Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.42 KB, 7 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Chủ đề: PHÒNG TRÁNH- GIẢM NHẸ THIÊN TAI
1.Tên tình huống: ĐUỐI NƯỚC Ở HỌC SINH- CÁCH PHÒNG TRÁNH
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
+ Hình thành cho học sinh có kiến thức, kĩ năng về nguy cơ của tai nạn đuối nước,
loại bỏ những hành vi chủ quan, các hoạt động rủ rê chơi đùa hằng ngày thiếu suy
nghĩ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng vững vàng sẵn sàng ứng phó với tình huống
đuối nước và phương pháp cấp cứu người đuối nước và các tình huống khác trong
cuộc sống.
+ Giảm thiệt hại về người và của trong trường hợp thiên tai lũ lụt, tham gia giao
thông đường thủy, tắm sông, làm việc dưới nước...
+ Tập làm quen với nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
3.1. Cơ sở khoa học
Theo Sinh học 6,7,8; Hóa học 8 oxi là chất khí duy trì sự sống của cơ thể con
người và hầu hết các loài sinh vật. Oxi tham gia vào quá trình hô hấp, giúp ti thể trong
tế bào trao đổi chất giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động, đặc biệt nơron thần
kinh não.
Đuối nước là hiện tượng cơ thể rơi vào tình trạng thiếu oxi do nước ngập bộ phận
hô hấp, ngăn cản oxi vào cơ thể, không cung cấp đủ oxi cho quá trình trao đổi chất của
tế bào, làm cho tế bào không thể tạo ra năng lượng cho mình và cơ thể hoạt động để
duy trì sự sống, dẫn đến
Để thực hiện đề tài này chúng em đã vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Địa lí,
Hóa học, Vật lí, Công nghệ, Giáo dục công dân, Thể dục…
3.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay đuối nước là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã cướp đi tính mạng
nhiều người, gây nhiều đau thương, mất mát cho người thân và xã hội. Nạn nhân chủ
yếu lại nằm ở lứa tuổi thiếu niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo thống
kê của các cơ quan chức năng, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 6.000 trẻ em chết vì


tai nạn đuối nước, chỉ sau tai nạn giao thông. Một con số làm nhức lòng các bậc cha
mẹ, thầy cô và các nhà quản lý. Việt Nam là một nước nhiều sông, suối, hồ ao, đập…
lại chịu mưa bão, lũ lụt hàng năm.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Áp dụng kiến thức liên môn:
- Môn giáo dục công dân:
1


Tuyên truyền cho học sinh tự chăm sóc, rèn luyện bản thân, phòng chống tai nạn
đuối nước
- Môn Sinh học- Hóa học: - Đuối nước làm ngạt khí O2, oxi là chất khí duy trì sự
sống của cơ thể con người và hầu hết các loài sinh vật. Oxi tham gia vào quá trình hô
hấp, giúp ti thể trong tế bào trao đổi chất giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động,
đặc biệt nơron thần kinh não.
- Biết được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. Nắm được trình tự các bước tiến
hành hô hấp nhân tạo. Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng
ngực.
- Môn Thể dục: Tập bơi để rèn luyện sức khỏe, phòng chống tai nạn đuối nước
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Nguyên nhân đuối nước
- Nguyên nhân khách quan: Do thiên tai, lũ lụt (Lũ ống, lũ quét, sóng thần..), tai nạn
giao thông đường thủy, bị ngã xuống nước…
- Nguyên nhân chủ quan: Tắm, bơi, nhảy từ cao xuống nước … ; cứu nạn nhân đuối
nước, bơi lặn làm việc trong nước …
2. Hội chứng sau khi ngạt nước
- Giảm oxi máu do nhiều yếu tố
+ Nước vào phế nang gây ra một màng nước ngăn cách sự khuyếch tán oxi qua màng
phế nang với mao mạch.
+ Co thắt phế quản, co thắt động mạch phổi.

+ Tăng sức cản phổi.
- Phù phổi cấp
+ Yếu tố thẩm thấu: nước khi vào phổi đều có thể gây phù phổi cấp.
+ Tăng gánh đột ngột ở thất phải, tăng gánh ở tuần hoàn máu.
+ Giảm oxi tổ chức ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và cơ tim.
+ Niêm mạc phế quản, phế nang bị kích thích do nước bẩn, hóa chất...
- Sau khi đã thở lại và tim đã đập trở lại, nạn nhân vẫn còn bị đe doạ bởi nhiều biến
chứng:
+ Giảm thân nhiệt.
+ Rối loạn thần kinh do mất oxi não như: Lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, hội chứng bó
tháp, co giật.
+ Phù phổi cấp.
+ Trụy mạch.
3. Cách phòng tránh và cứu nạn nhân đuối nước
Trong đời sống ngày nay, có nhiều vấn đề được quan tâm, đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến tính mạng con người, cùng với tai nạn giao thông, bỏng... thì đuối nước

2


cũng là một trong những tai nạn cướp đi sinh mạng nhiều người, đặc biệt ở học sinh.
Mùa hè là thời điểm hay xảy ra tai nạn đuối nước nhiều nhất.
Địa bàn huyện Anh Sơn có 3 con sông lớn chảy qua, gồm: sông Lam, sông Con và
sông Giăng, và chưa kể hàng trăm con suối lớn nhỏ ở hầu khắp các xã. Từ năm 2007
trở về trước, tình trạng đuối nước diễn ra khá thường xuyên, hầu như năm nào cũng
diễn ra trên 10 vụ, gây nên những cái chết thương tâm.
Đối tượng thường bị đuối nước là học sinh Tiểu học và THCS, thời điểm xẩy ra
thường vào dịp nghỉ hè. Đó luôn là day dứt, trăn trở và lo lắng không chỉ của các bậc
phụ huynh mà của cả thầy cô giáo và cộng đồng xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở học sinh, nhưng phần lớn

chủ yếu là do phụ huynh lơi là chủ quan, chưa giám sát chặt chẽ học sinh. Bên cạnh
đó, với điều kiện tự nhiên của nước ta có nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch
chằng chịt, là môi trường không an toàn cho học sinh. Ngay cả những dụng cụ chứa
nước trong gia đình như vại, bể chứa nước…
Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để giảm thiểu tai nạn đuối nước là học bơi.
Có thể học bơi ở các bể bơi như ở Thị trấn, Cẩm sơn, Tường sơn…, hoặc có thể tận
dụng ao, hồ để học bơi cho học sinh, chọn những nơi cạn của ao thành hồ bơi đồng
thời đảm bảo nguồn nước vệ sinh và các điều kiện an toàn khác để cho các học sinh
học bơi.

.

Bể bơi được làm bằng thép, tấm tôn, bạt
chống thấm của thầy Thanh- Sở GD- ĐT

Học bơi ở Thầy Hồng Thái- Cẩm sơn

Các học sinh Trường Tiểu học thị trấn Anh Sơn học
bơi trong chiếc bể mini của thầy Thanh

Học bơi ở Trung đoàn 335- Tường sơn
3


Người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4
bước sau đây:
Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị
sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên
Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an
toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước đẩy
người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Khi chuyển động lên xuống, trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu còn
dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc mồm.

Giải pháp thứ hai là: Khi đi trên tàu thuyền và ở những nơi sông nước thì các bạn
học sinh phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn khi đi lại - đó là một biện pháp tốt để
phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra.

4


Không chỉ thế mà ta còn phải có kỹ năng cứu và sơ cứu người bị đuối nước kịp
thời. Đầu tiên, ta phải vớt được họ lên khỏi mặt nước. Khi đó, ta vẫn cần phải có sự
trợ giúp của những người xung quanh.
Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu hộ
bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì
dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như
can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được.
Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây hoặc một vật gì chắc chắn rồi
ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.
Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám
vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường
hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên
thuyền. Khi không có vật gì trên tay mà một đứa bé đang bị ngụp ở chỗ không sâu
lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nạn nhân bám lấy và kéo vào bờ.
Trường hợp bạn bơi giỏi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi
quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về
phía nạn nhân, đến gần cầm chặt tay áo, tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa

bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật
chắc chắn trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng nút dễ tháo nhất (nhớ chừa
một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân, đưa họ nắm
và kéo vào bờ
Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Lời
nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và
bớt uống nước.
Điều lưu ý các bạn luôn nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải
pháp cuối cùng. Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu
biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng
chết chìm.
Điều quan trọng thứ hai để cứu được nạn nhân đuối nước là cần có những kĩ năng
sơ cứu mới có hiệu quả. Nạn nhân bị đuối nước thì đường hô hấp bị tắc nghẽn do
nước tràn ngập, màng phế nang, màng mao mạch bị tiếp xúc trực tiếp với nước gây ra
tổn thương tại các màng này dẫn đến tình trạng phù phổi cấp. Nạn nhân đuối nước bị
ngạt thở cấp tính sẽ tạo nên hậu quả là không có khí oxy cung cấp cho toàn bộ cơ thể,
đặc biệt mô tế bào não rất nhạy cảm nếu không có khí oxy cung cấp làm cho tế bào
não bị tổn thương nặng. Khi nạn nhân đuối nước không được xử trí cứu nạn và cứu
đuối kịp thời sẽ bị ngừng tim dẫn tới tử vong. Vì vậy sau khi đưa nạn nhân bị đuối
nước vào bờ cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (Ở tư thế dốc
5


ngước đầu) vừa chạy và đặt vào chỗ khô ráo, thoáng khí. Đặt nạn nhân trên mặt
phẳng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra,
một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay ngón trỏ và ngón cái,
sau đó hít sâu đầy lồng ngực, rồi ghé môi sát miệng nạn nhân, thổi hết sức vào phổi
nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. Tiếp tục thổi liên
tục khoảng 12- 20 lần cho đến khi nạn nhân hô hấp được hoặc có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song

với hô hấp nhân tạo theo cách sau: Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn
tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ép vào ngực nạn nhân cho
không khí trong phổi ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
Thực hiện liên tục với 12- 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân ổn định Phối hợp ấn tim
và thổi ngạt theo tỷ lệ 5:1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15:2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này và giữ ấm cho
nạn nhân trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được. Việc
cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất,
quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua việc tìm hiểu kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chúng em rèn
luyện kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
- Học sinh biết được các nguyên nhân tai nạn đuối nước và đề ra các biện pháp làm
giảm thiểu tai nạn đuối nước từ đó tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn
thương tích nói chung và giảm thiểu tai nạn đuối nước nói riêng của mỗi học sinh
chúng em cũng như mỗi người dân Đất Việt, để xây dựng môi trường sống an toàn.
Phòng, chống đuối nước là trách nhiệm của toàn xã hội và cần được triển khai với sự
phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục nhắc nhở về ý
6


thức phòng, chống đuối nước. Vì vậy tập huấn phòng chống đuối nước cho học sinh là
một hoạt động có ý nghĩa, có tính cấp bách để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và
nâng cao kỹ năng sống, khả năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.
- Giúp mỗi người rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống thực tiễn và biết cách vận dụng
kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, cũng như rèn luyện kĩ năng “học đi đôi
với hành”, nâng cao chất lượng học tập./.


7



×