Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực thi chính sách đối ngoại của mỹ đối với châu á thái bình dương dưới thời tổng thống b obama (2009 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.36 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ...........................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................6
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
Chƣơng 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI............................................................11
1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ...............................................................11
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ .............................................................................................16
1.3. Tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng ..................................................24
Chƣơng 2 SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI
KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG THỜI BARACK OBAMA TỪ 2009
ĐẾN NĂM 2014 ...........................................................................................................38
2.1. Nguyên nhân Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại. ............................................38
2.1.1. Vị trí quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng ..........................38
2.1.2. Sự suy giảm vị trí của Mỹ ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dƣơng ..............39
2.2. Mỹ gia tăng can dự vào khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng ............................41
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
dƣới thời Tổng thống G.W.Bush ............................................................................42
2.2.2. Chính sách xoay trục của Mỹ .......................................................................47
Chƣơng 3 TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á –
THÁI BÌNH DƢƠNG ...................................................................................................54
3.1. Tác động ..............................................................................................................54
3.1.1. Tác động về kinh tế ......................................................................................54
3.1.2. Tác động về chính trị ....................................................................................54
3.1.3. Tác động về quân sự .....................................................................................55
3.2. Những thách thức trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái
Bình Dƣơng ................................................................................................................56
3.2.1 Đối với Mỹ ....................................................................................................56
1



3.2.2. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng ..............................................62
KẾT LUẬN ...................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71

2


BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: Thực thi Chính sách của Mỹ đối với châu Á –Thái Bình Dƣơng
dƣới thời Tổng thống B.Obama (2009-2014)
Mã số: SV2015-07
1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với thế giới, đặc biệt là Mỹ. Vì vào
20/1/2009, lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ có một vị tổng thống da màu lên nắm
quyền trong số 44 vị tổng thống của quốc gia hợp chúng quốc. Chính quyền của ông
B.Obama đã đƣợc thừa hƣởng một “di sản” khủng hoảng nặng nề từ chính quyền tiền
nhiệm là G.W. Bush nhƣ chính quyền của tổng thống Franklin Roosevelt đã “thừa
hƣởng” cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 của tổng thống Herbert Hoower.
B.Obama trở thành Tổng thống khi nƣớc Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trong sau tám năm tại nhiệm của G.W.Bush. Đầu thế kỉ XXI, khu vực châu ÁThái Bình Dƣơng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc,đây là một thị trƣờng đầy tiềm
năng, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ( FDI) mạnh, với trữ lƣợng dự trữ ngoại tệ lớn.
Các nƣớc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng phát triển, vƣơn lên mạnh mẽ nhƣ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore… Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã
gây nên sự ảnh hƣởng to lớn đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, trong khi
chính quyền của G.W. Bush đã làm sụt giảm vị trí và vai trò của Mỹ ở khu vực này
trong giai đoạn tại nhiệm. Do đó, khi lên nắm quyền Tổng thống B.Obama phải có
những chính sách, chiến lƣợc để vực dậy nền kinh tế cũng nhƣ vị thế của Mỹ trên
trƣờng quốc tế. Ông B.Obama đã đƣa ra “học thuyết B. Obama” (Obama doctrine)
thay cho “Học thuyết G.W.Bush” với mục đích đƣa Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng

kinh tế.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về các chính sách đối ngoại của Mỹ cũng là một điều
cần thiết, vì nó giúp cho các quốc gia có những đối sách phát triển cũng nhƣ là có
những chính sách quốc phòng phù hợp. Ngoài ra, Mỹ cũng là một đối tác quan trọng
của Việt Nam trong lĩnh vực kinh kế, quốc phòng. Chính vì vậy, tìm hiểu chính sách
“tái cân bằng quyền lực” của Mỹ là điều cần thiết. Do đó, tôi quyết định chọn “ Chính

3


sách của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dƣơng dƣới thời tổng thống B.Obama từ năm
2009 đến năm 2014” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình
Dƣơng và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama, đồng thời rút
ra những nhận xét về chính sách đối ngoại đó.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Thu thập, xử lí, sử dụng những tƣ liệu có độ tin cậy khoa họclàm sáng tỏ bối cảnh
của Châu Á –Thái Bình Dƣơng đầu thế kỉ XXI. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Tổng thống B.Obama đối với khu vực này. Qua đó, đánh giá những tác động của
sự điều chỉnh chính sách ngoại giao mà Mỹ thực hiện đối với Châu Á-Thái Bình
Dƣơng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hai phƣơng pháp
nghiên cứu chính
Cơ sở phƣơng pháp luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về chính sách đối ngoại của Mỹ và vai trò của chính sách đối ngoại của
nhà nƣớc
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử và so sánh lịch sử để xem xét, phân tích
nguyên nhân buộc Mỹ phải điều chỉnh những thay đổi chính sách đối ngoại đối với

khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng của Tổng thống B.Obama.
Về phƣơng pháp logic, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích những
chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama đối với khu vực châu Á-Thái Bình
Dƣơng trên các phƣơng diện chính trị-ngoại giao, kinh tế, quốc phòng-an ninh. Những
tác động của việc thay đổi này đối với sự phát triển của khu vực châu Á- Thái Bình
Dƣơng. Từ đó rút ra bài học cho việc hợp tác trong quan hệ Việt Nam-Mỹ hiện nay.
Bên cạnh hai phƣơng pháp nghiên cứu trên. Chúng tôi còn sử dụng phối hợp nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp để xử lý những số liệu kinh tế, những sự kiện lịch sử.

4


5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo
khoa học, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế,)(nếu có)
Đề tài “Chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng dƣới thời
Tổng Thống B.Obama từ năm 2009 đến năm 2014” có những đóng góp khiêm tốn sau:
Thứ nhất, tập hợp, xử lí và hệ thống hóa các tƣ liệu lịch sử có độ tin cậy để làm rõ
Chính sách đối ngoại của Mỹ dƣới thời Tổng Thống B.Obama từ năm 2009 đến năm
2014 trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh.
Thứ hai, góp phần khái quát hóa những điều chỉnh trong chính sách ngoại giao mới
của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Đƣa ra đƣợc những nhận xét về sự
tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng
trên nhiều phƣơng diện.
Thứ ba, đề tài là một tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên khi học tập, nghiên
cứu về lịch sử quan hệ quốc tế của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng.

5



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1. Tỷ lệ thƣơng mại giữa Mỹ với các khu vực trên thế giới

26

Bảng 2. Thƣơng mại của Trung Quốc với thế giới giai đoạn 2001 -2013

29

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASB

Air –Sea Battle Concept

Khái niệm tác chiến không – hải

APEC

Asia – Pacific Economic

Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái

Cooperation

Bình Dƣơng


ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

The Asia – Europe Meeting

Hội nghị thƣợng đỉnh Á -Âu

British Broadcasting Corporation

Thông tấn xã quốc gia của Vƣơng

ARF
ASEM
BBC

quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
EAS

East Asia Summit

Hội nghị thƣợng đỉnh Đông Á

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thƣơng mại tự do


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây

NATO

Dƣơng
TPP

Trans – Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dƣơng

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với thế giới, đặc biệt là Mỹ. Vì vào
20/1/2009, lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ có một vị tổng thống da màu lên nắm
quyền trong số 44 vị tổng thống của quốc gia hợp chúng quốc. Chính quyền của ông
B.Obama đã đƣợc thừa hƣởng một “di sản” khủng hoảng nặng nề từ chính quyền tiền
nhiệm là G.W.Bush nhƣ chính quyền của tổng thống Franklin
Roosevelt đã “thừa hƣởng” cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 của tổng thống
Herbert Hoower.
B.Obama trở thành Tổng thống khi nƣớc Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trong sau tám năm tại nhiệm của G.W.Bush. Đầu thế kỉ XXI, khu vực châu ÁThái Bình Dƣơng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc,đây là một thị trƣờng đầy tiềm
năng, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ( FDI) mạnh, với trữ lƣợng dự trữ ngoại tệ lớn.
Các nƣớc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng phát triển, vƣơn lên mạnh mẽ nhƣ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore… Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã
gây nên sự ảnh hƣởng to lớn đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng, trong khi
chính quyền của G.W.Bush đã làm sụt giảm vị trí và vai trò của Mỹ ở khu vực này
trong giai đoạn tại nhiệm. Do đó, khi lên nắm quyền Tổng thống B.Obama phải có
những chính sách, chiến lƣợc để vực dậy nền kinh tế cũng nhƣ vị thế của Mỹ trên
trƣờng quốc tế. Ông B.Obama đã đƣa ra “học thuyết B. Obama” (Obama doctrine)
thay cho “Học thuyết G.W.Bush” với mục đích đƣa Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về các chính sách đối ngoại của Mỹ cũng là một điều
cần thiết, vì nó giúp cho các quốc gia có những đối sách phát triển cũng nhƣ là có
những chính sách quốc phòng phù hợp. Ngoài ra, Mỹ cũng là một đối tác quan trọng
của Việt Nam trong lĩnh vực kinh kế,quốc phòng. Chính vì vậy, tìm hiểu chính sách
“tái cân bằng quyền lực” của Mỹ là điều cần thiết. Do đó, tôi quyết định chọn “Chính
sách của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dƣơng dƣới thời tổng thống B.Obama từ năm
2009 đến năm 2014” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
7



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng dƣới thời Tổng
thống B.Obama từ năm 2009 đến năm 2014 là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan
tâm của các nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể
là:
Phạm Quang Minh (2014), Giáo trình Quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội) đã dành ra một chƣơng để làm rõ mối
quan hệ ngoại giao giữa Mĩ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng ở các giai đoạn
trong chiến tranh lạnh, sau chiến tranh lạnh, sự biến đổi về chính sách ngoại giao của
Mỹ và những thách thức, triển vọng mà Mỹ phải đối mặt ở Khu vực này.
Tác giả Nguyễn Trƣờng (2013), Quan hệ quốc tế trong kỉ nguyên Châu Á - Thái
Bình Dương (Nxb Tri Thức) cũng đã một phần giúp ta nắm đƣợc tình hình nƣớc Mỹ
khi Tổng thống B.Obama lên nắm quyền và những chính sách thực tiễn mang tính
chiến lƣợc mà Mỹ áp dụng trong quan hệ ngoại giao với khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng.
Ngoài công trình nghiên cứu trên còn có, Nguyễn Trƣờng (2010), Thế giới thời hậu
chiến tranh lạnh (Nxb Tri Thức) cũng có những nghiên cứu về B.obama và thế kỉ của
Mỹ, những thách thức đang đón đợi chính quyền B.Obama
Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Tạ Minh Tuấn, Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kì (Nxb
Giáo dục Việt Nam) đã tập hợp đƣợc một số bài viết của các tác giả khác nhau ban về
những chính sách đối ngoại của chính quyền B.Obama và những rào cản mà Mĩ gặp
phải khi thực hiện chính sách ngoại giao cởi mở.
Ngoài ra, cũng còn một số tác giả đã quan tâm và tìm hiểu vấn đề này, nhƣ tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp với tác phẩm Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á hiện
nay (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2013) đã cung cấp những tƣ liệu về vị trí, vai trò của
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của những nƣớc lớn. Hay tác phẩm Quan hệ
Trung - Mỹ hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới gốc độ cân bằng quyền lực (Nxb
Chính trị quốc gia, năm 2011) đã bổ sung, đóng góp thêm một số tƣ liệu về tƣơng lai
của khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng khi Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao mới
đối với Trung Quốc.

8


Những công trình trên đây cung cấp nhiều tƣ liệu khoa học, đáng tin cậy giúp chúng
tôi kế thừa, tham khảo và sử dụng trong bài tập nghiên cứu. Các chuyên khảo trên
cũng đã gợi mở cho chúng tôi một số ý tƣởng khoa học trong khi chúng tôi thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, những chuyên khảo này chỉ tổng quát, không chi tiết đƣợc những vấn đề
đơn lẻ. Chƣa phân tích sâu về những chính sách của Hoa Kỳ đối với các nƣớc. Bài
nghiên cứu này bổ sung tƣơng đối hoàn chỉnh và đầy đủ chính sách của Mỹ đối với
khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng và những tác động của sự điều chỉnh này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
Đề tài tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình
Dƣơng và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama, đồng thời rút
ra những nhận xét về chính sách đối ngoại đó.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Thu thập, xử lí, sử dụng những tƣ liệu có độ tin cậy khoa
học làm sáng tỏ bối cảnh của Châu Á –Thái Bình Dƣơng đầu thế kỉ XXI. Sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama đối với khu vực này. Qua đó,
đánh giá những tác động của sự điều chỉnh chính sách ngoại giao mà Mỹ thực hiện đối
với Châu Á- Thái Bình Dƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình
Dƣơng dƣới thời tổng thống B.Obama từ 2009-2014 trên các phƣơng diện kinh tế,
chính trị - ngoại giao, an ninh và những tác động của nó.
Về phạm vi nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu ÁThái Bình Dƣơng dƣới thời cầm quyền của Tổng thống B.Obama từ năm 2009 đến
năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hai phƣơng pháp
nghiên cứu chính
Cơ sở phƣơng pháp luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh về chính sách đối ngoại của Mĩ và vai trò của chính sách đối ngoại của nhà
nƣớc
9


Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử và so sánh lịch sử để xem xét, phân tích
nguyên nhân buộc Mỹ phải điều chỉnh những thay đổi chính sách đối ngoại đối với
khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng của Tổng thống B.Obama.
Về phƣơng pháp logic, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích những
chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama đối với khu vực Châu Á -Thái Bình
Dƣơng trên các phƣơng diện chính trị-ngoại giao, kinh tế, quốc phòng-an ninh. Những
tác động của việc thay đổi này đối với sự phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng. Từ đó rút ra bài học cho việc hợp tác trong quan hệ Việt - Mỹ hiện nay
Bên cạnh hai phƣơng pháp nghiên cứu trên. Chúng tôi còn sử dụng phối hợp nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp để xử lý những số liệu kinh tế, những sự kiện lịch sử.

10


Chƣơng I
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
1.1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
Năm 1991, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sụp đổ làm cho trật tự hai
cực Ianta tan rã, mở ra thời kì mới cho lịch sử thế giới, chuyển từ hai cực đối đầu sang
“trật tự một siêu cƣờng – đa trung tâm” [10, tr.179]. Mỹ trở thành trung tâm quyền lực
của thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế, dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng năng
lƣợng và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nƣớc đang phát triển. Một điều kiện thuận lợi

khác cho Mỹ là sự đe dọa của hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, trật tự thế giới hai
cực sau chiến tranh thế giới thứ hai trong hình thái của sự đối đầu Đông - Tây đã chấm
dứt tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ và các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa trên thế giới phát
triển. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Mỹ cũng phải đƣơng đầu với những khó
khăn không nhỏ, nhƣ sự vƣơn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các
nƣớc Tây Âu đã làm thay đổi tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới, đe dọa vị thế cũng
nhƣ là khả năng ảnh hƣởng của Mỹ trên trƣờng quốc tế, ảnh hƣởng nền kinh tế - xã hội
của Mỹ một cách nghiêm trọng. Việc sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên giới
và sự suy yếu tƣơng đối của Mỹ sau cuộc chiến tranh lạnh là một cơ hội để Nhật Bản,
Ấn Độ và Tây Âu vƣơn lên, củng cố vị thế cũng nhƣ sức ảnh hƣởng của mình trên
trƣờng quốc tế.
Mỹ vẫn nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới, nên không ngừng ra sức thiết lập một
trật tự thế giới mới đơn cực. Tuy nhiên, việc thiết lập này chứa đựng nhiều mâu thuẫn,
bất trắc do lúc này trên thế có hai khuynh hƣớng đối nghịch nhau: nếu nhƣ Mỹ muốn
xây dựng trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu thì các trung tâm quyền lực mới nổi
lên nhƣ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại đấu
tranh để xây dựng một thế giới đa cực. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hƣớng “đơn
cực” và “ đa cực”, “đơn phƣơng” và “đa phƣơng” đang diễn ra ngày càng gay gắt.
Biểu hiện của cuộc đấu tranh này là sự chống trả của các nƣớc lớn nhƣ Anh, Nga,
Pháp trong chiến tranh Iraq (tháng 3/2003), những căng thẳng trong mối quan hệ Nga 11


Mỹ xung quanh vấn đề NATO mở rộng sang hƣớng Đông và việc Mỹ triển khai hệ
thống tên lửa phòng thủ ở Đông Âu, cũng nhƣ cuộc xung đột ở Nam Oxetia (tháng
8/2008) và những bất ổn tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi hiện nay [9, tr. 30 -31].
Để ngăn chặn khuynh hƣớng đa cực, Mỹ đã lợi dụng tối đa sự tƣơng quan lực lƣợng
có lợi cho mình, đẩy mạnh thiết lập “trật tự mới”, mà bản chất là thế giới đơn cực do
Mỹ đứng đầu và chi phối
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1991), vấn đề giao lƣu quốc tế cũng có nhiều biến
chuyển cơ bản với sự ƣu tiên hàng đầu dành cho sự phát triển kinh tế. Hầu hết các

nƣớc đều vì mục đích kinh tế mà tham gia vào các tổ chức tập hợp lực lƣợng của thế
giới. Các trung tâm quyền lực mới trên thế giới hình thành trên cơ sở tập trung sức
mạnh của các nƣớc về kinh tế - chính trị. Việc tăng cƣờng hình thành và hợp tác này
tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, đây chính là tiền đề thúc đẩy sự hình thành của một thế
giới đa cực. Văn kiện đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhận định
“Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế
tiếp tục phát triển nhƣng các nƣớc lớn vẫn chi phối các quan hệ quốc tế” [9, tr.32].
Như vậy, sự thay đổi đầu tiên khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ là sự thay đổi tương
quan lực lượng trên thế giới, những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của hình hình
chính trị và khuynh hướng hình thành một thế giới đa cực với nhiều trung tâm quyền
lực đang hình thành.
Thế giới bƣớc vào một cách mạng khoa học và kĩ thuật lần thứ ba. Khoa học kĩ
thuật và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy lực lƣợng sản xuất của thế giới bƣớc vào một
giai đoạn chƣa từng có trong lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã làm
thay đổi rõ rệt đời sống của con ngƣời, đẩy nền kinh tế thế giới bƣớc lên một tầm cao
mới, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa và làm biến đổi các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo những chiều sâu khác nhau. Nhƣng đa số, những thành tựu khoa học
kĩ thuật này tập trung ở các nƣớc lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, lực lƣợng nghiên cứu
khoa học hùng hậu và hệ thống các công ty xuyên quốc gia nhiều. Các nƣớc đang phát
triển hay các nƣớc kém phát triển khó tiếp cận với các thành tựu khoa học kĩ thuật do
có sự hạn chế về nhiều mặt nhân lực, vật lực. Các quốc gia này có nguy cơ bị tuột hậu
và bị “hòa tan” trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
12


Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo ra
những bƣớc ngoặc lịch sử, đó chính là sự hình thành nền kinh tế tri thức. Ngày nay,
thông tin khoa học kĩ thuật và công nghệ là vô cùng cần thiết, nếu không đƣợc chú
trọng và quan tâm đầu tƣ đúng mức, các quốc gia sẽ bị đẩy lùi và rơi vào suy thoái,
không bắt kịp xu hƣớng chung của thế giới. Cuộc cách mạng này lôi cuốn mạnh mẽ và

tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, nó tạo ra sự thay đổi căn
bản trong đời sống con ngƣời cũng nhƣ phát triển của kinh tế xã hội và vị thế của quốc
gia dân tộc trên chính trƣờng quốc tế.
Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ là quá trình toàn cầu
hóa. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, ảnh hƣởng,
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới. Hiện nay, quá trình này đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nƣớc phát
triển và các tập đoàn tƣ bản xuyên quốc gia, chứa đựng rất nhiều cơ hội cũng thách
thức, thuận lợi và khó khăn, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Toàn cầu hóa chi phối mạnh
mẽ nền kinh tế thế giới, thúc đẩy mối quan hệ liên kết giữa các quốc gia với nhau, tạo
điều kiện cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển trên toàn thế giới, hình thành các tổ
chức kinh tế thế giới. Các nền kinh tế độc lập nhƣng vẫn dựa vào nhau, thực hiện liên
kết, hợp tác và xâm nhập lẫn nhau. Toàn cầu hóa đẩy mạnh quá trình hợp tác, liên kết
và giao lƣu văn hóa với nhau giữa các khu vực, từ đó tạo điều kiện cho các lực lƣợng
chính trị bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích hay tập hợp lực lƣợng… để thực hiện những
mục tiêu của mình.
Toàn cầu hóa bị chi phối bởi các nƣớc phát triển, nên lợi ích từ toàn cầu hóa phần
lớn sẽ thuộc về các nƣớc có tiềm lực kinh tế lớn. Điều này đã làm trầm trọng hơn
khoảng cách giàu nghèo, làm chênh lệch hơn trình độ phát triển của các quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa không đơn thuần là một quá trình kinh tế - kĩ thuật mà
còn là một cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hóa - tƣ tƣởng một
cách gay gắt giữa một bên là những quốc gia tƣ bản chủ nghĩa và một bên là độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dân tộc; giữa sự phát triển kinh tế xã hội
nhanh chóng và sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc; mâu thuẫn giữa các quốc gia khi lựa
chọn những con đƣờng phát triển khác nhau. Quá trình này vẫn hấp dẫn và lôi kéo rất
13


nhiều nƣớc tham gia và trở thành xu thế chung hiện nay. Như vậy, cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật và công nghệ bùng nổ đã tạo điều kiện cho các nước có những bước

phát triển mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh đó nó còn có tác
động không nhỏ đến nền kinh tế - chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế của mỗi quốc
gia
Một đặc điểm nổi bật của thế giới vào những năm đầu của thế kỉ XXI là các nước
lớn có tác động rất lớn trong việc phát triển thế giới. Mối quan hệ giữa các nước lớn
cũng ảnh hưởng và chi phối nhiều về vấn đề phát triển của thế giới. Trên thế giới có
trên dƣới 200 quốc gia dân tộc khác nhau, trong đó có một số cƣờng quốc có sự chi
phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế, chính trị toàn thế giới, tiêu biểu là Mỹ. Mỹ có ƣu
thế vƣợt trội cả về kinh tế lẫn chính trị từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. Trong
điều kiện khoa học công nghệ phát triển, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn
đề chạy đua của các nƣớc ngày càng quyết liệt, các trung tâm tài chính và quyền lực
trên thế giới hình thành ngày càng nhiều đã rút ngắn đáng kể sự chênh lệch về thực lực
kinh tế giữa các nƣớc tƣ bản lớn, cũng nhƣ trong khu vực. Từ sau chiến tranh lạnh kết
thúc, hầu hết các nƣớc đều có sự điều chỉnh trong chiến lƣợc đối ngoại của mình để có
thể duy trì hoặc mở rộng ảnh hƣởng, tranh giành lợi ích trên nhiều lĩnh vực. Các nƣớc
lớn cũng tăng cƣờng hợp tác với nhau bằng các mối quan hệ đồng minh, đối tác chiến
lƣợc, đối tác xây dựng, đối thoại chiến lƣợc, đối thủ trực tiếp, đối thoại tiềm tàng [9, tr.
37]. Mức độ của các mối quan hệ cũng không dừng lại ở một cấp độ nào mà luôn có
sự thay đổi, chuyển hóa khó đoán. Các nƣớc lớn giữ mối quan hệ ngoại giao với nhau
theo cách tránh đối đầu trực diện để có thể vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, ƣu tiên
cho mối quan hệ mang tính thỏa ƣớc hay hợp tác. Một điều đáng chú ý, hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều tránh đồi đầu một cách trực diện với Mỹ, nhƣng không có
nghĩa là không có sự cạnh tranh, chạy đua với Mỹ nhằm xây dựng một thế giới đa cực.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học công nghệ là những vấn
đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt. Những vấn đề cấp thiết mang
tính toàn cầu đe dọa tới sự tồn tại của con ngƣời là sự bành trƣớng của các thế lực
khủng bố và tội phạm quốc tế, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và trái đất nóng dần lên, sự
bùng nổ dân số thế giới một cách mạnh mẽ, các vấn đề về sức khỏe, bệnh hiểm
14



nghèo… Đây không là vấn đề riêng lẽ của từng quốc gia hay từng khu vực mà của
toàn thế giới, điều này đã có tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ, hợp tác của các nƣớc
với nhau. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực sau một thời gian dài hợp tác xử lý của
các quốc gia nhƣng tính chất và sự nghiêm trọng của vấn đề còn đáng lo ngại, nó đòi
hỏi các nƣớc không ngừng hợp tác, chung sức giải quyết để có những hiệu quả thiết
thực hơn.
1.1.2. Xu thế quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
Sau chiến tranh lạnh, thế giới chủ yếu vận động theo xu hướng hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển. Hòa bình, ổn định và hợp tác là mong muốn cấp thiết của tất cả
các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ƣu tiên số một của các nƣớc trong giai đoạn này là
sự phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa hàng đầu và giữ vai trò quyết
định với với việc tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp để củng cố quốc phòng an ninh, tạo
sự ổn định chính trị trong nƣớc và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Mỗi
quốc gia đều đề ra những chiến lƣợc đối ngoại khác nhau nhằm mục đích phục vụ
đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc
tế, tranh thủ các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để phục vụ cho sự phát triển của đất
nƣớc. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
cùng phát triển với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là các nƣớc láng giềng có chung
đƣờng biên giới.
Các nước không ngừng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhưng cũng cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay, hầu hết các nƣớc đều tham gia vào các diễn đàn, các tổ chức liên kết, hợp
tác trong khu vực và quốc tế về phát triển kinh tế, thƣơng mại và nhiều lĩnh vực khác.
Quá trình hợp tác diễn ra mạnh mẽ nhƣng cũng kèm theo sự chạy đua, cạnh tranh gay
gắt giữa các nƣớc, trong điều kiện nhƣ hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển,
toàn cầu hóa mạnh mẽ, các quốc gia không thể tách khỏi xu thế hội nhập chung của cả
thế giới mà phải thực hiện các chính sách liên kết, hợp tác để phát triển. Việc liên kết
nhằm duy trì và củng cố hòa bình, ổn định chính trị, tạo điều kiện để giao lƣu văn hóa,
giáo dục, y tế và đẩy mạnh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Ý thức độc lập tự chủ của các dân tộc ngày càng được nâng cao. Các dân tộc luôn

coi trọng độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đấu tranh chống sự áp đặt, can thiệp
15


của các nƣớc lớn. Các quốc gia, dân tộc đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để có thể
giành vị trí thuận lợi và có thể tận dụng, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ,
vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài và những kinh nghiệm quản lý để xây dựng kinh tế - xã hội.
Đối với các nƣớc đang phát triển, do chƣa đủ điều kiện phát triển cũng nhƣ tiềm lực
kinh tế còn yếu, nên còn phụ thuộc nhiều vào các nƣớc phát triển để tranh thủ các điều
kiện thuận lợi và phát triển đất nƣớc, đây cũng là một thử thách to lớn đối với những
quốc gia này.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu sụp đổ là một tổn thất đối với phe
Xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Tuy nhiên, các Đảng cộng sản và giai cấp công nhân
trên thế giới vẫn kiên trì đấu tranh vì hòa bình, an ninh thế giới, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ. Dù thế lực tƣ bản chủ nghĩa trên thế giới ngày càng lớn mạnh và có ƣu
thế, nhƣng các Đảng cộng sản và giai cấp công nhân, lực lƣợng tiến bộ trên thế giới
vẫn kiên quyết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, dân chủ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa
không chiếm ƣu thế nhƣng vẫn là một lực lƣợng quan trọng, vƣợt qua những thử thách
khắc nghiệt của quy luật lịch sử, dần đƣợc phục hồi và lãnh đạo phong trào của giai
cấp vô sản. Các cấp cầm quyền đã có những điều chỉnh quan trọng trong chiến lƣợc,
tìm kiếm cách thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức đấu tranh, đổi mới phƣơng
thức tập hợp lực lƣợng, không ngừng nâng cao vị trí, vai trò của mình. Sự dần phục
hồi và phát triển lại của quốc tế cộng sản đã mở ra cơ hội cho phong trào cộng sản,
công nhân và phong trào cánh tả trên thế giới ở những năm đầu của thế kỷ XXI.
Một xu thế phát triển khác của thế giới chính là sự hợp tác và đấu tranh giữa các
nước khác nhau về thể chế chính trị để cùng tồn tại trong hòa bình, ổn định. Quy luật
tất yếu của quan hệ quốc tế là vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia với nhau.
Đó là một nguyên tắc khách quan, là phƣơng pháp để giải quyết các vấn đề trong quan
hệ quốc tế hiện nay. Khi vấn đề hội nhập trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các
quốc gia dân tộc thì rất cần một môi trƣờng hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi

nƣớc là điều kiện hội nhập tốt hơn, hiệu quả hơn với khu vực và thế giới.
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ
Ngày 20/1/2009, Barack Obama đắc cử và trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên
trong lịch sử của Mỹ. Việc B.Obama bƣớc lên nắm quyền làm chủ Nhà Trắng đƣợc
16


xem nhƣ một bƣớc ngoặt trong lịch sử Mỹ, tạo cho cử tri Mỹ một hi vọng cho một giai
đoạn mới. Giai đoạn phục hồi cho Mỹ sau thời gian dài khủng hoảng về kinh tế, tài
chính và quân sự. Chính quyền mới phải tìm cách vực dậy một nƣớc Mỹ xứng danh là
siêu cƣờng lãnh đạo thế giới nhƣ mong muốn chứ không đơn thuần là thay đổi Đảng
cầm quyền là có thể phục hồi. Trong hình hình Mỹ hiện tại, “liệu có vị tổng thống nào
đủ sức đƣơng đầu với sức ép mang tính áp đảo của các tập đoàn quân sự - kĩ nghệ,
cũng nhƣ cộng đồng 16 cơ quan tình báo ngoại - hiến - pháp đại diện nhiều nhóm hậu
thuẫn với sức mạnh quyền lực hùng hậu” [15, tr.95]. Chính quyền G.W.Bush đã xây
dựng một thể chế mang tính đế quốc sâu sắc “sự lan tràn của một bức màn bí mật
chính thức, một mạng lƣới cảnh sát, và quyền thám thính rình rập của nhà cầm quyền.”
[15, tr.95].
Nhìn về lịch sử Mỹ sẽ thấy việc Barack Obama đắc cử chức Tổng thống vào tháng
1/2009 không khác gì so với thời kì Tổng thống Franklin Roosevelt bắt đầu lên nắm
quyền năm 1932, nó mở đầu cho một thời kì dân chủ mới hiếm hoi trong hệ thống
chính trị Mỹ.
Khi Barack Obama lên nắm quyền, tỉ lệ thất nghiệp cao 6,7%, áp lực suy thoái kinh
tế rộng khắp cả nƣớc, nhiều ngân hàng và quỹ đầu tƣ rơi vào tình trạng đóng bang và
vỡ nợ, các khu nhà ở bán trả góp thì bị thu hồi và phát mãi vì ngƣời mua không đủ khả
năng chi trả [15, tr. 97]. Thu nhập của cá nhân, hộ gia đình sụt giảm nhƣng giá thực
phẩm và đồ tiêu dùng hằng ngày, nhiên liệu tăng cao, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng
diễn ra phức tạp. Tốn kém cho quân sự trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và
Afghanistan, sự thất bại trong quan hệ ngoại giao với các nƣớc nhƣ Iran, Palestin,
Pakistan…đặc biệt là đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, khi chính quyền

G.W.Bush đánh giá thấp khu vực rộng lớn và đầy tiềm năng này. Ngân sách quốc gia
ngày một thâm hụt, cán cân thƣơng mại mất cân bằng nghiêm trọng.
Tổng thống Obama phải tái cơ cấu lại tất cả, từ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội
của một quốc gia từng là siêu cƣờng nhƣng giờ đang trên đà tuột dốc và chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ các nƣớc đang phát triển. Barack Obama lên nắm quyền trong điều
kiện hoàn toàn khác so với G.W.Bush, ông phải đôi mặt với nhiều thử thách cùng một

17


lúc, đối mặt với hậu quả của những chính sách tổng thống tiền nhiệm thực hiện trong
tám năm nắm quyền.
Trƣớc tiên là sự khủng hoảng về kinh tế tài chính. Trên tờ báo “The New Yourk
Times”, ra ngày 18/8/2008 đã đƣa tin: “Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài
chính nghiêm trọng và bất ngờ, hơn bất cứ cuộc khủng hoảng nào trong đời sống của
thế hệ chúng ta…” [15, tr. 97]. Tháng 8/2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan ra
toàn hệ thống, trƣớc tình thế cấp bách đó là, Henry M. Paulson đã đƣa ra một chƣơng
trình gọi là “Chƣơng trình cứu cấp các tài sản mất giá” (Troubled Asset Relief
Program – TARP) nhằm mục đích ổn định tài chính và thị trƣờng bất động sản, vực
dậy nền kinh tế đang suy thoái. Tuy nhiên, tất cả điều không mang lại kết quả nhƣ
mong muốn của giới cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là do sự quản lý tín dụng và rủi ro sai lầm
của toàn hệ thống tài chính. Dụng cụ phức tạp Credit Default Swaps – CDS [15, tr. 99]
(phiếu trao đổi tín dụng thiếu khả năng hoàn trái) đƣợc đƣa vào sử dụng nhằm mục
đích giúp các định chế tính dụng giảm đƣợc mức độ rủi ro khi đầu tƣ vào bất động sản
và không thu lại đƣợc.
Trong thực tiễn thì chính sách CDS không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, nó
làm giảm sự chú ý của các nhà đầu tƣ đến định lƣợng những rủi ro, bất trắc có thể xảy
ra. Hơn nữa, hành động phân tán rủi ro này làm cho việc định tính của mọi định chế
khác vô cùng khó khăn bởi thiếu đi tính lành mạnh trong đánh giá thực tế.

Trong Quốc Hội, các nghị sĩ đã xem sự phá sản của các tập đoàn lớn nhƣ AIG, Bear
Stearns, Leehman Brothers là mốc đánh dấu cho sự thất bại của chính sách Alan
Greenspan - Chủ tịch cục Dự trữ liên bang nhằm gỡ bỏ mọi sự giám sát đối với hệ
thống tài chính trong mấy thập kỉ qua. Mô hình này đạt đỉnh điểm trong thời gian nắm
quyền của Bush và đến năm 2009 thì nó đã sụp đổ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã cho
chúng ta thấy đƣợc những nhƣợc điểm mang tính dây chuyền cơ cấu trong hệ thống
chính trị Mỹ - một nhƣợc điểm nguy hiểm đã đẩy tới tình trạng một tổng thống què
quặc, không còn khả năng lãnh đạo dù chƣa hết nhiệm kỳ [15, tr. 99]. Quốc hội cũng
không thể đƣa ra giải pháp nào cho tình cảnh này. Nói cách khác, lúc này Đảng Cộng
hòa đã không còn có thể nắm quyền áp đảo trên trƣờng chính trị khi phải đƣơng đầu và
18


bất lực trƣớc cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính. Cuộc khủng hoảng này xảy ra ở một
thời gian chuyển giao và thiếu đi sự điều hành của một trung tâm quyền lực. Trong khi
ý thức hệ của cả hai Đảng phái lại khác xa nhau nên không thể có những hành động
phối hợp để cứu vãn tình thế. Một vài hành động hữu ích đƣợc thực hiện nhƣng cũng
chỉ mang tính chất vá víu tạm thời chứ không giải quyết đƣợc triệt để các vấn đề.
Trƣớc khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra vào 9/2008, mọi thiện chí của
các chủ đầu tƣ cũng nhƣ là chủ nợ của siêu cƣờng này đã gần nhƣ tan biến hết. Các
nhà đầu tƣ châu Á đã hoài nghi thái độ “vô tiền khoáng hậu” của hệ thống tài chính
của Mỹ từ rất lâu khi khủng hoảng bắt đầu. Đầu năm 2008, các nguồn vốn đầu tƣ vào
Mỹ rất dồi dào nhƣng đến 9/2008 thì nguổn vốn đầu tƣ giảm sút do các nhà đầu tƣ e dè
trƣớc cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ. Chính sự suy giảm đầu tƣ nƣớc ngoài nên Mỹ
mất thêm một nguồn lợi tức khổng lồ để đối phó với khủng hoảng thanh khoản và tín
dụng.
Sự khủng hoảng về an ninh quốc gia là hậu quả biết trƣớc của khủng hoảng kinh tế
chính trị. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Barack Obama phải nhanh chóng giải quyết
những vấn đề mất quân bình ngày một sâu sắc và trầm trọng giữa vai trò bá chủ mang
tính lịch sử của Mỹ trên thế giới và tiềm lực kinh tế ngày một suy giảm của chính siêu

cƣờng Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính không phải là mối lo duy nhất của
chính quyền Barack Obama. Sự khủng hoảng về chiến lƣợc ngoại giao với cuộc chiến
chống khủng bố toàn cầu mà G.W.Bush đã theo đuổi suốt gần tám năm tại nhiệm cũng
là thách thức đối với chính quyền mới. Cuộc chiến này đã tiêu hao rất nhiều kinh phí,
chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của dƣ luận thế giới và hơn hết lúc này nó đã hoàn toàn mất
đi phƣơng hƣớng hoạt động. Cuộc chiến chống khủng bố chỉ là danh nghĩa mà chính
quyền của Tổng thống Bush dựng lên để che đậy tham vọng và âm mƣu của mình. Bởi
lợi ích mà cuộc chiến này mang lại cho các nhà thầu quốc phòng, cho các nhà vận
động hành lang, các viện nghiên cứu chiến lƣợc, các tƣớng lĩnh, sĩ quan có tham vọng
cao là rất lớn.
Sau hơn bảy năm tiến hành chiến tranh toàn cầu chống khủng bố, chính quyền của
G. W. Bush vẫn chƣa tìm đƣợc lấy một điểm dừng chân trong chiến trƣờng rộng lớn.
Cuộc chiến tranh mang tính chiến lƣợc mà G. W. Bush xem trọng và để lại cho ngƣời
19


kế nghiệm là cuộc chiến với Iraq. Đây là khu vực đƣợc xem nhƣ là một mặt trận chính
của chiến lƣợc chống khủng bố toàn cầu. Dù đã sắp rời Nhà Trắng, nhƣng Bush và
những ngƣời thân cận của mình còn rêu rao đợt tăng quân cuối cùng vào cuối năm
2007 đã mang lại thắng lợi cho Mỹ.
Một cuộc chiến khác, đó chính là cuộc chiến với Afghanistan. Cuộc chiến tranh mà
thời gian diễn ra đã tám năm nhƣng vẫn chƣa có dấu hiệu nào cho sự tạm dừng hoặc
chấm dứt. Các viên chức Mỹ đã không còn màn tới chiến trƣờng ở Afghanistan khi
tình hình ở Iraq ngày một lún lầy trầm trọng, chỉ đến khi khu vực này rơi vào tình
trạng báo động cả về chính trị lẫn quân sự, “Al - Qaeda vẫn kiên trì, Taliban ngày một
táo bạo” [15, tr.102] thì các quan chức của chính quyền G.W.
Bush mới quay lại chú ý. NATO lúc này cũng không còn đủ khả năng giúp Mỹ thay
đổi đƣợc tình hình và sự trợ giúp này có xảy ra chăng cũng chỉ trong suy nghĩ của giới
chức chính quyền Bush. Tổng thống Bush từng đƣa ra lập luận sẽ cải biến, bình định
và canh tân lại vùng lãnh thổ Afghanistan nhƣng cuối cùng kết quả chỉ biến vùng đất

này thành nơi sản xuất nha phiến lớn nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, vẫn còn vô số cuộc chiến khác đƣợc G.W.Bush thực hiện trong che
giấu đang diễn ra trên vùng đất Pakistan. Truyền thông không ngừng đƣa tin về các về
những hoạt động quân sự của Mỹ từ không kích, đặc biệt là các loại tên lửa, máy bay
không ngƣời lái nhƣng đƣợc trang bị đầy đủ vũ khí đang hằng ngày oanh tạc, đến các
cuộc hành quân trên bộ, từ vùng lãnh thổ của Afghanistan sang Pakistan đã xuất hiện.
Cuộc chiến này ngày một leo thang, gây thƣơng vong cho một số khủng bố và nhiều
dân lành. Nhƣng số quân khủng bố bị tiêu diệt quá ít, không đủ sức gây ảnh hƣởng đến
các lực lƣợng Taliban, nhƣng số dân thƣờng thƣơng vong lại nhiều vô kể. Chính
những điều này đã tạo cơ hội cho Taliban chiêu mộ thêm các tân binh thánh chiến
Cuộc chiến cuối cùng trong di sản chống khủng bố của tổng thống Bush là cuộc
chiến của Condoleezza. Tuy là một cuộc chiến không có sự tham gia chính thức của
quân đội Mỹ nhƣng vẫn là cuộc chiến quan trọng hơn cả, bởi đây là cuộc xung đột tiếp
diễn giữa Israel và Palestine.
Nếu nhƣ di sản của Tổng thống Bush là cuộc chiến tranh với Iraq thì di sản mà
Ngoại trƣởng Rice để lại cho chính quyền mới lại là sự cố gắng mang lại hòa bình cho
20


Palestine. Nếu nhƣ thất bại, ngoại trƣởng Condoleezza Rice sẽ không có thành tích nào
đáng kể và còn bị xem là một ngoại trƣởng tầm thƣờng nhất từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai [15, tr. 103].
Cuộc chạy đua trong chiến tranh chống khủng bố mà Tổng thống Bush và các bộ
máy chính quyền của ông theo đuổi đã không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Nói
đúng hơn nó là một mối tai họa, bởi chỉ trong tám năm nó đã tiêu tốn của Mỹ một khối
lƣợng tài nguyên kết xù mà lợi tức mang lại thì chẳng có gì đáng giá.
Cuộc chiến với Liên Bang Nga ở Georgia gần đây là một bằng chứng cụ thể cho
thấy lực lƣợng quân sự hùng hậu của Mỹ đang bị dàn trải mỏng và có thể đánh mất đi
khả năng đối phó với các hành động bất ngờ tại một nơi nào đó trên thế giới. Ngoài
những lời tố cáo của phó tổng thống Cheney thì ngƣời dân Mỹ không có một phản ứng

nào hiệu quả đối với ngƣời Nga ở Georgia. Thực chất, lúc này tòa Bạch Ốc đã không
còn sức mạnh nhƣ trƣớc đây mà chỉ có thể giới hạn trong những lời chỉ trích hay phiền
trách.
Tình cảnh của những ngƣời lính viễn chinh Mỹ ở Trung Đông cũng không tốt đẹp
gì. Tình trạng mất quân bình ngày một trầm trọng trong khu vực, trong khi đó sức ảnh
hƣởng của Iraq ngày càng vƣợt mức kiểm soát của Mỹ.
Sự suy giảm về kinh tế và quân sự của Mỹ đã kéo theo sự hao mòn trong “quyền
lực mềm” của Mỹ. Tháng 8/2008, chính quyền của Tổng thống Bush đã phải đối mặt
với những làn sóng chỉ trích mạnh mẽ về vai trò của Mỹ trong vai trò định hƣớng cho
nền kinh tế toàn cầu. Sự thất bại rõ ràng, trong một địa hạt ngƣời dân Mỹ thƣờng rất tự
hào, đã bào mòn khả năng thuyết phục và xây đắp đồng minh trong những vùng khác,
nhƣ chống lại nạn tàn sát ở Dafur, tiễu trừ nạn cƣớp biển ở vịnh Aden hay chế ngự
những toan tính của Liên Bang Nga trong những sân sau mà họ thƣờng gọi là “near
abroad” [15, tr. 103].
Ngay từ bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, ngƣời dân của Mƣời ba bang thuộc địa đã
đƣa nhân quyền lên vị trí hàng đầu và nó đƣợc xem là bản tuyên ngôn tiến bộ nhất.
Tuy nhiên, vai trò về đạo đức và và vai trò lãnh đạo về nhân quyền lúc này của Mỹ đã
bị sụp đổ bởi những chính sách tra tấn, bí mật giam giữ và chuyên chở tù binh hệ
thống nhà tù trên khắp thế giới.
21


Một thử thách cũng liên quan đến sự sống còn của Mỹ là vấn đề năng lƣợng. Bởi
trong suốt thời gian cầm quyền chính quyền của Bush, chính sách năng lƣợng mà giới
cầm quyền thực hiện là một chính sách sai lầm hoàn toàn. Ông đã phớt lờ và giao toàn
quyền cho phó tổng thống Chenny về vấn đề năng lƣơng, tiến hành cuộc chiến tranh ở
Iraq để ngăn chặn sự tranh giành ảnh hƣởng của quốc gia này đối với Mỹ ở khu vực
vùng vịnh Ba Tƣ. Đây là một thử thách vô cùng lớn lao, bởi lúc này đây Mỹ đang phải
đƣơng đầu với một cuộc khủng hoảng năng lƣợng ngày một nghiêm trọng
Dân số đông (khoảng hơn 320 triệu ngƣời), nên Mỹ cần đến ¼ tổng số năng lƣợng

cung câp cho toàn cầu. Trong đó 40% nhiên liệu cần dùng là dầu hỏa, khoảng 20 triệu
thùng hay 840 triệu gallon mỗi ngày [15, tr.105]. Ngoài ra, nguồn năng lƣợng còn lại
lấy từ than đá và một phần còn lại lấy từ hơi đốt thiên nhiên. Làm sao để có thể cung
cấp đủ nguồn năng lƣợng cho ngƣời dân cả nƣớc khi nền kinh đang rơi vào suy thoái
và khủng hoảng là một bài toán khó cho giới cầm quyền của Mỹ lúc này, và càng nặng
nề hơn trong những năm tháng sắp tới. đấy là chua nói đến tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, hiệu ứng nhà kín do khí thải của lƣợng nguyên liệu vừa sử dụng.
Theo nhận xét của giáo sƣ Michael T. Klare thì Barack Obama phải nhanh chóng
giải quyết ba vấn đề cơ bản và quan trọng trong vấn đề năng lƣợng:
a. Trong tƣơng lai, trữ lƣợng cũng nhƣ nguồn cung cấp dầu hỏa sẽ giảm đáng kể.
Mỹ lại sử dụng nguồn nhiên liệu dầu lửa để thỏa mãn nhu cầu năng lƣợng. Vì vậy,
chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải nhanh chóng tìm ra một sự thay
thế trong vấn đề sử dụng dầu hỏa là chính yếu của quốc gia.
b. Thể tích khí thải nhà kính ở Mỹ luôn nằm ở mức cao nhất, bởi ở quốc gia này
than đá là một loại nhiên liệu khá phổ biến. Nhƣng do phƣơng cách sử dụng chƣa
hợp lí nên dẫn đến lƣợng khí thải ra môi trƣờng rất lớn. Điều này ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời dân và cả sự phát triển của thế giới.
c. Dầu hỏa vẫn là nguồn nhiên liệu chiếm vị trí dầu tiên bởi chƣa có một nguồn
năng lƣợng nào khác thay thế dƣợc vị trí của nó kể cả tổng hợp các nguồn nhiên
liệu thiên nhiên, năng lƣợng nguyên tử, nhiên liệu sinh học hay năng lƣợng gió và
năng lƣợng mặt trời [15, tr. 95]

22


Trong tình trạng giá cả của mặt hàng năng lƣợng dầu hỏa tăng giảm bất ngờ (từ
đỉnh điểm ở mức 147 USD/ mỗi thùng thì có khi giảm xuống cón trên dƣới 50 USD/
mỗi thùng) [15, tr. 106] do ảnh hƣởng của sự suy thoái kinh tế đã đẩy đến tình trạng
những phƣơng án đầu tƣ vào những nguồn năng lƣợng thay thế và tái tạo đã không còn
mang lại lợi ích và không cần thiết. Có chăng là cần thiết trong vấn đề giảm hiện

tƣợng hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trƣờng.
Đó là những giá trị của hiện tại, còn theo Cơ Quan Năng Lƣợng Quốc Tế
(Unternational Enery Agency) thì giá dầu hỏa sẽ tăng nhanh vào những năm tới. Có
thể trƣớc năm 2030, giá mỗi thùng dầu hảo sẽ vƣợt ngƣỡng 200USD [15, tr106].
Nguyên nhân của sự tăng giá này là do số quốc gia sử dụng nguồn năng lƣợng dầu hỏa
ngày một tăng, bên cạnh đó là do các nguồn cung cấp dầu hỏa bấp bênh, không ổn
định.
Tình trạng thiếu thốn về nguồn nhiên liệu tất yếu sẽ dẫn tới sự cạnh tranh của những
nƣớc có nhu cầu. Nguy hiểm hơn là sự cạnh tranh đó có thể dẫn tới những cuộc chiến
tranh liên miên, vì năng lƣợng hay đúng hơn là vì trữ lƣợng dầu hỏa còn lại đều tồn tại
trong những khu vực bất ổn, nhiều biến động bất ngờ. Nếu mỗi quốc gia không có
những bƣớc phát triển hay những bƣớc di riêng cho mình thì một cuộc khủng hoảng
năng lƣợng xảy ra lần nữa là một điều khó tránh khỏi. Và lần khủng hoảng này có tính
chất chấn địa rất cao, nó đe dọa đến sự tồn vong của cả thế giới. Đây quả là thử thách
hàng đầu cho chính quyền mới - một chính quyền có - thể - làm (a can - do
administration) - theo lời tổng thống Obama [15, tr.106]
Sự tính toán của các chuyên viên năng lƣợng thì con ngƣời đã sử dụng hơn 50%
nguồn năng lƣợng dầu hỏa có đƣợc và đang dần tiến đến mức sử dụng tối đa. Các
chuyên gia cũng không tính toán đƣợc thời gian nguồn nhiên liệu này sẽ cạn kiệt là
vào khoảng thời gian nào. Có thể là trong khoảng 5 năm hay 7 năm hoặc có thể sẽ
nhanh hơn thế, do dân số thế giới ngày một tăng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Và
mức sản xuất đó cũng chỉ dừng lại ở mức thấp, từ 90 đến 95 triệu thùng mỗi ngày chứ
không đạt ngƣỡng 115 đến 125 triệu thùng trên ngày nhƣ dự báo của Bộ năng lƣợng
Mỹ [15, tr.106]

23


Sự sụt giảm không chỉ dừng lại ở đó mà còn tăng nhanh vào những năm sau. Bởi
các mỏ dầu hỏa hiện đang sản xuất đã đƣợc đƣa vào khai thác thừ lâu và trữ lƣợng đã

sắp hết. Trƣớc đây ngƣời tta dự đoán những chỉ số sụt giảm chỉ nằm ở mức từ 4% đến
5% thì nay con số thực tế con số đó đã lên đến 9% - một con số cao đáng ngạc nhiên
[15, tr. 107]. Trữ lƣợng giảm nhanh chóng, số lƣợng mỏ dầu lớn trên thế giới không còn

nhiều. Trong tƣơng lai, cả thế giới phải trông chờ vào các mỏ dầu có trữ lƣợng nhỏ,
khó khai khác hoặc khai thác đƣợc thì cũng chịu sự tranh chấp của các nƣớc có nhu
cầu sử dụng nguồn nhiên liệu này cao.
Trong đời sống hiện nay, nguồn năng lƣợng ảnh hƣởng và chi phối từ di chuyển,
sƣởi ấm, điều hòa nhiệt độ, du lịch, thức ăn, sức khỏe hay ngay cả nền hòa bình của
thế giới. Vì thế, vấn đề trƣớc tiên cần giải quyết đo là năng lƣợng cho quốc gia - một
vấn đề không hề dễ giải quyết đối với chính quyền mới dối với Tổng thống và Quốc
hội sắp tới. Và qua việc xử lí nguồn nhiên liệu tiêu dùng trong nƣớc thì còn phải quan
tâm, chú ý đến bảo vệ môi trƣờng.
1.3. Tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
1.3.1. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của châu Á – Thái Bình Dương.
Theo khảo sát, trong giai đoạn 1980 -1990 khu vực này có sự tăng trƣởng kinh tế ở
mức rất cao, đến mức Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) còn gọi sự tăng trƣởng này
là “phép màu Đông Á” (East Asia Miracle), có sức hút mạnh mẽ đối với các nền kinh
tế khác trên thế giới [17, tr. 42]. Bƣớc vào những năm đầu thế kỉ XXI, châu Á trở
thành một khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới, chỉ trong khoảng thời gian
6 năm (2002 -2008), mức tăng trƣởng kinh tế của châu Á đã đạt mức trung bình
khoảng 5,0 % hằng năm (tính theo giá trị tuyệt đối USD theo thời giá) và 6,1% (tính
theo PPP – giá trên cơ sở sức mua). Khu vực này đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế thế
giới với giá trị khá lớn, khoảng 80%. Châu Á trở thành thị trƣờng tiêu thụ hàng xuất
khẩu của lớn thứ hai của Mỹ (bảng số liệu 1)

24


Bảng 1. Tỷ lệ thƣơng mại giữa Mỹ với các khu vực trên thế giới (%)

Khu vực

Xuất Khẩu
2000

Châu Phi

1,1

Nhập Khẩu
2010

2000

2010

1,8

3,7

1,8

Châu Á bao gồm Trung Quốc

22,0

23,5

23,5


Châu Á không bao gồm Trung Quốc

20,3

17,6

22,6

16,2

4,7

5,7

Trung và Nam Mỹ

6,0

8,9

32,2

Nguồn: Phạm Quang Minh (2014), Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 42
Chỉ trong vòng mƣời năm, giá trị nhập khẩu của châu Á đã tăng lên 9,7% trong khi
các khu vực khác chỉ tăng không quá 2% hay có những khu vực còn bị sụt giảm. Điều
này chứng tỏ nền kinh tế châu Á đang phát triển mạnh và có khả năng trở thành trung
tâm kinh tế tài chính của thế giới trong tƣơng lai do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều nền
kinh tế mới
1.3.2. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các Trung Quốc

1.3.2.1. Chiến lược phát triển của Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI
Ngày 1/10/1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập, trải qua một thời
gian dài hơn 30 năm thực hiện các chính sách mở cửa và hội nhập, đầu thế kỉ XXI,
Trung Quốc trở thành một “siêu cƣờng đang trỗi dậy” [17, tr. 45]. Trung Quốc đã đƣa
ra hàng loạt các chính sách, chiến lƣợc phát triển, trong đó phải nhắc đến chiến lƣợc có
tên gọi “trỗi dậy hòa bình” hay chiến lƣợc “phát triển hòa bình”.
Chiến lƣợc này đƣợc nhắc đến rất nhiều trong các bài phát biểu của Trịnh Tất Kiên
trong năm 2002 với mong muốn xoa diệu những căng thẳng cũng nhƣ những quan
ngại mà các nƣớc phƣơng Tây và Mỹ về Trung Quốc [4, tr. 15]. Chiến lƣợc này của
Trung Quốc lấy toàn cầu hóa làm trọng tâm và nó có thành công hay không phụ thuộc
vào khả năng mở rộng thị trƣờng phát triển kinh tế và xây dựng các mối quan hệ ngoại
giao tốt đẹp với các nƣớc.
Năm 2005, Chủ tịch Trung Quốc - Hồ Cẩm Đào đã công bố chiến lƣợc “Con đƣờng
phát triển hòa bình của Trung Quốc” với năm điểm chính:

25


×