Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chiến lược marketing mix của khách sạn sofitel legend metropole hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.37 KB, 17 trang )

MARKETING

CÂU HỎI:
Chiến lược marketing mix của Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
• Giới thiệu về khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội;
• Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh (khách sạn Melia và
Nikko Hà Nội), có so sánh với chiến lược marketing của khách sạn Sofitel Legend
Metropole Hà Nội.
TT
1
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
5



Nội dung
Giới thiệu về Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường văn hoá - xã hội
Môi trường kinh tế
Môi trường công nghệ
Môi trường tự nhiên
Môi trường ngành
Mô hình 5 lực lượng của Porter
Các đối thủ nhập cuộc tiềm tàng
Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm thay thế
Sức mạnh nhà cung cấp
Sức mạnh của người mua
Phân tích môi trường bên trong
Đội ngũ Lãnh đạo
Nhân sự
Tài chính
Phân tích chiến lược marketing mix
Chiến lược marketing mix của khách sạn Sofitel Legend Metropole
Hà Nội
So sánh với 2 khách sạn : Melia và Nikko Hà Nội
Kết luận

BÀI LÀM:
1



Từ khi Việt nam hội nhập WTO, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và có vị thế
hơn trên trường quốc tế thì xu hướng hợp tác toàn cầu trên nhiều lĩnh vực cùng với tình
hình chính trị ổn định và nhiều chính sách mở cửa của nhà nước, chính phủ đã thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam, đặc biệt là vào ngành du lịch, tạo nên
sự chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường du lịch.
Bắt kịp xu thế chung của trong nước và trên thế giới, hàng trăm khách sạn với đủ
các cấp hạng đã xuất hiện trên thị trường du lịch cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Sự bùng nổ của du lịch kéo theo sự bùng nổ của các cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh Khách sạn. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt phải liên tục đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm dịch
vụ, không ngừng phát triển và tự hoàn thiện các loại hình dịch vụ.
Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường đó, khách sạn Sofitel Metropole
Hà Nội đã không ngừng phát triển, hoàn thiện chiến lược marketing mix của mình nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ trong toàn Khách sạn đồng thời nó thể hiện mối quan hệ của
doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, với thị trường, với khá ch hàng và với
đối thủ cạnh tranh.
1. Giới thiệu về khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
1.1.

Lịch sử hình thành

Khách sạn Metropole Hà Nội là một trong những khách sạn cổ kính nhất thủ đô
Hà Nội. Khách sạn được xây dựng vào năm 1901 có tên là “Grand Metrople Palace”.
Thực hiện dự án này là công ty kinh doanh bất động sản có tên là Societe Francaise
Immobilliere do hai nhà đầu tư người Pháp: Gustave - Emile Dumoutier và Andre
Ducamp sáng lập. Ngay thời điểm đó Khách sạn đã được đánh giá là đồ sộ nhất Đông
Dương.
Năm 1936 khách sạn được hân hạnh đón tiếp danh hề Charlie Chaplin cùng người
vợ mới cưới là minh tinh màn bạc Pau Lette Goddard đến hưởng tuần trăng mật sau khi

tổ chức lễ cưới tại Thượng Hải.

2


Với lịch sử phong phú của thành phố Hà Nội và Việt Nam, Khách sạn có vinh dự
được đón tiếp nhiều người nổi tiếng như: Jane Fond, Stephen Hawking, Oliver Stone,
Graham Greene - một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh (1951), Đan Mạch Princess
Alexandra (2003), Roger Moore - một diễn viên nổi tiếng hoặc Mike Jacques Chirac
(1997 & 2004).
Trong những năm qua Khách sạn còn vinh dự được đón tiếp Chủ tịch các nước:
Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Vua của Malaysia, Hoàng tử Moroco, Công
tước Gloucester, Công tước và nữ công tước của Bedford, các thủ Thủ tướng từ Australia,
Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,Canada, Nigeria, Na Uy và Việt Nam, đoàn doanh
nghiệp quan trọng như Chủ tịch Tổ Chức Thế giới, Diễn đàn Lãnh đạo Châu Á –Âu lần
5, các nhà lãnh đạo Tuần lễ APEC 2006…..
I.2 Quá trình phát triển
Vào năm 1946, khách sạn được nhượng lại cho một người Hoa kiều có tên là Gin
Sinh Hội, ông này chuyển đến ở cố định tại phòng 115 và kiêm luôn chức Tổng Giám
đốc điều hành Khách sạn.
Tháng 3 năm 1992 Khách sạn mở cửa lại với tên gọi Pullman Metropole và nhanh
chóng trở thành ốc đảo duyên dáng trong lòng thủ đô Hà Nội. Opera Wing 1996 khai
trương vào tháng 12, nâng tổng số phòng lên 244.
Vào năm1997, Khách sạn vinh dự được đón đại biểu của 49 quốc gia nói tiếng
Pháp đến thủ đô Hà nội. Trong số khách mời của Khách sạn có Jacques Chirac (cựu tổng
thống Pháp) và cựu Tổng thư ký LHQ Boutros Boutros Ghali. Cũng vào năm đó, Khách
sạn được bình chọn là Khách sạn kinh doanh tốt nhất tại Hà Nội của tạp chí Asiamoney.
Năm 1998, Khách sạn Metropole Hà Nội là địa điểm cho các nhà lãnh đạo gặp gơ
và đàm thoại về Diễn đàn châu Á. Khách sạn được bình chọn là Khách sạn kinh doanh tốt
nhất tại Việt Nam theo Tạp chí Kinh doanh châu Á và các khán giả của truyền hình quốc

tế CNBC Châu Á.

3


Năm 1999, Khách sạn đã nhận được giải thưởng Chất lượng vàng do Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam, cũng như là Khách sạn kinh doanh tốt nhất
tại Hà Nội; giải thưởng do Tạp chí Asiamoney bầu chọn cho sự sang trọng nhất và dịch
vụ tốt nhất tại Hà Nội, Giải thưởng do độc giả của Việt Nam Thời báo Kinh tế tạp chí bầu
chọn.
Năm 2000, Khách sạn lại tiếp tục được bình chọn là Khách sạn kinh doanh tốt
nhất tại Hà Nội theo Tạp chí Asiamoney, Top Ten khách sạn tại Việt Nam do Tổng cục
Du lịch Việt Nam bầu chọn, giải nhất Liên hoan Du lịch tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 990
năm Thăng Long - Hà Nội.
Năm 2001, Khách sạn đã nhận được giải thưởng Khách sạn sang trọng nhất do độc
giả của Tạp chí Kinh tế Việt Nam bình chọn, Top Ten Khách sạn tại Việt Nam theo Tổng
cục Du lịch Việt Nam.
Năm 2004, Một lần nữa là Top Ten Khách sạn tại Việt Nam do Tổng cục Du lịch
Việt Nam bình chọn và được đánh giá là Khách sạn tốt nhất tại Hà Nội theo Tạp chí kinh
doanh du khách châu Á Thái Bình Dương và là Khách sạn sang trọng nhất tại Hà Nội
theo Tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Năm 2005, Khách sạn được xếp vào danh sách vàng của tờ Condo Nast tạp chí
Mỹ Traveller và đồng thời được trao tặng danh hiệu Khách sạn sang trọng nhất tại Hà
Nội do độc giả của Tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
Năm 2006, Khách sạn được trao tặng giải thưởng là một trong 500 Khách sạn tốt
nhất trên Thế giới do độc giả của tạp chí Mỹ Travel & Leisure bình chọn; Top Ten Khách
sạn tại Việt Nam bởi Hiệp hội Du lịch Việt Nam .
Năm 2009, Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội nổi tiếng ở Việt Nam là khách
sạn đầu tiên trên toàn thế giới nằm trong danh mục đầu tư Khách sạn Sofitel được mang
nhãn hiệu “Legend” thuộc nhóm Khách sạn của Pháp. Khách sạn đoạt giải nhất về kinh

doanh Khách sạn tại Hà Nội theo Tạp chí kinh doanh châu Á Thái Bình Dương Traveler
bình chọn, Top 10 về Khách sạn hội nghị tốt nhất tại Hà Nội theo Tạp chí Smart Travel
Asia bình chọn, Top 400 Khách sạn tốt nhất theo Tạp chí Forbes của Mỹ và Khách sạn
sang trọng nhất tại Hà Nội theo Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
Năm

4


2010, Khỏch sn ginh c gii thng l Khỏch sn tt nht ti H Ni Reader's
Choice Award theo Tp chớ DestinyAsian bỡnh chon, c xp vo trong danh sỏch vng
cu Tp chớ du lch Condo Nast v l Khỏch sn tt nht 2010 theo tp chớ My Travel &
Leisure bỡnh chon.
Hin nay, Khỏch sn cú tng 364 phũng vi trang thit b hin i. Bao gm 3 nh
hng, 3 quy bar, mt b bi ngoi tri, cõu lc b sc khe, khu massage v Spa sang
trong nht ụng Nam A.
1.3. S ụ h thng t chc v iu hnh ca Khỏch sn Sofitel Metropole H
Ni
Th
kớ

Tổng Giám
Đốc
Phú tng
giỏm c

Bộ
phận
Nhân


Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Đặt
Phòng

Bộ
phận
kinh

Bộ
phận
Tài

Bộ
phận
Lễ Tân

Bộ phận
Thực
phẩm-Đồ
Uống

Th
kớ

Bộ
phận

Buồng

Bộ phận
Bảo Vệ

Bộ
phận
kỹ

Banquet

Buồng

Lễ Tân

Bộ phận
Bếp

Giặt


Kế toán
Tổng

Quan hệ
khách
hàng

Kế toán
các nhà

hàng

Linen

Quản

máy
tinhd

Tổng Đài

Club Floor
Kế toán
các nhà
hàng

Business
Center
5Health
Club


2. Phân tích môi trường bên ngoài

2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật
Hệ thống pháp luật, pháp lệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch,
của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch và khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia phát triển du lịch.
Môi trường chính trị ổn định là yếu tố quan trọng và là điều kiện hấp dẫn thu hút

khách du lịch quốc tế.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ hiện nay của các khách sạn trên địa bàn cả nước nói
chung và thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ là một đe dọa với các khách sạn vì điều này sẽ làm
tăng sự lựa chọn của khách hàng, buộc các khách sạn phải có trách nhiệm hơn về chất
lượng dịch vụ, an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, ….
2.1.2. Môi trường văn hóa – xã hội
Du lịch là một nhu cầu thiết yếu của con người khi xã hội phát triển, công việc
căng thẳng, nhiều áp lực. Xu hướng hiện nay là thị trường du lịch Việt Nam ngày càng
đón thêm nhiều khách quốc tế trong khi người dân Việt Nam lại thích đi nước ngoài du
lịch.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú và khó tính của khách du lịch thì các
khách sạn cần nghiên cứu, tìm hiểu các dịch vụ mới, phù hợp với thị hiếu, văn hóa của
từng vùng, từng quốc gia.
Thị trường khách tại khách sạn Metropole chủ yếu là khách đến từ Pháp và các
nước Châu Âu: 50% khách Pháp, 30% khách Châu Âu, 15% khách Châu Á, 5% khách
nội địa.
Mục đích khách đi du lịch chủ yếu là :
-

Khách đi du lịch thuần túy

-

Khách đến làm việc

6


-


Khách đến ký kết hợp đồng

-

Khách đến khảo sát thị trường

-

Khách kết hợp giữa công việc và du lịch
Đối tượng khách : Thường là khách đến riêng lẻ và khách đi theo đoàn của các

công ty du lịch.
Nắm bắt được yếu tố này, đây sẽ là cơ hội cho các nhà marketing đưa ra các chính
sách kinh doanh phù hợp, thu hút khách du lịch.
2.1.3. Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Dự đoán vào năm 2012 tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là 6%.
Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm từ 2005 – 2007 tương đối cao,
nhưng từ năm 2008 – 2009 thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm
chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của Nhà nước. Theo dự đoán mới nhất vào năm
2012 mức tăng trưởng kinh tế VN sẽ giảm ở mức 6%.
Kinh tế tăng trưởng thấp dẫn đến chi tiêu của khách hàng ít hơn, khách sạn phải tìm
hiểu, nghiên cứu, đổi mới phương thức kinh doanh để đảm bảo được lợi nhuận.
Mức lãi suất:
Lãi suất cơ bản vào năm 2008 dao động mạnh từ 14% - 8.5%, năm 2009 là 7% và lãi
suất cơ bản hiện nay là 8%.
Với lãi suất cơ bản hiện nay là 8% thì lãi suất trần là 12%, điều này gây khó khăn
cho các DN trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh, …
Lạm phát:
Lạm phát ở Việt Nam cao. Mức lạm phát năm 2007 là 16.33%, năm 2008 là

22.97%, năm 2009 là 6.88%, năm 2010 là 11.75%, năm 2011 là 18.6%. Theo dự báo thì
mức lạm phát năm 2012 ở VN sẽ « hạ nhiệt » và ở mức dưới 2 con số.
Lạm phát vẫn ở mức cao, giá cả các mặt hàng vẫn tăng, người tiêu dùng cố gắng cắt
giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm. Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây
khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.
2.1.4 Môi trường công nghệ

7


Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi, đối với các khách sạn
thì công nghệ tập trung vào các thiết bị hội nghị, hội thảo; chế biến thực phẩm; nội thất
phòng nghỉ.
Điều quan trọng là Khách sạn luôn luôn cập nhật các trang thiết bị tối tân nhất,
hiện đại nhất để phục vụ nhu cầu của khách, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt mà không
phải khách sạn nào cũng có khả năng đầu tư.
2.1.5 Môi trường tự nhiên
Các vấn đề toàn cầu hiện nay gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh
của các khách sạn như:
- Môi trường ô nhiễm: lượng khí và chất thải công nghiệp do các công ty thải ra
môi trường ngoài là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Các thị trường du lịch xanh, sạch
và thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người ưa thích, ủng hộ.
- Chi phí năng lượng ngày càng gia tăng: vì vậy các khách sạn trong ngành cần tìm
kiếm nguồn năng lượng mới thay thế, vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.
2.2 Môi trường ngành – Mô hình 5 lực lượng của Porter
2.2.1 Các đối thủ nhập cuộc tiềm tàng
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có hơn 200 khách sạn đủ mọi cấp hạng; riêng khách
sạn 5 sao có khoảng 10 cái như Khách sạn Nikko Hà Nội, Khách sạn Hà Nội Horison,
Khách sạn Hà Nội Daewoo, khách sạn Sofitel Metropole Hotel, Khách sạn Melia Hà Nội,
Hilton Opera Hotel, Sofitel Plaza Hotel, …. Các khách sạn này đã trở nên quá quen thuộc

với khách du lịch, thương gia, … trong và ngoài nước. Với các đối thủ cạnh tranh kịch
liệt trong ngành tạo nên một rào cản nhập ngành với các đối thủ tiềm tàng. Trong tương
lai, ngành du lịch sẽ phát triển mạnh hơn nữa nên sẽ có nhiều các nhà hàng, khách sạn
hơn nữa và chất lượng dịch vụ cũng như giá cả sẽ cạnh tranh hơn. Điều này cũng là cơ
hội cho các khách sạn khẳng định vị trí của mình trong lòng khách hàng.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

8


Trong thị trường du lịch, ngành khách sạn có các tên tuổi như: Khách sạn Nikko
Hà Nội, Khách sạn Hà Nội Horison, Khách sạn Hà Nội Daewoo, khách sạn Sofitel
Metropole Hotel, Khách sạn Melia Hà Nội, Hilton Opera Hotel, Sofitel Plaza Hotel,
Fortuna, Bảo Sơn, … Trong đó nổi bật với các khách sạn 5 sao là Sofitel Metropole Hà
Nội, Daewoo, Melia, Hilton. CHính vì có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nên sự cạnh
tranh giữa các khách sạn trong ngành là cao. Các khách sạn không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ, cập nhật các trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới, bổ sung nhiều dịch vụ
còn thiếu nhằm thu hút khách hàng.
2.2.3 Sản phẩm thay thế
Áp lực chủ yếu của các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các
sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác như
môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa các sản phẩm thay thế.
Đây là những điều kiện bất lợi đối với ngành.
Hiện nay, các dịch vụ có thể thay thế được sản phẩm trong ngành đó là: thay vì đi
du lịch hay đi nghỉ thì khách hàng có thể ở nhà chăm sóc thảm cỏ, đi bơi ở bể bơi, ....
Điều này ảnh hưởng đến thị trường của ngành du lịch nói chung và các khách sạn cao cấp
nói riêng.
2.2.4 Sức mạnh nhà cung cấp
Có một số thực phẩm, trang thiết bị không có sẵn trong nước, phải nhập khẩu từ
nước ngoài, vì vậy các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài có thể gây khó dễ cho các

đơn vị trong ngành. Nhưng đối với ngành kinh doanh khách sạn lâu năm, đặc biệt là các
khách sạn có tiếng thì mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp đã được thiết lập từ lâu,
bền chặt. Hơn nữa, các khách sạn mua nguyên liệu từ các nguồn khác nhau nhằm tránh
rủi ro, …. Vì vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp không cao.
2.2.5 Sức mạnh của người mua

9


Ngành dịch vụ khách sạn phục vụ cho các đối tượng khách hàng là khách đi du
lịch thuần túy, khách đến làm việc, khách đến ký kết hợp đồng, khách đến khảo sát thị
trường, khách kết hợp giữa công việc và du lịch. Các khách sạn hiện nay trên thị trường
cũng rất nhiều. Người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn giữa các khách sạn và
với sự ra đời của các pháp lệnh bảo vệ quyền hợp pháp của khách hàng trong ngành du
lịch thì năng lực thương lượng của người mua ngày càng được nâng cao hơn so với trước
đây. Khách hàng sẽ yêu cầu được cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, văn minh
hơn, đảm bảo thân thiện với môi trường và giá cả hợp lý hơn.
3.

Môi trường bên trong

3.1 Đội ngũ lãnh đạo
Nhìn vào lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Sofitel Metropole
Hà Nội, chúng ta có thể thấy là khách sạn có một đội ngũ các nhà lãnh đạo xuất sắc, có
kiến thức chuyên môn về ngành du lịch, khách sạn cũng như khả năng kinh doanh, thiết
lập chiến lược tài tình. Một thời gian ngắn sau khi xây dựng và đi vào hoạt động, các nhà
quản lý khách sạn đã tạo dựng được tên tuổi cho khách sạn Metropole với khách hàng
trong và ngoài nước.
Sự phát triên không ngừng, chất lượng dịch vụ hàng đầu cùng với những thành công
được các tạp chí nổi tiếng trên thế giới công nhận đã thể hiện năng lực quản lý và tầm

nhìn của các nhà lãnh đạo khách sạn qua các thời kỳ.
3.2 Nhân sự
Toàn bộ khách sạn có khoảng 609 nhân viên có chuyên môn thuộc các Bộ phận Nhân sự,
marketing, lễ tân, kế toán, ăn uống, buồng, bếp, kho, kỹ thuật, bảo vệ, masage và spa,
giặt là. Lãnh đạo khách sạn gồm Tổng giám đốc, Phó tổng Giám đốc, các Giám đốc Bộ
phận và thư ký giúp việc cho các lãnh đạo Tổng và Phó Tổng.
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thì tất cả đội ngũ nhân viên đều
được tuyển dụng cẩn thận với tinh thần trách nhiệm cao. Đây là những nhân viên chuyên
nghiệp, có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực ngành du lịch, khách sạn.
3.3 Tài chính

10


Tình hình kinh doanh của Khách sạn chịu sự trực tiếp quản lý của người Pháp tập đoàn ACCOR trên thế giới. Như vậy để đánh giá và phân tích kết quả kinh doanh
cũng như tình hình tài chính của Khách sạn trong thời gian qua, ta so sánh kết quả kinh
doanh của năm 2009 và năm 2010 qua số liệu dưới đây.
So sánh
TT

1

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng doanh thu
Doanh thu lưu trú
Tỉ trọng
Doanh thu ăn uống


USD
USD
%
USD

Tỉ trọng

%

Doanh thu các dịch
vụ khác
Tỉ trọng

USD
%

Năm 2009

Năm 2010

21,235,464
10,364,647
48.81
9,253,636

24,958,545
12,375,585
49.58
10,263,733


năm 2009- 2010
+/%
3,723,081 117.53
2,010,938 119.40
0.77%
1,010,097 110.92

43.58

41.12

-2.46%

1,617,181
7.61

2,319,227
9.3

702,046
1.69%

143.41

13,948,595
7,459,565
5,338,847
1,150,183
650

495
155
1,638,000

14,988,856
8,143,637
5,538,584
1,306,635
664
520
144
1,992,000

1,040,261
684,072
199,737
156,452
14
25
-11
354,000

107.46
109.17
103.74
113.6
102.15
105.05
92.90
121.61


Tổng chi phí

USD

4

Chi phí lưu trú
Chi phí ăn uống
Chi phí dịch vụ khác
Tổng số lao động
LĐ trực tiếp
LĐ gián tiếp
Tổng quỹ lương

USD
USD
USD
Người
Người
Người
USD

5

Tiền lương bình quân USD/Ng/Th

6

Thuế thu nhập


USD

210
250
40
1,821,717.25 2,492,422.25 670,705

7

Lợi nhuân sau thuế

USD

5,465,151.75 7,477,266.75 2,012,115 136.82

2

3

119.05
136.82

Qua bảng thống kê trên ta thấy tình hình kinh doanh của khách sạn năm 2010 so
với năm 2009 là hiệu quả hơn rất nhiều. Điều này đã đem lại một nguồn lợi nhuận rất
lớn cho khách sạn. Vì vậy phúc lợi của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên đáng
kể so với năm 2009.
Tóm lại, khách sạn Sofitel Metropole có tình hình tài chính thuận lợi, đảm bảo
việc đầu tư và phát triển thêm các dịch vụ cũng như trang thiết bị mới. Ngoài ra, khách


11


sạn cũng có khả năng kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm tạo
cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác giữa các bên.
4. Chiến lược marketing mix

4.1 Chiến lược marketing mix của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
• Chính sách sản phẩm:
Nói tới kinh doanh Khách sạn thì điều đầu tiên phải đề cập đến là kinh doanh lưu
trú. Nó chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều lần so với các loại hình kinh doanh
dịch vụ khác, cũng chính vì vậy mà hoạt động của Khách sạn gần như bị chi phối bởi
hoạt động này.
Song với việc đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ lưu trú đã giới thiệu trên đây,
Khách sạn Metropole có khả năng cung cấp một số dịch vụ bổ sung khác trong đó phải
kể đến các sản phẩm ăn uống do bộ phận nhà hàng đảm nhiệm. Với danh mục các món
ăn rất đa dạng của Việt Nam và quốc tế cùng với trang thiết bị cơ sở vật chất sang trọng,
cộng với sự nhiệt tình chu đáo của đội ngũ nhân viên, nhà hàng Khách sạn Metropole có
thể đem lại cho khách hàng những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị. Cùng lúc đưa vào sử
dụng những sản phẩm trọn gói như sản phẩm trọn gói với khách công vụ, sản phẩm trọn
gói với khách trong dịp đi du lịch, sử dụng sản phẩm độc đáo, sản phẩm chăm sóc đặc
biệt, ….
• Chiến lược giá:
Khách sạn Metropole có thể nói là Khách sạn có mức giá cao nhất so với tất cả các
Khách sạn khác trong thủ đô Hà Nội kể từ dịch vụ ăn, uống, đến ngủ nghỉ, rồi thuê phòng
họp hội nghị, hội thảo, cưới xin … nhưng không vì thế mà không thu hút được lượng
khách lớn đến với Khách sạn. Khách đến với Khách sạn nhiều như vậy là vì chất lương
dịch vụ và chất lượng phục vụ đều hoàn hảo và đáp ứng được hầu như hết về thị hiếu, sở
thích và nhu cầu về ăn, ở, ngủ nghỉ … của khách. Khách sạn sẽ đưa ra chiến lược về tăng
giá hay giảm giá theo từng mùa vụ. Với mùa cao điểm Khách sạn có thể tăng giá từ một

phòng bình thường nhất từ 120 USD lên đến 180 USD, còn phòng cao nhất từ 1000 USD
lên đến 1800 USD cho phòng dành cho Tổng thống. Với phương châm giảm giá nhưng

12


không giảm chất lượng, đồng thời để tạo cho sản phẩm dịch vụ của Khách sạn có một vị
trí cao trên thị trường nên chiến lược giá mà doanh nghiệp đang áp dụng đó là chiến lược
định giá cao hơn giá thị trường. Họ chỉ quan tâm tới vấn đề chất lượng, còn giá chỉ là yếu
tố thứ hai. Vì vậy đem việc định giá cao để định vị sản phẩm dịch vụ ở mức chất lượng
cao với phân đoạn thị trường khách du lịch là điều nên làm.
• Chiến lược phân phối:
Song song với việc hoàn thiện, đổi mới về chủng loại sản phẩm dịch vụ, xây
dựng chính sách giá tối ưu thì trong chiến lược Marketing - mix của mình Khách sạn
còn phải lựa chọn và quyết định các phương pháp khác sao cho hiệu quả nhất. Do việc
xác định thị trường mục tiêu là đối tượng khách du lịch quốc tế nên việc bán trực tiếp các
sản phẩm dịch vụ mà không qua khâu trung gian nào là rất khó có thể thực hiện được.
Chính vì vậy mà việc tạo lập các mối quan hệ với các Công ty du lịch, lữ hành trong và
ngoài nước được Khách sạn hết sức quan tâm, bởi đây là nguồn cung cấp khách chính
cho Khách sạn.
• Chính sách quảng cáo:
Để xúc tiến và đẩy mạnh tốc độ bán các sản phẩm dịch vụ đồng thời khắc sâu
hình ảnh của Khách sạn trong tâm trí khách hàng, trong chiến lược quảng cáo khuếch
trương Khách sạn sử dụng, phối hợp các chính sách như: quảng cáo, bán trực tiếp, quan
hệ công chúng, khuyến mại .... Mặc dù ít xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhưng nhắc đến tên khách sạn Sofitel Metrople thì không một khách du lịch hay
công ty lữ hành nào là không biết và không giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp để cho
vào cẩm nang của mình. Chính sách quảng cáo chủ yếu của khách sạn chính là truyền
miệng thông qua chất lượng dịch vụ cao. Khách sạn luôn cập nhật các công nghệ, dịch vụ
mới để bổ sung cho danh sách các dịch vụ của mình, luôn lấy việc nâng cao chất lượng

phục vụ là nhiệm vụ sống còn nhằm khẳng định thương hiệu và thu hút khách hàng.
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường du lịch thì chiến lược,
chính sách quảng bá dựa trên chất lượng phục vụ của khách sạn là hoàn toàn hợp lý và
hiệu quả.
4.2 So sánh chiến lược marketing mix của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội với
khách sạn Melia và Nikko Hà Nội

13


STT Khách sạn Sofitel Metropole
1

Khách sạn Melia

Khách sạn Nikko

Chính sách sản phẩm
Tập trung vào sản phẩm dịch

Tập trung vào các dịch vụ hội Tập trung vào dịch vụ

vụ là lưu trú. Ngoài ra còn

nghị, hội thảo, tổ chức tiệc.

chính là lưu trú.

chú ý vào dịch vụ ăn uống,
2


các sản phẩm trọn gói.
Chính sách giá
Giảm giá cho khách dự hội Chính sách giá linh hoạt,
Tăng, giảm giá theo từng mùa
vụ. Giảm giá nhưng không
giảm chất lượng và khách sạn
áp dụng chính sách định giá
cao hơn giá thị trường

nghị, hội thảo, không lưu trú phong phú ứng với từng
qua đêm.

loại phòng.

Giảm giá cho khách đoàn, cho Có chính sách giảm giá
mùa vắng khách và khách trong mùa thấp điểm đồng
hàng thường xuyên.

Mức giá áp dụng thời gian doanh thu từ hội nghị, hội
dài, ít thay đổi giá.

3

thảo.

Chiến lược phân phối
Bán sản phẩm thông qua các
công ty du lịch, lữ hành trong
và ngoài nước


4

thời vẫn tận dụng được

Tập trung bán sản phẩm cho Tập trung bán sản phẩm
thị trường khách MICE.

cho khách Nhật Bản và thị

Bán dịch vụ qua internet

trường khách MICE.
Bán dịch vụ qua internet.

Chính sách quảng cáo
Quảng bá hình ảnh khách sạn

Quảng bá hình ảnh và các sản Quảng bá hình ảnh và các

bằng cách áp dụng phối hợp

phẩm thông qua mạng internet sản phẩm thông qua mạng

các chính sách quảng cáo, bán và khách hàng tham dự hội internet, khách của các
trực tiếp, quan hệ công chúng, nghị, hội thảo.

công ty Nhật Bản và

khuyến mại; chất lượng dịch


khách hàng tham dự hội

vụ cao và giá cao …

nghị, hội thảo.

Nhìn vào bảng so sánh ở trên, ta thấy là các khách sạn 5 sao đều có các chính sách rất rõ
ràng cho chiến lược marketing mix. Hầu hết các khách sạn đều tập trung vào sản phẩm
dịch vụ lưu trú. Đây được xem là tài sản cố định và có thể tận thu để giảm chi phí. Khách

14


sạn Sofitel Metropole và khách sạn Nikko đều chú trọng vào loại sản phẩm này, riêng
khách sạn Melia có thuận lợi là ở khu trung tâm sầm uất của Thủ đô Hà Nội và không có
được thế mạnh về các loại phòng như 2 khách sạn kia nên chiến lược về sản phẩm của
khách sạn là tập trung vào các hội nghị, hội thảo và tổ chức tiệc. Về chính sách giá, khách
sạn Sofitel và Nikko có chính sách linh hoạt và nhạy bén về giá cho các loại phòng và
mùa thấp điểm, cao điểm trong khi khách sạn Melia lại thường duy trì mức giá trong một
thời gian dài và ít giảm giá hơn 2 khách sạn còn lại vì họ có điểm mạnh là có mức giá
ngày cho khách dự hội nghị, hội thảo; mức giá này thường được giảm 30%-35% so với
giá công bố. Chính sách phân phối của các khách sạn cũng có những điểm khác nhau.
Trong khi khách sạn Sofitel bán sản phẩm chủ yếu thông qua các công ty du lịch, lữ hành
trong và ngoài nước thì khách sạn Nikko và Melia lại tập trung cho khách hàng MICE và
bán dịch vụ qua internet, khách sạn Nikko còn chú ý đến thị trường khách Nhật bản những khách hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ hoàn hảo và sẵn sàng chấp nhận mức giá
cao. Về chính sách quảng cáo thì các khách sạn 5 sao kể trên đều có lịch sự hoạt động lâu
đời tại thủ đô Hà Nội nên danh tiếng của họ đã được không ít khách hàng trong và ngoài
nước biết đến. Vì vậy việc quảng bá hình ảnh của họ chủ yếu dựa vào chất lượng dịch vụ
cao, đáp ứng được tối đa yêu cầu của khách. Cụ thể, khách sạn Sofitel quảng bá hình ảnh

khách sạn bằng cách áp dụng phối hợp các chính sách quảng cáo, bán trực tiếp, quan hệ
công chúng, khuyến mại. Trong khi chiến lược quảng cáo của khách sạn Melia và Nikko
lại gần giống nhau, đó là quảng bá hình ảnh và các sản phẩm thông qua mạng internet và
khách hàng tham dự hội nghị, hội thảo.
4. Kết luận:
Đối với kinh doanh Khách sạn hay kinh doanh bất cứ một sản phẩm hàng hoá nào
thì công tác Marketing phải được coi trọng hàng đầu. Ngày nay, khách hàng là nhân tố
quan trọng để các nhà cung cấp sản xuất và cung ứng ra thị trường nhằm thoả mãn nhu
cầu của họ. Vì thế công tác Marketing là công tác luôn tìm kiếm và dự đoán được xu thế
phát triển của thị trường. Từ đó, nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoặc thay đổi cho kịp
với xu thế phát triển đó. Trong khi làm, nhà Marketing phải lập chiến lược Marketing và
các công cụ Marketing –mix để hoạch định và thực thi những dự đoán và xu thế phát

15


triển đó thành những cái có thực. Có như vậy doanh nghiệp mới thu lại được nguồn lợi
nhuận lâu dài và bền vững.
Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam thì Khách sạn Sofitel
Metropole Hà Nội đang ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng phục vụ, cố gắng hơn nữa để trong một tương lai không xa sẽ trở thành một trong
những Khách sạn đầu tiên mang thương hiệu Khách sạn huyền thoại của Việt Nam do tập
đoàn ACCOR đầu tư và quản lý, có được vị trí xứng đáng, cạnh tranh ngang tầm với các
Khách sạn có tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp Khách sạn Việt Nam, khu vực và Thế
giới .
So sánh nhanh chiến lược marketing mix của các khách sạn 5 sao: Sofitel
Metropole HN, khách sạn Melia và khách sạn Nikko. Ta nhận thấy các điểm khác nhau
trong chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và quảng cáo nhưng họ đều có một điểm
chung là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tối đa và hoàn hảo nhất
các yêu cầu của khách hàng. Họ đều tập trung vào phát triển và đào tạo chuyên môn,

phong cách phục vụ cho đội ngũ nhân viên vì con người góp một phần không nhỏ vào
thành công và tiếng tăm của khách sạn, quyết định tuổi thọ và sức sống của khách sạn đó.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tham khảo:
-

Quản trị marketing – Tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ Chương trình đào tạo
Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế năm 2012

-

MBA trong tầm tay chủ đề Marketing, 2011, Charles D.Schewe và Alexander
Watson Hiam (người dịch Huỳnh Minh Em), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh.

2. Nguồn từ Internet:
/>
/> />
17



×