78
2.2.4. Đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ................... 79
2.3. Thực trạng dạy học môn Giáo dục chính trị trong trƣờng trung cấp chuyên
nghiệp...............................................................................................................................81
2.3.1. Giới thiệu chung về chương trình môn giáo dục chính trị…….......………………..81
2.3.2. Tình hình sử dụng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập ....... 80
2.3.3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng ......................................................................... 81
2.4. Thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên chính trị trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp………………………………………………………………………… 85
2.4.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị ........................................... 83

2.4.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên chính trị .................................................. 93
2.5. Đánh giá chung về phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trƣờng
trung cấp chuyên nghiệp .............................................................................................. 101
2.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn ...................................................... 101
2.5.2. Nguyên nhân của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị
trường trung cấp chuyên nghiệp .................................................................................... 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 106
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA .............. 108

3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trƣờng trung
cấp chuyên nghiệp và nguyên tắc đề xuất giải pháp……………………………… 108
3.1.1. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp
chuyên nghiệp………………………………………………………………………………… 108
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất giái pháp ............................................................................... 119
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trƣờng trung
cấp chuyên nghiệp ........................................................................................................ 122
3.2.1. Xây dựng Khung năng lực giáo viên môn giáo dục chính trị trường trung cấp
chuyên nghiệp ................................................................................................................. 122


iii
3.2.2. Chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên môn giáo dục chính trị
trường trung cấp chuyên nghiệp .................................................................................... 132
3.2.3. Tổ chức nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục cho đội ngũ giáo viên môn Giáo
dục chính trị theo hướng chuẩn hóa ............................................................................... 136
3.2.4. Thực hiện thường xuyên hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên môn Giáo dục
chính trị theo hướng chuẩn hóa ..................................................................................... 138
3.2.5. Cải tiến chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên và hình thành “môi
trường hợp tác làm việc, học tập cởi mở thân thiện” trong đội ngũ giáo viên môn giáo

dục chính trị trường trung cấp chuyên nghiệp ............................................................... 143
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đƣợc đề xuất .................................................... 146
3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp đƣợc đề xuất .................................. 147
3.4.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp................................ 147
3.4.2. Thử nghiệm giải pháp ........................................................................................... 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 156

1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 156
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 157
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................................................................. 160
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 161
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................

PL 1. Phiếu hỏi về phẩm chất của ngƣời giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN ...................
PL 2. Phiếu hỏi về năng lực của ngƣời giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN .....................
PL 3. Phiếu hỏi ý kiến về hình thức và điều kiện bồi dƣỡng ĐNGV môn GDCT ...............
PL 4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ...................
PL 5. Phiếu khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng ..........................................
PL 6. Phiếu xin ý kiến học viên tham dự lớp tập huấn giáo viên chính trị ..........................
PL 7. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TCCN (2013-2015)
PL 8. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCT Ở TRƢỜNG TCCN
PL 7: Đại cƣơng giáo trình “Khái luận Hệ thống lý luận tư tưởng Mao Trạch Đông và
CNXH mang màu sắc Trung Quốc” với Bản gốc chƣơng trình bằng tiếng Trung


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN


: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ƣơng

BTGTW

: Ban Tuyên giáo Trung ƣơng

CĐ, CĐN

: Cao đẳng, cao đẳng nghề

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa Xã hội

ĐCSVN

: Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐH

: Đại học


ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên

GDCT

: Giáo dục chính trị

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GDNN

: Giáo dục Nghề nghiệp

GV/ GVCT

: Giáo viên/ Giáo viên chính trị

KNL

: Khung nămg lực

NNL

: Nguồn nhân lực

NVSP


: Nghiệp vụ sƣ phạm

TCCN; THCN

: Trung cấp chuyên nghiệp; Trung học chuyên nghiệp.

TCN

: Trung cấp nghề.

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban Nhân dân

UNDP

: Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc


WTO

: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

XHCN

: Xã hội Chủ nghĩa.


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng
Trang
Mạng lƣới và quy mô các cơ sở đào tạo TCCN
77
Trình độ đào tạo của ĐNGV TCCN năm học 2012 – 2013
78
Số lƣợng giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN (2013-2015)
84
Số lƣợng, cơ cấu ĐNGV môn GDCT theo giới tính, dân tộc và Đảng viên
84
Số lƣợng và tỷ lệ giáo viên môn GDCT theo thành phần giáo viên
86
Thực trạng trình độ đào tạo của ĐNGV môn GDCT (2013 - 2015)
87
Thực trạng chuyên ngành đào tạo của ĐNGV môn GDCT (2013- 2015)
88
Thực trạng nghiệp vụ sƣ phạm của ĐNGV môn GDCT (2013-2015)
89
Thực trạng thâm niên công tác và kinh nghiệm giảng dạy của ĐNGV môn
90
GDCT trƣờng TCCN (2013-2015)
Kết quả khảo sát vị trí việc làm mà giáo viên môn GDCT đảm nhiệm
91
Kết quả đáp ứng yêu cầu vị trí công việc của giáo viên môn GDCT

92
Kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV môn GDCT
93
Thực trạng thu hút, tuyển chọn và tuyển dụng ĐNGV môn GDCT
95
Thực trạng bố trí, sử dụng và quản lý ĐNGV môn GDCT
96
Thực trạng hoạt động đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV môn GDCT
97
Thực trạng công tác đánh giá ĐNGV môn GDCT
98
Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV môn GDCT
100
Mô ̣t số chỉ tiêu chủ yếu phát triể n nhân lƣ̣c thời kỳ 2011- 2020
114
Dự thảo Khung năng lực giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN
123
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
149
Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của giáo viên môn GDCT tham gia
152
đánh giá thử nghiệm
Kết quả đạt đƣợc sau tập huấn bồi dƣỡngcủa giáo viên môn GDCT tham gia
153
đánh giá thử nghiệm


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình


Tên hình

Trang

1.1

Nhu cầu cá nhân (Maslow)

32

1.2

Đặc trƣng phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN

40

1.3

Mô hình quản lý nguồn nhân lực Leonard Nadle

49

1.4

Quy trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức

50

1.5


Mô hình năng lực con ngƣời

53

2.1

61

2.2

Mối tƣơng quan giữa bồi dƣỡng, phát triển nghề nghiệp và phát
triển đội ngũ giáo viên.
Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân (theo Luật Giáo dục 2005)

2.3

Mạng lƣới và quy mô cơ sở đào tạo TCCN năm 2014 - 2015

77

2.4

Trình độ đào tạo của ĐNGV trƣờng TCCN năm học 2012-2013

79

2.5

Cơ cấu của ĐNGV môn GDCT về giới tính năm học 2013-2014


84

2.6

Cơ cấu đảng viên của ĐNGV môn GDCT năm học 2013-2014

85

2.7

Sự phát triển ĐNGV môn GDCT trong và ngoài công lập

85

2.8

Sự phát triển của ĐNGVCT về trình độ đào tạo (2013-2015)

86

2.9

Cơ cấu trình độ chuyên môn đào tạo của ĐNGV môn GDCT

87

2.10

Cơ cấu của ĐNGV môn GDCT theo chuyên ngành đào tạo


88

2.11

Cơ cấu ĐNGV môn GDCT theo nghiệp vụ sƣ phạm (2013 – 2014)

90

2.12

Cơ cấu ĐNGVCT xét theo thâm niên công tác và kinh nghiệm
giảng dạy năm học 2013 – 2014.

91

3.1

Sơ đồ Quy trình chuẩn hóa

140

3.2

Sơ đồ về mối quan hệ hữu cơ giữa các giải pháp đƣợc đề xuất

146

76



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang trong thời đại toàn cầu hóa với nền “Kinh tế tri thức”, phát
triển xã hội đƣợc dựa trên nhiều yếu tố nhƣ: nhân lực, vật lực, tài lực song chỉ có yếu
tố con ngƣời mới tạo ra động lực bền vững cho sự phát triển xã hội. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến giáo
dục, đào tạo và tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV); Chỉ thị
số 40-CT/TW của Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu”, “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [27];.
Quan điểm này đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá,…, trong đó phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”[28,tr.130]; theo đó, Đại hội
xác định: Phát triển đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lƣợng sẽ là động lực
quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lƣợng GD&ĐT, góp phần quan trọng tạo ra
nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã
hội và hội nhập quốc tế với các giải pháp cơ bản phát triển ĐNGV, trong đó giải
pháp: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất
lượng"[23,tr.216], là khâu then chốt, là tiền đề đổi mới GD&ĐT hiện nay. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số
29 của Đảng) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó nội dung phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý luôn đƣợc quan tâm, cụ thể:“Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập
quốc tế”;“Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo”, “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội
dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng
lực nghề nghiệp”[29].

Ngày nay, do tác động của nền kinh tế thị trƣờng và sự mở cửa hội nhập sâu
rộng với các nƣớc trong khu vực và thế giới, cùng tác động của mặt trái trong cuộc
sống hàng ngày đang có những biểu hiện đáng lo ngại nhƣ: đạo đức, lối sống có
nhiều biểu hiện lệch chuẩn, văn hóa giao tiếp ứng xử thiếu lòng tự trọng, ý thức chấp
hành pháp luật không nghiêm. Đặc biệt là hiện tƣợng phai nhạt lý tƣởng cách mạng,
suy thoái về đạo đức, lối sống, sống thiếu hoài bão, ƣớc mơ, thiếu bản lĩnh chính trị,
thờ ơ, mơ hồ về chính trị,.. ở một bộ thanh niên, học sinh, sinh viên, những ngƣời
đƣợc coi là tƣơng lai, là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Do đó, yêu cầu cấp bách


2
hiện nay là cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trƣờng
TCCN về vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị của việc học tập môn Giáo dục chính
trị (GDCT) và những tri thức khoa học, nhân văn, cách mạng của môn học này.
Môn học GDCT nằm trong chƣơng trình khung giáo dục trung cấp chuyên
nghiệp (TCCN)[15]; Môn học có mục tiêu giáo dục con ngƣời giác ngộ, có tri thức
khoa học về chính trị, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, phƣơng
pháp tƣ duy và phƣơng pháp làm việc biện chứng, có hiểu biết về Chủ nghĩa Mác Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối cách mạng của Ðảng; thúc đẩy hoạt động
tự giác có chí hƣớng thực hiện các lý tƣởng chủ nghĩa xã hội và mục tiêu của cách
mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Một trong những
nhân tố quyết định đến sự thành bại hay hiện thực hóa đƣợc mục tiêu giáo dục tƣ
tƣởng chính trị, đạo đức tác phong, lối sống cho học sinh ở trƣờng TCCN thuộc về
ĐNGV môn GDCT. Đây là một bộ phận cán bộ, giáo viên trƣờng TCCN, lực lƣợng
nòng cốt có vai trò quan trọng thực hiện chức năng truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam; giúp
học sinh TCCN hình thành thế giới quan khoa học, phƣơng pháp luận Mácxít, bồi
dƣỡng tƣ duy, năng lực thực hành. Đây còn là lực lƣợng tiên phong trong tuyên
truyền quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và chiến
sỹ trung thành đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng, lý luận, góp phần bảo vệ Đảng và
chính quyền vô sản; đồng thời, giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống văn
hóa, nề nếp làm việc khoa học.

Thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
theo hướng chuẩn hóa, cần có đƣợc một hệ thống các giải pháp phát triển ĐNGV
môn GDCT trƣờng TCCN. Xuất phát từ những vấn đề trên, NCS chọn đề tài: “Phát
triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị trường trung cấp chuyên nghiệp
theo hướng chuẩn hóa”1 để nghiên cứu và với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ
sở khoa học (lý luận và thực tiễn) làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV
môn GDCT trƣờng TCCN theo hƣớng chuẩn hóa đáp ứng công cuộc đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

1

Luật Giáo dục nghề nghiệp (Luật số 74/2014/QH13) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015
quy định: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thông giáo dục quốc dân nhằm đào tạo
trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng”; “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trường trung cấp, Trường cao đẳng” (Khoản 1, Điều 5). Nhƣ
vậy, tên gọi các nhà trƣờng loại hình có tên “trƣờng trung cấp” theo Luật sẽ bao gồm các trƣờng
trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
Vì vậy, mọi kiến giải nêu trong Luận án này về đội ngũ giáo viên môn GDCT trƣởng TCCN
vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà trƣờng trung cấp hiện nay.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV môn
GDCT trƣờng TCCN theo hƣớng chuẩn hóa.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN theo hƣớng chuẩn hóa.

4. Giả thuyết khoa học
Phát triển ĐNGV trong đào tạo TCCN là một yếu tố quan trọng để cho phép mỗi
cơ sở đào tạo và cả hệ thống đáp ứng tốt nhất nhu cầu mới đang đặt ra trong đào tạo
nhân lực có trình độ trung cấp. Tuy nhiên nhận thức về phát triển ĐNGV, chuẩn hóa
ĐNGV nói chung và ĐNGV môn GDCT nói riêng trong đào tạo trung cấp còn rất khác
nhau ở nƣớc ta; nếu cụ thể hóa đƣợc nội dung và điều kiện phát triển ĐNGV môn
GDCT trƣờng TCCN theo hƣớng chuẩn hóa, thì việc đánh giá thực trạng và tìm kiếm
giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN sẽ có căn cứ lý luận, việc thực
hiện các nội dung quản lý ĐNGV có tính mục tiêu và khả thi hơn.
Phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN theo hƣớng chuẩn hóa còn hạn chế,
năng lực giáo viên còn nhiều bất cập so với yêu cầu đảm bảo chất lƣợng GDCT; nếu
xác định khung năng lực giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN và đề xuất đƣợc các
giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT theo hƣớng chuẩn hóa có cơ sở khoa học (lý
luận và thực tiễn) thì ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN sẽ phát triển bền vững đáp
ứng đƣợc các yêu cầu nâng cao chất lƣợng GDNN nói chung và công tác giáo dục lý
tƣởng chính trị, đạo đức, phẩm chất, phong cách làm việc công nghiệp cho đội ngũ
lao động mới.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng
TCCN theo hƣớng chuẩn hóa.
- Đánh giá thực trạng ĐNGV môn GDCT và thực trạng phát triển ĐNGV môn
GDCT trƣờng TCCN.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN theo
hƣớng chuẩn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa.
- Thăm dò ý kiến về các giải pháp đƣợc đề xuất và thử nghiệm một giải pháp
trong điều kiện cho phép nhằm minh chứng tính khả thi và hiệu quả của các giải
pháp.



4
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu:
Về số liệu thống kê và các dữ liệu thứ cấp khác đƣợc luận án sử dụng bao quát
hết các trƣờng TCCN và cơ sở giáo dục đào tạo TCCN từ trung ƣơng đến địa phƣơng
trên cả nƣớc và một số cơ sở đào tạo giáo viên ngành GDCT trình độ đại học.
Về dữ liệu sơ cấp: Luận án đã thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi với đối tƣợng
điều tra gồm: Cán bộ quản lý các cấp (trƣờng/cơ sở đào tạo TCCN, cấp khoa, tổ
trƣởng bộ môn) có liên quan trực tiếp đến quản lý ĐNGV môn GDCT và giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn học này ở các trƣờng TCCN trong cả nƣớc. Tổng số phiếu
điều tra: 300 phiếu.
- Thời gian nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển ĐNGV môn
GDCT trƣờng TCCN: 3 năm (2013-2016).
6. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án đã sử dụng các cách tiếp cận cơ bản
sau đây:
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, gồm các khâu: Kế hoạch hóa, tổ chức tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, kiểm tra, đánh giá, chế độ chính sách. Đây là
phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu chủ yếu đề tài nghiên cứu luận án.
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực dựa trên (theo) năng lực (Competency Based Human Resource Management): Hệ thống quản lý nguồn nhân lực dựa trên
năng lực tập trung vào việc xác định các năng lực cần thiết để đạt đƣợc hiệu quả thực
thi công vụ và phát triển các năng lực đó trong lực lƣợng lao động. Quản lý nguồn
nhân lực dựa trên năng lực luôn gắn với việc xác định năng lực, xây dựng khung
năng lực và sử dụng khung năng lực đó nhƣ một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn hệ
thống tổ chức, từ khâu lập kế hoạch đến tuyển dụng, tổ chức thực thi công tác, khen
thƣởng, kỷ luật.
Năng lực giáo viên GDCT: Tổ hợp đƣợc hình thành từ các kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển bản thân và năng lực đào tạo, nghiên cứu

khoa học và năng lực hoạt động xã hội phát triển cộng đồng.
Tiếp cận chuẩn hóa: Những quy định về chuẩn hóa đối với ĐNGV mà Bộ
GDĐT đã ban hành; hình thành chuẩn và quy trình chuẩn hóa đối với ĐNGV môn
GDCT trƣờng TCCN; cách thức thực hiện để đạt đƣợc những quy định về chuẩn.
Tiếp cận hệ thống: Mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý, khách thể/đối tƣợng
quản lý; chức năng quản lý; các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng với các trƣờng TCCN sử
dụng giáo viên môn GDCT. Phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN là hệ thống
gồm nhiều yếu tố có liên quan mật thiết với nhau và có mối quan hệ mật thiết với các
hoạt động GD&ĐT. Các giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN trong


5
mối tƣơng quan, tác động qua lại đó. Luận án coi ĐNGV là nhân tố có vai trò quan
trọng, chủ yếu của quá trình dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Do vậy, phát
triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN gắn liền với xác định mục đích, nhiệm vụ
dạy học, xây dựng chƣơng trình, giáo trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học và phƣơng
pháp kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh TCCN đối với môn học này.
Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận án: Quan điểm thực tiễn
trong NCKH đòi hỏi nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn và phục vụ cho thực tiễn
phát triển. Để phát hiện những tồn tại, yếu kém, mâu thuẫn và phân tích sâu sắc
những vấn đề của thực tiễn, các công cụ đƣợc luận án sử dụng, gồm: Khảo sát, thăm
dò ý kiến, tham vấn, phỏng vấn, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV
môn GDCT trong trƣờng TCCN tại Việt Nam; tham vấn, phỏng vấn một số chuyên
gia, cán bộ quản lý giáo dục nƣớc ngoài về môn học GDCT (nếu có) và nội dung,
chƣơng trình môn học tƣơng tự môn GDCT ở Việt Nam. Bám sát thực tiễn đồng thời
đòi hỏi lý luận và thực tiễn luôn gắn bó với nhau, luôn song hành.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Bao gồm các phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái
quát hoá... các tài liệu lý‎ luận, các công trình nghiên cứu, các văn bản có liên quan

nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu thuộc đề tài.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: Bằng phiếu hỏi, phiếu khảo sát, phiếu trƣng
cầu ‎kiến giáo viên TCCN nói chung, giáo viên giảng dạy môn GDCT nói riêng và
cán bộ quản lý cấp trƣờng TCCN và Bộ, ban ngành Trung ƣơng.
+ Tiến hành điều tra, thống kê để có đƣợc số lƣợng, cơ cấu, trình độ đào tạo,
chuyên ngành đào tạo, nghiệp vụ sƣ phạm, thâm niên công tác và kinh nghiệm giảng
dạy của ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN;
+ Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi về thực trạng nội dung, chƣơng trình,
giáo trình, tài liệu tham khảo, hình thức nghiên cứu, tham khảo tài liệu, điều kiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, công tác và hình thức kiểm tra đánh
giá kết quả nhận thức của ngƣời học đối với môn học này;
+ Dùng phiếu hỏi CBQL cấp trƣờng và giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN
về thực trạng các hoạt động phát triển ĐNGV môn GDCT (từ xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý, đào
tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, xếp loại, thực hiện chính sách ƣu tiên, ƣu đãi, tạo môi
trƣờng hợp tác đối với ĐNGV môn học này.
+ Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả điều tra, khảo sát tìm ra những vấn đề
tồn tại, yếu kém của thực tiễn phải giải quyết và định hƣớng cho đề xuất giải pháp.


6
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tổ chức seminar, tọa đàm trao đổi về công tác
phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên GDCT nói riêng với các chuyên
gia là cán bộ quản lý và các nhà nghiên cứu về phát triển ĐNGV trƣờng TCCN;
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Các kinh nghiệm tiên tiến về phát triển
đội ngũ giáo viên trƣờng TCCN cần phân tích, tổng kết và rút ra những bài học kinh
nghiệm và sau đó đƣa ra những giải pháp ở mức cao hơn. Do hạn chế về thời gian và
điều kiện nghiên cứu, luận án tập trung vào việc tham khảo kinh nghiệm có đƣợc từ
kết quả của các hội thảo, hội nghị và trao đổi về biện pháp quản l‎ý ĐNGV.

- Phƣơng pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Tiếp xúc, trao đổi với giáo viên
và cán bộ quản lý khoa, phòng, ban, tổ bộ môn ở các trƣờng TCCN nhiều thế hệ;
6.2.3. Phương pháp hỗ trợ
Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập các số liệu qua các phiếu trƣng
cầu ý kiến, phiếu điều tra, tài liệu,... sử dụng thống kê toán và một số phần mềm tin
học để phục cho phân tích, trình bầy luận văn, luận án. Từ đó sẽ làm nổi bật vấn đề
mà luận án đề cập đến.
7. Luận điểm bảo vệ
7.1. ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN là nhân tố quyết định đến sự thành bại của
công tác tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng; chính sách, pháp
luật của nhà nƣớc và giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống và
phong cách làm việc công nghiệp cho học sinh TCCN. Phát triển ĐNGV môn GDCT
trƣờng TCCN trên quan điểm quản lý nguồn nhân lực theo hƣớng chuẩn hóa nhằm
đảm bảo đủ và ổn định về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đồng
thuận về hành động .
7.2. Phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN đã từng bƣớc đáp ứng thực tiễn
giáo dục, đào tạo TCCN; tuy nhiên thực tế còn nhiều bất cập, công tác phát triển
ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, hiệu quả chƣa cao
còn bất cập về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu. Đặc biệt, vấn đề chuẩn hóa: về trình độ
đào tạo, về năng lực chuyên môn, về nghiệp vụ sƣ phạm và về phẩm chất đối với
giáo viên, ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN chƣa quan tâm đúng mức và hiệu quả
chƣa cao.
7.3. Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN theo
hƣớng chuẩn hóa trên cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn); cùng cách thức thực hiện
đồng bộ các giải pháp gắn với các chức năng quản lý gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra từ cơ quan quản lý trung ƣơng, địa phƣơng tới các trƣờng TCCN nhằm
tạo ra các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí sử
dụng, kiểm tra, đánh giá giáo viên môn GDCT trƣờng TCCN theo chuẩn quy định và
khung năng lực đƣợc đề xuất. Hình thành môi trƣởng làm việc thân thiện, hiệu quả
cho ĐNGV môn học này.



7
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Góp phần xây dựng và làm sâu sắc thêm lý luận phát triển ĐNGV nói chung
và ĐNGV môn GDCT trong trƣờng TCCN nói riêng; nhất là:
- Hệ thống các khái niệm, thuật ngữ cơ bản đƣợc trình bầy tƣờng minh, chính
xác thêm và phù hợp với nội dung nghiên cứu, làm cơ sở cho việc bảo vệ đƣợc các
luận điểm đã đề ra.
- Khái quát những đặc trƣng của ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN để quan
tâm đến cách làm đặc thù về phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN một cách
hiệu quả, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ trung cấp.
- Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận đƣợc sử dụng hợp lý đã tạo cơ sở cho
nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu lý thuyết và cả nghiên cứu thực tiễn. Luận án đã
làm giàu thêm lý luận về phát triển ĐNGV dựa trên quản lý nguồn nhân lực theo
năng lực và chuẩn hóa trong trƣờng trung cấp.
8.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đúng thực trạng ĐNGV và phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng
TCCN hiện nay.
- Đề xuất khung năng lực của ĐNGV môn GDCT gồm các tiêu chuẩn, tiêu
chí, chỉ báo và các giải pháp phát triển ĐNGV môn GDCT trƣờng TCCN trong bối
cảnh hiện nay.
9. Bố cục của luận án
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính
trị trƣờng trung cấp theo hƣớng chuẩn hóa.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên môn Giáo dục chính trị
trƣờng trung cấp hiện nay.
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên môn giáo dục chính trị

trƣờng trung cấp theo hƣớng chuẩn hóa.
Cùng các phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo.


8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƢỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV) môn Giáo dục
chính trị (GDCT) trƣờng trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hƣớng chuẩn hóa,
các nghiên cứu đƣợc triển khai một cách hệ thống trên qui mô rộng trong nƣớc và
ngoài nƣớc; có thể khái quát các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án thành hai
nhóm:
- Các nghiên cứu về ĐNGV và phát triển ĐNGV;
- Nghiên cứu về giáo dục chính trị và ĐNGV môn học này ở trƣờng TCCN.
Các nghiên cứu về giáo dục chính trị và phát triển ĐNGV môn học không chỉ
đƣợc tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc mà đã chú ý đến các nghiên cứu và kinh
nghiệm quốc tế về phát triển ĐNGV của môn học có mục tiêu tƣợng tự nhƣ môn
GDCT ở Việt Nam tại một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
1.1.1. Các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên
Bàn về ngƣời thầy giáo XHCN, V.I. Lênin nhiều lần nhấn mạnh: “Chế độ xã
hội chủ nghĩa phải thay đổi vị trí xã hội của người giáo viên, phải có trách nhiệm tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho người thầy giáo thực hiện nhiệm vụ của họ” [61,tr.24];
từ đó ta có thể nhận thấy ví trí, vai trò ngƣời thầy trong xã hội XHCN luôn đƣợc đề
cao và ở Việt Nam cũng vậy.
Đánh giá vai trò, nhiệm vụ quan trọng của ngƣời giáo viên, báo cáo tổng kết
của UNESCO cho rằng đã có sự thay đổi theo nhiều hƣớng nhƣng điển hình là: (1)
Đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn trong lựa chọn nội dung

dạy học và giáo dục; (2) Chuyển mạnh từ truyền thụ kiến thức sang việc tổ chức việc
học cho học sinh, sử dụng nguồn tri thức của nhân loại. (3) thay đổi tính chất, quan
hệ thầy trò; (4) Sử dụng rộng rãi hơn các phƣơng tiện dạy học.
Cũng vì thế, J.A.Cômenxki, một nhà giáo dục vĩ đại ngƣời Séc (Tiệp Khắc) là
đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân văn, là nhà hoạt động xã hội lớn của Tiệp Khắc
trong những năm giữa thế kỉ XVII [116] đã gọi ngƣời giáo viên là ngƣời chuyển giao
ngọn đuốc của nền văn minh, là sợi dây chuyền giữa các thế hệ và coi chức vụ mà xã
hội trao cho ngƣời giáo viên là chức vụ quang vinh mà dƣới ánh mặt trời này không
có chức vụ nào ƣu việt cho bằng.


9
Về vị trí, tầm quan trọng của giáo viên: Raja Roy Singh - nguyên Giám đốc
UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng cho rằng: Không một hệ thống giáo
dục nào có thể vƣơn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó [95]. Ông nhận
định trong bối cảnh hiện nay, giáo viên phải coi ngƣời học có vai trò chủ đạo trong
học tập.
Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về giáo dục thể ký XXI, nguyên Chủ tịch Hội đồng
châu Âu (1985-1995), chuyên gia nổi tiếng của UNESCO, Jacques Delors [99] với
hàng loạt khẳng định nêu rõ vai trò của ngƣời giáo viên và đội ngũ giáo viên, theo
ông: Giáo viên giữ vai trò cốt tử trong việc chuẩn bị cho thể hệ trẻ không những đối
mặt với tƣơng lai, với một niềm tin mà còn xây dựng tƣơng lai với quyết tâm và
trách nhiệm, ông nhấn mạnh: Giáo viên đóng một vai trò quyết định trong việc hình
thành và phát triển thái độ đối với việc học, cả thái độ tích cực lẫn thái độ tiêu cực.
Họ còn khơi dậy sự ham hiểu biết, tính tự chủ, tinh thần nghiêm túc khoa học và
đƣợc xem là nhƣ một tác nhân của sự thay đổi, thúc đẩy sự hiểu nhau và lòng khoan
dung, trở lên sâu sắc hơn trong thế kỷ XXI.
Chính khách, nhà giáo dục và nguyên Tổng thống Argentina, Domingo
Faustino Sarmiento - ngƣời đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục Argentina cho rằng:
giáo viên là những ngƣời làm việc tích cực nhất vì sự tiến bộ của dân tộc và đào tạo

giáo viên là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia [103].
Về giáo viên và quyền lực của giáo viên, quan điểm của Emile Durkheim
(Nhà tƣ tƣởng giáo dục ngƣời Pháp) cho rằng: giáo viên phải tự chủ đƣợc những
hành vi bạo lực vốn có trong mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, và rằng giáo
viên phải là ngƣời chú ý đến tất cả những điều có thể tạo ra cho trẻ em cảm giác đoàn
kết trong một tập thể [103].
Về “Đào tạo giáo viên” của Dimitri Glinos – Triết gia, chính khách, nhà cải
cách giáo dục Hy Lạp luôn quan tâm đến hai lĩnh vực quan trọng là đào tạo giáo viên
và sách giáo khoa. Ông mong muốn xây dựng nên hình ảnh điển hình của những
ngƣời giáo viên dƣợc đào tạo cơ bản, có một vai trò sáng tạo trong hệ thống trƣờng
học [103,tr.258].
Nhà giáo dục và học giả Nhật Bản, Fukuzawa [103], cho rằng: Thƣợng đế
không sinh ra ngƣời này hơn hoặc kém ngƣời kia. Mọi sự bất bình đẳng giữa ngƣời
khôn ngoan với ngƣời ngu ngốc, giữa ngƣời giầu với ngƣời nghèo đếu xuất phát từ
giáo dục.
Pete Hall and Alisa Simeral, các tác giả của cuốn sách “Building Teachers'
Capacity for Success” [112] (tạm dịch là Xây dựng năng lực cho giáo viên để thành
công) đã cho thấy trong giáo dục giáo viên là sức mạnh quan trọng nhất. Qua đó, các


10
tác giả đã cung cấp một kế hoạch đơn giản giúp giáo viên hình thành năng lực: tạo
dựng sự hợp tác, gắn kết về chuyên môn để mang lại kết quả cao hơn cho học sinh.
Từ việc nghiên cứu hoạt động của giáo viên, tác giả Robert J.Marzano trong
cuốn sách “What Works in Schools” [113] (tạm dịch là: “Làm gì trong trƣờng học”)
đã xác định các việc gì mà giáo viên cần phải làm trong trƣờng học và khẳng định
rằng: giáo viên là ngƣời có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất đến thành tích, kết quả học tập
của học sinh; qua đó, tác giả còn cung cấp cho bạn đọc các hành động cụ thể và khả
thi của ngƣời giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Trong cuốn sách “The Art and Science of Teaching” (tạm dịch là: “Nghệ

thuật và khoa học giảng dạy”), tác giả Robert J.Marzano đã cho thấy mặc dù chiến
lƣợc, kế hoạch giảng dạy trên lớp đƣợc nghiên cứu, xây dựng một cách rõ ràng, khoa
học nhƣng với ngƣời biết sử dụng chúng mới là một nghệ thuật, mà chỉ ngƣời giáo
viên mới làm đƣợc điều này [114]. Theo đó, tác giả cũng trình bày một mô hình đảm
bảo chất lƣợng giảng dạy để cân bằng với sự cần thiết của dữ liệu dựa trên nghiên
cứu với sự cần thiết không kém quan trọng để hiểu đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của
từng học sinh với hệ thống 10 câu hỏi nhằm thiết kế giảng dạy thành công.
Về chất lượng nhà giáo, Tác giả Nguyễn Văn Cƣờng nêu: Tổ chức Hợp tác
Phát triển châu Âu nhận định gồm 5 nội dung: 1/ Kiến thức phong phú về phạm vi
chƣơng trình và nội dung bộ môn giảng dạy; 2/ Kỹ năng sƣ phạm, kể cả việc có đƣợc
„kho kiến thức‟ về phƣơng pháp giảng dạy, về năng lực sử dụng những phƣơng pháp
đó; 3/ Có tƣ duy phản ánh trƣớc mỗi vấn đề và có năng lực tự phê bình, nét rất đặc
trƣng của nghề dạy học; 4/ Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của ngƣời
khác; 5/ Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học [24].
Những năm qua, các tổ chức giáo dục quốc tế và các nhà khoa học của mỗi
nƣớc trong quá trình nghiên cứu luôn coi trọng vị trí, vai trò, chất lƣợng, phẩm chất
của giáo viên nói riêng và ĐNGV nói chung và dần đi đến thống nhất những tiêu chí
chuẩn hóa ĐNGV, cùng những giải pháp, kinh nghiệm về quản lý, phát triển ĐNGV
đáp ứng cải cách giáo dục và đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của mội quốc gia và toàn nhân loại. Các nghiên cứu về phát triển
ĐNGV với tƣ cách là yếu tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục: Nhiều nghiên cứu
trong nƣớc và nƣớc ngoài đều cho thấy ĐNGV là một trong những nhân tố quyết
định chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra giáo viên là ai? Họ
có vai trò, chức năng, nhiệm vụ gì? Họ là ngƣời truyền cảm hứng và là yếu tố quan
trọng, có ảnh hƣởng đến thành tích, kết quả học tập của học sinh.
Về phương diện các cấp độ phát triển giáo viên, Michael Fullan, Andy
Hargreaves [117] cho rằng: 1/ Phát triển tâm lý (có 4 cấp độ); 2/ Phát triển chuyên


11

môn nghiệp vụ (có 6 cấp độ) gồm: Phát triển các kỹ năng tồn tại, Thành thạo các kỹ
năng dạy học cơ bản, Mở rộng sự linh hoạt chuyên môn, Trở thành chuyên gia, góp
phần phát triển chuyên môn của đồng nghiệp, tham gia đƣa ra quyết sách giáo dục ở
mọi cấp độ; 3/Phát triển chu kỳ nghề nghiệp (với 5 cấp độ): Khởi động nghề nghiệp,
Ổn định gắn bó nghề nghiệp, Các thách thức và mối quan tâm mới, trở thành chuyên
nghiệp, chuẩn bị về hƣu.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đều coi các
điều kiện cơ bản đảm bảo chất lƣợng và sự phát triển của giáo dục gồm: 1/Môi
trƣờng kinh tế của giáo dục; 2/ Chính sách và các công cụ thể chế hóa giáo dục; 3/
Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính; 4/ĐNGV và ngƣời học; 5/ Nghiên cứu giáo dục,
lý luận giáo dục và thông tin giáo dục. Nhƣ vậy, ĐNGV nói chung, giáo viên nói
riêng là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo chất lƣợng và sự phát triển của
giáo dục.
Ở Việt Nam, hơn bảy mƣơi năm phát triển giáo dục luôn gắn liền với lịch sử
nghiên cứu các vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên, là quãng thời gian không ngừng
xây dựng, phát triển và trƣởng thành của ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà giáo và ĐNGV luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các Lãnh tụ của Đảng luôn quan
tâm tạo điều kiện đến việc xây dựng và phát triển ĐNGV, thể hiện:
Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận, chiến lƣợc, quyết
định,… nhằm xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, trong đó khẳng định: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người”, “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt”[27]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29 của Đảng) về việc đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đƣợc chỉ rõ:“Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế”;“Thực
hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo”, “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương
pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà

giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề
nghiệp”[29]. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định một
trong các giải pháp quan trọng đó là: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng
và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh
viên” và “ Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm


12
2020, 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp đạt trình độ thạc sỹ trở lên” [85].
Tiếp đó, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục phổ
thông giai đoạn 2016 – 2020, đi ̣nh hướng đế n năm 2025” kèm theo Quyết định số
732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 với mục tiêu của Đề án nhằm đào tạo , bồi
dƣỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về
chuyên môn, nghiệp vụ nhằ m đáp ƣ́ng yêu cầ u đổ i mới chƣơng trình , sách giáo khoa
giáo dục phổ thông ; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo. Điều đó có thể khẳng định vị trí, tầm quan trọng và vai trò của công tác phát
triển ĐNGV hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo
dục”, Ngƣời còn chỉ ra vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm và nghĩa vụ của nghề dạy học:
“Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”; “ Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ
vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc”; “Các cô, các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của
mình, đồng thời cũng thấy khả năng của mình cần đƣợc nâng cao thêm lên mãi mới
hoàn thành nhiệm vụ” [65]. Minh triết giáo dục của Cố Thủ tƣớng Chính phủ Phạm
Văn Đồng yêu cầu tổ chức một nền giáo dục hẳn hoi: “Trƣờng ra trƣờng, Lớp ra lớp,
Thầy ra thầy, Trò ra trò, Dạy ra dạy, Học ra học” luôn luôn là kim chỉ nam, là mệnh
lệnh thúc giục nhà quản lý, ngƣời thầy với trách nhiệm của mình đào tạo ra những
thế hệ trẻ tài năng cho đất nƣớc [121]. Ông cũng yêu cầu mỗi thầy, cô giáo phải trả

lời cho đƣợc các câu hỏi: “Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Nhà trƣờng phải coi trọng
giáo dục toàn diện cho học sinh, cả đức dục và trí dục, thể dục và mỹ dục. Phải làm
và làm tốt giáo dục đạo đức cách mạng. Phải xây dựng trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp,
thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học” [122].
Nghiên cứu về ĐNGV và phát triển ĐNGV đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong
nƣớc quan tâm nghiên cứu, các công trình nghiên cứu thực hiện ở nhiều góc độ quản
lý giáo dục cả vi mô, vĩ mô, góc độ quản lý theo ngành, bậc học. Tiêu biểu cho các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này mà trọng tâm là chất lƣợng ĐNGV có:
Tác giả Trần Bá Hoành trong bài viết “Chất lượng giáo viên”đã đề xuất cách
tiếp cận chất lƣợng giáo viên từ góc độ: đặc điểm lao động của ngƣời giáo viên, sự
thay đổi chức năng của ngƣời giáo viên trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử
dụng giáo viên, chất lƣợng của từng giáo viên và chất lƣợng ĐNGV. Theo tác giả có
ba nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng ĐNGV là: quá trình đào tạo, bồi dƣỡng và sử
dụng giáo viên; hoàn cảnh, điều kiện lao động sƣ phạm của giáo viên; ý chí thói quen
và năng lực tự học của giáo viên. Tác giả đề xuất ba giải pháp đổi mới đối với giáo


13
viên và chất lƣợng ĐNGV là phải đổi mới: công tác đào tạo, công tác bồi dƣỡng và
sử dụng giáo viên [44,tr.10].
Với bài viết “Nghề và nghiệp của người giáo viên” của tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Lộc trong Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn quốc lầm thứ 2, tác
giả đã đề cập đến tính chất nghề nghiệp của ngƣời giáo viên; trong đó, vấn đề “lý
tưởng sư phạm” đƣợc tác giả coi là động cơ cho việc thực hành nghề dạy học, đã thôi
thúc ngƣời giáo viên sáng tạo trong dạy học và thúc đẩy họ không ngừng học hỏi
nâng cao trình độ. Trên cơ sở đó, tác giả đề cập đến “Mô hình đồng thuận” trong tập
thể sƣ phạm trong mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo; ở đó có sự chia sẻ “bí quyết nhà
nghề” và hình thành, rèn luyện năng lực chuyên môn của ngƣời giáo viên trong thể
kỷ XXI [62,tr.6].
Tác giả Nguyễn Đức Trí đã chỉ ra kinh nghiệm phát triển ĐNGV dạy nghề

trên cơ sở tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo [87,tr.13], theo đó phát triển ĐNGV và
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là vấn đề mang tính chiến lƣợc, có vai tró
quyết định đến sự nghiệp phát triển giáo dục; đây là một trong những vấn đề đang
đƣợc quan tâm đặc biệt hiện nay. Tác giả khẳng định: Dƣới góc độ quản lý nguồn
nhân lực, đồng quan điểm với nhiều tác giả khác thì “Phát triển ĐNNG bao gồm đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV và tạo môi trường thuận lợi cho ĐNNG phát triển”.
Về vai trò của ĐNGV, tác giả Trần Kiều đã coi “Chất lượng ĐNGV là yếu tố
quan trọng hàng đầu và nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể không chú ý đến
chất lượng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và tay nghề ngày càng được
nâng cao”[58,tr.7]. Cùng ý tƣởng, tác giả Lê Đức Ngọc đề cập đến vấn đề đổi mới
công tác đào tạo giáo viên để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học,
cao đẳng, với 2 lý do: Một là, trình độ của ĐNGV quyết định chất lƣợng và khả năng
giảng dạy của ĐNGV, nghiên cứu và phục vụ xã hội; Hai là, lƣơng và phụ cấp của
ĐNGV là khoản chi phí lớn nhất của mỗi trƣờng đại học nhƣng nó gắn liền với chất
lƣợng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo. Và tác giả kiến nghị: (1) Cần tăng cƣờng tổ
chức thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên; (2) Cần có kinh phí
đầy đủ cho hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên [71].
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo
viên dạy nghề” do tác giả Phạm Thành Nghị chủ trì đã chỉ ra những yếu kém và thiếu
hụt về phƣơng pháp sƣ phạm trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên vào những
năm 90 của thể ký XX [70].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả Trần Khánh Đức, Lê Thạc Cần, Vũ Văn
Tảo, Nguyễn Khánh Đạt, Phan Chính Thức và Nguyễn Đăng Trụ đồng quan điểm
cho rằng cần: Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu


14
và chuẩn về chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả giáo dục. Đổi mới và hiện đại hóa phƣơng pháp dạy học, chuyển từ
truyền đạt kiến thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động

tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tuy duy phân tích - tổng hợp; phát triển
đƣợc năng lực của mỗi cá nhân; tăng cƣờng tính chủ động, tự chủ của học sinh, sinh
viên,... [42]
Đề cập đến khía cạnh khác của vấn đề phát triển ĐNGV, tác giả Nguyễn Tiến
Hùng cho thấy cần phát triển và quản lí phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu
cầu xã hội, theo đó, tác giả phân tích ba hoạt động cần thiết: (1) Việc xây dựng và
quản lí xây dựng khung năng lực đầu ra; (2) Thiết kế, thực hiện và quản lí thiết kế,
thực hiện nội dung chƣơng trình đào tạo theo khung năng lực đầu ra; (3) Đánh giá
dựa vào khung năng lực đầu ra và phản hồi thông tin [48]. Theo tác giả bài viết, Phát
triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội đƣợc hiểu là việc thiết kế và thực
hiện nội dung chƣơng trình, các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá nhất quán
với nhau để đạt tới khung năng lực đầu ra cần có, đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội cũng
nhƣ của ngƣời sử dụng lao động. Quản lí phát triển chương trình đào tạo đáp ứng
yêu cầu xã hội là tổ chức lôi cuốn các bên liên quan vào quá trình phát triển, thực
hiện chƣơng trình và đánh giá để họ không chỉ nói lên mong muốn của mình mà còn
tham gia thực hiện và kiểm soát để đƣa các mong muốn đó thành hiện thực, chính là
nhân tố tạo ra chất lƣợng nền của nhà giáo.
Với mỗi giai đoạn khác nhau, tùy vào đặc điểm cụ thể mà một trong các quan
điểm trên sẽ giữ vai trò chủ đạo, các quan điểm khác không thể bị triệt tiêu mà sẽ
phát huy tác dụng ở một khâu nào đó. Điều đó cho phép nhà quản lý vận dụng một
cách khéo léo mang lại hiệu quả cao, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong nhà
trƣờng. Những quan điểm nhân văn về nhà giáo, giáo viên, vai trò ĐNGV đƣợc các
học giả và nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, tác giả nƣớc ngoài quan niệm nhƣ là
những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học,
giáo dục nhƣ thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực, tài năng của họ đối
với giáo dục, họ đích thực là ngƣời lấy đi ở học sinh nỗi lo âu buồn bã, mang cho họ
niềm vui và niềm tin vào viễn cảnh sáng lạn.
Những kiến thức trên đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án
này, cụ thể: một số vấn đề về mục tiêu và chƣơng trình hóa, đào tạo và phát triển,

nền giáo dục tƣơng lai và thế nào là hiện đại hóa giáo dục, hệ thống quản lí và quản
lí giáo dục; đánh giá giáo dục hiện đại nhƣ thế nào,... Tuy nhiên, các vấn đề liên quan
đến giáo viên môn GDCT và phát triển ĐNGV môn học này trong trƣờng TCCN thì


15
rất ít hoặc không thể tìm thấy ở một số quốc gia. Vì vậy, thực sự khó tìm thấy những
nội dung, quan điểm, bài viết, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề trên của các tác
giả, nhà nghiên cứu nƣớc ngoài.
Một số luận án trong nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án:
Nghiên cứu và đề cập đến vấn đề “Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường
trung hoc phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa”, Luận án tiến sỹ của
tác giả Vũ Đình Chuẩn (2008) vận dụng quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa để
nghiên cứu, hoàn thiện lý luận phát triển ĐNGV, đánh giá thực trạng ĐNGV tin học
trƣờng THPT và đáng lƣu ý là đề xuất: (1) Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên tin học
THPT, (2) Xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV tin học trƣờng
THPT theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” [23].
“Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại
học, cao đẳng ở nước ta hiện nay”[9], Luận án Tiến sỹ Triết học (2012) của tác giả
Vũ Thanh Bình, trên cơ sở hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị (LLCT) trong các trƣờng ĐH, CĐ ở nƣớc ta hiện
nay, đánh giá thực trạng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng đội ngũ giảng viên các môn LLCT trong các trƣờng ĐH, CĐ ở Việt Nam trong
thời gian tới.
“Phát triển đội ngũ giảng viên Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [64], Luận án Tiến sỹ Khoa học giáo dục của tác
giả Nguyễn Văn Lƣợng (2015) xuất phát từ quan điểm của Đảng và trên cơ sở thực
tiễn hội nhập với khu vực, quốc tế của Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện những vấn đề
lý luận cơ bản về chất lƣợng đội ngũ giảng viên theo quan điểm tiếp cận phát triển
nguồn nhân lực. Từ kết quả đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số giải pháp, trong đó có: (1) Xậy
dựng khung năng lực đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
đáp ứng yêu cầu mới; (2) Quản lý thúc đẩy hợp tác quốc tế trong công tác phát triển
đội ngũ giảng viên.
Với đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long theo hướng chuẩn hóa”[38]; Luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Minh
Giản đã dựa trên cơ sở quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT do Bộ GD&ĐT
ban hành, tác giả đề xuất: (1) Nâng cao nhận thức về quản lý phát triển ĐNGV
THPT các tỉnh ĐBSCL theo hƣớng chuẩn hóa. (2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển ĐNGV THPT ở cấp độ quản lý trong từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu cơ cấu
đội ngũ theo chuẩn.


×