Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 154 trang )


LÊ QUANG DẦN
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
- ĐỒNG NAI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ
PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ QUANG DẦN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ
ĐÙNG, TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP




LÊ QUANG DẦN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG


SINH HỌC CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ ĐÙNG,
TỈNH ĐẮK NÔNG


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH





Đồng Nai, năm 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Người cam đoan


Lê Quang Dần















ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian tham gia chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp, chuyên
ngành Lâm học, khoá học 2010 - 2013 tại cơ sở 2 - trường Đại học Lâm nghiệp, tác
giả đã được Nhà trường cho tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài "Nghiên cứu
một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông".
Qua 6 tháng thực hiện, với sự giúp đỡ của tập thể công chức, viên chức Khu
BTTN Tà Đùng và các ban ngành, địa phương vùng đệm cùng với sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tác giả đã hoàn thành đề tài nói trên.
Là thành quả của một khóa học, vì thế qua đây tác giả xin được bày tỏ lòng

cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo cơ sở 2 - trường Đại học
Lâm nghiệp và đặc biệt là TS Nguyễn Trọng Bình - người hướng dẫn khoa học,
người trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các bạn học viên lớp K19B Lâm học - những
người đã cùng tác giả học tập và rèn luyện để có ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông và các bạn
đồng nghiệp đang công tác tại Khu BTTN Tà Đùng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho bản thân tác giả trong quá trình học tập và triển khai đề tài nghiên cứu.
Qua đây tác giả cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Đắk Som, Ủy ban
nhân dân xã Phi Liêng, Ủy ban nhân dân xã Đạ K'Nàng và các ban ngành trong
huyện Đắk G’Long - tỉnh Đăk nông và huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng và cộng
đồng dân cư của 6 thôn buôn đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả thu thập số liệu
thực hiện đề tài.
Với tinh thần cầu tiến, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến góp ý
quý báu của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Lê Quang Dần




iii
Mục lục
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
Mục lục… iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH viii
ĐT VN Đ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VN Đ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới 4
1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học 4
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng
đồng 6
1.2. Những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam 12
1.2.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học 12
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng
đồng 13
1.3. Nhận xét và đánh giá chung 18
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Mục tiêu đề tài 21
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22


iv
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 22
2.4.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 24
CHƯƠNG 3: ĐIU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm tự nhiên 33
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn 33
3.1.2. Địa hình, địa thế 33

3.1.3. Khí hậu 34
3.1.4. Thuỷ văn và tài nguyên nước 34
3.1.5. Tài nguyên đất 35
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 35
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục 41
3.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 44
4.1. Tính đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng 44
4.1.1. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật trong Khu BTTN Tà Đùng 44
4.1.2. Sự đa dạng về thành phần loài động vật trong Khu BTTN Tà Đùng 52
4.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên tại Khu BTTN Tà Đùng 55
4.2.1. Hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên rừng 56
4.2.2. Những liên quan giữa khai thác, sử dụng với bảo tồn tài nguyên
rừng 61
4.2.3. Nhận thức của cộng đồng về hiện trạng tài nguyên rừng, quản lý
và sử dụng tài nguyên rừng 65
4.2.4. Vai trò và mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn
ĐDSH tại KBTTN Tà Đùng 67
4.3. Cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa trên cộng đồng tại Khu BTTN
Tà Đùng 76
4.3.1 Các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn ĐDSH tại
Khu BTTN Tà Đùng 76


v
4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý METT Khu BTTN Tà Đùng
năm 2012 79
4.3.3 Tác động và triển vọng của một số chính sách của Nhà nước đối
với việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ rừng và bảo tồn đa

dạng sinh học 79
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại KBTTN Tà Đùng 84
4.4.1. Phân tích thực trạng công tác bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Tà
Đùng 84
4.4.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng
đồng tại Khu BTTN Tà Đùng 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1. Kết luận 95
5.1.1. Về tính đa dạng sinh học và các mối đe dọa đến tính ĐDSH 95
5.1.2. Về nhận thức của cộng đồng, kiến thức bản địa và tình hình sử
dụng tài nguyên rừng 95
5.1.3. Về sự tham gia của cộng đồng đối với công tác bảo tồn ĐDSH 96
5.1.4. Về cơ chế chính sách và các giải pháp huy động cộng đồng tham
gia bảo tồn ĐDSH 96
5.2. Tồn tại 97
5.3. Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98



vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CITES
Công ước Quốc tế về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang
dã nguy cấp
CNH
Công nghiệp hóa
CSHT
Cơ sở hạ tầng
BSM

Cơ chế chia sẻ lợi ích
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
DVMTR
Dịch vụ môi trường rừng
ĐDSH
Đa dạng sinh học
GDMT
Giáo dục môi trường
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
GPS
Thiết bị định vị vệ tinh
Ha
héc ta
HĐH
Hiện đại hóa
IUCN
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KBT
Khu bảo tồn
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
Km
Kilomet
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
M
Mét
METT

Công cụ đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
PRA
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
SWOT
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
(Strengths-Weakness-Opportunities - Threats)
TNR
Tài nguyên rừng
TV
Thực vật
UBND
Ủy ban nhân dân
VCF
Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam
VENN
Sơ đồ phân tích các bên liên quan
VQG
Vườn Quốc gia
WWF
Quỹ Quốc tế và bảo vệ thiên nhiên


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng
Trang
3.1
Dân số và dân tộc các xã vùng đệm Khu BTTN Tà Đùng
35
3.2
Số lượng người sinh sống trong vùng lõi Khu bảo tồn
36
4.1
Thành phần Thực vật rừng Khu BTTN Tà Đùng
43
4.2
So sánh đa dạng về thực vật ở các vùng
44
4.3
Mười họ thực vật có số loài lớn nhất tại Khu BTTN Tà Đùng
45
4.4
Mười chi có số loài lớn nhất của khu nghiên cứu
46
4.5
Mười loài cây có số cá thể lớn nhất của khu nghiên cứu
47
4.6
Cấp nguy hiểm của thực vật quý hiếm trong KBT Tà Đùng
48
4.7
Tổng hợp tài nguyên động vật KBTTN Tà Đùng
51
4.8

So sánh tài nguyên động vật KBTTN Tà Đùng với một số nơi
khác
52
4.9
Tổng hợp tình trạng bảo tồn các loài động vật tại KBTTN Tà
Đùng
53
4.10
Phân bố số hộ và cách tiếp cận vào tài nguyên rừng của hộ
55
4.11
Tỷ lệ các hộ có hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
56
4.12
Các loại lâm sản lấy từ rừng tại Khu BTTN Tà Đùng
57
4.13
Phân tích SWOT về khả năng tiếp cận tài nguyên rừng
61
4.14
Phân bố số hộ theo mức thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp
63
4.15
Phân bố số hộ theo đặc điểm nhận thức về tài nguyên rừng
65
4.16
Phân bố số hộ theo đặc điểm hiểu biết chính sách, hương ước
66
4.17
Cấu trúc tổ chức và vai trò của các tổ chức đối với thôn

70
4.18
Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái
sinh tự nhiên KBTTN Tà Đùng giai đoạn 2004 - 2012
73
4.19
Các mối đe dọa tới công tác bảo tồn tại KBTTN Tà Đùng
75
4.20
Nguyên nhân và tác động của các mối đe dọa tới công tác bảo
tồn tại KBTTN Tà Đùng
76
4.21
Diện tích, hiện trạng các loại rừng tham gia cung ứng DVMTR
cho lưu vực sông Đồng Nai
81
4.22
Diện tích, hiện trạng các loại rừng tham gia cung ứng DVMTR
cho lưu vực sông Sêrêpôk
82
4.23
Phân tích SWOT cho thực trạng công tác bảo tồn
84



viii
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ
Trang
2.1
Tóm tắt các bước nghiên cứu của đề tài
23
4.1
Sự phân bố các taxon của từng ngành tại KBTTN Tà Đùng
44
4.2
Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack)
50
4.3
Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban)
50
4.4
Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl)
50
4.5
Lá khôi (Ardisia sylvestri Pitard.)
50
4.6
Vù hương (Cinanmomum balanse)
50
4.7
Song (Calamus poilanei Conr)
50
4.8
Tỷ lệ % sự phân bố các loài động vật tại KBTTN Tà Đùng
52
4.9

Hiu hiu (Rana johnsii)
54
4.10
Rắn hổ mang (Naja atra)
54
4.11
Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus)
54
4.12
Rắn sọc dưa (Coelognathus radiata)
54
4.13
Khai thác gỗ tại Đăk Nang
60
4.14
Khai thác gỗ tại Phi Liêng
60
4.15
Khai thác củi ở Đăk Nang
60
4.16
Khai thác củi ở Đạ K’Nàng
60
4.17
Săn bắt động vật hoang dã
60
4.18
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
60
4.19

Sơ đồ Venn về tương tác quyền lực giữa các tổ chức ở thôn
Păng So
72
4.20
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu BTTN Tà Đùng
91



1



ĐT VN Đ

Đa dạng sinh học đã và đang là vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm,
bởi vì đa dạng sinh học là nền tảng của cân bằng sinh thái, phát triển của nhiều
ngành dịch vụ và đưa lại sinh kế, lợi ích của một phần lớn dân số trên hành tinh.
Nếu đa dạng sinh học bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của loài người ở hiện
tại và trong tương lai. Sự mất đi của một hoặc một số loài sẽ làm mất đi một hoặc
một số mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn tự nhiên từ đó làm phá vỡ thế tự cân
bằng của hệ sinh thái và thường thúc đẩy chúng diễn thế theo chiều hướng tiêu cực,
tức là dẫn tới sự phá hủy hệ sinh thái. Nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị
sử dụng rất cao mà cho tới nay con người vẫn không thể sản xuất nhân tạo để thay
thế được. Sự mất đi nguồn gen quý hiếm của nhiều loài, đặc biệt là những loài đặc
hữu sẽ khiến các thế hệ tương lai chỉ còn biết tới chúng thông qua sách vở và những
hình ảnh còn lưu trữ mà sẽ không bao giờ biết thực tế chúng thế nào nên sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới thế hệ tương lai,… và còn rất nhiều lý do khác nữa khiến việc bảo
tồn đa dạng sinh học rất được quan tâm chú trọng.
Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là có tính đa dạng sinh học rất cao

và có nhiều hoạt động tích cực tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 1993,
Việt Nam ký kết Công ước Quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học, Công ước đã được
Chính phủ phê duyệt vào tháng 10 năm 1994; Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” (ngày 22
tháng 12 năm 1997) và "Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020" (ngày 31 tháng 5 năm 2007). Ngay từ năm
1960, Chính phủ đã cho thành lập khu rừng cấm đầu tiên (Cúc Phương) để thực
hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tính tới năm 2012 Việt Nam có 164 Khu bảo
tồn trên cạn (bao gồm các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) với diện tích
2.198,744 ha (chiếm 7% diện tích cả nước); 45 Khu bảo tồn vùng nước nội địa và
16 Khu bảo tồn biển , trong đó có nhiều Vườn quốc gia là khu phân bố của các loài
2



đặc hữu như Cá cóc Tam Đảo ở VQG Tam Đảo, Vượn má hung ở VQG Cúc
Phương… cần phải được bảo tồn.
Tuy nhiên, hệ thống các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên không tồn
tại một cách độc lập mà nó chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế -
xã hội, các khu rừng này ngoài việc bảo tồn thì cũng có vai trò rất quan trọng đối
với sinh kế của cộng đồng dân tộc sống gần rừng. Cần phải giải quyết bài toán khó
giữa khai thác sử dụng và bảo tồn phát triển một cách hài hòa bởi sẽ không có bảo
tồn phát triển nếu không có khai thác sử dụng và ngược lại. Thực tiễn khẳng định
rằng, cộng đồng có vai trò hết sức đặc biệt đối với công tác bảo tồn của các khu
rừng đặc dụng nhưng ở Việt Nam hiện nay sự tham gia của cộng đồng vào công tác
bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức mờ nhạt.
Khu BTTN Tà Đùng được thành lập theo Quyết định số 07/2003/QĐ-UB,
ngày 06 tháng 01 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk (nay là tỉnh Đăk
Nông) với tổng diện tích tự nhiên là 22.100,30 ha, gồm 21 tiểu khu (trong đó có
19.167,0 ha rừng). Tà Đùng là nơi phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm

như: Về thực vật có hệ sinh thái rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới và rừng
kín hỗn giao lá rộng, lá kim với các loài đặc hữu, quý hiếm như Thông lá dẹt, Trầm
hương, Xá xị Về động vật có Báo gấm, Voọc vá chân đen, Vượn má hung, Hươu
vàng… Vùng núi Tà Đùng còn là một phần của khu vực chim đặc hữu cao nguyên
Đà Lạt, là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam, tại đây đã phát hiện có
05 loài chim đặc hữu của Việt Nam là Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà
lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis), Khướu đầu đen (Garrulax milleti),
Khướu ngực đốm (Garrulax annamensis), Khướu mỏ dài (Jabouileia danjoui),
nhiều loài và phân loài khác đặc hữu cho Đông Dương và là những loài có vùng
phân bố hẹp trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, việc thành lập Khu BTTN Tà Đùng có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên,
bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.
Từ khi được thành lập tới nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng công tác
bảo tồn của Khu BTTN Tà Đùng vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết, đặc biệt
3



là việc ngăn chặn sự xâm phạm trái phép của cộng đồng địa phương vào khu bảo
tồn. Thực tế cho thấy, mặc dù người dân có nhận thức được hành vi sai trái của
mình nhưng để đảm bảo sinh kế họ vẫn vào rừng khai thác tài nguyên. Như vậy, cần
phải giải quyết vấn đề sinh kế cho cộng đồng và huy động họ tham gia vào công tác
bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về ĐDSH cũng như nghiên cứu về vai
trò và mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH
tại khu vực. Tuy nhiên các nghiên cứu còn mang tính riêng lẻ, độc lập từng nội
dung riêng biệt (chỉ nghiên cứu về ĐDSH hoặc nghiên cứu về xã hội) và chủ yếu
được thực hiện bởi các chuyên gia, các học viên từ bên ngoài nên chưa thật sự đầy
đủ và sát thực tế.
Với vị trí là một học viên đang trực tiếp làm công tác quản lý tại Khu BTTN

Tà Đùng, đồng thời xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, đề tài "Nghiên cứu một
số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng ở Khu bảo
tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông” đã được thực hiện.

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VN Đ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học
Tổ chức WWF (1989) định nghĩa “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự
sống trên trái đất; là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật; là nguồn gen
chứa đựng trong các loài và các hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong
môi trường”. Còn Công ước đa dạng sinh học (1992) đưa ra khái niệm “Đa dạng
sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh
thái trên cạn, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà
chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh học trong loài (đa dạng di
truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” để nói về sự ĐDSH trên trái đất.
Đến nay, người ta đã biết trên thế giới có hơn 1,4 triệu loài được mô tả và còn ít
nhất gấp 2 lần con số này chưa được con người biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng
sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Theo số liệu do Wilson cung cấp (1992) có khoảng
1.413.000 loài sinh vật đã được các nhà khoa học xác định và mô tả, chủ yếu là côn trùng
và thực vật. Một số lượng côn trùng, vi khuẩn và nấm vẫn chưa được mô tả. Con số cuối
cùng về các loài được mô tả có thể lên đến 5 triệu hoặc hơn nữa.
Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều loài chưa được biết đến, nhiều môi trường sống
chưa được nghiên cứu điều tra như vùng biển sâu, vùng san hô, đất vùng nhiệt đới và
vùng savan. Dựa vào số lượng các loài đã có, có thể suy đoán rằng thế giới động, thực

vật của trái đất phải bao gồm từ 5 triệu đến 10 triệu loài, thậm chí có thể tới 30 triệu loài.
Như vậy có thể nói rằng những bí ấn về thế giới sinh vật mà con người còn phải nghiên
cứu là vô tận.
Ở Đông Dương có một số công trình nghiên cứu về thực vật như: Lecomte -
Thực vật Đông Dương (1905, 1952); Guibier - Rừng Đông Dương (quyển những
5



cây gỗ Đông Dương, 1926); Maurand - Lâm Nghiệp Đông Dương (1943); Humbert
(1938, 1950).
Để phát triển kinh tế, con người vô tình đã huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên
vô giá của chính mình. Những cố gắng khắc phục hậu quả đó, trong những năm gần đây
trên thế giới đã xây dựng được 1.500 vườn thực vật thế giới hiện lưu giữ ít nhất 35.000
loài thực vật (15% số loài thực vật hiện có). Riêng vườn thực vật Hoàng gia Anh Kew
hiện có 25.000 loài (chiếm 10% của thế giới). Một sưu tập cây ở California có tới 72
trong số 110 loài Thông được biết .
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về thực vật cũng còn rất nhiều công trình
nghiên cứu về động vật được biết đến như:
 George Finlayson (1928): Bước đầu đưa ra những nhận xét về một số loài thú
gặp ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
 Brousmiche (1887) đã giới thiệu ngắn gọn về một số loài thú ở Bắc Bộ, chủ yếu
là các loài có giá trị kinh tế, dược liệu và khu phân bố của chúng.
 Năm 1904, De poussargues đã thống kê được 200 loài thú và loài phụ thú ở Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Riêng ở Việt Nam phát hiện 117 loài và phụ
loài.
 Boutan (1906) cho xuất bản cuốn sách “Mười năm nghiên cứu động vật Đông
Dương” đã đưa khái quát chung về phân loại thú và một số dẫn liệu về hình thái,
đặc điểm sinh học và phân bố về địa lý của 10 loài thú đặc biệt.
 Dollman và Thomas (1960) đã công bố một số kết quả nghiên cứu mô tả các

dạng thú mới gặp lần đầu tiên ở nước ta. Các nghiên cứu này chủ yếu phục vụ
nghiên cứu hệ động vật.
 Vanpeneen (1969) trong tài liệu “Preliminary identification for mammals of
South Viet Nam” đã mô tả sơ bộ 217 loài và phụ loài thú có ở miền Nam Việt
Nam và ghi nhận khái quát về phân bố chung của chúng.
Nhờ các cuộc khảo sát mà các loài mới đang dần được phát hiện, định danh,
kể cả các loài động vật hoặc thú lớn. Năm 1998 phát hiện ra loài Vượn cáo mới
6



(Propithecus tattersalli) ở Mađagaxca; một loài Khỉ có tên là Cercopithecus solatus
ở Gabon; một loài Hoẵng mới vùng núi phía Tây Trung Quốc. Năm 1990 phát hiện
ra một loài Linh trưởng mới trên đảo nhỏ ở Superapui, cách thành phố Sao Paulo
(Braxin) 65 km. Trong một số năm gần đây, Việt Nam cũng đã phát hiện ra 03 loài
thú lớn đó là Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) vào năm 1992, Mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis) vào năm 1994, Mang Trường Sơn (Canimuntiacus
truongsonensis) vào năm 1998.
Tại hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10
(COP10) tổ chức năm 2010 tại Nagoya - Nhật Bản đã quyết định thông qua kế
hoạch chiến lược thực hiện Công ước ĐDSH giai đoạn 2011 - 2020 và 20 mục tiêu
về ĐDSH cho giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu bảo tồn sự ĐDSH trên phạm vi
toàn cầu.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng
* Khái niệm quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng:
Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một
khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung
có thể có quan hệ gia đình với nhau (D'arcy Davis Case, 1990). Còn quản lý tài
nguyên trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng là quản lý tài nguyên mà trong đó
phát huy được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản lý. Những giải

pháp quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của
phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm
quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, của chính sách, luật pháp. Trong khi các nước
công nghiệp phát triển đề cao vai trò của cá nhân, thì các nước đang phát triển mà
đặc biệt là ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương, gia đình và cộng đồng được đánh giá
cao. Trong nhiều trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng
đã đem lại những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái.
7



Don Gilmour và Fischer [12] cho rằng quản lý rừng cộng đồng là các hoạt
động kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên rừng do người dân địa phương thực
hiện, những người này sử dụng chúng cho các mục đích của cộng đồng và nó là một
bộ phận hữu cơ của hệ thống canh tác. Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đó là
hình thức quản lý các diện tích rừng của Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý.
* Chiến lược và chính sách cho quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở có sự
tham gia của cộng đồng:
Theo Bhargava (1997) [21], Chiến lược và Chính sách quản lý tài nguyên
thiên nhiên miền núi trên cơ sở cộng đồng của các nước trong khu vực đều tiến
hành theo những hướng:
(1) Bổ sung và sửa đổi chính sách để tăng quyền quản lý và sử dụng tài
nguyên cho người dân và các cộng đồng. Những giải pháp chủ yếu để tăng quyền
quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng là: cấp giấy chứng nhận quyền quản lý sử
dụng tài nguyên lâu dài cho hộ gia đình và cộng đồng, quy hoạch phát triển có sự
tham gia của người dân, xây dựng những tổ chức và hương ước đảm bảo quyền sử
dụng và phát triển tài nguyên, xây dựng những hợp đồng trách nhiệm giữa gia đình,
cộng đồng với Nhà nước.
(2) Kết hợp những giải pháp hỗ trợ kinh tế để khuyến khích với những giải

pháp hành chính cứng rắn, chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp khoa học công
nghệ, giải pháp kinh tế và giải pháp xã hội cho quản lý tài nguyên.
(3) Những chương trình quản lý tài nguyên và chương trình phát triển nói
chung của địa phương được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia, ở tất cả các
giai đoạn lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch và tiếp
tục thực hiện kế hoạch. Người ta xem đây là phương pháp cho phép phát huy đầy đủ
nhất những nội lực của cộng đồng cho quản lý tài nguyên.
* Một số nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở có sự tham gia
của cộng đồng:
8



Sherry (1999) [43] về sự hợp tác quản lý tại Vườn quốc gia Vutut, vừa là
một Vườn quốc gia vừa là di sản văn hóa của của người thổ dân vùng Bắc cực. Liên
minh chính quyền và thổ dân huy động được lực lượng người dân và kết hợp với
ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị
của Vườn quốc gia. Hợp tác quản lý đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và và
kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn giúp người dân về kỹ
thuật xây dựng mô hình, về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.
Hợp tác quản lý ở đây được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết
kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân.
Shuchenmann (1999) [42] đã đưa ra một ví dụ ở Vườn quốc gia Andringitra,
là vườn quốc gia thứ 14 của nước Cộng hòa Madagascar. Vườn quốc gia là một
vùng núi có mối quan hệ giữa các hệ sinh thái và sinh cảnh, đa dạng sinh học và
cảnh quan cũng như di tích văn hóa. Chính phủ đã có Nghị định bảo đảm quyền của
người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử
dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được những
quyền trên, người dân phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ
sinh thái trong khu vực. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia trong Ban đồng

quản lý như du lịch, chính quyền.
Gilmour (1999) [38] lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém
hiệu quả của các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên
nhiên là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng,
giữa lợi ích cộng đồng địa phương và lợi ích quốc gia. Do đó, chưa phát huy được
nội lực của các cộng đồng để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, quản lý tài
nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp hoạt động bảo tồn và phát triển tài
nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thống
nhất lợi ích của người dân và lợi ích Quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển
tài nguyên rừng.
Poffenberger và McGean, Bo (1993) [41] trong báo cáo “Liên minh cộng
đồng: Đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia
9



Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Tại
Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức
các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng
hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái và phục vụ lợi ích
của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng người dân cũng rất thành
công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định nếu Chính phủ có chính
sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong
việc kiểm soát tài nguyên.
Nick Salafky (2000) [40] và các cộng sự cho rằng vào những năm của thập
kỷ 90 thế kỷ trước, các nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp cận mới nhằm
đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận này dựa vào
việc thực hiện các sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp với bảo tồn. Đặc điểm
cơ bản của cách tiếp cận này là mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và con người
xung quanh. Người dân địa phương được hưởng lợi ích trực tiếp từ đa dạng sinh

học và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân gây hại từ bên ngoài đối với đa
dạng sinh học. Sự phát triển của đời sống người dân sẽ giúp cho việc bảo tồn đa
dạng sinh học chứ không phải cạnh tranh với nhau. Hơn nữa chương trình này công
nhận vai trò của người dân địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học, cũng trong
chiến lược này các nhà bảo tồn có thể giúp người dân địa phương khai thác sử dụng
hợp lý các loại lâm sản ngoài gỗ hoặc du lịch sinh thái.
Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học (2000) đã thực hiện nhiều dự án với
mục tiêu nhằm đạt được tác động thật sự đối với bảo tồn. Những nghiên cứu bước
đầu đã chỉ ra một số thành công của bảo tồn: (i) Mục tiêu bảo tồn phải được đàm
phán và nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan; (ii) Các hoạt động
bảo tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích, nhu cầu của địa phương; (iii) Nhận thức
và kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học sẽ dẫn đến động lực, nhưng động lực
không thì chưa đủ, để biến ý tưởng thành hành động thì con người phải có đầy đủ
kỹ năng và năng lực cần thiết.
10



Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) (2001) đã đưa ra một
thông điệp chung rất đơn giản nhưng đầy đủ đó là “Hoạt động bảo tồn phải đề cập
đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như là một phần quan trọng của chính sách bảo tồn
tài nguyên rừng”.
* Tình hình quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng trong những năm gần đây:
Nhìn chung, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng đang được
xem như là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hỗ trợ
giải quyết tình trạng suy thoái tài nguyên. Đã có không ít những mô hình quản lý tài
nguyên trên cơ sở cộng đồng thành công ở Lào, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc,
Đây sẽ là những bài học quý báu cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý
bền vững tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam.
Để đảm bảo sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, trong những năm gần

đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình một
chiến lược và chính sách quản lý thích hợp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính
trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
mà mỗi nước hình thành nên một hệ thống quản lý sử dụng tài nguyên khác nhau.
Nhìn tổng quát, có xu hướng chung là gắn liền đất đai tài nguyên rừng với những cư
dân địa phương, phát triển một phương sách quản lý tài nguyên vì con người, do
con người.
Không giống như các phương thức quản lý tài nguyên truyền thống chỉ quan
tâm đến các vấn đề kỹ thuật và lực lượng chuyên trách liên quan tới quản lý hệ sinh
thái tự nhiên. Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đòi hỏi phải có sự kết hợp
hài hoà giữa vấn đề kỹ thuật với vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt chú ý phát huy vai
trò của kiến thức bản địa và các tổ chức quần chúng ở địa phương.
Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong quản lý tài nguyên là vấn đề sử
dụng và quyền sở hữu. Tất cả các thảo luận và tranh cãi về sở hữu công cộng đều
liên quan trực tiếp tới tài nguyên, tự nhiên và xã hội. Vì vậy, quản lý tài nguyên là
một khái niệm khá rộng, bao quát nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, với đề tài này
11



chủ yếu quan tâm nhiều tới lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng - một loại tài nguyên
có khả năng phục hồi cao, sức sản xuất lớn, có vai trò quan trọng trong kinh tế và
bảo vệ môi trường nhưng đang trong tình trạng bị suy thoái và phải chịu nhiều đe
doạ. Vì lý do đó mà công cuộc quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng đã và
đang thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới và trong nước.
Trong khu vực Đông Nam Á ước tính có khoảng từ 80 đến 100 triệu người
sống trên đất rừng công cộng, con số này có thể sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng từ 20
- 30 năm tới. Hơn thế, có tới 200 triệu cư dân nông thôn ít nhiều sống phụ thuộc vào
rừng và cuối cùng, có khoảng 150 triệu người dân thành thị hưởng thụ những giá trị
môi trường từ các hệ thống rừng đầu nguồn mang lại. Tuy nhiên, diện tích rừng

trong khu vực này đã bị giảm sút một cách đáng kể. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực quản lý tài nguyên đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới
sự phá rừng xuất phát từ việc thiếu sự phân quyền và trách nhiệm quản lý cho các
cộng đồng cư dân địa phương từ chính phủ các nước. Vì lý do đó mà trong thế kỷ
qua đã có tới 360 triệu ha hoặc tương đương một phần hai diện tích rừng của khu
vực Đông Nam Á đã bị mất.
Những người dân bản xứ cùng cộng đồng của họ và những cộng đồng địa
phương khác có một vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường, bởi lẽ họ đã được tích luỹ vốn kiến thức truyền thống cùng với những kinh
nghiệm thực tế qua nhiều năm. Chính phủ các nước cần nhận ra và khuyến khích sự
tham gia của họ trong chiến lược quản lý tài nguyên và phát triển bền vững.
Vì vậy, con đường tốt nhất hiện nay để giảm tình trạng suy thoái tài nguyên
rừng là phải dựa vào những người dân sống trong rừng, gần rừng và gắn bó với
rừng. Với trên 1.000 nhóm ngôn ngữ khác nhau, khu vực Đông Nam Á đã trở thành
một bức tranh sinh động và giàu có nhất về các phương thức quản lý tài nguyên và
các hoạt động truyền thống. Trong phần lớn các lãnh địa của Philippines, Indonesia,
Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Thái Lan, những cộng đồng
văn hoá bản địa vẫn giữ một vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên đất, nước và
12



rừng. Do vậy, cần phải thực hiện chính sách phân quyền và trao quyền cho họ trong
việc quản lý và phục hồi các nguồn tài nguyên quý báu ấy.
Nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Lâm nghiệp cộng đồng đã đi đến những nhận
định chung về yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của Lâm nghiệp cộng
đồng, một trong những số đó là:
+ Chính phủ các nước phải đưa ra những cam kết về mặt pháp lý ổn định, lâu
dài như quyền sử dụng đất và các chủ trương phát triển nông thôn, miền núi dưới
dạng các Luật và các Nghị quyết dưới luật để mọi người yên tâm đầu tư và sử dụng

mảnh đất của mình một cách lâu dài. Các chính sách về quản lý tài nguyên mỗi khi
ban hành phải thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân địa phương, đặc
biệt là các gia đình nghèo lâu nay sống bằng nghề rừng.
+ Việc hoạch định chính sách quản lý tài nguyên phải thông qua đàm thoại
và khảo sát thực tế tại các cộng đồng địa phương để tìm hiểu rõ nhu cầu và khả
năng của người dân, tránh các chủ trương gò ép, duy ý chí được đưa từ trên xuống.
+ Các cấp quản lý trực tiếp (cấp thôn bản và cấp hộ gia đình) có vai trò đặc
biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc động viên và huy động các nguồn
lực của dân, đến việc quản lý và sử dụng đất và rừng, đến việc giải quyết tranh chấp
hay xung đột trong nội bộ cộng đồng. Nói tóm lại, nó trực tiếp hình thành môi
trường kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên. Cho tới nay, cấp thôn
bản ở một số nước trong đó có Việt Nam vẫn chưa chính thức được công nhận nằm
trong bộ máy hành chính nhà nước, tuy nhiên, nó là một tổ chức tự quản của dân, do
dân bầu ra cùng nhau bàn bạc và ra quyết định. Chính vì vậy nhà nước phải làm sao
phát huy hết vai trò to lớn nội tại của tổ chức này.
1.2. Những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học
Việt Nam được công nhận là Trung tâm đặc hữu về loài, chứa đựng một
phần hoặc toàn bộ trong 05 vùng chim đặc hữu (EBA) do Birdlife International xác
định, 03 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định và
13



06 Trung tâm đa dạng sinh học về thực vật do IUCN xác định. Toàn bộ đất nước
Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô - Bơ Ma do tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định,
là một trong những vùng sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất trên thế giới [8].
Từ những năm 1960, Việt Nam đã tiến hành những bước chính thức đầu tiên
nhằm bảo tồn thiên nhiên thông qua việc ban hành những Nghị định về bảo vệ một
số khu rừng và một số loài quý hiếm như Hổ và Voi, cũng như nghiêm cấm các

hành vi, phương thức săn bắn phá hoại nơi cư trú của chúng. Năm 1972, một sắc
lệnh về bảo vệ rừng được ban hành dẫn đến việc tuyển mộ 10.000 kiểm lâm viên,
được biên chế vào mọi cấp ở hầu khắp đất nước.
Khung pháp lý liên quan đến bảo tồn ĐDSH ngày càng được hoàn thiện.
Năm 1991 Chính phủ đã thông qua kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững 1991 - 2000. Từ đó đã ra đời Luật Bảo vệ môi trường năm 1994, hình
thành nên bộ máy quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương. Đến nay, đã
có rất nhiều văn bản luật và dưới luật có liên quan đến việc bảo tồn đa dạng sinh
học được ban hành như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung
năm 2004), Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Luật
Đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2003), Luật Thủy sản năm
2003, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, nhiều dự án, chương trình lớn cũng được
thực hiện nhằm phát huy tích cực công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Đồng thời đã tham gia nhiều công ước liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như
công ước Ramsar (1988); Công ước di sản văn hóa thế giới (1987); Công ước
CITES (1994); Công ước về đa dạng sinh học (1994); Nghị định thư Cartagena về
an toàn sinh học (2004) và Hiệp định Asean về BTTN và các tài nguyên thiên nhiên
(1985).
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo nên cơ
sở cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để quản lý nguồn tài nguyên này
là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa có thể tạo ra một cách quản
14



lý tài nguyên có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu hướng phát
triển của thế giới [18].
Ngày nay ở Việt Nam, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đã được nhận

thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên
vùng cao. Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào
quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải
pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử dụng
tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, các giải pháp để khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý tài
nguyên thiên nhiên ở mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào đặc
điểm của nguồn tài nguyên hiện có, vào chính sách, luật pháp Nhà nước, vào những
quy định của cộng đồng, làng xóm, những phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo,
nhận thức và kiến thức, kinh nghiệm và trình độ của người dân v.v Trong nhiều
trường hợp ở nước ta, sự phụ thuộc này vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Đây là
lý do vì sao việc nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên thiên
nhiên trên cơ sở cộng đồng ứng với mỗi nhóm dân tộc cùng toàn bộ phức hệ các
điều kiện tồn tại của họ vẫn luôn được đặt ra ở Việt Nam.
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tới
quản lý rừng dựa vào cộng đồng, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau:
- Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu tài nguyên
môi trường rừng (1998), khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao
trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã khẳng định tầm quan trọng
của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, theo các tác giả thì chính
cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về những tài nguyên
nơi họ sinh sống, về cách thức giải quyết mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cộng
đồng. Họ có khả năng phát triển loài cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao và bền
vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương vừa
là người thực hiện các chương trình quản lý tài nguyên, vừa là người hưởng lợi từ
hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý tài nguyên, bảo tồn đa
15




dạng sinh học phù hợp với phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến thức của họ
có tính khả thi cao.
- Lê Trọng Cúc (2002) [10] nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển, làm sao phát triển kinh tế được mà vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên
nhiên. Bảo tồn là liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên đặc
thù với nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc
sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó bao gồm ba thành phần
chính sau: (i) Nếu như nhu cầu phát triển cộng đồng địa phương đó có thể đáp ứng
bởi các nguồn thay thế thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ giảm bớt và tài
nguyên được bảo tồn; (ii) Nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể
nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn
chưa được đáp ứng. Vì thế, trước hết cần phải nỗ lực cải tiến kinh tế - xã hội của họ
đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên (tiếp cận phát triển
kinh tế); (iii) Cộng đồng địa phương có đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, nếu như họ có thể tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý
sử dụng tài nguyên, từ đó họ có thể chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách
này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong ít nhất một số nhu cầu cơ bản của người
dân địa phương có thể đáp ứng, thông qua sử dụng và khai thác tài nguyên một cách
bền vững và hợp lý (tiếp cận tham gia quy hoạch).
Báo cáo tại hội thảo quốc gia về “cuộc sống và môi trường của người dân
miền núi được bền vững”, Võ Quý (1999) [19] cho rằng để duy trì cuộc sống, nhiều
người sinh sống trong các Khu bảo tồn buộc phải khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo vệ từ đó làm giảm tính đa dạng
sinh học của rừng. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến vấn đề
kinh tế - xã hội phức tạp mà chủ yếu tìm các biện pháp hữu hiệu cải thiện mức sống
của người dân nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ thiên nhiên và
môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách
nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống
của họ và cho cả cộng đồng.

×