Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây trám trắng ghép (canarium album (lour) rausch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.48 KB, 80 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và ptnt

Tr-ờng đại học lâm nghiệp
--------------------------

nguyễn quốc tuấn

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây trám
trắng ghép (Canarium album (Lour.) Raeusch)

Chuyên ngành: Lâm Học

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà tây 2006

Hà Tây - 2006


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và ptnt

Tr-ờng đại học lâm nghiệp


nguyễn quốc tuấn

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây trám


trắng ghép (Canarium album (Lour.) Raeusch)

Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học

TS. Phạm Đức Tuấn

Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 4.04.04


1
Đặt vấn đề
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm
nghiệp. Nhờ có giống đ-ợc cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
khác mà năng suất các loài cây nông nghiệp chủ yếu trong những năm qua đã tăng
gấp đôi so với những năm 1960. Trong lâm nghiệp, cây rừng có đời sống dài ngày,
khó có điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nên công tác giống
lại càng quan trọng. Dù trồng rừng kinh tế hay trồng rừng phòng hộ đều phải có
giống tốt theo mục tiêu đặt ra [20].
Trong những năm gần đây, các Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trong
cả n-ớc đã tiến hành nghiên cứu về chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống cho
nhiều loài cây rừng, đã đạt đ-ợc một số kết quả b-ớc đầu, mở ra một triển vọng lớn
cho trồng rừng nguyên liệu ở n-ớc ta [26].
Nhân giống là khâu cuối cùng trong công tác giống. Để giữ đ-ợc các đặc tính
tốt của cây giống ng-ời ta th-ờng dùng các ph-ơng thức nhân giống sinh d-ỡng.

Trong các ph-ơng thức nhân giống sinh d-ỡng thì các ph-ơng pháp ghép kết hợp
đ-ợc sức sống trẻ của gốc ghép với tính di truyền tốt của cành ghép, tạo đ-ợc cây
ghép vừa sống lâu, vừa mau ra quả và giữ đ-ợc giá trị kinh tế tốt của cây mẹ lấy
cành, đồng thời cây thấp hơn, vì vậy ph-ơng thức này đã và đang đ-ợc áp dụng rộng
rãi trong việc xây dựng các v-ờn giống cây rừng và các v-ờn quả cao sản [19].
Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch) là loài cây bản địa phân bố
trong rừng tự nhiên và đ-ợc nhân dân ta gây trồng ở nhiều nơi với mục đích trồng
rừng phòng hộ kết hợp lấy quả. Từ lâu, quả trám đã đ-ợc nhiều n-ớc sử dụng làm
thực phẩm. Phúc Kiến và Quảng Đông là hai tỉnh trồng trám lấy quả nhiều nhất
Trung Quốc. Từ năm 1980 đến 1996 sản l-ợng quả trám đã tăng từ 4,5 lần đến 12,5
lần nh-ng vẫn ch-a đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong n-ớc và xuất khẩu [38].
Ngoài sản l-ợng trong n-ớc, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu quả trám từ Việt Nam.
Vì vậy, quả trám trở nên có giá, dễ tiêu thụ trên thị tr-ờng. Cây trám trắng đã đ-ợc
nông dân miền núi và chủ trang trại quan tâm gây trồng với mục đích lấy quả.


2
Một trong những đặc điểm của cây trám trồng từ hạt là lâu ra quả, trên các
mô hình thử nghiệm tại Lạng Sơn, Hoà Bình và Phú Thọ cho thấy cây trám trắng
sau khi trồng từ 8 đến 10 năm mới cho quả, tỷ lệ cây có quả rất thấp. Tại Hạ hoà,
Phú Thọ trám trên 20 tuổi trồng trong v-ờn hộ gia đình có tỷ lệ cây ra quả có thể
cho thu hoạch chỉ chiếm từ 30 - 40%, còn lại 60 - 70% số cây rất ít quả và không có
quả. Những cây không cho quả ngôn ngữ dân gian thường gọi là cây đực , nó
không đáp ứng đ-ợc mục đích trồng rừng lấy quả.
Nhân giống sinh d-ỡng là ph-ơng thức có thể cải thiện đ-ợc chất l-ợng
giống cây rừng. Các nghiên cứu về nhân giống sinh d-ỡng trám trắng cho thấy nhân
giống bằng ph-ơng pháp ghép cho tỷ lệ thành công khá cao, nhân giống bằng
ph-ơng pháp giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ rất thấp, hiệu quả kém và có thể giâm hom
không phải là biện pháp phù hợp với loài cây này [24].
Lấy cành trám từ các cây mẹ sai quả ghép lên gốc trám trắng đ-ợc cây trám

ghép. Cây ghép có -u điểm nổi bật là sớm cho quả, loại trừ được hiện tượng cây
đực, cây ghép thường có tán thấp, cành xoè ngang, dễ thu hái và chăm sóc, có thể
thâm canh với c-ờng độ cao, vì thế nhiều địa ph-ơng đã chọn cây trám ghép để
trồng rừng. Trong 2 năm (2003 - 2004) diện tích trám ghép trồng trong mô hình
khuyến lâm tại các tỉnh miền núi phía bắc đạt 482,5 ha, -ớc tính tổng diện tích trám
ghép đã trồng trong cả n-ớc đến năm 2006 đạt trên 1000 ha.
Về hiệu quả kinh tế. Chỉ tạm tính với năng suất khiêm tốn là 100 kg/cây ở
giai đoạn sau tuổi 10 (trám ghép có thể cho quả từ năm thứ hai). Hiện nay giá quả
trám t-ơi trên thị tr-ờng Việt Nam phần lớn dao động từ 4000 - 6000 đồng/kg,
nh-ng để giảm tối đa mức độ rủi ro xin tạm tính với giá 2000 đ/kg. Với mật độ 400
cây/ha, và thời gian cho thu quả kéo dài 25 năm, thì hiệu quả kinh tế trên mỗi héc ta
trồng trám hàng năm khoảng 80 triệu đồng, không thua kém cà phê năng suất khá
(2 tấn/ha), vào những năm đ-ợc giá (2500 USD/tấn). Nếu gặp rủi ro, quả trám t-ơi
chỉ bán đ-ợc 1000đ/kg thì mỗi héc ta hàng năm vẫn thu đ-ợc 40 triệu đồng - gấp


3
đôi ruộng lúa 10 tấn/ha, gần gấp 7 lần rừng bạch đàn thâm canh (20 m3/ha/năm x
300.000đ/m3 = 6 triệu đồng/ha/năm) [37].
Giá trị về kinh tế và sinh thái của cây trám quả là rất lớn, nhu cầu trồng trám
ghép ngày càng tăng lên nh-ng kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế. Phong trào
trồng trám ghép ở n-ớc ta mới đ-ợc bắt đầu trong khoảng 3 năm gần đây, rừng trám
ghép của nông dân hiện nay chủ yếu đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhìn chung
tỷ lệ thành rừng thấp, chất l-ợng rừng trồng ch-a đ-ợc cải thiện, ch-a đáp ứng đ-ợc
yêu cầu của cây lấy quả là phải có sức sinh tr-ởng tốt, có bộ khung cành vững chắc,
cân đối, có góc phân cành lớn tạo ra nhiều cấp cành, chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Cũng trong khoảng 3 năm trở lại đây, việc nhân giống cây trám ghép để đáp ứng
nhu cầu trồng rừng trong nhân dân gặp nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Mặc dù
đã có một số cơ sở sản xuất cây trám ghép đáp ứng đ-ợc một phần nhu cầu của
ng-ời trồng rừng. Tuy nhiên điều mà các nhà sản xuất quan tâm là tăng nhanh số

l-ợng cây con để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị tr-ờng, vấn đề nâng cao chất
l-ợng cây ghép ch-a đ-ợc quan tâm nghiên c-ú.
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bên cạnh những
nguyên nhân về kinh tế, xã hội thì một trong những nguyên nhân quan trọng là
chúng ta ch-a xây dựng đ-ợc hệ thống biện pháp kỹ thuật tạo cây trám ghép trên cơ
sở có hiểu biết đầy đủ về loài cây này ở giai đoạn v-ờn -ơm và giai đoạn tuổi non
làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây ghép đạt
yêu cầu chất l-ợng đủ tiêu chuẩn đem đi trồng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi
thực hiện đề tài Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây trám trắng ghép
Canarium album (Lour.) Raeusch .


4
Ch-ơng 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số dẫn liệu về cây Trám trắng
1.1.1. Đặc tính sinh vật học:
Theo tài liệu của Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Lộc (2005), [38]: Họ
trám Burseraceae gồm 16 chi, hơn 500 loài phân bố tại vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, cả bắc và nam bán cầu, là những loài gỗ lớn th-ờng xanh đa tác
dụng. Ngoài giá trị phủ xanh, phần lớn các loài trong 16 chi nói trên đều cho
gỗ lớn và rất nhiều loài cho quả ăn đ-ợc. Trong 16 chi của Burseraceae, các
loài trám ăn quả chủ yếu tập trung trong chi Canarium. Chi này gồm hơn 100
loài, tuy nhiên theo các điều tra của Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ có 26 loài
đã đ-ợc gây trồng trên thế giới để lấy quả và lấy gỗ. Trong 26 loài trên có 3
loài trám đen là Canarium pinela, C.rigrum và C.tonkinensis đ-ợc -a chuộng
trên thị tr-ờng Trung Quốc. Loài C.ovatum nguyên sản Philippine, phân bố tự
nhiên ở nam đảo Luzon, quả to, hạt rất lớn, đây là loài trám rất ngon, có giá trị
dinh d-ỡng rất cao, đáng đ-ợc quan tâm gây trồng.
Loài trám trắng Canarium album là cây thân gỗ lâu năm th-ờng xanh,

tán lá dày và rậm, luôn luôn tạo ra độ tàn che cao, tác dụng chống xói mòn
bảo vệ đất và cải thiện khí hậu rất tốt. Trám trắng có khả năng tái sinh tự
nhiên mạnh cả hạt và chồi
- Đặc điểm hệ rễ:
Đặc điểm nổi bật nhất của cây trám mọc tự nhiên từ hạt là rễ cọc đơn
trục, thẳng đứng, phát triển rất sâu. Điều tra tại Phúc Kiến Trung Quốc cho
thấy cây mọc từ hạt với đ-ờng kính 40cm, trên đất đồi rễ cọc có thể ăn sâu 4 5 m, trên đất phù sa có thể ăn sâu 7 - 8 m, rễ bàng phát triển rất muộn, số
l-ợng ít, yếu ớt, nói chung không v-ợt quá giới hạn che phủ của tán lá. Bộ rễ
nh- vậy th-ờng tạo ra thân cây to, có khả năng chịu hạn cao [38].
- Đặc điểm phát lộc và phân cành:


5
Mỗi năm cây trám trắng có thể phát lộc để thành đoạn cành từ 2 đến 5
hoặc 6 lần. Tuổi cây non, trạng thái dinh d-ỡng tốt và nhiệt ẩm càng thuận lợi
thì số lần phát lộc càng nhiều. Mùa phân hóa chồi hoa vào khoảng cuối tháng
2 đầu tháng 3 nên hầu hết lộc xuân đều không thành cành sinh quả [38].
- Đặc điểm ra hoa, kết quả:
Có 4 kiểu hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa l-ỡng tính và hoa dị hình. Cây hoa
tự đực hoàn toàn không cho quả, ngôn ngữ dân gian gọi loại này là cây đực,
cây toàn hoa tự cái cho sản l-ợng quả tăng dần theo tuổi, cây vừa có hoa đực
vừa có hoa cái cho sản l-ợng quả giảm dần theo tuổi, cây có hoa tự toàn đực,
toàn l-ỡng tính và toàn dị hình cho sản l-ợng quả rất thấp và ít thay đổi theo
tuổi. Trám trắng bắt đầu mùa hoa vào giữa tháng 5, hoa nở rộ từ cuối tháng 5,
đến đầu tháng 6 và hoa tàn, quả non từ giữa đến cuối tháng 6. Sau khi hoa tàn,
quả lớn rất nhanh, đến giữa tháng 7, kích th-ớc quả về cơ bản đã định hình và
có thể thu hoạch cho sản xuất mứt trám. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10,
quả tăng nhanh sinh khối khô và tăng độ cứng. Từ trung tuần tháng 10 đến
cuối tháng 11, quả chín dần đến chín hoàn toàn [38].
- Yêu cầu về đất trồng và điều kiện khí hậu:

Khả năng thích ứng của trám trắng với đất trồng rất rộng, từ đất bồi tụ
sông suối đến feralit đỏ hay vàng trên đồi gò đều có thể trồng trám, trám trắng
không -a đất đọng n-ớc, đất bí chặt, rất kị đất phèn mặn và rất -a đất tơi xốp,
độ thông thoáng cao, giữ ẩm tốt. pH thích hợp với trám dao động từ 4,5 6,5
đất càng dày, càng thông thoáng và giữ ẩm tốt thì rễ càng phát triển sâu rộng,
tán lá càng xum xuê và sản l-ợng quả càng cao [34].
Trám trắng -a khí hậu nóng ẩm, dễ bị hại do s-ơng muối [1]. Trừ hai
vùng khắc nghiệt là núi cao phía bắc có mùa đông giá lạnh và một số nơi ở
Tây nguyên, Đông nam bộ có mùa khô quá dài, cả không khí và đất đều khô,
còn phần lớn lãnh thổ Việt Nam đều có chế độ khí hậu phù hợp với phát triển


6

cây trám trắng lấy quả. ở mọi nơi cây trám trắng phân bố, về cơ bản có thể
gây trồng cây trám lấy quả [38].
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cây có thể cao tới 25 m, đ-ờng kính 120 cm. Thân tròn thẳng, vỏ xám
trắng, lúc già th-ờng bong vẩy nhỏ. Vết vỏ đẽo có nhựa thơm hơi đục [5].
1.1.3. Phân bố:
Cây mọc tự nhiên ở ấn Độ, Lào, Thái lan, Philippine [5]. ở Trung quốc
các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan, Tứ
Xuyên đều trồng trám. Việt Nam, Lào, CamPuchia đều có trám trắng phân
bố [1].
ở Việt nam, trám trắng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, Tây
nguyên, nơi có l-ợng m-a từ 1500 2000 mm/năm, th-ờng phân bố ở độ cao
từ 100 750 m, th-ờng gặp ở rừng thứ sinh trên đất còn tốt nh-ng mọc rải rác,
ch-a gặp trám trắng mọc tự nhiên thuần loài [1].
1.1.4. Giá trị kinh tế:
Gỗ xám trắng, mềm nhẹ, dễ làm, dễ bị mối mọt. Có thể dùng làm gỗ dán lạng,

làm trụ mỏ, đóng đồ dùng thông th-ờng. Quả chín để ăn hoặc làm thuốc.
Nhựa trám có mùi thơm dùng để cất tinh dầu, lấy tùng h-ơng dùng trong công
nghệ sơn, in, là loài cây đa tác dụng, mọc nhanh, có biên độ sinh thái rộng, dễ
gây trồng [5].
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. ở n-ớc ngoài
1.2.1.1. Nghiên cứu ph-ơng pháp ghép và ứng dụng trong sản xuất
Có nhiều dẫn liệu cho thấy ng-ời Trung Quốc đã biết ghép cây từ hàng
ngàn năm tr-ớc công nguyên. Aristote (384 - 322 TCN) đã nói về ghép trong
các tác phẩm của mình. Thời kỳ phục h-ng (1350 - 1600) ng-ời ta chú ý đến
ứng dụng thực tiễn của ghép. Nhiều loài cây đ-ợc đ-a vào châu âu và duy trì


7
bằng ph-ơng pháp ghép. Vào thế kỷ thứ 16 - 17 ghép đ-ợc áp dụng rộng rãi ở
n-ớc Anh trong nghề làm v-ờn và đã nhận thấy vai trò của lớp t-ợng tầng tuy
ch-a rõ bản chất của nó. Đầu thế kỷ thứ 18, Stephen Hales trong tác phẩm
nghiên cứu về Tuần hoàn của nhựa trong cây đã nhận thấy sự tồn tại của
phần giữa cây và vai trò của nó trong vận chuyển các chất từ rễ lên trên. Cũng
trong khoảng thời gian này, Duhamel đã nghiên cứu sự hình thành tổ hợp
ghép, sự vận chuyển của nhựa qua chỗ ghép. Năm 1821, Thourin đã mô tả 119
ph-ơng pháp ghép và những biến đổi do ghép cây gây ra [13].
Vào năm 1840 một ng-ời Pháp tên là Marier de Boisdyver ở vùng rừng
Phôngtennơblô đã ghép trên 10 nghìn cây thông đen xuất xứ Korzica (Pinus
nigra sp. Lariciot) lên gốc ghép thông đen non trẻ nhằm nhân rộng xuất xứ có
giá trị và để sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng [27].
Nhân giống bằng ph-ơng pháp ghép đ-ợc coi là một công nghệ tiên tiến
trong sản xuất nông nghiệp và đ-ợc áp dụng phổ biến ở những n-ớc trồng cây
ăn quả trên thế giới. Ngoài ra nó còn đ-ợc sử dụng trong nghề cây cảnh, cây
công nghiệp, cây thuốc (Sing R.B.1993). Cây ăn quả lâu năm, nếu sử dụng

đ-ợc tổ hợp mắt ghép, gốc ghép thích hợp ngoài các -u điểm hơn hẳn so với
các ph-ơng pháp nhân giống khác về khả năng sinh tr-ởng, hệ số nhân giống,
mức độ đồng đều của cây con Cây ghép còn có khả năng thích ứng với điều
kiện bất lợi như hạn, lạnh, úngMặt khác còn làm cho cây lùn đi. Những ưu
điểm này đ-ợc biểu hiện rõ rệt trong sản xuất cây có múi (Cobin 1948), (trích
dẫn theo [22]). Một thành tựu nổi bật của -u thế nhân giống bằng ph-ơng
pháp ghép là trong nghề trồng táo. Việc sử dụng gốc ghép lùn và nửa lùn đ-ợc
coi là cuộc cách mạng trong nghề trồng táo ở châu âu. Vì khi sử dụng gốc
ghép đó làm tán cây nhỏ lại, trồng đ-ợc nhiều hơn, sớm cho quả, năng suất
cao, chăm sóc tiện lợi, giảm đ-ợc công thu hái [36].
Ghép đã trở thành ph-ơng pháp chuẩn đối với cây tếch (Tectona
grandis) (Muniswami,1977). Thông th-ờng có hai mùa ghép trong một năm,


8
đó là mùa xuân (tháng 3 - 5) và mùa thu (tháng 10 - 11), song ở cây tếch, tỷ lệ
sống của cây ghép vào mùa xuân cao hơn so với mùa thu và chồi ghép cũng
sinh tr-ởng tốt hơn. Các n-ớc nh- ấn độ và Thái Lan, ghép tếch đạt tỷ lệ
thành công tới 98% [27].
Từ những năm 1950 ph-ơng thức ghép đã đ-ợc dùng ở các n-ớc châu
Âu để xây dựng v-ờn giống cho nhiều loài cây rừng. Hiện nay ghép vẫn là
một ph-ơng thức nhân giống chủ yếu đang đ-ợc áp dụng để xây dựng v-ờn
giống ở nhiều n-ớc trên thế giới [19].
1.2.1.2. Nghiên cứu sử dụng gỗ, nhựa trám, đặc tính sinh vật học và kỹ
thuật gây trồng.
- Các nghiên cứu sử dụng gỗ và dầu nhựa
Lý Thời Trân đời Minh vào thế kỷ XV. Trong : Bản thảo cương mục,
đã ghi chép các nghiên cứu sử dụng rễ, lá, quả trám để làm thuốc chữa bệnh
và thuốc bổ dùng trong dân gian.
Barry Evans (1993), đã đề cập đến giá trị của hạt trám: có thể sử dụng

nhân hạt trám sản xuất mỹ phẩm và sử dụng vỏ hạt trám làm chất đốt. Tiềm
năng khai thác sử dụng 4 loài trám trong chi Canarium trong khuôn khổ dự án
Phát triển những loài cây bản địa cho quả hạch có thể ăn được tại
Philippine, đã thống kê đ-ợc 3 loài mọc phổ biến là C.ovatum, C.indicum và
C.salomonense. Tác giả cũng l-ợc dẫn những nghiên cứu ban đầu về sinh
tr-ởng, mật độ rừng trồng, khả năng cung cấp hạt và thị tr-ờng tiêu thụ tại
quần đảo solomon thuộc Philippine. ông cũng cho biết trám phân bố rất nhiều
tại papuanew Guinea, các n-ớc vanuatu PNG láng giềng và điều đặc biệt là
các quốc gia này cũng đang quan tâm nghiên cứu sử dụng khai thác tiềm năng
kinh tế từ cây trám [42].
- Nghiên cứu về đặc tính sinh vật học


9
Yangjigao (1998), đã công bố kết quả nghiên cứu về cây trám trắng
trong cuốn: Đất rừng và chọn giống cây trồng thích hợp nam Quảng Tây.
Nhà xuất bản lâm nghiệp Trung Quốc 1998 như sau:
Trám trắng mọc ở chân đồi có độ cao từ 200 - 500m, độ dốc 360, đất thịt,
chua, độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm có hàm l-ợng (%) các chất trong lá:
N

1,73

P205

0,21

Ca0

0,96


Mg0

0,41

Tro

6,5

Si02

4,1

K20

0,72

Na20

0,008

Fe203

0,01

Al203

0,002

Mn0


0,003

Trám trắng và trám đen là loài cây yêu cầu về đất giàu dinh d-ỡng với
hàm l-ợng các (%) các chất có trong đất là: N: 1,67 - 1,73; Tro: > 6,5;
Si02:4,22 - 4,91; Ca0: 0,96; K20: 0,72 (trích dẫn theo[1]).
- Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Thái lan và Philippine đã có những nghiên cứu gây trồng trám với vai
trò là cây thân gỗ trồng xen trong mô hình nông lâm kết hợp.
Trung Quốc đã có những b-ớc đi sớm trong hoạt động cải thiện giống
trám trắng , và đã b-ớc đầu cho ra một số xuất xứ, gia hệ (family) hữu tính và
một số dòng vô tính (strain) tuyển chọn từ các -u thế lai và nhân bằng ph-ơng
pháp ghép [38].
1.2.2. ở Việt Nam.
1.2.2.1. Nghiên cứu ph-ơng pháp ghép và ứng dụng trong sản xuất.
Nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam đã có cách đây hơn hai nghìn năm,
trong lịch sử dựng n-ớc và giữ n-ớc, đất n-ớc ta chịu hậu quả nặng nề của
chiến tranh, việc phát triển khoa học kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng vào sản
xuất còn nhiều hạn chế. Sau hoà bình lập lại, Đảng và nhà n-ớc đã có những
chủ tr-ơng chính sách để phát triển nông lâm nghiệp toàn diện. Từ sau những
năm 1960, các Viện nghiên cứu và các tr-ờng Đại học nông lâm đ-ợc thành
lập đã tạo ra một b-ớc nhảy vọt trong sản xuất và nghiên cứu khoa học nông
lâm nghiệp.


10
- Trong sản xuất nông nghiệp: Hơn 40 năm qua, ngành nông nghiệp đã
đạt đ-ợc nhiều thành tựu to lớn. Trong đó công nghệ nhân giống sinh d-ỡng
gồm chiết, ghép, nuôi cấy mô đã được ứng dụng cho hầu hết cho các loài
cây ăn quả và một số loài hoa, cây cảnh. Đến nay đã xây dựng và hoàn thiện

các qui trình kỹ thuật nhân giống cây ăn quả nh-: nhãn, vải, cam, hồng, b-ởi,
lê, táo, mơ, mận, xoài, . Các vườn ươm nhân giống đã phát triển ở hầu hết
các tỉnh và các vùng sản xuất trong cả n-ớc, năng suất và chất l-ợng cây trồng
ngày càng đ-ợc cải thiện.
- Trong sản xuất lâm nghiệp: Công tác giống cây rừng ở n-ớc ta bắt đầu
từ những năm 1930, khi các nhà lâm nghiệp ng-ời Pháp xây dựng một số
điểm trồng thử đầu tiên cho một số loài cây rừng. Sau đó, trong những năm
1950 - 1960 các khảo nghiệm cho bộ giống 18 loài bạch đàn, 15 loài thông và
một số loài keo đã đ-ợc tiến hành tại vùng núi Đà lạt mà đến nay đã thành
một số loài có giá trị nh- Eucalyptus microcorys và E. grandis cao 60m với
đ-ờng kính 55 - 60 cm. Tuy vậy, do điều kiện chiến tranh nên trong một thời
gian dài công tác giống chỉ dừng lại ở bảo quản hạt giống và xây dựng rừng
giống là chính.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980, hoạt động cải thiện giống cây
rừng mới đ-ợc đẩy mạnh trong cả n-ớc. Các hoạt động trong thời gian đầu
chủ yếu là khảo nghiệm xuất xứ cho các loài thông, bạch đàn, keo, tràm, phi
lao v.v. sau đó là các hoạt động về chọn lọc cây trội, xây dựng rừng giống và
v-ờn giống. Những hoạt động nổi bật gần đây là phát hiện và nghiên cứu chọn
lọc các giống lai tự nhiên, tạo giống lai nhân tạo, nhân giống hom và nuôi cấy
mô phân sinh, cũng nh- ứng dụng chỉ thị phân tử vào cải thiện giống cây rừng
[20].
Nhân giống sinh d-ỡng đã đ-ợc áp dụng rộng rãi cho một số loài cây
rừng, phục vụ cho các mục đích khác nhau, trong đó ghép, giâm hom và nuôi
cấy mô là những biện pháp đ-ợc sử dụng nhiều hơn cả.


11
+ Cây mỡ (Manglietia glauca) đã đ-ợc Lê Đình Khả và cộng sự
(1989), sử dụng ph-ơng pháp ghép để nhân giống cây trội phục vụ xây dựng
v-ờn giống dòng vô tính (dẫn theo[25]).

+ Thông nhựa (Pinus merkusii), thông ba lá (P.kesiya), thông đuôi
ngụa (P.massoniana), ghép là biện pháp chủ yếu để tạo cây ghép cho xây
dựng dòng vô tính đã đ-ợc Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Hoàng Thanh Lộc và
cộng sự áp dụng ở Viện khoa học lâm nghiệp, Công ty giống lâm nghiệp
Trung -ơng và một số đơn vị khác (dẫn theo [25]).
+ Cây điều (Anacardium occidentale) là loài cây lấy quả có giá trị. Để
xây dựng v-ờn giống và đ-a thẳng cây ghép vào trồng. Hoàng Ch-ơng và
Trần Văn Sâm (1990) đã áp dụng kỹ thuật ghép chẻ trên gốc ghép non, đạt tỷ
lệ sống 37,3%. Ngoài ra, L-u Bá Thịnh (1990) cũng đã chiết cành thành công
một số cây điều để gây trồng (dẫn theo [25]).
+ Cây dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima) cũng đã đ-ợc D-ơng
Mộng Hùng và cộng sự (2001) nhân giống thành công bằng ph-ơng pháp
ghép, tỷ lệ sống đạt trên 70% [12].
+ Cây hồi (illicium verum) đã đ-ợc Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn
H-ng (2003) sử dụng ph-ơng pháp ghép nêm để nhân giống, tỷ lệ sống đạt
trên 70% [30].
+ Cây quế (Cinamomum cassia) đã đ-ợc Phạm Văn Tuấn (2001), và
cộng sự sử dụng ph-ơng pháp ghép nêm ngọn để nhân giống, tỷ lệ sống đạt
trên 70% [39].
+ Ghép cải tạo giống đã đ-ợc Trần Quang Việt và cộng sự (1996) áp
dụng cho cây trẩu nhăn ở n-ớc ta (trích dẫn theo [16]).
1.2.2.2. Nghiên cứu sử dụng gỗ, nhựa trám, đặc tính sinh vật học và kỹ
thuật gây trồng.


12
Trong nhiều năm nay cây trám trắng đã đ-ợc các nhà khoa học nghiên
cứu ở cả 3 lĩnh vực là khai thác sử dụng gỗ và dầu nhựa, Nghiên cứu về đặc
tính sinh vật học và kỹ thuật gây trồng.
- Các nghiên cứu về khai thác, sử dụng gỗ, nhựa,:

Đỗ Tất Lợi trong tác phẩm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam
(1995), cho biết: Trong quả trám có chứa chừng 1,2% chất Protit, 1% dầu béo,
12% chất hydrat cac bon, 0,204% can xi, 0,06% phot pho, 0,0014% chất sắt
và 0,021% vi ta min C (Dẫn theo kết quả phân tích của Viện vệ sinh dịch tễ
Trung Quốc 1975). Trong nhân quả trám có chứa chừng 50 - 65% chất dầu
béo. Nhựa trám là một chất mềm màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu, đun nóng
900 sẽ chảy lỏng, tan trong ete, dầu hoả, khi cất kéo bàng hơi n-ớc, nhựa trám
sẽ cho 18 30% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu trám là Sabinen
(45%) một nguyên liệu để tổng hợp chất thơm dùng trong h-ơng liệu. Ngoài
ra còn Y técpinen (16,7%), Téc pineol (10,8%), pinen (9%), Tecpinen
(4,9%) Sau khi ch-ng cất tinh dầu còn lại một chất colophal tan hoàn toàn
trong ete và tan một phần trong cồn lạnh, chất nhựa trám đ-ợc tiêu thụ trên
thị tr-ờng quốc tế với tên eleni. Tính chất chữa bệnh của quả trám đ-ợc ghi
trong các tài liệu đông y cổ là: vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, vào
kinh phế và vị, có năng lực thanh phế, lợi yết hầu, sinh tân, chỉ khát, giải độc,
là thuốc chữa yết hầu s-ng đau, ho nhiều đờm. Nhựa trám dùng ch-ng cất tinh
dầu dùng trong những kỹ nghệ n-ớc hoa, colophal, còn lại dùng trong kỹ nghệ
xà phòng, véc ni. Trong kháng chiến, tinh dầu trám đ-ợc dùng làm dung môi
chiết suất cafêin trong lá chè, trong nhân dân dùng nhựa trám trộn với thân
cây đậu t-ơng làm h-ơng thơm thắp khi cúng bái ngày lễ [21].
Phạm Đình Tam (2001), nhận thấy gỗ trám trắng lấy từ rừng trồng thoả
mãn đ-ợc các tiêu chuẩn làm gỗ dán, tỷ lệ thành khí ván bóc đạt 61,2% trong
đó ván mặt chiếm 73,8%. Kết quả này cho thấy gỗ trám trắng dùng làm
nguyên liệu gỗ dán hơn hẳn các loài cây bản địa khác [34].


13
- Các nghiên cứu về đặc tính sinh vật học
Lĩnh vực này đ-ợc nhiều tác giả đề cập nh-: Trần Xuân Thiệp (1985),
Triệu Văn Hùng (1993), Ngô Đình Khế (1994), Hà Văn Tiệp (1996), Lê Xuân

Tình (1998), Nguyễn Thị Kim Anh (1999), Nguyễn Ngọc Thanh (2003).
Trần Xuân Thiệp (1985), cho biết: Trong rừng tự nhiên, trám trắng
ngoài 40 tuổi vẫn còn khả năng tăng tr-ởng mỗi năm tới 1cm về đ-ờng kính,
từ 0,3 - 0,5 cm về chiều cao. Trong rừng thứ sinh Quỳ châu (Nghệ An) trám
trắng có đ-ờng kính 40 cm, chiều cao 25 m [30].
Ngô Đình Khế (1994), qua theo dõi rừng trồng nhận thấy: Trám trắng
13 tuổi trồng thuần loài tại lâm tr-ờng Lạc Thuỷ, Hoà bình có chiều cao trung
bình Hvn = 13 - 17 m, đ-ờng kính D1,3 = 18 - 30 cm [15].
Lê Xuân Tình (1998), Tất cả các loài trám đều có nhựa với sản l-ợng
khác nhau, nh-ng chủ yếu lấy ở loài trám trắng. Gỗ trám có tỷ lệ xenlulo là
50,7%, litnhin chiếm 24,24% [33].
Hà Văn Tiệp (1996), nhận thấy các nhân tố khí hậu đều có ảnh h-ởng
đến sinh tr-ởng loài trám trắng tại Hoành bồ, Quảng Ninh, trong đó chỉ số ẩm
từ tháng 4 đến tháng 9 có ảnh h-ởng mạnh mẽ nhất. Nguyễn Ngọc Thanh
(2003), nhận xét sinh tr-ởng chiều cao cây tái sinh tại Sơn động, Bắc Giang
tăng dần theo độ sâu tầng đất, hàm l-ợng mùn, hàm l-ợng đạm và độ ẩm đất
[31].
Công trình của Triệu Văn Hùng (1993), nhận thấy: Về đặc điểm tổ
thành loài trám trắng trong rừng tự nhiên chỉ đạt trung bình 3,87% về số cây
và 6,84% về trữ l-ợng ô tiêu chuẩn, ở trạng thái rừng IIIa 1 trám trắng chiếm tỷ
lệ cao hơn so với rừng IIIa2. Tác giả cũng cho biết một số chỉ tiêu sinh lý nh-:
c-ờng độ thoát hơi n-ớc trung bình, sức hút n-ớc của lá [8].
Nguyễn Thị Kim Anh (1999), Tiến hành khảo nghiệm một số xuất xứ
trám trắng tại Phú Thọ nhận thấy: Tất cả các xuất xứ (Tuyên Quang, Quảng
Bình, Tây Nguyên) đều thể hiện đặc tính sinh thái chung của loài có khả năng


14
phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái. Khả năng thích ứng với điều kiện tự
nhiên nơi khảo nghiệm của các xuất xứ trám trắng đ-ợc thể hiện với mức độ

khác nhau. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng các tính trạng nghiên cứu của các
xuất xứ tham gia khảo nghiệm: H2 > 0,9 chứng tỏ xuất xứ đã chọn có khả
năng giữ đ-ợc những đặc tính sinh tr-ởng tốt cho đời sau. Nguồn gốc địa lý
của hạt giống có ảnh h-ởng rõ rệt đến chất l-ợng rừng trồng [1].
Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Lộc (2005), cho biết: trám rất nhiều
nhựa, ống nhựa chủ yếu tập trung trong tầng libe, phía trong lớp vỏ. Nhựa
trám chứa nhiều tanin và các polyphenol khác. Khi lộ ra không khí các
polyphenol này bị oxy hoá trở thành chất độc gây tổn th-ơng tế bào và tạo
màng cách ly giữa gốc ghép và cành ghép. Cần lựa chọn cách ghép, mùa ghép,
vị trí ghép để khắc phục ảnh hưởng này. Cây trám mọc tự nhiên từ hạt có rễ
cọc đơn trục, thẳng đứng, phát triển rất sâu, rễ bàng phát triển rất muộn, số
l-ợng ít, yếu ớt. Bộ rễ nh- vậy th-ờng tạo ra thân cây to, thẳng đứng và tán lá
gọn rất lợi gỗ mà không lợi quả. Trám -ơm từ hạt nếu không tác động sẽ đ-ợc
trám con 1 rễ cọc dài, rất ít rễ bàng, hoàn toàn không thể trồng rễ trần, cho dù
dùng bầu lớn và dài cũng khó vận chuyển dài ngày và đạt tỷ lệ sống cao khi
trồng rừng. Nếu rễ cọc bị đứt non sẽ hình thành bộ rễ cọc chùm và rễ bàng
mọc vừa sớm vừa nhiều. Rễ đứt càng sớm xu thế này càng mạnh. Tr-ờng hợp
này sẽ tạo ra cây trám phân cành sớm, tán lùn và xoè rộng rất lợi quả mà
không lợi gỗ, rễ bàng mở rộng tới giới hạn gấp 2 - 3 lần bóng chiếu thẳng
đứng của tán lá và rất thuận lợi cho xới xáo và bón phân. Đây là tập tính phổ
biến ở nhiều loài cây thân gỗ mà cây trám là một tr-ờng hợp điển hình [38].
- Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Đã xác định đ-ợc nhu cầu dinh d-ỡng và che sáng của cây trám ở giai
đoạn v-ờn -ơm, thử nghiệm có kết quả các ph-ơng thức trồng rừng trám có
cây che phủ. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhân giống trám có công


15
trình của Hoàng Thanh Lộc (2005), Bước đầu tuyển chọn và nhân giống
trám trắng có sản lượng quả cao.

Tr-ơng Thị Thảo qua nghiên cứu đặc tính sinh lý cây trám trắng ở giai
đoạn tuổi non nhận xét: Thời kỳ chuyển hoá từ -a bóng sang -a sáng nhanh
hơn các loài cây bản địa khác. Cây nhỏ d-ới 5 tháng tuổi công thức cho các
chỉ tiêu tốt là che 100% và 75%, cây 9 tháng tuổi công thức cho các số liệu tốt
là 50%, 25% và 0% (có thể mở sáng hoàn toàn). Trám trắng sau 1 năm có thể
đã v-ợt qua giai đoạn -a bóng sang -a sáng [32].
Nguyễn Đình Sâm với đề tài Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng
khoáng và che sáng loài trám trắng đã nhận thấy: Trám trắng là loài có biểu
hiện tính non rất rõ rệt với thời gian kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm, che bóng
50 - 70% có hiệu quả. Các công thức bón phân 4 NPK, thời gian bón thích hợp
khi cây đ-ợc 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, hoà phân vào n-ớc t-ới là cách có
hiệu quả rõ ràng, sinh tr-ởng của cây v-ợt so với đối chứng từ 2 đến 2,5 lần
[28]. Điểm tồn tại trong thí nghiệm nhu cầu dinh d-ỡng của nghiên cứu là
trồng 3 cây trong một chậu nên ch-a xác định đ-ợc ảnh h-ởng rõ rệt của kích
th-ớc bầu đến sinh tr-ởng của cây con. Tuổi cây con thực hiện thí nghiệm mới
dừng lại ở giai đoạn 6 tháng.
Phạm Đình Tam (1999), nghiên cứu trồng rừng trám trắng làm nguyên
liệu gỗ dán nhận thấy: Trám trắng là cây phân bố rộng khắp cả 3 miền Bắc,
Trung, Nam và th-ờng gặp trên rừng thứ sinh trên đất còn nguyên trạng. Trám
trắng có mặt ở những vùng có độ cao từ 10 m đến 1000m, nơi có đất tầng dày
trên 0,5 m, độ chua pHKCL biến động từ 3,4 - 5,7, l-ợng mùn biến động từ 2 4,7%. Trám trắng có khả năng tái sinh hạt và chồi, chồi ở tuổi càng non thì
khả năng tái sinh càng mạnh, ph-ơng thức trồng toàn diện có cây phù trợ giai
đoạn đầu tỏ ra phù hợp, cây phù trợ, che phủ đất phù hợp là keo, cốt khí, có
thể trồng hỗn giao với lim xẹt. Ghép trám trắng vào vụ xuân có nhiều thuận
lợi, tỷ lệ sống cao, cành ghép dễ chọn và cây trồng sinh tr-ởng nhanh [34].


16
Đề tài nghiên cứu của Hoàng Thanh Lộc đã đề cập đến kỹ thuật ghép
nh-: thời vụ ghép, ph-ơng pháp ghép đến tỷ lệ sống cây ghép, thử nghiệm

ph-ơng pháp nhân giống sinh d-ỡng loài trám trắng bằng giâm hom với vật
liệu từ cây con 5 tháng tuổi và cành cây ghép 2 năm tuổi.
- Ph-ơng pháp ghép: đã sử dụng 3 ph-ơng pháp, trong đó ph-ơng pháp
ghép bên và ghép chẻ đỉnh có tỷ lệ sống gần bằng nhau, (Ghép chẻ đỉnh:
70,41%, Ghép bên thân: 73,33%, Ghép mắt nhỏ có gỗ: 15,41%). Ghép mắt
nhỏ có gỗ không thích hợp với Trám.
- Thời vụ ghép: tiến hành ghép vào vụ xuân (từ 15/4 đến 20/4/2002) và vụ
thu (từ 4/10 đến 9/10/2002). Ghép vào vụ xuân có tỷ lệ sống từ 62 67,5%,
ghép vụ thu đạt 74,16%.
- Cành ghép lấy từ v-ờn giống có tỷ lệ sống: 82,78%, cao hơn cành ghép
lấy từ cây mẹ 20 tuổi: 78,15%.
- Hom giâm lấy từ cây con mọc từ 6 tháng tuổi, tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng
độ 2000 - 2500 ppm có tỷ lệ ra rễ là 36,7 và 33,3%. Điều này gợi ý rằng, cây
trám là loài khó giâm hom ngay cả với cây non. Hom giâm lấy từ cây ghép 2
tuổi, ch-a có hoa, quả, tất cả các công thức thuốc trong thí nghiệm đều không
có hom ra rễ mà chỉ hình thành mô sẹo d-ới gốc hom với tỷ lệ rất thấp từ
3,3% - 6,6%. Nh- vậy cành của cây ghép ở tuổi non cũng không có khả năng
giâm hom [24].
Ngoài các nghiên cứu trên, có một số tài liệu về kỹ thuật tạo cây con:
- Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loại cây rừng (1995),
Về kỹ thuật gieo ươm: Bầu ươm cây kích thước 20 x 30 cm, thời gian nuôi
cây trong v-ờn -ơm từ 4 tháng đến 1 năm, tiêu chuẩn cây con khi xuất v-ờn
chiều cao tối thiểu 40 cm, đ-ờng kính cổ rễ 5 7mm [4].
- Tiêu chuẩn ngành Quy phạm kỹ thuật trồng rừng trám trắng (04TCN
24- 2001) áp dụng cho trồng rừng tập trung thuần loài hoặc hỗn loài bằng
cây con từ hạt đã qui định rõ bảy vùng sinh thái có thể trồng rừng, đất đai, khí


17
hậu, ph-ơng pháp thu hái, bảo quản hạt giống, kỹ thuật gieo -ơm và trồng

rừng. Quy phạm này cũng qui định kích th-ớc bầu 15 x 20 cm dán đáy, đục lỗ
cho cây 9 - 12 tháng tuổi, tiêu chuẩn cây con đem trồng theo ph-ơng thức rạch
phải đạt đ-ờng kính cổ rễ 0,6 - 0,7 cm, chiều cao từ 60 - 70 cm. Cây con
trồng theo ph-ơng thức khác phải đạt tiêu chuẩn: tuổi cây 6 - 7 tháng, chiều
cao 30 - 35 cm, đ-ờng kính cổ rễ 0,4 - 0,5 cm [3].
- Tài liệu h-ớng dẫn kỹ thuật trồng trám trắng cho khuyến nông viên xã
qui định kỹ thuật tạo cây con: Sử dụng vỏ bầu P.E cỡ 9 x 13 dán đáy, đục lỗ
để -ơm cho cây con 6 - 7 tháng tuổi và vỏ bầu P.E cỡ 10 x 15 cm dán đáy, đục
lỗ để -ơm cho cây con 9 - 12 tháng tuổi [2].
- Một tài liệu h-ớng dẫn kỹ thuật tạo cây con ở giai đoạn v-ờn -ơm:
Kích th-ớc túi bầu ni lon đ-ờng kính 12 cm, chiều dài 18 cm, bầu thủng đáy,
có lỗ thủng xung quanh thành bầu [6]. và bầu PE cỡ 15 x 20 cm [7].
- Tình hình nhân giống trám ghép phục vụ sản xuất:
Đã có một số cơ sở tiến hành nghiên cứu và sản xuất cây trám ghép đáp
ứng nhu cầu trồng rừng của nông dân vùng núi phía Bắc nh-: Trung tâm ứng
dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tại huyện Tân lạc, tỉnh Hoà Bình thuộc
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng tại Phú Thọ, Công ty giống cây lâm nghiệp vùng Đông
bắc tại Lạng Sơn và Lâm tr-ờng Hữu lũng, Lạng Sơn. Các cơ sở này đã sản
xuất đ-ợc trám ghép, đáp ứng một phần nhu cầu trồng rừng của nông dân. Có
thể tóm tắt kết quả trong nghiên cứu và sản xuất cây trám ghép của 4 đơn vị
trên trong 5 năm gần đây nh- sau:
+ Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tại Tân lạc, Hoà
Bình: Năm 2001 đã xây dựng v-ờn giống đầu dòng trám trắng có 5 xuất xứ.
Năm 2005 đã tiến hành ghép trám trắng phục vụ nghiên cứu và chuyển giao
kỹ thuật cho nông dân một số xã thuộc huyện Tân lạc. Các nghiên cứu về chất
l-ợng cây ghép ch-a đ-ợc tiến hành.


18

+ Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng tại Phú
Thọ: Chức năng chính là sản xuất giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng
nguyên liệu. Năm 2001 đã xây dựng v-ờn giống đầu dòng trám trắng diện tích
khoảng 1 ha, từ năm 2005 đã nhân giống thành công với tỷ lệ cây ghép sống
khoảng 60%, cung cấp cây giống cho một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang và
Phú Thọ. Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống ch-a đ-ợc tiến hành.
+ Công ty giống cây lâm nghiệp vùng Đông bắc, tỉnh Lạng Sơn: Nhiệm
vụ chính là sản xuất và kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Năm 2001 đã trồng
cây đầu dòng trám trắng vỏ vàng, từ năm 2004 đã tiến hành nhân giống thành
công cây ghép, tỷ lệ cây ghép sống đạt 70%, đã sản xuất đ-ợc cây ghép phục
vụ cho các ch-ơng trình khuyến lâm trong cả n-ớc. Công ty chủ yếu quan tâm
đến sản xuất kinh doanh, các nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây ghép ch-a đ-ợc
thực hiện.
+ Lâm tr-ờng Hữu lũng, tỉnh Lạng Sơn: Chức năng chính của Lâm
tr-ờng là trồng rừng nguyên liệu gỗ mỏ. Do nhu cầu trồng rừng trám ghép ở
địa ph-ơng tăng lên, năm 2004 đã thử nghiệm ghép trám từ vật liệu ghép là
cành trám lấy từ rừng tự nhiên, đã nhân giống thành công với số l-ợng nhỏ,
đáp ứng một phần nhu cầu của nông dân ở địa ph-ơng. Các nghiên cứu về kỹ
thuật tạo cây trám ghép ch-a đ-ợc tiến hành.
1.2.2.3. Thảo luận
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây trám trắng của các tác giả
trong n-ớc và ở n-ớc ngoài về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài các nghiên
cứu về đặc tính sinh thái, khai thác sử dụng gỗ, quả và nhựa, nghiên cứu về kỹ
thuật gây trồng có một số công trình đã có những đóng góp đáng kể, có thể
làm cơ sở cho xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho loài trám
trắng.
Nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ cây trám trắng ở n-ớc ta mới chỉ
có 1 công trình, sau 4 năm trồng khảo nghiệm mới b-ớc đầu đánh giá đ-ợc



19
một số chỉ tiêu về sinh tr-ởng và hình thái của một số xuất xứ ở giai đoạn tuổi
non [24].
Nghiên cứu về nhu cầu dinh d-ỡng khoáng và che sáng của cây con có
hai công trình, sau 1 năm theo dõi đã lựa chọn đ-ợc các công thức che sáng và
bón phân cho cây trám ở giai đoạn v-ờn -ơm.
Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống trám trắng có một công trình, sau 4
năm thực hiện đã xây dựng đ-ợc một v-ờn giống đầu dòng và b-ớc đầu đánh
giá đ-ợc ảnh h-ởng của thời vụ, ph-ơng pháp ghép, vật liệu ghép đến tỷ lệ
sống cây ghép, cũng đã khuyến nghị giâm hom không phải là biện pháp thích
hợp với cây trám trắng.
Ngoài ra có một số tài liệu h-ớng dẫn kỹ thuật đã nêu ở trên còn có
những tồn tại cần phải thống nhất lại: Ví dụ nh- qui định về kích th-ớc bầu
-ơm và hỗn hợp ruột bầu tạo cây con, mỗi tài liệu có một qui định khác nhau,
khi áp dụng vào sản xuất và h-ớng dẫn cho nông dân thực hiện có thể gặp
những trở ngại do tính không nhất quán. Mặt khác, các văn bản này mới chỉ
áp dụng cho rừng trồng lấy gỗ, ch-a đ-ợc công nhận là qui trình, qui phạm
h-ớng dẫn kỹ thuật tạo cây trám ghép.
Việc nhân giống cây ghép đáp ứng nhu cầu trồng rừng của nông dân
mới đ-ợc bắt đầu trong vài năm gần đây, có một vài đơn vị đã tiến hành
nghiên cứu, nh-ng nội dung cũng mới chỉ đề cập tới ảnh h-ởng của thời vụ,
ph-ơng pháp ghép đến tỷ lệ sống cây ghép, các nghiên cứu sâu hơn nhằm mục
đích nâng cao chất l-ợng cây ghép ch-a đ-ợc tiến hành. Các Công ty, Xí
nghiệp giống với chức năng chính là sản xuất kinh doanh, do đó họ quan tâm
nhiều đến số l-ợng cây giống đ-ợc tiêu thụ, ít quan tâm đến nghiên cứu. Vì
thế, cho đến nay, ch-a có đề tài nào tiến hành nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây
trám ghép một cách đồng bộ và hệ thống nhằm nâng cao chất l-ợng cây
giống, đảm bảo cho trồng rừng thành công, đồng thời làm cơ sở cho việc xây



20
dựng qui trình kỹ thuật nhân giống trám ghép, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
sản xuất.
Đề tài đ-ợc thực hiện nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật trong
nhân giống trám trắng từ khâu tạo gốc ghép, thu cành ghép, thời vụ ghép
ph-ơng pháp ghép và chăm sóc sau ghép, góp phần bổ sung cơ sở khoa học và
thực tiễn cho công tác nhân giống, phục vụ trồng rừng.
1.3. Cơ sở khoa học của nhân giống bằng ph-ơng pháp ghép
Ghép là dùng một bộ phận dinh d-ỡng của cây (cành ghép, mắt ghép
v.v.) ghép lên cây khác (gốc ghép) để tạo thành một cây hoàn chỉnh gọi là cây
ghép [18].
Cơ sở khoa học của ph-ơng pháp ghép là khi ghép bằng những ph-ơng
pháp nhất định làm cho t-ợng tầng của gốc ghép và thân tiếp xúc với nhau,
nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của t-ợng tầng làm cho cành ghép và
gốc ghép gắn liền với nhau [10].
Nghiên cứu cơ sở khoa học của nhân giống sinh d-ỡng chính là nghiên
cứu những nhân tố quyết định khả năng nhân giống sinh d-ỡng của chúng.
Các nhân tố này có thể đ-ợc chia làm hai nhóm: Nhóm các nhân tố bên trong
và bên ngoài
1.3.1. Các nhân tố bên trong
1.3.1.1. Cơ sở di truyền học
Khả năng nhân giống sinh d-ỡng của các loài cây là rất khác nhau. Các
loài cây khác nhau cũng thích hợp khác nhau với từng ph-ơng pháp nhân
giống sinh d-ỡng. Những đặc điểm này là do nhân tố di truyền của chúng
quyết định [13].
1.3.1.2. Cơ sở tế bào học
Vật liệu để nhân giống sinh d-ỡng là một bộ phận dinh d-ỡng của sinh
vật, chúng đ-ợc đặt trong các môi tr-ờng sống thích hợp để các tế bào sống
sinh tr-ởng bằng cách phân bào nguyên nhiễm liên tiếp, phân hoá hình thành



21
các cơ quan như rễ, chồi, lá tạo thành một cây hoàn chỉnh. Trong quá trình
đó, tuy hình thái, chức năng của các cơ quan đ-ợc hình thành có khác nhau,
song nhân tố di truyền là bộ nhiễm sắc thể của chúng không thay đổi [13].
1.3.1.3. Cơ sở sinh lý, sinh hoá
Cây lấy vật liệu nhân giống ở tình trạng sinh lý tốt là một tiền đề cho
nhân giống sinh d-ỡng thành công. L-ợng n-ớc trong cây đầy đủ thể hiện tình
trạng sinh lý tốt. Buổi sáng sớm là lúc cây có hàm l-ợng n-ớc đầy đủ nhất
trong ngày. Chất dinh d-ỡng trong cây lấy vật liệu nhân giống có ảnh h-ởng
mạnh và lâu dài đến sự hình thành và phát triển của cây sinh d-ỡng.
Hàm l-ợng hydratcacbon và nitơ là hai loại chất quan trọng nhất, ảnh
h-ởng rõ rệt đến hình thành cây con. Thông th-ờng nếu vật liệu nhân giống có
hàm l-ợng hydratcacbon cao, hàm l-ợng nitơ thấp thì khả năng ra rễ cao, nếu
ng-ợc lại thì khả năng ra chồi mạnh.
Quá trình phát triển cá thể của cây đ-ợc chia thành ba giai đoạn chính:
non trẻ, chuyển tiếp và thành thục. Sinh vật thuộc các loài khác nhau, thậm chí
các cá thể của một loài cũng có sự khác nhau trong quá trình chuyển giai đoạn
từ non trẻ sang thành thục. Giai đoạn non trẻ, thành thục dài hay ngắn, mạnh
hay yếu đều do nhân tố di truyền kiểm soát [13].
1.3.1.4. Tuổi cây mẹ lấy cành
Tuổi cành lấy vật liệu nhân giống cũng ảnh h-ởng rõ rệt đến kết quả
nhân giống. Ví dụ:
+ Tuổi cây hồi (illicium verum) lấy vật liệu ghép khác nhau, cho kết
quả khác nhau, lấy vật liệu ghép trên cây 10 tuổi, sau 2 tháng đạt 89%, trong
khi đó cây trên 25 tuổi chỉ đạt 81,2% [29].
+ Cành trám dùng để ghép lấy từ v-ờn giống có tỷ lệ sống: 82,78%, cao
hơn cành ghép lấy từ cây mẹ 20 tuổi: 78,15% [24].
+ Cành ghép và mắt ghép lấy từ cây mỡ tr-ởng thành khoảng 15 tuổi cho
tỷ lệ sống cao hơn so với khi lấy từ cây ghép còn non hay từ cây quá già [17].



22
+ Cành nhãn có độ tuổi từ 4 - 6 tháng cho tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ xuất
v-ờn cao nhất, thấp nhất là cành trên 6 tháng tuổi ở cả 2 thời vụ ghép [14].
+ Cành vải có độ tuổi từ 4 - 6 tháng cho tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ xuất
v-ờn cao nhất, cành 2 - 3 tháng tuổi ở vụ thu cho tỷ lệ sống cao hơn vụ thu [14].
+ Cành b-ởi dùng để ghép có độ tuổi từ 4 - 6 tháng cho tỷ lệ ghép sống
cao nhất, tiếp đến là cành trên 6 tháng tuổi và thấp nhất là cành 2 - 3 tháng
tuổi [14].
1.3.1.5. Vị trí và kích th-ớc cành ghép
Trên cùng một cây thân gỗ nhiều tuổi, giữa các bộ phận khác nhau cũng
có sự khác nhau về tuổi sinh lý, phần gốc cây có tuổi non trẻ nhất, phần ngọn
cây ở tuổi tr-ởng thành. Đặc điểm này rất quan trọng, liên quan đến khả năng
sử dụng các bộ phận của cây lâu năm làm vật liệu nhân giống sinh d-ỡng,
những bộ phận non trẻ dễ nhân giống hơn những bộ phận đã tr-ởng thành, già
cỗi [13]. Ví dụ:
+ Những cành nhãn ở vị trí ngoài tán cho tỷ lệ ghép sống (90%) cao hơn
những cành phía trong tán (70%) [14].
+ Những cành vải ở vị trí ngoài tán cho tỷ lệ ghép sống ( 89%) cao hơn
những cành phía trong tán (64%) [14].
+ Những cành b-ởi ở vị trí ngoài tán cho tỷ lệ ghép sống (97,1%) cao
hơn những cành phía trong tán (66,2%) [14].
+ Đoạn cành vải, nhãn có 1 mắt đạt tỷ lệ ghép sống đạt thấp nhất, đoạn
cành có 2 -3 mắt trở lên cho tỷ lệ ghép sống đạt cao [14].
+ Chiều dài chồi khi ghép thông hai lá ở công thức CT2 (0,4 - 1cm) có
tỷ lệ sống cao nhất (77,08%), CT1 (0,1 - 0,3cm) có tỷ lệ sống thấp nhất
(41,66%), CT3 (1 - 1,5 cm) đạt tỷ lệ sống trung bình (52,5%) [25].
1.3.1.6. Mối quan hệ giữa cành ghép và gốc ghép
Gốc ghép tuy không ảnh h-ởng lớn đến di truyền của thân, cành ghép

nh-ng nó vẫn có một số mặt sau đây tác động đến cây ghép:


23
+ Gốc ghép ảnh h-ởng đến sự sinh tr-ởng của thân ghép, làm cho cây
ghép sinh tr-ởng tốt hay không tốt, thông qua đó tán cây phát triển rộng
hay hẹp.
+ Gốc ghép ảnh h-ởng đến sự ra hoa, kết quả của cây ghép.
+ Gốc ghép ảnh h-ởng đến phẩm chất quả của cây ghép, ảnh h-ởng đến
khả năng chịu hạn, chịu úng, chống chịu bệnhvv.
Sự sinh tr-ởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, tính chống chịu và tuổi
thọ của cây ghép chịu ảnh h-ởng rất lớn của cây con làm gốc ghép nhất là khả
năng tiếp hợp của gốc ghép với cành ghép. Khả năng tiếp hợp là sự hài hoà về
nhiều mặt: Hình thái giải phẫu, quan hệ họ hàng, đặc tính sinh lý, sinh thái
Gốc ghép cần t-ơng thích với cành ghép cả về hình thái và sinh lý. Không thể
ghép cành ghép rất lớn lên một gốc ghép nhỏ, t-ơng tự nếu cành ghép đang
trong giai đoạn sinh tr-ởng mạnh còn gốc ghép đang trong thời kỳ ngủ thì
chúng không nối đ-ợc với nhau vì nhựa cây không đủ để nuôi các tế bào hình
thành nên chỗ ghép hợp nhất. Trong quá trình sinh tr-ởng phát triển của cây
ghép, thân cành ghép cũng ảnh h-ởng trở lại gốc ghép. Thân, lá, cành ghép
cung cấp chất dinh d-ỡng lấy từ quang hợp cho sự phát triển của bộ rễ và thân
gốc ghép. Vì vậy mức độ sinh tr-ởng của thân cành ghép ảnh h-ởng lớn đến
gốc ghép, ng-ợc lại, bộ rễ gốc ghép cung cấp cung cấp n-ớc, dinh d-ỡng, chất
khoáng cho cây [22].
Khó khăn lớn nhất ở quá trình ghép là tính t-ơng khắc giữa cành ghép
và gốc ghép. Tính t-ơng khắc ghép cũng phụ thuộc vào cây mẹ cho cành
ghép, làm cho cây ghép bị chết ngay trong vài ba năm đầu. Số liệu thu thập ở
loài thông P.teada có tới 20% số cây ghép ở v-ờn giống thể hiện tính t-ơng
khắc ở từng mức độ khác nhau. Đối với bạch đàn E.deglupta, trong sáu năm
đầu, có tới 18% số cây ghép bị chết vì tính t-ơng khắc ghép, trong đó 10%

chết vào năm thứ nhất, 5% chết vào năm thứ hai và 3% chết vào 4 năm còn lại.


×