Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và so sánh chiến lược marketing của coca cola và các đối thủ cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.3 KB, 11 trang )

Phân tích và so sánh chiến lược Marketing của Coca-cola và các đối thủ
cạnh tranh
BÀI LÀM

I. Giới thiệu
Marketing hiện đại là sự kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế nhưng nói một
cách cơ bản Marketing gồm có 4 việc: bán đúng sản phẩm đến thị trường đang cần
nó, bán sản phẩm với một giá được xác định theo nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu khách
hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. Do đó marketing hiện nay cũng là việc
tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào để thỏa mãn
nhu cầu đó và đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Mỗi công ty tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mình mà có những chiến
lược Marketing khác nhau nhưng tất cả đều có chung môt mục đích. Có rất nhiều
công ty đã thành công trong việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Công ty
Coca-cola là một ví dụ điển hình. Thương hiệu Coca-cola đứng đầu thế giới nhiều
năm liền là một bằng chứng quan trọng nhất chứng tỏ sự thành công trong việc thực
hiện chiến lược marketing của công ty. Tại thị trường Việt Nam hai đối thủ có thể
nói là cạnh tranh trực tiếp và mạnh nhất của Coca-cola là Pepsi và Tân Hiệp Phát.
II. Giới thiệu về công ty Coca-cola Việt Nam
Coca-cola được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại
từ tháng 2 năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.
1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài.
Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và
công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa
Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
Trang: 1/11



Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola
Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước
Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của
Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của CocaCola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty
Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự
quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho
Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên
thế giới.
Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀ
NẴNG - HỒ CHÍ MINH.
Vốn đầu tư: trên 163 triệu USD:
Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USD
Số lượng nhân viên: 900 người
Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng
III. Phân tích chiến lược Marketing của Pepsi Việt Nam và Tân Hiệp Phát
3.1. Phân tích chiến lược Marketing của Pepsi Việt Nam
3.1.1. Giới thiệu về Pepsi Việt Nam

Trang: 2/11



Công ty Nước Giải khát Quốc tế PEPSICO Việt Nam được thành lập theo quyết
địnhsố 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư.
Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray - Singapore.
PepsiCo Vietnam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với
các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình
quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001-2004 đối với nước giải
khát có ga và trở thành công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với
tổng số lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào danh sách
chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị trường được
xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển.
3.1.2. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Pepsi Việt Nam
3.1.2.1. Chiến lược sản phẩm
 Chiến lược tái định vị sản phẩm
Nhằm giữ vững vị thế công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam, PepsiCo phải
tiến hành tái định vị sản phẩm Pepsi-Cola. Nắm bắt được nhu cầu uống không chỉ để
giải khát mà còn để thể hiện mình của giới trẻ, công ti đã tung ra những phương thức
khẳng định vị thế của sản phẩm Pepsi-Cola là “Một chọn lựa của thời đại mới, một
Cola của thời đại mới”. Thông qua việc quảng bá và chương trình dùng thử sản phẩm
để so sánh, PepsiCo đã khôn ngoan mượn Coca Cola làm đòn bẩy để khẳng định sức
mạnh, sức mới của sản phẩm Pepsi-Cola.Trong tương lai, PepsiCo Việt Nam có những
định hướng cho việc tái định vị sản phẩm:


Tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tạo vị trí đặc biệt trong trí nhớ người

tiêu dùng và khách hàng tương lai.
• Xác định nhu cầu khách hàng thông qua dịch vụ hỗ trợ trực tuyến 24/24.



Theo dõi tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại và dự đoán những năm gần

trong tương lai để có kế hoạch dài hạn phù hợp.
 Chiến lược phát triển sản phẩm
Với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì việc PepsiCo phát triển sản
phẩm là tất yếu. Bộ phận R&D của PepsiCo Việt Nam đã cho ra các sản phẩm Pepsi-

Trang: 3/11


Cola mẫu, sau đó mang các mẫu này đi thử nghiệm ở khách hàng để xem xét mức độ
đạt yêu cầu của sản phẩm. Đó là thành tố quan trọng cho việc phát triển sản phẩm
thích ứng với thị trường Việt Nam.
 Chiến lược liên kết sản phẩm – thị trường
PepsiCo chọn chiến lược sản phẩm hiện hữu – thị trường hiện hữu để mang sản
phẩm Pepsi-Cola đến gần với người tiêu dùng Việt Nam. Chiến lược đó thể hiện ở:
• Khai thác triệt để nhóm khách hàng trung thành của mình thông qua việc đảm
bảo mức giá ổn định, lượng cung cấp đều đặn; củng cố và giữ vững hình ảnh, chất
lượng sản phẩm cũng như hoàn thiện dịch vụ.
• Tiến hành “tấn công” nhóm khách hàng hỗn hợp – nhóm khách hàng vừa tiêu thụ
sản phẩm Pepsi-Cola, vừa tiêu thụ các nhãn hiệu khác như Coca Cola, Chương
Dương…PepsiCo Việt Nam mở rộng thị phần bằng cách phấn đấu giành thị phần
khống chế. Ngày nay, thị phần sản phẩm Pepsi-Cola ở Việt Nam là 14.9%, sản phẩm
Coca Cola của hãng Coca đứng sau với 12.7%.
• Thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh thông qua việc nắm bắt thông tin, thị
hiếu người Việt Nam, để từ đó PepsiCo Việt Nam chọn thời cơ thích hợp, tung ra
những chiến dịch quảng cáo hiệu quả, kết hợp tốt với chất lượng ưu việt, dịch vụ
thuận lợi.
3.1.2.2. Chiến lược giá
Chiến lược giá của Pepsi-Cola chỉ nổi bật ở hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là

khi Pepsi khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam và giai đoạn thứ hai là khi Coca vào
Việt Nam, Pepsi phải điều chỉnh giá thành để tăng sức cạnh tranh.
Khoảng đầu thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường thì trong
nước hầu như không có một nhãn hiệu nước ngọt nào có thương hiệu ngoài thương
hiệu “xá xị” có từ trước 1975 và thương hiệu Tribeco (một hãng nước ngọt liên doanh
với Ðức); thị trường nước giải khát Việt Nam đa phần là các loại nước giải khát không
nhãn hiệu, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu,sản xuất gia công tại hộ gia đình.
Vào thời điểm đó, Pepsi ký hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với
nguồn lực dồi dào cùng sức mạnh thương hiệu, ngay lập tức sản phẩm Pepsi-Cola
thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc. Bằng hình thức khuyến mãi hạ giá
Trang: 4/11


thành sản phẩm, trong một tháng đầu triển khai, Pepsi-Cola đã nhanh chóng hạ gục
các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước cũng như đẩy Tribeco xuống đà phá sản,
buộc phải chuyển đồi hình thức kinh doanh thành sữa đậu nành.
Đến cuối thập niên 90, Coca Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cũng là
một hãng nước giải khát có uy tín, chất lượng trên thế giới, Coca nhanh chóng hạ giá
thành sản phẩm để chạy đua thị phần với Pepsi-Cola. Nhưng tại thời điểm này, pháp
luật Viện Nam đã có những điều khoản trong việc hạn chế sự chạy đua giá để giành thị
phần, đồng thời lúc bấy giờ Pepsi cũng kịp điều chỉnh giá tương tự Coca Cola. Do đó,
giá cả của sản phẩm Pepsi-Cola đủ sức cạnh tranh linh hoạt và cuộc chiến giá không
còn là yếu tố quyết đinh đến thị phần của Pepsi-Cola tại Việt Nam.
2.1.2.3. Chiến lược phân phối
Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân phối. Điều này giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô.
Những trung gian phân phối này hợp thành một hệ trống kênh phân phối – tập
hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá
trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

PepsiCo cũng tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian
như vậy. Dù là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực mạnh mẽ về tài
chính nhưng PepsiCo không trực tiếp mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lí nước ngọt nội địa của Việt
Nam, PepsiCo tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam, nhằm giúp
sản phẩm Pepsi-Cola có sức ăn sâu, bám rễ lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và
tổng đại lý, PepsiCo còn xâm nhập hầu hết các quán cà phê, quán cóc (nơi quảng bá
và tiêu thụ một lượng rất lớn sản phẩm Pepsi-Cola).
Vậy, PepsiCo có những kênh phân phối chủ yếu là: kênh marketing truyền
thống - sản phẩm sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng thông qua những trung gian
bán hàng, tức là các nhà bán lẻ và các đại lí.
3.1.2.4. Chiến lược xúc tiến

Trang: 5/11


Sản phẩm nước giải khát Pepsi dù có hệ thống sản xuất hiện đại, hương vị
truyền thống, ngọt nồng, phù hợp với người Việt Nam đến mấy, thì chiến lược xúc
tiến, quảng bá sản phẩm mới chính là phương tiện hữu hiệu đưa Pepsi đến gần hơn với
người tiêu dùng, và đạt được doanh số khổng lồ như hiện nay. Trong quá trình triển
khai chiến lược, Pepsi đã nắm và hiểu rõ từng trại thái Biết – Hiểu – Thích – Chuộng –
Tin và Mua của người tiêu dùng, để từ đó áp dụng một cách hiệu quả các công cụ hỗ
trợ đầy sáng tạo. Chúng ta hãy cùng xem rõ, họ đã áp dụng chúng như thế nào.
 Quảng cáo
PepsiCo là một trong số ít các công ti dành một số tiền tương đương chi phí sản
xuất để đánh bóng thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Tiêu biểu là việc đổi tên bài
hát thành “Pepsi-Cola Hits The Spot” – năm 1940 được tạp chí LIFE đánh giá là bài
hát bất hủ ; “Be Sociable, Have A Pepsi”; “Thế hệ Pepsi” – từ năm 1946-1964;”Joy of
Pepsi” – năm 1999; và gần đây nhất là “ Say bão Pepsi”, “ Đã quá Pepsi ơi!” ở thị

trường Việt Nam.
PepsiCo còn đến với khách hàng qua các phương tiện như phiếu thưởng, kì thi
có thưởng, những cuộc triển lãm thương mại và các hoạt động khuyến mãi
khác….Trong nhiều năm, Pepsi còn tiến hành “Lời mời Pepsi” một kiểu quảng cáo về
khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi-Cola để so sánh với Coca Cola. Khách
hàng đã bị thu hút bởi những trò phiếu thưởng, sổ xố của PepsiCo…
 Quan hệ công chúng
Pepsi rất am hiểu tâm lý của Người Việt, vì vậy chiến lược “công nghệ tiếp thị”
của họ luôn rất thành công. Cũng nhờ vậy mà Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản
công” giành giật thị trường nào của các hãng cạnh tranh trong thị trường nước giải
khát.
Một ví dụ điển hình đó là việc “đánh” vào tâm lý yêu thích bóng đá và tâm lý
tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show
quảng cáo trên truyền hình, với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu thích
nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới.
Khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường
quốc tế” cùng show quảng cáo lập tức khiến doanh số bán ra của Pepsi “tăng vọt” ,
đồng thời chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
Trang: 6/11


Mặt khác , những người tài giỏi làm việc cho Pepsi cũng gắn niềm tự hào cá
nhân của họ cùng với thương hiệu Pepsi,vì vậy họ sẽ bảo vệ thương hiệu này tới cùng
(đó cũng là một đặc điểm tâm lý của người Việt). Và chắc chắn Pepsi không bao giờ
“ngủ quên trên chiến thắng”, cuộc chiến toàn cầu giữa các đối thủ “truyền kiếp” giúp
Pepsi đủ kinh nghiệm để luôn “đề cao cảnh giác”.
Với tình hình cạnh tranh trên, Pepsico cũng đẩy nhanh chiến lược bằng việc sử
dụng hình ảnh những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung
chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê…
3.2. Phân tích chiến lược Marketing của Tân Hiệp Phát

3.2.1. Giới thiệu về Tân Hiệp Phát
Tên công ty: công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát
Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH thương mại và dịch vụ
Lĩnh vực hoạt động: Thực phẩm – giải khát
Địa chỉ: 294 Bùi Hữu Nghĩa – phường 2 – quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh
Lịch sử phát triển sản phẩm
Năm 1994: Tân Hiệp Phát tung ra thị trường 3 sản phẩm mới đó là bia chai, bia
hơi Bến Thành và bia tươi Flash, khởi đầu cho sự phát triển quy mô thị trường ngày
càng lớn.
Năm 2001: Number One – sản phẩm đứng vào hàng Top 5 toàn Việt Nam chỉ
sau 3 tháng có mặt trên thị trường,
Năm 2002: Nhằm đa dạng hóa sản phẩm mới và đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng ngày càng cao của đông đảo khách hàng, tập đoàn đã đưa ra thị trường cũng dưới
nhãn hiệu Number One, các loại nước giải khát có gaz với những hương vị độc đáo
riêng như Number One Cola, Cam và Cream Soda.
Năm 2003: Bia Laser là sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên ở Việt Nam
Năm 2004: Sản phẩm sữa đậu nành dưới thương hiệu Number One tiếp nối ra
đời.

Trang: 7/11


Năm 2005: Bia Gold Bến Thành, gắn liền với những hình ảnh gần gũi của
người tiêu dùng như sự may mắn, sự thành công, sự chia sẻ trong cuộc sống đời
thường.
Năm 2006: Doanh nghiệp đầu tiên sản xuất trà xanh không độ
Năm 2008: Phát triển sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh
3.2.2. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Tân Hiệp Phát
3.2.2.1. Chiến lược sản phẩm
Có thể nói rằng Tân Hiệp Phát đang là một doanh nghiệp tiên phong về việc

đưa những sản phẩm mới ra thị trường. Nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của
mình, Tân Hiệp Phát luôn luôn chú trong vào việc phát triển sản phẩm mới và độc
đáo. Tân Hiệp Phát có bộ phận phát triển sản phẩm mới có thể tạo ra bất kỳ thức uống
nào nếu nhận thấy đó là nhu cầu mới của người tiêu dùng. Tân Hiệp Phát đầu tư không
nhỏ vào việc phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm mới và thực sự khác biệt.
Bao bì của tất cả các nhãn hiệu của Tân Hiệp Phát đề mang vẻ khác biệt. Bao
bì là kênh quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm của Tân Hiệp
Phát .Tân Hiệp Phát đã tạo ra các loại chai PET, chai thủy tinh tái sử dụng, hộp giấy
Tetre Pak và lon.
3.2.2.2. Chiến lược giá cả
Sản phẩm của Tân Hiệp Phát có giá cao hơn mặt bằng chung các loại nước giải
khát đóng chai trên thị trường. Tuy nhiên đây lại chính là chiến lược của Tân Hiệp
Phát trong việc khác biệt hóa sản phẩm. Với mức giá này, Tân Hiệp Phát bước đầu
thành công khi đưa sản phẩm mới lạ nhưng có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
3.2.2.3. Chiến lược phân phối
Chính sách phân phối của Tân Hiệp Phát là phân phối sản phẩm rộng khắp từ
Siêu thị lớn đến những quầy tạp hóa nhỏ lẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ kênh phân
phối truyền thống đến hiện đại.
3.2.2.4. Chiến lược xúc tiền
Ngay từ khi tung ra sản phẩm mới, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn giải pháp truyền
thông bùng nổ với quảng cáo truyền hình, báo chí, PR, tài trợ… Chiến dịch Marketing

Trang: 8/11


của Tân Hiệp Phát đã chuyển tải thành công các thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi
đến đối với từng loại sản phẩm
IV. So sánh chiến lược Marketing của Coca-cola Việt Nam, Pepsi Việt Nam
và Tân Hiệp Phát
Cả ba nhãn hiệu đều đã đạt được những thành công nhất định trong chiến

lược của mình. Coca-cola, Pepsi và Tân Hiệp Phát đều luôn chú trong đa dạng hóa
sản phẩm, phát triển nhiều loại sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Nếu
như Coca-cola và Pepsi tập trung vào phát triển sản phẩm có gaz thì Tân Hiệp Phát
lại tập trung vào phát triển các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có lợi cho sức
khỏe. Cả ba công ty đều chú trọng vào mẫu mã bao bì của sản phẩm
Về chiến lược giá thì Tân Hiệp Phát định giá có cao hơn hai doanh nghiệp
còn lại. Ban đầu khi mới gia nhập thị trường Việt Nam Coca-cola không định giá cao
mà công ty định giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường. Và điều đó đã thành
công, công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng và hiện tại đang chiếm thị
phần lớn nhất. Hiện tại giá của Coca-cola có cao hơn Pepsi nhưng không đáng kể.
Ngoài ra Coca-cola còn sản xuất nhiều kiểu sản phẩm chứ không phải một loại và
tùy thuộc vào hình dáng, kích cỡ, trọng lượng mà giá sản phẩm có thể khác nhau
phục vụ từng nhu cầu của người tiêu dùng.
Về chiến lược phân phối thì Pepsi vào thị trường Việt Nam trước nên có thành
công hơn và năm được nhiều kiểu phân phối hơn. Khi mới ra nhập thị trường Việt
Nam Coca-cola đã phải chở từng xe hàng len lỏi đến các đường để bán, nhờ vậy mà
khách hàng cũng biết đến sản phẩm của họ. Pepsi là doanh nghiệp tiến vào thị
trường Việt Nam trước nên có lợi thế hơn về kênh phân phối, Pepsi có nhiều kiểu
phân phối hơn Coca và Tân Hiệp Phát. Cả ba công ty đều có mạng lưới phân phối
rộng khắp cả nước, từ siêu thị đến các tiệm tạp hóa, quán cafe… tuy nhiên Pepsi còn
liên kết được với các hãng bán đồ ăn nhanh như KFC, đây cũng là một cách phân
phối thanh công của Pepsi.
Về chiến lược xúc tiến thì có lẽ Coca-cola là doanh nghiệp thành công nhất.
Coca-cola đã dành một mức chi phí tương đương với chi phí sản xuất để đánh bóng
thương hiệu của mình ngay từ khi mới thành lập. Coca-cola đầu tư rất nhiều vào
quảng cáo và đạt hiệu quả cao. Các quảng cáo của Coca-cola cũng rất ấn tượng và
Trang: 9/11


thu như quảng cáo gắn liền với world cup 2010… Tại những cửa hàng bán lẻ và

siêu thị, Coca-cola cũng đầu tư để dành được những vị trí ưu tiên mà khách hàng hay
chú ý nhất. Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam,
Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản
phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề
nhỏ mà Coca-cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của
mình. Ngoài quảng cáo thì Coca-cola cũng rất tập trung vào chương trình khuyến
mại, vào những dịp lễ tết công ty thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mại
thu hút khách hàng và đạt được nhiều thành công như chương trình “ bật nắp sắp
đôi- trúng đã đời”… và các chiến dịch như “hát cùng coca-cola”, “có coca-cola món
nào cũng ngon”… cũng đạt được rất nhiều thành công. Những hoạt động xã hội
cũng được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi như “ánh én coca-cola”.
V. Kết luận
Những lợi ích mà Marketing mang lại là rất lớn. Peter Drucker, người được
xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng
của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong
doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo”.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng
thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể
giữ được tầm nhìn dài hạn đó. Không phải công ty nào cũng thực hiện thành công
như Coca-cola, Pepsi hay Tân Hiệp Phát. Đây có thể là những bài học cho những
nhà làm Marketing học tập

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng quản trị Marketing – đại học Griggs
2. Giáo trình Marketing căn bản – Philip Kotler
3. Giáo trình quản trị Marketing – Philip Kotler
4. www.tailieu.vn
5. www.cocacolasabco.com

Trang: 10/11



6. www.pepsicocareer.com.vn
7. www.thp.com.vn

Trang: 11/11



×