Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân bệnh mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU TUỔI ĐỘNG MẠCH
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS.BS. TRẦN VIẾT AN

CẦN THƠ – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU TUỔI ĐỘNG MẠCH
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH TẠI


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

CẦN THƠ - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Y,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,
và khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện luận văn. Bên cạnh, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy
TS.BS. Trần Viết An đã hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành tốt công trình nghiên
cứu này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cường


MỤC LỤC


Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1 Bệnh lý động mạch vành .................................................................................3
1.2 Lão hóa mạch máu và lão hóa mạch máu sớm ..............................................11
1.3 Tuổi động mạch .............................................................................................13
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................19
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
2.3 Vấn đề y đức ..................................................................................................30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31
3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân bệnh động mạch vành ......................31
3.2 Tuổi động mạch xác định bằng thang điểm Framingham và mối liên quan
giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với tuổi động mạch ...........................32
3.3 Mối liên quan giữa tuổi động mạch với đặc điểm tổn thương động mạch
vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành .......................................................43


Chương 4 BÀN LUẬN ...........................................................................................48
4.1 Đặc điểm chung ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ....................................48
4.2 Tuổi động mạch theo thang điểm Framingham và mối liên quan giữa một số

yếu tố nguy cơ tim mạch với tuổi động mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch
vành ................................................................................................................49
4.3 Mối liên quan giữa tuổi động mạch với đặc điểm tổn thương động mạch
vành ở nhóm bệnh nhân bệnh động mạch vành ............................................61
KẾT LUẬN .............................................................................................................67
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng điểm tính tuổi động mạch theo thang điểm Framingham
PHỤ LỤC 2: Phiếu thu thập số liệu
PHỤ LỤC 3: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACC:

American College of Cardiology
(Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ)

ADA:

American Diabetes Association
(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)

AHA:

American Heart Association
(Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ)

BMI:


Body mass index
(Chỉ số khối cơ thể)

CI:

Confidence Interval
(Khoảng tin cậy)

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ:

Đái tháo đường

ECG:

Electrocardiography
(Điệm tim đồ)

HDL:

High Density Lipoprotein
(Lipoprotein tỉ trọng phân tử cao)

LDL:

Low Density Lipoprotein

(Lipoprotein tỉ trọng phân tử thấp)

NMCT:

Nhồi máu cơ tim

THA:

Tăng huyết áp

TP:

Toàn phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Điểm giảm khẩu kính ....................................................................... 9
Bảng 1.2. Chỉ số Gensini................................................................................... 9
Bảng 1.3. Các kiểu tổn thương ĐMV ............................................................. 10
Bảng 3.1. Phân bố tuổi trong dân số nghiên cứu ............................................ 31
Bảng 3.2. Phân bố giới tính ở nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV........................... 31
Bảng 3.3. Phân bố hút thuốc lá trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ............... 32
Bảng 3.4. Phân bố ĐTĐ type 2 ở bệnh nhân bệnh ĐMV ............................... 33
Bảng 3.5. Phân bố về chỉ số huyết áp tâm thu theo thang điểm Framingham 33
Bảng 3.6. Phân bố tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV................... 34
Bảng 3.7. Phân bố tình hình điều trị THA ở bệnh nhân bệnh ĐMV có THA 34
Bảng 3.8. Đặc điểm HDL trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ....................... 35
Bảng 3.9. Đặc điểm cholesterol TP trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ........ 35
Bảng 3.10. Tuổi động mạch trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV.................... 36

Bảng 3.11. So sánh tuổi thực với tuổi động mạch trong nhóm
bệnh nhân bệnh ĐMV ................................................................... 36
Bảng 3.12. Đặc điểm tuổi động mạch trung bình theo thể
lâm sàng dạng cấp và mạn tính của bệnh ĐMV ........................... 37
Bảng 3.13. Đặc điểm tuổi động mạch trung bình theo
thể lâm sàng của hội chứng vành cấp ........................................... 37
Bảng 3.14. Phân bố tình hình tập thể dục thường xuyên trong nhóm
bệnh nhân bệnh ĐMV ................................................................... 38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tập thể dục thường xuyên và tuổi động mạch 38
Bảng 3.16. Phân bố chỉ số khối cơ thể trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ... 39
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa BMI và tuổi động mạch
trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ............................................... 39


Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tuổi động mạch với thời gian
hút thuốc lá theo gói-năm ............................................................. 40
Bảng 3.19. Mối liên quan thời gian phát hiện bệnh THA với
tuổi động mạch .............................................................................. 40
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 với
tuổi động mạch ở bệnh nhân bệnh ĐMV...................................... 41
Bảng 3.21. Phân bố rối loạn lipid máu ở nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ......... 41
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tuổi động mạch
trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ............................................... 42
Bảng 3.23. Phân bố chỉ số LDL trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV.............. 42
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa LDL với tuổi động mạch ............................... 43
Bảng 3.25. Phân bố số lượng ĐMV tổn thương cần can thiệp ....................... 43
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tuổi động mạch với số lượng nhánh
ĐMV hẹp cần can thiệp ................................................................ 44
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tuổi động mạch với vị trí tổn thương của
ĐMV trái và phải ......................................................................... 45

Bảng 3.28. Mối liên quan giữ tuổi động mạch và vị trí tổn thương
theo từng nhánh ĐMV .................................................................. 45
Bảng 3.29. Phân bố về kiểu tổn thương ĐMV theo ACC/AHA.................... 46
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tuổi động mạch với kiểu tổn thương
ĐMV theo ACC/AHA .................................................................. 46
Bảng 3.31. Điểm Gensini trung bình trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ...... 47
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tuổi động mạch và điểm Gensini
trong nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV ............................................... 47
Bảng 4.1. So sánh kiểu tổn thương ĐMV theo ACC/AHA các nghiên cứu... 64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi theo giới ở bệnh nhân bệnh ĐMV......................... 32
Biểu đồ 3.2. Phân bố vị trí động mạch vành bị hẹp cần can thiệp .................. 44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành .......................................................................... 3
Hình 1.2. Hệ thống chỉ số Gensini ................................................................... 8
Hình 2.1. Luồn Catheter vào lỗ vành trái (a-d), phải (e-g) ........................... 27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành là một bệnh mạn tính, nguyên nhân chủ yếu là do

xơ vữa hệ động mạch. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh động mạch
vành ngày càng tăng. Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu mỗi năm
có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành và là nguyên nhân
tử vong hàng đầu tại Singapore và một số nước Đông Nam Á [3],[23]. Tại Việt
Nam, bệnh mạch vành đang gia tăng rõ rệt. Năm 1991, bệnh mạch vành chỉ
chiếm 3% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, năm 1996 tỉ lệ này là 6,1% và đã
tăng lên đến 9,5% vào năm 1999 [10]. Gần đây nhất, năm 2011, một nghiên
cứu được thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất ghi nhận đến 25,6% bệnh động
mạch vành được điều trị nội trú [4]. Do bệnh mạch vành ngày càng tăng nhanh
nên việc có những phương pháp đơn giản đánh giá nguy cơ tim mạch, chẩn
đoán sớm để điều trị kịp thời và tiên lượng các biến chứng tim mạch đang trở
nên cấp thiết.
Từ những năm 1960, yếu tố nguy cơ tim mạch đã được xem là nguyên
nhân gây bệnh và được quan tâm nhiều trong nghiên cứu Framingham Heart
Study. Năm 2004, nghiên cứu của Yusuf Salim và cộng sự thực hiện trên 52
quốc gia cho thấy hơn 90% trường hợp nhồi máu cơ tim có liên quan đến các
yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được [84]. Năm 2013, Trường môn Tim mạch
Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định giá trị tiên
lượng nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo thang điểm Framingham [38]. Năm
2008, D’Agostino R.B đưa ra khái niệm tuổi động mạch là một chỉ số được tính
toán theo thang điểm Framingham và dựa trên các yếu tố nguy cơ như tuổi,
giới, đái tháo đường type 2, huyết áp tâm thu, hút thuốc lá, HDL và cholesterol
toàn phần. Tuổi động mạch phản ánh mức độ lão hóa của hệ thống mạch máu,
có liên quan đến sự thay đổi về cấu trúc và chức năng mạch máu. Tuổi động


2

mạch càng tăng dẫn đến giảm độ đàn hồi, tăng độ cứng thành mạch và hậu quả
là sự xơ vữa động mạch đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý mạch

vành [33]. Bên cạnh đó, so với tuổi thực của bệnh nhân, tuổi động mạch phản
ánh chính xác hơn mức độ lão hóa của mạch máu và khi mạch máu bị lão hóa
sớm sẽ dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành [63]. Theo nghiên cứu về
xơ vữa động mạch đa sắc tộc, năm 2010 đã chứng minh khi tuổi động mạch
tăng 2 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 10%. Ngoài ra, nghiên cứu
đã cho thấy so với tuổi thực thì tuổi động mạch giúp tiên lượng bệnh động mạch
vành với độ đặc hiệu và độ nhạy cao hơn [58],[60]. Vậy tuổi động mạch là một
phương pháp mới, đơn giản để đánh giá tổng thể các nguy cơ tim mạch, giúp
hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bệnh mạch vành [33]. Tuy nhiên, tại
Việt Nam hiện nay còn rất ít các nghiên cứu về vấn đề này nên chúng tôi tiến
hành “Nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân bệnh mạch vành tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tuổi động mạch bằng thang điểm Framingham và mối liên
quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với tuổi động mạch ở bệnh nhân
bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm
2015-2016.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tuổi động mạch với đặc điểm tổn thương
động mạch vành qua chụp động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch
vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH
Giải phẫu hệ động mạch vành
Hệ thống động mạch vành (ĐMV) thượng tâm mạc gồm ĐMV trái và
ĐMV phải xuất phát từ các lỗ nằm lần lượt ở xoang Valsalva của động mạch
chủ.


Hình 1.1 Giải phẫu động mạch vành (Nguồn Nguyễn Quang Quyền 2006 [15])
Thân chung động mạch vành trái
Thân chung ĐMV trái xuất phát từ xoang Valsalva trái với chiều dài thay
đổi từ 1mm đến 25mm. Động mạch này đi phía sau của đường ra thất trái và
chia đôi thành động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Hiếm khi không có
thân chung ĐMV trái và khi đó động mạch liên thất trước và động mạch mũ
xuất phát từ hai lỗ riêng biệt [15].
Động mạch liên thất trước
Động mạch liên thất trước được chia ra từ thân chung động mạch vành
trái chạy dọc theo bề mặt thượng tâm mạc của rãnh liên thất trước hướng về
phía mỏm tim. Động mạch liên thất trước dài từ 100mm đến 130mm. Các nhánh
chính của động mạch liên thất trước gồm các nhánh động mạch vách và các
nhánh chéo [15].


4

Động mạch vành mũ
Động mạch vành mũ xuất phát từ thân chung ĐMV trái và đi trong rãnh
nhĩ thất sau trái hướng về phía rãnh liên thất sau. Ngoài ra, có khoảng 30% còn
có nhánh trung gian xuất phát giữa ĐMV liên thất trước và ĐMV mũ tạo thành
dạng phân 3 của thân chung ĐMV trái.
Động mạch vành phải
Động mạch vành phải xuất phát từ xoang Valsalva phải và đi dọc theo
rãnh nhĩ thất phải, hướng về điểm tận của tim. Kích thước của ĐMV phải tỉ lệ
nghịch với kích thước của động mạch mũ [15].
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Hoạt động tập thể dục thường xuyên
Các bằng chứng cho đến nay đã chứng minh tập thể dục thường xuyên

ngăn ngừa được các nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu Framingham đã chỉ ra rằng
tử vong toàn bộ bao gồm từ vong tim mạch thì tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt
động thể lực. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện huyết áp, giảm
tình trạng viêm và rối loạn lipid máu, cải thiện đường huyết, tăng nhạy cảm
insulin ở những bệnh nhân đái tháo đường và đặc biệt làm giảm tình trạng viêm
mạn tính, cải thiện sự rối loạn chức năng nội mạch và tính dẻo của hệ thống
động mạch vành bị xơ vữa ở những bệnh nhân bệnh ĐMV từ đó giảm được
biến cố tim mạch [37].
Chỉ số khối cơ thể
Tình trạng thừa cân và béo phì sẽ gây rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy
cơ mắc bệnh tim mạch. Thừa cân và béo phì dẫn đến tình trạng rối loạn lipid
máu, tăng huyết áp, tình trạng đề kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose và
làm bất thường hệ thống đông máu từ đó làm gia tăng tình trạng xơ vữa mạch.
Nghiên cứu Coronary Artery Risk Development in Young Adults đã chúng
minh béo phì làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành với OR=1,3 [72].


5

Hút thuốc lá
Hút thuốc lá được đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ tim mạch
mạnh mẽ. Hút thuốc lá làm cơ tim tăng sử dụng oxy, tăng kết tập tiểu cầu, tăng
nguy cơ hình thành huyết khối, tổn thương lớp nội mạc mạch vành và hình
thành mảng xơ vữa. Nghiên cứu Framingham cho thấy hút thuốc lá làm tăng
10 lần ở nam giới và 4,5 lần ở nữ giới. Nguy cơ phụ thuộc vào thời gian hút, số
lượng thuốc hút mỗi ngày và độ sâu của hít vào. Nghiên cứu Coronary Artery
Surgey cho thấy tử vong 5 năm cao hơn có ý nghĩa giữa người có hút và bỏ
thuốc lá là 22% và 15% [23].
Tăng huyết áp
Chỉ số huyết áp tâm thu làm gia tăng cứng dần thành mạch, làm thay đổi

các đặc tính lý hóa của lớp áo giữa thành mạch dẫn đến tình trạng xơ vữa động
mạch từ đó là nền tảng cho bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu Framingham ghi
nhận mối liên quan thuận tuyến tính giữa chỉ số huyết áp và bệnh động mạch
vành. So với nam thì tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành ở nữ thấp hơn đáng kể.
Nguy cơ mắc bệnh ĐMV đối với huyết áp tâm thu tăng lên khi huyết áp tăng ở
bất cứ nhóm tuổi nào và sự gia tăng này còn dữ dội hơn ở nhóm người cao tuổi
khi so với người trẻ [36].
Đái tháo đường
Đái tháo đường và mức độ tăng đường huyết làm một yếu tố nguy cơ độ
lập với bệnh ĐMV. Tình trạng tăng đường huyết làm gia tăng quá trình viêm
làm gia tăng các phân tử kết dính tế bào từ đó gây rối loạn chức năng nội mô
dẫn đến tạo mảng xơ vữa mạch. Nghiên cứu MRFIT đã ghi nhận ĐTĐ type 2
làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch gấp 3 lần[84].
Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là một trong yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh
ĐMV. Tình trạng rối loạn Cholesterol TP, HDL hoặc LDL đã được xem làm


6

một yếu tố nguy cơ có giá trị tiên đoán cao đối với bệnh ĐMV đặc biệt ở phụ
nữ mạn kinh. Nghiên cứu Framingham đã cho thấy chỉ số HDL tăng mỗi
10mg/dL thì giảm 40% nguy cơ bệnh ĐMV. Bên cạnh đó, triglycerit cũng là
một yếu tố quan trọng, triglycerit làm tăng tình trạng béo phì, không dung nạp
glucose và HDL thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể [65].
Định nghĩa bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành được định nghĩa khi hẹp >50% đường kính động
mạch thượng tâm mạc, tuy nhiên lúc nghỉ và lúc gắng sức có khác nhau. Khi
nghỉ động mạch vành hẹp >70%, khi gắng sức hẹp >45% mới gây giảm tưới
máu ở đoạn xa của động mạch vành bị hẹp (gây triệu chứng đau thắt ngực hay

bất thường trên điện tâm đồ (ECG)) [6].
Thể lâm sàng bệnh động mạch vành
Thể lâm sàng của bệnh ĐMV thay đổi rộng từ cơn đau thắt ngực ổn định,
đến đau thắt ngực không ổn định, hay nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp không ST
chênh lên hay NMCT cấp có ST chênh lên và thiếu máu cơ tim yên lặng. Biểu
hiện lâm sàng chính của bệnh nhân là đau ngực hay chỉ là cảm giác khó chịu
vùng ngực [6],[20].
Đau thắt ngực ổn định
Đau thắt ngực ổn định là hội chứng lâm sàng, biểu hiện là tình trạng khó
chịu ở ngực, cảm giác bóp chặt lấy ngực hoặc nặng ngực do thiếu máu cơ tim
gây ra, thường lan lên cổ hoặc cằm hoặc cánh tay trái nhiều hơn bên phải. Triệu
chứng này gia tăng khi gắng sức hoặc stress tình cảm, giảm đi sau 5 đến 10
phút khi nghỉ ngơi hoặc ngậm nitroglycerin [6],[20].
Thiếu máu cơ tim yên lặng
Thiếu máu cơ tim yên lặng không gây đau chỉ có thể chẩn đoán bằng các
kỹ thuật phát hiện thiếu máu cơ tim và phụ thuộc hoàn toàn vào độ nhạy và độ
chuyên biệt của chúng. Lý do thiếu máu cơ tim mà không gây đau ngực trong


7

đa số các trường hợp có thể do nhiều nguyên nhân: hệ thống gác của ở tủy sống
và có khả năng là mức đồi thị cùng với sự giải mã các tín hiệu ở vùng vỏ não
của các kích thích hướng lên có thể có vai trò chính trong việc tiếp nhận cảm
giác đau. Bệnh nhân có thể được phát hiện dựa trên lâm sàng như: hở van 2 lá,
rối loạn nhịp tim, suy tim [6],[20].
Đau thắt ngực biến thái
Những bệnh cảnh lâm sàng gợi ý đau thắt ngực biến thái: Đau thường xảy ra
lúc nghỉ, thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm hoặc là cùng giờ giấc. Cơn đau
thường ngắn: 2-5 phút và đáp ứng với Nitrat ngậm dưới lưỡi trong vòng 1-2

phút, đau thắt ngực của cơn sau không kéo dài hơn so với những cơn đau trước
đó. Cơn đau ngực có thể xảy ra thành từng nhóm 2-3 cơn vào những giờ sáng
sớm và sau đó thì cả ngày không đau cơn nào. Nghiệm pháp gắng sức thường
âm tính. Biến đối ST chênh lên trong lúc đau ngực bằng ECG 12 chuyển đạo
lúc đau ngực hoặc dùng Holter ECG. Chẩn đoán xác định bằng chụp động mạch
vành có co thắt động mạch vành khi làm nghiệm pháp kích thích [20].
Hội chứng vành cấp
Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng tắc không hoàn toàn động
mạch thượng tâm mạc. Cơn đau thắt ngực không ổn định với ít nhất một trong
3 đặc điểm sau đây: Xảy ra lúc nghỉ (hay gắng sức tối thiểu) và thường kéo dài
trên 20 phút nếu không ngậm nitroglycerin. Đau nặng về cường độ và mới khởi
phát trong thời gian gần đây (thường trong vòng 1 tháng). Cơn đau có xu hướng
gia tăng về cường độ, thời gian hay tần suất so với những cơn đau trước. Khi
bệnh nhân có biểu hiện của một cơn đau thắt ngực không ổn định kèm theo
bằng chứng sinh học về hoại tử cơ tim (gia tăng men tim CK- MB hay troponin
T hoặc I) mà không có ST chênh lên trên điện tâm đồ thì được gọi là nhồi máu
cơ tim không ST chênh lên. Ngược lại, nếu ghi nhận ST chênh lên thì được gọi
là nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên [6],[20].


8

Chụp động mạch vành số hóa xóa nền
Chụp ĐMV là phương pháp thăm dò xâm nhập, được coi là tiêu chuẩn
vàng trong xác định chẩn đoán tắc nghẽn ĐMV do xơ vữa động mạch hoặc do
cơn đau thắt ngực ổn định do co ĐMV, bóc tách ĐMV và qua đó sẽ lựa chọn
được cách điều trị tối ưu nhất [6],[25],[45].
Đánh giá mức độ tổn thương động mạch vành
* Đánh giá mức độ hẹp của tổn thương động mạch vành
Mức độ hẹp ĐMV thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm độ hẹp so

với ĐMV bình thường ngay trước chỗ hẹp [1].
Độ hẹp %=1-

Khẩu kính đoạn hẹp nhất
Khẩu kính đoạn bình thường trước đó

X 100

* Phân loại tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini
Hệ thống thang điểm chỉ số Gensini được xếp hạng thứ tự dựa trên mức
độ hẹp nặng ở 11 đoạn ĐMV [59].

Hình1.2. Hệ thống chỉ số Gensini (Nguồn Grossman and Baim's Cardiac
catheterization angiography and intervention 2001[59])


9

- Giảm khẩu kính
Bảng 1.1. Điểm giảm khẩu kính
Mức độ hẹp

Điểm

25%
50%
75%
90%
99%
100%


1 điểm
2 điểm
4 điểm
8 điểm
16 điểm
32 điểm

Bảng 1.2. Chỉ số Gensini (Nguồn Grossman and Baim's Cardiac catheterization
angiography and intervention 2001 [59])
Vị trí động mạch
Thân động mạch vành

Tính hệ số
5

Động mạch liên thất trước
Đoạn gần

2,5

Đoạn xa

1,5

Vùng mỏm

1

Nhánh chéo 1


1

Nhánh chéo 2

0,5

Động mạch mũ
Đoạn gần

2,5 (3,5)

Đoạn xa

1 (2)

Nhánh bờ

1

Nhánh sau dưới

1

Nhánh sau bên

0,5

Động mạch vành phải


1

Độ nặng tổn thương = ∑

(Số điểm tổn thương x hệ số)


10

* Phân loại tổn thương động mạch vành theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ
Năm 1998, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim mạch Hoa
Kỳ (ACC/AHA) nhận thấy ngoài việc đánh giá mức độ hẹp đường kính thì việc
đánh giá về mặt hình thái của tổn thương hẹp là cần thiết nên đã phân chia tổn
thương hẹp ĐMV thành 3 kiểu A, B, C nhằm mục đích tiên lượng khả năng
thành công và dự phòng được biến chứng của quá trình tái thông ĐMV qua da [45].
Bảng 1.3. Kiểu tổn thương động mạch vành (Nguồn Braunwarld’s Heart
Disease 2014 [45])
Kiểu A
- Thành công cao
>85%
- Nguy cơ thấp

- Hẹp ngắn <1cm
- Đồng tâm
- Vượt qua dễ dàng
- Gập góc <450
- Bờ trơn láng

- Canxi hóa ít hoặc không có

- Không tắc hoàn toàn
- Không hẹp lỗ
- Không ảnh hưởng đến các
nhánh bên lớn
- Không có hút khối

Kiểu B1
- Thành công trung
bình (60-85%)
- Nguy cơ trung
bình

- Hẹp hình ống 1-2cm
- Lệch tâm
- Xoắn vặn vừa phải ở
gần
- Gập góc 45-900
- Bờ nham nhở

- Canxi hóa trung bình hoặc
nặng
- Tắc hoàn toàn <3 tháng
- Hẹp lỗ
- Tổn thương ở chỗ chia đôi,
cần phải có 2 guidewire
- Có vài huyết khối

- Hẹp lan tỏa >2cm
- Xoắn vặn nhiều ở
đoạn gần

- Gập góc >900
- Tắc hoàn toàn >3
tháng

- Không thể bảo vệ nhánh
bên lớn
- Tổn thương ở mảnh ghép
tĩnh mạch bị thóa hóa và
mùn

B2 (≥2 yếu tố)
Kiểu C
- Thành công thấp
<60%
- Nguy cơ cao


11

1.2 LÃO HÓA MẠCH MÁU VÀ LÃO HÓA MẠCH MÁU SỚM
Lão hóa mạch máu
Già đi là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, được thể hiện qua tuổi đời
ngày càng tăng. Nhưng thực tế cho thấy dù cùng số năm tuổi với nhau, nhưng
có người khỏe mạnh, sống lâu, người thì ốm yếu, bệnh tật và qua đời sớm. Xét
trên khía cạnh tim mạch học, tuy ở cùng độ tuổi, nhưng cấu trúc và khả năng
thực hiện chức năng của hệ tim mạch mỗi người là không như nhau, dẫn đến
những nguy cơ và diễn biến khác nhau về bệnh lý tim mạch [63].
Các yếu tố nguy cơ tim mạch đã được xác định rõ ràng gồm: tuổi thực,
giới tính, tăng huyết áp, hút thuốc lá, ĐTĐ type 2, rối loạn lipid máu khi tích
lũy trong thời gian đủ dài sẽ gây tổn thương mạch máu và khi gặp những điều

kiện nhất định xảy ra các bệnh cảnh bệnh ĐMV mà cơ sở sinh lý bệnh là quá
trình xơ vữa động mạch. Trong đó, quá trình viêm với sự phóng thích rất nhiều
hóa chất trung gian (cathecolamine, CRP, Cytokine, VCAM/ICAM…) mà
stress oxy hóa và stress cơ học hay quá trình rối loạn chức năng nội mạc là
những điểm khởi đầu. Vì vậy việc theo dõi và đánh giá chức năng nội mạc hệ
mạch máu có vai trò then chốt trong việc đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV [33].
Hệ thống mạch máu, cũng như các cơ quan bộ phận khác, cũng tuân theo
tiến trình lão hóa tự nhiên. Quá trình này được gọi là lão hóa mạch máu. Trong
quá trình lão hóa mạch máu bình thường có sự thay đổi chậm cấu trúc và chức
năng mạch máu dẫn đến giảm độ đàn hồi và tăng độ cứng của các động mạch
lớn. Quá trình này liên quan với những thay đổi về cấu trúc và sinh hóa phụ
thuộc tuổi, thay đổi lượng elastin và collagen trong thành mạch [31].
Lão hóa mạch máu sớm
Ở nhiều người, song song với quá trình lão hóa mạch máu tự nhiên, có
sự lão hóa bệnh lý của động mạch như xơ vữa động mạch với những sang
thương đặc trưng và sự hình thành mảng xơ vữa trong thành động mạch.


12

Sự lão hóa bệnh lý bắt đầu với hiện tượng tăng bề dày của lớp áo trongáo giữa thành động mạch, đi kèm với bất thường của giãn mạch qua trung gian
nội mô và giảm hoạt tính tiêu sợi huyết [31].
Khi lão hóa mạch máu bệnh lý kết hợp với lão hóa mạch máu tự nhiên,
lão hóa chung của mạch máu sẽ xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn.
Điều này dẫn tới khái niệm lão hóa mạch máu sớm (EVA: Early Vascular
Aging). Những đặc trưng cơ bản của lão hóa mạch máu sớm:
- Tăng độ cứng thành mạch và vận tốc sóng mạch.
- Suy giảm chức năng nội mạc và giảm giãn mạch.
- Viêm mạch mạn tính.
- Làm dày lớp áo giữa và xơ vữa động mạch sớm.

- Làm rối loạn dòng máu chảy trong lòng mạch.
- Rối loạn chuyển hóa glucose và lipid. Tăng đề kháng insulin.
- Tăng stress oxi hóa.
- Tăng calci hóa động mạch.
- Phì đại thành tim trái.
- Tăng thoái hóa mạch máu nhỏ ở tim, não và thận.
Hệ quả của lão hóa mạch máu sớm là sự xuất hiện sớm của những bệnh
tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não như đột quỵ, cơn thiếu
máu não thoáng qua và bệnh động mạch ngoại vi. Sa sút trí tuệ do nguyên nhân
mạch máu với những biểu hiện như rối loạn chức năng nhận thức, trầm cảm,
mất trí nhớ cũng có nguồn gốc từ lão hóa mạch máu sớm [63].
Phòng ngừa và điều trị lão hóa mạch máu sớm
Các tác giả Nilsson, Boutouyrie và Laurent dùng cách chơi chữ khi nói
về phòng ngừa và điều trị lão hóa mạch máu sớm: để ngăn chặn EVA (lão hóa
mạch máu sớm) thì phải nhờ đến ADAM (Aggressive Decrease of


13

Atherosclerosis Modifiers) nghĩa là giảm tích cực các tác nhân làm thay đổi xơ
vữa động mạch [63].
ADAM bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc để điều
chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các biện
pháp thay đổi lối sống như giảm cân, ăn ít muối và các thuốc điều trị tăng huyết
áp (THA), tăng cholesterol toàn phần (TP) và tăng đường huyết có tác dụng
giảm độ cứng động mạch.
Nghiên cứu MRFIT (Multiple Risk Factor Intervention Trial) trong thời
gian theo dõi 16 năm, cho thấy tác động đồng thời lên nhiều yếu tố nguy cơ tim
mạch giúp giảm rõ rệt tử vong tim mạch về dài hạn. Ngay cả ở những người có
tổn thương động mạch tiến triển, ví dụ người bệnh thận mạn giai đoạn cuối, tác

động lên các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng có lợi [84].
1.3 TUỔI ĐỘNG MẠCH
Có thể khẳng định tình trạng lão hóa mạch máu sớm là hệ quả chung của
sự tích lũy các yếu tố nguy cơ được đánh giá qua các thang điểm lượng giá
nguy cơ tim mạch, bản thân nó lại trực tiếp gây ra bệnh cảnh bệnh ĐMV [63].
Đối với các yếu tố nguy cơ, đã có các thang điểm lượng giá giúp cho
công tác dự phòng và tầm soát rộng rãi. Nhưng các thang điểm này khá khó
khăn cho người bệnh tại cộng đồng trong việc hình dung rõ ràng nguy cơ tim
mạch của bản thân do sự phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn.
Đối với bệnh cảnh lâm sàng bệnh ĐMV mạn và hội chứng vành cấp, đến
nay đã có các phương pháp điều trị được khuyến cáo đầy đủ, từ các biện pháp
điều trị ban đầu (nitroglycerin, thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, thuốc chống
đông, thuốc chẹn β giao cảm…) đến biện pháp điều trị đặc hiệu là tái tưới máu
ĐMV (dùng thuốc tiêu huyết khối, can thiệp ĐMV và mổ bắc cầu nối chủ vành cấp). Các biện pháp trên đều cần phải đánh giá về tình trạng của ĐMV
thông qua chụp ĐMV [38].


14

Định nghĩa về tuổi động mạch
Dựa trên những kiến thức về lão hóa sớm, D’Agostino R.B. và cộng sự
(2008) đã đưa ra khái niệm về tuổi động mạch. Tuổi động mạch của một cá thể
được tính toán dựa trên tuổi thực của cá thể và các yếu tố nguy cơ: hút thuốc
lá, chỉ số huyết áp tâm thu, ĐTĐ type 2, cholesterol TP, HDL [33].
Tuổi động mạch là khái niệm đơn giản trong thực hành chăm sóc sức
khỏe ban đầu nhưng nó đã giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ điều trị [54]. Tuổi
động mạch phản ánh mức độ già đi của mạch máu và là một thông số phản ánh
tình trạng lão hóa của động mạch, gây nên do sự tổn thương lớp nội mạc [33].
Phương pháp tính tuổi động mạch
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định tuổi động mạch gồm nhóm

phương pháp không xâm lấn và xâm lấn:
- Các phương pháp xâm lấn: đo vận tốc sóng mạch xâm nhập tại động mạch
chủ (Ao-PWV), và SAC (Systemic arterial compliance) [51].
- Phương pháp không xâm lấn bao gồm: thang điểm Framingham, thang
điểm SCORE, PROCAM, QKD (Q-Wave to diastolic Korotkoff sound), đo độ
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh, Echo tracking, chỉ số gia tăng (Aix:
Augmentation Index) [51].
Tuổi động mạch theo thang điểm Framingham
Thang điểm Framingham được thiết kế dựa trên nghiên cứu thuần tập
Framingham. Đối tượng của nghiên cứu là người Mỹ da trắng. Thời gian theo
dõi 12 năm. Thang điểm được được phát triển qua nhiều năm:
- Năm 1976: thang điểm Framingham đánh giá nguy cơ tim mạch nói chung.
- Năm 1998: thang điểm Framingham đánh giá nguy cơ xảy ra biến cố động
mạch vành.


×