Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG một TIẾT dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.06 KB, 13 trang )

Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

PHỤ LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………………….
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề

……………………………………………………………………………………

3
II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………………………………………….. 4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện ………………………………………………………………….…. 6
1. Nêu giải pháp ……………………………………………………………………………………….……….. 6
2. Tổ chức thực hiện ……………………………………………………………………………….……...… 8
IV. Kiểm nghiệm

……………………………………………………………………………………………..…..

12
C. NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

……………………………………………………………..…..

12

1



Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
MỘT TIẾT DẠY - HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình Trung học hiện nay, môn Tin học không những là môn
mới được hình thành và đưa vào giảng dạy đối với đại đa số học sinh ở trường
THCS Xuân Phú. Nhưng đây là một môn rất quan trọng, vì nó là nền tảng cơ bản
cho các em học tiếp lên cao sau này. Đồng thời, đây cũng là môn phục vụ và thúc
đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
Trong chương trình Tin học Trung học cơ sở, học sinh phải hiểu - nắm vững
lý thuyết, phải biết cách trình bày, bố trí sao cho dễ nhìn, đẹp và quan trọng nhất là
học sinh phải thực hiện được các thao tác trên máy tính để thu được kết quả mong
muốn. Muốn đạt được yêu cầu trên, yếu tố quan trọng là học sinh cần phải nắm
vững lý thuyết, biết phân tích và đặc biệt là thực hành nhiều trên máy.
Qua thực tế, trong giờ giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành, tôi nhận thấy
phần lớn học sinh chưa thực hiện được thao tác, yêu cầu mà giáo viên hướng dẫn.
Ngoài ra các em thực hiện còn lúng túng, không đồng loạt. Cũng dễ hiểu vì đa số
học sinh của trường rất ít các em có máy tính ở nhà. Chính vì thế khi thực hành trên
máy các em rất bỡ ngỡ, không biết thao tác đó thực hiện ra sao, vào đâu để thực
hiện lệnh đó hay lấy ra nút lệnh nào đó, không biết giáo viên nói đến phần nào, đến
đâu,... Và có những học sinh không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, mà ngồi
chơi game hoặc làm việc riêng trên máy,... Đây là những nguyên nhân mà các em

2


Trường THCS Xuân Phú


Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

không học tốt được môn Tin học và nó cũng gây cho giáo viên rất nhiều khó khăn
trong giảng dạy.
Nói đến phương pháp dạy học hiện nay, điều phải quan tâm trước tiên đó là
kích thích được tính tích cực, chủ động của học sinh. Để làm được điều đó, việc tổ
chức hoạt động nhóm cho học sinh là một vấn đề không thể thiếu nếu không muốn
nói là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khi tham gia hoạt động nhóm thì
bản thân mỗi học sinh luôn chủ động tư duy. Vấn đề ở chỗ là phải tổ chức như thế
nào cho phù hợp với đặc điểm, tình hình lớp mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Bản thân tôi, lần đầu tiên khi áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi
không khỏi lúng túng, nhất là khâu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh và do đó
đã nhiều lần tôi thất bại. Do đặc thù bộ môn (TC Tin học), bàn ghế và số lượng
máy tính không đủ và phù hợp với học sinh (học lý thuyết và thực hành). Vâng!
Tôi muốn nói đến bàn để máy tính, chính loại bàn này đã làm cho tôi biết bao khó
khăn mỗi khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh.
Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu xây dựng cho kì được cách
thức tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh học tại phòng máy. Tôi bắt đầu bằng
nhiều hình thức chia nhóm: Nhóm hai, nhóm bốn, nhóm sáu, … Nghĩa là tôi chỉ
quan tâm đến số lượng HS/1 nhóm. Dần dần đổi thành nhóm hai (mỗi nhóm có hai
HS/1 máy tính), … Tôi đã chuyển sang quan tâm đến số lượng học sinh trong
nhóm. Bây giờ tôi thấy mình đã khắc phục được rất nhiều những khúc mắc mà
trước đây tôi vấp phải. Đó cũng là lý do vì sao tôi tâm đắc vấn đề này.
Nhân đây tôi xin được trình bày ý kiến của mình. Song, bằng vốn kinh
nghiệm còn ít và khả năng của mình, tôi nghĩ rằng sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết.
Rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến để được đầy đủ và chi tiết hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
3



Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

Qua các bài tập cũng như các bài tập thực hành trong sách giáo khoa của Tin
học Trung học sơ sở, tuy các yêu cầu rất đơn giản, bám sát lý thuyết, nội dung sách
giáo khoa nhưng các nhóm đều không giải quyết được hết, vì các nhóm chưa phân
tích được yêu cầu của đề bài là gì? Cách giải quyết như thế nào? Các nhóm chưa
vận dụng được lý thuyết vào thực hành một cách thành thạo, không biết thao tác
trên máy ra sao? Các nhóm cũng chưa xác định được thao tác nào trước, thao tác
nào sau, …?
Muốn học tốt bộ môn Tin học, đòi hỏi các em học sinh phải nắm vững lý
thuyết, sau đó vận dụng lý thuyết vào thực hành. Ngoài ra, các em phải thực hành
thêm ở nhà, để các em khắc sâu các thao tác, các nút lệnh, các bước giải quyết vấn
đề cũng như thực hành thường xuyên sẽ giúp các em phát triển sự tìm tòi, sự sáng
tạo và tính phân tích cao hơn, sâu sắc hơn.
Với đặc điểm, đặc thù như vậy, giáo viên ngoài việc hướng dẫn lý thuyết
theo từng bước, khi lên thực hành giáo viên phải vừa hướng dẫn vừa thao tác trên
máy cho các em học sinh theo dõi. Bên cạnh đó, giáo viên phải giám sát các nhóm
để các nhóm nghiêm túc, tích cực trong thực hành để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
II. Thực trạng của vấn đề
- Tin học là môn học đòi hỏi nặng về thực hành trên máy tính nhưng để rèn
luyện kỹ năng thực hành thì đòi hỏi trước hết các em học sinh phải nắm vững lý
thuyết, hiểu được bản chất của các vấn đề. Việc dạy các tiết lý thuyết nếu không có
sự thay đổi phương pháp, cứ dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh học
thuộc lòng các khái niệm, các công thức, … thì chắc chắn chỉ gây nhàm chán đối
với học sinh.
- Môn Tin học chủ yếu là thực hành nhiều là biết, do đó chỉ cung cấp các

công thức, khái niệm… cho học sinh mà không hề chú trọng cho học sinh tìm hiểu
kỹ lưỡng bản chất lý thuyết của vấn đề.

4


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

- Tuy nhiên khi thay đổi các hoạt động nhóm bản thân tôi cũng gặp khá
nhiều khó khăn:
+ Đầu tiên là nếp tư duy “Thầy đọc, trò chép” vẫn in sâu trong thói quen của
rất nhiều học sinh. Các em học bộ môn Tin học theo kiểu học thuộc lòng lý thuyết
rồi cứ thế gõ vào máy những gì đã học thuộc mà không hiểu bản chất, cốt lõi của
kiến thức.
+ Hệ thống cơ sở vật chất, phòng máy chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và
học một cách tốt nhất cho giáo viên và học sinh.
+ Việc đổi mới trong hoạt động nhóm theo đề tài cần nhiều thời gian và công
sức.
Những nguyên nhân thường mắc phải khi tổ chức hoạt động nhóm
- Phân phối số lượng thành viên nhóm và số lượng công việc không phù hợp.
Chẳng hạn, với mức độ bài tập đơn giản, cần có nhanh kết quả để vào tình huống
có vấn đề mà Giáo viên huy động nhóm sáu hoặc nhóm tám thì mất quá nhiều thời
gian. Trong khi đó chúng ta chỉ cần nhóm hai là đủ.
- Khi giao việc cho nhóm hoạt động xong thì đi hướng dẫn từng nhóm. Làm
như thế sẽ mất nhiều thời gian. Đôi lúc có những nhóm khác ngoài “giết” thời gian
để chờ sự hướng dẫn của Giáo viên. Thế thì tại sao ta không hướng dẫn hay quy
ước trước cách thức tổ chức hoạt động như thế nào, các thành viên trong nhóm phải
làm những công việc gì?.

- Không hướng dẫn cách xử lý công việc mà khi giao việc xong chỉ chờ hết
thời gian mới trở lại cùng với Học sinh xử lý công việc đó. Trong khi có một vài
nhóm không xử lý được công việc. Thế là thời gian hoạt động của những nhóm này
coi như bị lãng phí và như vậy lớp học hoạt động không đều.
- Chia phần việc cho các nhóm không đều. Có nhóm hoàn thành rất nhanh
nhưng lại có nhóm không đủ thời gian để hoạt động.
5


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

- Không có sự liên kết công việc giữa các nhóm với nhau. Do đó công việc
của nhóm này đôi lúc nhóm khác không biết hoặc không cần biết đến.

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Nêu giải pháp
a. Tổ chức thảo luận theo nhóm bằng phương pháp dạy lý thuyết
Trong quá trình dạy một số tiết lý thuyết tôi đã tổ chức học sinh thảo luận theo
các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 5 đến 10 học sinh. Qua đó tăng cường cho học sinh
tính tập thể cao, khả năng thể hiện quan điểm cá nhân trong tập thể để tìm ra kiến
thức. Nhiệm vụ của các nhóm là:
- Cùng nhau bàn luận, trao đổi để tìm ra được lời giải của câu hỏi hoặc bài tập mà
giáo viên đưa ra trên lớp.
- Cùng nhau thảo luận, tranh cãi về một chủ đề nào đó do giáo viên đưa ra.
- Cùng tiến hành thực tập một bài thực hành theo chương trình hoặc do giáo viên
cung cấp.
- Cùng nhau thực hiện một đề tài, một nguyên cứu, giải một bài toán khó hoặc một
bài tập lớn.

Ví dụ 1:
Khi dạy về kiến thức Hệ điều hành (Tin học 6) có thể đưa ra một vấn đề cho các
nhóm thảo luận như sau:
“Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra?”
- Đây là kiến thức không được trình bày cụ thể trong SGK, vì vậy câu hỏi sẽ là
đề tài thú vị để các em tìm tòi và giải quyết. Giáo viên cho các em thoải mái trình
bày quan điểm của mình, vì đây là câu hỏi mở. Sẽ có nhiều ý tưởng được trình bày.
- Hoặc có thể cho các em học sinh cùng tranh luận về một đề tài, ví dụ giáo viên
cho vấn đề sau:

6


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

Ví dụ 2:
“Có 2 quan điểm khi học gõ bàn phím (Tin học 6) như sau: Một quan điểm
cho rằng để gõ nhanh cần phải thực hành gõ nhiều và không quan tâm đến thứ tự
các ngón trên bàn phím”. Quan điểm thứ hai cho rằng để gõ bàn phím nhanh cần
học gõ bằng 10 ngón theo đúng quy tắc. Hai nhóm sẽ phải bảo vệ quan điểm của
mình.
- Như vậy sẽ có nhiều tranh cãi trong vấn đề này, mỗi nhóm sẽ có những lập
luận, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của nhóm mình. Đây cũng là cách để tiếp cận
kiến thức mới rất hiệu quả.
b. Tổ chức thảo luận theo nhóm lồng ghép với các thao tác thực hành trên máy
tính
Lâu nay nhiều giáo viên chúng ta vẫn có quan điểm là những tiết lý thuyết
phải dạy ở lớp, nhưng đối với bộ môn Tin học điều này không hoàn toàn đúng. Vì

một số kiến thức đòi hỏi qua các thao tác trên máy thì học sinh sẽ nắm vững kiến
thức nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Vì thế trong quá trình giảng dạy ở một số tiết lý
thuyết tôi đã tổ chức cho học sinh học tại phòng máy tính để có thể lồng ghép công
việc thực hành trên lớp theo các cách sau:
- Bố trí cho học sinh học tiết lý thuyết ngay tại phòng máy tính, tôi vừa triển
khai kiến thức vừa hướng dẫn học sinh thao tác ngay trên máy để học sinh ghi nhớ
tôt kiến thức. Tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm, tiến hành
kiểm tra tại chỗ trên máy tính.
Ví dụ 3:
- Đối với kiến thức Bảng tính điện tử (Tin học 7) khi dạy phần lập hàm để
tính toán, nếu chỉ “dạy chay” lý thuyết học sinh sẽ rất khó hiểu. Tôi đã hướng dẫn
cho các em vừa biết cách lập công thức hàm vừa thao tác trên máy để tính toán trên
số liệu cụ thể, có kết quả ngay tức thời, qua đó hiệu quả tiếp thu rất cao.
c. Tổ chức thảo luận theo nhóm bằng thiết bị, dụng cụ trực quan
7


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

- Cũng như một số môn học khác, môn Tin học để học sinh nắm vững lý
thuyết thì trong một số tiết dạy lý thuyết giáo viên cần có các dụng cụ, đồ dùng trực
quan, giúp học sinh trực quan, dễ nắm bắt hơn.
* Với tổ chức này tôi đã tiến hành triển khai ở khối 6, cụ thể:
+ Trong chương Hệ Điều Hành: Các bài 9, 10, 11, 12. Tôi đã tiến hành giới
thiệu lý thuyết theo đúng phương pháp kết hợp cho học sinh tìm hiểu sâu các loại,
ứng dụng của các hệ điều hành hiện nay.
+ Trong một số bài giới thiệu về máy tính và phần mềm máy tính, các thiết
bị của máy tính, tôi đã chuẩn bị các thiết bị để giới thiệu đến cho học sinh quan sát,

tìm hiểu thiết bị đó ngay. Ví dụ: Ổ cứng, Ram, CPU, … Làm các em rất hứng thú.
2. Tổ chức thực hiện
Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả thì ngay khi nhận lớp, làm quen học
sinh - ngoài những yêu cầu theo quy chế năm học của nhà trường - Giáo viên nên
có những quy ước cách thức làm việc giữa giáo viên với học sinh, trong đó có quy
ước về hình thức hoạt động nhóm. Không phải tôi đề xuất rằng giáo viên phải thể
hiện cái “tôi” đối với học sinh, nhưng khi đưa ra những quy ước thì về sau khi
giảng dạy việc tổ chức hoạt động nhóm sẽ nhanh chóng hơn, học sinh làm việc có
khoa học hơn; việc xử lý tình huống (học sinh vi phạm những quy ước) cũng hiệu
quả hơn.
Tuỳ theo từng lớp học, từng bài học, từng phần việc cụ thể mà ta có thể chia
hoặc không chia nhóm. Cũng vậy, ta có thể chia theo nhóm hai, nhóm bốn.
a. Nhóm hai
* Đặc điểm
Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động tương đối ngắn, thường dành
cho những công việc (trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành) đơn giản, nhằm
cũng cố những kiến thức cơ bản hoặc đưa học sinh vào thực hành.
* Cách tổ chức
8


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

Cho hai học sinh hợp thành một nhóm, giáo viên giao cho tất cả các nhóm
cùng giải quyết một công việc. Yêu cầu học sinh thảo luận nhanh. Sau đó yêu cầu
một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Từ đó đi đến nêu vấn đề, nếu là dạng câu
hỏi, bài tập nhằm nêu vấn đề hoặc chốt lại vấn đề, nếu là dạng câu hỏi, bài tập cũng
cố.

* Tình huống xảy ra và cách xử lý
Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra các tình huống sau:
- Có một vài học sinh ngồi lẻ bàn (ngồi một mình). Giáo viên không nên cho
những học sinh ngồi lẻ bàn hợp lại thành nhóm hai vì như thế sẽ làm mất thời gian
của các em. Ta có thể cho những học sinh ngồi lẻ này cùng với hai học sinh ngồi
phía sau hợp lại thành một nhóm (nhóm ba). Nếu có học sinh ngồi lẻ ở bàn sau
cùng của dãy bàn thì cho hai học sinh ngồi trên cùng với học sinh ngồi lẻ này hợp
thành một nhóm. Tốt hơn hết, ngay khi ổn định lớp, giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi
cho học sinh theo dự kiến của mình thì sẽ rút ngắn được thời gian khi cho học sinh
tiến hành hoạt động nhóm.
- Có sự bất đồng quan điểm về kết quả của công việc dẫn đến không đưa ra
kết quả chung của nhóm. Trường hợp này rất hiếm xảy ra vì đây là những công
việc đơn giản. Đa số học sinh thực hiện tốt. Nhưng nếu đã xảy ra thì sẽ có ít nhất
một kết quả sai ở nhóm đó. Lúc này, khi kết thúc hoạt động - Giáo viên không nên
phủ nhận ngay kết quả của học sinh mà cần biểu dương học sinh biết bảo vệ ý kiến
của mình nhằm trang bị tính quyết đoán cho học sinh. Sau đó giáo viên nhận xét
đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra đáp án đúng.
b. Nhóm bốn
* Đặc điểm
Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động vừa phải, thường dành cho
những công việc mang tính củng cố kiến thức hoặc vận dụng kiến thức mới. Mức
độ công việc vừa phải, có đôi lúc mở rộng đào sâu.
9


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

* Cách tổ chức

Cho hai học sinh cùng bàn với hai học sinh cùng bàn phía sau hợp thành một
nhóm. Giáo viên nên hướng dẫn cách hoạt động như sau: Mỗi nhóm cử một học
sinh làm nhóm trưởng, một học sinh làm thư ký (nhóm trưởng và thư ký cần luân
phiên cho những hoạt động lần sau nhằm phát huy tính tích cực chủ động của mỗi
học sinh). Cách hoạt động là:
- Thảo luận tìm cách xử lý công việc.
- Biểu quyết.
- Thống nhất kết quả hoạt động.
- Giải tán nhóm.
Giáo viên cần hướng dẫn thêm ngoài việc thảo luận, nhóm trưởng có nhiệm vụ
quyết định kết quả hoạt động của nhóm và thư ký có nhiệm vụ ghi lại đầy đủ kết
quả của hoạt động. Giáo viên nên chia việc cho các nhóm với mức độ như nhau, có
thể dùng phiếu học tập (phiếu ghi sẵn nội dung công việc). Trường hợp có công
việc khó cần giải quyết thì giáo viên nên hướng dẫn cách xử lý trước khi giao việc.
Sau khi hoạt động nhóm xong, nếu là lớp có “lý tưởng” về số lượng học sinh (số
học sinh ít, khoảng từ 25 - 30 học sinh), giáo viên yêu cầu tất cả các nhóm báo cáo
kết quả hoạt động bằng cách dán phiếu học tập lên bảng. Trường hợp nếu lớp có số
lượng học sinh lớn thì với mỗi một công việc giáo viên nên chọn ngẫu nhiên một
hoặc hai nhóm báo cáo kết quả rồi yêu cầu học sinh ở các nhóm nhận xét kết quả
lẫn nhau. Sau đó giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. Cuối
cùng đưa ra đáp án đúng bằng cách treo bảng phụ (đã chuẩn bị sẵn) lên bảng.
* Các tình huống xảy ra và cách xử lý
Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra các tình huống sau:
- Có một số học sinh lẻ nhóm:
+ Nếu lẻ một học sinh thì cho học sinh này cùng với nhóm đó hợp thành
nhóm năm.
10


Trường THCS Xuân Phú


Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

+ Nếu lẻ hai học sinh thì có thể cho hai học sinh này hợp thành nhóm hai nhỏ
trường hợp nhóm hai (đã nói ở trên) hoặc tách hai học sinh này mỗi học sinh cùng
với nhóm khác hợp thành nhóm năm.
+ Nếu lẻ ba học sinh thì cho ba học sinh này hợp thành nhóm ba.
- Có sự bất đồng quan điểm về kết quả.
+ Nếu có một thành viên có ý kiến khác với những thành viên còn lại thì giáo
viên hướng dẫn học sinh biết phục tùng ý kiến đa số nhằm trang bị cho học sinh
biết cách sống tập thể: Phải lắng nghe và phục tùng ý kiến tập thể.
+ Nếu nhóm chia thành hai phần nhóm có ý kiến khác nhau (2 - 2), giáo viên
cần hướng dẫn học sinh biết phục tùng ý kiến của nhóm trưởng.
- Những nhóm hoàn thành công việc trước và đã giải tán, gây ồn ào làm ảnh
hưởng hoạt động của những nhóm còn lại. Giáo viên cần yêu cầu những học sinh
này độc lập giải quyết các công việc của những nhóm khác, để sau khi kết thúc hoạt
động cho các em nhận xét hoạt động của nhóm khác nhằm tạo sự liên kết công việc
của các nhóm với nhau.
c. Nhóm sáu
* Đặc điểm
Hình thức chia nhóm này, có thời gian hoạt động tương đối nhiều, thường áp
dụng cho những tiết thực hành nhằm cũng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
* Cách tổ chức
- Nếu ở phòng thực hành thì việc chia nhóm sẽ rất tiện lợi. Giáo viên chỉ cần
hướng dẫn công việc của các nhóm cần làm.
- Trường hợp không ở phòng thực hành, phải thực hiện tại lớp thì sau khi
hướng dẫn công việc của các nhóm, giáo viên có thể cho ba bàn cùng dãy hợp
thành một nhóm. Với ba dãy bàn, ta có bốn nhóm. Số học sinh còn lại (số thừa ra ở
mỗi dãy) hợp thành một nhóm. Hoặc giáo viên có thể ghép hai dãy bàn lại với


11


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

nhau, ta được hai dãy đôi, mỗi dãy chia làm ba nhóm (hai bàn đôi trên cùng với hai
bàn đôi phía dưới hợp thành một nhóm).
Cần biểu dương những học sinh tích cực, năng động trong công việc và phê
bình những trường hợp thiếu nhiệt tình, thờ ơ trong công việc.
* Tình huống xảy ra và cách xử lý
Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra những tình huống sau:
- Mất nhiều thời gian cho việc chia nhóm (nếu thực hiện tại phòng học). Muốn
rút ngắn thời gian thì ngay tiết học trước, sau khi hướng dẫn về nhà, Giáo viên
hướng dẫn thêm cho học sinh cách bố trí bàn ghế để chuẩn bị tiết thực hành.
- Học sinh không biết cách sử dụng thiết bị hoặc thao tác sai. Trường hợp này,
nếu xảy ra ở nhóm nào thì giáo viên hướng dẫn trực tiếp ở nhóm đó và yêu cầu học
sinh thực hiện lại. Nếu đa số các nhóm không biết cách thực hiện, giáo viên cho cả
lớp ngừng ngay hoạt động, giáo viên làm mẫu một lần sau đó yêu cầu học sinh bắt
đầu thực hiện lại. Khi đó có thể giảm bớt một số yêu cầu của công việc nhằm đảm
bảo thời gian.
IV. Kiểm nghiệm
Qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Khi áp dụng đồng thời các phương pháp trên qua quá trình đứng lớp và tiến hành
kiểm tra đánh giá đa số học sinh ngày càng hứng thú và yêu thích các tiết học lý
thuyết hơn.
- Khơi dậy cho các em có tính tự chủ độc lập trong các hoạt động thực hành, điều
đó chứng tỏ học sinh hiểu và nắm được các thao tác, nắm vững lý thuyết.
- Phát hiện được một số em học sinh có năng khiếu về Tin học nhằm tạo nguồn

cho các cuộc thi có liên quan đến bộ môn Tin sau này…
C. NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Điều cuối cùng là muốn thực hiện tốt điều này, đòi hỏi người giáo viên ngoài
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì phải có trách nhiệm cao, phải có cái
12


Trường THCS Xuân Phú

Tổ chức Hoạt động nhóm trong tiết dạy - học

tâm mang đặc thù của nghề dạy học, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề và yêu
thương học sinh hết mực. Có như vậy chúng ta mới góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ
thành những người lao động làm chủ nước nhà: Có trình độ văn hoá cơ bản, phẩm
chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, thông minh sáng tạo,... Đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là những vấn đề cơ bản mà tôi nghiên cứu và
tìm hiểu được, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, sai lầm mong quý thầy, cô giáo đóng
góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện cho bản thân hơn.

“Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết không sao chép nội
dung của người khác”.
Lời nhận xét và phê duyệt

Xuân phú, ngày 1 tháng 03 năm 2013
Người thực hiện

Bùi Văn Hưng

13




×