Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng anh và tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.02 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÍ THỊ VIỆT HÀ

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số

: 62 22 02 41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Vũ Thị Sao Chi
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Hà Quang Năng

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Phản biện 3:PGS.TS. Lê Thị Lan Anh


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi…..giờ….ngày…..tháng……năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. “Các trường phái nghiên cứu TN trên thế giới và vấn đề nghiên
cứu TN chuyên ngành phụ sản Anh- Việt”, Tạp chí Nhân lực Khoa
học xã hội, số 1/2017, Tr.95-102.
2. “Đặc điểm cấu tạo của TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt”,
Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2 (46), 3-2017, Tr.93-97.


MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
0.1.1. Y học đã có lịch sử phát triển lâu đời, phụ sản là một chuyên ngành
sâu của y học, nhưng tài liệu và giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho
sinh viên ngành y ở một số trường Đại học chưa nhiều. Thời gian học tiếng
Anh chuyên ngành y nói chung, chuyên ngành phụ sản nói riêng, còn hạn hẹp.
Trình độ tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên còn rất nhiều hạn chế.
0.1.2. Các tài liệu nghiên cứu, cẩm nang hướng dẫn sử dụng TN phụ sản
(TNPS) chưa có nhiều, hơn nữa, các cuốn từ điển song ngữ dịch nghĩa và từ
điển giải thích thuật ngữ y học nói chung, TNPS nói riêng còn nhiều điểm

chưa nhất quán nên dẫn đến việc khó khăn khi sử dụng, đặc biệt là trong công
tác giảng dạy và học tập.
0.1.3. Luận án của chúng tôi khảo sát, nghiên cứu đối chiếu những đặc
điểm về cấu tạo hình thức và nội dung ngữ nghĩa của hệ thống TNPS tiếng
Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
chúng nhằm góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học và xây dựng
từ điển TNPS trong tiếng Việt.
0.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
0.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt
của hệ TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện đặc điểm
cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp cụ
thể để chuẩn hoá hệ thống TNPS tiếng Việt theo các tiêu chí của ngôn ngữ
học.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đề xuất giải pháp biên soạn giáo
trình tiếng Anh phụ sản, xây dựng từ điển TNPS để phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy, học tập, dịch thuật và công tác khám chữ bệnh trong lĩnh vực
phụ sản ở Việt Nam.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu trên, luận án cần phải giải quyết những vấn đề
sau đây:
- Điểm lại tình hình nghiên cứu về thuật ngữ (TN) nói chung, TNPS nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam nhằm đưa ra những nhiệm vụ cần tiếp tục
được thực hiện nghiên cứu.
- Hệ thống hoá quan điểm lí luận về TN, TNPS ở nước ngoài và ở Việt
Nam, đặc biệt là nguyên tắc xây dựng hệ thống TN nói chung, hệ thống TNPS
trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho luận
án.
- Đối chiếu hệ thống TNPS tiếng Anh và tiếng Việt về phương diện cấu
tạo, con đường hình thành và phương thức định danh TN.

1


Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng thống nhất và
chuẩn hoá TNPS tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
0.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNPS tiếng Anh trong sự
đối chiếu với hệ thống TNPS tiếng Việt.
Chúng tôi quan niệm TNPS là những từ và cụm từ cố định biểu đạt các
khái niệm, đối tượng được sử dụng trong y học chuyên ngành phụ sản.
Chuyên ngành phụ sản bao gồm: sản khoa, phụ khoa, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản
và kế hoạch hoá gia đình [111, tr.8].
Hệ thống TNPS bao gồm: 1) chủ thể và đối tượng tham gia hoạt động
khám chữa bệnh phụ sản; 2) bộ phận cơ thể người liên quan đến phụ sản; 3)
bệnh phụ sản; 4) hoạt động phòng và chữa bệnh phụ sản; 5) trang thiết bị phục
vụ công tác khám chữa bệnh phụ sản; 6) khoa và môn học phụ sản.
Tên riêng các tổ chức, cơ quan y tế, tên các nhân vật lịch sử có liên quan
đến phụ sản, tên nhãn hiệu các loại thuốc là danh pháp không thuộc đối tượng
nghiên cứu của luận án.
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống TNPS bao gồm tất cả các TN trong lĩnh vực phụ sản và chúng có
thể được phân chia thành các nhóm và tiểu nhóm. Chúng tôi xác định đối
tượng nghiên cứu của luận án là các TNPS với 6 nhóm như đã nêu ở mục trên.
Do giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đối chiếu
TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo,
phương thức tạo lập và đặc điểm định danh. Từ đó hướng tới việc chuẩn hoá
hệ thống TNPS trong tiếng Việt.
0.4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
0.4.1. Tư liệu nghiên cứu

Về hệ thống TNPS tiếng Anh, chúng tôi dựa vào 4 cuốn từ điển (Medical
Terminology Systems, Midwives’ dictionary, Dorlands illustrated Medical
dictionary và Medical terminology) và thu thập được 1100 TNPS.
Về hệ thống TNPS tiếng Việt, chúng tôi cũng dựa vào 4 cuốn từ điển và tài
liệu trên, đồng thời có đối chiếu với 4 quyển từ điển tiếng Việt (Từ điển TN
phụ sản Pháp - Việt, Việt - Pháp; Từ điển phụ sản Anh - Pháp - Việt; Từ điển
giải thích phụ sản Việt - Anh - Pháp và Bài giảng sản phụ khoa) và những
giáo trình giảng dạy tiếng Anh. Số TNPS trong tiếng Việt được đưa ra đối
chiếu là 1100.
0.4.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Về hướng tiếp cận, các TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt được chúng tôi
xem xét trên phương diện đồng đại (tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại) và trong
trạng thái tĩnh (cụ thể là các đơn vị TNPS trong từ điển tiếng Anh và tiếng
Việt).
2


Về phương pháp nghiên cứu, để giải quyết các nhiệm vụ và nội dung
nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên
cứu như: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ
pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu để xác định những điểm đồng
nhất và khác biệt về phương diện cấu tạo, phương thức tạo lập và đặc điểm
định danh của chúng.
0.5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu những đặc
điểm của hệ TNPS tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện cấu tạo, phương
thức tạo lập và đặc điểm định danh.
Trên cơ sở đối chiếu hai hệ thống TN, luận án bước đầu nêu lên một số
nhận xét về hiện trạng của TNPS tiếng Việt, từ đó đề xuất biện pháp chuẩn
hoá TNPS trong tiếng Việt từ phương diện ngôn ngữ học.

0.6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
0.6.1. Ý nghĩa lí luận
- Luận án làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo,
phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của TNPS trong hai ngôn ngữ
Anh và Việt. Từ đó, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống TNPS
tiếng Việt ở các phương diện trên để hướng tới việc chuẩn hoá chúng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc nghiên
cứu lí thuyết TN học nói chung, nghiên cứu TNPS nói riêng.
0.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc giảng dạy tiếng Anh cho ngành y học nói chung và tiếng Anh
chuyên ngành phụ sản nói riêng cho sinh viên Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng trong công tác
biên, phiên dịch các tài liệu của ngành y học nói chung và chuyên ngành phụ
sản nói riêng, cũng như được sử dụng trong công tác biên soạn từ điển đối
dịch TNPS ở Việt Nam.
0.7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có
kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNPS trong tiếng Anh và tiếng
Việt
Chương 4: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của
TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt.

3


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
1.1.1.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Từ thế kỷ XVIII, các nghiên cứu về TN đã bắt đầu manh nha với nội dung
chính là tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc cho một số hệ TN
đặc biệt. Một số tác giả được cho là người tiên phong trong công tác nghiên cứu
TN như CarlvonLinné (1736); (Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau,
M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789) và William Wehwell (1840).
Mặc dù vậy, phải đến đầu thế kỷ XX, khoa học TN mới thực sự được hình
thành, việc nghiên cứu TN mới có được định hướng khoa học và được công nhận
là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu
TN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là những công trình nghiên cứu
các học giả Liên xô cũ, Cộng hòa Séc và Áo.
Cả ba trường phái này đều có chung một quan điểm đó là nghiên cứu TN dựa
trên ngôn ngữ học, họ đều xem TN như là một phương diện diễn đạt và giao tiếp.
Vì thế cả ba trường phái đã hình thành cơ sở lí thuyết về TN và những nguyên lí
mang tính phương pháp chi phối những ứng dụng của nó. Những kết quả nghiên
cứu của các trường phái này là một trong những động lực chính cho việc phát
triển những hướng nghiên cứu TN sau này đó là: TN được nghiên cứu theo
hướng dịch và kế hoạch hóa ngôn ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Những năm 30 của thế kỷ XX công tác nghiên cứu phát triển TN khoa học ở
Việt Nam chưa thực sự phát triển với sự xuất hiện của vài công trình nghiên cứu,
trong đó đáng chú ý nhất là cuốn “Danh từ khoa học” của tác giả Hoàng Xuân
Hãn.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 vấn đề TN khoa học dần thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu với các tác giả như Lê Văn Thới - người đã xây dựng bản
nguyên tắc soạn thảo TN và đã được Ủy ban quốc gia soạn thảo danh từ chuyên
môn thông qua, dùng làm tài liệu hướng dẫn chính thức cho công tác xây dựng

TN ở miền Nam lúc đó, Nguyễn Hữu và Bùi Nghĩa Bích với cuốn từ điển Danh
từ cơ thể học (1963) và cuốn Danh từ hóa học Pháp - Việt (1973), …
Từ năm 1975 đến nay vấn đề xây dựng và chuẩn hóa TN khoa học ngày càng
được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt trong những năm gần đây đã có nhiều công
trình nghiên cứu trường hợp về hệ TN của các chuyên ngành khác nhau như: y
học, báo chí, du lịch, tài chính, kế toán, ngân hàng, quân sự, luật sở hữu trí tuệ,
điện tử viễn thông,… Các công trình đi sâu nghiên cứu về TN trên các phương
diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh. Chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện về hệ TNPS tiếng Anh trong sự đối chiếu so
4


sánh với tiếng Việt. Những khoảng trống nghiên cứu này cho thấy vấn đề chúng
tôi lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này là mới, cần thiết, có ý nghĩa cả về lí
luận và thực tiễn.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TN PHỤ SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ phụ sản trên thế giới
Do sự ảnh hưởng của nền kinh tế những năm 1950 và 1960, sự phát triển của
khoa học công nghệ, tiếng Anh chuyên ngành được phát triển từ thời gian đầu của
những năm 1960 – và sử dụng tiếng Anh tăng nhanh như ngôn ngữ khoa học
quốc tế. Chính vì sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đặc biệt
giai đoạn cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, lượng thông tin trao đổi ngày càng
nhiều đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu TN trong tiếng Anh. Các
nhà nghiên cứu từ vựng học, TN học, các dịch giả quan tâm đến hệ TN đã dành
thời gian nghiên cứu nhằm xây dựng các bộ từ điển chuyên ngành phục vụ cho
công việc học tập, nghiên cứu... Không chỉ ở nước Anh mà các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới cũng đã tham gia và triển khai các nghiên cứu về công tác TN...
Swales (1985) khẳng định tiếng Anh khoa học và công nghệ trong thực tế sử
dụng chính là minh họa cho sự phát triển của tiếng Anh chuyên ngành.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ phụ sản ở Việt Nam
Từ năm 1976, do nhu cầu của xã hội, việc học tiếng Anh được đẩy mạnh,
nhiều cán bộ ngành Y tế Việt Nam thực sự rất mong đợi có một cuốn từ điển TN
Y học Anh - Việt để tra cứu khi học tập và nghiên cứu các tài liệu Y học bằng
tiếng Anh. Năm 1988, tác giả Bùi Khánh Thuần sau nhiều năm làm việc trong
lĩnh vực ngôn ngữ y học đã rút ra được một số kinh nghiệm quí báu và cho xuất
bản cuốn “Từ điển Y học Anh - Việt”. Đây là cuốn từ điển Anh - Việt đầu tiên
với số lượng hơn 40.000 TN của tất cả các lĩnh vực, gồm các ngành sâu như: tim
mạch, nhi, phụ sản, v.v... trong y học. Trong cuốn từ điển này, một số TN đã được
chỉnh sửa để phù hợp với sự phát triển của nền y học cũng như phụ sản. Cho đến
nay cuốn từ điển này vẫn có giá trị sử dụng cao.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Khắc Liêu đã cho xuất bản cuốn “Từ điển sản phụ
khoa” đã hỗ trợ rất nhiều về mặt chuyên khoa và rất hữu ích cho sinh viên và cán
bộ công tác trong ngành phụ sản.
Tác giả Nguyễn Đức Hinh đã có ý tưởng viết từ điển từ khi còn là bác sĩ nội
trú bệnh viện dưới sự hướng dẫn, góp ý chỉ bảo của thầy Nguyễn Khắc Liêu, và
tác giả đã xuất bản cuốn “Từ điển TNPS Pháp – Việt, Việt – Pháp” năm 2001;
cuốn “Từ điển phụ sản Anh – Pháp – Việt” năm 2005 và cuốn “Từ điển giải thích
phụ sản Việt – Anh – Pháp” năm 2012. Các cuốn từ điển trên đã thật sự góp phần
xây dựng, chuẩn hóa và hiện đại hóa TNPS.
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu TN nói chung,
nghiên cứu TNPS nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam. Qua quá trình khảo sát
5


tình hình nghiên cứu TN cũng cho chúng tôi thấy, riêng trong lĩnh vực phụ sản
việc nghiên cứu TN chủ yếu tập trung vào biên soạn các cuốn từ điển, từ điển giải
thích, từ điển đối chiếu, chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu một cách
quy mô, có hệ thống về đặc điểm của TN thuộc chuyên ngành này. Đặc biệt là

khía cạnh ngôn ngữ học. Đó chính là lí do mà chúng tôi triển khai nghiên cứu đề
tài luận án này.
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ VÀ THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
2.1.1. Khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản
2.1.1.1. Khái niệm thuật ngữ
TN được hiểu là những từ ngữ biểu đạt khái niệm đối tượng thuộc các ngành
khoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
2.1.1.2. Khái niệm thuật ngữ phụ sản
TNPS là những từ ngữ biểu đạt khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực phụ sản.
Hệ thống TNPS bao gồm 6 nhóm chính, đó là: 1) chủ thể và đối tượng tham gia
hoạt động khám chữa bệnh phụ sản, 2) bộ phận cơ thể người liên quan đến phụ
sản, 3) bệnh phụ sản, 4) hoạt động phòng và chữa bệnh phụ sản, 5) trang thiết bị
phục vụ công tác khám chữa bệnh phụ sản, 6) khoa và môn học phụ sản.
2.1.2. Tiêu chuẩn của thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản
Các tiêu chuẩn bắt buộc của TN là tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn
và tính quốc tế.
2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ
Các nhà nghiên cứu thống nhất hai phương thức đặt TN là TN hóa từ ngữ
thông thường và tiếp nhận TN nước ngoài. Việc tiếp nhận TN nước ngoài được
thực hiện bằng các hình thức sao phỏng, phiên âm hoặc giữ nguyên dạng.
2.1.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ và thuật ngữ phụ sản
Trong luận án này, chúng tôi coi mỗi đơn vị cấu tạo TN biểu thị một khái
niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hay khái niệm/ đối tượng bộ phận thuộc một chuyên
ngành khoa học hay chuyên môn và chúng tôi gọi mỗi đơn vị cấu tạo nên TN là
một thuật tố và mỗi thuật tố là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của TN. Với
chức năng như vậy, mỗi thuật tố cấu tạo nên TN phải có ý nghĩa từ vựng.
2.1.5. Thuật ngữ với lý thuyết định danh
2.1.5.1. Khái niệm định danh

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về định danh. Định danh là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng...
2.1.5.2. Quá trình định danh
Quá trình định danh được thực hiện theo trình tự từ sự nhận biết sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan bằng các cơ quan cảm giác để tổng hợp các đặc
trưng, thuộc tính phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, sau đó quy loại sự vật
6


hiện tượng dựa vào các đặc trưng, thuộc tính đã tổng hợp và lựa chọn đặc trưng có
ý nghĩa khu biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác để đặt tên gọi.
Như vậy, quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước là
quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và chọn đặc trưng để định danh.
Ví dụ, để gọi tên một loại bệnh có biểu hiện bề ngoài nổi thành khối/ cục người ta
quy vào khái niệm đã có tên trong ngôn ngữ là “u”. Tiếp tục, dựa vào vị trí của khối
u trên cơ thể, người ta phân biệt thành các loại u khác nhau, từ đó hình thành các tên
gọi như: u buồng trứng, u tử cung, v.v... Hoặc dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm
của khối u mà phân biệt các loại u, từ đó hình thành các tên gọi như: u buồng trứng
lành tính, u buồng trứng ác tính, u tử cung lành tính, u tử cung ác tính, v.v...
2.1.5.3. Nguyên tắc định danh
Trong quá trình nghiên cứu của đặc điểm định danh sự vật, V.G.Gak đã đưa ra
các nguyên tắc định danh, đó chính là gắn quá trình gọi tên với hành vi phân loại.
“Nếu như cần phải biểu thị một đối tượng “X” nào đó mà trong ngôn ngữ chưa có
tên gọi, thì trên cơ sở các đặc trưng đã được tách ra trong đối tượng này, nó được
quy vào khái niệm “A” hoặc “B” mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho
chúng và nhận tên gọi tương ứng. Nhưng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp ráp” bản
thân các từ vào hiện thực: khi thì người ta bỏ đi một cái gì đó khỏi sự hiểu biết ban
đầu của mình, khi thì, ngược lại, người ta lại bổ sung thêm một cái gì đó vào sự
hiểu biết đầu tiên ấy” (Dẫn theo [98, tr.1]).
2.1.5.4. Đơn vị định danh

Xét trên bình diện ngữ nghĩa, đơn vị định danh được chia thành đơn vị định
danh gốc và đơn vị định danh phái sinh. Trong đó, “định danh gốc (định danh bậc
một) được tạo ra bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa
đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác” (Dẫn theo [44,
tr.72]). Đơn vị định danh gốc có một thành tố cấu tạo với chức năng gọi tên các sự
vật, hiện tượng, quá trình và tính chất cơ bản thuộc một chuyên ngành cụ thể. Ví dụ:
thai, u,... là những đơn vị định danh gốc trong hệ TNPS tiếng Việt. Đơn vị định
danh phái sinh (đơn vị định danh bậc hai) là những đơn vị định danh có hình thái
cấu trúc phức tạp hơn đơn vị định danh bậc một, gồm có hai thành tố cấu tạo trở
lên, trong đó có thành tố chính và (các) thành tố phụ với chức năng gọi tên các sự
vật, hiện tượng, quá trình, tính chất của một chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, các TN:
thai to, thai suy, u nang, u tử cung, v.v... là những đơn vị định danh phái sinh.
2.1.6. Vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ
2.1.6.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hoá thuật ngữ
Dựa trên những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về công tác chuẩn
hoá ngôn ngữ nói chung, chuẩn hoá TN nói riêng, trong phạm vi nghiên cứu của
luận án này, chúng tôi xác định chuẩn hoá TNPS tiếng Việt là quá trình nghiên cứu
chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục của TN, những nguyên nhân khiến
TN chưa đạt chuẩn và đưa ra biện pháp làm cho những TN chưa đạt chuẩn có thể
đạt chuẩn từ góc nhìn ngôn ngữ học.
7


2.1.6.2. Lí do chuẩn hoá TN nói chung và TNPS nói riêng
Ngành y học nói chung và ngành phụ sản nói riêng đã trải qua quá trình phát
triển lâu dài và đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, giao lưu, hội thảo
quốc tế ngày càng mở rộng. Những hoạt động trao đổi thông tin phụ sản trên phạm
vi quốc tế đã không những làm ra tăng số lượng TN mà còn dẫn đến việc sử dụng
các TN không thống nhất trong chuyên ngành này. Do vậy, cùng với việc xây dựng
các TNPS mới góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, trao đổi các hoạt động phụ

sản trong nước cũng như quốc tế, công tác chuẩn hoá TNPS tiếng Việt cần thực sự
được quan tâm nghiên cứu.
Từ những quan niệm về chuẩn, chuẩn hoá, chuẩn hoá ngôn ngữ và chuẩn hoá
TN có thể thấy, công tác chuẩn hoá TN được thực hiện nhằm mục đích hướng tới
việc sử dụng đúng TN trong giao tiếp chuyên môn dưới hình thức nói hay viết.
Ngoài ra, chuẩn hoá TN còn nhằm mục đích tiết kiệm ngôn ngữ, đảm tính tính ngắn
gọn, chính xác và phù hợp trong hệ thống.
2.1.6.3. Lí thuyết điển mẫu với vấn đề chuẩn hoá TN
Trong luận án này, chúng tôi vận dụng lí thuyết điển mẫu vào việc lựa chọn các
TN đáp ứng các tiêu chuẩn phải có và cần có của TN mà chúng tôi đã xác định
trong chương một để tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tích đặc điểm cấu tạo
và định danh của hệ TN này. Cũng trong quá trình tuyển chọn TN như vậy, chúng
tôi nhận diện được các TN nằm ở vị trí biên tức là các TN chưa đạt chuẩn theo yêu
cầu (nằm xa điển mẫu) cần phải chuẩn hoá.
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI
CHIẾU
Để công tác nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ được thực hiện có hiệu quả, cần xác
lập được các nguyên tắc đối chiếu, các bước đối chiếu, phạm vi nghiên cứu và vận
dụng các phương pháp, thủ pháp phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ những tiêu chuẩn yêu cầu đối với TN nói chung, trong luận án này, chúng tôi
xác định tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn và tính quốc tế là các tiêu
chuẩn bắt buộc đối với TNPS. Tính chất không bắt buộc nhưng nếu TNPS có được
sẽ là tốt đó chính là tính dân tộc. Còn tính đại chúng là không cần thiết. Ngoài ra,
một phần dung lượng nội dung của chương hai đã được dành cho việc trình bày
một số vấn đề lí luận cơ bản về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, bao gồm: khái
niệm ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, xác định nguyên tắc đối chiếu, phạm vi và
các bước đối chiếu ngôn ngữ.


8


Chương 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TNPS TRONG TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT XÉT TỪ SỐ LƯỢNG THUẬT TỐ
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo TN tiếng Anh xét từ số lượng thuật tố
Bảng 3.1. TNPS tiếng Anh xét theo số lượng thuật tố
Số thuật tố trong
Tiếng Anh
TNPS
Số TN
Tỉ lệ %
1 thuật tố
524
47,64
2 thuật tố
382
34,73
3 thuật tố
74
6,73
4 thuật tố
11
1,0
5 thuật tố
0
0

Viết tắt
109
9,9
Tổng
1100
100
Từ bảng thống kê 3.1 ở trên, có thể nhận thấy, trong hệ thống TNPS tiếng
Anh, các TN có một thuật tố chiếm tỉ lệ cao nhất: 524/ 1100 TN, chiếm
47,64%. Ví dụ: adnexal – “phần phụ tử cung”, anorchia – “không có tinh hoàn
bẩm sinh”, v.v… TN gồm hai thuật tố có 382/ 1100, chiếm 34,73%, ví dụ:
ante partum – “tiền sản”, artificial delivery – “cuộc đẻ có can thiệp”, v.v…
Có 74 TN bao gồm ba thuật tố, chiếm 6,73%, ví dụ: fetal breathing movement
– “hô hấp thai trong tử cung”, high risk delivery – “ca đẻ có nguy cơ cao”,
v.v… TN có bốn thuật tố chiếm tỉ lệ ít nhất, chỉ có 11/1100 TN, tương đương
1,0%, ví dụ: harmonious growth retarded fetus – “thai suy dinh dưỡng đều”,
v.v… Theo tư liệu mà chúng tôi khảo sát, trong hệ thống TNPS tiếng Anh,
không có TN nào có độ dài từ 5 thuật tố trở lên. Số lượng TNPS tiếng Anh
viết tắt là 109 TN, chiếm tỉ lệ 9,9%.
3.1.2. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Việt xét từ số lượng thuật tố
Bảng 3.2. TNPS tiếng Việt xét theo số lượng thuật tố
Số thuật tố TNPS
Tiếng Việt
Số TN
Tỉ lệ %
1 thuật tố
47
4,28
2 thuật tố
470
42,72

3 thuật tố
435
39,54
4 thuật tố
122
11,09
5 thuật tố
26
2,37
Viết tắt
0
0
Tổng
1100
100
9


Từ bảng 3.2 cho thấy, TNPS tiếng Việt có độ dài tối đa là năm thuật tố.
Trong đó, TN gồm hai thuật tố chiếm số lượng lớn nhất: 470/1100 TN, chiếm
42,72%, ví dụ: thai nghén, đa nang, hậu sản, v.v…; chiếm tỉ lệ cao thứ hai là
TN gồm ba thuật tố với 435/1100 TN, tương ứng 39,54%, ví dụ: áp xe tuyến
vú, v.v… Số TN có bốn thuật tố là 122/1100 TN, chiếm 11,09%, ví dụ: bệnh
buồng trứng đa nang, bệnh loét cổ tử cung, v.v… Số TN có một thuật tố là
47/1100 TN, chiếm 4,28%, ví dụ: thai, rau, nang, v.v… Nhóm TN có số
lượng thấp nhất là TN có năm thuật tố, chỉ có 26 đơn vị, chiếm tỉ lệ 2,37%, ví
dụ: ghi tim thai bằng siêu âm, hiện tượng song thai một noãn, v.v…
3.1.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của TNPS trong tiếng
Anh và tiếng Việt xét từ số lượng thuật tố
Về số lượng cấu tạo thuật tố, TNPS tiếng Anh xét theo thuật tố cấu tạo là

bốn thuật tố. Trong đó, TN gồm một thuật tố chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm
47,64%, chiếm tỉ lệ cao thứ hai là TN gồm hai thuật tố chiếm 34,73%. TN
gồm ba thành tố chiếm 6,73%, còn TN gồm bốn thuật tố chỉ chiếm 1,0%, và
viết tắt trong tiếng Anh chiếm 9,9%. Giống như đơn vị từ vựng nói chung, TN
có tính định danh - tên gọi chính xác khái niệm, đối tượng thuộc lĩnh vực
chuyên môn nhất định. Để đảm bảo gọi tên chính xác khái niệm và đối tượng,
đòi hỏi TN cần có kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ.
Về số lượng thuật tố cấu tạo, TNPS tiếng Việt có độ dài tối đa là năm thuật
tố. Điều đáng lưu ý, số lượng TN bao gồm hai thuật tố chiếm tỉ lệ lớn nhất
42,72 %, tiếp đến là số lượng thuật tố bao gồm bốn thuật tố với tỉ lệ là
11,09%, một thuật tố là 4,28%, bnăm thuật tố là 2,37%.
3.2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TNPS TRONG TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT XÉT TỪ PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO, QUAN HỆ NGỮ
PHÁP VÀ TỪ LOẠI
3.2.1. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh xét từ phương thức cấu tạo,
quan hệ ngữ pháp và từ loại
Trong tiếng Anh có các phương thức cấu tạo từ đó là: phương thức thêm
phụ tố, tạo từ phái sinh thêm phụ tố (affixation) hay còn gọi là phương thức
phụ gia, phương thức tạo từ phái sinh không dùng phụ tố (derivation without
affixation), phương thức viết tắt (abbreviation), phương thức chuyển loại
(conversion) và phương thức ghép (compounding). Phương thức tạo từ trong
tiếng Anh khá đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mặt từ
vựng của ngôn ngữ này. Khảo sát hệ thống TNPS tiếng Anh, chúng tôi nhận
thấy các phương thức trên đây cũng là những phương thức cơ bản được sử
dụng để cấu tạo TNPS.
3.2.1.1. TNPS tiếng Anh có một thuật tố
a) TNPS là từ đơn
Đây là những TN chỉ có một từ đồng thời cũng là hình vị chính tố, TN là
từ đơn có thể là danh từ, tính từ hay động từ. Trong số 310 TN là từ đơn, có
10



tới 210 TN là danh từ, chiếm 19,18%, ví dụ: deliver – “ca đẻ”, conception –
“thụ thai”, v.v…; có 92 TN là tính từ chiếm 8,36%, ví dụ: gravid – “có thai”,
etoric – “thuộc tình dục, sinh lí”,v.v…; có 8 TN là động từ, chiếm 0,72%, ví
dụ: abort – “sẩy thai”, deliver – “sinh đẻ”, v.v…
b) TNPS là từ phái sinh
Từ phái sinh là từ được cấu tạo bằng phương thức kết hợp với một căn tố
(root) với phụ tố. Phụ tố có thể là tiền tố (prefix) hoặc hậu tố (suffix). Tuỳ
thuộc vào nghĩa của căn tố và tiền tố hay hậu tố mà từ được tạo ra có nghĩa
khác nhau. Trong tổng số 209 TN là từ phái sinh, có 73 TN được cấu tạo
bằng phương thức phái sinh tiền tố, chiếm 6,63%. Ví dụ: anticonceptive “tránh thai”, antinatalist – “chống sinh sản”,v.v…Có 136 TN được cấu tạo
bằng phương thức phái sinh hậu tố, chiếm 12,35%.
c) TNPS là từ ghép
Đây là phương thức phổ biến trong việc cấu tạo từ của bất cứ ngôn ngữ
nào trên thế giới. Đối với TNPS, đây là phương thức cấu tạo TN bằng cách
ghép hai từ đã có sẵn. Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi chỉ thu thập được 4 TN
có cấu tạo là từ ghép và là danh từ ghép, chiếm 0,45%. Ví dụ: after (sau) +
birth (sinh)  afterbirth (nhau), new (mới) + born (sinh)  newborn (trẻ sơ
sinh), mother (mẹ) + hood (mũ)  motherhood (được làm mẹ).
3.2.1.2. TNPS tiếng Anh hai thuật tố
TNPS tiếng Anh gồm hai thuật tố có tổng số 382 TN, trong đó có 365 TN
là cụm danh từ, chiếm 33,18%, ví dụ: abdominal delivery – “sự đẻ mổ”, acute
mastitis – “ bệnh viêm vú cấp tính”, v.v…Trong đó có 127 TN được cấu tạo
bằng cách ghép danh từ và danh từ, chiếm 11,54%, ví dụ: abortion rate – “tỉ
lệ phá thai”, amniotion cavity – “màng ối”, v.v…Có 216 TN được cấu tạo
bằng cách ghép tính từ với danh từ, chiếm 19,63%, ví dụ: amniotic fluid –
“nước ối”, anomalous uterus – “tử cung dị dạng”, v.v… Có 12 TN được cấu
tạo bằng cách ghép phân từ quá khứ với danh từ, chiếm 1,09%, ví dụ: assisted
reproduction – “hỗ trợ sinh sản”, delayed puberty – “dậy thì muộn”,v.v…Có

7 TN được cấu tạo bằng cách ghép phân từ hiện tại với danh từ, chiếm 0,36%,
ví dụ: lying placenta – “rau bám”, washing sperm – “rửa tinh trùng”,v.v…Có
3 TN được cấu tạo bằng cách ghép số từ với danh từ, chiếm 0,27%, ví dụ: one
fetus – “thai một”, two fetus - “hai thai”, v.v… Trong 382 TNPS được cấu tạo
bằng hai thuật tố, có 17 TN là cụm động từ, trong đó có 6 TN cấu tạo bằng
cách ghép động từ với danh từ, chiếm 0,54%, ví dụ: care fetus – “chăm sóc
thai”, interrupt fetus – “thai chết lưu”,v.v…Có 11 TN được cấu tạo bằng cách
ghép động từ với giới từ, chiếm 1,0%, ví dụ: bear down – “đỡ đẻ”, v.v…
3.2.1.3. TNPS tiếng Anh ba thuật tố
Tổng số 74 TNPS cấu tạo gồm 3 TN đều là cụm danh từ, chiếm 6,73%.
3.2.1.4. TNPS tiếng Anh bốn thuật tố
11


Số lượng TNPS có cấu tạo bốn thuật tố rất ít, chỉ có 11/1100 TN, chiếm
1,0%.
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo,
quan hệ ngữ pháp và từ loại
3.2.2.1. TNPS tiếng Việt một thuật tố
TNPS tiếng Việt được cấu tạo từ một thuật tố là 47/1100 TN, chiếm 4,28%
và chúng có thể là từ đơn, từ ghép đẳng lập hoặc từ ghép chính phụ. Trong số
đó, có 16 TN là từ đơn, chiếm 1,45%.
3.2.2.2. TNPS tiếng Việt hai thuật tố
Trong 1100 TNPS tiếng Việt có 470 TN có cấu tạo hai thuật tố, chiếm
42,72%. Tất cả TNPS có cấu tạo hai thuật tố đều là cụm từ chính phụ. Trong
đó, có 363 TN là cụm danh từ, chiếm 33%, ví dụ: niêm mạc âm đạo, bác sĩ
phụ khoa, ngôi thai, tuyến sữa, v.v... Có 80 TN là cụm động từ, chiếm 7,27%,
ví dụ: phẫu thuật thai, chửa trứng, bế kinh, v.v... Có 27 TN là cụm tính từ,
chiếm 2,45%, ví dụ: suy thai, nhược thai, thiểu ối, v.v...
3.2.2.3. TNPS tiếng Việt có ba thuật tố

có 440/1100 TNPS tiếng Việt được cấu tạo từ ba thuật tố, chiếm 40%. Tất
cả các TN này đều là cụm chính phụ. Trong đó, có có 326 TN là cụm danh từ,
chiếm 29,63%, ví dụ: bệnh lí tuyến sinh dục, bệnh lí tuyến vú, v.v… Có 82
TN là cụm động từ, chiếm 7,45%, ví dụ: siêu âm sản khoa, cắt tuyến sinh
dục, v.v… Có 32 TN là cụm tính từ, chiếm 2,9%, ví dụ: suy thai cấp, hẹp cổ
tử cung, v.v…
3.2.2.4. TNPS tiếng Việt có bốn thuật tố
TNPS bao gồm bốn thuật tố là các cụm chính phụ có 122 TN, chiếm
11,09%, có thể là cụm danh từ, động từ hoặc tính từ. Trong đó TNPS là cụm
danh từ có 83 TN, chiếm 7,54%, ví dụ: hội chứng doạ vỡ tử cung, bệnh buồng
trứng đa nang, v.v… Có 26 TN là cụm động từ, chiếm 2,36%, ví dụ: truyền
máu trong tử cung, bơm hút thai chân không, v.v… Có 13 TN là cụm tính từ,
chiếm 1,18%, ví dụ: liệt mặt trẻ sơ sinh, vàng da trẻ sơ sinh, v.v…
3.2.2.5. TNPS tiếng Việt có năm thuật tố
có 26 TNPS tiếng Việt được cấu tạo từ năm thuật tố, chiếm 2,37%, tất cả
các TN này đều là cụm từ chính phụ. Trong đó, có 15 TN là cụm danh từ,
chiếm 1,36%, ví dụ: hiện tượng song thai một noãn, đường tiếp nối cổ tử
cung, v.v…Có 8 TN là cụm động từ, chiếm 0,72%, ví dụ: chảy máu tiêu hoá
trẻ sơ sinh, viêm mắt mủ trẻ sơ sinh, v.v… Có 3 TN là cụm tính từ, chiếm
0,27%, ví dụ: quái thai đôi chung đầu/ quái thai đôi một đầu , suy dinh dưỡng
thai không đều
3.2.3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt giữa TNPS trong tiếng
Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp và từ loại
Kết quả khảo sát và phân tích số liệu cho thấy, TNPS trong tiếng Anh và
tiếng Việt được tạo ra bằng nhiều phương thức, tuy nhiên phương thức phái
12


sinh và phương thức viết tắt thì chỉ có ở TNPS tiếng Anh. Phần lớn số lượng
TNPS trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt được tạo ra bằng phương

thức ghép từ. Đây là một phương thức cấu tạo từ phổ biến và có khả năng sinh
sản từ lớn nhất trong các ngôn ngữ.
Kết quả phân tích số liệu khảo sát cho thấy, cả trong tiếng Anh và tiếng
Việt, hệ thống TNPS đều khá phong phú về từ loại và trong đó TNPS là danh
từ/ cụm danh từ đều chiếm số lượng lớn nhất (hơn 70%). Điều này hoàn toàn
phù hợp bời vì một trong những chức năng quan trọng nhất của danh từ trong
mọi ngôn ngữ là chức năng định danh. TNPS là động từ/ cụm động từ hoặc
tính từ/ cụm tính từ chiếm số lượng không đáng kể.
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TNPS TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT XÉT
TỪ NGUỒN GỐC CỦA ĐƠN VỊ CẤU TẠO
3.3.1. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị
cấu tạo
Qua khảo sát số liệu chúng tôi thấy có hiện tượng mượn các gốc từ từ tiếng
La tinh và tiếng Hy lạp trong hệ TNPS tiếng Anh
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Việt xét từ nguồn gốc của đơn vị
cấu tạo
a) TNPS tiếng Việt một thuật tố
nguồn gốc cấu tạo của các TNPS tiếng Việt gồm một thuật tố có tổng số 47
TN, chiếm 4,28%. Trong đó, sử dụng yếu tố thuần Việt có 16 TN, chiếm
1,45%, ví dụ: chửa, vú, thiếu, đẻ,v.v...; sử dụng yếu tố Hán Việt có 26 TN,
chiếm 2,37%, ví dụ: tuyến, sản, bào tử, sinh, v.v...; sử dụng yếu tố Ấn Âu có 5
TN, chiếm 0,46%, ví dụ: albumin, down, karman, v.v...
b) TNPS tiếng Việt hai thuật tố
nguồn gốc cấu tạo của các TNPS tiếng Việt gồm hai thuật tố có tổng số
470 TN, chiếm 42,72%. Trong đó, sử dụng yếu tố Thuần Việt là 178 TN,
chiếm 26,27 %, ví dụ: bong/ rau, cắt /buồng trứng,v.v...; có 287 TN sử dụng
yếu tố Hán Việt, chiếm 26,09 %, ví dụ: liệt /dương, bẩm /sinh, v.v...; có 5 TN
sử dụng yếu tố Ấn Âu, chiếm 0,45 %, ví dụ: acid amin, triple test, v.v...
c) TNPS tiếng Việt ba thuật tố
nguồn gốc cấu tạo của các TNPS tiếng Việt gồm ba thuật tố có tổng số 435

TN, chiếm 39,54%. Trong đó, sử dụng yếu tố Thuần Việt là 112 TN, chiếm
10,18%, ví dụ:chă m sóc/ sau /mổ, chọc/ dò/ buồng trứng, v.v...; có 316 TN sử
dụng yếu tố Hán Việt, chiếm 28,72%, ví dụ: công tác/ hộ/ sinh, v.v...; có 7 TN
sử dụng yếu tố hỗn hợp, chiếm 0,63%, ví dụ: đo/ bằng/ X quang, thủ thuật/
bằng/ Kovas, v.v...
d) TNPS tiếng Việt bốn thuật tố
nguồn gốc cấu tạo của các TNPS tiếng Việt gồm bốn thuật tố có tổng số
122 TN, chiếm 11,09%. Trong đó, sử dụng yếu tố thuần Việt là 28 TN, chiếm
2,54%. %, ví dụ: ứ/ nước/ vòi / trứng, rụng/ tóc/ sau/ đẻ v.v...; có 92 TN sử
13


dụng yếu tố Hán Việt, chiếm 8,36%, ví dụ: bác sĩ/ tư vấn/ phụ/ khoa, v.v...; có
2 TN sử dụng yếu tố hỗn hợp, chiếm 0,18 %, ví dụ: đình/ sản/ kiểu/Irving,
v.v...
e) TNPS tiếng Việt năm thuật tố
nguồn gốc cấu tạo của các TNPS tiếng Việt gồm năm thuật tố có tổng số
26 TN, chiếm 2,37%. Trong đó, sử dụng yếu tố thuần Việt là 9 TN, chiếm
0.81%, ví dụ: chọc/ dò /màng ối /qua/ bụng, v.v...; có 17 TN sử dụng yếu tố
Hán Việt, chiếm 1,54%, ví dụ: hiện tượng/ song/ thai/ song/ noãn, nhiễm/
khuẩn/ huyết/ hậu/ sản,v.v...
3.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo TNPS tiếng Anh và tiếng Việt xét từ
nguồn gốc của đơn vị cấu tạo
Qua nguồn tài liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy, đối với TNPS tiếng
Anh, việc sử dụng các gốc từ có nguồn gốc La tinh và Hy lạp lại khá phổ biến,
còn TNPS tiếng Việt có nguồn gốc cấu tạo từ nhiều nguồn khác nhau như yếu
tố thuần Việt, yếu tố Hán – Việt và yếu tố Ấn – Âu, yếu tố thuần Việt kết hợp
với yếu tố Hán – Việt, yếu tố thuần Việt kết hợp với yếu tố Ấn – Âu hoặc Hán
– Việt kết hợp với Ấn – Âu. Trong đó, TNPS tiếng Việt có nguồn gốc Hán –
Việt chiếm thỉ lệ cao nhất, tiếp đến là TN có nguồn gốc thuần Việt, chiếm tỉ lệ

thấp nhất là TN có nguồn gốc Ấn – Âu. Lý do có sự khác biệt này là do sự
khác biệt về đặc điểm địa lí, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá giữa các nước khác
của hai dân tộc.
3.4. CÁC MÔ HÌNH CẤU TẠO TNPS TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Khả năng kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo (thuật tố) để tạo ra các TNPS
trong tiếng Anh và tiếng Việt được chúng tôi khái quát bằng các mô hình cấu
tạo. Trong luận án này, chúng tôi chỉ trình bày các mô hình cấu tạo phổ biến
nhất của TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bởi vì, chúng tôi cho rằng đây
chính là những mô hình có khả năng sản sinh TN nhiều nhất và sẽ hữu ích cho
công tác xây dựng và chuẩn hoá TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3.4.1. Các mô hình cấu tạo TNPS tiếng Anh và tiếng Việt
Bảng 3.21. Mô hình cấu tạo TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt
TT
Mô hình
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ %
lượng
%
lượng
1
TNPS có 1 thuật
524
47,63
47
4,28
tố

2
TNPS là từ viết
109
9,9
0
0
tắt
3
TNPS có 2 thuật tố trở lên
Mô hình 1
364
33,09
Mô hình 2
18
1,6
Mô hình 3
68
6,18
14


Mô hình 4
6
0,55
Mô hình 5
6
0,55
Mô hình 6
5
0,45

Mô hình 7
462
42
Mô hình 8
8
0,72
Mô hình 9
219
19,9
Mô hình 10
216
19,63
Mô hình 11
63
5,7
Mô hình 12
59
5,36
Mô hình 13
14
1,27
Mô hình 14
12
1,09
Tổng (1) + (2) + (3)
1100
100
1100
100
3.4.2. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình cấu tạo

TNPS tiếng Anh và tiếng Việt
Về mô hình cấu tạo, trong tiếng Anh, theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Anh,
trong mô hình cấu tạo của từ ghép hay cụm từ ghép, thuật tố chính thường
đứng sau và thuật tố phụ thường đứng trước, có chức năng bổ sung ý nghĩa
cho thành tố chính bằng cách thể hiện rõ tính chất, đặc trưng cơ bản của thuật
tố chính. Mô hình cấu tạo TNPS tiếng Anh đã thể hiện rất rõ đặc điểm này.
Trong tiếng Việt, mô hình cấu tạo của từ thì không giống như vậy, mô hình
cấu tạo từ ghép chính phụ hay cụm từ ghép chính phụ, thuật tố chính thường
đứng trước và thuật tố phụ đứng sau. Trong các mô hình TNPS đã trình bày ở
trên, mô hình cấu tạo TN gồm hai hoặc ba thuật tố theo nguyên tắc thuật tố
chính đứng sau, phụ đứng trước chiếm tỉ lệ cao nhất nên có khả năng sản sinh
TN nhiều nhất ở trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3.5. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TNPS TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
Hệ TN trong tiếng Việt nói chung được hình thành bởi các tiểu hệ, đó là
TN của nhiều chuyên ngành khác nhau trong đó có TNPS, thuộc lĩnh vực y
học. Qua khảo cứu tài liệu chúng tôi thấy, cho đến thời điểm hiện tại đã có
một số công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo TN khoa học tiếng Việt
thuộc các chuyên ngành khác nhau như: xây dựng, báo chí, du lịch,...
3.5.1. Số lượng thuật tố cấu tạo
chúng ta có thể thấy, xét về phương diện số lượng thuật tố cấu tạo, trong cả
5 chuyên ngành số lượng TN gồm 2 và 3 thuật tố chiếm tỉ lệ cao nhất. Số
lượng TN thuộc 5 chuyên ngành được cấu thành từ 5 thuật tố trở lên chiếm tỉ
lệ rất nhỏ trên tổng số TN được khảo sát. Trong 5 chuyên ngành được khảo
sát, TNPS và du lịch có cấu tạo ngắn gọn nhất với số lượng tối đa trong một
TN là 5 thuật tố.
15



3.5.2. Mô hình cấu tạo
mô hình cấu tạo TN gồm 2 và 3 thuật tố chiếm đa phần trong số các mô
hình còn lại và là những mô hình có khả năng sản sinh nhiều TN nhất. Những
TN được cấu tạo theo mô hình này đảm bảo tính ngắn gọn và trong mô hình
cấu tạo thuộc trường hợp này giữa các thuật tố cấu tạo bao giờ cũng có một
thuật tố chính đứng trước, thuật tố phụ đứng sau nên sẽ đảm bảo tính hệ thống
cho cả hệ TN. Mô hình cấu tạo TN gồm 5 thuật tố trở lên chiếm tỉ lệ thấp.
3.5.3. Đặc điểm từ loại
điểm chung xét trên phương diện đặc điểm từ loại của TN thuộc 5 chuyên
ngành khác nhau là số lượng TN là danh từ và cụm danh từ chiếm tỉ lệ cao
nhất. Số lượng TN là động từ và tính từ chiếm tỉ lệ thấp trên tổng số TN được
khảo sát. Đặc biệt, đối với TN luật sở hữu trí tuệ và TN du lịch không có tính
từ, cụm tính từ cũng không có TN nào là cụm tính từ ngoại trừ TNPS.
3.6. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHUẨN HOÁ TNPS TIẾNG VIỆT TRÊN
PHƯƠNG DIỆN CẤU TẠO
Áp dụng lí thuyết điển mẫu để chuẩn hoá những TNPS xa điển mẫu, tức là
những TN không thoả mãn đầy đủ cả ba tiêu chuẩn cần và đủ của TNPS là
chính xác, ngắn gọn và tính quốc tế. Những TN mang tính chất miêu tả, dài
dòng cần phải được rút gọn. Ví dụ: bác sĩ điều trị sản khoa rút gọn thành bác
sĩ sản; ca đẻ non tháng rút gọn thành đẻ non; tăng tiết sữa rút gọn thành
cường sữa; đau sản khoa rút gọn thành đau đẻ; dụng cụ đo tử cung rút gọn
thành tử cung kế; kinh nguyệt bình thường nên rút thành kinh nguyệt đều; hội
chứng ba nhiễm sắc thể X rút gọn thành thể tam nhiễm X; lựa chọn giới tính
trước khi sinh rút gọn thành sinh con theo ý muốn, v.v...
Để đảm bảo tính ngắn gọn, định danh của TNPS, nên bỏ các kết từ và các
từ không cần thiết như: có, các, và, là, những, của, trong, v.v...Ví dụ: bệnh
loét trong tử cung có thể rút thành loét tử cung; chửa song thai có thể rút gọn
thành thai đôi; có thai lần thứ ba có thể rút gọn thành thai lần ba; ngừng tiết
sữa có thể rút gọn thành cai sữa; thụ tinh trong ống nghiệm có thể rút gọn
thành thụ tinh ống nghiệm; tử cung hai cổ có thể rút thành tử cung đôi, v.v...

Mỗi TNPS, phổ biến nhất là 1-3 thuật tố và nhiều nhất là 4 thuật tố, trong
đó mỗi thuật tố đứng sau thuật tố chỉ khái niệm loại diễn đạt một đặc trưng cụ
thể của khái niệm loại. Ví dụ: đo nước ối (ba thuật tố: đo/ nước/ ối tương
đương với ba thuộc tính) hay ung thư niêm mạc tử cung (ba thuật tố: ung thư/
niêm mạc/ tử cung tương đương với ba đặc trưng). Những TN có cấu tạo dài
dòng, từ 5 thuật tố trở lên đều cần rà soát và có phương án điều chỉnh hợp lí.
3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
16


Chương ba luận án đã phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ TNPS trong tiếng
Anh và tiếng Việt trong sự đối chiếu với các TN tương đương của chúng trong
tiếng Việt, có thể rút ra mấy nhận xét cụ thể sau đây:
Xét về số lượng các thuật tố cấu tạo, TN tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn
và chặt chẽ, mang tính định danh hơn so với TNPS tiếng Việt. TNPS tiếng
Việt có cấu trúc lỏng lẻo hơn mang tính chất miêu tả hơn. Số lượng TNPS
tiếng Anh được tạo ra từ một thuật tố chiếm 47,63%, còn tiếng Việt chỉ chiếm
4,28%. TNPS tiếng Anh được tạo ra hai thuật tố chiếm 34,72%, số TN ba và
bốn thuật tố chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ với 7,73%, TNPS tiếng Anh không có TN
được tạo ra năm thuật tố. Số TNPS tiếng Việt có hai và ba thuật tố chiếm tỉ lệ
cao nhất là 80,62% (hai thuật tố chiếm 42,72%, ba thuật tố chiếm 39,54%),
tiếp đó là TNPS tiếng Việt được tạo ra bốn và năm thuật tố chiếm 13,46%
(bốn thuật tố chiếm1,09 và năm thuật tố chiếm 2,37%)
Xét về đặc điểm từ loại, các TNPS tiếng Anh và tiếng Việt có một điểm
tương đồng là hầu hết các TN đều được cấu tạo tuân theo lý thuyết cấu tạo từ
quy định trong mỗi ngôn ngữ. Điểm tương đồng nữa là đối với cả hai hệ
TNPS tiếng Anh và tiếng Việt có số lượng TNPS là danh từ hoặc cụm danh từ
chiếm tỉ lệ cao nhất. TNPS là tính từ hoặc cụm tính từ chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Xét về nguồn gốc các thành tố cấu tạo, TNPS tiếng Anh, ngoài việc sử
dụng yếu tố có sẵn trong ngôn ngữ Anh cũng có sự vay mượn từ các ngôn ngữ

khác chủ yếu là ngôn ngữ Pháp, La tinh, Hy lạp còn TNPS tiếng Việt thì được
tạo bởi các yếu tố thuần Việt, Hán – Việt, Ấn Âu, chủ yếu là yếu tố Hán –
Việt. Như vậy có thể thấy, trong cả hai hệ TNPS tiếng Anh và tiếng Việt đều
có hiện tượng vay mượn nhưng nguồn gốc vay mượn không giống nhau.
Chính điều kiện địa lí cũng như hoàn cảnh lịch sử khác nhau là một trong
những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về nguồn gốc vay mượn này.
Xét về phương thức cấu tạo, các TNPS tiếng Anh có dạng từ đơn hoặc
tạo thành bằng các phương thức phái sinh (hay phụ gia), ghép hoặc viết tắt.
TNPS tiếng Việt có dạng từ đơn chiếm hoặc từ ghép hay cụm từ định danh.
Thuật ngữ phụ sản tiếng Việt không có dạng viết tắt.
Xét về mô hình cấu tạo TN, trong tiếng Anh, theo qui tắc ngữ pháp của
ngôn ngữ này, thành phần phụ làm định ngữ luôn đứng trước, còn danh từ
chính được định ngữ đứng sau, nên thuật tố đứng sau bao giờ cũng là thuật tố
có ý nghĩa khái quát nhất, chỉ khái niệm loại, được các thuật tố đứng trước cụ
thể hoá dần về đặc điểm, tính chất, thuộc tính của khái niệm ấy. Còn trong
tiếng Việt, TNPS chủ yếu có cấu tạo là từ ghép chính phụ hoặc cụm từ cố định
chính phụ, do vậy thuật tố thứ nhất là thuật tố khái quát nhất chỉ khái niệm
loại, các thuật tố tiếp theo cụ thể hoá dần về đặc điểm, tính chất, thuộc tính
của khái niệm loại ấy.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm cấu tạo TNPS trong hai ngôn ngữ, trong
chương này, chúng tôi cũng đã đưa ra một số kiến nghị về chuẩn hóa TNPS
17


trong tiếng Việt từ phương diện cấu tạo, nhất là đối với những trường hợp
TNPS có cấu tạo dài dòng.
Chương 4
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP
VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ PHỤ SẢN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP THUẬT NGỮ PHỤ SẢN TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Dựa vào các phương thức xây dựng TN mà các nhà ngữ học trên thế giới
và Việt Nam đã đề cập, căn cứ vào kết quả khảo sát, phân tích hệ TNPS tiếng
Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã nhận thấy các TNPS trong hai ngôn ngữ này
được hình thành theo 3 phương thức cơ bản sau: TN hóa từ ngữ thông thường,
tạo TN trên cở sở ngữ liệu vốn có và vay mượn TN của nước ngoài.
4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
Thuật ngữ hóa là phương thức cấp cho một từ, cụm từ trong ngôn ngữ toàn
dân một nghĩa xác định trong một hoặc nhiều ngôn ngữ chuyên ngành. Việc
“nạp nghĩa, cấp nghĩa” trên phải dựa vào những nét tương đồng giữa các sự
vật, hiện tượng. Trong các ngành khoa học đều cần sử dụng phương thức này
để cấu tạo thuật ngữ với những mức độ khác nhau.
Ví dụ: Với nghĩa thông thường, labour có nghĩa là “lao động”, nhưng khi
chuyển sang thuật ngữ phụ sản lại có nghĩa là “chuyển dạ”. Hoặc delivery có
nghĩa là “giao hàng”, nhưng khi chuyển sang thuật ngữ phụ sản lại có nghĩa là
“ca đẻ, cuộc đẻ”. Hay expose có nghĩa là “bộc lộ”, nhưng khi chuyển sang
thuật ngữ phụ sản lại có nghĩa là “phơi nhiễm”,v.v...
Mặc dù số lượng thuật ngữ phụ sản tiếng Anh được hình thành bằng cách
thuật ngữ hóa từ thông thường không nhiều, nhưng chúng thường gây cho các
dịch giả nhiều khó khăn. Rất nhiều người đã trực dịch các thuật ngữ trên theo
nghĩa thông thường dẫn đến chỗ làm sai lệch thông tin nội dung. Ví dụ thuật
ngữ expulsion nhiều người đã dịch thành “phóng, trục xuất” nhẽ ra phải dịch
là “sổ thai”. Đây là hiện tượng chúng ta phải đặc biệt lưu ý trong công tác
dịch thuật và xây dựng thuật ngữ phụ sản.
4.1.2. Phương thức tạo thuật ngữ phụ sản trên cơ sở ngữ liệu vốn có
Về bản chất, tạo thuật ngữ là việc tạo ra vỏ ngữ âm làm tên gọi cho các
khái niệm khoa học. Đó chính là vấn đề định danh trong khi xây dựng thuật
ngữ phụ sản. Khi tạo thuật ngữ phụ sản, người ta phải quy loại sự vật vào khái
niệm nào đó đã có tên gọi trong ngôn ngữ, đồng thời, bước tiếp theo phải là

chọn đặc trưng có giá trị khu biệt của khái niệm ấy, mà đặc trưng này cũng đã
có tên gọi trong ngôn ngữ, để làm cơ sở định danh. Sau đó, người ta dùng các
phương thức tạo từ để kết hợp các yếu tố ngôn ngữ chỉ loại với các đặc trưng
khu biệt khái niệm thành thuật ngữ. Chính các yếu tố đặc trưng này mới tạo
18


thành hình thái bên trong của thuật ngữ phụ sản. Cách đặt các thuật ngữ mới
trên cơ sở ngữ liệu vốn có gồm các cách như sau:
1) Sử dụng phương thức phụ gia (thêm các tiền tố và hậu tố). Ví dụ:
- Tiền tố “anti”: antibody (kháng thể), antibiotic (kháng sinh),...;
- Hậu tố “ectomy”: vasectomy (cắt bỏ ống dẫn tinh), vilvectomy (cắt bỏ âm
hộ)...
2) Sử dụng phương thức ghép, kết hợp của các từ hiện có thành một từ
mới. Ví dụ: newborn (new + born) trẻ sơ sinh.
3) Sử dụng phương pháp chuyển từ loại: là phương thức thay đổi chức
năng ngữ pháp, từ loại. Ví dụ: danh từ được sử dụng như động từ, hay tính từ
được sử dụng như danh từ v.v...Cách này rất phổ biến trong cấu tạo thuật ngữ
kĩ thuật. Các thuật ngữ sau đây vừa là động từ vừa là danh từ. Ví dụ:
Động từ
Danh từ
+ cure (điều trị)
cure (cách điều trị)
+ test (xét nghiệm)
test (sự xét nghiệm)
4) Viết tắt bằng cách lược bỏ bớt thành phần của từ hoặc rút ngắn gọn cụm
từ, chỉ sử dụng các chữ cái đầu của từ ghép với nhau để tạo nên thuật ngữ
mới. Ví dụ: AFS (Hiệp hội sinh sản Hoa Kỳ) = The American Fertility
Society); ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) = International Organization
of Standarzation)

5) Dùng danh từ riêng làm thuật ngữ để kỉ niệm hoặc tưởng nhớ những
người đã có công liên quan đến hiện tượng được biểu thị. Ví dụ: Tên của các
nhà nghiên cứu: Ví dụ: Edward (1925- 2013). Là tên của một bác sĩ người
Anh. Ông đã được giải Nobel Y khoa về thụ tinh nhân tạo, và là người đầu
tiên tìm ra phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới.
4.1.3. Phương thức vay mượn thuật ngữ phụ sản nước ngoài
4.1.3.1. Phương thức vay mượn của thuật ngữ phụ sản tiếng Anh
a) TNPS tiếng Anh có nguồn gốc La tinh
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, ngoài nguồn gốc là từ thuần Anh, có
116/1100 TNPS tiếng Anh được vay mượn từ tiếng La tinh, chiếm 10,54%.
Vốn từ ngữ này thực sự làm phong phú cho tiếng Anh nói chung và cho hệ
TNPS tiếng Anh nói riêng.
Tiền tố có nguồn gốc La tinh trong hệ TNPS tiếng Anh:
Hậu tố có nguồn gốc La tinh trong hệ TNPS tiếng Anh:
b) TNPS tiếng Anh có nguồn gốc tiếng Pháp
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, ngoài nguồn gốc là từ thuần Anh, có
81/1100 TNPS tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp, chiếm 17,63%. Vốn
từ ngữ này thực sự làm phong phú cho tiếng Anh nói chung và cho hệ TNPS
tiếng Anh nói riêng.
4.1.3.2. Phương thức vay mượn của TNPS tiếng Việt
a) Phiên âm
19


Theo kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi, trong hệ TNPS tiếng
Việt, các TN được vay mượn dưới hình thức phiên âm xuất hiện với số lượng
thấp, chỉ có khoảng 29/1100 TN, chiếm 2,63%.
b) Sao phỏng
Kết quả thống kê sơ bộ TNPS tiếng Việt cho thấy, có tới 236/1100 TNPS
tiếng Việt được tạo ra theo phương thức sao phỏng cấu tạo từ TNPS tiếng

Anh, chiếm 21,45%. TNPS tiếng Việt được tạo ra theo phương thức sao
phỏng ngữ nghĩa từ TNPS tiếng Anh chiếm số lượng 128/1100 TNPS, chiếm
11,64%.
c) Giữ nguyên dạng TNPS nước ngoài
Theo khảo sát của chúng tôi, có 36/1100 TNPS tiếng Việt được vay mượn
bằng việc giữ nguyên dạng TNPS nước ngoài chiếm 3,27%.
4.2. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT
Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ phân tích mô hình định danh
những đơn vị điển hình nhất, nằm ở trung tâm, là hạt nhân của hệ thống TNPS
ở cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. TNPS tiếng Anh và tiếng Việt
được định danh dựa trên 21 đặc trưng sau: (1) Chủ thể của hoạt động phụ sản;
(2) Đối tượng tham gia hoạt động phụ sản (3) Tổ chức (4) Hệ sinh dục nữ; (5)
Hệ sinh dục nam; (6) Phạm vi; (7) Viêm; (8) Chứng, bệnh; (9) U, sưng; (10)
Chảy, tiết; (11) Trạng thái, tình trạng; (12) Số lượng; (13) Chỉ thời gian; (14)
Phép soi; (15) Phép đo; (16) Phép ghi/chụp; (17) Qui trình cắt; (18) Qui trình
tạo hình; (19) Qui trình cố định; (20) Thiết bị, dụng cụ; (21) Môn, khoa.
Trong đó, đáng chú ý là những đặc trưng có mức độ sử dụng nhiều nhất trong
tiếng Anh là đặc trưng định danh hệ sinh dục nữ, với 38 thuật ngữ, chiếm
3,45% và trong tiếng Việt là đặc trưng định danh viêm, với 48 thuật ngữ,
chiếm 4,36%, còn mức độ sử dụng ít nhất trong tiếng Anh là đặc trưng định
danh phép đo, với 1 thuật ngữ, chiếm 0,09% còn tiếng Việt là đặc trưng định
danh cố định, với 2 thuật ngữ, chiếm 0,18%.
Bảng 4.1. Mô hình định danh TNPS tiếng Anh và tiếng Việt
TT
1

2

Mô hình

Chủ thể và
đối tượng

Đặc trưng định
danh
Chủ thể
Đối tượng
Tổ chức

Tổng
Chỉ bộ phận
Sinh dục nữ
cơ thể người
Sinh dục nam
Phạm vi
Tổng
Viêm
Bệnh/ chứng
U, sưng

Tiếng Anh
Số lượng
Tỉ lệ %
3
0,27
5
0,45
4
0,37
12

1,09
38
3,45
4
0,36
11
1
53
4,84
21
1,9
12
1,09
5
0,45

20

Tiếng Việt
Số lượng Tỉ lệ %
6
0,54
8
0,72
6
0,54
20
1,81
49
4,45

7
0,63
6
0,54
62
5,62
48
4,36
23
2,0
9
0,81


3

4

5
6

Chỉ
bệnh
phụ sản

Tổng
Chỉ phương
pháp phòng,
chữa bệnh
phụ sản


Chảy/ tiết
Trạng thái/ tình
trạng
Số lượng
Thời gian
Phép soi
Phép đo
Ghi/ chụp
Quy trình cắt
Quy trình tạo hình
Quy trình cố định

Tổng
Trang thiết bị/ dụng cụ
Chỉ môn/ khoa

9
3

0,81
0,27

18
13

1,63
1,18

21

26
97
8
1
7
9
5
3
33
5
4

1,9
2,36
8,578
0,27
0,09
0,63
0,81
0,45
0,27
3,0
0,45
0,36

7
8
126
14
6

9
23
5
2
59
4
6

0,63
0,72
11,33
1,27
0,54
0,81
2,09
0,45
0,18
5,36
0,36
0,54

4.3. SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊNH DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Xét về phương thức đặt TN, cả TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều
được hình thành theo ba con đường chính, đó là: TN hoá từ ngữ thông thường,
tạo TN trên cở sở ngữ liệu vốn có và vay mượn TN của nước ngoài. Điều
đáng lưu ý là, trong hệ TNPS tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự vay mượn TN
từ các ngôn ngữ khác nhưng cách thức vay mượn vừa có điểm tương đồng,
vừa có điểm khác biệt.
4.4. MỘT SỐ Ý KIẾN CHUẨN HOÁ TNPS TIẾNG VIỆT VỀ MẶT

PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐỊNH DANH
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi xin đề xuất một số phương hướng cụ
thể để xây dựng và chuẩn hoá hệ TNPS tiếng Việt về mặt phương thức tạo lập
và định danh như sau: Cần rà soát lại tất cả các TN có trong các từ điển, các
giáo trình tài liệu về phụ sản đã và đang được sử dụng, lập danh sách các TN
cần được chuẩn hoá để tiến hành chuẩn hoá chúng theo phương hướng đã
được kiến nghị trên đây.
4.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Xét về phương thức đặt TN, cả TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt đều
được hình thành theo ba con đường chính, đó là: TN hoá từ ngữ thông thường,
tạo TN trên cở sở ngữ liệu vốn có và vay mượn TN của nước ngoài.
Xét về phương diện định danh theo tiêu chí kiểu ngữ nghĩa, tuyệt đại đa số
các TNPS tiếng Anh và tiếng Việt đều là các tên gọi trực tiếp của các khái
niệm hoặc đối tượng trong lĩnh vực phụ sản. TNPS tiếng Anh và tiếng Việt
được định danh dựa trên 21 đặc trưng, trong đó, đặc trưng có mức độ sử dụng
nhiều nhất trong tiếng Anh là đặc trưng định danh hệ sinh dục nữ và trong
tiếng Việt là đặc trưng định danh viêm.
21


Trên cơ sở phân tích đặc điểm định danh và phương thức tạo lập TNPS,
trong chương này, chúng tôi cũng đã đưa ra một số kiến nghị về chuẩn hóa
TNPS trong tiếng Việt từ phương diện tạo lập và định danh.
KẾT LUẬN
Luận án so sánh đối chiếu TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình
diện cấu tạo và định danh nhằm tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt
của hệ TNPS trong hai ngôn ngữ, góp phần xây dựng lí thuyết về TN học nói
chung và chuẩn hoá hệ TNPS tiếng Việt nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu
quả trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh trong
lĩnh vực phụ sản.

1. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu hệ TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt,
luận án quan niệm TN là “những từ ngữ biểu đạt khái niệm, đối tượng thuộc
một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn nhất định”.
2. Về đặc điểm cấu tạo và từ loại của hệ TNPS tiếng Anh đối chiếu so sánh
với các TN tương đương của chúng trong tiếng Việt.
Xét về đặc điểm từ loại, các TNPS trong tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu
là danh từ hoặc cụm danh từ (tiếng Anh: 72,49%, tiếng Việt: 72,67%). Số TN
là động từ và cụm động từ (tiếng Anh: 2,44%, tiếng Việt: 18,3%). Số TN là
tính từ và cụm tính từ (tiếng Anh: 15,17%, tiếng Việt: 9,01%). Do nội dung
hay “cái được biểu hiện” của TN có thể là khái niệm hoặc đối tượng được sử
dụng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hay lĩnh vực chuyên môn nhất
định nên các danh từ hoặc danh ngữ biểu đạt cái khái niệm hoặc đối tượng
trong mỗi hệ TN đương nhiên luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặt khác, điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ thực tế của các từ loại thực từ trong mỗi
ngôn ngữ: danh từ luôn luôn chiếm số lượng nhiều nhất.
Xét về phương thức cấu tạo, các TNPS trong tiếng Anh có dạng từ đơn
(29,16%), từ phái sinh (18,99%), từ ghép (0,45%) và từ viết tắt (9,9%), các
TNPS trong tiếng Việt có thể là từ đơn (4,28%), từ ghép (9,35%), cụm từ định
danh (86,37%). Tuy nhiên, các TNPS trong tiếng Việt chủ yếu được tạo thành
bằng phương thức ghép theo quan hệ chính phụ, do vậy phần lớn chúng tồn
tại dưới dạng từ hoặc cụm từ ghép chính phụ. TNPS tiếng Việt không có TN
nào là dạng viết tắt. Tiếng Anh chủ yếu là thuộc loại hình tổng hợp tính, còn
tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính. Do vậy, số lượng TNPS
trong tiếng Anh có tối đa là bốn thuật tố, còn tiếng Việt có đến năm thuật tố.
Chính lí do này khiến cho TNPS tiếng Anh có tính chất từ hơn do vậy chặt
chẽ hơn, TNPS tiếng Việt có tính chất cụm từ nên lỏng lẻo hơn (so sánh:
TNPS tiếng Anh có dạng từ là 48,6%, có dạng cụm từ là 41,5% còn tiếng Việt
có dạng từ là 13,63% và có dạng cụm từ là 86,37%).

22



×