Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

báo cáo tham quan thực tế nhà máy nước Dankia suối vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 26 trang )

Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Phần 3: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC CẤP ĐANKIA – SUỐI VÀNG
1. Giới thiệu tổng quan
1.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch tại thành phố Đà Lạt
Trong quá trình hình thành và phát triển của hơn 100 năm qua, hiện nay thành phố
Đà Lạt đang từng bước vững vàng hơn, đạt được đô thị loại 1, kinh tế phát triển trên
nhiều mặt, đời sống nhân dân được cải thiện, dân số ngày càng tăng. Bên cạnh sự phát
triển đó là nhu cầu cuộc sống cao hơn, nguồn tài nguyên cung cấp cho con người càng
lớn; cụ thể nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người cũng ngày càng được
đòi hỏi đáp ứng cao hơn.
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên, có rất nhiều hồ tự nhiên được sử dụng để lấy
nước cung cấp cho nhu cầu thành phố. Trước đây, nước được lấy từ suối Cam Ly, hồ
Than Thở, hồ Xuân Hương, sau này nhu cầu tăng thêm nên nước được lấy bổ sung từ
hồ Chiến Thắng. Nhưng do việc quản lý môi trường không chặt chẽ, việc xả thải vào
nguồn nước không qua xử lý đã làm nhiều nguồn hồ suối bị ô nhiễm, việc lấy nước
từ các hồ bị thu hẹp lại.
Hiện nay, thành phố Đà Lạt được cung cấp nước từ 2 nhà máy nước hiện còn đang
hoạt động là nhà máy nước Hồ Than Thở và nhà máy nước Đankia- Suối Vàng với
tổng công suất cực đại lên đến 31.000 m3.
1.2 Tổng quan về nhà máy xử lý nước cấp Đankia - Suối Vàng

Hình 1.1. Nhà máy nước Đankia
 Lịch sử phát triển của Nhà máy
Đế đáp ứng nhu cầu nước sạch của thành phố, nhà máy nước cấp Đankia đã được xây
dựng vào năm 1982, hoàn thành năm 1984 và được đưa vào sử dụng cho đến nay.
Nhà máy trực thuộc công ty TNHH cấp thoát nước Lâm Đồng, nhà máy xử lý nước
cấp Đà Lạt còn có tên gọi là nhà máy nước Đankia. Hệ thống quy trình kỹ thuật công
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

43




Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

nghệ được hợp tác xây dựng với sự viện trợ của Chính phủ Đan Mạch và nguồn ngân
sách nhà nước.
 Địa điểm, chức năng

Nhà máy nước cấp Đankia nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 17km về phía Tây
– Bắc, được xây dựng trên nền tảng nằm gần hồ Đankia. Hệ thống xử lý nước cấp
hoàn toàn trục tiếp lấy nước cung cấp từ hồ Dankia đê xử lý mà không qua bất kỳ
khâu trung gian nào.

Hình 1.2. Vị trí nhà máy nước cấp trên bản đồ
Toàn bộ khuôn viên mặt bằng của nhà máy năm trong khu vực thung lũng hồ suối
vàng. Bao quanh bên ngoài là khu du dịch hồ suối vàng, để đi vào được khu vực nhà
máy phải đi qua trạm canh gác của khu du lịch; vì thế khu vực hành chính và xử lý
của nhà máy khá yên tĩnh.

Hình 1.3. Đài phun nước - biểu tượng của nhà máy
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

44


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Nhà máy xử lý nước cấp xây dựng đã giải quyết được khá nhiều vấn đề liên quan
đến nước sạch ở thành phố Đà Lạt, chủ yêu nước được cung cấp làm nước sinh hoạt,
các mục đích sử dụng khác không thông qua hệ thống này hoạc phải trả chi phí phụ

thu để chuyển đổi mục đích sử dụng.
 Sơ đồ mặt bằng nhà máy

Toàn bộ nhà máy có 12 công trình kẻ cả vận hành quản lý và xử lý, mỗi bộ phân
công trình có chức năng và mục đích khác nhau. Nước được lấy để xử lý từ hồ
Đankia, sau khi trải qua xử lý bằng các phương pháp hóa – lý, sinh học, nước sẽ
được đưa đến bể chứa nước sạch sau đó đưa đến bể chứa trên đồi Tùng Lâm ở độ
cao 1565.2m và từ đây nước sẽ chảy hòa vào hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho
thành phố.

Hình 1.4. Sơ đồ tổng quan mặt bằng nhà máy
Nhà điều hành là một bộ phận rất quan trọng, tại đây mọi thông tin được đưa về để
xử lý như các thông số kỹ thuật của nguồn nước, hiện trạng vận hành của nhà máy…
Kể cả những sự cố xảy ra trong hệ thống xử lý, nhà điều hành sẽ là nơi tiếp nhận
thông tin, điều tiết dòng chảy, phân phối khắc phục sự cố.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

45


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 1.5. Khu vực xử lý nước của nhà máy
Cụ thể công trình sẽ được thuyết minh ở phần sau.
 Quy mô và công suất xử lý

Với chức năng chính là xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố, các hạng
mục công trình kỹ thuật của nhà máy được thiết kế và xây dựng để có thể đáp ứng
được nhu cầu đó. Phạm vi cung cấp nước của nhà máy gần như phủ khắp hệ thống

cấp nước thành phố, nhà máy nước Dankia là hệ thống chủ lực kết hợp cùng các
công trình cấp nước khác xử lý và phân phối nước sạch cho toàn thành phố Đà Lạt.
Công suất cấp nước của nhà máy vào năm 1984 khi mới được đưa vào hoạt động là
18.000 m3 / ngày. Khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy đã mở rộng công suất xử
lý và cấp nước của nhà máy lên 25.000 m3/ngày và mức cực đại công suất lên đến
30.000 m3/ ngày.
Nhà máy cũng để dành quỹ đất dự phòng để xây dựng hệ thống trong tương lai nếu
nhu cấu sử dụng gia tăng trên địa bạn thành phố. Công suất thiết kế dự tính có thể
lên đến 45.000 m3/ngày đêm.
Dân số thành phố hiện nay xấp xỉ 500.000 người (dân cư tại địa bàn, dân nhập cư,
sinh viên…) làm nhu cấu sử dụng nước tăng lên nhanh chóng, đôi lúc hệ thống không
đủ cung cấp cho toàn thành phố, các bể và các trạm dự phòng cũng được sử dụng để
khắc phục sự thiếu hụt này.
 Mạng lưới phân phối

o Mạng lưới phân phối cũ gồm có khoảng 8.000m ống gang lắp đặt từ năm 1938,
24.500m ống lắp đặt những năm 1948, 5.000m ống lắp đặt năm 1967 và18.000m
ống gang lắp đặt năm 1974 – 1975. Ống bao gồm các loại Ø40, 60, 80, 100, 150 và
200mm
o Hiện nay, mạng lưới gồm 33.000m ống chuyển tải đường kính Ø500 – 600mm
và trên 160.000m ống phân phối Ø100 – 300mm. sơ đồ hệ thống cấp nước Đà Lạt
thuộc sơ đồ hệ thống cấp nước đài đầu, cấp nước theo lưu vực.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

46


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng


Bảng 1.1 Lưu vực từng khu vực của thành phố

o Sơ đồ mạng lưới cấp nước thành phố Đà Lạt thuộc loại sơ đồ mạng lưới hỗn hợp,
đường ống tại khu trung tâm, giữa các đường phố chính đươc kết lại thành những
vòng khép kín. Dẫn vào các điểm sử dụng nước tập trung, các khu dân cư là các
đường ống cụt. Khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của mạng lưới là từ Cam Ly đến
xã Xuân Trường khoảng 35km. Tổng chiều dài của đường ống thuộc mạng cấp I và
cấp II xấp xỉ 200.000m.

Hình 1.6. Minh họa hai dạng mạng lưới cấp nước
o Việc kết hợp hai kiểu mạng lưới phân phối nước này đã giúp cho hệ thống khắc
phục đươc những nhược điểm của từng mạng lưới, đảm bảo được việc cung cấp nước
cho thành phố được thông suốt và hiệu quả.
2. Công trình cấp nước sạch Đankia
2.1 Thành phần hệ thống
2.1.1 Hồ Dankia
Hồ Dankia được xây dựng và hoàn thành vào năm 1945 trên sông Đạ Đờng để phục
vụ công trình thủy điện Ankroet,diện tích hồ khoảng 245 ha diện tích lưu vực là 141
km2, dung tích hữu dụng là 11.62 triệu m3. Nguồn ngước lấy cung cấp cho nhà máy là
nước mặt, công suất khai thác hiện nay khoảng 30.000 m3/ ngày đêm.
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

47


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.1. Hồ Dankia chụp từ hướng nhà máy
Mực nước hồ thấp nhất trong năm
khoảng 1413.80m so với mực nước

biển và mực nước hồ cao nhất trong
năm là 1421.80m so với mực nước
biển. ta có thể thấy ở hình bên dưới, khi
mực nước biển lên cao nhất thì mốc
đánh giá là con chim đại bàng thấp bên
dưới sẽ không thể nhìn thấy được. Nhân
viên nhà máy gọi vui ‘chú đại bàn bé’
là tượng trưng cho mùa nước dâng cao.
Hình 2.2. Hai cột mốc đại bàng
Trước đây, hồ Dankia đã có thời gian bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân như
sự rửa trôi bồi đắp của các hệ thống suối quanh khu vực, các loại nước thải do canh
tác đổ thẳng vào hờ mà không qua xử lý; nhận thấy sự ô nhiễm đang ngày càng lan
rộng, chính quyền đã hành động thắt chặt quản lý nguồn nước đổ vào hồ này. Hiện
nay, nước trong hồ cơ bản đã đạt được tiêu chuẩn có thể xử lý để cung cấp cho mục
đích sinh hoạt.
Thông số các chất lơ lửng trong nước hồ (độ đục của nước) vào mùa khô dao động từ
20 – 50 NTU và vào mùa mưa thì trong khoảng 50 – 130 NTU. Nhà máy với quy trình
công nghệ có thể xử lý được độ đục của nước thô nhỏ hơn hoặc bằng 200 NTU nên
nước hồ có thể hoàn toàn loại bỏ được độ đục.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

48


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.3. Một họng nước- nơi lấy nước về nhà máy
2.1.2 Các công trình trong hệ thống xử lý nước của nhà máy
Hệ thống xử lý của nhà máy được phân thành các khu chuyên biệt được đặt cách xa

nhau với các mục đích riêng biệt. Cụ thể:
o Trạm bơm nước thô (trạm bơm cấp 1) với 5 tổ máy tại hồ Dankia, 1 trạm biến áp và
1 đường ống chuyển tải nước từ trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý.
o Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000 m3/ ngày đặt tại vị trí gần bờ hồ gồm:
bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông (bể lọc hở) có mái
che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m3, trạm bơm nước sạch với 6 tổ máy và một trạm
biến áp.
o Đường ống chuyển tải nước sạch từ trạm bơm nước sạch đến bể chứa Tùng Lâm.
o Bể chứa nước sạch dung tích 5.000 m3 đặt tại đồi Tùng Lâm.
o Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về hệ thống bể chứa nhỏ trong thành
phố đểphân phối nước đi gồm: 2.8km ống thép Ø600, tiếp theo phân thành 2 nhánh:
nhánh 1 gồm 5.4 km ống thép Ø500 phân tiếp thành 2 nhánh Ø300 dài 6.5km (cấp
nước cho khu vực phường 9,10 của thành phố)và nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500
và 2km Ø300 (cấp nước cho các bể phân phối khác).

2.2 Các công trình đơn vị trong nhà máy
2.2.1 Sơ đồ và thuyết minh công nghệ hệ thống xử lý nước cấp
Mục đích xử lý nước là loại bỏ các tạp chất, độ đục, độ màu, chất hữu cơ, các chất độc
hại… tiêu diệt các vi sinh vật các mầm bệnh, vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người
có trong nguồn nước theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế nhằm đáp ứng được nhu cầu sử
dụng nước của thành phố cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. Quy trình công nghệ xử
lý hiện đại của nhà máy đã hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu xử lý đề ra. Chi tiết
quy trình được thể hiện như sau:
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

49


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng


Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý
Thuyết minh công nghệ:
Nước thô được lấy từ hồ Dankia qua hệ thống bơm cấp I (trạm bơm nước thô), lưu
lượng nước đầu vào được xác định qua đồng hồ đo lưu lượng. Nước thô được bơm
lên bể hòa trộn và phân phối trước, tại bể sẽ được châm phèn, vôi và clo với liều
lượng thích hợp.
Theo ống dẫn, nước sau khi châm đủ hóa chất được đưa vào bể lắng gia tốc. Tại mỗi
bể lắng nhờ hoạt động của máy khuấy, quá trình tạo bông sẽ được diễn ra. Nước sau
quá trình lắng theo ống dẫn đưa về bể hòa trộn phân phối sau. Tại bể này nước tiếp
tục được châm vôi, clo với liều lượng thích hợp.
Nước sau bể hòa trộn theo máng phân phối đưa đến bể lọc. Nước sau lọc theo ống
dẫn đưa đến bể chứa nước sạch 3.000 m3. Qua hệ thống trạm bơm cấp 2, nước sạch
được đưa ra đài chứa Tùng Lâm với sức chứa 5.000 m3 hòa vào mạnh phân phối toàn
thành phố.
2.2.2 Các công trình đơn vị
 Trạm bơm cấp 1 (bơm nước thô)

Trạm bơm này có nhiệm vụ bơm nước thô từ hồ Dankia lên hệ thống xử lý và cụ thể
là bể hòa trộn phân phối trước. Công suất đạt đến 450 m3/h – công suất cơ bản phù
hợp với hệ thống xử lý phía sau.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

50


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.5. Trạm bơm cấp và trạm biến áp
Hề thống trạm bơm là một tòa nhà chứa các tổ máy bơm và các thiết bị phụ trợ, bên

cạnh đó là một phòng biến áp có nhiệm vụ hỗ trợ cho trạm bơm.
Thành phần trạm bơm:
- 5 tổ máy bơm, trong đó có 3 bơm hoạt động liên lục, 2 tổ máy để dự phòng sự cố
hay cần bảo dưỡng.

Hình 2.6. Tổ máy bơm trạm bơm cấp 1
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

51


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

- Bình chống va (để cân bằng áp lực trong đường ống truyền tải, đưa nước lên cao
đến hệ thống xử lý). Trong quá trình thu nước không phải lúc nào hệ thống cũng vận
hành liên lục, máy bơm có thể xảy ra trục trặc, nước vào máy bơm có thể chảy ngược
lại làm gãy cánh quạt, vỏ bơm bị nứt, vì thế phải bố trí bình chống va.

Hình 2.7. Bình chống va

Hình 2.8. Van lấy nước
Nước được lấy gần bờ, sau khi trải qua hai lưới chắn rác, nước hồ sẽ được lấy vào
họng nước. Trạm bơm nước có 4 họng chính: 2 họng lấy nước 492, 2 họng còn lai lấy
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

52


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng


nước 495 và 498, tương ứng với đó là các van nước 492, 495 và 498. Số hiệu của các
họng chứa nước biểu thị cho độ cao đo đạc được của họng nước tại địa phương. Khi
độ cao của mực nước hồ dâng lên tới độ cao của họng lấy nước thì các họng này sẽ
mở để lấy nước, nếu mực nước thấp hơn thì họng nước này sẽ đóng lại.
 Trạm hóa chất

Trạm hóa chất có nhiệm vụ pha trộn hóa chất, chứa hệ thống bơm định lượng phèn,
vôi và Clo.
Hóa chất sử dụng gồm có:
- Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O với nồng độ
là 7.1%
Phèn được sử dụng để xử lý tạo ra các hạt
keo tụ có khả năng kết dính lại với nhau và
kết dính với các hạt cặn lơ lửng trong nước
để tạo thành bông cặn lơn giúp cho quá trình
lắng dễ dàng hơn.
Phèn châm vào nước thay đổi tùy độ đục của
nước, lượng phè tối ưu và pH tối ưu xác định
qua thí nghiệm Jartest.
Hình 2.9. Ống dẫn phèn
- Vôi (vôi bột, nồng độ 3%): vôi được dùng để kiểm soát hóa chất trong quá trình pha
trộn, được sử dụng ở dạng vôi sữa. Việc bảo quản bột vôi rất quan trọng, phải bảo
quản ở nơi khô rác, thoáng mát không được xảy ra ẩm mốc vì sẽ thay đổi tính chất
vôi bột và ảnh hưởng đến chất lượng hóa chất tỏng quá trình xử lý nước.

Hình 2.10. Máy bơm vôi
- Clo được dùng để khử trùng, clo dạng khí sẽ được hóa lỏng qua hệ thống Ejector.
Clo được đưa vào nước 2 lần trong các công đoạn: sau lọc (tại bể trộn thứ cấp) và
trước khí đưa ra mạng lưới nước cấp được châm thêm một lần cuối với lượng dư clo
(0.9 – 1.1 mg/l) để đảm bảo chất lượng trên hệ thống phân phối và đầu ra ở nhà dân

có hàm lượng clo đạt quy chuẩn hiện hành trong quản lý nước cấp.
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

53


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.11. Hệ thống chuyển đổi dạng clo
Bên cạnh đó còn có một bảng nhỏ bên trên có gắn các đồng hồ đo số liệu nối với các
ống nhỏ dẫn từ trạm hóa chất đến; ta có thê nói đó là bảng đo lưu lượng, nống độ và
thông số hóa chất đưa vào trng các bể của quá trình; tạm gọi là bảng thông số hóa
chất. Việc sắp ếp ở nơi dễ nhìn thấy như vậy thể hiện sự chuyên nghiệp trong khâu
thiết kế cũng như tính khả thi khi xủy ra sự cố…

Hình 2.12. Bảng thông số hóa chất
Đối với dòng nước khi được bơm lên vị trí nhà máy phía trên cao, nước tại đây sẽ
được 1 máy bơm nhỏ hỗ trợ tạo áp lực nước trong đường ống giúp nước chảy lên bể
hòa trộn phân phối trước được phân bố phía trên cao. Máy bơm và các ống vận
chuuyển được đặt trên mặt đất tại nơi khô ráo an toàn - trong nhà xử lý cùng với hệ
thống ống (máy bơm phụ ở đây chỉ làm công tác hỗ trợ, không phải đóng vai trò chính
yếu trong quá trình).
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

54


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.13. Mô tơ bơm phụ


Hình 2.14a.

Hình 2.14b.
Hình 2.14. Các ống dẫn nước trong 1 đơn vị nhỏ

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

55


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.15. Hệ thống ống dẫn nước
 Bể hòa trộn phân phối trước

Đây là công trình đơn vị đầu tiên nước được đưa đến và thực hiện quy trình xử lý.

Hình 2.16. Bể hòa trộn phân phối trước
Nhiệm vụ: Với tên gọi là bể hóa trộn và phân phối nên nhiệm vụ chính của bể là hòa
trộn hóa chất với nước, sau đó phân phối nước đến các công trình đơn vị tiếp theo.
Việc hòa trộn hóa chất được thực hiện ở bể này là hợp lý nhất do đến các quá trình
tiếp theo, việc hòa trộn sẽ không dược hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến chất lượng
nước và quá trình:
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

56


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng


- Châm phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 7.1% để xảy ra quá trình keo tụ tạo bông các
chất lơ lửng tan hoặc không tan trong nước trước khi qua bể lắng.
- Châm vôi để duy trì pH của nước ở khoảng 6.5 – 8.5
- Clo hóa sơ bộ: clo có tác dụng khử các hợp chất hữu cơ, các thể keo, huyền phù, tảo
và sinh vật nổi với liều lượng thích hợp.
Cấu tạo: Gồm 5 ngăn trong đó có 3 hố thu nước và 2 ngăn phân phối được đặt xen
kẽ nhau. Phía sau bể sẽ có hệ thống dẫn thu vào máng nước, sau đó se ̃ đươ ̣c dẫn đế n
bể lắ ng gia tố c để lắ ng bùn că ̣n.

Hình 2.17. Ngăn phân phối nước

Hình 2.18. Hố thu – hòa trộn

Hình 2.19. Ngăn nhận nước sau hòa trộn

Nguyên lý hoạt động:
- Nước thô được bơm từ dưới lên bể hòa trộn, qua 2 ngăn phân phối đều nước qua 3
hố thu. Khi đó phèn được hòa vào nước qua hệ thống ống và van nhỏ ở thành bể, vôi
và clo được được cho qua hệ thống đặt dưới đáy bể. Ống châm clo được đặt ở dưới
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

57


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

đất để tránh rò rỉ clo ra bên ngoài khi có sự cố vỡ ống..., đường ống châm phèn được
đặt trên mặt đất để dễ dàng theo dõi và kiểm tra.


Hình 2.20. Ống châm phèn
- Tại sao phương pháp xử lý đầu tiên lại là keo tụ bằng phèn nhôm?
+ Trong nước tự nhiên tồn tại các cặn bẩn như: hạt cát, sét, bùn, sản phẩm phân huỷ
chất hữu cơ, sinh vật phù du… Chúng có kích cỡ, trọng lượng và độ tan khác nhau,
các hạt cặn lớn có khả năng tự lắng trong nước, cặn bé tồn tại ở trạng thái lơ lững,
chúng còn tồn tại ở dạng tan trong nước. Nước ở đây được xử lý nhằm mục đích sinh
hoạt do đó cần phải xử lý triệt để các loại hạt cặn lơ lửng trong nước này.
+ Trong kỹ thuật xử lý nước bằng phương pháp lắng tĩnh và lọc chỉ có thể loại bỏ
những hạt có kích thước lớn hơn 10-4 mm, những hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4
mm phải xử lý bằng phương pháp lý hoá. Vì thế ta sử dụng phương pháp keo tụ bằng
phèn nhôm để các hạt có kích thước nhỏ (cặn lơ lửng) kết lại với nhau và có thể lắng
dễ dàng ở dạng bông cặn.
+ Bông cặn này có hoạt tính bề mặt cao khi lắng xuống sẽ hấp dẫn và cuốn theo các
hạt keo, cặn bẩn, các hợp chất hữu cơ, các chất mùi vị… tồn tại ở trạng thái hoà tan
hoặc lơ lững trong nước.
Quá trình lắng này xảy ra ở bể lắng gia tốc (accelator). Nhà máy hiện có tổng cộng 3
bể lắng cùng hoạt động song song.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

58


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.21. Bông cặn lắng hình thành trước ở bể trộn
 Bể lắng gia tốc (bể Accelator)

Hình 2.22. Bể lắng gia tốc
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076


59


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Có 3 đơn nguyên trong công trình này (3 bể), hoạt động đồng thời cả ba bể; mỗi bể
có thể tích mỗi bể 850 m3
Cấu tạo:
- Mỗi bể có 3 lớp tròn, vòng ngoài cùng là vòng tròn thu nước, tiếp theo là vùng lắng
và vùng trong cùng là vùng phản ứng bùn.
- Bên trên bể có hệ thống mô tơ khuấy với cánh tay khuấy có nhiệm vụ tuần hoàn
bùn.
- Dưới đáy bể có 2 van xả lưng và một van xả đáy.

Hình 2.23. Các vùng lắng của bể

Hình 2.24. Máng thu nước
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

Hình 2.25. Mô tơ tay quay
60


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Nhiệm vụ: Bể lắng gia tốc là nơi xảy ra quá trình keo tụ tạo bông và lắng chúng mục
đích làm trong nước và đưa nước đến bộ phận cuối cùng của hệ thống xử lý.
Nguyên tắc hoạt động: Bể gồm 3 vùng chính, tại đó mọi hoạt động keo tụ và lắng
được diễn ra, cụ thể:


Hình 2.26. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động bể lắng gia tốc
- Vùng sơ cấp:
Nước thô sau khi được xử lý sơ bộ tại bể hòa trộn và phân phối trước được đưa vào
vùng lắng sơ cấp của bể lắng. Ta ̣i đây, nước se ̃ đươ ̣c khuấ y đề u với tác du ̣ng của các
tay khuấ y, khi đó, các chấ t lơ lửng mang điê ̣n tıć h âm se ̃ đươc̣ keo tu ̣ la ̣i và lắ ng xuố ng
đáy. Các chấ t không lắ ng đươ ̣c sẽ theo nước đi qua khe băng và đế n vùng tiế p theo là
vùng thứ cấ p.
Phı́a dưới đáy của vùng sơ cấ p có hê ̣ thố ng ố ng thu gom bùn lắ ng.
- Vùng thứ cấ p:
Nước từ vùng sơ cấ p theo khe băng sẽ đế n vùng thứ cấ p, đây là nơi nước đươ ̣c tiế p
tu ̣c khuấ y trô ̣n để keo tu ̣ các bông că ̣n. Với các bông că ̣n có kıć h thước lớn sẽ lắ ng
xuố ng đáy, các bô ̣ng că ̣n nhe ̣ hơn sẽ lơ lửng và mô ̣t phầ n kế t thàng lớp màng bông
că ̣n trên bề mă ̣t có tác du ̣ng như mô ̣t màng cơ ho ̣c. Nước từ màng này của vùng thứ
cấ p sẽ tiế p tu ̣c qua vùng lắ ng.
Mặt khác một phần bông cặn lơ lửng trong nước sẽ đi lên với tốc độ khoảng 3.1 m/s
sau thời gian tiếp xúc tạo thành bông cặn ngày càng lớn, nhờ áp lực nước từ phía trên
dội xuống cộng với màng bông cặn thắng được lực trọng trường, bông cặn lắng xuống
đáy, đọng ở van xả bùn lưng, một phần tuần hoàn ngược lại vào đáy bể.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

61


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

- Vùng lắ ng: Nước ở vùng lắ ng sẽ đươ ̣c giữ ở chế đô ̣ tıñ h để giúp quá trı̀nh lắ ng các
chấ t lơ lửng. Ở đây có 2 ố ng xả thải lửng để xả mô ̣t phầ n bùn ở gầ n đáy và 1 ống xả
đáy. Trong quá trình vận hành có lúc bông cạn lơ lửng dâng cao và tràn ra. Lúc này

người ta tiến hành xả bùn đáy, lượng bùn xả phụ thuộc vào lượng bùn đi vào bể.
Bùn sau khi lắng được thu vào bể lắng bùn, ở đây chịu trách nhiệm xử lý bùn thu từ
bể lắng và nước của quá trình rửa lọc. Nước sau khi đã lắng bùn sẽ thải ra hô Dankia
và bùn sẽ được nạo vét (6 tháng/lần).
Ngoài ra, trong phương pháp keo tụ, H+ được sinh ra trong quá trình thuỷ phân làm
giảm pH trong nước. Ion H+ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước và trung hoà
bằng cách pha thêm vôi vào nước để kiềm hoá.
Nước từ vùng lắ ng tiế p tu ̣c chảy tràn qua hê ̣ thố ng ố ng dẫn đế n bể hòa trô ̣n sau.
 Bể hòa trộn phân phối sau- bể khử trùng

Bể được xây dựng cạnh bể hòa trộn phân phối trước để tiết kiệm diện tích, cấu tạo
gần giống bể hòa trộn phân phối trước. Khác với bể hòa trộn phân phối trước, ống
dẫn clo được lắp phía trên thành để dễ điều tiết lượng vlo cho vào nước, tránh nhiễm
bẩn đường ống gây nhiễm bẩn nước.
Bể hòa trô ̣n phân phố i sau nhâ ̣n nước từ bể lắ ng gia tố c theo nguyên tắc tự chảy, sau
đó nước sẽ đươ ̣c châm thêm vôi và clo để ổ n định pH trong nước khoảng 6.5 -8.5,
tiêu diệt vi sinh vật và khử trùng hoàn toàn.
Nước từ bể hòa trô ̣n phân phố i sau sẽ theo 2 máng phân phố i chia đều đế n bể lo ̣c.
Nước tràn của bể sẽ đươ ̣c dẫn bằ ng ố ng thoát nước tràn chảy ra hồ .
 Nhà lọc

Nước từ bể hòa trộn phân phối sau sẽ đi vào bể lọc. Khi lọc, nước chuyển động từ
trên xuống, qua các lớp vật liệu lọc ở núm lọc bao gồm sỏi, đá dăm, cát. Sau đó, nước
được thu vào hệ thống thu nước trong và đưa về bể chứa 3000m3 , kết thúc toàn bộ
các quá trình xử lý.

Hình 2.27. Bể lọc
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

62



Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Cấu tạo:
Sử dụng bể lọc nhanh, có 6 bể lọc chia đều qua 2 bên, kích thước mỗi bể là 45 m2.
Vật liệu lọc là cát thạch anh gồm 4 lớp có kích thước khác nhau với chiều cao là 1.1m,
gồm 4 lớp:
- Lớp mă ̣t: 70cm (cỡ 0.8 – 1.4mm)
- Lớp giữa (trên): 10cm (cỡ 1.4 – 2.0cm)
- Lớp giữa (dưới): 10cm (cỡ 3.0 – 5.0cm)
- Lớp đáy: 20 cm (5.0 – 8.0cm)

Hình 2.28. Một máng rửa ngược của bể lọc

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

63


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.29. Một phần bể lọc (gồm 3 ngăn bể lọc)
Nguyên lý hoạt động: Bể hoạt động theo nguyên tắc lọc trọng lực.

Hình 2.30. Nguyên lý hoạt động của bể lọc và bể phân phối sau
Van điều khiển ở bể lọc là van cánh bướm, khi có điện van cánh bướm mở ra, nước
sẽ đi vào đường ống và phun lên ở giữa bể lọc, sau đó nước đi xuống các lớp vật liệu
lọc và các chất bẩn sẽ được giữ lại trên các lớp này. Ở mỗi bể lọc có 5 con mắt lọc
được đặt ở 5 độ cao khác nhau để kiểm soát mực nước trong bể. nếu mực nước ở con

mắt lọc dài nhất tức là vận tốc lọc sẽ rất lớn do đó trong quá trình lọc nó sẽ kéo theo
các hạt cát, các chất bẩn đi xuống như thế hiệu quả lọc sẽ thấp nên con mắt lọc sẽ báo
đến tủ điều khiển và cho van cánh bướm mở to ra tiếp tục quá trình lọc.
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

64


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Ngược lại, khi xảy ra hiện tượng tắt lọc, nước lọc không kịp và dân lên cao tới vị trí
con mắt lọc ngắn nhất, nó sẽ báo đến hệ thống điều khiển cho đóng van để rửa lọc.
Quá trình rửa lọc: Để rửa lọc nước được bơm lên ngược chiều với khi lọc với cường
độ lớn, kết hợp với thổi khí để đưa cặn bẩn tràn lên trên, chảy qua máng dẫn đến hệ
thống thoát nước và thu vào bể lắng bùn. Quá trın
̀ h rửa lo ̣c cụ thể bao gồ m 3 bước:
- Thổ i khı:́ xảy ra trong vòng 5 phút; van nước vào se ̃ bi đo
̣ ́ ng la ̣i, ố ng thổ i khı́ sẽ thổ i
khı́ vào làm xáo trô ̣n các lớp vâ ̣t liê ̣u lo ̣c. Sau đó, quá trı̀nh sẽ dừng la ̣i khoảng 1 phút
để các lớp vâ ̣t liê ̣u lo ̣c lắ ng la ̣i.
- Rửa nước và khı́: diễn ra trong vòng 1 phút, cung cấ p hỗn hơ ̣p bao gồ m khı́ và nước
(tı̉ lê ̣ 1:1), xới tung vâ ̣t liê ̣u lo ̣c, làm các chấ t bẩ n bi ̣tách ra khỏi vâ ̣t liê ̣u lo ̣c đồ ng thời
lươ ̣ng nước trong hỗn hơ ̣p cũng có vai trò rửa trôi mô ̣t phầ n các chấ t bẩ n đó.
- Rửa nước: diễn ra trong 10 phút, cung cấ p nước để rửa các chấ t bẩ n. Nước đươ ̣c
lấ y từ đường ố ng riêng và thổ i ngươ ̣c từ dưới lên trên nhằ m làm rửa sa ̣ch hế t các chấ t
bẩ n có trong vâ ̣t liê ̣u lo ̣c, các chấ t bẩ n sẽ theo máng rửa ngươ ̣c đă ̣t phıá trên và thải
bỏ qua bể lắng thải đặt kế bên trạm bơm cấp 2.
Quá trı̀nh rửa lo ̣c tiêu tố n khoảng 200m3 nước. Trung bı̀nh khoảng 1 ngày sẽ rửa lo ̣c
1 lầ n. Sau mô ̣t thời gian sẽ thay lớp cát lo ̣c trong bể .
Sau xử lý, nước đầu ra của nhà máy đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt loại A, và được

nhà máy cùng bộ y tế kiểm tra chất lượng định kỳ (1 lần/tháng).
 Bể chứa nước sạch: Sau khi hoàn thành quá trình lọc, nước được bơm đến bể chứ

nước sạch, bể có dung tích 3000 m3, nước tại đây đã đạt tiêu chuẩn cấp nước cho
thành phố theo quy chuẩn hiện hành về nước cấp sinh hoạt.
Cấu tạo của bể: hình trụ tròn, cao 4m, phía trên có các ống thông khí và miệng thu
nước.
 Trạm bơm cấp 2

Chức năng: Bơm nước từ bể đến đài chứa Tùng Lâm và chứa hệ thống bơm nước và
khí phục vụ quá trình rửa lọc

Hình 2.31. Trạm bơm cấp 2
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

65


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Cấu tạo: Bao gồ m các hê ̣ thố ng đường ố ng, hê ̣ thố ng bơm để cung cấ p nguồ n nguyên
liê ̣u và bơm ta ̣o lực đẩ y nước di chuyể n:

Hình 2.32. Các tổ máy bơm trong trạm bơm
+ Bơm cung cấ p nước và khı́ cho quá trın
̀ h rửa lo ̣c. Công suấ t 450 m3/ giờ.
+ Bơm nước đã qua quá trı̀nh lo ̣c đế n bể chứa nước. Có 4 máy bơm : 2 hoa ̣t đô ̣ng và
2 dự phòng.
+ Bơm tăng áp clo.
+ Máy bơm nước sa ̣ch đến hệ thống bể chứa 5000 m3 ở đồi Tùng Lâm.


Hình 2.33. Tổng quan bên trong trạm bơm cấp 2
 Bể lắng bùn thải

Cấu tạo là bể lắng ngang, khi lượng bùn đã đây bể, tiến hành nạo vét, làm khô bùn và
đổ bỏ.
Chức năng: Chứa nước sau quá trình rửa lọc, bùn thải từ bể lắng. Tại đây nước được
xử lý sơ bộ và nước sau lắng được xả lại vào hồ Dankia
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

66


Báo cáo tham quan thực tế - Nhà máy xử lý nước cấp Dankia- Suối Vàng

Hình 2.34. Bể lắng bùn thải, hệ thống thoát nước sau lắng

Hình 2.35. Nước sau lắng
SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076

67


×