Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING của công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí PVPower land

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.12 KB, 16 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING
Đề bài:
Bài làm:
Ngày nay, khi tất cả các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh thường liên tục thay đổi chính sách nhằm thu
hút khách hàng về phía mình. Do sản phẩm rất đa dạng, người tiêu dùng đứng trước rất
nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. Đồng thời nhu cầu
của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có quyền lựa
chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất, thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của
mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để
tồn tại và chiến thắng? Nếu muốn thành công thì doanh nghiệp không thể làm việc
theo cảm hứng thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà
phải xem Marketing là một triết lý kinh doanh cho toàn công ty chứ không chỉ là chức
năng riêng biệt. Tất cả các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng
tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có
chiến lược dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, đồng
thời phải luôn theo dõi từng hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có đối sách năng
động và hữu hiệu. Các công ty này không thể làm ngơ trước một chiến dịch quảng cáo,
một chương trình khuyến mại hay một sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh mà
phải theo dõi một cách sát xao để luôn có chiến lược, chiến thuật cần thiết và hơn hẳn
nhằm giành thế chủ động. Vì vậy, các công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu
của mình nhằm xác định vị thế cạnh tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối thủ
cạnh tranh để tấn công. Đó chính là các công việc để thiết lập kế hoạch chiến lược cạnh
tranh trên thị trường của các công ty.
Hiện nay, tôi đang công tác tại Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt
Nam (PVPowerLand), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh
Bất động sản. Vì vậy, trong bài viết này, bên cạnh việc phân tích chiến lược Marketing
của Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPowerLand) tôi phân
tích chiến lược Marketing của hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PVPowerLand là



Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long (Sông Đà – Thăng Long) và Công ty cổ phần
Đô thị phát triển nhà Từ Liêm Hà Nội (Lideco) và so sách chiến lược của các doanh
nghiệp đó.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ
VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPowerLand) là đơn vị
trực thuộc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103019968 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp ngày 04 tháng 10 năm 2007.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Tên giao dịch: PETROVIETNAM POWER LAND JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: PVPOWER LAND.,JSC
Địa chỉ: Tầng 3 – tòa nhà CEO, KĐT Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 04.3785 6969

Fax: 04.3785 6888

Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng)
* Lĩnh vực kinh doanh:
- Dịch vụ môi giới bất động sản
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
- Dịch vụ tư vấn bất động sản
- Dịch vụ đấu giá bất động sản
- Dịch vụ quảng cáo bất động sản
- Dịch vụ quản lý bất động sản.
- Lập dự án xây dựng các dự án nhà, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại,
siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quản lý, khai



thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu chung cư, khu đô thị, khu dân cư tập trung, bãi đỗ
xe, khách sạn du lịch.
- Kinh doanh , xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho các dự án đầu tư công trình xây dựng…
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo giấy chứng nhận ĐKKD của Công ty.
* Các đơn vị trực thuộc:
Ngoài văn phòng Công ty, PVPower Land còn có các đơn vị trực thuộc gồm:
- Ban quản lý các dự án phía Nam;
- Trung tâm dịch vụ thương mại và khách sạn Quỳnh Lưu Plaza;
- Sàn giao dịch Bất động sản;
- Ban quản lý điều hành dự án CV4;
- Ban chuẩn bị đầu tư dự án Hưng Yên
- Ban quản lý dự án Nhơn Trạch – Đồng Nai


* Sơ đồ tổ chức của Công ty:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH HĐQT

BAN GIÁM ĐỐC

BAN THƯ KÝ
TRUYỀN THÔNG

SÀN GIAO DỊCH BẤT
ĐỘNG SẢN


PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

CÁC BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN

PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

TRUNG TÂM KINH
DOANH

PHÒNG ĐẦU TƯ &
QUẢN LÝ DỰ ÁN

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN
KẾT

PHÒNG KINH TẾ KẾ
HOẠCH

CÁC CHI NHÁNH
CÔNG TY CON

* Sứ mệnh của PVPowerLand:
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất
và tiện ích nhất trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh địa ốc.
- Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy
một cách toàn diện tài năng của từng CBCNV.



- Thỏa mãn đầy đủ nhu cầu, những ước mơ riêng cho CBCNV, đem lại lợi nhuận
hợp lý cho Công ty và lợi tức thỏa đáng cho các cổ đông, đồng thời cống hiến nhiều
nhất cho đất nước, cho xã hội.
2. Phân tích về chiến lược marketing của PVPower Land
2.1. Phân tích SWOT về PVPowerLand
Điểm mạnh

Điểm yếu

- Là thành viên của Tổng công ty CP Xây - Trình độ quản trị, trong đó có quản trị
lắp Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Marketing chưa theo kịp sự phát triển
gia Việt Nam, có thể tiếp cận các dự án và nóng
liên kết với các doanh nghiệp trong
ngành.
- Có đội ngũ nhân viên vững chuyên môn - Do các dự án của PVPower Land dải
và giàu kinh nghiệm.

dác khắp nơi, do vậy việc quản lý nhân sự
cũng như quản lý tiến độ thi công các dự
án gặp nhiều khó khăn.

- Có nhiều dự án tại các vị trí đẹp, có thể - Tiềm lực tài chính của PVPower Land
thu hút được lượng khách hàng lớn.

không dồi dào, vốn đầu tư cho các dự án
đôi khi không theo kịp được tiến độ của
các dự án.
- Sản phẩm của PVPower Land không đa

dạng, nên tính cạnh tranh thấp hơn so với
các doanh nghiệp khác.

Cơ hội

Thách thức

- Việt Nam đang phát triển nhanh và Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
mạnh về công nghiệp và xây dựng

đang đòi hỏi về việc thi công với công
nghệ cao, thời gian rút gọn

- Thị trường bất động sản rất tiềm năng, - Ngành bất động sản đang có sự cạnh
nhu cầu về nhà ở hạng trung và rẻ ở Hà tranh gay gắt, bên cạnh đó chính sách siết
Nội, TPHCM là rất lớn.

chặt tín dụng của Nhà nước gây khó khăn


trong việc huy động vốn để đầu tư vào các
dự án
- Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các công ty bất động sản khác như Sudico,
Vincom và một số nhà đầu tư bất động sản
nước ngoài.
2.2. Chiến lược Marketing của PVPowerLand
2.2.1. Theo cách tiếp cận sản phẩm thị trường:
Với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là Bất động sản. Khách hàng của
PVPowerLand là các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân và các hộ gia đình đang

hoạt động và sinh sống trong và ngoài nước.
PVPowerLand mới đi vào hoạt động được 4 năm, PVPowerLand đã và đang đầu
tư vào nhiều dự án có quy mô lớn như: dự án tại phường Linh Tây, Quận Thủ Đức,
TPHCM; dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ văn hóa thể thao và văn phòng
CV4.4, dự án khu công viên cây xanh CV2.2, dự án Nam Đàn Plaza tại, Từ Liêm, Hà
Nội; trung tâm thương mại và khách sạn Quỳnh Lưu Plaza tại Nghệ An…
2.2.2. Theo cách tiếp cận về các biến số Marketing:
- Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm chủ lực của PVPowerLand là Bất động sản. Sản
phẩm cụ thể là các khu chung cư cao và trung cấp, khu trung tâm thương mại, văn phòng
cho thuê…, PVPowerLand có doanh thu tăng trưởng đối với ngành kinh doanh bất động
sản tại Việt Nam. Các sản phẩm của PVPowerLand đang ở thời điểm phát triển.
- Chiến lược định giá: Chất lượng cao- giá cao. Ví dụ tính trên một m 2 của một
suất đầu tư tạm tính khoảng 15 - 17 triệu đồng/m 2. Giá trung bình của các doanh
nghiệp khác là 12 - 14 triệu đồng/m2.
- Phương pháp định giá: cũng như các doanh nghiệp khác, PVPowerLand định
giá theo chi phí suất đầu tư.
- Chiến lược phân phối: Công ty phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp
(thông qua Sàn giao dịch Bất động sản của Công ty hoặc ký hợp đồng phân phối độc
quyền với một số Công ty môi giới bất động sản cho từng dự án).


- Chiến lược khuyếch trương sản phẩm: PVPowerLand sử dụng các yếu tố hỗn
hợp, Quảng cáo (truyền hình VTV, HTV, InfoTV…); xúc tiến bán hàng (thường xuyên
tham gia các tổ chức ngành Bất động sản); PVPowerLand thường xuyên tham gia các
hoạt động xã hội như tham gia chương trình xã hội hóa giáo dục, PVPowerLand đã ủng
hộ một số trang thiết bị như máy vi tính, đồ dùng học tập cho một số trường học tại một
số huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, ủng hộ thiết bị chiếu phim 4D cho rạp Kim Đồng
nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ quỹ vì người
nghèo, ủng hộ chiến sỹ và nhân dân sinh sống tại đảo Trường Sa do Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam phát động…. Sau hơn 3 năm thành lập, PVPowerLand cũng đã

tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán (HNX), thông qua đó các nhà đầu tư
cũng dần biết đến thương hiệu của PVPowerLand.
II. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 02 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long (Sông Đà – Thăng Long) và Công ty
Cổ phần phát triển nhà Từ Liêm- Hà Nội (Lideco) là hai trong số rất nhiều các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cạnh tranh trực tiếp với PVPowerLand.
1. Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long
Tên tiếng Anh: Song Da - Thang Long Join Stock Company
Tên viết tắt: Song Da – Thang Long., JSC
Tiền thân của Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long (Sông Đà – Thăng Long)
là Chi nhánh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Sông Đà được thành lập từ
tháng 6/2005 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khai thác các
dịch vụ về nhà ở, khu đô thị. Các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ; Xây lắp các công
trình dân dụng, công nghiệp…
Tháng 9/2006 Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Sông Đà đã bán chi nhánh
này cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 và trở thành Chi nhánh
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 tại Hà Nội.


Ngày 05/12/2006 Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long chính thức thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014906 ngày 05/12/2006 của Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội trong lĩnh vực: Đầu tư, kinh doanh các dịch vụ về
nhà ở, khu đô thị; Đầu tư, kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ; Xây dựng
các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.... với vốn điều lệ là
25.000.000.000 (hai mươi lăm tỷ) đồng. Công ty đã tiến hành việc mua lại toàn bộ Chi
nhánh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 tại Hà Nội. Ngày
06/12/2006, Công ty đã tiến hành ĐHĐCĐ và thống nhất thông qua việc điều chỉnh
vốn điều lệ góp lần đầu thành lập công ty từ 25 tỷ lên 40 tỷ đồng, thực hiện việc thu

tiền góp cổ phần xong trước ngày 20/12/2006. Ngày 20/12/2006, Công ty đã hoàn tất
việc góp vốn thành lập công ty với tổng số cổ đông là 171 cổ đông, tổng giá trị vốn
góp là 40 tỷ đồng. Vì vậy, Công ty đã tiến hành thay đổi Giấy phép đăng ký kinh
doanh nâng vốn điều lệ của Công ty lên 40 tỷ (theo Giấy phép đăng ký kinh doanh
thay đổi lần 1 ngày 29/12/2006).
Ngành nghề hoạt động SXKD:
- Đầu tư, kinh doanh các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị;
- Đầu tư, kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện,
công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước, công
trình đường dây và trạm biến áp;
- Sản xuất – mua bán vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc xây dựng
(không tái chế phế thải, luyện kim đúc, xi mạ điện);
- Vận tải vật tư, thiết bị ngành xây dựng và công nghiệp;
- Trang trí nội, ngoại thất;
- Sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông;
- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc ngành xây dựng, đồ
trang trí nội ngoại thất;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ
thông tin;


- Kinh doanh các loại dịch vụ phục vụ khu đô thị, khu công nghiệp;
- Dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư;
- Và một số ngành nghề khác ghi trong Giấy phép đăng ký kinh doanh
Tầm nhìn, sứ mệnh.
- Tầm nhìn:
+ Trở thành Công ty vững mạnh nhất trên thị trường Việt Nam, cung cấp các sản
phẩm như các công trình dân dụng, các khu công nghiệp và các khu đô thị, các vật tư
thiết bị về ngành công nghiệp điện dân dụng và điện công nghiệp…

+ Phát triển mạng lưới Công ty thành viên với các hoạt động chuyên môn sâu,
kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tạo nên một STL có sức mạnh và vị thế
khác biệt của một Công ty mang dấu ấn trọng tâm và khẳng định được thương hiệu
Hợp tác cùng phát triển.
- Sứ mệnh:
Sông Đà – Thăng Long cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ khi đến tay
người tiêu dung cuối cùng luôn đảm bảo sự hài lòng- Thỏa mãn và có dấu ấn về sản
phẩm mà STL đã mang đến cho khách hàng…
1.2. Phân tích chiến lược Marketing của Sông Đà – Thăng Long
1.2.1. Phân tích SWOT của Sông Đà – Thăng Long
Điểm mạnh

Điểm yếu

- Là thành viên của Tổng công ty Sông Trình độ quản trị, trong đó có quản trị
Đà nay là Tập đoàn Sông Đà, đi sau trong Marketing chưa theo kịp sự phát triển
lĩnh vực kinh doanh BĐS có thể tiếp cận nóng của thị trường.
các dự án và liên kết với các doanh
nghiệp trong ngành và rút được kinh
nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước
trong cùng tập đoàn giúp Công ty có từng
bước vững chắc.
- Nguồn nhân sự giỏi được đào tạo bài - Do các dự án của Sông Đà – Thăng


bản từ nước ngoài và kinh nghiệm thực tế Long dải dác khắp nơi, do vậy việc quản
trong ngành Bất động sản

lý nhân sự cũng như quản lý tiến độ thi
công các dự án gặp nhiều khó khăn.


- Tiềm lực tài chính lớn do đó Sông Đà –
Thăng Long

không bị phụ thuộc vào

chính sách siết chặt tín dụng của Nhà nước
khi huy động vốn đầu tư cho các dự án
Cơ hội

Thách thức

- Thị trường bất động sản rất tiềm năng, - Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa
nhu cầu về nhà ở hạng trung và rẻ ở Hà các công ty bất động sản khác tại Hà Nội
Nội, TPHCM là rất lớn.

như Sudico, Vincom và một số nhà đầu tư
bất động sản nước ngoài.

Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
về công nghiệp và xây dựng

đang đòi hỏi về việc thi công với công
nghệ cao, thời gian rút gọn
Doanh nghiệp NN đang bắt đầu thâm
nhập thị trường Việt Nam về lĩnh vực tài
chính, lĩnh vực công nghệ thông tin…

1.2.2. Chiến lược Marketing của Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long
Bên cạnh việc tự tìm kiếm các dự án, Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long

được Tập đoàn Sông Đà tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia thực hiện nhiều dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng, công nghệ và chủ đầu tư dự án
Khu nhà ở đô thị Văn Khê, Tòa nhà hỗn hợp văn phòng chung cư cao cấp Sông Đà Hà Đông, Dự án Usilk City….
Công ty đã và đang thi công nhiều công trình có quy mô lớn như thi công Khu
phố thương mại Phong Phú Plaza; hiện là tổng thầu EPC về việc thiết kế, cung cấp, lắp
đặt thiết bị và xây dựng khu siêu thị dịch vụ và giải trí Phong Phú - thuộc dự án Trung
tâm thương mại Dịch vụ và giải trí Phong Phú Plaza với tổng giá trị lên đến 110 tỷ
đồng và một số công trình khác...
Chiến lược Marketing của Sông Đà – Thăng Long


* Theo cách tiếp cận sản phẩm thị trường Sông Đà – Thăng Long đang theo
đuổi chiến lược đa dạng hóa. Với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là Bất động sản.
Khách hàng của Sông Đà – Thăng Long là các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân
và các hộ gia đình đang hoạt động và sinh sống tại Việt Nam và cả thị trường nước
ngoài. Với những dự án đầy tiềm năng và phong phú về chủng loại như: chung cư cao
cấp, chung cư trung bình, nhà liền kề, biệt thự…, Sông Đà – Thăng Long hướng tới
đáp ứng được nhiều khách hàng hơn.
* Theo cách tiếp cận về các biến số marketing:
- Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm chủ lực của Sông Đà – Thăng Long là Bất
động sản. Sản phẩm cụ thể là các căn nhà biệt thự, các nhà liền kề và các khu chung cư
cao cấp và tạo ra sự phân khúc thị trường hướng tới nhu cầu của tất cả các khách hàng
từ thấp đến cao.
- Chiến lược định giá: Tùy vào sản phẩm tại các khu dự án mà Công ty đưa ra các
mức giá khác nhau trên cơ sở định hướng sản phẩm dành cho đối tượng nào và chi phí
cho sản phẩm. Phương pháp định giá: Định giá theo chi phí suất đầu tư đây cũng là
phương pháp định giá của hầu hết các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản.
- Chiến lược phân phối: Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp (thông qua Sàn
giao dịch Bất động sản).
- Chiến lược khuyếch trương sản phẩm: Sông Đà – Thăng Long sử dụng các

yếu tố hỗn hợp, Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền
hình, báo, đài,…; xúc tiến bán hàng (thường xuyên tham gia các tổ chức ngành Bất
động sản); Sông Đà – Thăng Long thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như
xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ quỹ ví trẻ thơ Sông Đà, qũy đèn
đom đóp và đăc biệt là quỹ Trái tim cho em…, Sông Đà – Thăng Long là 1 trong
những doanh nghiệp tiên phong trong Tổng công ty Sông Đà nay là Tập đoàn Sông Đà
phong niêm yết trên thị trường chứng khoán (HAX) đây là một kênh quảng bá hữu
hiệu cho thương hiệu Sông Đà – Thăng Long và đã được nhận nhiều Danh hiệu và giải
thưởng của Tập đoàn và của Ngành Xây Dựng
2. Phân tích chiến lược Marketing của Công ty CP phát triển nhà Từ Liêm (Lideco).
2.1. Giới thiệu về Công ty CP phát triển nhà Từ Liêm - Lideco


Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm
Tên tiếng Anh: Tu Liem Urban Development Joint Stock Company
Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng Từ
Liêm được thành lập từ năm 1974. Năm 1992 phát triển thành một doanh nghiệp Nhà
nước mang tên Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà (Từ Liêm) trên cơ sở sáp
nhập ba xí nghiệp: Xí nghiệp Xây dựng Từ Liêm,Xí nghiệp vận tải thủy, Xí nghiệp
gạch Từ Liêm. Năm 2004, Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty cổ phần (Nhà nước không nắm giữ cổ phần) theo Quyết định số 3755/QĐ-UB
ngày 16/06/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Hiện nay Công ty hoạt động theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103004940 ngày 20/07/2004, Đăng ký thay
đổi lần thứ 5 ngày 22/06/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Lĩnh vực hoạt động
Đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác các dự án khu đô thi mới, khu nhà ở và
khu công nghiệp;
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng công trình: Quản lý dự án, lập dự án
đầu tư, thiết kế xây dựng công trình, kiểm định chất lượng công trình và thiết bị xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh các dịch vụ khu đô thị và khu công nghiệp;
- Khai thác vật liệu xây dựng;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phục xây dựng;
- Thiết kế, xấy dựng đường dây tải điện,trạm biến áp đến 35KV;Thiết kế hệ thống
điện dân dụng, khu công nghiệp và điều khiển tín hiệu giao thông;
Chiến lược kinh doanh
Trải qua gần 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay quy mô tổ
chức hoạt động của Công ty đã được nâng lên tầm cao mới và hoạt động theo mô hình
Công ty kinh doanh đa ngành nghề. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, có
chiều sâu, Công ty đã ưu tiên tập trung phát triển ba lĩnh vực chính gồm: Xây lắp các


công trình xã hội và dân dụng; Đầu tư xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp;
Đầu tư tài chính. Sau cổ phần hoá, sự phát triển vượt bậc của Công ty đã được minh
chứng rõ nét thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận
tăng trưởng rất nhanh qua từng năm.
Trong chiến lược phát triển của mình, Lideco luôn coi lĩnh vực đầu tư và kinh
doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Ngoài mang lại lợi
nhuận, lĩnh vực này còn hỗ trợ cho lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây
dựng và các lĩnh vực khác cùng phát triển. Công ty luôn phấn đấu để Lideco trở thành
một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Để đạt
được mục tiêu này, Lideco sẽ không ngừng củng cố và phát triển các đơn vị thành viên
hoạt động trong lĩnh vực này, hình thành các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản
và đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản.
2.2. Phân tích SWOT của Lideco
Điểm mạnh

Điểm yếu


- Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệp và có - Nhân sự bị dàn trải ở các dự án
năng lực
- Có quan hệ tốt với các cơ quan chính - Quy hoạch một số dự án trong tương lai
quyền địa phương

chưa hợp lý như Công ty đặt một số tòa

- Công ty có quỹ đất khá rộng nằm ở những nhà văn phòng ở các vị trí đường xá giao
địa thế đẹp của Hà Nội và các tỉnh lân cận thông không thuận lợi, xa rời các văn
được đầu tư giá rẻ cách đây nhiều năm.
- Thực hiện dự án đúng thời gian và
nhanh hơn so với các nhà đầu tư bất động
sản khác, đặc biệt là trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng của dự án điều lày giúp
Lideco bán nhà nhanh hơn.
- Tiềm lực tài chính lớn do đó Lideco
không bị phụ thuộc vào chính sách siết
chặt tín dụng của Nhà nước khi huy động

phòng, các cơ quan chức năng khác khiến
khả năng cho thuê trong tương lai là thấp
dẫn đến việc chậm thu hồi vốn


vốn đầu tư cho các dự án
Cơ hội

Thách thức

- Thị trường bất động sản rất tiềm năng, - Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa

dân số rất đông khi thành phố được mở các công ty bất động sản khác tại Hà Nội
rộng, nhu cầu về nhà ở hạng trung và rẻ ở như Sudico, Vincom và một số nhà đầu tư
Hà Nội là rất lớn. Nhờ có dự án Trạm Trôi bất động sản nước ngoài.
đạt được với chi phí thấp, khi thị trường
bất động sản phục hồi hoàn toàn, dự án
này sẽ đem lại lợi suất khả quan.
- Lideco có một số dự án ở phía Tây Hà - Một số dự án chỉ có triển vọng và khả
Nội nơi thành phố đang được mở rông và năng sinh lời tốt khi các quốc lộ dẫn đến
người dân đang di chuyển tới.

được hoàn thiện.

2.3. Chiến lược Marketing của Lideco
2.3.1. Theo cách tiếp cận sản phẩm thị trường:
Lideco đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa. Với ngành nghề kinh doanh cốt lõi
là Bất động sản. Khách hàng của Lideco là các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân
và các hộ gia đình đang hoạt động và sinh sống tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Lideco
cung cấp sản phẩm công trình dân dụng cho các khu đô thị, các tòa nhà... Một số công
trình tiêu biểu của Lideco: Khu đô thị Lideco Hoài Đức – Hà Nội, Khu đô thị Phong
Phú – Cầu giấy; Khu Đô thị Phước Bình – Hòa Bình; Khu đô thị Yên Mỹ – Hưng Yên;
Khu đô thị Land Mark –Sài gòn...
2.3.2. Theo cách tiếp cận về các biến số Marketing:
- Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm cốt lõi của Lideco là Bất động sản. Sản phẩm
cụ thể là các căn nhà biệt thự, các nhà liền kề và các khu chung cư cao cấp và hiện nay
được đánh giá là có hiệu quả và tạo dấu ấn mạnh mẽ với ngành kinh doanh bất động sản
tại Việt Nam. Chu kỳ sống các sản phẩm của Lideco đang ở giai đoạn phát triển.
- Chiến lược định giá: Cũng như hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực đầu tư kinh doanh bất động sản, Lideco định giá tính trên một m2 của một suất đầu



tư. Tùy thuộc vào tính chất, mục đích và suất đầu tư của từng dự án mà Công ty đưa ra
các mức giá khác nhau. Phương pháp định giá: Định giá theo chi phí suất đầu tư.
- Chiến lược phân phối: Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp (thông qua
Sàn giao dịch Bất động sản).
- Chiến lược khuyếch trương sản phẩm: Lideco sử dụng các yếu tố hỗn hợp:
Quảng cáo qua báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng; xúc tiến bán hàng
(thường xuyên tham gia các tổ chức ngành Bất động sản); Lideco thường xuyên tham
gia các hoạt động xã hội như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt…, đặc biệt
Lideco cũng đã tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán (HOSE), đây cũng là
một kênh quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu của Lideco, ngoài ra Lideco còn xây
dựng kênh quan hệ với các nhà đầu tư (IR) thông qua công ty CP chứng khoán
Sacombank.
III. SO SÁNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP BẤT
ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM VỚI 02 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Chiến lược Marketing của PVPowerLand cũng giống như Lideco và Sông Đà –
Thăng Long.
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: hiện nay đa phần các doanh nghiệp Bất
động sản đều hướng tới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bởi yêu cầu về
ngành BĐS không đơn thuần. Dòng sản phẩm của PVPowerLand không đa dạng như
Sông Đà – Thăng Long và Lideco. PVPower Land không có sự phân khúc thị trường
lớn nên không thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu ở các dòng sản phẩm khác.
Chiến lược sản phẩm: Cả 3 doanh nghiệp đều có chiến lược sản phẩm giống
nhau, tốc độ tăng trưởng thị trưởng của cả 3 doanh nghiệp là tương đối lớn.
Chiến lược định giá sản phẩm: Cả 3 doanh nghiệp đều theo đuổi chiến lược
định giá theo phương pháp chi phí suất đầu tư/m 2 áp dụng cho từng dự án để khẳng
định đẳng cấp thương hiệu của mình.
Chiến lược phân phối: Cả 3 công ty đều dùng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
Chiến lược xúc tiến khuyếch trương: Cả 3 doanh nghiệp đều sử dụng các công
cụ hỗn hợp do ngân sách tài chính dành cho lĩnh vực này lớn.



Một số đề xuất về chiến lược Marketing cho PVPower Land
- Hiện nay, dòng sản phẩm của PVPowerLand không được đa dạng, phong phú
như các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nên tính cạnh tranh bị giảm đi. Bên cạnh
đó,các căn hộ dành cho các đối tượng thu nhập thấp đang rất thu hút khách do đó
PVPowerLand nên đầu tư vào dòng sản phẩm này để thu hút khách hàng giúp doanh
nghiệp nhanh thu hồi vốn.
- Mở rộng thị phần kinh doanh trong và ngoài nước.
- Ký kết hợp tác liên danh với các đối tác nước ngoài và các tổ chức có năng lực
và tài chính mạnh mẽ nhằm học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý trong việc triển khai
các dự án quy mô lớn và trong tương lai…
- PVPowerLand nên cạnh tranh với các đối thủ bằng trình độ, năng lực, kinh
nghiệm và chiến lược hậu mãi khách hàng.
IV. KẾT LUẬN
Chiến lược Marketing hiện nay của PVPowerLand là hoàn toàn hợp lý và đi
đúng con đường mà Đảng bộ Tập đoàn, Đảng bộ Công ty đã chỉ ra cũng như mong
muốn và nguyện vọng của người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên chiến lược này đang
được các đối thủ khác cạnh tranh và áp dụng, khi đó sự cạnh tranh trên thị trường khắc
nghiệt hơn. PVPowerLand đã đưa ra định hướng phát triển toàn diện và hợp tác lâu
dài cho các năm tài chính tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Quản trị Marketing do ĐH Griggs ban hành
- Website: songdathanglong.com.vn
- Website: lideco.vn
- Website: pvl.com.vn
- cafeland.vn
- landtoday.net




×