Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụ (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ HUYỀN TRANG

CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ
BIỂU THỊ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ,
VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÚ QUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường
Đại học sư phạm Thái Nguyên, Ban giám hiệu và Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư
Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng và sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Tú Quyên - người cô giáo mẫu mực đã trực tiếp hướng dẫn tôi,
đã tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức qúy báu không những trong chuyên môn
mà cả những kiến thức trong cuộc sống trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và các Bạn học viên trong lớp
chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam K22 đã cho tôi những kiến thức và những góp ý
chuyên môn quý báu trong suốt quá trình tôi học tập và làm đề tại tại bộ môn. Đồng


thời trân quý cảm ơn sự nhiệt tình của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp trong
lớp, trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lê và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6
1.1. Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ ...................................................... 6
1.1.1. Khái quát về sở chỉ ............................................................................................. 6

1.1.2. Khái quát về hiện tượng đồng sở chỉ ................................................................ 16
1.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ
trong tiếng Việt ........................................................................................................... 17
1.2.1. Hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp .................................................... 17
1.2.2. Khái quát về đoản ngữ, danh ngữ trong tiếng Việt ........................................... 20
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ BIỂU
THỊ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ, VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG ...................................................................................................... 25
2.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Số
đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng .............................................................. 25
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng tên riêng ...................................................................................................... 28

iii


2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng biểu thức miêu tả ........................................................................................ 34
2.1.3. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng biểu thức chỉ xuất ....................................................................................... 40
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong
Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng ......................................................... 46
2.2.1. Các biểu thức đồng sở chỉ là tên riêng .............................................................. 46
2.2.2. Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa phi miêu tả ............................................... 46
2.2.3. Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa miêu tả ..................................................... 47
2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 51
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ BIỂU
THỊ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ, VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ....................................................................................... 53

3.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình của nhân vật ......................................... 53
3.1.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính của nhân vật ............................................................ 53
3.1.2. Bộc lộ đặc điểm ngoại hình của nhân vật ......................................................... 56
3.2. Bộc lộ tính cách, thái độ của nhân vật ................................................................. 81
3.2.1. Bộc lộ tính cách của nhân vật: .......................................................................... 81
3.2.2. Bộc lộ thái độ của nhân vật ............................................................................... 89
3.3. Bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật ....................................................................... 102
3.3.1. Nghề dạy học .................................................................................................. 102
3.3.2. Học sinh, sinh viên.......................................................................................... 103
3.3.3. Nghề khám, chữa bệnh ................................................................................... 103
3.3.4. Nghề buôn bán ................................................................................................ 105
3.3.5. Nghề đưa thư................................................................................................... 106
3.3.6. Nghề nghiệp mang tính chất nghệ thuật ......................................................... 106
3.3.7. Nghề thợ may.................................................................................................. 107
3.3.8. Nghề bói toán .................................................................................................. 107
3.3.9. Nghề hoạt động trong lĩnh vực thể thao ......................................................... 108
3.3.10. Nghề đi tu theo đạo Phật ở chùa ................................................................... 109

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử ngôn ngữ học trước những năm 70 của thế kỷ trước chủ yếu quan tâm
đến cấu trúc nội tại của ngôn ngữ. Theo đó, những câu như Tôi đói, Hôm nay trời lạnh nhỉ
sẽ được xem là những câu đúng bởi chúng chuẩn về mặt ngữ pháp và logic về mặt ngữ
nghĩa. Tuy nhiên, khi ngôn ngữ phải thực hiện chức năng quan trọng nhất của nó - chức
năng giao tiếp thì việc nghiên cứu câu dưới dạng “chất liệu cấu thành” đã bộc lộ những
hạn chế rõ rệt. Tác giả Hoàng Cao Cương đã chỉ rõ: có ít nhất 7 lý do để tin rằng nếu dừng
câu lại ở quan niệm cú pháp truyền thống thì sẽ không nhận được các giải thích đúng đắn

ngay cả đối với cái định nghĩa về câu mà chúng ta đang sử dụng.
Sang nửa cuối thế kỷ 20, sau khi nhận rõ những sai lầm của việc nghiên cứu câu
chỉ trong địa hạt riêng của nó, các nhà ngôn ngữ học bắt đầu chuyển dần sang hướng
tiếp cận mới, đó là nghiên cứu câu gắn với ngữ cảnh. Hướng tiếp cận này đánh dấu sự
ra đời của chuyên ngành Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ bắt đầu “vận động theo
quỹ đạo hồi quy đi từ mô tả triệt để các yếu tố trong khung lý thuyết hẹp sang mô tả
các quá trình tương tác trong bối cảnh xã hội rộng lớn và toàn diện; từ thực thể ngôn
ngữ sang biểu hiện của lời nói; từ các biểu diễn bề mặt hình thức sang biểu diễn ngữ
nghĩa học; từ việc quên quyền lợi người dùng sang đề cao mặt dụng học của các biểu
lộ ngôn từ”.
Như vậy, có thể nói, sự ra đời của Ngữ dụng học thực sự là bước đột phá mới,
giải quyết được những bế tắc mà cú pháp truyền thống đang gặp phải.
1.2. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết những bế tắc của cú pháp truyền
thống có lý thuyết về sở chỉ.
Sở chỉ là vấn đề đầu tiên mà các nhà logic học quan tâm và cũng là vấn đề thứ
nhất của ngữ dụng học. Trong hoạt động giao tiếp, hành vi sở chỉ giúp cho người nghe
(người đọc) nhận diện được đối tượng được quy chiếu, nhờ đó mới giải thuyết nghĩa
của phát ngôn.
Với vai trò quan trọng như vậy, vấn đề sở chỉ đã được tương đối nhiều các nhà
Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu với những tên gọi khác nhau như chiếu vật, quy
chiếu, tham chiếu, sở chỉ. Nói điều này để thấy hiện tượng ngôn ngữ này không phải
là vấn đề nghiên cứu mới mẻ.
1.3. Trong giao tiếp, để quy chiếu một đối tượng, người ta không dùng một biểu
thức duy nhất mà sử dụng linh hoạt nhiều biểu thức. Các biểu thức khác nhau quy chiếu
vào một đối tượng như vậy được gọi là các biểu thức đồng sở chỉ.

1


Nếu như vấn đề sở chỉ được nhiều nhà Việt ngữ học nghiên cứu thì hiện tượng

đồng sở chỉ chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Hiện nay, chúng tôi mới chỉ tìm
thấy có một công trình nghiên cứu về vấn đề này là Luận án Tiến sĩ “Sở chỉ và đồng sở
chỉ trong tiếng Việt” của Nguyễn Tú Quyên. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra các
cơ sở tạo lập, thay thế, nhận diện các biểu thức đồng sở chỉ trong tiếng Việt cũng như
vai trò của chúng. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu hiện tượng đồng sở chỉ nói
chung nên chưa chỉ ra được phong cách của nhà văn khi sử dụng các biểu thức này
trong tác phẩm. Điều này cho thấy, việc tìm hiểu hiện tượng đồng sở chỉ ở một tác giả
cụ thể là điều rất cần thiết.
1.4. Ba tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng được nhiều nhà
phê bình văn học đánh giá là bộ tam kiệt tiểu thuyết đồng sáng tác năm 1936 có nhiều
giá trị to lớn. Bộ tam kiệt tiểu thuyết này đề cập đến xã hội chuyển từ “phi ngã” sang
khẳng định bằng mọi cách và mọi giá cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân, cá thể con
người. Đó là một xã hội mà yêu cầu giải phóng cá nhân, cá tính được đặt lên hàng đầu
(kể cả yêu cầu giải phóng bản năng, đề cao đời sống tình dục). Để thể hiện được nội
dung tư tưởng này, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo trong đó có việc
sử dụng các biểu thức đồng sở chỉ. Trong tác phẩm, các biểu thức này rất phong phú
và được thể hiện có chủ đích.
Những điều trình bày ở trên phần nào cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu
vấn đề đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Tình hình nghiên cứu sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt
Sở chỉ không phải là vấn đề mới mẻ trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học. Sự ra
đời của lý thuyết này gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ngữ dụng học. Trong
các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, các tác giả đề cập đến hiện tượng
sở chỉ như một sự thừa nhận vai trò của nó trong việc hiểu giá trị chân thực của phát
ngôn.
Nếu như vấn đề sở chỉ, ở một mức độ nhất định, đã được các nhà ngôn ngữ học
đề cập đến thì hiện tượng đồng sở chỉ lại chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Ở
một vài công trình nghiên cứu, hiện tượng này mới chỉ được dưới hình thức lí giải một
vài trường hợp cụ thể. Điều này cho thấy hiện tượng đồng sở chỉ vẫn là một lĩnh vực

nghiên cứu mới mẻ cần được quan tâm hơn. Xét thấy vấn đề nghiên cứu về hiện tượng

2


đồng sở chỉ mới chỉ có một tác giả tham gia nghiên cứu chuyên sâu, đó là tác giả
Nguyễn Tú Quyên với Luận án Tiến sĩ “Sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt” (Trên
cơ sở về nhân vật trong tác phẩm văn học).
2.2. Tình hình nghiên cứu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có nhiều vấn đề xung quanh những tác
phẩm của ông, khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Đã nhiều người viết về tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng, các ngòi bút tiểu luận đã khai thác sự tạo thành và mối tương quan
giữa những nhân vật độc đáo của ông với hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Trong nghiên cứu
phê bình văn học những năm gần đây, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình
có tên tuổi đã thông qua nhiều phương tiện thông tin báo chí, phát thanh, phát biểu về
tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm
ngày mất Vũ Trọng Phụng do Viện Văn học và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tháng
10 - 1989, tại Văn miếu Hà Nội. Đã có hơn hai mươi bản tham luận của các Giáo sư,
Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình Văn học đọc tại hội nghị, bước đầu
nhận thức lại và khẳng định lại một lần nữa vị trí của nhà văn và tác phẩm trong văn
học sử Việt Nam. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác giả đi trước chúng tôi nhận
thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về Vũ Trọng Phụng và sự nghiệp văn
chương của ông.
Tuy nhiên, có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng, chưa có công trình nào nghiên cứu về đồng sở chỉ. Đây chính là lý do
mà chúng tôi chọn vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra ba mục đích sau:
3.1. Tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông
tố xét từ phương diện cấu trúc để thấy được đặc điểm của các biểu thức này trong hành

vi sở chỉ.
3.2. Tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố
xét từ phương diện ngữ nghĩa để thấy được căn cứ xây dựng các biểu thức của tác giả.
3.3. Phân tích vai trò của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài này phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:

3


4.1. Trình bày cách hiểu về sở chỉ và đồng sở chỉ. Tìm hiểu những vấn đề lý
thuyết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
4.2. Thống kê, phân loại và miêu tả các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm
Số đỏ xét từ phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
4.3. Phân tích giá trị của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức thức đồng sở chỉ biểu thị
nhân vật (các biểu thức chỉ cá thể nhân vật).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các biểu thức thức đồng sở chỉ biểu thị nhân
vật trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng về ba phương diện:
- Cấu tạo ngữ pháp;
- Ngữ nghĩa;
- Giá trị (vai trò của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm)
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
6.1. Phương pháp điều tra ngôn ngữ

Phương pháp nghiên cứu này được dùng để thu thập các biểu thức ngôn ngữ
được coi là đồng sở chỉ biểu thị nhân vật tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ
Trọng Phụng.
6.2. Phương pháp thống kê - phân loại:
Phương pháp này được dùng khi khảo sát các ngữ liệu để tìm ra số lượt sử dụng
của các cách gọi một nhân vật với những tên khác nhau trong bộ ba tác phẩm Số đỏ,
Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng.
6.3 Phương pháp miêu tả cấu trúc
Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng khi miêu tả cấu trúc của các biểu
thức đồng sở chỉ cũng như tìm hiểu các thành tố ngôn ngữ cấu thành nên biểu thức.
4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này trình bày hai vấn đề lớn, đó là:
- Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ trong tiếng Việt
- Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ trong
tiếng Việt.
Những vấn đề lý thuyết trên là cơ sở cho việc nhận diện cũng như tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu ở các phương diện khác nhau.
1.1. Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ
1.1.1. Khái quát về sở chỉ
Nghĩa của từ và những hiện tượng liên quan được bàn đến khá sơ sài trong
Cấu trúc luận, do chỗ chủ nghĩa này chủ trương mô tả hình thức ngôn ngữ thông qua
những thế đối lập và phân bố trong một hệ thống ngôn ngữ. Từ và các hành động
ngôn từ được bàn đến với một nội dung phong phú hơn, khi các nhà triết học ngữ
nghĩa mà mở đầu là B. Carnap (1939) và B. Russell (1903) trong trào lưu triết học
ngữ nghĩa thực chứng, quan niệm rằng hành vi quan trọng nhất của con người là dùng
ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Và vì vậy, để hiểu nghĩa của từ phải thông qua

các hành động ngôn từ (J.R. Austin (1962) và J.R.Searle (1969)). Chính bằng cách
đặt vấn đề như vậy, mặt chức năng của ngôn ngữ được chú trọng hơn theo một tiếp
cận hoàn toàn mới: cấu trúc và các đặc điểm cấu trúc của từ hoặc của các cấu trúc lớn
hơn từ, suy cho cùng chỉ là những phương tiện giúp người nói nhận diện ra được
những sự vật có trong thực tế khách quan mà trong nội dung các thông điệp đã được
nhắc tới. Một câu có hình thức trần thuật vẫn có thể đảm đương nhiệm vụ của một
câu nghi vấn hay một câu cầu khiến. Vấn đề là câu đó được sử dụng vào lúc nào và
chủ đích của người nói là hướng tới cái gì, đã sử dụng những phương tiện gì đi kèm
hoặc kết hợp với câu đó khi biểu lộ những chủ đích này. Nói cách khác, cái quan
trọng chính là phát ngôn đó dùng để nói lên cái gì trong một hoàn cảnh cụ thể. Đó
chính là nghĩa của lời. Nghĩa của lời quan trọng nhất chính là việc hướng tới các sự
vật có trong thực tế khách quan mà nội dung mệnh đề muốn bàn luận tới. Ngôn ngữ
học trong thời hiện đại, nhất là ngữ nghĩa học quan tâm tới hành vi hướng tới thực tế
khách quan này của lời, cái thường được gọi là hành vi sở chỉ của hành động nói
năng.

6


1.1.1.1. Quan niệm về sở chỉ (reference)
Không phải ngẫu nhiên mà A.Cruse lại nói rằng: “Chủ đề về sở chỉ là nguyên
nhân tuôn tràn hàng tấn mực: một vài bộ óc triết học huyền ảo nhất đã giáp lá cà với
nó và các cuộc tranh luận dễ mất lòng chẳng bao giờ có hồi kết.” [77, tr.317]
Nhận định trên của A.Cruse trong Meaning in Language: An introduction to
Semantics and Pragmatics (Nghĩa trong ngôn ngữ: Một nhập môn vào Ngữ nghĩa học
và Ngữ dụng học) đã cho thấy tính phức tạp của vấn đề sở chỉ. Có thể nhận thấy sự
phức tạp này qua những quan niệm tiêu biểu trong và ngoài nước dưới đây:
a. Quan niệm của các tác giả nước ngoài
Để xác định hiểu được nghĩa của phát ngôn, có một cách xuất phát là tìm hiểu
quy luật tương ứng giữa các biểu thức ngôn ngữ với các sự vật có trong thực tế khách

quan. Nói cách khác, sở chỉ chính là hành vi của người nói nhằm đồng nhất hóa nội
dung của một biểu thức ngôn ngữ với sự vật có trong thực tế. Như M.Green trong
Pragmatics and Natural languages understanding (1989) đã phát biểu: “Thuật ngữ
chiếu vật (sở chỉ) được dùng để chỉ cách mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn
ngữ với hy vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một
cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” [dẫn
theo 79, tr.193].
Như vậy, M.Green quan niệm sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ mà từ hành vi
này, một “thực thể”, một “đặc tính”, một “sự kiện” sẽ được người nghe nhận diện thông
qua một biểu thức ngôn ngữ.
Cùng quan điểm với M.Green, G. Yule và A. Cruse viết: “Chúng ta, tốt hơn hết
là cho rằng chiếu vật là một hành vi nhờ nó mà người nói và người viết dùng các hình
thức ngôn ngữ nhằm làm cho người nghe hoặc người đọc biết được một sự vật nào đó”
[dẫn theo 70, tr.194].
Và:
“Dưới cái đầu đề sở chỉ, chúng ta sẽ gặp một trong những bình diện cơ bản, sống
còn nhất của ngôn ngữ và việc dùng ngôn ngữ, đó chính là mối quan hệ giữa ngôn ngữ
như là phương tiện giao tiếp giữa con người và cái thế giới mà chúng ta giao tiếp về
nó” [77, tr.137]; “Sở chỉ được quan tâm cùng với việc thể hiện các thực thể có trong
thế giới nhờ các phương tiện ngôn ngữ học” [77, tr.137].
Thừa nhận sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ có nghĩa là các nhà ngôn ngữ học đã
đồng thuận khi cho rằng: sở chỉ không phải là “việc làm tự thân của ngôn ngữ mà là
7


của con người” [13, tr.192]. G. Yule nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải biết rằng từ ngữ
- ở đây là biểu thức chiếu vật - tự chúng không quy chiếu được với bất cứ một cái gì
cả. Chỉ con người mới chiếu vật.” [dẫn theo 70, tr.192].
Từ sự khẳng định sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
quan tâm đến các yếu tố làm nên hành vi sở chỉ.

Yếu tố thứ nhất rất dễ nhận diện, đó chính là “cái gì đó có trong thế giới” [77,
tr.17]. Bởi suy cho cùng, mục đích của sự sở chỉ là thông qua ngôn ngữ làm nảy ra
cái thực thể có trong thế giới và để cho người nghe xác định được thực thể đó. Vậy
yếu tố thứ hai là gì? A. Cruse cho rằng, yếu tố thứ hai chính là biểu thức ngôn ngữ
(linguistic expression). Một ví dụ được ông đưa ra để phân tích cho sự khẳng định
này:
(1) Geoge Bush is to visit Ireland in May.
(Tổng thống Geoge Bush sẽ đi thăm nước Ireland vào tháng 5)
Biểu thức Geoge Bush ở đây quy chiếu đến một vị tổng thống Hòa Kỳ. Người
nghe xác định được điều này bởi vì người nghe nhận ra được mối quan hệ giữa các yếu
tố làm nên hành vi sở chỉ, đó là một cá nhân trong thực tế (yếu tố thứ nhất) và biểu thức
ngôn ngữ Geoge Bush (yếu tố thứ hai). Tuy nhiên, ông cũng nhất mạnh: “Không có
một quan hệ một đối một đặc quyền nào giữa biểu thức Geoge Bush và ông Geoge
Bush đang là tổng thống Hoa Kì. Không nghi ngờ gì có hàng trăm (là ít nhất) các ông
Geoge Bush trên thế giới. Sở dĩ Geoge Bush quy chiếu với ông tổng thống đương nhiệm
của Hoa Kì chỉ là bởi vì có một người nói nào đó định dùng biểu thức này cho cái mục
đích ở một dịp đặc biệt nào đó” [77, tr.318]. Như vậy, để có thể nhận diện được mối
quan hệ giữa hai yếu tố trên, người nghe cần phải xác định được chủ đích của người
nói trong việc tạo lập ra phát ngôn.
Tóm lại, khi nói về sở chỉ, các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận: sở chỉ là một
hành vi ngôn ngữ và sở chỉ thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng, sự vật trong thế giới
khách quan với một hình thức biểu đạt là phương tiện ngôn ngữ.
b. Quan niệm của các tác giả Việt Nam
Cũng bàn về vấn đề sở chỉ, ở Việt Nam, có hai nhà ngôn ngữ học không thể
không nhắc tới, đó là Cao Xuân Hạo và Đỗ Hữu Châu.
- Quan niệm của Cao Xuân Hạo:
Cần phải nói ngay rằng, Cao Xuân Hạo đã dùng thuật ngữ sở chỉ để chỉ cả hành
động sở chỉ (reference) lẫn vật sở chỉ (referent). Trong công trình nghiên cứu của mình,
8



ông không đưa ra quan niệm cụ thể về sở chỉ như một hành động mà chỉ thể hiện quan
niệm này qua cách định nghĩa về vật sở chỉ. Chính vì vậy, những trích dẫn dưới đây
của ông về sở chỉ phải được hiểu là vật sở chỉ (referent).
+ Cao Xuân Hạo cho rằng: “Sở chỉ là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác
định gồm những đối tượng cụ thể” [31, tr.104]. Sở chỉ của từ chỉ xác định được khi từ
nằm trong câu (phát ngôn). Nói khác đi, “Trong câu nói các từ ngữ mới có thể có sở
chỉ (referent)” [33, tr.105].
Chẳng hạn, một danh từ riêng như Hương chỉ có thể xác định được sở chỉ của
nó khi danh từ này nằm trong phát ngôn, kiểu như:
(2) Hương lớp 7A học rất giỏi.
Nhờ định ngữ lớp 7A mà sở chỉ của từ Hương trong trường hợp này được xác
định (với điều kiện lớp 7A chỉ có một người tên là Hương, còn nếu lớp 2A có hai người
tên là Hương thì phải thêm các điều kiện khác). Đó là một con người cụ thể, phân biệt
với tất cả những người cụ thể khác (cũng có tên là Hương hoặc không có tên là Hương).
Tách từ Hương ra khỏi phát ngôn, Hương vẫn là một danh từ riêng nhưng chúng ta
không thể xác định được nghĩa sở chỉ của từ này, tức là không thể xác định được từ
Hương ở đây chỉ ai, tức chỉ đối tượng cụ thể nào.
+ Về khái niệm nghĩa sở chỉ, Cao Xuân Hạo nói rõ: Nghĩa sở chỉ của từ ngữ “là
mối liên hệ giữa từ ngữ và thế giới hiện thực”. [31, tr.104] Chẳng hạn:
(3) Cái bút ở trên bàn là của bạn Trang.
Cái bút trong trường hợp này đã xác định được sở chỉ bởi ta biết nó quy chiếu
đến đối tượng nào trong thực tế. Đây là một cái bút cụ thể của một nhân vật cụ thể.
Tuy nhiên, để hiểu được nghĩa sở chỉ của từ (cái) bút, người nghe phải có sự liên hệ
với thực tế khách quan, tức là phải biết được một vật như thế nào được gọi là (cái) bút,
nói khác đi là phải hiểu được nghĩa biểu vật của từ bút.
Cao Xuân Hạo còn nói thêm: “Việc xác định sở chỉ của từ ngữ không thuộc bình
diện nghĩa mà thuộc bình diện dụng pháp” [33, tr.54]. Tức là chỉ xác định được nghĩa
sở chỉ của từ ngữ khi chúng đi vào hoạt động.
Ví dụ:

(4) Tôi đói quá!
Khi phát ngôn này tồn tại ở dạng tĩnh tại, người nghe sẽ không thể xác định
được nghĩa sở chỉ của từ tôi bởi không biết tôi ở đây quy chiếu vào ai. Nhưng nếu câu
này phát ra bởi chủ thể A, tại thời điểm t, khi mà A vừa đi làm về và chưa ăn gì thì
người nghe sẽ dễ dàng xác định được nghĩa sở chỉ của từ tôi.

9


Tóm lại, theo cách hiểu của Cao Xuân Hạo thì sở chỉ là đối tượng cụ thể, xác
định, tồn tại trong một thế giới khả hữu (một thế giới có thể có thực và có thể không
có thực). Còn nghĩa sở chỉ của từ là mối liên hệ giữa từ với đối tượng mà từ phản ánh.
Khi chưa được sử dụng, từ không có nghĩa sở chỉ.
- Quan niệm của Đỗ Hữu Châu:
Đỗ Hữu Châu không dùng thuật ngữ sở chỉ để chỉ cả hành động sở chỉ
(reference) và vật sở chỉ (referent) như Cao Xuân Hạo mà dùng thuật ngữchiếu vật
vàvật quy chiếu.
Ông quan niệm:
+ “Chiếu vật (reference) là quan hệ giữa phát ngôn - cũng tức là giữa biểu thức
chiếu vật - với các bộ phận trong ngữ cảnh của nó” [13, tr.192].
Vật quy chiếu (referent) là sự vật, hiện tượng tồn tại trong một thế giới khả hữu
- hệ quy chiếu. Điều này có nghĩa là bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có thể trở thành
vật quy chiếu nếu nó tồn tại trong một thế giới khả hữu nhất định. Ví dụ:
(5) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn.
Đặt trong thế giới hiện thực mà ta đang sống, phát ngôn trên sẽ là sai bởi Nai
chỉ là một loài động vật bậc thấp, không biết nói để có thể “xin phép cha” đi chơi. Tuy
nhiên, sẽ là bình thường nếu phát ngôn trên được đặt trong hệ quy chiếu là thế giới
truyện cổ tích của trẻ em. Điều này cho thấy, ở thế giới hiện thực này, có vật quy chiếu
được chấp nhận, nhưng nếu đem sang thế giới hiện thực khác, tức hệ quy chiếu khác,
nó lại trở nên vô nghĩa.

Đỗ Hữu Châu đã có cùng quan điểm với các tác giả nước ngoài khi chỉ rõ: “Tự
bản thân mình, từ ngữ không có chiếu vật. Chỉ có con người mới thực hiện hành vi
chiếu vật (sở chỉ). Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa sự vật hiện tượng mình định
nói tới vào diễn ngôn của mình bằng các từ ngữ, bằng câu” [12, tr.61]. Điều này có
nghĩa chỉ xác định được vật quy chiếu của từ ngữ khi chúng đi vào hoạt động.
Chẳng hạn, từ hôm nay khi đứng độc lập vẫn có nghĩa nhưng ta không thể biết
nó quy chiếu vào thời gian nào trong thực tế. Nhưng khi ta đưa nó vào diễn ngôn, kiểu
như “Hôm nay tôi đi Hà Nội” và diễn ngôn này được phát bởi chủ thể A, tại thời điểm
t thì ta dễ dàng xác định được hôm nay là thời gian cụ thể nào, tức là xác định được vật
quy chiếu của từ hôm nay.
Tóm lại, cách hiểu về chiếu vật và vật quy chiếu (sở chỉ) của Đỗ Hữu Châu
không có gì khác so với cách hiểu của Cao Xuân Hạo.
10


+ Về khái niệm nghĩa sở chỉ, Đỗ Hữu Châu không gọi là nghĩa sở chỉ mà gọi là
nghĩa chiếu vật.
Theo ông, có thể hiểu về nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) như sau:
Nghĩa chiếu vật là sự tương ứng giữa sự vật với một biểu thức chiếu vật. Biểu
thức chiếu vật là kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để chiếu vật. Ví dụ:
(6) Con mèo nhà tôi rất thích bắt chuột.
Trong phát ngôn trên, con mèo nhà tôi là một biểu thức chiếu vật và biểu thức
chiếu vật này được cấu tạo bởi một cụm từ. Ở đây, con mèo nhà tôi có nghĩa chiếu vật
là chỉ một con mèo trong thực tế, đã được xác định, phân biệt với những sinh vật khác
cũng được gọi là mèo.
Nằm trong hệ thống, các từ có nghĩa biểu vật (và nghĩa biểu niệm). Nghĩa của
từ ghi trong từ điển là nghĩa biểu vật. Khi được sử dụng, nghĩa biểu vật của từ chuyển
hoá thành nghĩa chiếu vật. Ví dụ, từ mẹ khi chưa sử dụng (trong từ điển) có nghĩa biểu
vật là “người đàn bà có con, trong quan hệ với con” [71, tr.604]. Nhưng khi chúng ta
nói:

(7) a. Mẹ Hương là bác sĩ.
b. Mẹ Trang vừa đi chợ về.
c. Mẹ Minh đang buồn.
thì ba từ mẹ ở trong ví dụ (7) có nghĩa chiếu vật không giống nhau bởi nó chỉ ba
đối tượng khác nhau (ba bà mẹ cụ thể, khác nhau).
Như vậy, tương tự như cách hiểu về sở chỉ, cách hiểu về nghĩa sở chỉ (nghĩa
chiếu vật) của Đỗ Hữu Châu cũng đồng nhất với cách hiểu của Cao Xuân Hạo về khái
niệm này.
1.1.1.2. Khái niệm về sở chỉ
Chúng tôi hoàn toàn tán đồng với quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước
khi cho rằng sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ và sở chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa đối
tượng, sự vật trong thế giới khách quan với một hình thức biểu đạt là phương tiện ngôn
ngữ như đã phân tích ở trên. Theo đó, sở chỉ (reference) được chúng tôi định nghĩa như
sau:
“Sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ mà nhờ nó, đối tượng/ sự vật trong thế giới khả
hữu được người nghe/ đọc nhận diện thông qua một biểu thức ngôn ngữ (còn gọi là
biểu thức sở chỉ)”.

11


1.1.1.3. Các phương thức sở chỉ
Theo Đỗ Hữu Châu, “Phương thức chiếu vật (sở chỉ) là cách thức mà con người
sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Chúng cũng là những con đường mà người
nghe tìm ra nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được”
[12, tr.64].
Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra 3 phương thức lớn để xác định nghĩa chiếu vật (nghĩa
sở chỉ), đó là 1) Dùng tên riêng, 2) Dùng biểu thức miêu tả và 3) Dùng chỉ xuất.
a. Phương thức dùng tên riêng
- Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên riêng có chức năng cơ bản là

chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Chẳng
hạn, tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người,
tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù vật
thể tự nhiên, v.v...Chính vì thế, thông thường, trong những hoàn cảnh cụ thể, cứ dùng
tên riêng là ta biết tên riêng đó sẽ ứng với người, vật hay địa danh nào. Ví dụ, trong
một hoàn cảnh nhất định, khi ta nói: “Đà Nẵng thật giàu và đẹp”. Hay: “Hương có mái
tóc thật dài” là ta biết ngay Đà Nẵng là tỉnh nào và Hương là ai.
- Tên riêng có thể trùng nhau. Có thể nói, trùng tên gọi là hiện tượng rất phổ
biến, đặc biệt là ở Việt Nam. Việc trùng tên riêng sẽ dẫn đến việc mơ hồ về nghĩa sở
chỉ và làm cho người đọc khó nhận diện được đối tượng được đề cập đến.
Có hai trường hợp trùng tên riêng có thể xảy ra:
+ Các tên riêng trùng nhau nằm trong một phạm trù sự vật.
VD: Thủy là tên của nhiều người. Khi đó, để nhận diện hai đối tượng này, người ta
thường thêm tiểu danh vào sau tên riêng, kiểu như: Thủy cận, Thủy kều, v.v…
+ Các tên riêng trùng nhau không nằm trong một phạm trù sự vật.
VD: Hương Giang có thể là tên của một cô gái, có thể là tên của một dòng sông,
có thể là tên của một khách sạn. Để phân biệt 3 đối tượng này, người ta sẽ thêm danh
từ chung vào trước tên riêng, kiểu như: sông Hương Giang, khách sạn Hương Giang,
cô Hương Giang.
Tóm lại, dùng tên riêng là một trong những phương thức sở chỉ.
b. Phương thức dùng biểu thức miêu tả
Không phải sự vật, đối tượng nào trong hiện thực khách quan cũng có tên riêng.
Nói cách khác, không phải sự vật, đối tượng nào cũng đặt được tên riêng cho nó. Người
ta không thể đặt tên cho từng cái bút, cái cây, từng ngôi nhà bởi số lượng của chúng
12


trong hiện thực là vô số. Song các sự vật, đối tượng này nếu được đưa vào phát ngôn
(dưới hình thức tên chung), chúng phải được người nghe (đọc) xác định đó là sự vật,
đối tượng cụ thể nào.

Để người nghe (đọc) hiểu được nghĩa sở chỉ của những từ ngữ không phải là tên
riêng đó, ngoài ngữ cảnh cụ thể, người ta còn thường dùng yếu tố miêu tả đi kèm với
tên chung và nhờ yếu tố miêu tả này mà ta tách được sự vật - nghĩa sở chỉ (nghĩa chiếu
vật) ra khỏi các sự vật cùng loại.
Chẳng hạn:
Đứng trước vài cái váy trong đó có một cái váy màu tím, A nói:
(9) “Cái váy đẹp quá!”
Trong trường hợp này, ta chưa xác định được nghĩa sở chỉ của váy vì chưa biết
A muốn chỉ cái váy cụ thể nào.
Nhưng khi A nói:
(10) “Cái váy màu tím đẹp quá” .
Ở đây, ta đã xác định được nghĩa sở chỉ của váy, bởi biểu thức (cái váy) màu tím
đã tách được một cái váy cụ thể ra khỏi số váy đứng trước mặt.
Như vậy, dùng biểu thức miêu tả là “ghép các yếu tố phụ vào một tên chung,
nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật - nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng
loại với chúng” [12, tr.67]. Với cách quy chiếu này, biểu thức miêu tả sẽ tương đương
với một tên riêng vì nó “đã thu hẹp phạm vi chiếu vật của tên chung đến cực tiểu: Nghĩa
chiếu vật của một biểu thức miêu tả chỉ còn là một cá thể như nghĩa chiếu vật của tên
riêng” [12, tr.67].
Biểu thức miêu tả được chia ra thành hai loại: biểu thức miêu tả xác định và biểu
thức miêu tả không xác định.
- Biểu thức miêu tả xác định
Ở các ngôn ngữ có mạo từ, biểu thức miêu tả xác định bao giờ cũng được
đánh dấu bằng những mạo từ xác định (như the trong tiếng Anh, le/ les trong tiếng
Pháp). Tiếng Việt do không có mạo từ cho nên biểu thức miêu tả thường được nhận
diện qua các yếu tố miêu tả. Theo đó, một biểu thức miêu tả xác định trong tiếng
Việt thường có hình thức là danh từ chung + yếu tố miêu tả, trong đó danh từ chung
đóng vai trò chỉ dẫn sở chỉ, “chỉ ra thế giới khả hữu - hệ quy chiếu tương thích với
biểu thức đó” [13, tr.225], còn yếu tố miêu tả sẽ giúp cho việc “tách sự vật ra khỏi
sự vật đồng loại khác trong thế giới khả hữu được chỉ dẫn bởi danh từ chung” [13,

tr.225]. Ví dụ:

13


(11) Người mặc áo tím là bạn của tôi.
Người mặc áo tím trong ví dụ trên là một biểu thức miêu tả xác định. Trong biểu
thức này, danh từ chung người có tác dụng chỉ ra thế giới khả hữu - hệ quy chiếu của
biểu thức, yếu tố miêu tả mặc áo tím có tác dụng tách đối tượng ra khỏi những đối
tượng khác đang cùng xuất hiện. Do đó, trong một ngữ cảnh cụ thể, nghe phát ngôn
trên, người nghe sẽ dễ dàng nhận diện được đối tượng mà người nói muốn quy chiếu
đến là đối tượng nào.
Cần phải nói thêm rằng, một biểu thức miêu tả được coi là xác định khi biểu
thức đó có tính duy nhất trong thế giới khả hữu - hệ quy chiếu. Chẳng hạn như để phát
ngôn (11) thực hiện được chức năng quy chiếu hoàn hảo, chỉ một đối tượng được có
đặc điểm mặc áo tím. Nếu trong bối cảnh, có hai đối tượng cùng có đặc điểm này, rõ
ràng biểu thức sẽ không giúp cho người nghe xác định được đối tượng mà biểu thức
quy chiếu.
- Biểu thức miêu tả không xác định:
Khi nghĩa sở chỉ của một biểu thức chưa được người nói và người nghe biết thì
biểu thức đó sẽ là biểu thức miêu tả không xác định.
Biểu thức miêu tả không xác định được đánh dấu bằng mạo từ a/ un trong tiếng
Anh và une/ des trong tiếng Pháp. Trong tiếng Việt, “biểu thức miêu tả không xác định
thường bắt đầu bằng một với danh từ có hoặc không có loại từ ở giữa” [13, tr.223]. Theo
đó, một cái bút, một người đàn bà, một quyển sách sẽ được coi là những biểu thức miêu
tả không xác định.
Do nghĩa sở chỉ của biểu thức miêu tả không xác định chưa được người nói và
người nghe biết cho nên biểu thức này thường có vai trò dẫn nhập. Thông qua biểu
thức, sự vật/ đối tượng lần đầu tiên được đưa vào diễn ngôn. Sau lần đầu tiên này, sự
vật/đối tượng sẽ được biểu thị bằng các biểu thức miêu tả xác định.

c. Phương thức dùng chỉ xuất
Chỉ xuất là phương thức xác định nghĩa sở chỉ bằng ngôn ngữ dựa trên hành
động chỉ trỏ. Ví dụ, ta có phát ngôn sau đây:
(12) Ngôi nhà này mới xây.
Từ này trong ví dụ trên đã tách được Ngôi nhà ra khỏi một tập hợp các ngôi nhà
khác để ta có thể xác định được đó là ngôi nhà nào.
Khác với các biểu thức miêu tả, các biểu thức chỉ xuất thực hiện hành vi sở chỉ
thông qua chức năng định vị, có nghĩa là “chiếu vật (sở chỉ) thông qua việc xác định vị
14


trí của vật được nói tới, phân biệt nó với tất cả các vật khác theo quan hệ không gian,
thời gian và các quan hệ khác” [12, tr.72-73].
Trong ví dụ (12), khi nói ngôi nhà này tức là người nói đã xác định vị trí của
ngôi nhà với cái mốc là địa điểm mà người nói phát ra câu nói đó.
Trong ngôn ngữ, có ba phạm trù chỉ xuất truyền thống, đó là: phạm trù chỉ xuất
nhân xưng, phạm trù chỉ xuất không gian và phạm trù chỉ xuất thời gian. Ngoài ba
phạm trù trên còn có phạm trù chỉ xuất diễn ngôn và phạm trù chỉ xuất xã hội. Tuy
nhiên, chúng tôi chỉ trình bày ba phạm trù liên quan đến đối tượng tượng nghiên cứu
của luận văn, đó là: phạm trù chỉ xuất nhân xưng, phạm trù chỉ xuất không gian và
phạm trù chỉ xuất thời gian.
- Phạm trù chỉ xuất nhân xưng:
+ Chỉ xuất nhân xưng chính là việc định vị vai nói/ nghe trong giao tiếp. Khi
giao tiếp, người nói bao giờ cũng dùng những biểu thức sở chỉ để tự quy chiếu mình,
tự đưa mình và đưa người giao tiếp với mình vào diễn ngôn.
+ Các ngôn ngữ khác cũng như tiếng Việt có hệ thống từ dùng để xưng hô theo
các ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Chẳng hạn, trong tiếng Việt:
Ngôi thứ nhất có các từ như: tôi, tớ, tao, chúng tớ, chúng tao,…
Ngôi thứ hai có các từ như: mày, chúng mày,…
Ngôi thứ ba có các từ như: nó, chúng nó, ông ấy, bà ấy,…và các bán đại từ (theo

quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu trong [13, tr.306]) như: ông ấy, con ấy, ông ta, bà
ta…
Ngoài các đại từ dùng để xưng hô, trong tiếng Việt còn dùng cả tên riêng, các
danh từ thân tộc hay các từ chỉ chức nghiệp.
• Dùng tên riêng để xưng hô:
(13) Hương ơi, mai Hà đến nhé!
Hà là tên riêng dùng để thay các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất (tôi, tao, tớ…),
còn Hương là tên riêng dùng để thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ hai (mày, cậu…).
• Dùng danh từ thân tộc để xưng hô:
(14) Con đi học đây bố ạ.
Con là danh từ thân tộc được dùng để chỉ ngôi thứ nhất. Bố là danh từ thân tộc
được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
• Dùng danh từ chỉ các chức vụ hoặc nghề nghiệp để xưng hô. Ví dụ:
(15) Cho tôi gặp hiệu trưởng được không ạ?
Hiệu trưởng là từ chỉ chức vụ được dùng để chỉ ngôi thứ ba.

15


(16) Thưa cô giáo, tôi là phụ huynh của em Hương ạ.
Cô giáo là danh từ nghề nghiệp được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
- Phạm trù chỉ xuất không gian:
“Chỉ xuất không gian là phương thức chiếu vật (sở chỉ) bằng cách định vị sự vật
- nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) (sự vật được nói tới trong diễn ngôn) theo quan hệ
không gian với sự vật mốc” [26, tr.310].
Một ví dụ của Đỗ Hữu Châu:
(17) Cuốn sách này rất thú vị.
Trong biểu thức cuốn sách này, danh từ ở vị trí trung tâm (cuốn sách) biểu thị
sự vật được định vị; từ này định vị cuốn sách trong tương quan với người nói.
- Phạm trù chỉ xuất thời gian:

“Chỉ xuất thời gian là phương thức chiếu vật (sở chỉ) thời gian bằng cách định
vị thời gian - nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) theo quan hệ thời gian với một thời gian
mốc (thời gian trung tâm chỉ xuất)” [13, tr.329].
Ví dụ:
(18) Người lúc nãy là bạn của tôi.
Người lúc nãy là một biểu thức chỉ xuất thời gian và để xác định được nghĩa sở
chỉ của biểu thức này, người nghe phải dựa vào mốc định vị thời gian là lúc nãy.
Tóm lại, muốn hiểu được nghĩa của phát ngôn, phải nắm được nghĩa sở chỉ của
biểu thức sở chỉ trong phát ngôn đó. Có ba phương thức sở chỉ, đó là dùng tên riêng,
dùng biểu thức miêu tả và dùng chỉ xuất. Dựa vào 3 phương thức này mà người
nghe/đọc xác định được nghĩa sở chỉ của các biểu thức.
1.1.2. Khái quát về hiện tượng đồng sở chỉ
Trong thực tế giao tiếp cũng như trong tác phẩm văn chương, chúng ta thường
thấy một đối tượng hay một tập hợp các đối tượng có giới hạn cụ thể có nhiều biểu thức
để biểu thị. Ví dụ:
(19) Để chỉ nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã dùng các cách gọi như: chị Dậu,
người đàn bà lực điền, chị chàng con mọn, v.v…Những biểu thức ngôn ngữ này được
coi là đồng sở chỉ vì chúng cùng biểu thị một nhân vật cụ thể là chị Dậu.
Một ví dụ khác:
(20) Chị Sáu, người con gái đất đỏ cũng là những biểu thức đồng sở chỉ. Những
biểu thức này đều quy chiếu vào một nhân vật là chị Sáu.
R.E.Asher trong [72, tr.769] cũng chỉ ra rằng: “Mố i quan hê ̣ đồng sở chỉ có giữa
2 biể u thức nếu và chỉ nế u khi chúng biểu thị cùng mô ̣t cá thể. Chẳ ng ha ̣n, cái tên Mont

16


Blanc và the highest mountain in Europe (ngọn núi cao nhất châu Âu) là đồng sở chỉ”
và “Hai danh ngữ tiế ng Anh A và B đề u biểu thị mô ̣t cá thể thì chúng sẽ có tính đồng
sở chỉ nế u và chỉ nế u A là B là đúng”.

Ví dụ:
(21) Obama is the President of UnitedState.

(+)

(Obama là Tổng thống của nước Mỹ)
và:
(22) The President of United State is Obama.

(+)

(Tổng thống của nước Mỹ là Obama)
Khi đó, the President of United State và Obama là hai biểu thức có quan hệ đồng
sở chỉ.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: hiện tượng đồng sở chỉ là hiện tượng
dùng những biểu thức ngôn ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng hay một tập hợp các
đối tượng có giới hạn cụ thể.
Xin nói thêm, cơ sở để chúng tôi xác định các biểu thức đồng sở chỉ là việc xác
định biểu thức sở chỉ gốc. Theo chúng tôi, biểu thức sở chỉ gốc chính là tên riêng của
các nhân vật. Mỗi tên riêng đều ứng với một cá thể nhân vật ( nghĩa sở chỉ). Tất cả các
biểu thức ngôn ngữ khác được dùng để chỉ cá thể nhân vật đó cùng với biểu thức tên
riêng tạo nên các biểu thức đồng sở chỉ.
Có thể khái quát hiện tượng đồng sở chỉ như sau:
Trong đó: A, B, C…Z là các

A

biểu thức ngôn ngữ. X là sự

B


vật, đối tượng trong thực tế
C

X

được các biểu thức ngôn ngữ
trên quy chiếu.

Z

1.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ trong
tiếng Việt
1.2.1. Hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động giao tiếp
Theo Đỗ Việt Hùng, “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa
con người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin (hiểu rộng), đồng thời

17


thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội
dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [17, tr.480].
Như vậy, giao tiếp là một hoạt động xã hội. Nó đòi hỏi phải có những nhân tố
tham gia như ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn.
1.2.1.2. Các nhân tố giao tiếp
Một hoạt động giao tiếp được thực hiện dưới sự tham gia của các nhân tố chủ
yếu như đã nói ở trên. Luận văn này trình bày nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp
đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, đó là ngữ cảnh.
a. Khái niệm ngữ cảnh

“Ngữ cảnh (situtional context, context of situation; contexte de situation) là bối
cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần
tạo nên nghĩa (của phát ngôn)” [dẫn theo 13, tr.97].
b. Các bộ phận của ngữ cảnh
- Nhân vật giao tiếp (còn gọi là đối ngôn)
Nhân vật giao tiếp được hiểu là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Đây là nhân tố không thể thiếu trong một hoạt động giao tiếp, tức là không có nhân vật
giao tiếp thì không có hoạt động giao tiếp.
Nói đến nhân vật giao tiếp là nói đến sự phân vai giao tiếp và mối quan hệ liên
cá nhân.
+ Vai giao tiếp
Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự phân vai giữa người nói
và người nghe (còn gọi là vai nói và vai nghe).
Vai nói là vai phát ra phát ngôn/ diễn ngôn. Còn vai nghe là vai tiếp nhận phát
ngôn/ diễn ngôn do vai nói phát ra.
Có nhiều vấn đề khi bàn về vai nói và vai nghe nhưng điều cần nói ở đây là vai
nói, vai nghe sẽ chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các nhân vật giao tiếp sao
cho phù hợp trong một cuộc giao tiếp.
+ Mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp
Mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp được thể hiện ở vị thế xã
hội, vị thế giao tiếp và quan hệ thân cận.
• Vị thế xã hội của nhân vật giao tiếp:
Vị thế xã hội được hiểu là quan hệ trên/ dưới, cao/ thấp giữa các nhân vật giao
tiếp. Quan hệ trên/ dưới, cao/ thấp này thể hiện ở địa vị xã hội hay ở sự chia ngôi thứ
trong gia đình, họ hàng…

18


• Vị thế giao tiếp:

Vị thế giao tiếp thể hiện ở quyền chủ động hay bị động của các nhân vật giao
tiếp trong một cuộc hội thoại. Người nào nắm quyền chủ động nêu đề tài diễn ngôn,
điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình, người đó sẽ ở vị thế
giao tiếp mạnh. Ai ngược lại sẽ ở vị thế giao tiếp yếu.
Cũng như vị thế xã hội, vị thế giao tiếp cũng chi phối các nhân vật giao tiếp lựa
chọn từ ngữ, cách nói năng cho hợp lý.
• Quan hệ thân cận:
Nói đến quan hệ thân cận là nói đến mối quan hệ thân- sơ, thân tình hay xa lạ
của các nhân vật giao tiếp.
Mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những
người giao tiếp nhưng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau.
Tóm lại, vị thế xã hội, vị thế giao tiếp và mức độ thân cận là những mối quan
hệ liên cá nhân không chỉ chi phối quá trình giao tiếp mà còn chi phối cả nội dung và
hình thức của diễn ngôn. Đặc biệt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá
nhân. Qua xưng hô mà ta xác định được vị thế và quan hệ thân cận của các nhân vật
giao tiếp. Chính bởi quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô nên việc sử dụng
từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
- Hiện thực ngoài diễn ngôn
Theo Đỗ Hữu Châu, “Loại trừ diễn ngôn, loại trừ các đối ngôn, tất cả những cái
tạo thành môi trường cho một cuộc giao tiếp được gọi chung là hiện thực ngoài diễn
ngôn” [13, tr.106].
Như vậy, hiện thực ngoài diễn ngôn gồm các hợp phần như: hoàn cảnh giao tiếp,
hiện thực đề tài; hệ quy chiếu, thế giới khả hữu và ngữ huống. Ở đây, chúng tôi xin đề
cập đến hai hợp phần liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là
hoàn cảnh giao tiếp và hệ quy chiếu, thế giới khả hữu.
+ Hoàn cảnh giao tiếp:
Có hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
Hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn được gọi là tiền giả định bách khoa) bao gồm
“tổng thể các nhân tố chính trị, địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các
chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế các công trình, các tổ chức tương ứng,

tạo nên cái gọi là môi trường xã hội - văn hóa - địa lý cho các cuộc giao tiếp” [13,
tr.111].
19


Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là thoại trường) là không gian, thời gian, điều
kiện, v.v… cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra.
Về hoàn cảnh giao tiếp, xin xem thêm [13, tr.110-112]. Điều cần nói ở đây là,
cũng như các nhân tố giao tiếp khác, hoàn cảnh giao tiếp (bao gồm cả hoàn cảnh giao
tiếp rộng, hoàn cảnh giao tiếp hẹp) chi phối mạnh đến cách thức sử dụng ngôn ngữ.
Nghĩa là, ở hoàn cảnh giao tiếp này, người ta phải nói năng, xử sự khác với hoàn cảnh
giao tiếp khác.
+ Hệ quy chiếu, thế giới khả hữu
Hệ quy chiếu của diễn ngôn là “cái mảng, cái phần của hoàn cảnh giao tiếp rộng
mà một hoặc một số bộ phận của nó được người nói lựa chọn làm đề tài diễn ngôn và
người nghe đối chiếu với nó để giải thuyết nghĩa của diễn ngôn nhận được” [13, tr.115].
Một ví dụ được Đỗ Hữu Châu đưa ra làm ví dụ, đó là:
(35) Làn da tư duy và tìm cách biểu hiện...
Khi cánh tay nói, khi cặp chân suy nghĩ, khi các ngón tay trò chuyện với nhau
không cần mọi thứ trung gian. [13, tr.115]
Những phát ngôn sẽ trở nên phi lý nếu như chúng ta căn cứ vào nội dung ngữ
nghĩa mà từng phương tiện ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên, khi chúng ta biết hệ quy
chiếu của những phát ngôn ấy là nghệ thuật vũ ba lê thì rõ ràng, nghĩa của chúng trở
nên dễ hiểu, hấp dẫn.
Như vậy, có thể nói vấn đề hệ quy chiếu là “địa bàn để thực hiện sự chiếu vật
(sự sở chỉ - reference) - vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học” [13, tr.117].
Liên quan tới vấn đề hệ quy chiếu là vấn đề thế giới khả hữu (possible world;
monde possible).
Thuật ngữ thế giới khả hữu được các nhà triết học sử dụng để chỉ các thế giới
được lấy làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn. Và “Thế giới khả hữu không phải là nơi

chốn mà là một cách thức có thể tồn tại hay đã từng tồn tại của thế giới. Có vô số thế
giới khả hữu.” [dẫn theo 12, tr.21].
Như vậy, thế giới khả hữu không phải chỉ là thế giới thực tại. Nó có thể là thế
giới ảo mà con người đã tưởng tượng ra như thế giới truyện cổ tích, thế giới của khoa
học viễn tưởng và thậm chí là thế giới của những người đã khuất.
Tóm lại, vấn đề hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp liên quan chặt chẽ
đến việc sử dụng cũng như việc giải nghĩa các biểu thức sở chỉ và đồng sở chỉ trong
tiếng Việt. Về vấn đề này, xin sẽ trình bày cụ thể trong quá trình triển khai đề tài.
1.2.2. Khái quát về đoản ngữ, danh ngữ trong tiếng Việt

20


1.2.2.1. Đoản ngữ (ngữ, cụm từ chính phụ)
Đoản ngữ là “loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng
quan hệ chính phụ” [8, tr.148].
Ví dụ:
(36) đang ăn
(37)
(39)

Trt P
rất đẹp
P Trt
những cái bàn này
P
Trt
P

1.2.2.2. Danh ngữ (cụm danh từ)

a. Khái niệm
Danh ngữ (DN) là đoản ngữ có danh từ làm thành tố trung tâm. Ví dụ: xin
xem (38).
b. Các loại thành tố trong danh ngữ
Nguyễn Tài Cẩn trong [8] đã chỉ rõ, cấu thành nên danh ngữ có 2 loại thành tố:
thành tố trung tâm (Trt) và thành tố phụ (P).
- Thành tố trung tâm của danh ngữ
Thành tố Trt của danh ngữ do danh từ đảm nhiệm, “chiếm vị trí nằm ngay giữa
lòng đoản ngữ” [8, tr.203].
Thành tố Trt có thể xuất hiện ở hai dạng:
+ Dạng đơn:
Ví dụ: (39) gạch hoa, dép mới, nhà cũ…
+ Dạng ghép: Gồm Trt1 và Trt2 trong đó Trt1 có ý nghĩa chỉ đơn vị đo lường,
đóng vai trò là trung tâm về mặt ngữ pháp, Trt2 có ý nghĩa chỉ sự vật được đem ra tính
toán đo lường, đóng vai trò là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng.
Ví dụ: (40) cuốn sách hay, con chim nhỏ…
Trt1 Trt2 Trt1 Trt2
- Thành tố phụ của danh ngữ
Thành tố P của DN gồm 2 bộ phận: bộ phận đứng ở vị trí trước Trt gọi là thành
tố phụ trước (Pht) và bộ phận đứng sau Trt gọi là thành tố phụ sau (Phs).
+ Thành tố phụ trước của danh ngữ
Về mặt số lượng cũng như ý nghĩa, thành tố Pht của danh ngữ có 3 loại định
tố (ĐT):
• ĐT cái, ví dụ: Cái cậu học sinh ấy

21


• ĐT chỉ số lượng, ví dụ: Mấy cái cậu học sinh ấy
• ĐT chỉ ý nghĩa toàn bộ, ví dụ: Tất cả mấy cái cậu học sinh ấy

Mỗi ĐT trên sẽ chiếm một vị trí cố định trong thành tố Pht. Cụ thể:
Thành tố phụ trước
-3

-2

-1

Tất cả

mấy

cái

Đương nhiên, 3 loại ĐT này không phải bao giờ cũng đồng thời xuất hiện. Về
điều này xin xem [8, tr.236].
+ Thành tố phụ sau của danh ngữ
Về mặt số lượng, không thể đưa ra được con số cụ thể về các ĐT của thành tố
Phs. Các ĐT này nhiều hay ít phụ thuộc vào mục đích người nói và sự hiểu biết của
người nghe về sự vật được nêu ở DN. Chẳng hạn:
(41)

Cái áo kia (1 ĐT)

(42)

Cái áo trắng kia (2 ĐT)

(43)


Cái áo trắng đang treo trên móc kia (3 ĐT)

(44)

Cái áo trắng (mà) cổ tròn đang treo trên móc kia (4 ĐT)
v.v…

Tuy nhiên, dù thành tố Phs có số lượng là bao nhiêu ĐT đi chăng nữa thì các
ĐT này luôn quy về 2 loại ý nghĩa khái quát: ý nghĩa đặc trưng của sự vật được nêu
trong DN (như trắng, cổ tròn, đang treo trên móc) và ý nghĩa chỉ định (như kia).
c. Các dạng xuất hiện của danh ngữ
Danh ngữ có thể xuất hiện ở 2 dạng: dạng đầy đủ và dạng không đầy đủ.
- Dạng đầy đủ
Ở dạng đầy đủ, DN gồm:
Phần phụ trước
(những)

Phần trung tâm
(học sinh)

Phần phụ sau
(này)

- Dạng không đầy đủ
Theo Nguyễn Tài Cẩn, ở dạng không đầy đủ, DN có 3 trường hợp xuất hiện:
+ Chỉ có phần phụ trước và phần trung tâm
Phần phụ trước
(ba)

Phần trung tâm

(bát)

+ Chỉ có phần trung tâm và phần phụ sau

22


×