Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
MÃ SỐ: T2016 - 19

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI VÙNG CHÈ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: ThS. ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ

Thái Nguyên, năm 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
MÃ SỐ: T2016 - 19

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI VÙNG CHÈ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


Chủ trì đề tài: Ths. Đặng Thị Bích Huệ
Những ngƣời tham gia: 1. Nguyễn Thị Giang
2. Đặng Thị Mai Lan
3. Vũ Thị Hiền
4. Nguyễn Quốc Huy
5. Lành Ngọc Tú
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016
Địa điểm nghiên cứu: Vùng chè Tân Cƣơng - TPTN

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo
viên trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Quá trình nghiên cứu giúp cho mỗi giáo viên có thể nâng cao được kinh
nghiệm thực tế phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của mình.
Để quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân
thành cảm ơn Các Thầy trong BCN Khoa Kinh tế và PTNT cùng các Thầy, Cô giáo
trong khoa đã cùng tham gia và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phúc Xuân, UBND xã Tân Cương - TP.
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên ngày

tháng

năm 201

Chủ trì đề tài


Đặng Thị Bích Huệ


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii
SUMMARY ............................................................................................................ iix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa trong khoa học .......................................................................................2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................2
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................3
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm du lịch ...........................................................................................3
1.1.1.2. Khái niệm cộng đồng .....................................................................................3
1.1.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng .........................................................................4
1.1.2. Các hình thức của du lịch cộng đồng .............................................................6
1.1.2.1. Du lịch sinh thái .............................................................................................6
1.1.2.2. Du lịch văn hóa ..............................................................................................6
1.1.2.3. Du lịch nông nghiệp .......................................................................................6

1.1.2.4. Du lịch bản địa ...............................................................................................7
1.1.2.5. Du lịch nông thôn ...........................................................................................7
1.1.2.6. Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay) ........................................................7
1.1.3. Các điều kiện cần có để phát triển du lịch cộng đồng....................................7
1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng .................................................7
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch ................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................................9
1.2.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới ...9
1.2.1.1. Tại Hàn Quốc .................................................................................................9


iii
1.2.1.2. Tại Namibia ..................................................................................................13
1.2.1.3. Tại Thái Lan .................................................................................................15
1.2.1.4. Tại Indonesia ................................................................................................16
1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ................................18
1.2.2.1. Tại Quảng Ninh ............................................................................................18
1.2.2.2. Tại Lào Cai ..................................................................................................19
1.2.2.3. Tại Thanh Hóa .............................................................................................21
1.2.2.4. Tại Quảng Nam ............................................................................................23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................25
2.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................25

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..........................................................25
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................25
2.4.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................................26
2.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ...........................................................26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................27
3.1. Tổng quan về vùng chè Tân Cƣơng................................................................27
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................27
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ..........................................................................27
3.1.3. Điều kiện xã hội .............................................................................................28
3.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên
...................................................................................................................................28
3.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên .....................................................................28
3.2.1.1. Địa hình ........................................................................................................28
3.2.1.2. Thủy văn .......................................................................................................29
3.2.1.3. Thời tiết, khí hậu ..........................................................................................29
3.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn ...............................................................30
3.2.2.1. Di tích lịch sử, không gian văn hóa .............................................................30


iv
3.2.2.2. Phong tục, tập quán, lễ hội ..........................................................................32
3.2.2.3. Làng nghề truyền thống ...............................................................................34
3.2.3. Tiềm năng về kinh tế ......................................................................................35
3.3. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng,
Thành phố Thái Nguyên .........................................................................................36
3.3.1. Các hoạt động xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông
thôn mới tại vùng chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên ............................................36
3.3.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................36
3.3.1.2. Công tác đào tạo, tập huấn ..........................................................................37
3.3.1.3. Công tác vệ sinh môi trường ........................................................................38

3.3.1.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá .................................................................38
3.3.1.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ du khách ......................................................39
3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch của các hộ điều tra ..............................40
3.3.2.1. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch................................................40
3.3.2.2. Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch .......................................41
3.3.2.3. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch qua hộ điều tra.
...................................................................................................................................42
3.3.3. Các hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa phương ................43
3.3.3.1. Các hoạt động du lịch ..................................................................................43
3.3.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch .....................................................................44
3.3.4. Doanh thu từ du lịch ......................................................................................46
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng
đồng tại vùng chè Tân Cƣơng ................................................................................50
3.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................50
3.4.2. Khó khăn ........................................................................................................51
3.5. Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè
Tân Cƣơng ...............................................................................................................52
3.5.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch .........................................................52
3.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực ...............................................................52
3.5.3. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch ...............................................53
3.5.4. Quy hoạch mở rộng quy mô một số hộ dân sản xuất chè theo hướng phát
triển du lịch...............................................................................................................53
3.5.5. Xây dựng các tuyến du lịch liên kết ..............................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
1. Kết luận ................................................................................................................55


v
2. Kiến nghị ..............................................................................................................55
2.1. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương ....................................55

2.2. Đối với người dân địa phương .........................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
I. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................57
II. Tài liệu tiếng Anh ...............................................................................................57
III. Tài liệu internet.................................................................................................57


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Dân số và lao động một số xã vùng chè Tân Cương năm 2015 ............... 28
Bảng 3.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người .............................................. 30
Bảng 3.3. Một số làng nghề chè truyền thống tại vùng chè Tân Cương ................... 34
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng chè Tân Cương năm 2015 .......... 35
Bảng 3.5: Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra ............... 41
Bảng 3.6: Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra ....... 41
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch ...................... 42
Bảng 3.8: Hoạt động du lịch của các hộ điều tra ........................................................ 43
Bảng 3.9: Tổng hợp 1 số cơ sở lưu trú tại vùng chè Tân Cương ............................... 44
Bảng 3.10: Tổng hợp 1 số nhà hàng tại vùng chè Tân Cương ................................... 45
Bảng 3.12: Thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch ............................................... 47
Bảng 3.13: Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ............................................................ 48
Bảng 3.14: Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch .............................................. 49
Bảng 3.15: Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ......... 50
Bảng 3.16: Một số khó khăn của người dân khi tham gia .......................................... 51


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm viết tắt
BQ


Bình quân

CC
CP

Cơ cấu
Cổ phần

CNH-HĐH
CN-XD

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công nghiệp - xây dựng

DEP
DLCĐ

Cục xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại Thái Lan
Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

DV
ĐH

Dịch vụ
Đại học


ĐVT
KT-XH


Đơn vị tính
Kinh tế - xã hội
Lao động

MEI

Hiê ̣p hội Du lịch sinh thái Indonesia - Masyarakat
Ekowisata Indonesia

NN
OTOP
OVOP
SL
TB
TC- CĐ

Nông nghiệp
One Tambon One Product
One Village One Product
Số lượng
Trung bình
Trung cấp - cao đẳng

TP
UNWTO

USAid

Thành phố
Tổ chức du lịch thế giới
United States Agency for International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
World Health Organization - Tổ chức Y tế thê giới
World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế Bảo vệ
thiên nhiên
Vườn quốc gia

WHO
WWF
VQG

Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt


viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
- Tên đề tài: Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè
Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
- Mã số: T2016 - 19
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đặng Thị Bích Huệ
E-mail:

Tel.: 0989 869 633


- Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ĐH

Nông Lâm Thái Nguyên.
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: xã Tân Cương, xã Phúc Xuân - TP.
Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
1. Mục tiêu:
Tìm hiểu thực trạng về tiềm năng du lịch và mô hình du lịch cộng đồng tại
vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững.
2. Nội dung chính:
- Đánh giá những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng chè Tân
Cương, Thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, TP.
Thái Nguyên.
- Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương,
Thành phố Thái Nguyên.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng
đồng tại vùng chè Tân Cương.
- Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè
Tân Cương.
3. Kết quả chính đạt đƣợc (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội, v.v…).
Xác định được tiềm năng, thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình phát triển du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương. Từ đó giúp người dân
vùng chè Tân Cương có định hướng nhằm thu hút khách du lịch trong quá trình
phát triển mô hình du lịch cộng đồng.


ix
SUMMARY
- Research Project Title: Solution to develop community-based tourism

model in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city
- Code number: T2016 - 19
- Coordinator: MSc. Dang Thi Bich Hue
E-mail:

Tel.: 0989 869 633


- Implementing Institution: Faculty of Economics and Rural Development,
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
- Cooperating Institution(s): Tan Cuong commune, Phuc Xuan commune Thai Nguyen
- Duration: from January 2016 to December 2016
1. Objectives:
Explore the current status of tourism potential and the model of communitybased tourism in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city. On that basis, there are a
number of solutions to attract local communities into tourism, restoring and
preserving traditional cultural values and developing sustainable tourism.
2. Main contents:
- Assessment of natural, economic and social resources in Tan Cuong tea
area, Thai Nguyen city
- Assessment of community tourism potential in Tan Cuong Tea area,
Thai Nguyen
- Development of community tourism model in Tan Cuong tea area, Thai
Nguyen city
- Advantages and disadvantages in building a model of community tourism
in Tan Cuong tea area
- Some solutions to develop the model of community tourism in Tan Cuong
tea area
3. Results obtained:
Identify potential, current status, advantages and disadvantages in the process of
developing community-based tourism in Tan Cuong tea area. This will help the people

of Tan Cuong tea area to orient tourists to develop the model of community tourism.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang tính bền vững, mang lại lợi ích
kinh tế cho cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và cung cấp cho du khách
kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Mục đích của du lịch cộng đồng là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong
cộng đồng được tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển đời sống vật chất và tinh
thần, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng dân
cư địa phương nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn,
giữ gìn những giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Hơn nữa, du lịch
cộng đồng là du lịch dựa vào dân, dân tự làm tức là dân tham gia chịu trách nhiệm
ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án phát triển du lịch của địa phương.
Nhưng trên thực tế, cộng đồng dân cư địa phương ở nhiều mô hình du lịch cộng
đồng chưa có cơ hội để thực hiện hết vai trò của mình trong hoạt động du lịch,
người dân ít có lợi ích trong hoạt động du lịch.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Có tổng
diện tích tự nhiên gần 190km2 với 28 đơn vị hành chính gồm: 19 phường và 9 xã,
dân số trên 35 vạn người với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. TP Thái Nguyên là
cửa ngõ giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc
Bộ. Vị trí và vai trò của Thành phố Thái Nguyên đã được Đảng và Chính phủ xác
định là: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du
lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du Miền núi Bắc bộ. Thành phố
Thái Nguyên có vùng chè đặc sản Tân Cương nằm cách trung tâm thành phố gần
10km về phía Tây, tập trung chủ yếu ở 4 xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu và
Quyết Thắng với diện tích đất trồng chè rộng hơn 1.300ha. Vùng chè đặc sản Tân
Cương được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Nhằm khai thác hết tiềm năng du

lịch của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân và tạo thêm việc làm
cho người lao động vùng nông thôn; tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương
thông qua việc bán các sản phẩm phục vụ khách du lịch, thành phố Thái Nguyên đã
xây dựng mô hình thí điểm về làng du lịch cộng đồng tại vùng chè đặc sản Tân
Cương gắn với mô hình xây dựng nông thôn mới theo chương trình đối tác đô thị và
phát triển kinh tế giữa thành phố Thái Nguyên với thành phố Victoria - Canada. Có
thể nói, xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng là cơ hội mới cho các hộ dân làm
kinh tế theo mô hình kết hợp kinh tế và văn hoá, lấy văn hoá du lịch làm nền tảng


2
cho phát triển kinh tế nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
xây dựng Thành phố Thái Nguyên là thành phố du lịch. Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng
đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng về tiềm năng du lịch và mô hình du lịch cộng đồng tại
vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng chè
Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên
- Xác định được thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè
Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng
tại vùng chè Tân Cương
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong khoa học

- Giúp bản thân vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
- Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá
trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
- Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những
kiến thức còn thiếu cho bản thân.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài giúp các xã vùng chè Tân Cương đánh giá được tiềm
năng, thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển mô hình du lịch
cộng đồng. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp.
- Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập trong
lĩnh vực du lịch cộng đồng và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản
lý tại địa phương.


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi, tích cực của con người. Ngày nay, du lịch
được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp
phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo I.I.Pirojnik (1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về

tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.[5]
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã
đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm cũ “Du lịch là hoạt động về chuyến
đi đến một nơi khác với một trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động
để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.[5]
Có nhiều cách định nghĩa du lịch khác nhau nhưng tựu chung lại “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”. [3]
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những
nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa... của dân cư các
miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát
triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu
quả của
1.1.1.2. Khái niệm cộng đồng
Theo Trung tâm Nghiên cứu và tập huấn Phát triển cộng đồng: “Cộng đồng
là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa


4
bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ
với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”.
“Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc
một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm
người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối
quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc
có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó”
Có thể phân ra 2 loại cộng đồng: Cộng đồng địa lý bao gồm những người
dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá xã hội và

có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung
Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần
nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích,
hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project)
Cộng đồng có thể ở quy mô các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung
chung đến cụ thể. Ví dụ:
- Cộng đồng địa lý như Cộng đồng người Hoa, người Chăm, cộng đồng dân
cư tại xóm X;
- Cộng đồng chức năng như: Hội đồng hương của tỉnh Quảng Ngãi; Cộng
đồng học sinh, sinh viên Việt Nam đang du học tại các nước; Cộng đồng những
công nhân nhập cư tại khu phố A;.. [2]
1.1.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng
Khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Ở Thái Lan khái niệm Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ
là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến
mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du
khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa
phương” (REST, 1997).
Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu
Mỹ - Pachamama đã đưa ra quan điểm như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du
khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối
sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương
kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào
hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức
sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. [7]


5
Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính

trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang
phát triển trên thế giới - Istituto Oikos, Ý đề cập đến nội dung của DLCĐ theo
hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có
lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các
cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường
thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư
duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế
từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và
văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”. [8]
Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo cho rằng: “DLCĐ là
một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi
trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham
gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ
như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các
sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa
phương cũng như các di sản thiên nhiên” [9]
Tại Việt Nam, theo Trần Thị Mai (2005): “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa
các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa
phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án” [1]
Theo Bùi Thị Hải Yến (2012):“DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển
bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong
các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp
tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa
phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt
động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường
du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp
lý của du khách” [4]
Nói tóm lại, khái niệm Du lịch cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có
những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh
thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.


6
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du
lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có
cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng
địa phương.
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông
tin bên ngoài từ du khách.
- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức,
vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho
du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
1.1.2. Các hình thức của du lịch cộng đồng
1.1.2.1. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc
biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp
tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến môi trường.
Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường
có sự tham gia của tất cả các bên liên quan [5]
1.1.2.2. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
Mục đích chủ yếu các khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là nghiên
cứu, tìm hiểu các đối tượng văn hóa như: các di tích văn hóa lịch sử, các công trình
kiến trúc tiêu biểu, các di sản văn hóa, các phong tục, tập quán,... Mục đích chính
của du lịch văn hóa là bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa vào hoạt động du lịch,

truyền bá các giá trị văn hóa bản địa nói riêng và nhân loại nói chung tới khách du
lịch. [5]
1.1.2.3. Du lịch nông nghiệp
Là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái,
trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật đã được
chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn
hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu
hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình
chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du
khách có thể tìm hiểu về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác dùng
thuốc trừ sâu. [5]


7
1.1.2.4. Du lịch bản địa
Du lịch bản địa (dân tộc) đề cập đến loại hình du lịch, nơi đồng bảo dân tộc
thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn
hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch. [5]
1.1.2.5. Du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trong địa bàn nông thôn và khai
thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn ở vùng nông thôn, du khách
được giao lưu với người dân địa phương, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống nông thôn
và tiêu dùng các dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. [5]
1.1.2.6. Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay)
Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch đến tạm thời và
tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của người dân bản địa trong thời
gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa. Du
lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là người dân chính là cơ sở lưu
trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ bổ sung trong
quá trình lưu trú. Khách du lịch thông qua loại hình này có thể khám phá, tìm hiểu,

nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trưng. Du lịch homestay là loại hình hướng tới lợi
ích của cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công bằng trong du lịch, góp phần
bảo tồn tài nguyên du lịch. [5]
1.1.3. Các điều kiện cần có để phát triển du lịch cộng đồng
- Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng: Các tài nguyên văn hóa; tài
nguyên môi trường; lưu trú; phương tiện đi lại; thông tin; dịch vụ cho khách du lịch
tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàn trong vùng du lịch và phụ cận; nguồn nhân
lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại, cấp nước, năng lượng và hệ thống nước thải;
nguồn tài chính,...
- Tiềm năng thị trường: Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công
của phát triển du lịch cộng đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ
của du khách rất cần thiết cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Điều
này giúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể
đến tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng. [5]
1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng
Mọi hoạt động của du lịch đều được thực hiện dựa trên giá trị của tài nguyên
du lịch thiên nhiên văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch


8
vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ
các tiềm năng và tài nguyên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Du lịch mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Tính đa ngành
- Tính đa thành phần
- Tính đa mục tiêu
- Tính liên vùng
- Tính mùa vụ
- Tính chi phí

- Tính xã hội hóa
Ngoài những đặc trưng cơ bản của du lịch, du lịch cộng đồng còn có thêm
một số đặc trưng sau:
- Giáo dục cao về môi trường: Giáo dục môi trường trong du lịch có tác dụng
làm thay đổi thái đội của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị
bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của các dạng tài nguyên du lịch.
- Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì đa dạng sinh
học: Vì du lịch được phát triển trong môi trường có sự hấp dẫn ưu thế về tự nhiên,
văn hóa bản địa đặc sắc. Vì vậy, trong du lịch hình thức, địa điểm và mức độ sử
dụng các dạng tài nguyên phục vụ du lịch phải được duy trì quản lý bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Du lịch cải thiện đời sống,
tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức,
những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào việc quản
lý, vận hành, kinh doanh du lịch. Đó cũng là để người dân có thể trở thành những
người bảo tồn tích cực. Lợi ích của du lịch phải lớn hơn sự trả giá về môi trường,
văn hóa, xã hội có thể nảy sinh trên lãnh thổ du lịch. [5]
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có
nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính vì vậy
mà sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của toàn bộ xã hội.
Phát triển du lịch luôn hướng tới việc đảm bảo được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
- Đảm bảo sự bền vũng về xã hội
Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phải tuân thủ 10 nguyên tắc:
- Một là: Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch hợp lý


9
- Hai là: Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu

chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.
- Ba là: Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Bốn là: Phát triển du lịch phải luôn gắn liền với bảo tồn tính đa dạng tài
nguyên và môi trường
- Năm là: Phát triển du lịch cần chú trọng việc chia sẻ lợi ích cùng cộng đồng.
- Sáu là: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và các đối
tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch.
- Bảy là: Thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng
có liên quan đến việc phát triển du lịch.
- Tám là: Luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong nền
kinh tế thị trường
- Chín là: Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch có trách nhiệm
- Mười là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN
Muốn phát triển du lịch bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc
cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi
trường xã hội. [3]
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới
1.2.1.1. Tại Hàn Quốc
Đảo Nami nằm ở thành phố Chuncheon, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc
khoảng 70km. Đây là hòn đảo xinh đẹp, nổi tiếng gắn liền với sự thành công của bộ
phim “Bản tình ca mùa đông”. Năm 2013, đảo Nami thu hút gần 3 triệu khách du
lịch, trong đó xấp xỉ 1 triệu khách quốc tế. Đây là con số đáng kinh ngạc bởi trên
thực tế, du lịch của hòn đảo nhỏ bé này đã từng có giai đoạn suy thoái, tưởng chừng
không thể vực dậy được.
Việc khai thác đảo Nami được chính thức bắt đầu từ năm 1966 khi công ty
phát triển du lịch KyoungChun được thành lập, lượng khách du lịch thăm quan đảo
tăng đều cho đến năm 1989, tuy nhiên, đến năm 1990 bắt đầu đi vào suy thoái. Từ
năm 2002, công ty tuyên bố cải tạo lại đảo và những nỗ lực trong quá trình tái tạo

lại môi trường du lịch đem lại kết quả là Đảo Nami đã quay trở lại vị trí vốn có của
nó, địa điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc. Hòn đảo này đã cải tạo, phát triển du
lịch bằng cách:


10
* Phục hồi hệ sinh thái
Đảo Nami đã tiến hành việc cải tạo môi trường kể từ sau năm 2002, công ty
KyoungChun đã tiến hành thay cột đèn điện, lắp lại đường dây điện, phá bỏ các
hàng rào, vứt bỏ các thùng rác bẩn, quyết định không tiến hành ký lại hợp đồng khi
các đơn vị thuê đất làm ăn trên đảo hết hạn hợp đồng. Tích cực trong việc cải thiện
môi trường sinh thái với hoạt động mang tên “Cleanup Nami”. Trong 8 tháng, từ
tháng 11 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003, trên tổng diện tích 460 nghìn m2, cứ 10m
công ty lại cho tiến hành đào đất để kiểm tra việc chôn rác thải bất hợp pháp để tiến
hành xử lý. Đồng thời tiến hành xây dựng mô hình quy hoạch cây xanh, ngừng việc
phun thuốc bảo vệ thực vật để tạo thành rừng cây và thảm thực vật xanh mướt rậm
rạp như ngày nay. Ngoài ra, công ty còn tiến hành phá bỏ các chuồng khỉ, nai, gà
vịt..vv của mô hình vườn thú ngày xưa mà thả chúng ra để chúng sinh tồn trong môi
trường tự nhiên vốn có của đảo.
Cùng với Hiệp hội bảo vệ môi trường ở thành phố ChunCheon, Ban quản lý
đảo đã xây dựng trung tâm tái chế tại đảo Nami trên khu đất ngày xưa dùng để đốt
rác thải. Những rác thải có thể tái chế thu được trong quá trình đào xới đất để tìm
lượng rác thải bị chôn bất hợp pháp như nhiều loại bình rỗng, các tấm gỗ ép, gỗ
thải...đã được phân loại và sử dụng vào các mục đích cải tạo môi trường du lịch
khác nhau như làm nguyên vật liệu trong việc cải tạo nhà, thủy tinh nghệ thuật, gốm
nghệ thuật, đẽo gỗ trang trí, làm quà lưu niệm...
Đảo Nami đã thành công khi xây dựng văn hóa tái chế trở thành biểu tượng
của mình qua các sự kiện được tổ chức trên đảo như trưng bày các sản phẩm tại
viện nghệ thuật đảo Nami, lễ hội văn hóa về tái chế..
* Phát triển về lĩnh vực văn hóa

Đảo Nami đã tiến hành thử nghiệm để trở thành một không gian văn hóa nơi
mà văn hóa nghệ thuật được hòa mình cùng thiên nhiên của con sông Bắc Hàn.
Thời kỳ còn là một công viên cây xanh đơn thuần, nhiều kiến trúc trên đảo được sử
dụng như một khu vui chơi giải trí nghỉ ngơi thông thường nhưng sau đó đã có một
chiến lược chuyển đổi mục đích sử dụng các không gian này. Một số tòa nhà trên
đảo đã được tái kiến trúc trở thành khu trưng bày phức hợp với rất nhiều các loại
hình nghệ thuật về văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật khác nhau được trưng bày. Với sứ
mệnh mang ý nghĩa của Unicef đến với mọi người dân trên thế giới, đảo Nami xây
dựng Unicef Hall để trưng bày các bức tranh ảnh với nhiều chủ đề như “triển lãm
ảnh đại sứ thiện chí Unicef”, “triển lãm ảnh cặp sách của trẻ em toàn thế giới” hay
bán những sản phẩm xếp hình đóng góp quỹ Unicef.


11
Trên đảo cũng có khu vực trưng bày riêng về các đạo cụ âm nhạc đại chúng
đầu tiên của Hàn Quốc, ngoài ra còn có khu vực sân khấu biểu diễn với quy mô
nhỏ, sân khấu ngoài trời…để khách du lịch có được những trải nghiệm của riêng
mình về văn hóa âm nhạc đại chúng. Thêm vào đó là những không gian trải nghiệm
nghệ thuật truyền thống như làm giấy gió, khu nhà cổ, phòng trưng bày tranh truyền
thống, nhà hát ngoài trời biểu diễn ca nhạc truyền thống…
Xác định những người làm nghệ thuật là đối tượng khách quan trọng của
mình, đảo Nami tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những vị khách này trong việc nghỉ
ngơi và sáng tạo. Ban quản lý sẽ sử dụng các tác phẩm của họ để trưng bày, cho ra
sách ảnh để quảng bá hình ảnh của đảo nhằm thu hút khách du lịch. Cũng tương tự
đối với các nghệ sĩ biểu diễn trong concert tại đảo, họ được hỗ trợ những điều kiện
tốt nhất và để tham dự được những buổi biểu diễn này thì khách du lịch sẽ tới thăm
đảo Nami. Đã có rất nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại đảo để thu hút khách du lịch
mang tên: “Giấc mộng đêm hè”, “Ngày hội sách thế giới”, “ngày hội biểu diễn của
thanh thiếu niên thế giới”...
* Hợp tác với các Tổ chức quốc tế, hiệp hội và sự tham gia của cộng đồng

Với chiến lược mở rộng hợp tác, liên kết, ban quản lý đã tạo không gian trên
đảo để Hiệp hội Unicef Hàn Quốc, Trung tâm giáo dục môi trường Hàn Quốc,
nhiều cơ quan khác sử dụng. Các cơ quan này tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm
như trại hè đào tạo môi trường, sân chơi văn hóa…các hoạt động trên đã trở nên nổi
tiếng và nhờ đó cũng thu hút được nhiều khách du lịch đến với đảo hơn.
Đảo cũng tổ chức sự kiện trồng cây với sự tham gia của cộng đồng. Năm
2006, với sự tham gia của đông đảo khách tham quan, công ty quản lý đã tiến hành
trồng 400 cây thủy sam và gọi nơi đây là “Sequaia family garden - Rừng cây thủy
sam”, năm 2007 trồng “Rừng cây Nami”, 2008 trồng “rừng cây bách phong”. Trên
mỗi cây sẽ gắn biển tên người tặng, và những người tham gia lễ trồng cây đều được
giấy chứng nhận là công dân nước cộng hòa Nami cũng như được phát hộ chiếu
trọn đời, lễ hội đã gây ấn tượng mạnh cho người dân trong việc nhận thức về bảo vệ
môi trường và cũng đã góp phần tăng hiệu quả quảng bá nhằm thu hút khách du lịch
tới thăm quan nhiều lần nữa.
* Du lịch phim ảnh (Film tourism) và hiệu quả của làn sóng văn hóa
Hallyu Hàn Quốc
Giai đoạn tái sinh của Đảo Nami được rút ngắn đi rất nhiều nhờ thành công
của bộ phim “Bản tình ca mùa đông”. Việc quay phim “Bản tình ca mùa đông” là
hoạt động nằm trong kế hoạch tái phát triển của Đảo Nami. Công ty cổ phần đảo


12
Nami đã hỗ trợ hết mức cho Đoàn làm phim trong thời gian quay phim tại đây. Sự
thành công của “Bản tình ca mùa đông” đã đưa hình ảnh đảo Nami đến với toàn thế
giới. Số lượng khách Châu Á ghé thăm đảo chỉ để được nhìn thấy tận mắt nơi quay
bộ phim mà mình yêu thích tăng vọt và đảo Nami được coi là điểm du lịch tiêu biểu
trong làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu. Ngoài ra, hình ảnh đảo Nami còn hiện
diện trong bộ phim “Khách vãng lai mùa đông”, “Nam và nữ” và một số phim ngắn
quảng cáo khác...
Tuy nhiên, theo Giám đốc công ty cổ phần đảo Nami thì “Nami không phải

được mọi người biết đến vì bộ phim Bản tình ca mùa đông mà Bản tình ca mùa
đông thành công là nhờ có đảo Nami”. Sự hòa quyện giữa môi trường thiên nhiên
cùng không gian nghệ thuật độc đáo chính là giá trị cốt lõi của đảo Nami, là lý do
khiến khách du lịch ngoại quốc đến thăm và tại thời điểm cao trào, số lượng khách
này xấp xỉ 1 triệu người vào năm 2013. Hiệu quả của làn sóng văn hóa Hallyu Hàn
Quốc thời kỳ đầu đã thu hút đông đảo du khách Nhật Bản, Đài Loan đến với đảo,
đến hết năm 2013, đảo Nami thu hút được khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác
nhau, trong đó, chiếm thị phần lớn là: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia,
Hongkong, Indonesia, Philippin, và Việt Nam.
* Liên kết trong khu vực, tuyên bố về Nước cộng hòa Nami
Đảo Nami đã tiến hành xây dựng mạng lưới liên kết quốc tế, không chỉ là
mạng lưới ở Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan…mà còn có chiến lược xây dựng
mạng lưới toàn cầu để quảng bá hình ảnh đến với khách du lịch khắp thế giới. Ban
quản lý đảo Nami đã đàm phán với các cơ quan đại diện của các nước như liên
minh Châu Âu, Phòng công thương tại Hàn Quốc của Pháp, Đức, Đan Mạch… với
kế hoạch tổ chức các sự kiện liên quan trong ngày Quốc khánh tại đảo. Mục đích
của việc tổ chức là khi các khách mời tham dự các sự kiện đó quay trở lại đất nước
của mình, họ sẽ giúp quảng bá hình ảnh của đảo Nami và gửi đi thông điệp mang
tính tích cực về du lịch đảo Nami. Bằng cách tổ chức các sự kiện khu vực, tạo ra các
không gian đậm sắc thái đặc trưng…Đảo Nami đã xây dựng được mạng lưới liên
kết khu vực trong và ngoài nước.
Để vượt lên trên những hiệu ứng do thành công của bộ phim “Winter
Sonata” mang lại, Ban quản lý đảo Nami quyết định đưa ra chiến lược mới với tên
gọi Nước cộng hòa Nami. Đây là mô hình du lịch nghỉ dưỡng quốc tế mô phỏng
một quốc gia du lịch đặc biệt được tuyên bố khai quốc vào tháng 3 năm 2006 và khi
lễ hội sách thế giới lần thứ 2 được tổ chức vào tháng 4 cùng năm, dưới sự tham gia
của các đại sứ từ nhiều quốc gia khác nhau, lễ “khai quốc” đã được tiến hành. Vé


13

vào cửa được thay thế bằng hộ chiếu, khu kiểm tra vé ra vào được gọi là phòng xuất
nhập cảnh, ngoài ra Nước cộng hòa Nami còn có quốc kỳ quốc ca, tiền tệ, tem, chữ
viết riêng.
Thông qua tuyên bố về Nước cộng hòa Nami, Đảo Nami cũng muốn hướng
đến một hình ảnh tươi đẹp và lãng mạn của một thảo nguyên trong lành nơi có sự
hòa hợp giữa môi trường sinh thái và văn hóa nghệ thuật. Sự thành công của “Bản
tình ca mùa đông” và những nỗ lực nhằm xây dựng một điểm du lịch phức hợp kết
hợp giữa văn hóa và môi trường sinh thái thiên nhiên là những điểm đột phá trong
chiến lược quảng bá hình ảnh cho đảo Nami ra thế giới. [6]
1.2.1.2. Tại Namibia
Namibia là thiên đường du lịch dành cho những du khách đam mê khám phá
cuộc sống hoang dã, song không phải ai cũng biết rằng đất nước phía Tây Nam
châu Phi này đã phải nỗ lực rất nhiều để bảo vệ môi trường sống và những loài
động vật hoang dã.
Với mục tiêu đưa loại hình du lịch khám phá cuộc sống hoang dã là mục tiêu
phát triển dài hạn, quốc gia phía Tây Nam châu Phi - Namibia đã thực hiện các cam
kết đầy tham vọng để bảo tồn môi trường sống kể từ khi chính thức thành lập vào
năm 1990.
Namibia với dân số 2,2 triệu người là quốc gia đầu tiên của châu Phi đã viết
vấn đề bảo vệ môi trường sống vào hiến pháp. Hơn 40% đất nước Namibia hiện
đang được thụ hưởng lợi ích từ một số hình thức quản lý bảo tồn động vật hoang dã,
trong đó cộng đồng địa phương được hưởng lợi.
Nhiều loài động vật hoang dã của Namibia đứng trên bờ vực bị de dọa tuyệt
chủng trong những năm 1980 bởi tệ nạn săn bắn trộm động vật hoang dã diễn ra
tràn nan. Tuy nhiên, những tư tưởng cấp tiếp của đất nước này đã khiến cho chính
những “kẻ săn bắn trộm” trở thành những người bảo vệ động vật hoang dã, giúp đảo
ngược vận mệnh của những thành viên cộng đồng và dẫn đến sự gia tăng ổn định
của số lượng động vật hoang dã.
Năm 1983, một nhà bảo tồn có tên Gareth Owen-Smith- một trong những
người sáng lập tổ chức phi chính phủ IRDNC (Integrated Rural Development and

Nature Conservation - Tạm dịch là Tổ chức bảo tồn tự nhiên và phát triển nông
thôn) đã hình thành ý tưởng về hệ thống bảo vệ cuộc chơi (game guard system)
song song với việc chăn nuôi gia súc ở địa phương. Ý tưởng này ban đầu được áp
dụng ở khu vực Kunene của Namibia (trước đây gọi là Damaraland và Kaokoland),
để ngăn chặn nạn buôn bán và săn bắn trộm tê giác đen, voi sa mạc và các loài khác.


14
Theo đó, người dân địa phương được giao trách nhiệm bảo vệ môi trường
sống và động vật hoang dã ở trên địa bàn sinh sống của họ. Vai trò của họ không
chỉ là bắt những kẻ săn trộm, mà còn ngăn chặn nạn săn bắn bất hợp pháp bằng
cách mở rộng bảo tồn, giám sát động vật hoang dã và tuần tra chống săn trộm trong
các lĩnh vực mà họ sinh sống. Mặc dù cách trao quyền cho cộng đồng địa phương
trong việc ngăn chặn tệ nạn săn bắn trộm dường đi ngược lại với tư tưởng chính trị
thời gian đó, nhưng việc này đã đóng góp to lớn cho việc phục hồi số lượng động
vật hoang dã ở phía Tây Bắc Namibia. Sự tham gia tích cực của người dân địa
phương trong công cuộc bảo tồn cũng như chăm sóc những loài động vật hoang dã
đã trở thành một nguồn lực xã hội, kinh tế, văn hóa có giá trị. Sau khi giành được
độc lập vào năm 1990, chính phủ Namibia đã ghi nhận những thành công đạt được
bằng hệ thống này trong việc bảo vệ động vật hoang dã, sau đó đã tranh thủ sự giúp
đỡ của tổ chức IRDNC áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Kinh phí ban đầu để thực hiện ý tưởng đến từ chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ, bao gồm cả IRDNC và WWF, WHO, với USAid, đã đầu tư 48 triệu đô
vào chương trình bảo tồn từ năm 1993. Đến năm 1996, ý tưởng đã trở nên hoàn
thiện hơn: thay vì chỉ trả tiền cộng đồng địa phương để bảo vệ, chăm sóc động vật
hoang dã, chính phủ Namibia đã sử dụng quyền sở hữu như một sự khuyến khích
hình thành các nhóm “cộng đồng bảo tồn”. Theo đó, một cộng đồng địa phương đã
được trao quyền sở hữu đối với các loài động vật hoang dã trên đất của họ.
Ngày nay, đất nước này hiện đang sở hữu số lượng loài báo và tê giác đen
lớn nhất thế giới (trong khi trước đó chúng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng).

Trong một thập kỷ qua, số lượng voi đã tăng từ khoảng 13.000 đến 20.000 con. Ở
phía Tây Bắc của đất nước, nơi số lượng sư tử đã từng bị giảm xuống còn hơn hai
chục, giờ tổng số khoảng 130 con sư tử.
Cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ việc bảo tồn
Khi hệ thống bảo tồn bắt đầu vào năm 1996, đã có bốn khu vực tham gia hệ
thống này, tuy nhiên đem lại nguồn thu nhập không đáng kể. Đến nay, đã có hơn 74
khu vực tham gia vào công cuộc bảo tồn, đem lại thu nhập tổng cộng hơn 4.800.000
đô la. Hầu hết số tiền thu được từ việc liên doanh với các hoạt động kinh doanh du
lịch và tổ chức các hình thức săn bắn cho du khách. Nhiều nhóm cộng đồng bảo tồn
đã sử dụng số tiền này để quay lại đầu tư cho các trường học địa phương của họ,
cung cấp các chương trình hỗ trợ cho các cá nhân nhiễm HIV/AIDS và cải thiện cơ
sở hạ tầng và một loạt các dự án phát triển nông thôn khác…


×