Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 99 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học tại
trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, khoa đào tạo Sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển LSNG tại xã Cao
Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
Để hồn thành luận văn này, tơi ln nhận được sự động viên và giúp
đỡ nhiệt tình của Nhà trường, cơ quan, gia đình, các thầy cơ giáo và bạn bè
đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban giám
hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm học, Trung tâm thông tin khoa
học và thư viện, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh - Hà
Giang, UBND xã Cao Bồ, các hộ gia đình trên địa bàn xã. Đặc biệt cho tôi
gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Hữu Viên, người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành bản Luận văn tốt nghiệp.
Do trong quá trình thực hiện luận văn cịn có nhiều hạn chế về mặt thời
gian, kinh nghiệm, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để
bản luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 10 tháng 09 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Văn Diễn


ii

MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
1.1.1. Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ................................................................. 3
1.1.2. Phát triển rừng bền vững ................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển LSNG ................................................. 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 6
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 13
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 18
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 18
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ......................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 19



iii

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu........................................................... 19
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................ 20
2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) ........................... 20
2.4.4. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân
(PRA)........................................................................................................ 20
2.4.5. Phương pháp ma trận tầm quan trọng và mức độ sử dụng ........... 21
2.4.6. Phương pháp đánh giá SWOT ......................................................... 22
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 22
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 23
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 23
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 23
3.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo ............................................................ 23
3.1.3. Khí hậu, thủy văn.............................................................................. 24
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ....................................................................... 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 28
3.2.1. Hiện trạng dân số, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, công tác y
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. ..................................................................... 28
3.3. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác .. 31
3.3.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp...................................................... 31
3.3.2. Tình hình sản xuất lâm nghiệp ........................................................ 33
3.3.3. Tình hình sản xuất của các ngành kinh tế khác ............................ 34
CHƯƠNG 4.................................................................................................... 38
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 38
4.1. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của LSNG tại xã Cao Bồ ............. 38
4.1.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ .................... 38
4.1.2. Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên LSNG ................................ 44



iv

4.1.3. Đánh giá tiềm năng của tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ ............ 51
4.2. Phân tích vai trị của LSNG đối với đời sống cộng đồng dân cư tại xã
Cao Bồ ......................................................................................................... 58
4.2.1. Kinh nghiệm truyền thống trong quản lý và sử dụng LSNG của
cộng đồng dân cư xã Cao Bồ .................................................................. 58
4.2.2. Tầm quan trọng và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng đồng
dân cư xã Cao Bồ .................................................................................... 62
4.2.3. Giá trị kinh tế của một số LSNG quan trọng trong đời sống cộng
đồng xã Cao Bồ ....................................................................................... 63
4.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn của việc quản lý và phát triển tài
nguyên LSNG tại xã Cao Bồ. .................................................................... 68
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên
LSNG........................................................................................................... 70
4.4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển tài nguyên LSNG ..................... 70
4.4.2. Những giải pháp về kinh tế, xã hội .................................................. 80
4.4.3. Những giải pháp về khoa học và công nghệ .................................. 83
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ .................................................. 86
1. Kết luận ...................................................................................................... 86
2. Tồn tại......................................................................................................... 88
3. Khuyến nghị ............................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ BIỂU


v


DANG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CIFOR

Center for International Forestry Research

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GĐGR

Giao đất, giao rừng

HTX

Hợp tác xã

ICRAF

International Center for Research on Agroforestry

IDRC

International Development Research Center

ITTO

International Tropical Timber Organization


IUCN

International Union for Conservation of Nature

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

NLCN

Nguyên liệu công nghiệp

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

UBND


Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

XD

Xây dựng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên biểu

TT

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất đai tại xã Cao Bồ năm 2010

25

3.2

Thống kê tình hình chăn nuôi của các thôn tại xã Cao Bồ


32

4.1

Thống kê tài nguyên LSNG theo ngành, họ, loài tại xã Cao Bồ

38

4.2

Phân loại LSNG theo dạng sống tại khu vực nghiên cứu

40

4.3

Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng tại xã Cao Bồ

42

4.4

Thực trạng khai thác, sử dụng một số loài LSNG chủ yếu tại
xã Cao Bồ

46

4.5


Giá cả một số loại LSNG chủ yếu

48

4.6

Số lượng loài cho LSNG ở các trạng thái rừng tại xã Cao Bồ

51

4.7
4.8
4.9

Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái
rừng IIIa1, IIIa2
Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái
rừng IIa, IIb
Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái
rừng Ib, Ic

52
53
55

4.10 Một số loài cho LSNG được gây trồng tại xã Cao Bồ

57

4.11 Lịch thời vụ một số loại LSNG chủ yếu trên địa bàn xã Cao Bồ


59

4.12 Tổng hợp ma trận tầm quan trọng và mức độ sử dụng LSNG

62

4.13 Số hộ theo nhóm kinh tế

63

4.14 Sự phụ thuộc của cộng đồng đối với LSNG

64

4.15 Thu nhập LSNG theo nhóm kinh tế hộ

66

4.16
4.17

Phân tích SWOT đối với việc quản lý và phát triển tài nguyên
LSNG tại xã Cao Bồ
Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất để kinh doanh phát triển
LSNG giai đoạn 2011 - 2020 tại xã Cao Bồ

68
72



vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

TT

Trang

4.1

Hiện trạng LSNG theo ngành, họ, loài tại xã Cao Bồ

39

4.2

Dạng sống của LSNG tại xã Cao Bồ

41

4.3

Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng

42

4.4


Số loài ở các trạng thái rừng khác nhau

52

4.5

F% các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIIa1, IIIa2

53

4.6

F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIa, IIb

54

4.7

F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng Ib,Ic

55

4.8

Tỷ lệ % theo các nhóm kinh tế hộ

63

4.9


Thu nhập từ các loại LSNG chính theo nhóm kinh tế hộ

67

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

TT

Trang

4.1

Chuỗi hành trình sản phẩm Thảo Quả

49

4.2

Chuỗi hành trình sản phẩm Măng Vầu

50

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình

TT

Trang


1

Mơ hình trồng Thảo Quả

58

2

Mơ hình trồng Quế

58

3

Lán nghỉ trên ruộng lúa, rừng.

61

4

Sọt, rế,...đan từ Tre, Mây, Giang

61

5

Cầu qua suối làm bằng Tre, Vầu

61


6

Hàng rào, vườn rau

61


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới đất liền
khoảng 3700 km dọc theo các triền núi và châu thổ Mê Kơng, có bờ biển dài
3260 km. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với đặc điểm địa hình đặc
trưng đã tạo ra một Việt Nam giàu tính đa dạng sinh vật. Hiện nay các nhà
thực vật học đã thống kê được trên 12.000 lồi cây, trong đó 7.000 lồi đã
được mơ tả, 5.000 lồi cịn chưa được biết cơng dụng, phần lớn là các lồi cây
dưới tán rừng khơng cho gỗ. Trong số những lồi đã biết có 113 lồi cây cho
chất thơm; 800 loài cho tannin; 93 loài chứa chất làm thuốc nhuộm; 458 lồi
có tinh dầu; 473 lồi chứa dầu và 1863 lồi cây dược liệu. Việt Nam có
khoảng 10% tổng số những loài thực vật được biết trên Thế giới. Có những
lồi động thực vật từ trước tới nay chưa được biết đến mới được phát hiện ở
Trường Sơn. Chỉ trong các năm 1992 - 1998 đã phát hiện thêm nhiều loài thú
mới ở Bắc Trường Sơn như: Mang lớn, Sao la, Mang Trường sơn, Bò sừng
xoắn Tây ngun. Mới phát hiện thêm 50 lồi cây thuốc q như Amomum
longiligulara, Rauwolfia vomitoria, Tetrapanax papyrifera…Các nhà thực vật
học đã xác định khoảng 40 - 50% thực vật rừng Việt Nam có nguồn gốc Ấn
Độ, Malai, Indonesia, Trung hoa,... di cư đến [7].
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, có giá trị to lớn trong
phịng hộ sinh thái, bảo vệ mơi trường, an ninh quốc phịng....Đồng thời rừng
cịn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và các lâm sản ngồi gỗ

(LSNG). LSNG đóng một vai trị quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở
nơng thôn, là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng, và thu nhập.
Thống kê cho thấy rằng hơn 60 triệu người dân sống hoàn toàn dựa vào rừng
ở các khu vực châu Mỹ Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á, cộng với khoảng
400 - 500 triệu dân sống phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm từ thiên nhiên. Từ
xa xưa con người đã gắn bó với LSNG chặt chẽ và thường xuyên. Dần dần


2

theo đà phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật, vai trò quan trọng và giá trị
nhiều mặt của LSNG đối với đời sống con người ngày càng được phát huy.
Ngày nay, con người bắt đầu nhận ra vai trò to lớn của LSNG trong cấu thành
tài nguyên rừng và hiểu rằng nhiều giá trị của nó là không thể thay thế được,
không thể quản lý và sử dụng tốt tài nguyên rừng mà lại bỏ qua những hiểu
biết về LSNG. Vì vậy, những nghiên cứu nghiêm túc về quản lý và sử dụng
LSNG đã được triển khai và LSNG trở thành một lĩnh vực được nhiều người
quan tâm.
Nước ta đang chuyển dần từ nền lâm nghiệp tập trung sang LNXH,
phát triển LNXH đi đôi với GĐGR; bên cạnh việc chuyển giao các kỹ thuật
thâm canh rừng, thì việc nâng cao năng lực quản lý và sử dụng LSNG của các
cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Đó
cũng là vấn đề nhiều chương trình, nhiều dự án lâm nghiệp quan tâm.
Cao Bồ là xã vùng III của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện 18
km, đời sống của cộng đồng dân cư còn phụ thuộc lớn vào rừng. Đặc biệt là
nguồn thu nhập của họ là từ khai thác LSNG từ rừng. Tuy nhiên, việc khai
thác LSNG còn bừa bãi, chưa quan tâm đến bảo tồn và phát triển trong tương
lai. Vấn đề đặt ra là hiện trạng và tiềm năng LSNG của xã như thế nào?
LSNG có vai trị như thế nào đối với đời sống cộng đồng dân cư ở đây?
Những giải pháp nào có thể giúp cho việc sử dụng nguồn tài nguyên LSNG

được ổn định và bền vững?.
Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp phát triển LSNG tại xã Cao Bồ, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
Khái niệm LSNG đã được đưa ra bởi nhiều quan điểm khác nhau, tùy
từng giai đoạn mà việc vận dụng vào thực tế cũng khác nhau.
Trước năm 1945, ở Việt Nam lâm sản được phân chia thành hai loại đó
là: lâm sản chính và lâm sản phụ. Trong đó, lâm sản chính là những sản phẩm
gỗ, còn lâm sản phụ bao gồm động vật và thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ.
Từ năm 1961, lâm sản phụ được mang tên là đặc sản rừng, qua đó khái
niệm này cũng chỉ phản ánh được một bộ phận của tài nguyên rừng là những
sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt, các sản phẩm khác chưa được
chú trọng.
Debeer (1989) đã đưa ra khái niệm về LSNG: "Tất cả các vật liệu sinh
học khác gỗ mà chúng khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của loài người. LSNG bao gồm: Thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,
nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang
dại (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song,
mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi" [9].
Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á Thái Bình Dương (IEC),
họp tại Băng Cốc - Thái Lan (5-8-1991) đã chấp nhận định nghĩa cho LSNG
có thể áp dụng cho hầu hết các nước trong khu vực sau: "LSNG bao hàm tất

cả các sản phẩm tái tạo và hữu hình, khơng phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ
củi này thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào
cũng như đất trồng cây gỗ. Vì vậy các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch
sinh thái cũng là LSNG" [9].
Tổ chức tư vấn chuyên môn về LSNG của Châu Phi, tại Arusha,


4

Tanzania, năm 1993 đã đưa ra quan niệm về LSNG. Quan niệm này đặc biệt
nhấn mạnh vào các sản phẩm động vật: ''Tất cả các sản phẩm thực vật (trừ
gỗ) và động vật thu được từ rừng và từ các vùng đất có các cây gỗ khác cũng
như từ các cây gỗ bên ngoài rừng; loại trừ gỗ xây dựng cơ bản, gỗ năng
lượng, và các sản phẩm từ vườn cùng các cây trồng vật ni, thì đều được gọi
là LSNG'' [9].
FAO (1995) đã chỉ rõ yêu cầu của định nghĩa về LSNG là, định nghĩa
phải vừa diễn tả rõ ràng ý nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính
xác được giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó. Từ đó FAO (1995) đã đưa ra
định nghĩa dưới đây: ''LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ
sinh vật (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất
tương tự rừng'' [9].
1.1.2. Phát triển rừng bền vững
Khái niệm sử dụng rừng bền vững đã được đề cập đến trong ngành lâm
nghiệp nước Đức từ thế kỷ 18 với thuật ngữ Nachhaltigkheit nghĩa là lâu dài,
liên hoàn với tư tưởng chính là lượng khai thác phải bằng hoặc nhỏ hơn lượng
tăng trưởng hàng năm của rừng. Sau hội nghị thượng đỉnh ở Rio 1992, khái
niệm phát triển bền vững được thảo luận rất nhiều và có quá nhiều quan điểm
chưa thống nhất với nhau cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của quản lý
rừng bền vững (QLRBV).
- ITTO: "QLRBV là quá trình đất rừng cố định để đạt được một hoặc

nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản
xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể
những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến mơi trường và xã hội" [6], [8].
- Tiến trình Helsinki: "QLBVR là sự quản lý rừng và đất rừng theo
cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả


5

năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong việc
thực hiện - hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội
của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và tồn cầu; và khơng gây ra những
tác hại đối với các hệ sinh thái khác" [6], [8].
Phần lớn các định nghĩa về QLRBV được xuất phát từ quan điểm sản
xuất hàng hóa hoặc phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên trong các cuộc
thảo luận ở qui mô quốc tế thường có sự nhất trí cao rằng: QLRBV là sự quản
lý (William E Mankin, 1998):
+ Duy trì được rừng và các chức năng, các quá trình và cấu trúc sinh
thái của chúng trong điều kiện lành mạnh và bền vững;
+ Khơng làm thối hóa đất và chất lượng nguồn nước;
+ Không tạo ra hậu quả không thể đảo ngược hoặc giảm đa dạng sinh
học bao gồm nguồn gen, loài, các hệ sinh thái và các kiểu rừng;
+ Áp dụng cho tổng thể rừng như là một thực thể sinh thái tổng hợp
chứ không phải cho một thành phần hay một sản phẩm riêng biệt của rừng;
+ Có thể chủ động hoặc thụ động và khơng địi hỏi nhất thiết phải khai
thác một sản phẩm cụ thể nào của rừng;
+ Có thể áp dụng cho mọi cấp, mọi mức độ khác nhau của diện tích
quản lý, tuy nhiên ở mỗi cấp độ khác nhau, cần phải xác định rõ ràng ranh
giới của đơn vị quản lý hoặc vùng quản lý;

+ Tạo ra cho xã hội một loạt các lợi ích mơi trường, xã hội và kinh tế
phụ thuộc vào mức độ qui mô của vùng quản lý và tiềm năng của nó cũng như
khả năng thực hiện [6].
Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dịng nhưng tập trung lại
có mấy vấn đề chính sau:
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục
tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, LSNG...; phịng hộ mơi


6

trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì
và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm
tăng năng suất rừng).
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các
luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn
và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa
phương.
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả
năng phịng hộ mơi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng,
đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác [8].
1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển LSNG
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
LSNG là nguồn sống quan trọng đối với người dân sống ở nơng thơn.
Ước tính có khoảng 60 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào rừng,
trong đó chủ yếu là ở các nước nghèo như Châu Mỹ Latinh, Tây phi và các

nước Đông Nam Á. Cùng với 400 – 500 triệu người sống phụ thuộc vào các
sản phẩm tự nhiên, nhiều loại LSNG là sản phẩm không thể thiếu trong đời
sống cộng đồng dân cư trên thế giới.
Vai trò của LSNG được đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ
cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược phẩm, thủ công mỹ
nghệ đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát
huy kiến thức bản địa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân,
đặc biệt là dân nghèo (FAO, 1994; Sharma, 1995). Tầm quan trọng của LSNG


7

đối với các nước nhiệt đới đã được thừa nhận; rừng và LSNG là nguồn sống
chủ yếu của ít nhất 27 triệu người ở vùng Đông Nam Á (De Beer, 1996).
Nhận định về vai trò của LSNG đối với đời sống nông thôn miền núi đã được
nhiều nhà khoa học đề cập đến. Thực vật cho LSNG là một nhân tố quan
trọng góp phần giải quyết những mâu thuẫn xung đột trong q trình phát
triển ở khu vực nơng thơn miền núi (Chin, 1985; Yonon, 1993; DeCoursey,
1994; Sharma, 1995; De Beer, 1996).
Tổ chức FAO (1993) là một trong những cơ quan đầu tiên để thúc đẩy
phát triển và bảo tồn LSNG thơng qua các chương trình, dự án. Trong 20 năm
qua, FAO đã lập ra được 137 tổ chức nghiên cứu về lâm nghiệp, trong đó có
23 tổ chức ưu tiên nghiên cứu về LSNG [10]. Một số cơ quan quốc tế như Cơ
quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Quốc tế (IDRC), Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Trung
tâm nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN) ...
LSNG đóng góp đáng kể đối với sinh kế của các cộng đồng phụ thuộc
vào rừng (Clendon năm 2001; Belcher và cộng sự năm 2005; Marshall và
cộng sự năm 2005; Ros-Tonen và Wiersum năm 2005; FAO 2006; Ahenkan

và Boon 2010), có vai trị quan trọng với an ninh lương thực và dinh dưỡng
của các hộ gia đình (FAO 1995; Falconer 1997; Clark và Sunderland năm
2004; Shacleton và Shackleton 2004; Ahenkan và Boon 2008), tạo thêm việc
làm và thu nhập (Peters năm 1996; Ros- tonen năm 1999; Andel năm 2000;
Marshall và cộng sự 2003); và cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp dựa trên
LSNG (Shackleton và Shackleton 2004; Subedi 2006). Hơn nữa, LSNG là dễ
tiếp cận hơn cho người nghèo (Saxena 2003), góp phần thu ngoại tệ (Andel
năm 2000; Shiva và Verma 2002); và hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và các
mục tiêu khác (FAO 1995; Arnold và Ruiz Pérez năm 1998; Marshall et al.


8

Năm 2005; Charlie và Sheona 2004). Ngoài ra, việc thu hoạch LSNG có thể
tác động tương đối ít đối với môi trường rừng (Myers 1988; Neumann và
Hirsch năm 2000; FAO 2008). Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư đã biết sử
dụng các tri thức bản địa, kiến thức địa phương để khai thác, chế biến và sử
dụng LSNG (Ballard và Huntsinger (2006), Davis và Wagner (2003), Fikret
Berkes (1999), Menzies (2006), Butler (2006)).
LSNG đã gắn bó với các lối sống của các cộng đồng sống phụ thuộc
vào rừng, cung cấp việc làm trong thời gian rỗi và các khoản thu nhập bổ
sung, ngồi ra cây thuốc có vai trị quan trọng đối với y tế nông thôn (Prasad
và Bhatnagar, 1991). Tại West Bengal, thu nhập của các hộ gia đình hàng
năm khoảng 17% từ thu và bán LSNG (Malhotra và cộng sự, 1991).
Việc thương mại hóa các sản phẩm LSNG đã được phát huy rộng rãi
như là một đóng góp vào sự phát triển bền vững tài nguyên rừng nhiệt đới (De
Beer và McDermott năm 1989; Nepstad và Schwartzman năm 1992; Arnold
và Ruiz Pérez năm 1998; Neumann và Hirsch 2000) [25].
Thương mại LSNG được cơng nhận là có tiềm năng để đạt được bảo
tồn kép và mục tiêu phát triển bằng cách tăng giá trị của tài nguyên rừng cho

cộng đồng địa phương (Wollenberg và Ingles năm 1998; Neumann và Hirsch
năm 2000; Angelsen và Wunder 2003) [25].
Các dự án thương mại hóa các sản phẩm LSNG ở Mexico và Bolivia:
ảnh hưởng đến yếu tố thành công được CEPFOR tài trợ từ năm 2000 và 2005
để xác định theo những điều kiện thương mại LSNG có khả năng đóng góp
tích cực cho cả đời sống con người và bảo tồn rừng. CEPFOR chọn ra 10
LSNG để phân tích chi tiết của 18 cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng ở
Mexico và Bolivia [25].
Balick và Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta
trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu được từ nông nghiệp.


9

Với đặc điểm của rừng tự nhiên nhiệt đới có thảm thực vật rất đa dạng
và phong phú, trong đó có nhiều loại LSNG có giá trị. Theo Peter có tới 72
lồi thực vật sống trên một ơ mẫu rộng 2 hecta mà chúng ta có thể là sản
phẩm hàng hóa.
Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến
25.000 lồi cây và khơng ít hơn các lồi con, có ít nhất 30 triệu người sống
phụ thuộc vào tài nguyên này. Trong phạm vi quốc nội từng nước, LSNG có
vai trị quan trọng trong đời sống của người dân hàng triệu người ở các nước
đặc biệt là các nước Châu Á và Châu Phi khai thác nguồn thực phẩm từ rừng,
vật liệu làm nhà và thu nhập hàng ngày từ LSNG. Những sản phẩm LSNG
lưu thông trên thị trường có quy mơ lớn, xuất khẩu thường là những sản phẩm
chế biến công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp nhưng với công nghệ vi tinh
vi, tuy nhiên cũng có nhiều loại LSNG xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu mới
chỉ sơ chế để bảo quản như vỏ Quế, quả Hồi, Dược liệu…
Nhiều nguồn tài nguyên LSNG đã được thu hoạch một cách không bền
vững, kết quả là suy thoái tài nguyên rừng, người dân mất dần nguồn thu nhập

thường xuyên (Startvà Gullison năm 1995; Peters năm 1996; Wollenberg và
Ingles 1998).
Tại Ấn Độ có tới 7,5 triệu người làm nghề thu hái lá Diospyros
melannoxylo và có tới 3 triệu người chế biến lá cây này thành các điếu xì- gà
Bidi. Ước tính thu nhập từ loại xì-gà này ở Ấn Độ khoảng 200 triệu đô la
mỹ/năm. Gần 400 triệu người Ấn Độ sống trong và quanh rừng, phụ thuộc
vào rừng để có thu nhập, trong đó thu nhập từ LSNG chiếm khoảng 30% thu
nhập của họ. Giá trị của tồn bộ LSNG là 27 tỷ đơ la Mỹ/năm trong khi giá trị
sản phẩm gỗ là 17 tỷ đô la Mỹ/năm. Giá trị LSNG chiếm khoảng 50% tổng
thu nhập từ lâm sản của chính phủ Ấn Độ. LSNG tạo nguồn công việc cho
khoảng 55% tổng số công việc Lâm nghiệp của Ấn Độ [6].


10

Tài nguyên thiên nhiên (bao gồm cả LSNG) chỉ một tập hợp các tài sản
vốn có sẵn cho, và được sử dụng bởi những người nghèo như là một phần của
chiến lược sinh kế của họ (Carney năm 1998; 1999; Farrington và cộng sự
năm 1999; Scoones 1998).
Khoảng 30 - 40% người Thái Lan dùng thuốc cổ truyền để chữa bệnh.
Thuốc cổ truyền của Thái Lan cần tới 1000 loài cây. Trong những năm cuối
thế kỷ trước, giá trị thuốc dân tộc hàng năm của Thái Lan lên đến 16 triệu đô
la Mỹ. Số lao động làm nghề hái thuốc khoảng 15000 - 20000 người, làm
nghề chế biến thuốc khoảng 30000 - 40000 người. Thái Lan có 9.500 làng với
862.500 hộ gia đình, 5 triệu người sống trong rừng, gia cơng chế biến LSNG
vào khoảng 1 triệu người. Giá trị hàng LSNG của Thái Lan vào khoảng 17
triệu đô la Mỹ.
Việc mô tả, thông kê và phân loại các thực vật cho LSNG đã được các
nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm vì đây là nền tảng cho các cơng
trình nghiên cứu, ứng dụng về thực vật cho LSNG, có thể kể ra các tác giả và

tổ chức tiêu biểu đã có những cơng trình quy mơ về mô tả, thống kê và phân
loại thực vật cho LSNG: Mendelsohn (1992), Kamol Visuphaka (1987), Peter
và cộng sự (1989), Soepadmo (1983), Schwatzman (1989), Murty và
Subrahmanayan (1989), De Beer (1989, 1996), Caldecott (1988), Farnsworth
và Soejarto (1992), FAO (1984),…
Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, hội nghị môi trường và
phát triển của Liên Hợp Quốc (YNCED), họp tại Rio de janero năm 1992, đã
thơng qua chương trình nghị sự về các nguyên tắc về rừng, đã xác định LSNG
là một đối tượng quan trọng, một nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm
nghiệp bền vững cần được chú trọng hơn nữa. Từ đó đến nay việc phát triển
LSNG được các nhà khoa học nghiên cứu, bàn luận sôi nổi trong các lĩnh vực
lý luận thực tiễn sản xuất.


11

Nghiên cứu của Mendelsoln (1992) cho rằng: LSNG vùng nhiệt đới có
vai trị quan trọng cho sự bảo tồn và duy trì tính bền vững của rừng và có giá
trị kinh tế. Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG Mendelsoln đã phân thành
các nhóm: nhóm cho lương thực thực phẩm, nhóm keo dán và nhựa, thuốc
nhuộm và tanin, cây cho sợi và cây cho dược liệu.
Căn cứ vào thị trường tiêu thụ sản phẩm Mendelsoln phân thành 3
nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm dùng để
sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch.
Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả là thu nhập cao hơn so với bất kỳ kiểu sử
dụng đất nào.
Trên toàn cầu, việc thương mại LSNG được ước tính là 11 tỷ USD
hàng năm (Ndoye và Ruiz Pérez năm 1998; Shiva và Verma năm 2002;
Marshall et al năm 2005; Ahenkan và Boon 2010). Theo Foster (1995), Mỹ

xuất khẩu khoảng 77 tấn nhân sâm hoang dã có giá trị trên 21 triệu USD vào
năm 1993. Hai năm trước đó, Virginia xuất khẩu khoảng 6,5 tấn nhân sâm có
giá trị trên 1,8 triệu USD (Rourke, 1993).
Từ quan điểm kinh tế, LSNG là quan trọng không kém như các sản
phẩm gỗ, khoảng 150 loại LSNG quan trọng trong thương mại quốc tế, 80%
dân số ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào các LSNG cho sinh hoạt và
phát triển kinh tế. LSNG là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các nước
đang phát triển từ Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Gbadebo et al 1999).
Ngành LSNG ngày càng tăng nhanh, có lẽ nhanh hơn so với ngành
công nghiệp gỗ và dự kiến phát triển hơn trong tương lai. Theo Mater, (New
York Times 1996), thị trường cho các sản phẩm rừng khác với cây đã mọc lên
như nấm gần 20% mỗi năm trong những năm qua. Nó cũng lưu ý rằng thị
trường thuốc thảo dược của Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm ước tính


12

khoảng 13 - 15% với doanh số bán hàng dược liệu, một dự báo rằng nền kinh
tế Mỹ sẽ kiếm được 5 tỷ USD trong năm 2000.
New York Times (1996) báo cáo rằng ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương,
Rêu, Dương xỉ và cây trồng khác có duy trì được thương mại các sản phẩm hoa
cơng nghiệp và đóng góp hơn 125 triệu USD cho nền kinh tế khu vực.
Charlie và cộng sự (2004) nhìn vào vai trị và tầm quan trọng của
LSNG trong đời sống hàng ngày của người dân nông thôn ở Nam Phi và phát
hiện ra rằng hơn 85% hộ gia đình sử dụng các sản phẩm như Spinaches hoang
dã, gỗ nhiên liệu, vật dụng bằng gỗ, ăn trái cây,...
Nhiều nước trên thế giới như: Brazail, Colombia, Equado, Boolivia,
Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… đã và đang nghiên cứu việc sử dụng hợp lý
các sản phẩm ngoài gỗ nhằm nâng cao đời sống người dân vùng núi cao và
bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương.

Những nghiên cứu và phân tích của Padoch (1998), Bele (1989) đã chỉ
ra rằng: Rừng nhiệt đới đóng vai trị quan trọng cho người dân địa phương.
Rừng khơng chỉ là nguồn thu lợi mà cịn cung cấp các lương thực, vật liệu,
dược liệu. Myes (1980) ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm ngoài gỗ được
tiêu thụ bởi người dân địa phương. Đối với nền kinh tế của một số nước có
vài trị của LSNG đã được khẳng định. Chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987
đã xuất khẩu đạt 23 triệu USD từ LSNG. Ở Indonesia cũng trong năm đó đạt
238 triệu USD và Malaysia năm 1986 xuất khẩu hàng hoá từ LSNG đạt xấp xỉ
11 triệu USD (theo Jene.H.Der Beer 1986).
Những nghiên cứu về khai thác cũng chỉ ra rằng, việc thu hoạch các
LSNG từ tự nhiên hoang dã và từ các loại hình canh tác khác còn nhiều bất cập,
đặc biệt là về phương diện dụng cụ và thiết bị, công nghệ, việc chuẩn bị trước
khai thác, xử lý sau thu hoạch và những đòi hỏi của chế biến trung gian. Do chưa
quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thường gây lãng phí cả về số lượng


13

và chất lượng trong quá trình thu hái và cất trữ sản phẩm (FAO, 1995).
Ở Sarawak, năm 1870, LSNG chiếm 7% thu nhập của chính phủ (John,
1870). Qua đó cho thấy tiềm năng của LSNG là rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế và xã hội của các quốc gia trên thế giới. Sự đa dạng của LSNG trong
hệ sinh thái rừng nhiệt đới sẽ có vai trị rất lớn đến duy trì chất lượng mơi
trường sống của rừng. Tuy nhiên về mặt xã hội thì LSNG bị đe dọa nhiều hơn
so với cây gỗ và chúng phụ thuộc vào sự đói nghèo (Parnwell, 1993; Taylor
và cộng sự, 1994; Parnwell và Taylor, 1995)
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự tồn tại của cộng
đồng dân cư và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đời.
Khai thác và sử dụng LSNG đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm tăng thu

nhập và cải thiện đời sống của người dân.
Lâm sản ngồi gỗ (LSNG) đóng vai trị quan trọng trong sinh kế cho
người dân nghèo ở vùng nông thôn. Đó là nguồn lương thực, thuốc, vật liệu
xây dựng và mang lại thu nhập bổ sung cho người dân. Thu nhập từ các sản
phẩm rừng được dùng để mua hạt giống, thuê lao động canh tác hoặc tạo
nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Đối với những hộ nghèo hơn,
LSNG có thể đóng vai trị quan trọng trong cả việc cung cấp lương thực và là
sinh kế chủ yếu.
LSNG của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố
rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG cịn rất hạn chế, chỉ có một
số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm
nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG)
với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng
lâm sản có giá trị. Hiện nay, có khoảng 11 Viện và Trung tâm, 4 Trường Đại
học nghiên cứu về vấn đề này như Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa


14

học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
(CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế Sinh thái (ESCO-ECO),
Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế,...
Nghiên cứu của Trần Ngọc Lân, 1999 ở khu bảo tồn tự nhiên Phù Mát Nghệ An cũng cho thấy 100% số hộ dân sống dựa vào khai thác gỗ và LSNG.
Tác giả đưa ra tỷ lệ như sau: 22,55% số hộ thường xuyên vào khai thác cây
Mẹt, Nứa, Song, Mây; 11,7% số hộ thường xuyên khai thác Măng, Mộc Nhĩ
và 8,3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực thực phẩm.
Thu nhập bình quân khoảng 20.000 đồng/ngày và trong những ngày giáp hạt
trên 90% số hộ ở Châu Sơn vào rừng đào củ Mài, hái lá rừng để ăn.
Một nghiên cứu trước đây về LSNG tại tỉnh Hà Tây cho thấy trong
cơng trình nghiên cứu của mình cho thấy, gần 200 tấn dược liệu được khai

thác ở VQG Ba Vì vào năm 1997 – 1998 (Gilman, Nguyễn Văn Sản, 1999).
Ước tính gần 60% người dân tộc Dao ở Ba Vì khai thác nguồn tài nguyên
này, và nguồn thu nhập của họ từ dược liệu đứng thứ hai sau Lúa và Sắn. Do
sự khai thác quá mức của con người đối với tài nguyên rừng Ba Vì, cho nên
sự đa dạng và phong phú của các loài thú lớn và chim hiện nay rất thấp, một
số lồi có thể đã bị tuyệt chủng tại đây [11].
Thông qua việc triển khai một số cơng trình nghiên cứu và phát triển
của LSNG các nhà khoa học đã phát hiện và xác định được danh mục các lồi
LSNG trong đó: Có khoảng 40 lồi tre nứa, 40 lồi song mây, 60 lồi có chứa
Tanin, 260 lồi lấy tinh dầu và nhựa, 70 lồi có chứa chất thơm và hàng trăm
loài cho lương thực, thực phẩm. Riêng đối với các loài cây dùng làm dược
liệu, theo tài liệu của viện dược liệu, ở Việt Nam đã phát hiện 1863 loài cây
thuốc quý thuộc 1033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp và 11 ngành thực vật. Con
số này ngày càng được bổ sung thêm (Trần Văn Kỳ 1995) [9].
Theo cơng trình "Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên sinh vật và


15

sinh thái ở núi SaPa'' các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm
Văn Thính (1995) đã đề cập đến nguồn tài nguyên thực vật cho LSNG theo
hướng phân loại theo hệ thống sinh thái và thống kê thực vật có giá trị làm
thuốc.
Việt Nam đã có thị trường truyền thống về LSNG (Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan, Mỹ....), xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Thị
trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ
mới có từ năm 2001 và là thị trường tiềm năng, những thị trường truyền thống
là Liên xô cũ và các nước XHCN Đông Âu cũ chưa được khôi phục. Giai
đoạn 2000 - 2005 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khơng cao, bình qn 17 27%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 gần 200 triệu USD,
riêng hàng mây tre đan đạt 138 triệu USD, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu

mặt hàng xuất khẩu, sau đó là mật ong, quế, hồi....[5].
Kết quả nghiên cứu đề án thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam Hà Lan, tác giả Phạm Văn Điển (2004) đã đề xuất được một số giải pháp kinh
tế - xã hội thiết thực nhằm phát triển thực vật cho LSNG tại vùng hồ thủy
điện tỉnh Hịa Bình.
Theo chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP), các tác giả
Phạm Văn Điển, Trần Ngọc Hải, Triệu Minh Đức, Tăng Thế Cường (2005)
đã đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát triển thực vật cho LSNG. Ngồi những
vai trị của thực vật cho LSNG đối với các hệ sinh thái rừng, các tác giả đã
phân tích được hoạt động bảo tồn và phát triển thực vật cho LSNG ở nhiều
khía cạnh khác nhau, với những góc nhìn khác nhau. Vấn đề này cũng đã
được đề cập trong "một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới" của tác giả Phạm
Xuân Hoàn chủ biên (2004).
Trong luận văn thạc sỹ (2006) Nguyễn Thị Thanh Ngun đã đề xuất
các mơ hình trình diễn về phát triển LSNG: Phát triển LSNG cho rừng tự


16

nhiên lá rộng, cải hóa rừng trồng thuần lồi thành rừng hỗn loài cây bản địa
đa tác dụng cho LSNG.
Vai trò của LSNG đối với cộng đồng cư dân sống gần rừng và vấn đề
quản lý bền vững vùng đệm cũng đã được đề cập đến trong luận văn thạc sỹ
của Trần Văn Bình, năm 2005 và Trần Thị Trang, năm 2006.
Ngày 11/06/2007, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế về “Vai trị
của Lâm sản ngồi gỗ trong Xố đói giảm nghèo và Bảo tồn đa dạng sinh
học”. Theo báo cáo của một số địa phương cho thấy: Tính đến năm 2005,
Việt Nam hiện có khoảng 30/64 tỉnh có gây trồng, thu hái LSNG với diện tích
1.630.896ha chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm vi tồn quốc; trong
đó diện tích LSNG có khả năng thu hái từ rừng tự nhiên 1.161.109ha, diện
tích LSNG trồng mới chủ yếu trên đất lâm nghiệp 469.794ha. Các loài cây

LSNG được gây trồng có quy mơ tập trung, khoanh ni tái sinh rừng tự
nhiên chủ yếu: Tre Nứa, Trúc 769.411ha (chiếm 47%); Song Mây 381.936ha
(22,4%); Thông ba lá 255.781ha (15,6%); Quế 80.991ha (4,9%); các loại
LSNG khác gây trồng với diện tích nhỏ và phân tán [5].
Về thực tiễn phát triển LSNG ở Việt Nam, từ năm 1998 Viện nghiên
cứu đã thực hiện một dự án lớn về LSNG với khoản kinh phí 1,7 triệu USD.
Tuy nhiên dự án đến nay mới chỉ tập trung vào phát hiện loài LSNG ở một số
khu bảo tồn tự nhiên: Ba Kể, Kẻ Gỗ… Ngồi ra dự án cũng đã xây dựng một
số mơ hình sản xuất tăng thu nhập cho người dân từ LSNG như: Mơ hình
Trúc Sào ở Ba Bể, mơ hình phát triển cây thuốc ở Ba Vì, Kẻ Gỗ. Nhưng đây
mới chỉ là những mơ hình thí nghiệm.
Theo “Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020” của
bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến năm 2020, LSNG trở thành một
phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt được một số chỉ tiêu: Giá trị sản


17

xuất LSNG chiếm trên 20% trong giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị xuất
khẩu tăng bình quân 10 - 15%, đến năm 2020 đạt 700 - 800 triệu USD/năm
(bằng 30 - 40% giá trị xuất khẩu gỗ); thu hút 1,5 triệu lao động nông thôn
miền núi vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh LSNG; thu nhập từ LSNG
chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nơng thơn miền núi. Bảo tồn các
lồi LSNG có giá trị kinh tế và khoa học, hạn chế suy thoái tài nguyên. Nâng
cao năng lực, nhận thức của người dân và cộng đồng về bảo tồn và phát triển
LSNG.
Như vậy vì những lý do khác nhau mà cho đến nay vẫn chưa có mơ
hình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về LSNG ở Việt Nam.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu vai
trị của LSNG, thị trường của LSNG, mơ tả, thống kê tài ngun LSNG.

Những cơng trình nghiên cứu khác về LSNG cịn ít và mới chỉ ở giai đoạn
ban đầu, cịn thiếu nhiều cơng trình về kỹ thuật lâm sinh trong việc bảo vệ và
phát triển LSNG. Hiện nay các cơng trình phân tích vai trị của LSNG và giải
pháp phát triển nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam vẫn cịn hạn chế do vậy
tơi tiến hành thực hiện đề tài này.


18

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Về lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các
giải pháp phát triển bền vững tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ và những nơi
có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng.
* Về thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển LSNG cũng như
phân tích được vai trị của LSNG đối với đời sống của hộ gia đình, cộng đồng
dân cư tại xã Cao Bồ.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần quản lý và phát triển
bền vững nguồn tài nguyên LSNG, góp phần từng bước nâng cao mức sống
của cộng đồng tại xã Cao Bồ.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của LSNG đối với đời sống cộng đồng dân cư xã Cao Bồ
- Đề xuất một số giải pháp phát triển LSNG bền vững tại xã Cao Bồ
2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- LSNG được nghiên cứu là các loại lâm sản có nguồn gốc từ thực vật.

Không đề cập đến động vật, các sản phẩm từ động vật, các sản phẩm gỗ, củi,
cành ngọn, gốc cây và các dịch vụ trong rừng.
- Về điều tra, đánh giá, ước lượng tài nguyên LSNG, chủ yếu là khảo
sát sự phong phú và sự phân bố của chúng; không đi sâu vào trữ lượng và
phẩm chất.
- Chỉ nghiên cứu LSNG tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.


×