HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC
ĐỀ ÁN
HOÀN THÀNH CÁC TIÊU CHÍ CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA VỀ XAY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ
LAY NƯA THỊ XÃ MƯỜNG LAY TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 2016-2020
Người thực hiện: Nghiêm Văn Cầm
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị - Hành chính tỉnh Điện Biên
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
Đơn vị công tác: UBND thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..……54
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Đối với một nước mà phần lớn diện tích là nông thôn, phần lớn dân số
là nông dân thì vấn đề nông dân, nông thôn là vấn đề mang tính sống còn đối
với sự ổn định và phồn vinh của dân tộc.
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc hát triển nông thôn. Và có
thể nói nhờ quan tâm đúng mức đến vấn đề nông dân, nông thôn mà hai cuộc
kháng chiến của dân tộc đã thành công rực rỡ.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề xây dựng nông thôn mới
được Đảng ta hết sức coi trọng. Điều này được thể hiện trong các văn kiện,
nghị quyết ở các kỳ đại hội VI, VII,VIII, IX, X, XI.
Thấm nhuần quan điểm đó,trong những năm qua, thị xã Mường Lay
vừa tập trung thực hiện công tác tái định cư, vừa tập trung phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn, trong đó việc tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới luôn được Đảng bộ thị xã, HĐND thị xã
quan tâm chỉ đạo, coi phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là
trọng tâm. Mục tiêu chung là xây dựng thị xã Mường Lay trở thành điểm du
lịch sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
Để phấn đấu thực hiện mục tiêu 05 năm của Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, việc
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2015 của từng
địa phương phải thể hiện được sự nỗ lực cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu
chung của Chương trình giai đoạn 2011-2015 trong điều kiện thực tế của địa
phương. Các địa phương có điều kiện thuận lợi cần chủ động xác định mức
phấn đấu cao hơn để thực hiện mục tiêu chung của Chương trình.
2
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, thị xã gặp những khó
khăn nhất định, đó là: Điện Biên là một tỉnh nghèo, trên 90% là do NSTW trợ
cấp, kinh tế khó khăn, trong đó có xã Lay Nưa thị xã Mường Lay. Nguồn thu
thuế từ phát triển kinh tế thấp và thiếu ổn định, chỉ đạt 5% trên nhu cầu chi
tiêu. Thị xã chưa đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh (Cán bộ xã đạt chuẩn), hiện tại xã chưa đạt tiêu chí này, mới có 06/22
cán bộ xã có trình độ đạt chuẩn. Thu nhập bình quân đầu người thấp, hiện tại
chỉ đạt 10 triệu đồng/người/năm. Phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân
đã ăn sâu vào tiềm thức, như: Sinh hoạt, mai táng theo dòng họ, theo bản...
khó khăn trong việc quy hoạch khu dân cư, nghĩa trang.
Trên cương vị công tác hiện nay, tôi luôn ước muốn đưa kinh tế của xã
đến năm 2020 đạt bằng so với các xã của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc. Vì
vậy, tôi chọn vấn đề: Hoàn thành các tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới xã Lay Nưa thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2016- 2020 làm đề án tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Các tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới được hòa thành, tạo nên bộ mặt mới của nông thôn Lay Nưa,củng cố và
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định đời sống của nhân dân,
tăng cường đồng thuận xã hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn
kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, trực tiếp
là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thị xã Mường Lay.
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng xã Lay Nưa cơ bản đạt tiêu chí nông
thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, thể hiện các đặc trưng: Kinh tế bước đầu phát
3
triển, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần được nâng cao; hạ tầng kinh tế, hạ
tầng xã hội được tăng cường; hình thức sản xuất phù hợp định hướng của
vùng Tây Bắc; hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển nhanh
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ,
tổ chức chính trị vững mạnh, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ
sở dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2.2. Mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn
-Tiếp tục tuyên truyền về nội dung nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
tập trung thực hiện hoàn thành 10 tiêu chí còn lại, đặc biệt tập trung chỉ đạo
thực hiện tại 03 bản vùng cao đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân tại 03 bản trên.
-Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thu nhập của
dân cư nông thôn năm 2020 tăng trên 2,5 lần so với hiện nay.
Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% (theo chuẩn 2010).
Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác xây dựng NTM ở xã và duy trì,
hoàn thiện các tiêu chí đã đạt chuẩn NTM, giữ vững, nâng cao chất lượng nội
dung các tiêu chí đã đạt được để có hướng điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Trù liệu về kinh phí, đối
tượng thực hiện và hưởng lợi từ chương trình.
Phấn đấu đến năm 2020 đạt xã nông thôn mới.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng của đề án: Hoàn thành các tiêu chí Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng dựng Nông thôn mới
- Không gian thực hiện đề án: Xã Lay Nưa thị xã Mường Lay.
- Thời gian thực hiện đề án: Khảo sát, đánh giá chất lượng công tác
triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai
đoạn 2011-2015. Thời gian thực hiện đề án: 2016-2020.
4
B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
-Khái niệm nông thôn: Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng( nhà xuất
bản Giáo dục 1996 do Nguyễn Như Ý chủ biên) thì nông thôn là :“ vùng tập
trung dân cư làm nghề nông,phân biệt với thành thị, thành phố“( tr:816 )
Theo giáo sư Nguyễn Lân trong từ điển:“ Từ điển từ và ngữ Hán Việt“
thì nông thôn bao gồm những xóm làng sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư thi: nông thôn là phần lãnh thổ của
một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.
Như vậy có thể hiểu: nông thôn là khái niệm chỉ địa bàn sinh sống của
một bộ phận dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.Kinh tế ở nông thôn
chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Dân cư sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân.
-Khái niệm nông thôn mới:Khái niệm nông thôn mới lần đầu tiên được
Đảng ta nêu ra tại văn kiện đại hội lần thứ 7 Ban Cháp hành Trung ương khóa
X. Theo quan điểm của Đảng được thể hiện trong văn kiện này thì nông thôn
mới là nông thôn: có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp,dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo
vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Xây dựng giai cấp công nhân, củng cố liên minh công nhân- nông
dân- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế-xã hội và chính trị vững chắc
cho sự nghiệp công nghiệp háo, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam XHCN.
5
Năm 2009, Thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí về nông thôn mới
gồm 19 điểm là: quy hoạch và thực hiện qua hoạch; giao thông; thủy lợi; điện;
trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điên; nhà ở dân cư;
thu nhập bình quân đầu người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình
thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức
chính trị vững mạnh và an ninh trật tự được đảm bảo. Nông thôn nào đạt 19
tiêu chí này là nông thôn mới.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020 được thể hiện trong Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Quyết định nêu rõ: Xây dựng 1 kế hoạch chiến lược tổng thể về
xây dựng Nông thôn mới theo yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn
mới; Đảm bảo cho Nông thôn phát triển có quy hoạch và kế hoạch, tránh việc
tự phát, trùng chéo của nhiều chương trình dự án gây lãng phí nguồn lực và
khó cho việc tiếp cận, quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện, nhất là bộ máy
cán bộ cấp xã.
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh
trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thời gian, phạm vi ảnh hưởng: Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến
năm 2020; Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.
- Nội dung chương trình: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức
6
tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông
thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; Xây dựng đời
sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới ở xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.
-Yếu tố chính sách: Chủ trương đúng, chính sách phù hợp là cơ sở để
phát huy nội lực, thu hút ngoại lực.Xây dựng thôn mới là chủ trương của
Đảng được thể chế thành chính sách áp dụng cho các vùng nông thôn trong
phạm vi cả nước. Xã Nay Lưa, thị xã Mường Lay là xã miền núi, từ địa hình
đến dân cư, từ kinh tế đến văn hóa- xã hội, phong tục, tập quán có nhiều điểm
khác biệt so với khu vực nông thôn đồng bằng. Do vậy, việc xây dựng nông
thôn mới theo các tiêu chí chung khiến xã Nay Lưa gặp một số khó khăn. Cần
có các văn bản hướng dẫn phù hợp với các yếu tố đặc thù của địa phương để
quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nay Lưa được thuận lợi.
-Yếu tố con người: Hồ Chí Minh từng khẳng định: Muốn có chủ nghĩa
xã hôi, trước hêt phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy, muốn xây
dựng nông thôn mới cần có những con người mới ở nông thôn, trước hết là
những cán bộ mới ở nông thôn. Đó là những cán bộ có mong muốn xây dựng
thành công nông thôn mới, tận tâm, tận lực với công việc, có uy tín với nhân
dân, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, hiểu biết về chính sách và am hiểu về đặc
điểm địa phương. Để xây dựng thành công nông thôn mới còn cần có sự tham
gia nhiệt tình, có trách nhiệm, có hiệu quả của các chủ nhân của nông thôn là
nông dân. Cần đẩy mạnh việc giáo dục để nâng cao ý thức và trình độ của
nông dân để nông dân thực sự trở thành người chủ của nông thôn mới.
-Yếu tố nguồn vốn: Để thực hiện được các tiêu chí của một nông thôn
mới theo quy định,xã Nay Lưa cần có nguồn vốn lớn. Nhưng nguồn thu từ địa
7
phương lại rất hạn hẹp. Do vậy, việc xây dựng nông thôn mới ở Nay Lưa hoàn
toàn phụ thuộc vào ngân sách của Trung ương. Thực trạng này tạo ra những
khó khăn cho xã trong việc duy trì các tiêu chí đã đạt được.
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn
chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, bởi sự phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương và đất nước...
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch
theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản
xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ
mặt nhiều nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư
vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt
kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường.
Dân chủ cơ sở được phát huy. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được
nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và
8
ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và
nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu
kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai
còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng
xa, chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn
lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực
này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không
hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đầu
tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông
dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tổ chức chỉ đạo
thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém. Vai trò
của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.
Vì vậy, tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2008 với nội dung: xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý. Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ;
9
an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các phong trào
của xã phát triển toàn diện vững chắc, bộ mặt nông thôn mới có nhiều thay
đổi, sản xuất của xã phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá và kinh
doanh tổng hợp. Cơ sở hạ tầng để phục vụ dân sinh, kinh tế và phúc lợi xã hội
được quan tâm.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác
định:“Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn
minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ra ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”
(Tam nông) đã xác định:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài;
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động của Chính
phủ đề ra 48 nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng 3 chương trình MTQG, trong đó
có chương trình MTQG Nông thôn mới và xây dựng 45 chương trình dự án
chuyên ngành khác.
10
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới: Gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí - là
cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
Tháng 4/2009, Ban Bí thư ra thông báo 238-TB/TW về việc xây dựng
thí điểm mô hình Nông thôn mới, trong đó xác định mục đích và địa bàn làm
thí điểm.
-Về mục đích: xác định rõ hơn nội dung, phạm vi, nguyên tắc, phương
pháp, cách thức xây dựng Nông thôn mới; quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo
xây dựng Nông thôn mới của các cấp, các ngành; Có được mô hình thực tế về
các xã Nông thôn mới của thời kỳ CNH – HĐH để nhân dân học tập làm theo.
- Chương trình thí điểm làm ở 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các
vùng kinh tế - văn hóa của cả nước:
-Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020;
-Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
-Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới;
-Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chương trình, mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 20102020; Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
11
-Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thưc hiện bộ tiêu
chí Quốc gia về nông thôn mới;
-Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2012 của UBND
tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
-Công văn số 1195/UBND-NN ngày 17 tháng 8 năm 2009 của UBND
tỉnh Điện Biên về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
-Công văn số 880/UBND-NN ngày 20 tháng 6 năm 2010 của UBND
tỉnh Điện Biên về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới;
-Công văn số 479/BCĐ-XDNTM ngày 20 tháng 3 năm 2011 của
UBND tỉnh Điện Biên về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
-Công văn số 3301/UBND-KTHT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
UBND tỉnh Điện Biên về việc lập, thẩm định và phê duyệt Đề án xây dựng xã
nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
-Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2013 của UBND
thị xã Mường Lay về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng nông thôn
mới xã Lay Nưa thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2020;
-Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của UBND
thị xã Mường Lay về việc Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Lay
Nưa thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến
năm 2020;
-Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Mường Lay nhiệm kỳ lần thứ XIII,
nhiệm kỳ 2015-2020;
12
-Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Mường Lay giai đoạn
2016-2020.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Sau năm năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trong cả
nước đã có nhiều thay đổi. Nền sản xuất phát triển mạnh theo hướng sản
xuất hàng hoá và kinh doanh tổng hợp. Cơ sở hạ tầng để phục vụ dân sinh,
kinh tế và phúc lợi xã hội được quan tâm: Trường học, Trạm y tế, Trụ sở làm
việc, đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương, hệ thống điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân được quan tâm đầu tư xây dựng. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân luôn từng bước được ổn định và cải thiện, văn
hoá xã hội được phát triển. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, hệ thống chính trị ở nhiều nơi được củng cố. Thu nhập bình
quân đầu người không ngừng được tăng lên.
Tuy vậy những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng thế
mạnh của các địa phương: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa vững
chắc một số ngành nghề còn mang tính tự phát triển chưa có giải pháp phù
hợp. Năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung chưa cao, việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghiệp còn hạn chế, ngành nghề sản xuất
chưa ổn định, giá trị thu nhập trên 1ha canh tác còn thấp, lao động dôi dư còn
thiếu việc làm, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển.
Việc xây dựng nông thôn mới ở xã Nay lưa không nằm ngoài thực trạng
chung đó. Hiện tại xã mới hoàn thành được 9 tiêu chí. Các tiêu chí đã hoàn
thành đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được bảo vệ, giữ gìn.Các tiêu chí chưa
đạt được đòi hỏi phải thực hiện. Thực tế ấy đặt ra yêu cầu hoàn thành mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
13
2. Nội dung của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.2.1. Khái quát chung về thị xã Mường Lay
* Vị trí địa lý
Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ khoảng 102 km theo quốc lộ 12 về phía Bắc; Có tọa
độ địa lý như sau: Từ 21o57’35” đến 22o06’10” vĩ độ Bắc; Từ 103o02’35” đến
103o11’10” kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;
- Phía Tây Nam và Đông Nam giáp, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Thị xã Mường Lay có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi; là giao
điểm của nhiều tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 6, Quốc lộ 12, Quốc lộ
4D, tỉnh lộ 142. Mặt khác, hệ thống giao thông đường thuỷ dọc Sông Đà rất
thuận lợi góp phần phát triển ngành vận tải, du lịch đường thuỷ.
Với vị trí thuận lợi trên, thị xã Mường Lay có tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải. Đồng
thời sẽ thúc đẩy ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa tập trung.
* Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình, địa thế:
Địa hình:
Thị xã Mường Lay có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi hệ
thống sông suối nhiều. Độ dốc trung bình từ 24 - 27 0; vùng đất có độ dốc tự
nhiên lớn hơn 25o chiếm hơn 80% tổng diện tích của thị xã.
Thị xã Mường Lay có ba kiểu địa hình chính:
+ Kiểu địa hình đồng bằng: Phân bố dọc theo suối Nậm Lay, được hình
thành do quá trình bồi đắp lâu dài của suối Nậm Lay, có địa hình bằng phẳng,
14
có độ cao trung bình dưới 300m so với mực nước biển, rất thích hợp để canh
tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư. Tuy
nhiên diện tích phần lớn vùng này đã được sử dụng làm hồ chứa nước thủy
điện Sơn La.
+ Kiểu địa hình núi thấp: Tiếp giáp với kiểu địa hình đồng bằng, độ cao
trung bình từ 300 - 700m so với mực nước biển, bao gồm các dãy núi thấp,
chạy dọc suối Nậm Lay và Sông Đà. Vùng này có địa hình khá đơn giản, độ dốc
trung bình; thích hợp để phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ chăn
nuôi gia súc.
+ Kiểu địa hình núi trung bình đến núi cao: Tiếp giáp với vùng núi thấp
độ cao trên 700m so với mực nước biển. Kiểu địa hình này phân bố tập trung ở
khu vực phía Tây Bắc của thị xã giáp với ranh giới huyện Mường Chà và tỉnh
Lai Châu nơi đầu nguồn của một số suối như: Suối Nậm Lay, Nậm Cản, suối
Mút... có độ dốc lớn, phần lớn diện tích này hiện đang quy hoạch rừng phòng hộ.
Địa thế:
Thị xã Mường Lay có địa thế đặc trưng của vùng Tây Bắc với thung
lũng ở dưới thấp và hệ thống các dãy núi bao quanh. Toàn bộ diện tích của thị
xã đều thuộc lưu vực suối Nậm Lay và Sông Đà; có hướng dốc chính hướng
thấp dần về phía Bắc (Sông Đà).
- Khí hậu, thời tiết:
Thị xã Mường Lay chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
trong năm có 02 mùa rõ rệt;
Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9): Đặc trưng của khí hậu mùa này là
nóng, ẩm và mưa nhiều;
Mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau): Khí hậu mùa này thường
lạnh và khô hanh;
15
(Theo nguồn Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2011 trên địa bàn
thị xã Mường Lay)
Nhiệt độ trung bình 230C;
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 380C;
+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 30C;
Lượng mưa bình quân/năm từ 1.800 - 2.200 mm;
+ Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng 7 và 8 với khoảng 400
mm/tháng;
+ Lượng mưa thấp nhất là tháng 1 và tháng 12 chỉ khoảng 30-40
mm/tháng;
Đặc biệt thị xã cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa là Tây và
Tây Nam (gió Lào) nên vào các tháng 3, 4 và tháng 5 độ ẩm trong không khí
rất thấp, đồng thời cũng trong thời gian này thường xuất hiện những trận
giông kèm theo gió lốc và mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp;
- Hệ thống thủy văn:
Hệ thống sông, suối của thị xã khá dày, đều là đầu nguồn cung cấp
nước cho hồ chứa nước thủy điện Sơn La;
Sông Đà: Đây là một trong những con sông lớn chảy qua nước ta nói
chung và Điện Biên nói riêng; chảy qua địa phận thị xã Mường Lay khoảng
13,5 km theo hướng chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam. Sông này có lưu lượng
nước lớn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các công trình thủy điện lớn ở
miền Bắc nước ta là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La,…;
Hệ thống các suối: Trên địa bàn thị xã Mường Lay có hệ thống suối
Nậm Lay và một số suối nhỏ. Hệ thống suối Nậm Lay bắt nguồn từ hệ thống
các dãy núi lớn trên địa bàn các xã Chà Tở, Huổi Lèng và Mường Tùng,
huyện Mường Chà; hướng chảy chủ yếu từ Tây Nam - Đông Bắc; đây là
16
nguồn cung cấp nước cho hồ chứa nước thị xã Mường Lay và góp phần cung
cấp nước cho Sông Đà;
Với hệ thống sông, suối như trên sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển
thủy điện, giao thông vận tải, phát triển thủy sản, sản xuất lúa nước và cây hàng
năm khác. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn như tình trạng lũ quét, sạt lở đất…;
với việc xây dựng những hệ thống thủy điện lớn sẽ gây xáo trộn dòng chảy, lưu
lượng nước không ổn định, nguyên nhân gây ra lũ lụt ở những vùng thấp,…
Đối với người dân Mường Lay chịu ảnh hưởng lớn từ việc xây dựng hồ
chứa nước thuỷ điện Sơn La (diện tích hồ chứa thuộc địa phận thị xã Mường
Lay là 668,5 ha) như thay đổi chỗ ở, đất sản xuất giảm xuống đáng kể, đời
sống của người dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản.
* Thực trạng kinh tế - xã hội
- Dân số:
Trên địa bàn thị xã có tổng số dân là 10.699 người với 2.559 hộ gia
đình (Trong đó: Nam giới 5.318 người, Nữ giới 5.381 người; số dân sống ở
thành thị là; 5.844 người, số dân sống ở nông thôn là 4.855 người).
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp 0,72%.
Ngoài dân số đăng ký hộ khẩu thường trú trong vùng, hiện tại khu vực
thị xã Mường Lay đang xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nhân dân
trong thị xã nên dân số ngoài vùng đến sinh sống, lao động với số lượng lớn.
Vì vậy, mật độ dân số bình quân trong vùng ở thời điểm hiện nay là khá cao.
Số hộ ngèo là 212 hộ, chiếm 8% tổng số hộ trên địa bàn.
- Dân tộc:
Trên địa bàn thị xã Mường Lay hiện có 12 dân tộc anh em cùng nhau
sinh sống, trong đó có 03 dân tộc chính là:
Dân tộc Thái chiếm 73,21%;
17
Dân tộc Kinh chiếm 18,61%;
Dân tộc Mông chiếm 7,33%;
Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Lào, Hoa…chiếm 0,85%;
Các dân tộc sống thành từng bản xen kẽ nhau trên địa bàn từng xã,
phường. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 phường của thị xã
Mường Lay và trung tâm xã Lay Nưa.
- Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động là 6.259 người, chiếm 58,5% tổng số
nhân khẩu.
Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 5.295 người,
chiếm 84,6%;
Trong đó:
+ Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4.303 người;
+ Ngành Công nghiệp và xây dựng là 605 người;
+ Ngành dịch vụ là 387 người.
Số lao động đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước là 964 người,
chiếm 15,4%, trong đó:
+ Công nghiệp và xây dựng là 44 người;
+ Dịch vụ là 920 người.
Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập
trung chủ yếu ở 2 phường Na Lay và Sông Đà của thị xã.
Đa số người dân Nay Lưa mong muốn có nông thôn mới ổn định, phát
triển và văn minh nên quá trình xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng
thuận cao từ người dân. Tuy nhiên, do diều kiện kinh tế còn nghèo , trình độ
của nông dân còn hạn chế, việc phân bố dân cư không đều nên quá trình xây
dựng nông thôn mới cũng gặp những khó khăn.
18
Sản xuất nông nghiệp của thị xã nói chung, của xã Lay Nưa nói riêng
có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro,
nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
từng ngành nông, lâm và thủy sản còn chậm; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm.
Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả
chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chấp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu
vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội
ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp, trình độ năng lực cán bộ cơ sở
chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện.
Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn
thấp; thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao.
2.2. Thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
2.2.1. Thực trạng bộ máy làm công tác xây dựng nông thôn mới
Bộ máy thực hiện Chương trình từ thị xã đến cở sở đã cơ bản hoàn
thiện, hoạt động có hiệu quả. Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng
NTM thị xã luôn bám sát các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành và của
tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn của
Chương trình; hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực
hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và chỉ đạo
các thành viên BCĐ và BCĐ xã Lay Nưa thực hiện sơ, tổng kết tình hình thực
hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn luôn nhận được sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự hướng dẫn của
các sở, ngành chuyên môn, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực
19
Thị ủy, HĐND thị xã, sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị trên địa
bàn, sự đồng thuận của nhân trên địa bàn.
Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được
thành lập từ cấp thị đến cơ sở và luôn được củng cố, kiện toàn. Công tác triển
khai lập quy hoạch, xây dựng đề án xã theo tiêu chí nông thôn mới được triển
khai thực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra.
Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM thị xã luôn bám
sát các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành và của tỉnh nhằm đảm bảo
thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn của Chương trình; hàng năm
tổ chức tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và chỉ đạo các thành viên BCĐ và BCĐ
xã Lay Nưa thực hiện sơ, tổng kết tình hình thực hiện theo chức năng, nhiệm
vụ được giao.
Ban chỉ đạo đã tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan đơn vị và UBND xã Lay Nưa thực hiện chương
trình phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của địa phương nhằm đảm
bảo tiến độ và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch
đề ra:
Cấp thị đã ban hành 12 văn bản (Trong đó: 01 Nghị quyết của Đảng bộ
thị xã, 01 Nghị quyết của HĐND, 09 Quyết định, 01 Công văn chỉ đạo thực
hiện chương trình).
Cấp xã đã ban hành 04 văn bản (Trong đó: 02 Nghị quyết của HĐND,
02 Quyết định của UBND).
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách
về xây dựng NTM đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được thực
hiện bằng nhiều hình thức.
20
Công tác đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân cũng như
cán bộ đảng viên về công tác xây dựng nông thôn mới được chú trọng.
2.2.2. Thực trạng công tác triển khai, thực hiện chương trình
- Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây
dựng NTM đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được thực hiện
bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
các buổi hội nghị, tập huấn, các cụm pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu để
tuyên truyền các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình xây
dựng NTM do Trung ương, tỉnh, thị xã ban hành; nội dung Đồ án, Đề án quy
hoạch nông thôn mới cấp xã; tuyên truyền xây dựng bản, gia đình văn hóa,
bảo vệ môi trường; tích cực tham gia sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững…, giúp cho cán
bộ và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của TW, của
tỉnh và thị xã về xây dựng NTM để nhân dân chủ động tham gia vào các nội
dung xây dựng NTM.
- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM:
Thực hiện xong công tác lập quy hoạch và xây dựng Đề án nông thôn
mới (Phê duyệt tại Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 và Quyết
định số 1135/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND thị xã Mường Lay).
- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: Công tác đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu luôn được chú trọng, đến nay trên địa bàn xã Lay Nưa,
nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội đã đạt được 04/08 tiêu chí (Thủy lợi,
Trường học, Chợ nông thôn, bưu điện) còn lại 04 tiêu chí chưa đạt là (Giao
thông, Điện, Cơ sở vật chất văn hóa, Nhà ở dân cư).
- Công tác phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất:
21
Trong giai đoạn 2011-2015, đã xây dựng và triển khai 19 mô hình phát
triển sản xuất có hiệu quả trên địa bàn xã Lay Nưa.
Thông qua các mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm bà con nhân dân đã biết vận dụng được các
tiến bộ khoa học kỹ thuật và tận dụng được các tiềm năng, lợi thế về diện tích
lúa nước, điều kiện chăn nuôi gia súc, diện tích mặt nước để phát triển chăn
nuôi thủy sản, thủy cầm, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, đời sống
nhân dân từng bước ổn định và nâng cao.
Tính đến năm 2015 nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất đạt 02/04
tiêu chí (Tiêu chí hộ nghèo, Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên).
- Công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường
Các cấp, các ngành đã quan tâm, tập trung phát triển cơ sở vật chất văn
hóa, giáo dục, thúc đẩy các hoạt động thể dục thể thao quần chúng trong xã,
góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu; tăng cường công tác xử
lý ô nhiễm môi trường, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường
xanh - sạch - đẹp và xây dựng người nông dân văn minh theo bộ tiêu chí xây
dựng nông thôn mới.
- Công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và
gìn giữ an ninh, trật tự xã hội
Xã Lay Nưa có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy
định; năm 2014 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững
mạnh", các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở
lên. Tuy nhiên toàn xã mới có 06/22 cán bộ, công chức đạt chuẩn, đạt 27,3%,
thấp hơn 72,7% so với chỉ tiêu NTM (theo quy định tại Thông tư số
41/2013/TT-BNNPTNT và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ, 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định).
22
An ninh trật tự xã hội trên địa bàn tương đối ổn định, không có điểm
nóng về An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; không có các tụ điểm phức
tạp về TTXH. Tuy nhiên số đối tượng nghiện ma tuý vẫn còn tương đối cao
so với tỷ lệ dân số, số điểm bán lẻ ma tuý cơ bản đã được triệt phá.
- Kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
Sau hơn 04 năm triển khai thực hiện Chương trình, đến nay xã Lay Nưa
đã cơ bản đạt 09/19 tiêu chí, cụ thể:
- Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch;
- Tiêu chí 3: Thủy lợi;
- Tiêu chí 5: Trường học;
- Tiêu chí 7: Chợ nông thôn;
- Tiêu chí 8: Bưu điện
- Tiêu chí 11: Hộ nghèo;
- Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
- Tiêu chí 14: Giáo dục;
- Tiêu chí 15: Y tế;
(Có biểu chi tiết số 01 kèm theo)
Nhận xét chung:
-Những mặt được:
Chương trình xây dựng nông thôn mới, tuy quá trình thực hiện còn gặp
nhiều khó khăn nhưng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
Bộ máy tổ chức hoạt động xây dựng nông thôn mới ở các cấp được
kiện toàn và hoàn thiện, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn; hệ thống văn bản
hướng dẫn và các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình được xây
dựng và cơ bản hoàn thiện.
Nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên; xác
định rõ hơn vai trò chủ thể của người dân, vì lợi ích của nhân dân trong xây
23
dựng nông thôn mới. Từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, khuyến
khích, động viên người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông,
thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá…được quan tâm đầu tư từng
bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh.
Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và
thị trường tiêu thụ.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh
quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện.
Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình luôn được quan tâm, các thành
viên BCĐ thị xã tích cực phối hợp thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả
của Chương trình.
-Những hạn chế:
Sự phối hợp thực hiện giữa các thành viên Ban chỉ đạo cấp thị chưa
thực sự chặt chẽ, việc thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của các cơ quan,
đơn vị thành viên BCĐ chưa sâu sát. Công tác tham mưu của các Tiểu ban và
Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng NTM thị xã chưa tích cực.
Nhận thức về chương trình của một bộ phận người dân về xây dựng
NTM chưa đầy đủ, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước.
Quá trình thực hiện đề án NTM xã Lay Nưa còn chậm so với kế hoạch. Ban
chỉ đạo cấp xã chưa huy động hết tiềm năng nội lực trong nhân dân, vẫn còn
tư tưởng làm thay cho dân, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Hiện nay, công tác xây dựng NTM tại xã chưa quan tâm triển khai các
dự án phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, duy trì đảm
bảo vệ sinh môi trường nông thôn,…nhằm thu hút lao động, giải quyết việc
làm, nâng cao đời sống nông dân theo nội dung đề án được duyệt. Các công