Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 236 trang )

PHÍ THỊ VIỆT HÀ

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

PHÍ THỊ VIỆT HÀ

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA: 2014-2017

HÀ NỘI 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÍ THỊ VIỆT HÀ

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: TS. VŨ THỊ SAO CHI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG

HÀ NỘI 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT là công trình nghiên cứu do bản
thân tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả được thể hiện trong luận án là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố ở đâu và trong bất
cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Tác giả

Phí Thị Việt Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, ngoài những nỗ lực
của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Đặc điệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hà Quang Năng, TS. Vũ
Thị Sao Chi đã hướng dẫn tận tình và có những nhận xét, góp ý hết sức quý
báu cho tôi.

Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo của cơ sở
đào tạo, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, và gia đình
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án này.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Phí Thị Việt Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 8
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 8
1.1.1.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới............................................ 8
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ PHỤ SẢN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM ................................................................................................17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ phụ sản trên thế giới ...........................17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ phụ sản ở Việt Nam ............................19

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................22
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ VÀ THUẬT NGỮ PHỤ SẢN ..........22
2.1.1. Khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản.............................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn của thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản .....................................34
2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ .....................................................................41
2.1.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng
Việt ...................................................................................................................45
2.1.5. Thuật ngữ với lý thuyết định danh .........................................................47
2.1.6. Vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ ...................................................................51
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI
CHIẾU ..................................................................................................................57
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................60

iii


Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................62
3.1. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ PHỤ SẢN TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT XÉT TỪ SỐ LƯỢNG THUẬT TỐ ................62
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh xét từ số lượng thuật tố ............62
3.1.2. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Việt xét từ số lượng thuật tố ..................63
3.1.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của TNPS trong tiếng Anh và
tiếng Việt xét từ số lượng thuật tố ....................................................................64
3.2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT XÉT TỪ PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO, QUAN HỆ NGỮ PHÁP
VÀ TỪ LOẠI .......................................................................................................65
3.2.1. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh xét từ phương thức cấu tạo, quan hệ
ngữ pháp và từ loại ...........................................................................................65
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo, quan hệ

ngữ pháp và từ loại ...........................................................................................72
3.2.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt giữa TNPS trong tiếng Anh và
tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp và từ loại ...............75
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TNPS TIÊNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT XÉT TỪ
NGUỒN GỐC CỦA ĐƠN VỊ CẤU TẠO ...........................................................78
3.3.1. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo
..........................................................................................................................78
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt xét từ nguồn gốc của đơn
vị cấu tạo...........................................................................................................79
3.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn
gốc của đơn vị cấu tạo. .....................................................................................82
3.4. CÁC MÔ HÌNH CẤU TẠO TNPS TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........83
3.4.1. Các mô hình cấu tạo TNPS tiếng Anh ...................................................83
3.4.2. Các mô hình cấu tạo TNPS tiếng Việt ...................................................87

iv


3.4.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình cấu tạo TNPS
tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................93
3.5. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TNPS TIẾNG VIỆT TRÊN KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN.....93
3.5.1. Số lượng thuật tố cấu tạo ........................................................................94
3.5.2. Mô hình cấu tạo ......................................................................................94
3.5.3. Đặc điểm từ loại .....................................................................................95
3.6. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHUẨN HOÁ TNPS TIẾNG VIỆT TRÊN
PHƯƠNG DIỆN CẤU TẠO ................................................................................96
3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................97
Chương 4: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊNH DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................100

4.1. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT ......................................................................................................100
4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường ................................101
4.1.2. Phương thức tạo thuật ngữ phụ sản trên cơ sở ngữ liệu vốn có ...........104
4.1.3. Phương thức vay mượn TNPS nước ngoài ..........................................106
4.2. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT ...................................................................................................................113
4.2.1. Phương thức định danh thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia
hoạt động khám chữa bệnh phụ sản. ..............................................................114
4.2.2. Phương thức định danh thuật ngữ biểu thị bộ phận cơ thể người liên
quan đến phụ sản ............................................................................................115
4.2.3. Phương thức định danh các thuật ngữ chỉ bệnh phụ sản ......................116
4.2.4. Phương thức định danh thuật ngữ biểu thị phương pháp phòng, chữa
bệnh phụ sản ...................................................................................................119
4.2.5. Mô hình định danh thuật ngữ biểu thị trang thiết bị phục vụ phụ sản .121
4.2.6. Mô hình định danh các thuật ngữ biểu thị khoa, môn học ...................121

v


4.3. SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH
DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................124
4.4. MỘT SỐ Ý KIẾN CHUẨN HOÁ THUẬT NGỮ PHỤ SẢN TIẾNG VIỆT
VỀ MẶT PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐỊNH DANH ..............................126
KẾT LUẬN .......................................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................134

vi



BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Thuật ngữ phụ sản

TNPS

Thuật ngữ phụ sản tiếng Việt

TNPSTV

Thuật ngữ báo chí tiếng Việt

TNBCTV

Thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt

TNLSHTT

Thuật ngữ du lịch tiếng Việt

TNDLTV

Thuật ngữ xây dựng tiếng Việt

TNXDTV

Hy Lạp


HL

La tinh

LT

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thuật ngữ phụ sản tiếng Anh xét theo số lượng thuật tố ....................62
Bảng 3.2. Thuật ngữ phụ sản tiếng Việt xét theo số lượng thuật tố.....................63
Bảng 3.3. Thuật ngữ phụ sản tiếng Anh một thuật tố ..........................................66
Bảng 3.4. Thống kê các phụ tố được sử dụng để cấu tạo thuật ngữ phụ sản trong
tiếng Anh ..............................................................................................................67
Bảng 3.5. Đặc điểm từ loại TNPS tiếng Anh có hai thuật tố ...............................69
Bảng 3.6. Đặc điểm từ loại TNPS tiếng Anh có ba thuật tố ...............................70
Bảng 3.7. Đặc điểm từ loại TNPS tiếng Anh có bốn thuật tố ..............................71
Bảng 3.8. Đặc điểm từ loại TNPS tiếng Anh viết tắt ...........................................71
Bảng 3.9. Đặc điểm từ loại thuật ngữ phụ sản tiếng Việt một thuật tố................72
Bảng 3.10. Đặc điểm từ loại thuật ngữ phụ sản tiếng Việt hai thuật tố ...............73
Bảng 3.11. Đặc điểm từ loại thuật ngữ phụ sản tiếng Việt ba thuật tố ................73
Bảng 3.12. Đặc điểm từ loại thuật ngữ phụ sản tiếng Việt bốn thuật tố ..............74
Bảng 3.13. Đặc điểm từ loại thuật ngữ phụ sản tiếng Việt năm thuật tố .............75
Bảng 3.14. Tổng hợp từ loại TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt .....................77
Bảng 3.15. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Anh...............................78
Bảng 3.16. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt một thuật tố ..........79
Bảng 3.17. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt hai thuật tố............80
Bảng 3.18. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt ba thuật tố .............80
Bảng 3.19. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt bốn thuật tố ..........81

Bảng 3.20. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ phụ sản tiếng Việt năm thuật tố..........82
Bảng 3.21. Mô hình cấu tạo thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng Việt ...92
Bảng 3.22. So sánh số lượng thuật tố cấu tạo của thuật ngữ phụ sản ..................94
tiếng Việt với thuật ngữ các chuyên ngành khác. ................................................94
Bảng 3.23. So sánh mô hình cấu tạo của thuật ngữ phụ sản tiếng Việt ...............94
với mô hình cấu tạo của thuật ngữ thuộc một số chuyên ngành khác. ................94
Bảng 3.24. So sánh đặc điểm từ loại của thuật ngữ phụ sản tiếng Việt ...............95
với đặc điểm từ loại của thuật ngữ thuộc một số chuyên ngành khác. ................95
Bảng 4.1. Mô hình định danh thuật ngữ phụ sản tiếng Anh và tiếng Việt ........121

viii


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình hội nhập quốc tế đang ngày một tác động đến các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam cũng
đang nỗ lực tham gia vào quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng. Có thể nói,
các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế các ngành khoa học,
trong đó có ngành y và phụ sản cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó.
Ngôn ngữ, với vai trò là công cụ giao tiếp, ngày càng thể hiện vai trò
của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển và hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam
với các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khoa học kĩ thuật đang phát triển
mạnh mẽ và toàn diện ở các lĩnh vực, các chuyên ngành. Trong bối cảnh đó,
thuật ngữ đang trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu ngôn ngữ học. Giá trị của các công trình nghiên cứu thuật ngữ và
đối chiếu thuật ngữ trong các ngôn ngữ chủ yếu là giúp cho thuật ngữ đạt
chuẩn, tạo thuận lợi cho việc truyền đạt và tiếp thu thông tin thuộc các lĩnh
vực khoa học chuyên ngành, góp phần đẩy mạnh, phát triển trong việc giao

lưu hợp tác quốc tế.
Y học đã có lịch sử phát triển lâu đời, phụ sản là một chuyên ngành sâu
của y học, tuy nhiên tài liệu và giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho
sinh viên các ngành y ở một số trường Đại học chưa nhiều. Hơn nữa, theo
khảo sát của chúng tôi, thời gian học tiếng Anh chuyên ngành y nói chung và
chuyên ngành phụ sản nói riêng còn hạn chế với người học. Sinh viên tại các
trường đại học Y chưa được cập nhật và đáp ứng được khối lượng kiến thức
chung của ngành. Ngoài thời gian học tập trên lớp, dưới sự hướng dẫn của

1


giảng viên, sinh viên phải tự cập nhật kiến thức cho mình qua nhiều kênh
thông tin như: sách báo, tạp chí và các trang thông tin về y học và phụ sản
bằng tiếng Anh. Cái khó trong quá trình tự nghiên cứu ở đây là trình độ ngoại
ngữ của sinh viên, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành của họ còn rất nhiều
hạn chế.
Phần lớn các cuốn từ điển song ngữ dịch nghĩa và là từ điển giải thích,
cách sử dụng thuật ngữ chưa nhất quán trong các tài liệu nghiên cứu, cẩm
nang hướng dẫn sử dụng trong thuật ngữ phụ sản chưa có nhiều nên dẫn đến
việc khó khăn khi sử dụng, đặc biệt là trong công tác giảng dạy.
Để phần nào tháo gỡ những khó khăn trên luận án của chúng tôi sẽ tập
trung khảo sát, nghiên cứu đối chiếu những đặc điểm về cấu tạo hình thức và
nội dung ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ phụ sản (TNPS) tiếng Anh và
tiếng Việt. Từ đó, tìm ra những nét giống nhau và khác nhau của hai hệ thuật
ngữ này, nhằm góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học, góp
phần xây dựng từ điển TNPS trong tiếng Việt.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ chỗ nghiên cứu để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hệ

TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên các phương diện đặc điểm cấu
tạo, ngữ nghĩa và định danh, luận án hướng đến mục đích đánh giá ưu và
nhược điểm của hệ thống TNPS tiếng Việt, để đề xuất phương hướng, giải
pháp cụ thể nhằm chuẩn hoá hệ thống TNPS tiếng Việt theo các tiêu chí của
ngôn ngữ học.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đề xuất giải pháp biên soạn
giáo trình tiếng Anh chuyên ngành phụ sản, xây dựng từ điển TNPS Việt –

2


Anh để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tra cứu, dịch thuật
và công tác khám chữa bệnh trong lĩnh vực phụ sản ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu trên, luận án cần phải giải quyết những vấn
đề sau đây:
- Điểm lại tình hình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung, TNPS nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam nhằm đưa ra những nhiệm vụ cần
tiếp tục được thực hiện nghiên cứu.
- Hệ thống hoá quan điểm lí luận về thuật ngữ, TNPS ở nước ngoài và
ở Việt Nam, đặc biệt là nguyên tắc xây dựng hệ thống thuật ngữ nói
chung, hệ thống TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, qua
đó xác lập cơ sở lí luận cho luận án.
- Đối chiếu hệ thống TNPS tiếng Anh và tiếng Việt về phương diện
cấu tạo, con đường hình thành và phương thức định danh thuật ngữ
trong trạng thái tĩnh (cụ thể là các đơn vị TNPS trong từ điển tiếng
Anh và tiếng Việt).
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng thống
nhất và chuẩn hoá TNPS tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNPS tiếng Anh trong sự
đối chiếu với hệ thống TNPS tiếng Việt.
Chúng tôi quan niệm TNPS là những từ và cụm từ cố định biểu đạt các
khái niệm được sử dụng trong y học chuyên ngành phụ sản. Chuyên ngành

3


phụ sản bao gồm: sản khoa, phụ khoa, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản và kế hoạch
hoá gia đình [111, tr.8].
Hệ thống thuật ngữ phụ sản bao gồm: thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối
tượng tham gia hoạt động khám chữa bệnh phụ sản; thuật ngữ biểu thị bộ
phận cơ thể người liên quan đến phụ sản; thuật ngữ biểu thị bệnh phụ sản;
thuật ngữ biểu thị hoạt động phòng và chữa bệnh phụ sản; thuật ngữ biểu thị
trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh phụ sản; thuật ngữ biểu thị
khoa và môn học phụ sản.
Tên riêng các tổ chức, cơ quan y tế, tên các nhân vật lịch sử có liên
quan đến phụ sản, tên nhãn hiệu các loại thuốc là danh pháp nên không thuộc
đối tượng nghiên cứu của luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về dung lượng, trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu đối chiếu TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai phương
diện: cấu tạo, phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của chúng. Từ đó,
hướng tới việc chuẩn hoá hệ thống TNPS trong tiếng Việt.
4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Về hệ thống TNPS tiếng Anh, chúng tôi dựa vào các cuốn từ điển và tài
liệu sau:
1. Barbara A. (2005), Medical Terminology Systems, USA;

2. Denise T. (2012), Midwives’ dictionary, U.K;
3. Dorlands illustrated Medical dictionary. W.B. Saunders company,
30th edition;

4


4. Peggy C. (2003), Medical terminology, USA.
Chúng tôi thu thập được 1100 TNPS trong tiếng Anh.
Về hệ thống TNPS tiếng Việt, chúng tôi cũng dựa vào những cuốn từ
điển và tài liệu trên, đồng thời, có đối chiếu với những quyển từ điển của
tiếng Việt và những giáo trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên gồm:
1. Nguyễn Đức Hinh (2001), Từ điển thuật ngữ phụ sản Pháp – Việt,
Việt – Pháp, Nxb Y học.
2. Nguyễn Đức Hinh (2005), Từ điển phụ sản Anh – Pháp – Việt, Nxb
Y học.
3. Nguyễn Đức Hinh (2012), Từ điển giải thích phụ sản Việt –Anh Pháp, Nxb Y học.
4. Dương Thị Cương (2004), Bài giảng sản phụ khoa, Tập 1, Nxb Y
học.
5. English for medical students (Tài liệu đã sử dụng cho sinh viên Học
viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam)
Chúng tôi thu thập được 1100 TNPS trong tiếng Việt.
4.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Về hướng tiếp cận, các TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt được
chúng tôi xem xét trên phương diện đồng đại (tiếng Anh và tiếng Việt hiện
đại) và trong trạng thái tĩnh (cụ thể là các đơn vị thuật ngữ phụ sản trong từ
điển tiếng Anh và tiếng Việt).
Về phương pháp nghiên cứu, để giải quyết các nhiệm vụ và nội dung
nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên
cứu sau:


5


Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm ngữ nghĩa và định danh của TNPS tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên số
liệu thống kê tổng hợp được nhằm chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa
chúng.
Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: Phương pháp phân tích
thành tố trực tiếp được sử dụng để phân tích các thành phần cấu tạo TNPS,
qua đó chỉ ra mô hình của nó.
Thủ pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thu
thập và thống kê chỉ ra các mô hình cấu tạo, mô hình định danh TNPS.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để
đối chiếu hệ TNPS trong tiếng Anh và trong tiếng Việt để xác định những
điểm đồng nhất và khác biệt về phương diện cấu tạo, đặc điểm ý nghĩa và
phương thức định danh của chúng.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Có thể nói đây, là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu
những đặc điểm của hệ TNPS tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện cấu
tạo, phương thức tạo lập và đặc điểm định danh.
Trên cơ sở đối chiếu hai hệ thống thuật ngữ, luận án bước đầu nêu lên
một số nhận xét về hiện trạng của TNPS tiếng Việt, từ đó đề xuất biện pháp
nhằm chuẩn hoá TNPS trong tiếng Việt từ phương diện ngôn ngữ học.
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Luận án làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo,
phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của TNPS trong hai ngôn ngữ
6



Anh và Việt. Từ đó, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống TNPS
tiếng Việt ở các phương diện trên để hướng tới việc chuẩn hoá chúng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc
nghiên cứu lí thuyết thuật ngữ học nói chung, nghiên cứu TNPS nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc giảng dạy tiếng Anh ngành y học nói chung và tiếng Anh
chuyên ngành phụ sản nói riêng cho sinh viên Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng trong công
tác biên, phiên dịch các tài liệu của ngành y học nói chung và chuyên ngành
phụ sản nói riêng, cũng như được sử dụng trong công tác biên soạn từ điển
đối dịch TNPS ở Việt Nam.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
có kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 4: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của TNPS
trong tiếng Anh và tiếng Việt

7


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Từ thế kỷ XVIII, các nghiên cứu về thuật ngữ đã bắt đầu manh nha
với nội dung chính là tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc
cho một số hệ thuật ngữ đặc biệt. Một số tác giả được cho là người tiên
phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ như CarlvonLinné (1736);
(Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de
Fourcoy (1789) và William Wehwell (1840).
Mặc dù vậy, phải đến đầu thế kỷ XX, khoa học thuật ngữ mới thực sự
được hình thành, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa
học và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Từ
những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật, đặc biệt là những công trình nghiên cứu các học giả Liên xô cũ, Cộng
hòa Séc và Áo.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô viết với các công trình nghiên
cứu của Lotte, Drezen, Caplygi và các cộng sự. Ngay từ thời kì đầu, trường
phái này chịu ảnh hưởng công trình nghiên cứu về thuật ngữ của Wuster. Do
đó cũng như trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo, trường phái Xô viết
chủ yếu nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa các khái niệm và các thuật ngữ trên
tinh thần của những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa đa ngôn ngữ của Xô viết.
Luận án của Wuster sau khi được dịch sang tiếng Nga, đã thu hút rất nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể nói, công tác nghiên cứu thuật

8


ngữ ở Liên xô từ những năm 1930 trở đi phát triển vô cùng mạnh mẽ và đã
gặt hái được những thành tựu đáng kể:
Một đại diện tiêu biểu của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô viết

là Lotte (1898 – 1950). Với công trình nghiên cứu Những vấn đề gây bức
xúc trong trường thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ông được coi là người
đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Nga. Kulebakin
(1993) đã nhận xét rằng mặc dù Lotte không phải là người duy nhất nhưng
lại là người để lại ảnh hưởng to lớn cho công tác phát triển thuật ngữ về mặt
lí thuyết. Lotte đã tạo ra nền móng về mặt lí thuyết và phương pháp cho
công tác thuật ngữ của Xô viết. Theo Kulebakin, quan điểm của Lotte có thể
tóm tắt thành ý cơ bản sau” “Hệ thuật ngữ là toàn bộ các thuật ngữ phù hợp
với hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học hay kĩ thuật nào đó. Hệ
thống thuật ngữ thể hiện cái gọi là hệ thống khái niệm”. (Dẫn theo [43, tr.8).
Một đặc điểm khá quan trọng của công tác phát triển thuật ngữ của Xô
viết là thu hút các nhà ngôn ngữ học vào công tác nghiên cứu cơ bản về
thuật ngữ từ rất sớm. Trong đó có thể tìm thấy các công trình nghiên cứu của
A.A. Reformatskiji, V.V.Vinogradov, G.O.Vinokur, ...
Trường phái thuật ngữ học Cộng hòa Séc. Có thể nói, mối quan tâm
nhất của trường phái này cũng là vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn
hóa thuật ngữ. Trong nghiên cứu, họ quan tâm đặc biệt đến việc miêu tả cấu
trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng
vai trò quan trọng. Đại diện tiêu biểu là L.Drodz là người tiên phong và
phát triển từ lối tiếp cận ngôn ngữ về mặt chức năng của trường phái ngôn
ngữ học Praha. Các ngôn ngữ chuyên ngành theo trường phái này được coi
là mang tính văn phong nghề nghiệp tồn tại cùng những văn phong khác như:
văn học, báo chí và hội thoại. Họ coi thuật ngữ như là những đơn vị tạo nên

9


văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Nó ra đời do kết quả của bản
chất đa ngôn ngữ trong khu vực địa lí của nó.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo. Người mà không chỉ được

coi là người đầu tiên tạo nên diện mạo của công tác nghiên cứu và phát triển
thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ XX mà còn là người có ảnh hưởng rất lớn đến
việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học giả sau này, đó là E.Wuster (1898 1997). Nhìn chung, các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ của trường phái
này chủ yếu dựa theo những nguyên tắc được trình bày rất rõ ràng trong tác
phẩm Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm của
mình (1931), ông đã đề cập đến những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác
nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ và chỉ
ra những điểm chính của phương pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ. Công trình
của ông đã được Leo Weisgeber (1975) đánh giá như là một cột mốc của
ngôn ngữ học ứng dụng (Dẫn theo 121, tr.56).
Những nghiên cứu này được coi là nền tảng cho sự khởi đầu của
ngành khoa học thuật ngữ trên thế giới.
Tóm lại, khi nói tới hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh
phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, người ta không thể không nhắc đến ba
trường phái và cũng là ba cái nôi nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất
trên thế giới đó là Liên xô, Cộng hòa Séc và Áo.
Cả ba trường phái này đều có chung một quan điểm đó là nghiên cứu
thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học, họ đều xem thuật ngữ như là một phương
diện diễn đạt và giao tiếp. Vì thế cả ba trường phái đã hình thành cơ sở lí
thuyết về thuật ngữ và những nguyên lí mang tính phương pháp chi phối
những ứng dụng của nó. Những kết quả nghiên cứu của các trường phái này
là một trong những động lực chính cho việc phát triển những hướng nghiên

10


cứu thuật ngữ sau này đó là: thuật ngữ được nghiên cứu theo hướng dịch và
kế hoạch hóa ngôn ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về thuật ngữ khoa học bắt đầu được chú ý

đến vào đầu thế kỉ XX, nhưng phải từ những năm 30 trở đi thì hoạt động
nghiên cứu thuật ngữ mới thực sự được khởi động nhờ một loạt bài viết
được đăng trên tạp chí Khoa học và tạp chí Ngôn Ngữ. Hoàng Xuân Hãn
được đánh giá là người tiên phong xem xét vấn đề xây dựng thuật ngữ một
cách có hệ thống. Ông cũng là người đầu tiên tổng kết ba phương thức xây
dựng thuật ngữ dựa vào từ thông thường, mượn tiếng Hán và phiên âm từ
các tiếng Ấn – Âu và đề ra 8 yêu cầu đối với việc xây dựng thuật ngữ khoa
học. Cũng bắt đầu từ đây, cuốn Danh từ khoa học đã ra đời. Đây là từ điển
đối chiếu Pháp – Việt về danh từ khoa học của một số ngành khoa học tự
nhiên. Sau Danh từ khoa học, một số tập thuật ngữ đối chiếu khác cũng bắt
đầu được biên soạn.
Theo Hà Quang Năng 69, tr.121, nói về lịch sử tiếng Việt hiện đại
nước ta là nói đến bốn dấu mốc lớn, bao gồm: Sự xuất hiện của người Pháp
và sự ra đời của chữ quốc ngữ; Sau cách mạng tháng 8; Những năm 60 của
thế kỉ XX và sau năm 1985. Những cột mốc này đã ghi nhận sự phát triển
mạnh mẽ của tiếng Việt, đó cũng là những dấu mốc quan trọng của lịch sử
phát triển thuật ngữ tiếng Việt. “Trải qua hơn nửa thế kỉ, thuật ngữ tiếng
Việt đã có những bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Đáng chú ý hơn,
bên cạnh mặt số lượng, thuật ngữ tiếng Việt đã thay đổi cả về chất” 69,
tr.121. Hiện nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau trong vấn đề bàn về
các tiêu chuẩn của thuật ngữ: khoa học, dân tộc, đại chúng nhưng về cơ bản
đã có sự thống nhất với những nguyên tắc trong đề án Quy tắc phiên thuật

11


ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt do Ủy ban Khoa học xã hội công bố.
Chính điều này đã góp phần đẩy mạnh việc thống nhất và tiêu chuẩn hóa
thuật ngữ. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển
thuật ngữ giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ. Vào các năm 1978 và 1979

có tới bốn hội nghị khoa học về chuẩn mực hóa chính tả và thuật ngữ đã
được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn ở
hầu hết các chuyên ngành. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề như
xác định khái niệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức xây
dựng thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài...Nhiều ý kiến đã
được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ (Lê Khả Kế, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như
Ý, Hoàng Văn Hành, Lê Văn Thới, Nguyễn Thạc Cát, Võ Xuân Trang...).
Đặc biệt, việc thành lập Hội đồng Chuẩn hóa Chính tả và Hội đồng chuẩn
hóa thuật ngữ (1984) đã giúp cho việc phiên chuyển thuật ngữ có đường
hướng thống nhất hơn, cụ thể là “chọn biện pháp phiên chuyển theo chữ là
chính”. Trong giai đoạn này có sự vay mượn mạnh mẽ các thuật ngữ nước
ngoài nên cách xử lý thuật ngữ nước ngoài nói chung vẫn chưa được nhất
quán.
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thuật ngữ
ở nước ta có phần trầm lắng. Trong giai đoạn này, ngoài các từ điển thuật
ngữ đối chiếu của các ngành tin học, điện tử, viễn thông, du lịch, kinh tế...
được biên soạn và ấn hành thì công tác nghiên cứu lí luận thuật ngữ có phần
giảm sút hơn so với trước.
Bước sang thế kỉ thứ XXI, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa
học kĩ thuật và công nghệ, vấn đề thuật ngữ lại bắt đầu được chú ý nghiên
cứu. Ngoài hàng loạt các luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công, công tác
nghiên cứu thuật ngữ về phương diện lí thuyết cũng được quan tâm.

12


Tháng 11 năm 2008 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức một hội thảo
“Thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hội nhập”. Đã có 10 báo cáo khoa
học, tham luận được trình bày trong hội thảo. Nội dung hội thảo tập trung
vào 3 vấn đề:

a. Vấn đề thống nhất, hoàn chỉnh và chuẩn hóa thuật ngữ;
b. Vấn đề đặc điểm thuật ngữ và tiêu chuẩn xác định thuật ngữ;
c. Vấn đề sử dụng thuật ngữ, giải thích thuật ngữ trong sách giáo khoa
và trong văn bản quản lí nhà nước.
Công trình “Sự phát triển của từ vựng nửa sau thế kỉ XX” của tác giả
Hà Quang Năng(2009) đã dành một chương nghiên cứu về thuật ngữ tiếng
Việt, trong đó chỉ rõ những chặng đường phát triển của tiếng Việt và thuật
ngữ tiếng Việt, nêu rõ những con đường hình thành thuật ngữ tiếng Việt
cũng như những giải pháp cụ thể trong việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài
vào tiếng Việt.
Tháng 12 năm 2012 Viện Ngôn ngữ học đã nghiệm thu đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật
ngôn ngữ ở Việt Nam” (do Nguyễn Đức Tồn làm chủ nhiệm). Chương 4 của
đề tài này đã dành riêng cho việc nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật
ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Nội dung
nghiên cứu tập trung vào việc tổng kết những vấn đề lí luận truyền thống về
thuật ngữ như vấn đề định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ, vấn
đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài và vấn đề áp dụng lí thuyết điển mẫu vào
nghiên cứu thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt.
Đặc biệt là cuối năm 2016, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã ấn hành
tác phẩm “Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại”, 404 trang do Nguyễn Đức
Tồn chủ biên [102]. Trong công trình này, các tác giả đã đặt ra và giải quyết

13


nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng về thuật ngữ. Đó là: Xác định
lại những phân tích có cơ sở khoa học khái niệm thuật ngữ và các tiêu chuẩn
của thuật ngữ trong sự phân biệt các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ. Chương
II. Lí thuyết điển mẫu và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt. Chương III.

Công trình đã dành phần II để xem xét thực trạng xây dựng và sử dụng thuật
ngữ hiện nay qua một số ngành khoa học và chuyên môn. Từ đó công trình
đã tổng kết tình hình nghiên cứu, xây dựng và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt
hiện nay. Trên cơ sở đó các tác giả của công trình đã đưa ra kiến nghị giải
pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế để làm cơ sở xây dựng luật
ngôn ngữ.
Trong hai năm 2009 – 2010 Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt
Nam đã thực hiện Chương trình khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản về
cơ sở lí luận và phương pháp luận biên soạn các loại từ điển và bách khoa
thư Việt Nam” (do PGS.TS Phạm Hùng Việt làm chủ nhiệm. Chương trình
có bảy nhánh đề tài, trong đó có một nhánh nghiên cứu những vấn đề lí luận
và phương pháp luận biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật ngữ (do
PGS.TS Hà Quang Năng làm chủ nhiệm). Sau khi nghiệm thu, kết quả
nghiên cứu của nhánh đề tài này đã được xuất bản với tên gọi “Thuật ngữ
học – những vấn đề lí luận và thực tiễn” (Hà Quang Năng chủ biên Nxb Từ
điển Bách Khoa, 2013)
Nội dung của cuốn sách tập trung vào ba vấn đề:
1. Tổng kết những thành tựu nghiên cứu lí luận và nghiên cứu ứng dụng
về thuật ngữ học ở Liên xô, Liên Bang Nga và cộng hòa Liên Bang
Đức;

14


2. Đặc điểm định danh thuật ngữ và những con đường hình thành, sáng
tạo thuật ngữ;
3. Những nguyên tắc biên soạn từ điển thuật ngữ;
4. Đánh giá cống hiến công trình, nghiên cứu, biên soạn thuật ngữ đầu
tiên ở Việt Nam – Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn;

5. Khảo sát, miêu tả, nhận xét cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của một
số cuốn từ điển thuật ngữ cụ thể.
Ngoài ra, còn có một số bài báo nghiên cứu các vấn đề cụ thể của thuật
ngữ đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Như vậy, công tác
nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ học ở nước ta trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả rõ rệt.
Khi nước ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế thì sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật đã kéo
theo sự phát triển của hệ thống thuật ngữ ở hầu hết các ngành. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực thì tình trạng không thống nhất của thuật ngữ tiếng
Việt là một điều quan ngại, sự xâm nhập của thuật ngữ nước ngoài, nhất là
thuật ngữ tiếng Anh ngày càng lấn át, có nguy cơ phá vỡ sự ổn định của hệ
thống thuật ngữ tiếng Việt; cách đọc và phiên âm không thống nhất đối với
nhiều thuật ngữ tiếng nước ngoài đang diễn ra rất phổ biến, đồng thời nhiều
thuật ngữ đồng nghĩa cũng gây khó khăn cho người sử dụng.
Nói tóm lại, trong suốt mấy thập niên qua trong công tác nghiên cứu thuật
ngữ, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là về thực
tiễn xây dựng các hệ thống thuật ngữ cũng như biên soạn từ điển thuật ngữ.
Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc đi sâu
vào nghiên cứu bản chất thuật ngữ của từng chuyên ngành cụ thể để lấy đó
làm cơ sở khách quan cho việc chỉnh lí và thống nhất hệ thống thuật ngữ của

15


×