Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của các mác, và sự vận dụng này trong cải cách chính sách tiền công( tiền lương) ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.08 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Hàng hóa sức lao động
2. Giá trị hàng hóa của sức lao động.
3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
3.1 Bản chất kinh tế của tiền công
3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công
4. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
II. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG (TIỀN LƯƠNG) Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
1. Thực trạng chính sách tiền công ở Việt Nam
2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
3.Giải pháp
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhịp cùng với tiến trình phát triển của thế giới bộ mặt đất nước ta càng
ngày càng đổi thay.Với sự gia nhập vào các tổ chức ASEAN, APEC, WTO.... đem
lại cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, cùng
với đó là vô vàn khó khăn, thử thách. Một trong những khó khăn nhất của nước ta
hiện nay đó chính là đưa ra được những chính sách tiền lương hợp lí vì: Tiền lương
là động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất, hiệu
quả, chất lượng lao động, là phương tiện để giúp người lao động cải thiện, nâng cao
đời sống. Một chính sách tiền lương phù hợp sẽ tăng hiệu quả quản lí nhà nước, ổn
định sản xuất, kinh doanh.Tìm hiểu vềlý luận về giá trị hàng hóa sức lao động
củaC.Mác giúp chúng ta hiểu được thế nào là hàng hóa sức lao động, giá trị hàng


hóa sức lao động, bản chất của tiền công, tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế để
từ đó giải quyết được chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay là một điều rất
quan trọng. Vì vậy em xin chọn đề tài: “Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động
của các mác, và sự vận dụng này trong cải cách chính sách tiền công( tiền lương) ở
Việt Nam hiện nay”. Bài làm còn nhiều thiếu xót, mong các thầy cô góp ý để em
hoàn thành bài tốt hơn.

NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,
trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực


tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản
thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao
động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao động của
mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư
liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao
động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hoá cần phải có những điều kiện nhất
định.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được
sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao
động của mình để sống.

Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành
tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông
tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao
động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ
nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong
kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành
hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng
hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới
trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng háo sưc lao động cũng có hai
thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.


2. Giá trị hàng hóa của sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động: Cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại
như năng lực sống của con người. Muốn sản xuất ra năng lực đó, người công dân
phải tiêu dùng một lượng tư liệu vật chất nhất định về ăn mặc, ở, học nghề,.... ngoài
ra người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu về gia đình và con cái anh ta
nữa. Chỉ có như vậy sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất liên tục.
Giá trị hàng hóa sức lao dộng bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng
đối với mỗi nước nhất định và trong một thời kì nhất định, thì quy mô nhũng tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác
định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phạn sau đây hợp
thành:
Một là, giá trị những tư liệu về sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con

cái người công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kì nhất định
cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập với nhau đến sự biến đổi của giá trị
sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và dịch
vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt
khác, sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động.
3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
3.1 Bản chất kinh tế của tiền công


Người công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản trong một thời gian nào đó, sản
xuất ra một số lượng hàng hóa hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó cho nhà tư bản
thì nhận được một số tiền nhất định, gọi là tiền công. Bản chất của tiền công trong
chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề
ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.
Hình thức biểu hiện đó lại gây ra sự nhầm lẫn do những thực tế sau đây :
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi
người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua,
tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao
động.
Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để
có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động.
Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ
mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng
sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả
lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời
gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công
và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ

nghĩa tư bản.
3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiềncông tính
theo sản phẩm.


Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỉ lệ
thuận với thời gian lao động của công nhân. Tiền công tính theo thời gian thường
áp dụng đối với các công việc khó tính được số lượng sản phẩm cụ thể do đó phải
căn cứ vào độ dài ngày lao động, cường độ lao động, trình độ lành nghề để trả
công. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo
thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỷ lệ
thuận với số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm mà công nhân đã chế tạo ra tùy
theo số lượng công việc đã hoàn thành. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn
giá nhất định. Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung
bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công
nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công
trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản
phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.
4. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm mới chỉ là biểu
hiện của tiền công danh nghĩa, do đó chúng ta cần phân biệt tiền công danh
nghĩa và tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Còn tiền công thực tế là tiền công được biểu
hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng
tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên

thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi,
nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công


thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên. Như vậy, tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền
công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc vào các
khoản thuế mà công nhân phải đóng cho nhà nước.
II. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG (TIỀN LƯƠNG) Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
Đối với tất cả các quốc gia, chính sách tiền lương là một trong những vấn đề quan
trọng bậc nhất trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có
liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực
và hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác và phát huy tiềm năng vô hạn từ người lao
động. Tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao
năng suất, hiệu quả, chất lượng lao động, là phương tiện để giúp người lao động cải
thiện, nâng cao đời sống. Một chính sách tiền lương phù hợp sẽ tăng hiệu quả quản
lí nhà nước, ổn định sản xuất, kinh doanh.
1. Thực trạng chính sách tiền công ở Việt Nam
Trải qua hơn hai chục năm thực hiện cải cách chính sách tiền lương với khá
nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những nhiều ưu điểm và tiến
bộ so với hệ thống tiền công trong thời kỳ bao cấp.Tuy vậy, cuộc sống luôn luôn
biến động trong khi tiền công lại chủ yếu nằm trong trạng thái tĩnh, ít có thay đổi
trong cả hệ thống thang bảng lương, cho nên chế độ tiền lương hiện hành vẫn bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập...
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đạt được nhiều
thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân, thể hiện qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư phát
triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế nâng cao sức khỏe cho nhân dân… Song thực
tế cho thấy, chính sách tiền lương của nhà nước còn chậm đổi mới so với sự phát



triển chung của tình hình kinh tế – xã hội. Chính sách tiền lương còn nhiều bất hợp
lý được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, về mức lương tối thiểu. Mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh tăng
mức lương tối thiểu, nhưng cho tới nay, mức lương tối thiểu vẫn quá thấp không
bảo đảm tái sản xuất giản đơn sức lao động của bản thân người lao động. Nếu so
sánh chỉ số lương tối thiểu với hệ nhu cầu cần đạt được (gồm các yếu tố: ăn, ở,
mặc, đi lại, học tập, văn hóa, giao tiếp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm thất nghiệp), thì chỉ số này rất thấp. Mức lương tối thiểu hiện nay (1,05
triệu đồng/tháng) chỉ bằng 37,5% nhu cầu tối thiểu. Thời gian và mức độ điều
chỉnh tiền lương danh nghĩa. Ở nước ta, trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát
hằng năm khá cao, vì thế, về nguyên tắc, để tiền lương thực tế của người lao động
không bị giảm cần phải điều chỉnh tăng mức lương danh nghĩa ít nhất ngang bằng
với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lương chưa được thực
hiện kịp thời, không theo kịp với đà tăng giá.
Thứ hai, hệ số phụ cấp. Tiền lương có một chức năng cực kỳ quan trọng là
điều tiết quan hệ cung – cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Hệ số
phụ cấp trong chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay mới chỉ có loại phụ cấp
tham gia điều tiết cung – cầu sức lao động theo vùng là phụ cấp khu vực, phụ cấp
thu hút, phụ cấp đắt đỏ. Sự chênh lệch mức lương giữa lao động giản đơn và lao
động phức tạp chưa đủ để khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thậm
chí còn có tình trạng “chảy máu chất xám”.
Thứ ba, tỷ lệ tiền lương trong thu nhập. Tiền lương chỉ trở thành động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cực của người lao động khi nó chiếm phần lớn
trong thu nhập của họ. Với chính sách tiền lương hiện hành, tiền lương của cán bộ
công nhân, viên chức hiện nay chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của người
hưởng lương (khoảng 30%- 50%), làm cho tiền lương không phản ánh đúng thang
giá trị lao động, ảnh hưởng lớn tới quan hệ tiền lương trên thực tế. Hiện nay, có một



tình trạng là, do tiền lương quá thấp, trong khi quỹ tiền thưởng được Nhà nước quy
định, khống chế không vượt quá 50% quỹ tiền lương thực hiện nên một số đơn vị
đã tìm mọi cách để tăng phần trả ngoài lương, trong đó chủ yếu là tiền thưởng cho
người lao động từ 1 đến hơn 1 lần lương chính thức.
2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
Hiện trạng bất cập trong chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hàng
hóa của sức lao động cũng như về bản chất của tiền lương. Trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, chúng ta không coi sức lao động là hàng hóa cả trong khu vực sản
xuất, kinh doanh, cũng như khu vực nhà nước, vì vậy tiền lương không phải là giá
cả của sức lao động, không dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Trong khu vực kinh
tế nhà nước, nhà nước bao cấp tiền lương, việc trả lương trong doanh nghiệp không
gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chính sách biên chế suốt đời được áp dụng.
Kết quả là, biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải
bao cấp tiền lương, mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động. Sản xuất
– kinh doanh mất động lực nên hiệu quả sút kém.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù chúng ta đã có những thay
đổi lớn trong nhận thức về tính chất hàng hóa của sức lao động, cũng như về bản
chất của tiền lương, nhưng trên thực tế, việc cải cách tiền lương không đồng bộ với
việc đổi mới các lĩnh vực có liên quan nên kết quả không cao. Cải cách hành chính
trong khu vực nhà nước diễn ra chậm, đặc biệt việc tinh giảm biên chế còn thiếu
cương quyết. Tiền lương chưa thực sự được coi là đầu tư cho người lao động, đầu
tư cho nguồn nhân lực mà chỉ coi đó là một khoản chi cho tiêu dùng cá nhân. Khi
tiến hành cải cách tiền lương chưa có cơ chế để tạo nguồn mà chỉ nặng về cân đối
ngân sách. Chính vì thế khi xây dựng mức lương tối thiểu, Nhà nước dường như bị
ràng buộc nặng nề bởi sự eo hẹp của ngân sách nên thường đưa ra những mức giá
tư liệu sinh hoạt thấp xa so với mức thực tế. Do đó, tiền lương luôn đứng trước mâu


thuẫn là thấp so với nhu cầu của người lao động nhưng lại cao so với khả năng của

ngân sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, chưa kết hợp được việc cải cách
hành chính và đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế trả lương cho các ngành sự
nghiệp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạch định và thực hiện
chính sách còn hạn chế. Công tác quản lý tiền lương và thu nhập còn nhiều bất cập.
Những bất cập của chính sách tiền lương đã gây nên những hệ lụy, như chất
lượng lao động của công chức nhà nước thấp, tham nhũng trở thành “quốc nạn”…,
cản trở công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.Cơ quan nhà nước các cấp chưa
quyết tâm, chưa đầu tư công sức, thời gian để nghiên cứu, lắng nghe, trang bị kiến
thức và đủ tầm hiểu biết để xem xét, giải quyết vấn đề tiền lương, không ít quyết
định vẫn mang tính chủ quan, kinh nghiệm, nặng về chính trị theo nhiệm kỳ cho dù
không ít các chuyên gia, các nhà khoa học, nghiên cứu đưa ra các đề xuất phù hợp;
ngại đụng chạm, thiếu quyết tâm chính trị làm mạnh mẽ. Cũng không thể phủ nhận
một thực tế, không ít cán bộ, công chức có cuộc sống đầy đủ, sung túc không phải
bằng tiền lương mà là từ những vụ hối lộ và tham nhũng, họ không thực sự quan
tâm đến vấn đề tiền lương mà chỉ quan tâm đến vị trí công việc hoặc chức vụ lãnh
đạo.
3.Giải pháp
Cải cách chính sách tiền lương là một trong những thách thức rất lớn đối với
mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, ngân sách dành cho quỹ
lương còn hạn chế. Các giải pháp cải cách tiền lương phải hướng đến một mức
lương tối thiểu chung cho toàn xã hội do Chính phủ công bố hoặc chỉ có lương tối
thiểu trong khu vực doanh nghiệp, làm cơ sở để người sử dụng lao động và người
lao động thỏa thuận tiền lương. Còn đối với khu vực nhà nước thì xây dựng mức
tiền lương cơ bản tương ứng mức lương trung bình khá trong xã hội để trả cho cán
bộ công chức- loại lao động công vụ, lao động đặc thù thực hiện chức năng quản lý
nhà nước. Mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức cần và phải không thấp hơn


mức lương tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Mức
lương tối thiểu cần được xác định để điều chỉnh từng bước theo lộ trình gắn với đổi

mới hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công và phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, đồng bộ với tiền lương phải là vấn đề năng suất, hiệu quả công việc.
Riêng đối với bộ máy Nhà nước, đó là việc sắp xếp lại theo mô hình vị trí
việc làm, đổi mới cơ chế tự chủ trong khu vực dịch vụ công và tạo nguồn để đảm
bảo chi trả lương phù hợp với chất lượng, hiệu quả công việc.Để khắc phục những
tồn tại của chính sách tiền lương hiện nay, phương pháp xác định mức lương tối
thiểu phải dựa vào nhu cầu tối thiểu của người lao động là chủ đạo, và có tham
chiếu đến các điều kiện khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của doanh
nghiệp, mức tiền công trên thị trường, việc làm, thất nghiệp.Nhà nước cần tiếp tục
hoàn thiện, quy định các nguyên tắc và giao cho doanh nghiệp tự xây dựng thang
lương, bảng lương phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để xếp
lương, trả lương và thực hiện chế độ với người lao động. Riêng đối với viên chức
quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước vẫn quy định bảng lương để bảo đảm
cân đối hợp lý giữa các chức danh trong khu vực nhà nước, có tính đến tổng quan
tiền lương các chức danh trên thị trường…

KẾT LUẬN
Lí luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác không chỉ được áp dụng đúng
trong chủ nghĩa tư bản mà còn còn có ý nghĩa trong thực tiễn nước ta. Vận dụng lí
luận này vào thực tế để giải quyết vấn đề tiền lương ở Việt Nam, góp phần nâng
cao hiệu quả, năng suất làm việc,tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, ổn định sản xuất, kinh doanh.Chính
sách điều chỉnh, cân bằng tiền lương ở một mức độ phù hợp với từng đối tượng là
rất cần thiết, đây chính là cơ sở để phát huy nhân tài, chú trọng vào công việ mà
mình được giao, từ đó làm cho đất nước ngày càng phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia 2015

2. . Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề cương BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HỌC MÁC-LÊNIN, HÀ NỘI 2001
3. . Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN, NXB
Chính trị quốc gia, năm 2004.
4. ThS. Nguyễn Thị Mai
Lan – Đại học Luật Hà Nội
5. />

PHỤ LỤC

BIỂU ĐỒ TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

HỌP BÁO: CÔNG BỐ KẾT QUẢ HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG QUỐC GIA VỀ
TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU NĂM 2017



×