Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HỒ VĂN CỬ

NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK DON

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Tây,2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HỒ VĂN CỬ

NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK DON
Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinh
Mã số: 62.62.60.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Bình Quyền

Hà Tây, 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận án này là trung thực; chưa được sử dụng để bảo vệ
bất kỳ luận án nào; không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công
bố. Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc; các hình
không ghi nguồn trích dẫn là của tác giả.

Hồ Văn Cử

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quí thầy
giáo ở Đại học Lâm nghiệp, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Tây nguyên, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ Quốc gia và các chuyên gia.
Trước tiên, tôi xin được thành kính tri ân cố PGS.T.S Phạm Nhật - Đại học
Lâm nghiệp đã hướng dẫn cho tôi từ những ngày đầu nghiên cứu về khu hệ thú. Tiếp
sau, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Phạm Bình Quyền - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tiếp tục hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới T.S Nguyễn Cử - Viện
Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra xây dựng danh

lục chim, T.S Đặng Ngọc Cần - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, GS.TS Lê Vũ
Khôi - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng danh lục thú;
PGS.TS Bảo Huy - Đại học Tây Nguyên; TS Andrew Grieser Johns - FRR; TS Barney
Long - WWF,…đã đóng góp những ý tưởng khoa học quí báu về quản lý bảo tồn Đa
dạng sinh học.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, đặc biệt là Bộ môn
Quản lý Động vật rừng, Khoa Đào tạo sau đại học của trường Đại học Lâm nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Don, phòng Khoa học Kỹ thuật, Hạt kiểm
lâm Vườn quốc gia Yok Don, Hạt kiểm lâm huyện Buôn Đôn, Ủy ban nhân dân huyện
Buôn Đôn, Ủy ban nhân dân xã Krông Na, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ xây dựng luận án.
Cảm ơn sự tài trợ về tài chính của Dự án PARC và Quỹ rừng nhiệt đới (TFT)
cho nghiên cứu này. Xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và khuyến
khích động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận án. Tôi xin được gửi lời
cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh
thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thành luận án.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Tây, tháng 4 năm 2008

ii


MỤC LỤC
Mục

Chương 1
1.1
1.1.1
1.1.2

1.1.3
1.1.4
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.4
1.4.1
1.4.2
Chương 2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5

Tiêu đề

Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
Các từ viêt tắt dùng trong luận án
ĐẶT VẤN ĐỀ

i
ii
iii
v
vi
vii
1

TỔNG QUAN
Một số khái niệm
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Quản lý hệ sinh thái
Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái
Bảo tồn Đa dạng sinh học
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don
Nghiên cứu, điều tra Đa dạng sinh học
Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm Đa dạng sinh học
Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học
Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu
vực nghiên cứu

Về điều kiện tự nhiên
Về kinh tế - xã hội
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tính Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Don
Đánh giá hiện trạng về các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh
học tại Vườn Quốc gia Yok Don
Đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học cho Vườn
quốc gia Yok Don
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và kế thừa
Điều tra thực địa
Bẫy ảnh (Camera trapping)
Phỏng vấn
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

4
4
4
5
6
7
8
8
16
21
21
26

27
28

iii

28
34
41
41
41
41
41
41
42
42
42
45
45
46


Mục

Tiêu đề

2.3.6
2.3.7

Xử lý và phân tích số liệu
Đánh giá hiện trạng về các giải pháp bảo tồn đã được áp dụng

và đề xuất giải pháp dựa trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giá trị Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Don
Đặc trưng về điều kiện địa hình
Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng khu hệ thú và chim
Các khu vực quan trọng đối với bảo tồn thú và chim
Tầm quan trọng của Vườn quốc gia Yok Don trong công tác
bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam và trong khu vực
Hiện trạng quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại Vườn quốc
gia Yok Don
Qui hoạch ranh giới và các phân khu chức năng
Quản lý hệ sinh thái
Hệ thống tuần tra quản lý bảo vệ rừng
Nghiên cứu giám sát
Cơ cấu tổ chức và nguồn lực
Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
Qui hoạch, đầu tư và phát triển vùng đệm
Bảo tồn liên biên giới
Cơ sở hạ tầng
Đào tạo
Ảnh hưởng của các chương trình, chính sách của Nhà nước
đến quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok
Don
Vấn đề buôn Drang Phok
Những thách thức và đe dọa đối với công tác quản lý bảo tồn
Vườn quốc gia Yok Don
Giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học cho Vườn quốc gia
Yok Don
Những nguyên tắc cơ bản để đề xuất giải pháp

Giải pháp lâu dài
Giải pháp trước mắt
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Chương 3
3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.1.5
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
3.2.7
3.2.8
3.2.9
3.2.10
3.2.11
3.2.12
3.2.13
3.3

3.3.1
3.3.2
3.3.3
4
4.1
4.2

Trang

iv

47
49
52
52
52
54
60
94
96
97
97
99
100
101
102
104
105
113
113

116
117
120
131
137
137
139
144
151
151
152


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Trang

Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (1993)
Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (2003)
Hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam
Khu hệ thực vật tại Vườn quốc gia Yok Don
Diện tích của các khu bảo tồn trong vùng Tây nguyên
Diện tích, dân số trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don
Thành phần dân tộc trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don
Dân số, lao động trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don
Tình hình y tế trong trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don
Tình hình giáo dục trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don
Thời gian, địa điểm các đợt điều tra

Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của Vườn quốc gia Yok Don
Các hệ sinh thái của Vườn quốc gia Yok Don
Danh sách các loài thú quí hiếm tại Vườn quốc gia Yok Don
Danh sách các loài chim quí hiếm tại Vườn quốc gia Yok Don
Tổng hợp nguồn nhân lực của Vườn quốc gia Yok Don, 2005
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho Vườn quốc gia Yok Don trong giai
đoạn từ năm 1993 đến năm 2004
Khoán quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Don, năm 2005
Tình hình khai thác gỗ của các lâm trường trong khu vực
Diện tích đất canh tác bình quân / hộ theo nhóm kinh tế hộ
Tình hình chăn nuôi tại buôn Drang Phok, năm 2004
Tổng hợp các nguồn thu nhập của hộ gia đình tại buôn Drang Phok,
năm 2004
Giá trị trung bình các khoản chi tiêu của hộ gia đình tại buôn Drang
Phok, năm 2004
Thu nhập, chi tiêu và tích lũy trung bình / hộ gia đình tại buôn Drang
Phok, năm 2004
Kết quả phân tích mô hình hóa ảnh của cộng đồng vào Vườn quốc gia
Yok Don
Phân tích các nguồn thu nhập từ củi và các loại lâm sản ngoài gỗ khác
theo nhóm kinh tế hộ gia đình
Mối liên hệ giữa thành phần kinh tế hộ gia đình với mức độ săn bắt
động vật hoang dã ở buôn Drang Phok
Mối liên hệ giữa thành phần dân tộc với mức độ săn bắt săn bắt động
vật hoang dã ở buôn Drang Phok
Hiện trạng đất nông nghiệp của buôn Drang Phok, năm 2004
Ma trận lựa chọn đánh giá các hoạt động và biện pháp can thiệp trong
quản lý vùng đệm
Đề xuất qui hoạch lại ranh giới các phân khu chức năng của Vườn
quốc gia Yok Don


v

12
12
17
25
31
35
36
37
38
39
43
52
54
62
82
103
104
112
119
124
125
128
129
129
130
132
133

134
136
143
144


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình Tên hình
1.1
1.2
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18

3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31

Trang

Diện tích rừng đặc dụng ở Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2004
Vị trí khu vực nghiên cứu
Sơ đồ các tuyến điều tra ngoại nghiệp và vị trí đặt bẫy ảnh
Lập sa bàn có sự tham gia tại buôn Drang Phok
Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của Vườn quốc gia Yok Don
Bản đồ phân bố các hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Yok Don
Bản đồ các điểm ghi nhận thú tại Vườn quốc gia Yok Don
Bản đồ phân bố của một số loài thú quan trọng
Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907
Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne-Edward, 1871)
Voọc bạc - Trachypithecus germaini (Milne-Edwards,1876)
Sói đỏ - Cuon alpinus (Pallas, 1811)
Cầy giông sọc - Viverra megaspila Blyth, 1862
Bò tót - Bos gaurus Smith, 1827

Bò rừng - Bos javanicus d'Alton, 1823
Bản đồ phân bố các loài chim quí hiếm tại Vườn quốc gia Yok Don
Sếu đầu đỏ - Grus antigone (Linnaeus, 1758)
Chân bơi - Heliopais personata (Gray, 1849)
Hạc cổ trắng - Ciconia episcopus (Boddaert, 1783)
Già đẫy nhỏ - Leptoptilos javanicus (Horsfield, 1821)
Chìa vôi Mê Kông - Motacilla samveasnae
Hệ thống báo cáo tuần tra bảo vệ rừng
Bộ máy tổ chức VQG Yok Don
Vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don, năm 1991
Vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don, năm 2002
Khoán quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Don, năm 2005
Đập giữ nước Đăk Ken
Cải tạo hồ tự nhiên thành hồ chứa nước
Vị trí buôn Drang Phok trong Vườn quốc gia Yok Don
Tình hình buôn bán và vận chuyển động vật hoang dã tại buôn Drang
Phok, năm 2004
Mối liên hệ giữa thành phần kinh tế hộ gia đình với mức độ săn bắt
động vật hoang dã ở buôn Drang Phok
Mối liên hệ giữa thành phần dân tộc với mức độ săn bắt động vật
hoang dã ở buôn Drang Phok
Hiện trạng đất canh tác của buôn Drang Phok, năm 2004
Bản đồ hiện trạng qui hoạch Vườn quốc gia Yok Don
Bản đồ đề xuất thay đổi ranh giới các phân khu chức năng của Vườn
quốc gia Yok Don

vi

16
30

44
46
53
59
65
66
67
69
70
71
73
78
80
85
88
89
92
93
94
101
102
107
108
111
115
116
121
127
133
135

136
145
146


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CBD

: Công ước Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity)

CI

: Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International)

CIFOR

: Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center for International
Forestry Research)

CITES

: Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy
cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora)

DT


: Diện tích

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

FAO

: Tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc (United Nations Food and
Agriculture Organization).

FFI

: Tổ chức Bảo tồn Động, thực vật Quốc tế (Fauna and Flora
International)

FSSP

: Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (Forestry Sector Support
Programme)

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

GPS

: Thiết bị định vị toàn cầu (Global Positionning System)


HST

: Hệ sinh thái

ICRAF

: Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm kết hợp Quốc tế (International
Centre for Research in Agroforestry)

ICBP

: Hội đồng Bảo tồn Chim Quốc tế (International Council for Bird
Preservation)

ICDA

: Phương thức Kết hợp Bảo tồn và Phát triển (Integrated Conservation
Development Approach)

ICDP

: Dự án Bảo tồn và Phát triển (Integrated Conservation Development
Projects)

IUCN

: Hiệp hội Bảo tồn Quốc tế (The World Conservation Union)

KBT


: Khu bảo tồn

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

NGO

: Tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization)

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nxb

: Nhà xuất bản

PRA

: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal)

QLHST

: Quản lý hệ sinh thái

vii


ĐVHD

: Động vật hoang dã


TFT

: Quĩ rừng nhiệt đới (The Tropical Forest Trust)

TN KTXH

: Tự nhiên và Kinh tế-xã hội

TNC

: The Nature Conservancy

UNEP

: Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (United Nations
Environmental Programme)

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

VQG

: Vườn quốc gia

WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)


WCMC

: Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới thuộc UNEP (The UNEP World
Conservation Monitoring Centre)

WCPA

: Ủy ban Quốc tế về các Khu bảo vệ của IUCN (World Commission on
Protected Areas of IUCN)

WCS

: Hiệp hội Bảo tồn Đời sống Hoang dã (Wildlife Conservation Society)

WRI

: Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute)

WWF

: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)

viii


0 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang đứng trước tình trạng khủng hoảng về môi trường trên


phạm vi toàn cầu [65]; ước tính có khoảng 150 loài sinh vật bị mất đi mỗi
ngày do ảnh hưởng của các hoạt động của con người [93]; tình trạng này đang
có chiều hướng gia tăng [68] và các hoạt động của con người ngày càng trở
thành mối đe dọa đến khả năng cung cấp của HST [100].
Sự tồn tại của con người phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên ĐDSH và
các chức năng tự nhiên của HST [112], do đó việc bảo tồn ĐDSH và duy trì
các chức năng tự nhiên của HST là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, các nguồn lực đầu tư cho công tác này hiện còn hạn chế
[61], vì vậy việc tiến hành các nghiên cứu để xác định những ưu tiên cho công
tác bảo tồn là thực sự cần thiết, nhằm góp phần phân bổ các nguồn lực đầu tư
cho công tác này được hiệu quả và hợp lý nhất.
Công tác bảo tồn ĐDSH và tìm kiếm các giải pháp thích hợp để áp
dụng trong bảo tồn ĐDSH cũng là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng thế
giới. Điều này được thể hiện thông qua sự đồng tình của các quốc gia tại Hội
nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de
Janeiro (Bra-xin, 1992) và sau đó là Hội nghị Thượng đỉnh tại Johannesburg
(Nam Phi, 2002, http: //www.earthsummit2002.org) [50].
Một trong những thách thức lớn đối với bảo tồn ĐDSH là sức ép của
cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động kinh tế - dân sinh liên quan
tới quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển của các VQG, KBT cần phải
có các giải pháp bảo tồn phù hợp có sự hỗ trợ và cộng tác tích cực của cộng
đồng địa phương.

-1-


VQG Yok Don được xem là nơi có giá trị cao về ĐDSH không chỉ của
Việt Nam mà còn cho thế giới với sự tồn tại của HST rừng thưa cây lá rộng

hơi khô nhiệt đới (rừng Khộp) và nhiều loài động vật, thực vật quí hiếm đang
có nguy cơ bị tiêu diệt [11].
Sau hơn 10 năm thành lập, các giá trị ĐDSH ở đây vẫn đang đối mặt
với các mối đe dọa như: săn bắt động vật rừng, xâm lấn canh tác nông nghiệp,
lửa rừng [14].
Nhằm góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH của VQG Yok Don,
bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại
Việt Nam nói chung và điều kiện đặc thù của VQG Yok Don nói riêng, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh
học tại Vườn quốc gia Yok Don”.
2. Những đóng góp của đề tài
Về lý luận
• Vận dụng phương thức tiếp cận Quản lý hệ sinh thái (Ecosystem
Management) trong đánh giá và đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH tại
VQG Yok Don,
• Cơ sở khoa học quản lý bảo tồn ĐDSH được chứng minh là cơ sở
mang tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành bao gồm chính sách, qui
hoạch và quản lý, phương thức tiếp cận phù hợp trong hoạt động
quản lý, đánh giá và giám sát bảo tồn ĐDSH.
Về thực tiễn
• Cập nhật danh lục thú và chim tại VQG Yok Don,
• Phản ánh thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH của VQG Yok Don,
• Đề xuất các giải pháp tổng hợp trong quản lý, bảo tồn ĐDSH theo
phương thức tiếp cận QLHST.

-2-


3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khu hệ thú, khu hệ chim và các ảnh hưởng

của cộng đồng địa phương đến quá trình quản lý, bảo tồn ĐDSH tại VQG
Yok Don từ năm 1990 đến 2005.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 152 trang: gồm 31 bảng, 35 hình, 124 tài liệu tham khảo
và 9 phụ lục; được cấu trúc thành 4 phần chính như sau:
• Đặt vấn đề
• Chương 1: Tổng quan
• Chương 2: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
• Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
• Kết luận - Khuyến nghị.

-3-


Chương 1

1 TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Đa dạng sinh học
Có nhiều định nghĩa về Đa dạng sinh học, WWF (1989) đề xuất: “Đa
dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” [46].
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các
nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các
phức hệ sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài,
giữa các loài và các hệ sinh thái (IUCN, 1994) [8]. Đây là định nghĩa về
ĐDSH được nhiều quốc gia chính thức chấp nhận và được sử dụng trong
Công ước ĐDSH.
Cuối thế kỷ XX, khái niệm ĐDSH còn đề cập đến mối quan hệ tương

hỗ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, gắn yếu tố con người (human)
với ĐDSH [124]. Trong một định nghĩa về ĐDSH của WRI (2005) cho rằng
“…loài người phụ thuộc hoàn toàn vào quần xã sinh vật - sinh
quyển,…ĐDSH là một giới hạn bao trùm sự giàu có về sinh vật tự nhiên, điều
đó củng cố cho sức khỏe và sự sống của con người…” [123].
Điều này cho thấy: ĐDSH bao gồm sự phong phú của thế giới sinh vật;
thể hiện bằng tất cả các dạng, các mức độ và sự tổ hợp của chúng trong mối
tương hỗ với môi trường tự nhiên và xã hội. ĐDSH không chỉ đơn thuần là
tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả
các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô
sinh và với con người và biến động của ĐDSH phụ thuộc vào các mối tương
tác này [8,35,49,69]. Mặc khác, sự phát triển của các hệ thống xã hội là không

-4-


đồng đều và có những đặc thù riêng; do đó mức độ tác động đến ĐDSH ở mỗi
nơi là khác nhau [72].
Cơ sở khoa học của bảo tồn ĐDSH là Sinh học Bảo tồn (Conservation
Biology). Theo Soule (1985) [46], sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành
được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với ĐDSH với hai mục tiêu:
• tìm hiểu những tác động tiêu cực do con người gây ra đối với nguồn
gen các loài, các HST;
• xây dựng các phương thức tiếp cận để hạn chế sự mất đi của các
loài.
Theo Temple [46], sinh học bảo tồn là tổng hợp của nhiều môn khoa
học kinh điển, nhằm cung cấp các nguyên tắc và phương thức tiếp cận cho các
ứng dụng thực tiễn quản lý các nguồn tài nguyên. Kinh nghiệm thu được từ
thực tế được vận dụng để định hướng cho các môn khoa học kinh điển có liên
quan. Quan điểm của Temple còn cho thấy, nghiên cứu về quản lý bảo tồn

ĐDSH đòi hỏi phải tiếp cận đa ngành bao gồm cả 2 lĩnh vực tự nhiên và xã
hội mới có thể giải quyết một cách đầy đủ và có hệ thống về bảo tồn ĐDSH.
1.1.2 Hệ sinh thái
Hệ sinh thái (Ecosystem) là một trong những thành phần tạo nên sinh
quyển - đó là một tổng thể hoàn chỉnh của các HST trên trái đất. HST còn bao
gồm các sinh cảnh - là nơi các loài động vật và thực vật cư trú, là một hệ
thống chức năng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ.
Trong số các đặc tính của HST, thì đặc tính ”thay đổi” được các nhà
quản lý đặc biệt quan tâm. Vì HST luôn luôn biến động, nên việc nhận thức
được về sự thay đổi có tính tất yếu là rất quan trọng đối với những người làm
công tác quản lý HST. Hai đặc tính quan trọng khác của HST là tính phục hồi
(restoration) và ĐDSH.

-5-


Khái niệm về ĐDSH còn được nhìn nhận ở ba mức độ: đa dạng HST,
đa dạng loài và đa dạng gen [45,46]. Trong phương thức tiếp cận QLHST,
ĐDSH có vai trò quan trọng vì:
• Tổng thể của một HST càng đa dạng trên một diện tích lớn, thì HST
đó càng có nhiều khả năng để tồn tại dưới áp lực xáo trộn đáng kể;
• Số loài đại diện trong một HST nào đó càng lớn, thì khả năng tồn tại
của HST càng lớn.
• Mức độ đa dạng loài càng lớn thì càng có nhiều cơ hội để cho quần
xã đó thích nghi với môi trường thay đổi trong quá trình diễn thế.
• Một HST có mức ĐDSH cao thường có tính phục hồi cao hơn so
với HST có mức ĐDSH thấp.
• Là một thành phần của thế giới tự nhiên, con người luôn tác động
hoặc biến đổi HST bằng nhiều cách khác nhau để tận dụng những
sản phẩm và lợi ích mà HST mang lại [109].

1.1.3 Quản lý hệ sinh thái
Khái niệm Quản lý hệ sinh thái (Ecosystem management) được đề cập
trong Công ước ĐDSH gồm 12 nguyên tắc [55]. Các nguyên tắc này được sử
dụng nhằm xây dựng một chiến lược bảo tồn phối hợp các nguồn tài nguyên
và khuyến khích việc bảo tồn với sử dụng bền vững [109].
Mục tiêu của QLHST là tìm ra được cách để tổ chức việc sử dụng HST
của con người, nhằm đạt được sự hài hoà giữa lợi ích thu được từ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên sẵn có của các thành phần và quá trình của HST mà
vẫn duy trì được khả năng của HST để cung cấp được những lợi ích đó ở mức
độ bền vững. Nói cách khác, mục tiêu của QLHST là sử dụng mà không làm
mất HST.
Mục đích của QLHST là đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của HST luôn
duy trì ở mức bền vững. Khái niệm ”phát triển bền vững” có giá trị đặc biệt

-6-


quan trọng trong QLHST, vì khi chúng ta thực hiện các nguyên tắc tiếp cận hệ
sinh thái chính là phục vụ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để làm
được điều này, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức bảo tồn
và các cá nhân cần xem xét lại cách thức thực hiện của mình, bao gồm cả việc
quản lý nội tại [66] và mối quan hệ với các bên liên quan [82].
1.1.4 Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái
Phương thức tiếp cận QLHST được chính thức thông qua tại Hội nghị
các bên lần thứ 5 về Công ước ĐDSH tổ chức tại Nairobi (Kenya) năm 2000
(www.biodiversity.org/programmes/cross-cutting/ecosystem/documents.asp).
Theo quan điểm của Công ước ĐDSH, phương thức tiếp cận QLHST được
định nghĩa là: “một chiến lược quản lý đất, nước và nguồn tài nguyên sinh vật
nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng những nguồn tài nguyên đó một cách
bền vững, hợp lý” [109]. Phương thức tiếp cận QLHST đặt con người và các

phương thức sử dụng nguồn tài nguyên là trọng tâm của khuôn khổ ra quyết
định, gồm 4 điểm nổi bật như sau:
• Được xây dựng để cân đối ba mục tiêu của Công ước ĐDSH (Bảo tồn,
sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích một cách công bằng nguồn tài
nguyên sinh vật),
• Đặt con người vào vị trí trung tâm của vấn đề quản lý ĐDSH,
• Mở rộng quản lý ĐDSH vượt ra ngoài khu vực bảo vệ và công nhận
rằng làm như vậy là rất quan trọng đối với việc phổ biến các mục tiêu
CBD, và
• Đáp ứng được các mối quan tâm của các ban, ngành ở phạm vi rộng
nhất.

-7-


1.2 Bảo tồn Đa dạng sinh học
1.2.1 Trên thế giới
a. Xác lập thứ bậc ưu tiên trên phạm vi toàn cầu: Trên thực tế, các
nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để phân bổ các
nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được các ưu tiên,
lập chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu quả. Nhiều tổ
chức phi Chính phủ (NGO) đã tham gia vào quá trình này nhằm xác định
được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào đó. Có
nhiều phương thức tiếp cận khác nhau được sử dụng, có thể nhóm gộp thành
3 nhóm như sau:
• Dựa trên các sinh cảnh đại diện: được một số tổ chức bảo tồn như:
WWF, TNC và AWF áp dụng.
• Dựa trên các tiêu chí về loài: như độ phong phú của loài (species
richness) và số lượng các loài đặc hữu (endemic species) được Tổ chức
Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn

Chim Quốc tế (BirdLife International) sử dụng.
• Dựa trên các tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa
tối thiểu hoặc các vùng biệt lập được CI và WCS sử dụng.
Trong đó, việc tiếp cận thông qua các sinh cảnh đại diện tập trung vào
các vùng sinh thái. Vùng sinh thái được định nghĩa như một vùng đất rộng lớn
bao gồm nhiều quần xã tự nhiên và các loài [106].
WWF đã xác định được 867 vùng sinh thái trên toàn cầu [106]. Khái
niệm này được TNC sử dụng như một phương thức tiếp cận chủ đạo cho các
hoạt động của mình, sau đó phát triển thành “Global 200” nhằm kết hợp các
kiểu sinh cảnh đặc trưng nhất trên phạm vi toàn thế giới [106]. “Global 200”
đã được WWF và AWF sử dụng trong chương trình của mình.

-8-


Phương thức tiếp cận về loài được CI sử dụng nhằm tập trung các
nguồn lực vào các khu vực có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất,
đồng thời đưa ra khái niệm các điểm nóng về ĐDSH [103, 104] và những
vùng còn nguyên vẹn được xem là vùng có giá trị ĐDSH cao [70].
BirdLife cũng đưa ra khái niệm về các vùng chim đặc hữu (EBA:
Endemic Bird Area) để áp dụng cho những nơi có ít nhất hai loài phân bố hẹp
(RRS: Ranger - restricted species), loài phân bố hẹp là loài có phạm vi phân
bố trên toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2. Bên cạnh đó BirdLife còn đưa ra khái
niệm về các vùng chim quan trọng (IBA) [119], đó là những vùng có tầm
quan trọng quốc tế về bảo tồn chim, được xác định dựa trên tiêu chí về loài
như: sự hiện diện của các loài đe dọa, các loài phân bố hẹp, hoặc là nơi tụ tập
của nhiều loài [107]. Từ đó, CI, Bird Life và Plant Life đã phối hợp nghiên
cứu và đưa ra khái niệm các vùng ĐDSH chỉ thị (KBAs) [79].
Sự khác biệt giữa các phương thức tiếp cận về loài, hoặc dựa vào sự
phong phú của loài, các loài đe dọa, các loài đặc hữu,…phụ thuộc vào cách

hiểu của từng người, do đó không thể hiện được phương thức tiếp cận nào là
tối ưu nhất. Vì vậy, cần thiết phải có một cách nhìn nhận tổng hợp về nhiều
yếu tố để xác định một khu vực được xem là ưu tiên cho bảo tồn. Năm 2005,
Posingham và Wilson đã đề xuất nên kết hợp hai phương thức tiếp cận bảo
tồn loài và sinh cảnh lại với nhau trong việc xác định các ưu tiên bảo tồn trên
toàn cầu [110, 121].
WCS đã cố gắng thử nghiệm theo đề xuất ấy và đưa ra khái niệm mới
là: vùng hoang dã còn sót lại [113] và đã xây dựng được một bản đồ ở cấp
quần xã dựa trên cơ sở bản đồ các vùng sinh thái của WWF năm 2000, kết
hợp giữa hai yếu tố ĐDSH và tác động của con người ở mức độ thấp nhất.
CI cũng sử dụng cách tương tự [106] và kết hợp với các yếu tố: mật độ
dân số và các sự nguyên vẹn của sinh cảnh.

-9-


Cho dù sử dụng các tiếp cận nào đi nữa trong qui hoạch bảo tồn thì vẫn
gặp nhiều sự trùng lặp, đặc biệt là những nơi có giá trị ĐDSH cao như rừng
ẩm nhiệt đới, rạn san hô [70]. Do đó, đã diễn ra nhiều tranh luận khoa học về
việc áp dụng phương thức tiếp cận nào là tối ưu nhất. Tuy nhiên, cũng đồng
thời tồn tại một vấn đề là: không có một tổ chức nào đứng ra thực hiện các
chương trình trên phạm vi toàn cầu theo cách họ đã đề xuất, mà chỉ sử dụng
kết quả phân tích của mình để lựa chọn đâu là nơi tốt nhất để tập trung các nỗ
lực của mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phương thức tiếp cận để xác
định nhiều khu vực ưu tiên phục vụ mục đích kêu gọi, huy động các nguồn
lực đầu tư cho bảo tồn.
Việc xác định các ưu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu đã góp phần
xác định được những khu vực nên tập trung các nguồn lực cho bảo tồn, tuy
nhiên không giải thích làm thế nào để thực hiện thành công công tác bảo tồn
tại những khu vực đó [86]. Do vậy, các tổ chức quốc tế đã hợp tác lại và thành

lập Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn trên toàn cầu (GCPLG) gồm các
thành viên AWF, CI, TNC, WCS và WWF [111].
b. Xác định các cảnh quan
Thuật ngữ “cảnh quan” (landscape) mang nhiều ý nghĩa khác nhau,
phục vụ cho các mục đích khác nhau. Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan
có thể hiểu như: một vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và
được xem như là kết quả của một quá trình biến đổi lâu dài
(). Đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể nào về qui mô
của cảnh quan, cũng như chưa có định nghĩa nào về việc xác định ranh giới
của cảnh quan. Thông thường, các nhà qui hoạch bảo tồn thường xác định
ranh giới của cảnh quan dựa trên các yếu tố như: lưu vực, vùng núi, ngọn núi,
phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm loài [114].
Cho dù chưa có định nghĩa rõ ràng về cảnh quan, nhưng việc xác định
các cảnh quan trong ưu tiên bảo tồn đã giúp cho việc bảo vệ và duy trì các

-10-


chức năng sinh thái của nó, đồng thời giúp cho việc xác định và thực thi các
chiến lược về bảo tồn. Theo cách này, WWF (2004) đã đưa ra khái niệm về
tầm nhìn ĐDSH nhằm xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn trong phạm vi
một vùng sinh thái. WCS (2004) cũng đưa ra khái niệm về loài đại diện cho
một vùng cảnh quan nhằm bảo vệ các giá trị ĐDSH chứa đựng trong vùng
[112].
Burke (2000) lại cho rằng, con người cùng tồn tại với các loài bản địa
trong môi trường sống tự nhiên của mình là mục tiêu của bảo tồn ĐDSH; do
đó nhiệm vụ của bảo tồn ĐDSH là đảm bảo các điều kiện cho việc đồng tồn
tại này (co - existence) [79]. Quan điểm đồng tồn tại giữa loài, sinh cảnh và
con người cũng chỉ ra rằng cần có sự kết hợp với các yếu tố xã hội trong một
vùng rộng lớn. Cũng cần nhận biết rằng, HST không có giới hạn về mặt ranh

giới hành chính [110]; vì vậy việc áp dụng phương thức tiếp cận này trong qui
hoạch bảo tồn và thực hiện kế hoạch cho phép các nhà hoạch định kế hoạch
kết hợp một cách hài hòa (reconcile) giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên của con
người và mục tiêu của bảo tồn ĐDSH nhằm hạn chế sự mất đi của một loài
nào đó và đảm bảo các quá trình thay đổi tự nhiên của HST [90,91].
c. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn: Bảo
tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các VQG là ý tưởng đầu tiên xuất hiện ở
Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày 1 tháng 3
năm 1872 [105]. Đến năm 1993, toàn thế giới đã có đến 8.619 khu bảo tồn,
chiếm diện tích 7.922.660 km2 [46] (bảng 1.1).

-11-


Bảng 1.1. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (1993)
Vùng

Các KBT
(Phân loại của IUCN I - V)
% tổng
Số
DT
2
DT
lượng
(km )
704 1.388.930
4,6
2.181 1.211.610
4,4

1.752 2.632.500
11,7

Châu Phi
Châu Á
Bắc và Trung
Mỹ
Nam Mỹ
667 1.145.960
Châu Âu
2.177
455.330
Liên Xô (cũ)
218
243.300
Châu Úc
90
845.040
Thế giới
8.619 7.922.660
Nguồn: WRI/ UNEP/ UNDP, 1994

6,4
9,3
1,1
9,9
5,9

Các khu được quản lý
(Phân loại của IUCN I - V)

Số
DT
% tổng
2
lượng
(km )
DT
1.562
746.360
2,5
1.149
309.290
1,1
243
161.470
0,7
679 2.279.350
143
40350
1
4000
91
50.000
3.868 3.588.480

12,7
0,8
0,6
0,6
2,7


Bảng 1.2. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (2003)
Vùng

Các khu bảo tồn (Phân loại của IUCN I - VI)
Số lượng
DT (km2)
% tổng DT
Châu Phi
8.590
4.366.008
Đông – Nam Phi: 17,17
Bắc Phi – Trung Đông: 9,92
Tây – Trung Phi: 8,77
Châu Á
6.201
2.100.427
Tây Á: 8,77
Nam Á: 6,87
Đông Nam Á: 16,39
Bắc và Trung
14.131
4.698.227
Trung Mỹ: 27,86
Mỹ
Bắc Mỹ: 20,79
Nam Mỹ
2.749
4.137.180
22,2

Châu Âu
43.018
750.225
14,63
Châu Úc
8.724
1.187.320
14,82
Thế giới
102.102 18.763.407
12,65
Nguồn: UNEP/ WCMC/ WCPA/ IUCN, 2003

Từ bảng 1.1, bảng 1.2 cho thấy: hệ thống khu bảo tồn trên toàn thế giới
không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về diện tích ở tất cả các châu lục.
Điều này thể hiện sự quan tâm của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu về bảo
tồn ĐDSH, nhằm nỗ lực hạn chế sự tác động có hại đến các HST tự nhiên đặc
thù, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững.

-12-


Từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề bảo tồn đã được chú trọng.
Mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế giới các VQG lần thứ nhất; vấn đề đào
tạo chuyên nghiệp về quản lý động vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các
chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhau như hưởng lợi từ
động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triển khai. Điều
đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, Hội nghị các VQG và KBT được tổ
chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các KBT ở
những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính phủ

tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như cơ hội
để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng
chú trong nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là việc
thông qua hiệp ước Durban và kế hoạch hành động tại hội nghị lần thứ V. Với
các kết quả đưa ra thì vấn đề quyền lợi của người dân bản địa cũng như thừa
nhận kiểu quản lý bảo tồn theo truyền thống, văn hóa cộng đồng được quan
tâm song song với việc cải thiện chất lượng quản lý bảo tồn ở địa phương;
chú trọng đến thế hệ trẻ trong điều hành quản lý, xây dựng hệ thống các khu
bảo tồn liên kết, cải thiện công tác truyền thông và giáo dục nhằm đáp ứng
bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững. Thông qua các hội nghị thượng đỉnh
toàn cầu, nhiều công ước có liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được thảo luận,
tán thành và nhiều nước đã tham gia ký kết, trong đó quan trọng hơn hết là
các Công ước CITES, Công ước Ramsar, Công ước ĐDSH [71].
Có thể nói rằng, trên thế giới đến nay mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện. Công
tác quản lý bảo tồn ĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng
hệ thống các khu bảo tồn liên kết; mà còn chú trọng đến giáo dục đào tạo về
quản lý và nâng cao hiệu quả trong điều hành cũng như nhận thức bảo tồn;
chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo
tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn nhằm hướng đến đích cuối

-13-


cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH, cũng như chia sẻ các lợi
ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, một cách bình
đẳng và công bằng.
d. Một số phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo
tồn đa dạng sinh học: Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (kết hợp hài hoà
giữa bảo tồn và phát triển), nhiều ngành, nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến

sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những phương
thức tiếp cận mới về quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Một số phương thức tiếp cận chính này là:
• Quản lý hệ sinh thái,
• Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng,
• Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên,
• Dự án bảo tồn và phát triển tổng hợp,
• Phát triển bền vững về mặt sinh thái [109].
Các phương thức tiếp cận nêu trên đều giống nhau ở chỗ là: nỗ lực tìm
kiếm một giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ quyền lợi trong
việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà những quyền lợi này có
thể là giữa bảo tồn và phát triển, giữa cộng đồng địa phương và một quốc gia,
hoặc giữa các nhóm người có liên quan trong xã hội. Điểm nổi bật trong các
phương thức tiếp cận này là nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương cũng
như những nhóm người trong xã hội có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên
(những người hưởng lợi, những người bị tác động). Các phương thức tiếp cận
này đang được hình thành và phát triển nhằm khắc phục những hạn chế trong
cách quản lý áp đặt từ trên xuống theo cách quan liên bao cấp và đẩy mạnh
cách thức quản lý tài nguyên thiên nhiên từ cơ sở đi lên.
Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phương thức tiếp cận là sự nhìn
nhận vấn đề, điểm trung tâm của mối quan tâm và tính ưu tiên của các

-14-


phương pháp cụ thể được ứng dụng. Ví dụ: phương thức tiếp cận hệ sinh
thái quan tâm trước tiên là tính toàn vẹn của HST và nhìn nhận con người là
một bộ phận của HST. Vì vậy muốn đạt được mục đích cơ bản trên thì phải
tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững, tức là vừa nâng cao đời sống
của người dân phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động

mang tính bền vững, vừa có thể bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú.
Còn cách quản lý dựa vào cộng đồng chọn vấn đề trọng tâm là cộng đồng,
vì thế phương thức tiếp cận là làm sao tận dụng được mọi thế mạnh của cộng
đồng trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để có thể chia sẻ
quyền lợi một cách công bằng mà trước tiên là cho cộng đồng địa phương
được quan tâm trước tiên, nhưng tất nhiên đều phải gắn chặt với quyền lợi
bảo tồn thiên nhiên để đảm bảo sự hài hoà giữa các quyền lợi. Trong khi đó,
phương thức tiếp cận đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên có nhiều đặc
điểm giống với phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, nhưng mang ý
nghĩa rộng hơn, tức là quan tâm đến mọi đối tác, đến mọi nhóm xã hội trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tài nguyên, để đạt được mục đích là chia sẻ
quyền lợi công bằng đồng thời không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ được môi trường.
Từ các phương thức tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên nêu trên, đề
tài này lựa chọn phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái để nghiên cứu, vì
phương thức tiếp cận này đã dựa trên cơ sở hệ sinh thái, là cơ sở quyết định
cho sự sống trên trái đất, là nơi duy trì ĐDSH. Hơn nữa phương thức tiếp cận
này cũng đã tiếp thu được các nguyên tắc cơ bản của các phương thức tiếp
cận quản lý tài nguyên khác và đã xây dựng được một cơ sở lý luận khá vững
chắc. Việc tìm hiểu và vận dụng phương thức tiếp cận QLHST vào thực tiễn ở
các khu bảo tồn thiên nhiên không những có thể đóng góp thêm cơ sở lý luận
trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam mà còn góp phần hoàn thiện
phương thức tiếp cận này trong điều kiện các nước đang phát triển.

-15-


×