Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Hiền

SỰ PHÁT TRIỂN NGỮ NGHĨA
CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS: Nguyễn Văn Hiệp

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu
và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hiền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................3
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................4
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..............................................................4
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................5
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..................................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc
độ ngôn ngữ học cấu trúc .....................................................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc
độ ngôn ngữ học tri nhận .....................................................................................9
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người ....................10
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài ................................................................13
1.2.1. Một số lí thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận .................................13
1.2.1.1. Tính nghiệm thân (Embodiment) .........................................................13
1.2.1.2. Ý niệm, ẩn dụ và hoán dụ ý niệm .........................................................15
1.2.1.3. Miền, miền nguồn, miền đích ..............................................................25
1.2.1.4. Ánh xạ ..................................................................................................28
1.2.1.5. Điển mẫu .............................................................................................29
1.2.1.6. Mô hình tri nhận ..................................................................................29
1.2.1.7. Pha trộn ý niệm ...................................................................................30
1.2.2. Sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận ..31
1.2.2.1. Nghĩa của từ và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ cấu trúc
luận ...................................................................................................................31
1.2.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận .......48
1.2.2.3. Chuyển nghĩa xét trong mối quan hệ bộ ba: ngôn ngữ - tri nhận văn hóa .............................................................................................................52

1.2.3. Khái quát về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người ......................................53
1.2.3.1. Số lượng tên gọi từ chỉ bộ phận cơ thể ...............................................53
1.2.3.2. Phân lập tên gọi bộ phận cơ thể người ...............................................54
Tiểu kết ..................................................................................................................57


Chương 2. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC
TRI NHẬN ................................................................................................................59
2.1. Tổ chức ý niệm của miền “bộ phận cơ thể người” .........................................59
2.1.1. Ý niệm “bộ phận cơ thể người” ...............................................................60
2.1.1.1. Khái niệm hạt nhân của ý niệm “BPCTN” .........................................60
2.1.1.2. Các giá trị ngoại vi của ý niệm “bộ phận cơ thể người”....................61
2.1.2. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” và điển mẫu ...63
2.1.2.1. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” ..............63
2.1.2.2. Điển mẫu ..............................................................................................64
2.2. Ánh xạ giữa miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” tới các miền ý niệm khác .78
2.2.1. Ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” tới miền ý niệm
“không gian” ................................................................................................................... 79
2.2.2. Ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” tới miền ý niệm “thời gian” 81
2.2.3. Ánh xạ từ miền “bộ phận cơ thể người” tới miền “con người” ..............82
2.3. Pha trộn miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” với các miền ý niệm khác .....89
2.3.1. Mô hình ý niệm ba miền không gian pha trộn..........................................89
2.3.2. Mô hình ý niệm bốn miền không gian pha trộn........................................91
2.4. Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ ý niệm miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt ..94
2.4.1. Ẩn dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt ...........................95
2.4.1.1. Ẩn dụ bản thể ý niệm “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt ..........95
2.4.1.2. Ẩn dụ định hướng ............................................................................. 101
2.4.1.3. Ẩn dụ cấu trúc .................................................................................. 106
2.4.2. Hoán dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người” .............................................. 110

2.4.2.1. Bộ phận cơ thể người đại diện cho người ........................................ 110
2.4.2.2. Bộ phận cơ thể người đại diện cho tính cách, phẩm chất, ý chí của con
người .............................................................................................................. 111
2.4.2.3. Bộ phận cơ thể đại diện cho kĩ năng và khả năng của con người ... 113
2.4.2.4. Bộ phận cơ thể đại diện cho tình cảm của con người ...................... 115
Tiểu kết ............................................................................................................... 119
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG
TIẾNG VIỆT .......................................................................................................... 121
3.1. Cơ chế ánh xạ giữa miền bộ phận cơ thể người sang các miền đích khác . 121


3.1.1. Kinh nghiệm về đặc điểm hình dáng, chức năng, hoạt động của các bộ
phận cơ thể ...................................................................................................... 122
3.1.2. Kinh nghiệm văn hóa ............................................................................. 125
3.2. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới qua ý niệm bộ phận cơ thể người trong
tiếng Việt............................................................................................................. 130
3.2.1. Bức tranh ngôn ngữ về không gian với ý niệm bộ phận cơ thể người .. 131
3.2.2. Bức tranh ngôn ngữ về con người qua ý niệm bộ phận cơ thể người ... 132
3.2.2.1. Bức tranh ngôn ngữ về con người trí tuệ qua ý niệm bộ phận cơ thể
người .............................................................................................................. 132
3.2.2.2. Bức tranh ngôn ngữ về ý chí, phẩm chất, tính cách con người qua ý
niệm bộ phận cơ thể người .......................................................................... 134
3.2.2.3. Bức tranh ngôn ngữ về trạng thái tâm lí con người qua ý niệm bộ
phận cơ thể người .......................................................................................... 136
3.2.2.4. Bức tranh ngôn ngữ về hoạt động, kĩ năng của con người qua ý
niệm bộ phận cơ thể người ......................................................................... 141
3.2.3. Bức tranh ngôn ngữ về đồ vật, sự vật với ý niệm bộ phận cơ thể người143
Tiểu kết ............................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
CHÚ THÍCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPCTN

: Bộ phận cơ thể người

GD

: Giáo dục

ĐH &THCN : Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Nxb

: Nhà xuất bản

T/c

: Tạp chí


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê ý niệm thuộc miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt . 65
Bảng 2.2. Các ý niệm tiêu biểu của miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt 65

Bảng 2.3. Các ý niệm điển mẫu của miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt ... 65
Bảng 2.4. Các cặp khái niệm không gian tiếng Việt ................................................ 79
Bảng 2.5. Bảng tổng quát miền nguồn và miền đích ý niệm “bộ phận cơ thể người”
trong tiếng Việt ......................................................................................................... 88
Bảng 3.1. Một số cặp đối lập tương ứng Âm - Dương ............................................. 126
Bảng 3.2. Một số đặc tính tương ứng Âm - Dương .................................................. 126
Bảng 3.3. Ngũ hành và bộ phận cơ thể tương ứng .................................................. 126
Bảng 3.4. Sự tri nhận về bộ phận của đồ vật qua ý niệm “bộ phận cơ thể người”..........143


MỤC LỤC HÌNH VẼ, LƯỢC ĐỒ, MÔ HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH ...................... 19
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại hoán dụ theo quan điểm của Seto .................................. 20
Hình 1.3. Ẩn dụ và hoán dụ...................................................................................... 23
Hình 1.4. Mô hình pha trộn ý niệm .......................................................................... 30
Hình 2.1. Mô hình tỏa tia của “Đầu” ...................................................................... 68
Hình 2.2. Mô hình tỏa tia của “Mặt” ...................................................................... 70
Hình 2.3. Mô hình tỏa tia của “Tay” ....................................................................... 72
Hình 2.4. Mô hình tỏa tia của “Lòng” .................................................................... 75
Hình 2.5. Mô hình tỏa tia của “Bụng” .................................................................... 76
Hình 2.6. Lược đồ ánh xạ từ miền “bộ phận cơ thể người” tới miền đích
“không gian” .......................................................................................................... 80
Hình 2.7. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” đến miền đích
“con người” ............................................................................................................. 83
Hình 2.8. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “BPCTN” đến miền đích “Đồ vật” ...................84
Hình 2.9. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “BPCTN” đến miền đích “Thực vật”………..87
Hình 2.10. Mô hình pha trộn ý niệm “Mặt mo” ...................................................... 90
Hình 2.11. Mô hình pha trộn ý niệm “Rộng chân, rộng tay” .................................. 90
Hình 2.12. Mô hình pha trộn bốn miền ý niệm “ANH EM LÀ TAY CHÂN” ........... 92
Hình 2.13. Mô hình pha trộn ý niệm “non tay” ....................................................... 93

Hình 2.14. Mô hình tri nhận ẩn dụ định hướng VUI LÀ ĐỊNH HƯỚNG LÊN CỦA
CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ ......................................................................................... 105
Lược đồ 2.1. Cấu trúc ẩn dụ THỰC VẬT LÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ............ 107
Lược đồ 2.2. Cấu trúc ẩn dụ KHÔNG GIAN LÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ............109
Mô hình 2.1. Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “bộ phận cơ thể người” ...............................60
Mô hình 2.2. Cấu trúc ý niệm “bộ phận cơ thể người” ......................................................61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, ngôn ngữ còn là “linh hồn” của
dân tộc (Humboldt), là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa dân tộc. Nói cách khác,
giữa ngôn ngữ, tư duy (rộng hơn là: tri nhận) và văn hóa luôn có mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ. Trong ngôn ngữ, mối quan hệ “bộ ba” này được biểu hiện ở nhiều đơn
vị, nhiều cấp độ khác nhau, trong đó “từ” và “ý nghĩa của từ” là nơi thể hiện rõ
nhất. Theo thuyết phản ánh của Lênin, “từ” được hiểu là “kết quả phản ánh hiện
thực, nhưng là sự phản ánh đặc biệt qua ý thức của con người với tư cách là đại
diện cho một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ nhất định” [dt 85, tr.24]. Qua ý nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, có thể thấy rằng: mỗi cộng đồng ngôn ngữ bên
cạnh cái “phổ quát”, cái “chung”, còn có cái “đặc thù”, cái “riêng” trong cách chia
cắt và phạm trù hoá hiện thực khách quan, trong cách tri giác về hiện thực khách
quan đó và trong đường hướng phát triển ngữ nghĩa của từ.
Trong ngôn ngữ học, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) luôn thu hút
sự chú ý đặc biệt của các nhà ngôn ngữ thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đặc
biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận. Cho đến nay, đã có nhiều công trình
sách, báo, bài viết ở trong và ngoài nước trình bày nhiều nghiên cứu thú vị về nhóm
từ này. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận nhóm từ này hoặc trên phương diện
ngữ nghĩa đơn thuần, hoặc ở góc độ ngôn ngữ tri nhận nhưng các kết quả nghiên
cứu còn tương đối đơn lẻ, rời rạc và chưa mang tính chất hệ thống. Cách tiếp cận
như vậy chưa đạt tới bề sâu của vấn đề, chưa trả lời được những câu hỏi mang tính

hệ thống về tri nhận. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới cách
tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận về hiện tượng phát triển ngữ nghĩa, đặc biệt quan
tâm đến cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận về ẩn dụ và hoán dụ - hai phương
thức tri nhận cơ bản, cũng là hai con đường phát triển ngữ nghĩa cơ bản của nhóm
từ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự
phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn
ngữ học tri nhận” với mong muốn đem đến một cái nhìn đa chiều về con đường
phát triển ngữ nghĩa và những chiều kích tâm lí, văn hóa dân tộc gắn với quá trình
nghiệm thân liên quan đến sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ này. Các kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận,

1


làm rõ thêm một số vấn đề ẩn dụ, hoán dụ tri nhận. Luận án cũng mong muốn góp
phần thúc đẩy việc nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam,
chứng minh ẩn dụ, hoán dụ tri nhận không chỉ là hình thái tu từ của thi ca mà còn là
vấn đề của tư duy, là một cơ chế cực kì quan trọng để con người nhận thức thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc điểm chuyển
nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt dưới ánh sáng của lí thuyết Ngôn
ngữ học tri nhận. Qua đó, luận án góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc trưng
văn hóa dân tộc qua sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nghĩa và sự phát
triển nghĩa của từ; tình hình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Việt.

- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: khái niệm nghĩa của từ, sự phát
triển ngữ nghĩa của từ, các vấn đề lí thuyết thuộc Ngôn ngữ học tri nhận, các vấn đề
lí thuyết hữu quan giữa chuyển nghĩa và ngôn ngữ học tri nhận.
- Tìm hiểu phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt
theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận thông qua những việc làm cụ thể sau:
+ Thông qua tổ chức ý niệm của miền “BPCTN” xác định ý niệm điển mẫu
của miền. Nhận dạng sự phát triển nghĩa của từ qua mô hình tỏa tia của điển mẫu và
hệ thống ánh xạ từ miền nguồn “BPCTN” sang các miền đích khác.
+ Thống kê, phân loại, phân tích các ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm liên quan
“BPCTN” để làm rõ cơ sở chuyển nghĩa và đặc trưng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ
BPCTN trong tiếng Việt.
- So sánh, đối chiếu với tiếng Anh, và một số ngôn ngữ khác trong trường hợp
giá trị tri nhận tương đương nhưng khác biệt về phương thức, hoặc phương thức tri
nhận tương đương nhưng khác biệt về ý nghĩa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN
trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận qua hai phương thức chuyển nghĩa

2


ẩn dụ và hoán dụ .
Nguồn Ngữ liệu khảo sát: Để tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa của nhóm từ
chỉ BPCTN trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, luận án khảo
sát các biểu thức ẩn dụ và hoán dụ ý niệm trong các tác phẩm văn học (luận án khảo
sát khoảng 70 truyện ngắn, tiểu thuyết đương đại và 150 truyện cổ tích; 7.000 câu
tục ngữ; 2129 câu ca dao; 1.620 câu đố thuộc nhiều chủ đề khác nhau); các báo
(Thể thao, dân trí, phụ nữ…); các truyện ngắn trên các tạp chí văn học như Văn
nghệ Quân đội, tạp chí Hội Nhà văn, tạp chí Văn nghệ,… Từ điển tiếng Việt và
nguồn ngữ liệu sinh động trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngữ liệu tiếng Anh dùng

để đối chiếu trong luận án được trích xuất từ kho Ngôn ngữ khối liệu Anh (British
National Corpus), một công cụ tra cứu văn bản tại website
/>4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích, miêu tả
Đây là một trong những phương pháp chính để giải quyết các vấn đề của luận
án. Từ những nguồn ngữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc
điểm ngữ nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt
dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
4.2. Phương pháp phân tích nghĩa tố
Phương pháp phân tích nghĩa tố phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố,
từ đó nhận diện về sự biến đổi ý nghĩa cơ chế chuyển nghĩa, từ đó xác định mô hình
tỏa tia cơ của từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt. Phương pháp này cũng là phương
pháp nghiên cứu chính trong luận án.
4.3. Phương pháp phân tích ý niệm
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các ý niệm miền BPCTN trong
tiếng Việt, từ đó tìm ra đặc trưng riêng trong cách ý niệm hóa miền BPCTN trong
tiếng Việt.
4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 và chương 3 nhằm mục đích
so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về chuyển nghĩa thông qua quá trình ý
niệm hóa các từ chỉ BPCTN của cộng đồng người bản ngữ nói tiếng Việt và một số
ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Mĩ,... Với phương pháp này, sự phát triển nghĩa của
nhóm từ chỉ BPCTN được nhìn nhận một cách đa chiều và được bộc lộ rõ nét hơn.
4.5. Thủ pháp thống kê, phân loại
Luận án sử dụng thủ pháp này để thống kê, phân loại, hệ thống hóa các ẩn

3


dụ, hoán dụ ý niệm miền BPCTN trong tiếng Việt. Dựa trên kết quả đó, luận án có

thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong
tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận và xây dựng bức tranh ngôn ngữ qua
ý niệm BPCTN. Danh sách 1087 biểu thức ẩn dụ và hoán dụ ý niệm được nhập vào
máy trên chương trình Microsofl Excel với các thông tin:
STT Từ chỉ BPCTN
Loại (ẩn/ hoán)
Văn cảnh
Xuất xứ
1
xx
xx
xx
xx
Những thông tin này đảm bảo tính chính xác về mặt xuất xứ cũng như sự rõ
ràng về mặt ngữ nghĩa.
Ngoài phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp
phân tích ý niệm, phương pháp so sánh, đối chiếu và thủ pháp thống kê, chúng tôi
còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác như: phương pháp
phân tích ngữ cảnh, phương pháp nghiên cứu trường hợp để giải quyết các vấn đề
cụ thể của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu mới nhất về sự chuyển
nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận. Luận án
chỉ ra cơ chế chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN dưới góc nhìn của ngôn ngữ
học tri nhận, từ đó, tìm ra đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua sự phát triển nghĩa
của nhóm từ này trong tiếng Việt. Các nghiên cứu trước đã tập trung nghiên cứu sự
chuyển nghĩa của nhóm từ này dưới ánh sáng của văn hóa nhưng các nghiên cứu đó
mới chủ yếu tập trung ở một vài thành tố đơn lẻ mà chưa có tính hệ thống. Dưới ánh
sáng của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, luận án khảo sát hệ thống các ẩn dụ và
hoán dụ ý niệm qua ngữ liệu để chứng minh tính phổ quát và đặc trưng riêng về sự

phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lí luận
Luận án tập trung nghiên cứu chi tiết, toàn diện và hệ thống về sự phát triển
ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Thực hiện
được những nhiệm vụ đã đề ra, luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc phân tích
các đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trên cơ sở mối quan hệ giữa
ngữ nghĩa và tri nhận, cung cấp thêm những nhận xét, những ngữ liệu về hiện tượng
chuyển nghĩa này trên cơ sở lí luận mới của ngôn ngữ học tri nhận và trên ngữ liệu
của các từ chỉ BPCTN. Luận án có thể góp phần cung cấp tư liệu để làm phong phú

4


thêm cho lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và bổ sung thêm tư liệu cho việc
nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận. Luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu
khuynh hướng lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng
minh ẩn dụ, hoán dụ tri nhận không chỉ là hình thái tu từ của thi ca mà còn là vấn đề
của tư duy, là một công cụ quan trọng để con người nhận thức thế giới.
6.2. Về thực tiễn
Luận án là công trình vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn
tiếng Việt, là những lí giải cụ thể về những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến
ẩn dụ, hoán dụ ý niệm BPCTN trong thực tiễn giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ giúp cho người bản ngữ có cái nhìn cụ thể hơn khi sử dụng nhóm từ này
trong ngôn cảnh, sử dụng chúng tốt hơn, đa dạng hơn, tinh tế hơn, đạt hiệu quả giao
tiếp cao. Mặt khác, các kết quả này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo
cho việc học tập, nghiên cứu hay giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường cũng như
góp phần vào việc nghiên cứu, giới thiệu văn hóa Việt Nam.
Tóm lại: Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về
sự phát triển nghĩa của từ chỉ BPCTN theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.

Trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi cố gắng thực hiện triệt để mục đích, nhiệm
vụ nghiên cứu đã đặt ra, hi vọng đóng góp vào quá trình phát triển Ngôn ngữ học tri
nhận ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
và nguồn tư liệu trích dẫn, luận án gồm ba chương sau đây:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2. Phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Chương 3. Đặc trưng tri nhận của người Việt qua hiện tượng chuyển nghĩa
của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Dẫn nhập
Nghĩa của từ nói chung, sự chuyển nghĩa của từ nói riêng là một trong những
vấn đề trung tâm cơ bản của nghiên cứu ngôn ngữ. Cho đến nay, đã có rất nhiều
công trình đề cập đến nội dung này theo các góc độ khác nhau. Vì vậy, trong
chương này, luận án điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
từ đó xác định cơ sở lí luận có tính đường hướng cho đề tài.
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ
ngôn ngữ học cấu trúc
Theo tác giả Lê Quang Thiêm, trước khi ngôn ngữ và nghĩa của ngôn ngữ
được nghiên cứu như một bộ phận khoa học độc lập vào cuối thế kỷ 19, những ý
tưởng về từ và nghĩa của từ đã sớm được nhiều nhà khoa học và triết gia nghiên
cứu. Năm 1825, ở Đức có một số bài viết về ngữ nghĩa của tác giả Reizig Berary

(về sau đã được học trò của ông là Fridrich Haase tập hợp lại và xuất bản năm
1839 với tên gọi cho môn học là Semasiology: ngữ nghĩa học). Ở Anh, người có
công đầu trong việc thiết lập nền tảng khoa học ngữ nghĩa là Benjamin
Humphrey Smart với một số bài báo và tiếp theo là công trình đồ sộ
“Metaphisical Etymology” của Horne Tooke xuất bản năm 1850 và tên gọi cho
bộ môn này cũng được tác giả gọi là Semasiology, v.v… Tuy nhiên, cũng theo
ông, một tác giả người Pháp - Michel Bréal - với công trình : “Essai de
Sémantique” (Science des signification), xuất bản năm 1877 mới được xem là
người đi tiên phong trong nghiên cứu bộ môn khoa học này. So với các tác giả
kể trên, xét về thời gian, tuy công trình của M. Bréal ra đời sau, song nhiều nhà
nghiên cứu đã đánh giá đây là công trình “đầu tiên xác lập ngữ nghĩa học như
một bộ môn khoa học nhân văn” [dt84 , tr.7] .
Trong những thập niên gần đây sự chuyển nghĩa từ vựng của ngôn ngữ
được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Trong số
đó có thể kể đến một số công trình điển hình gần đây như Aitchison với quyển
Language change: Progress or Decay? (1991) hay Crowley với An Introduction
to Historical Linguistics (1992) hoặc Mc.Mahon với Undersanding Language
Change (1994) và Fromkin với An Introduction To Language (1999), v.v… Qua
những tác phẩm này, tác giả đặc biệt quan tâm đến sự chuyển nghĩa dưới ảnh

6


hưởng của sự thay đổi xã hội mà ít quan tâm đến sự sưu tầm các mẫu hình minh
họa. Đây vừa là sự khó khăn nhưng đồng thời là điểm thuận lợi, mở ra một
hướng đi mới cho người viết tiếp tục công việc của người đi trước
Trong một nhận định mang tính tổng kết, trong luận án Cơ sở tri nhận của
hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt (Trên cứ liệu nhóm từ nhóm từ định
hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng Nga), tác giả Lê Thị Thanh Tâm đã
chỉ ra rằng, nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa trên thế giới từ trước tới nay có

thể tạm chia làm ba khuynh hướng chính:
Thứ nhất là khuynh hướng nghiên cứu theo logic học mà Paul là người khởi
xướng. Những quan niệm của ông được thể hiện qua bảng phân loại logic học các
hiện tượng chuyển nghĩa, trong đó chú ý so sánh nội dung khái niệm trước và sau
khi biến đổi, đồng thời nêu lên mối quan hệ logic giữa chúng [dt 72, tr.3]
Thứ hai là khuynh hướng nghiên cứu theo tâm lý học mà đại diện là Wundt.
Khuynh hướng này giải thích hiện tượng chuyển nghĩa căn cứ vào đặc trưng tâm lý
với phương châm “việc nghiên cứu sự chuyển nghĩa cuối cùng phải vĩnh viễn quy
thành nghiên cứu tâm lý”[dt 72, tr.3].
Thứ ba là khuynh hướng nghiên cứu theo lịch sử do Wellander đứng đầu.
Những người theo khuynh hướng này quan niệm:“sự chuyển hóa ý nghĩa là một
quá trình lịch sử, chỉ khi nào nó được chứng thực trong quá trình thực tế trưởng
thành của nó, quá trình này mới được trưởng thành một cách vừa ý”[dt 72, tr.5].
Với quan niệm này, các nhà nghiên cứu chú trọng đi tìm sự trả lời cho câu hỏi là ý
nghĩa mới của từ nảy sinh như thế nào trong lịch sử. Họ cho rằng kết quả của quá
trình chuyển nghĩa được bảo lưu trong ý nghĩa mới của từ.
Xét về góc độ nguyên nhân của sự chuyển nghĩa, có thể nhận thấy rằng trong
lịch sử ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ đã cố gắng tập hợp và hệ thống hóa những
nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự chuyển nghĩa trong tiếng
Anh cũng như tiếng Việt. Sự chuyển nghĩa trong tiếng Anh, theo Aitchison [dt39,
tr.9], do hai nguyên nhân chính: nguyên nhân chủ quan (do đặc điểm thuộc về bản
chất của ngôn ngữ và tâm lý của người sử dụng) và nguyên nhân khách quan (yếu
tố xã hội). F. de Saussure cũng cho rằng: “Phong tục của một dân tộc các tác động
đến ngôn ngữ và mặt khác, trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm
nên dân tộc” [70,tr.106]. Theo đó, nhiều nhà ngôn ngữ sau này có cùng quan điểm
với Saussure và Aitchison đã khẳng định ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, phương
tiện của văn hóa, làm tiền đề cho văn hóa phát triển. Ngôn ngữ chính là nơi lưu giữ

7



và thể hiện nét nhất đặc trưng văn hóa của các dân tộc.
Ngược lại, Fromkin và một số tác giả khác trong cuốn An Introduction to
Language [dt 39, tr.9] cho rằng chỉ có hai nguyên nhân chính cho hiện tượng này là
do sự tái cấu trúc ngôn ngữ trong quá trình học tiếng của trẻ và sự thay đổi tâm lý
của người học qua nhiều thế hệ khác nhau. Không đồng quan điểm với các tác giả
trên , Lyons [133, tr.213] cho rằng sự thay đổi xã hội và nguyên nhân chủ yếu của
thay đổi ngôn ngữ. Trask [dt39, tr.10] thể hiện sự tương đồng quan điểm với
Fromkin khi nhận xét trong quyển Language Change rằng khi một đứa trẻ bắt đầu
học ngôn ngữ thì một ngôn ngữ mới xuất hiện một cách tự nhiên,vv…
Riêng về nghiên cứu sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, Nguyễn Đức Tồn trong
“Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” [92] đã trình bày các
kết quả nghiên cứu của mình và học trò về đặc điểm của quá trình chuyển nghĩa của
trường từ vựng chỉ động vật (ĐV), thực vật (TV), bộ phận cơ thể người (BPCTN)
(so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Nga). Các tác giả đã thống kê số lượng nghĩa
chuyển, các phương thức chuyển nghĩa và có những kết luận nhất định. Đây là công
trình khoa học được tiến hành nghiên cứu theo hướng lý thuyết tâm lý ngôn ngữ
học tộc người. Lý Toàn Thắng [74], [76], [77] cũng có nhiều nghiên cứu về hiện
thực chuyển nghĩa. Ông đã so sánh hiện tượng chuyển nghĩa của một số từ chỉ
BPCTN trong tiếng Việt sang các từ chỉ bộ phận đồ vật và định vị không gian với
các từ tương ứng trong tiếng Anh; thông qua đó để thấy được cách nhận thức về
hiện thực của từng dân tộc. Những công trình này, thực tế đều vận dụng cả lý luận
học của logic học, tâm lý học và lịch sử để khai thác các dữ liệu nhưng chủ yếu vẫn
là tâm lý học. Cùng hướng nghiên cứu đó là một số đề tài, luận văn, luận án của các
tác giả trong nước lẫn ngoài nước thực hiện tại Việt Nam như: “Đặc điểm định danh
và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người
trong tiếng Lào” của nghiên cứu sinh Chăn Phommavông [4], “Tâm lý văn hóa
người Việt phản ánh trong sự chuyển nghĩa của từ” của nghiên cứu sinh Kỳ Quảng
Mưu [55], v.v…
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của sự chuyển nghĩa

trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng đã được các nhà nghiên cứu
trong nước lẫn ngoài nước trình bày khá tỉ mỉ trong các luận án, chuyên đề, công
trình khoa học, v.v… Theo Đỗ Hữu Châu [5, tr.570], sự thay đổi nghĩa trong tiếng
Việt do nguyên nhân đơn giản là nhằm đáp ứng như cầu tạo thêm từ mới của xã hội.
Thậm chí, trong luận án tiến sĩ thực hiện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

8


Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu sinh người Trung Quốc Kỳ Quảng
Mưu cũng cho rằng sự chuyển nghĩa của từ ngữ cũng là phương thức tạo từ mới.
Các nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Văn Tu, Nguyển Đức Dân, v.v… ở những
mức độ khác nhau cũng đã nêu ra và thảo luận những vấn đề cơ bản về sự chuyển
nghĩa.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ
ngôn ngữ học tri nhận
Trên thế giới, những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện cùng với sự hình
thành của Ngôn ngữ học tri nhận những năm 70 của thế kỉ XX. Công trình đầu tiên
đánh dấu khuynh hướng này chính là Metaphors We Live By (Chúng ta sống trong ẩn
dụ) [125] của G. Lakoff và M. Johnson xuất bản năm 1980. Ẩn dụ từ đây đã thực sự
vượt qua ranh giới Ngôn ngữ học thuần túy, trở thành đối tượng nghiên cứu của Tâm lí
học, Triết học. Những năm qua, Ngôn ngữ học tri nhận thế giới nói chung, nghiên
cứu về ẩn dụ ý niệm nói riêng đã ghi danh tên tuổi G. Lakoff, M. Johnson, Z.
Kovecses, G. Fauconnier, M. Turner, C. Fillmore, J.E. Grady, M. Green… Các tác
giả đã đưa ra một số lí thuyết, khái niệm mới như nghiệm thân, khung tri nhận, ẩn
dụ ý niệm, ánh xạ, miền ý niệm, không gian tinh thần, pha trộn ý niệm…
Các ứng dụng thực hành về ẩn dụ ý niệm về các đối tượng tri nhận như cảm xúc,
không gian - thời gian, tình dục …thu được những kết quả rộng khắp trên các lĩnh vực
thi ca, giáo dục, báo chí, điện ảnh, chính trị và đặc biệt là ngôn ngữ thường ngày; trong
các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, chẳng hạn như tiếng Ma-rốc, tiếng Trung … đem lại

nhiều nhận xét mới mẻ mà lịch sử nghiên cứu ẩn dụ truyền thống nhiều thế hệ hầu như
không có. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa ẩn dụ
ý niệm và sinh quyển văn hóa, trong sự ràng buộc giữa con người - ngôn ngữ - xã hội,
coi ẩn dụ ý niệm là cánh cửa tìm hiểu tâm trí, tư duy con người cũng như các đặc trưng
xã hội riêng biệt của dân tộc [124], [125], [126], [127],…
Ở Việt Nam, Ngôn ngữ học tri nhận chính thức được xướng danh trong Ngôn
ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt [78] của Lý
Toàn Thắng. Tác giả giới thuyết một số khái niệm cơ sở như tri nhận, ý niệm, hình nền, nguyên lí “dĩ nhân vi trung”… và đi sâu trình bày về đặc điểm tri nhận không
gian của người Việt. Đây là một công trình quan trọng của Ngôn ngữ học tri nhận ở
Việt Nam, vừa có ý nghĩa lí luận giới thiệu một xu hướng mới, vừa có giá trị thực
tiễn khi áp dụng vào nghiên cứu tiếng Việt và đưa ra những kết luận xác đáng,
thuyết phục. Một cách khái quát, Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam đã dần được

9


khẳng định nhờ nhiều nhà nghiên cứu như Lý Toàn Thắng; Trần Văn Cơ [11], [12];
Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Hiệp [31], …
Ở Việt Nam, các luận án nghiên cứu về ngôn ngữ tri nhận đã dành một khoảng
khá lớn cho ẩn dụ ý niệm. Các luận án tập trung tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm gồm: Ẩn
dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh) [44] của
Phan Thế Hưng (2010); Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so sánh với
tiếng Anh và tiếng Pháp) [24] của Võ Kim Hà (2011); Nghiên cứu so sánh đối chiếu
ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu
tên gọi bộ phận cơ thể người) [41] của Trịnh Thị Thanh Huệ (2012); Ẩn dụ tri nhận
trong ca từ Trịnh Công Sơn [28] của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015); .…
Một hướng đi khác là các luận án vận dụng Ngôn ngữ học tri nhận dành một
phần tương đối quan trọng cho nghĩa của từ nói chung và hiện tượng chuyển nghĩa
của từ nói riêng, có thể kể tên các công trình “Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ
ngôn ngữ học tri nhận” của Võ Thị Dung [16], “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ

tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận” của Nguyễn Ngọc Vũ [105], “Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
(Qua các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)” của tác giả Phan Thế Hưng [44], luận án
“Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa tiếng Việt (trên cứ liệu của nhóm từ
định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng Nga)” của tác giả Lê Thị Thanh
Tâm [72], và một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Hoán dụ ý
niệm trong kết cấu X (vị từ) + “Mặt” trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ
học tri nhận” của tác giả Trần Trọng Hiếu [33]; “Bước đầu áp dụng lí thuyết
nghiệm thân để tìm hiểu sự phát triển nghĩa của nhóm từ chỉ cảm giác trong tiếng
Việt” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Phương [68]; “Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận”
của tác giả Tạ Thanh Tân [73]…
Ngoài các luận án tiêu biểu trên đây, còn rất nhiều bài viết, luận văn Thạc sĩ
quan tâm tới nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa. Nhìn chung, Việt ngữ học đã
vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để giải quyết các vấn đề bản ngữ một
cách linh hoạt.
Có thể nói, bức tranh toàn cảnh về Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, nghĩa và
chuyển nghĩa dưới góc độ ngôn ngữ tri nhận nói riêng nói riêng ở Việt Nam và trên
thế giới ngày càng được mở rộng. Trong khuôn khổ và mục tiêu của luận án, chúng
tôi chỉ trình bày dưới đây vấn đề có liên quan trực tiếp nhất tới đề tài.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người

10


Nhìn một cách tổng thể, cho đến nay, đã có nhiều công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN như một
công cụ đắc dụng để tìm hiểu tính nhân loại, lối tư duy của dân tộc và dấu ấn văn
hóa tiềm ẩn trong ngôn ngữ. Về các công trình và tác giả tiêu biểu, trước hết phải kể
đến một số nghiên cứu về chuyển nghĩa của một số bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Trung Quốc của Ning Yu như “Body and emotion” (bộ phận cơ thể người và

cảm xúc), Metaphor, body, and culture: The Chinese under - standing of
gallbladder and courage (Ẩn dụ, thân thể và văn hóa: mối quan hệ giữa “gan” và
“sự can đảm”, The eye for sight and mind (Mắt để nhìn và để nhận thức); một số
nghiên cứu của Tomita Kenji về các từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Nhật và
tiếng Việt trong tương quan so sánh [dt 54, tr.34].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số bài viết, sách chuyên
khảo, luận văn, luận án đề cập đến hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa. Trong các công trình
nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán,… nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người thường được dùng làm minh
chứng cụ thể cho quá trình chuyển nghĩa của từ tiếng Việt… Tác giả Nguyễn Đức
Tồn trong cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” đã dùng 4
nhóm từ trong đó có nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người làm nguồn ngữ liệu chính để
khảo sát đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt, Nga. Tác giả Lý Toàn Thắng với một
số nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Việt và tiếng Anh (ngoài ra còn có tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác) đã
cho thấy sự giống và khác nhau cách nhận thức về hiện thực của từng dân tộc [74],
[75] [77]. Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, Chăn Phôm Ma Vông với “Đặc điểm định
danh và hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người
tiếng Lào” [4] đã đề cập đến vấn đề chuyển trường nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ
thể người tiếng Lào trong sự đối sánh với tiếng Việt để tìm ra sự đồng nhất và khác
biệt giữa hai nền văn hóa Lào - Việt. Đặng Đức Hoàng trong luận án tiến sĩ “Đối
chiếu tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện chuyển đổi ngữ nghĩa”[39] đã chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt của con đường chuyển đổi ngữ nghĩa trong hai ngôn ngữ
Anh -Việt dựa trên cơ sở nguồn ngữ liệu chủ yếu là sự phát triển nghĩa của nhóm từ
chỉ BPCTN. Tác giả Nguyễn Văn Hải trong luận án “Các từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh” đã đưa ra những
nghiên cứu thú vị về đặc trưng văn hóa của người Anh và người Việt trong cách sử

11



dụng ngôn từ thông qua các trường hợp chuyển nghĩa của từ chỉ BPCTN. Tác giả
Trần Thị Minh trong luận văn thạc sĩ “ Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng trong
tiếng Anh và tiếng Việt (trường nghĩa: người, thực vật)” [53], đã khảo sát sự chuyển
nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng
Phê (NXB Đà Nẵng, 2004) và Oxford advance learners dictionary of current
English của Hornby (Oxford University Press, 2005) và trong ngôn ngữ lời nói
hằng ngày để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Từ chỉ bộ phận
cơ thể người cũng là đối tượng nghiên cứu, khảo sát của nhiều luận văn, luận án
dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Có thể kể đến luận án của tác giả Trịnh
Thị Thanh Huệ (2012) [41] đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách tư duy
của hai dân tộc Việt - Hán qua đề tài “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong
tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ phận cơ thể
người)”; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Linh (2013) với đề tài “Đặc trưng tri
nhận văn hóa của người Việt (Qua nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người” [51]); tác giả
Lê Thị Khánh Hòa với luận văn thạc sĩ (2011) “Về cấu trúc vị từ + tên gọi BPCTN
(kiểu như Mát tay, lên mặt, nóng ruột)” [37]; một số bài nghiên cứu được đăng trên
các tạp chí như: “Ẩn dụ dùng từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Việt và tiếng Anh” của
tác giả Lê Thị Diên Anh [2], tác giả Nguyễn Ngọc Vũ với “Hoán dụ ý niệm bộ
phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm trong thành ngữ chứa yếu tố
đầu, mặt, mắt tiếng Anh và tiếng Việt” [105], “Hoán dụ ý niệm bộ phận cơ thể
người biểu trưng cho kĩ năng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”[106]…. Hầu
hết các nghiên cứu này chủ yếu khai thác miền ý niệm là BPCTN, lí giải cơ chế tri
nhận của một số ẩn dụ và hoán dụ, có tham chiếu đến những yếu tố văn hóa, điều
kiện địa lí cũng như cách thức tư duy của từng dân tộc.
Như vậy, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm từ chỉ “bộ
phận cơ thể người” theo những cách tiếp cận khác nhau. Qua đó, có thể nhận thấy
một số điểm như sau:
Một là, các từ chỉ BPCTN là một phần quan trọng và rất lí thú trong vốn từ

vựng của mỗi ngôn ngữ.
Hai là, các từ chỉ BPCTN được nghiên cứu không đồng đều, có những từ được
khảo sát rất sâu, có những từ mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát.
Ba là, nhóm từ chỉ BPCTN đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau:
có thể được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học truyền thống, có tính đến các nhân
tố văn hoá, hoặc từ góc độ văn hoá học; hoặc theo hướng ngôn ngữ học tri nhận;

12


hoặc tiếp cận theo kiểu tâm lí ngôn ngữ dân tộc, hoặc từ góc nhìn của ngôn ngữ văn
hoá. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của
nhóm từ này diễn ra như thế nào? Theo những con đường nào? Đặc điểm tri nhận
của người bản ngữ qua sự chuyển nghĩa của nhóm từ này được thể hiện như thế
nào, thì chưa có công trình nào đề cập được một cách chi tiết và hệ thống.
Từ những lí do trên, luận án đã lựa chọn để triển khai nghiên cứu đề tài “Sự
phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn ngữ
học tri nhận”. Cùng với cơ sở lí luận của ngôn ngữ học tri nhận hiện nay, những
thành tựu và kết quả của những công trình nghiên cứu đi trước là nguồn tư liệu quý
báu giúp chúng tôi xây dựng khung lí thuyết và đường hướng nghiên cứu cho đề tài
của mình.
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Một số lí thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận (congnitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những năm
80 thế kỉ XX với những tên tuổi như G.Lakoff, M.Johnson, G. Fauconnier, Ch.
Fillmore, R. Jackendoff, R. Langacker, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, A.
Wierzbicka, Xtepanov, Yu. Apresian, W. Chafe, M. Minsky… Đây là một khuynh
hướng ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành“nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn
kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách
thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó” [77,

tr.279]. Với sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, các vấn đề lí thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nhiều khái
niệm của khoa học tri nhận đã trở nên quen thuộc. Trong khuôn khổ của luận án,
chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản nhất, là cơ sở trực tiếp cho quá
trình nghiên cứu, các vấn đề khái quát căn bản được coi là hệ thống tri thức nền của
khoa học tri nhận nói chung.
1.2.1.1. Tính nghiệm thân (Embodiment)
Nguyên lí cốt lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung” (Lấy con người
làm trung tâm), tức xuất phát từ con người để nhìn nhận về ngôn ngữ và thế giới.
Ngay từ những nghiên cứu ban đầu về tri nhận, G. Lakoff đã có những nhận xét
mang tính nghiệm thân“những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm của
chúng ta đều nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và được hiểu theo những
cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của
chúng ta bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải

13


nghiệm về những đặc trưng thể chất và xã hội” [127, tr.14]. Thuật ngữ
Embodiment được Lakoff và Johnson chính thức đề cập trong cuốn Women, fire
and dangerous things, What categories reveal about the mind [126], theo quan
niệm đó, thân thể con người và cấu trúc cơ quan tri nhận thiên bẩm là yếu tố ảnh
hưởng đến kinh nghiệm trước nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học tri nhận, thuyết nghiệm thân cũng được
mở rộng về nội hàm. Margaret Wilson (2002) đã tổng kết 6 quan niệm tri nhận
nghiệm thân gồm: tri nhận mang tính cảnh huống, tri nhận chịu áp lực thời gian,
chúng ta chuyển gánh nặng tri nhận cho môi trường, môi trường là bộ phận của hệ
thống tri nhận, tri nhận là để hành động, tri nhận ngoại tuyến dựa trên cơ thể [143].
Thông qua phân tích các ví dụ và viện dẫn quan niệm của nhiều tác giả, bao gồm cả
các nghiên cứu trong ngôn ngữ của Lakoff, Langacker, Talmy…tác giả khẳng định,

quan niệm “tri nhận ngoại tuyến là một hiện tượng phổ biến trong tâm trí nhân
loại” (off-line embodiment cognition is a widespread phenomenon in the human
mind) và “phản ánh một nguyên tắc cơ bản rất chung về tri nhận” (reflecting a
very general underlying principle of cognition).
Theo Tim Rohrer (2007) trong bài viết Embodiment and Experientialism [in
trong 115, tr.25 - 47], hiện nay có 12 cách hiểu khác nhau về “nghiệm thân”, xoay
quanh hai cách dùng phổ biến nhất, đó là “nghiệm thân như là sự trải nghiệm
chung” (embodiment as broadly experiential) và “nghiệm thân như là tầng cơ
mang tính thể xác” (embodiment as the bodily substrate). Ông cũng khẳng định:
“theo cách hiểu rộng nhất, giả thuyết nghiệm thân cho rằng sự trải nghiệm về thân
thể, về nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý niệm và hệ
thống ngôn ngữ của chúng ta” [112, tr.27].
Năm 2011, Lawrence Sapiro đã bàn bạc về ba chủ đề chính của tri nhận
nghiệm thân trong công trình [140] bao gồm: ý niệm hóa (conceptualization), thay
thế (replacement) và kiến tạo (constitution). Tác giả cũng phân tích về mối quan hệ
về mối quan hệ giữa nghiệm thân và ẩn dụ theo quan điểm ý niệm hóa chủ yếu là
của Lakoff và Johnson [130, tr.86-95], trong đó đề cập tới quan điểm cho rằng các ý
niệm căn bản có cơ sở là thân thể con người, không cần dựa vào các ý niệm khác,
thông qua ẩn dụ; và sự tương đồng giữa các ý niệm tạo thành ẩn dụ có đòi hỏi mạnh
về sự tương đồng của cơ thể và thông qua nhiều cách khác nhau.
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã dẫn ra nhiều dẫn chứng ủng hộ giả thuyết
nghiệm thân. Chẳng hạn Ungerer và Schmid (1996) đã dùng hoán dụ ý niệm, ẩn dụ

14


ý niệm và sơ đồ hình ảnh để chứng minh các ý niệm mà các từ tiếng anh như love,
anger, fear biểu thị đều mang tính nghiệm thân. Kovecses, Daniel Casasanto cho
rằng các ẩn dụ ý niệm GOOD IS RIGH (tốt là bên phải), BAD IS LEFT (xấu là bên
trái) có vẻ như mang tính phổ quát, được thấy hầu như ở tất cả các dân tộc, là do số

lượng áp đảo của người thuận tay phải, những người làm việc với tay phải của mình
thành thạo hơn so với tay trái [124].
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong bài “Ngữ nghĩa của từ “Ra”, “Vào” trong
tiếng Việt nhìn từ góc độ nghiệm thân” [32], đã chỉ ra rằng: trong vốn từ vựng hằng
ngày của tiếng Việt, có vô số những trường hợp chứng minh cho giả thuyết nghiệm
thân như vậy. Chẳng hạn, có rất nhiều những từ ngữ chỉ sự trải nghiệm giác quan
(vị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, thị giác) đều có nghĩa ẩn dụ từ vựng để
biểu thị những ý niệm khác, tức các thuộc tính có được do trải nghiệm giác quan
đều được xem là miền nguồn để biểu đạt những thuộc tính của miền đích khác.
Trải nghiệm về vị giác: “Món ăn này nhạt” chuyển thành “Bộ phim rất nhạt”;
“Cô này rất nhạt”;
Trải nghiệm về xúc giác: “Bề mặt bức tường rất thô” chuyển thành “Đây là
bản nháp thô của luận án”; “Cô ấy nói năng rất thô”…
Trải nghiệm về khứu giác: “Hoa này rất thơm” chuyển thành “Làm việc ấy thì
tiếng thơm muôn đời”; “Cô ấy có chỗ làm rất thơm, việc nhàn hạ mà lương rất cao”…
Trải nghiệm về thính giác: “Con phố này luôn ồn ào” -“Trong công việc, tôi
không thích cách giải quyết ồn ào”; “Những ngày trẻ tuổi, bồng bột, ồn ào ấy rồi sẽ
qua đi”….
Trải nghiệm về thị giác: “Căn phòng rất tối”; “Đầu óc nó rất tối”; “câu văn rất tối”.
Tóm lại, nghiệm thân được hiểu chung là sự chi phối của thân thể tạo nên tri
nhận khác biệt của con người về thế giới, kéo theo thực tiễn bị chia cắt, trung
chuyển, biến dạng dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm sinh học. Đó chính là
căn cứ kích hoạt các ẩn dụ, hoán dụ. Giả thuyết nghiệm thân với nghĩa rộng như
trên là cơ sở để chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
1.2.1.2. Ý niệm, ẩn dụ và hoán dụ ý niệm
a. Ý niệm
Theo lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, các mô hình tri nhận được cấu thành
bởi các ý niệm. Ý niệm (concept) “tựa như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý
thức con người, dưới dạng của nó nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con
người, và, mặt khác, ý niệm là cái mà nhờ đó con người - người bình thường, không


15


phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hóa” - chính con người đó đi vào văn
hóa, và một trong số những trường hợp nhất định có tác động đến văn hóa”
(Xtepanov [dt 11, tr.136 -137]). Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa
thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới. Ý niệm ngoài mang đặc trưng
miêu tả còn mang cả đặc trưng tình cảm, ý chí và hình tượng, nó là kết tinh của sự
tác động qua lại của một loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, tôn giáo, hệ
tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc…
Theo tác giả Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trường - chức năng được tổ
chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung trường chức năng của ý
niệm như một vòng tròn to chứa vòng tròn nhỏ ở tâm và những vòng tròn nhỏ khác
giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức
năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại. Ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc
thù văn hóa dân tộc. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn
hóa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau).
Ý niệm không hình thành riêng lẻ mà trên cơ sở một nền tảng, ý niệm được làm
nổi bật trở thành tiêu điểm tri nhận: nền đó là vùng tri nhận. Áp dụng cặp đối lập hình nền, Langacker quan niệm ý niệm gồm có hai thành tố: hình bóng ý niệm (concept
profile) và hình nền ý niệm (concept base). Hình bóng ý niệm là nội dung tinh thần
được biểu đạt bởi từ. Hình nền ý niệm là tri thức hay tiền giả định của ý niệm. Mỗi ý
niệm sẽ đưa một hình bóng lên trên một hình nền, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vô
nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Do vậy, xác định ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ
phải tính đến cả ý niệm bóng lẫn hình nền, cả “ý niệm” và “vùng tri nhận”. Cùng một
sự vật khách quan có thể là những hình bóng khác nhau trên những hình nền khác
nhau tạo nên hai ý niệm khác nhau. So sánh “da, đầu, máu, chân” với “bì, thủ, tiết,
chân giò” sẽ thấy cả hai nhóm đều chỉ chung sự vật trong thực tế nhưng nhóm 1 tạo
hình bóng trên vùng tri nhận bộ phận cơ thể người, động vật, còn nhóm 2 tạo hình
bóng trên nền thực phẩm.

b. Ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một khái niệm quan trọng của Ngữ
nghĩa học tri nhận. Khác với quan niệm truyền thống coi ẩn dụ là phương thức tu từ, là
cách diễn đạt bóng bẩy mới lạ, Ngôn ngữ học tri nhận xác định ẩn dụ là công cụ của tư
duy, “ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà
còn cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông

16


qua đó chúng ta tư duy và hành động về cơ bản là có tính ẩn dụ”chú-thích:i [124, tr.4].
Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần
khác gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích
nhằm tạo nên một mô hình tri nhận (mô hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích cụ thể,
hiệu quả hơn. Với tư cách là một công cụ tri nhận, ẩn dụ được tạo ra một các vô
thức trong giao tiếp và tư duy.
Năm 1992, trong bài viết The comtemporary Theory of Metaphor (Lí thuyết
hiện đại về ẩn dụ), Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về ẩn dụ ý niệm
như sau ( nguyên văn):
“Bản chất của ẩn dụ
• Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu qua đó chúng ta hiểu được các ý niệm trừu tượng và
thể hiện lí luận trừu tượng.
• Phần lớn vấn đề, từ điều bình thường nhất đến lí thuyết khoa học thâm thúy
nhất, chỉ có thể được hiểu thông qua ẩn dụ.
• Phép ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, không phải ngôn ngữ, trong bản chất.
• Ẩn dụ ngôn ngữ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.
• Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta là ẩn dụ, một phần đáng kể của
nó là phi ẩn dụ. Hiểu biết ẩn dụ được căn cứ vào sự hiểu biết phi ẩn dụ.
• Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tương đối trừu tượng hoặc vốn không
có cấu trúc dưới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn.

Cấu trúc ẩn dụ
• Ẩn dụ là ánh xạ giữa các miền ý niệm.
• Những ánh xạ đó không đối xứng và cục bộ.
• Mỗi ánh xạ là một tập hợp cố định các tương ứng bản thể giữa các thực thể
trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.
• Khi các tương ứng cố định đó được kích hoạt, các ánh xạ có thể phóng chiếu
mô hình suy luận miền nguồn lên mô hình suy luận miền đích.
• Ánh xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lí bất biến: Những cấu trúc lược đồ hình ảnh
của miền nguồn được phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc cố
hữu của miền đích.
• Các ánh xạ không phải bất kì, mà căn cứ vào cơ thể và kinh nghiệm hàng
ngày và tri thức.

17


×