Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu thống kê y tế ở việt nam giai đoạn 2002 2008 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.85 KB, 10 trang )

Luận văn thạc sỹ kinh tế

i

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, nâng cao chất lượng y tế là một sự phát triển tất yếu gắn liền với
sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên nhìn vào thực tế chi tiêu của Nhà nước cho y
tế chỉ chiếm 6,1% tổng số chi tiêu của Nhà nước. Tỉ lệ này thấp nhất so với các
nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Mã Lai (6,5%), Trung
Quốc (10%), và Nhật (16.4%). Đầu tư của Nhà nước cho y tế còn quá khiêm tốn.
Trong tổng số chi tiêu cho y tế của cả nước, Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 28%,
phần còn lại (72%) là từ dân hay tư nhân.
Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng số giường bệnh trong năm 1997 là khoảng
198.000, nhưng đến năm 2005, con số này giảm xuống còn 197.000. Trong cùng
thời gian cả nước, tổng số cơ sở y tế giảm từ 13.269 vào năm 1997 xuống còn
13.243 vào năm 2005. Vì gia tăng dân số, cho nên số giường bệnh tính trên 10.000
dân số giảm từ 26,6 năm 1997 xuống còn 23,7 năm 2005. Do đó, không ngạc nhiên
khi thấy tất cả các bệnh viện đều quá tải. Nhiều bệnh viện, hai, thậm chí ba, bệnh
nhân phải nằm cùng một giường!
Nhìn vào những con số nói trên, ta có thể dễ dàng nhận ra vấn đề chính của
ngành y tế hiện nay là phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng y tế. Thực tế,
trong một vài năm trở lại đây, hệ thống y tế của nước ta bao gồm cả các bệnh viện
nhỏ và trung bình phát triển rất nhanh. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho nền y tế
nước nhà, phản ảnh một phần tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Người dân càng
ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Nhà nước cần phải tăng đầu tư cho ngành y tế,
và qua đó tạo điều kiện sao cho người nghèo có thể được điều trị như mọi thành
phần khác trong xã hội, và từng bước nâng cao công bằng xã hội. Do vậy nghiên
cứu về thống kê y tế Việt Nam giai đoạn 2002-2008 để từ đó đề xuất một số kiến
nghị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe dân cư trên giác độ cá nhân và cộng đồng

1.1.



Hệ thống thống kê y tế ở Việt Nam

1.1.1. Hệ thống thu thập thông tin thống kê y tế của ngành thống kê
1.1.1.1. Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành thống kê
Hệ thống báo cáo thống kê định kỳ của ngành thống kê áp dụng đối với cục
thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo Quyết định số
Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

ii

730/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002 về chế độ báo cáo thống kê định kỳ giáo dục,
đào tạo, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, y tế, thiếu đối trong nông dân.
Hệ thống báo cáo thống kê định kỳ của ngành thống kê về y tế phản ánh số
liệu về số lượng, cơ sở vật chất, hoạt động khám chữa bệnh và cán bộ y tế của các
cơ sở y tế, các bệnh dịch lây để giúp đánh giá và hoạch định chính sách nhằm nâng
cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
bao gồm 4 biểu sau:
* Biểu số 01YT-T: Cơ sở y tế và giường bệnh
* Biểu số 02YT-T: Hoạt động khám và chữa bệnh
* Biểu số 03YT-T: Cán bộ y tế
* Biểu số 04YT-T : Bệnh dịch lây

1.1.1.2. Hệ thống báo cáo thống kê y tế áp dụng cho thống kê bộ ngành
Chế độ báo cáo Thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, Ngành được ban
hành theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 nhằm thu thập thông
tin quan trọng giúp Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố các chỉ tiêu trong Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết
định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với Bộ Y tế bao gồm 10 mẫu biểu
báo cáo như sau:
* Biểu số 01B/YT: Cơ sở y tế và giường bệnh
* Biểu số 02B/YT: Nhân lực y tế
* Biểu số 03B/YT: Trạm y tế xã/ phường/ thị trấn có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản
nhi
* Biểu số 04B/YT: Mười bệnh/ nhóm bệnh có số người mắc/ chết cao nhất tính trên
100.000 dân
* Biểu số 05B/YT: Tiêm chủng đầy đủ và mắc/chết các bệnh được tiêm chủng vắc
xin
* Biểu số 06B/YT: Suy dinh dưỡng trẻ em
* Biểu số 07B/YT: Số ca mắc, chết do các bệnh dịch
* Biểu số 08B/YT: Ngộ độc thực phẩm
* Biểu số 09B/YT: HIV và AIDS
* Biểu số 10B/YT: Số người mắc các bệnh nghề nghiệp
Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

iii

1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế
1.1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu y tế thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Chỉ tiêu số 1: Số cơ sở y tế, số giường bệnh
Chỉ tiêu số 2: Số nhân lực y tế
Chỉ tiêu số 3: Số bác sỹ, số giường bệnh bình quân 10.000 người dân
Chỉ tiêu số 4: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ

Chỉ tiêu số 5: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản
nhi
Chỉ tiêu số 6. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã
Chỉ tiêu số 7. Tỷ lệ mắc/chết mười bệnh cao nhất tính trên 100.000 dân
Chỉ tiêu số 8. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
Chỉ tiêu số 9. Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc/chết do các loại bệnh có vắc xin tiêm
chủng.
Chỉ tiêu số 10: Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500 gram
Chỉ tiêu số 11: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
Chỉ tiêu số 12: Số ca mắc, số người chết do các bệnh dịch
Chỉ tiêu số 13: Số vụ, số người bị ngộ độc thực phẩm, số người chết do bị ngộ độc
thực phẩm
Chỉ tiêu số 14: Số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý.
Chỉ tiêu số 15: Số xã/phường không có người nghiện ma túy.
Chỉ tiêu số 16: Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS
Chỉ tiêu số 17: Số phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi nhiễm HIV:
Chỉ tiêu số 18: Số người tàn tật
Chỉ tiêu số 19: Số người tàn tật được trợ cấp
Chỉ tiêu số 20: Tỷ lệ dân số hút thuốc
Chỉ tiêu số 21. Chi tiêu y tế bình quân đầu người của hộ dân cư

1.1.2.2. Các mục tiêu phát triển y tế nằm trong MDG
Với năm năm còn lại từ nay đến năm 2015 trong mục tiêu thiên niên kỷ cần
có một số cải tiến nổi bật để đạt được mục tiêu này . Trong đó có việc: Giảm tử vong
mẹ, giảm tử vong sơ sinh, nước sạch, HIV, lao...
Chăm sóc tốt hơn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng cho mục tiêu phát triển

Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P



Luận văn thạc sỹ kinh tế

iv

Thiên niên kỷ
Cải thiện chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên sau khi sinh là cần thiết
cho việc giảm tử vong trẻ em ở các nước đang phát triển, theo một một số liệu cập
nhật toàn cầu về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) trong Thống kê Y
tế Thế giới năm 2010.

1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu y tế sử dụng trong phân tích của đề tài này
Chỉ tiêu 1. Tỷ lệ người ốm/bệnh/chấn thương trong 12 tháng qua (%)
Chỉ tiêu 2. Chi tiêu y tế bình quân đầu người trong 12 tháng qua
Chỉ tiêu 3. Chi tiêu y tế bình quân một lần điều trị ngoại trú hoặc nội trú trong 12
tháng qua
Chỉ tiêu 4. Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong tổng chi tiêu của hộ gia đình (%)
Chỉ tiêu 5. Tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ y tế trong 12 tháng qua chia theo loại cơ
sở/dịch vụ y tế (%).
Chỉ tiêu 6. Tỷ lệ người có bảo hiểm y tế
Chỉ tiêu 7. Tỷ lệ người mua bảo hiểm y tế tự nguyện (%)
Chỉ tiêu 8. Tỷ lệ người nghèo bị bệnh không có đủ tiền hoặc không có tiền để thanh
toán chi phí khám chữa bệnh
Chỉ tiêu 9. Tỷ lệ người nghèo không có đủ tiền hoặc không có tiền thanh toán chi
phí khám chữa bệnh được bệnh viện miễn giảm, có bảo hiểm y tế, có giấy/sổ khám
bệnh miễn phí (%)
Chỉ tiêu 10. Khoảng cách trung bình (trung vị) từ xã tới cơ sở y tế gần nhất
Chỉ tiêu 11. Nguyên nhân không đến trạm y tế xã
Chỉ tiêu 12. Tỷ lệ người nghèo có bảo hiểm y tế hay giấy/sổ khám chữa bệnh miễn
phí
Chỉ tiêu 13. Số lần người ốm/bệnh/chấn thương được khám chữa bệnh bình quân

một hộ trong năm (lần)
Chỉ tiêu 14. Số tiền trợ giúp hộ gia đình nhận được bình quân một người
ốm/bệnh/chấn thương trong năm

1.2.

Đặc điểm nguồn dữ liệu thống kê y tế trong các cuộc điều tra thống
kê ở Việt Nam

1.2.1. Thống kê y tế trong Điều tra Y tế quốc gia

Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

v

1.2.2. Thống kê y tế trong Điều tra MICS
1.2.3. Thống kê y tế trong Điều tra SAVY
1.2.4. Thống kê y tế trong Khảo sát mức sống dân cư

2.1.

Phân tích thực trạng sức khỏe dân cư
Mức sống của đại bộ phận dân cư đã tăng lên nhiều, cả về vật chất cũng như

tinh thần. Các hoạt động xã hội ngày càng đa dạng; đặc biệt là sự phát triển rất
mạnh của các dịch vụ chăm sóc y tế.
Trong chương này, chúng ta tập trung vào chủ đề chăm sóc sức khỏe và y tế

bắt đầu bằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của dân cư. Mục tiêu là cung cấp
những thông tin chính xác và phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách y tế, cùng
một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe dân cư trên giác độ cá nhân
và cộng đồng.
Trong những năm gần đây, ngành Y tế đã có những cố gắng lớn để tăng
cường chất lượng khám, chữa bệnh, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc nội trú và các
dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác. Điều
này nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc được hưởng các dịch vụ y tế. Các cơ
sở y tế ngày càng trở nên chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh/thành phố là
những cơ sở y tế được Nhà nước xây dựng, trang bị và có đội ngũ cán bộ y tế đủ
năng lực lại thường xuyên bị quá tải, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.
Mặc dù cả nước có hơn 11.000 trạm y tế xã/phường, hoạt động ở 93% số xã/phường
trong toàn quốc, các cơ sở này được cung cấp kinh phí ở mức thấp. Thực tế đã cho
thấy những trạm y tế này chủ yếu phục vụ những hộ gia đình nghèo, và do vậy cần
cung cấp đầy đủ kinh phí hoạt động cho những trạm y tế này.
Trong nền kinh tế thị trường, khu vực y tế tư nhân phát triển rất mạnh và về
mặt nào đó có thể bổ sung cho khu vực y tế Nhà nước. Trong thực tế, các cơ sở y tế
tư nhân đáp ứng khá tốt các nhu cầu về y tế ngày càng tăng của dân cư. Ở Việt Nam
ước tính 80% chi phí y tế được chi trả bởi các hộ gia đình. Nếu kết hợp với phần chi
của Nhà nước, tổng chi tiêu cho y tế sẽ chiếm 8%GDP. Đây là một mức chi phí
tương đối cao theo tiêu chuẩn của các nước kém phát triển.
Một điều không thể phủ nhận là nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh
một số yếu kém và hạn chế cho lĩnh vực y tế. Các bệnh viện tuyến huyện có trang bị
Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

vi


kém, kinh phí ít, sẽ gây cho bệnh nhân tâm trạng không an tâm khi đến điều trị. Và
họ chuyển hướng đi khám và điều trị ở các bệnh viện trương ương hoặc tỉnh/thành
phố, do đó sẽ làm cho các bệnh viện này quá tải.

2.2.

Phân tích biến động theo thời gian của tình trạng ốm bệnh và
khám chữa bệnh của người dân
Theo KSMS 2008, có 52% thành viên hộ trả lời có bị ốm/bệnh/chấn thương

trong 12 tháng qua, trong đó chỉ có 10,1% số người bị ốm/bệnh/chấn thương phải
nằm một chỗ và phải chăm sóc tại giường. So với năm 2006, tỷ lệ người trả lời bị
ốm/bệnh/chấn thương tăng nhẹ ở các vùng, thành thị, nông thôn và các nhóm thu
nhập. Số người bị ốm/ bệnh/chấn thương có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước
thời điểm phỏng vấn là 34,2%, trong đó 31% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 6,5%
có khám chữa bệnh nội trú.
So với năm 2006, tỷ lệ khám/chữa bệnh của thành viên hộ gia đình giảm,
trong đó tỷ lệ khám/chữa bệnh ngoại trú giảm 1,6%, nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh
nội trú tăng nhẹ. Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh cao hơn
một chút so với nhóm hộ nghèo nhất (35,4% so với 34,2%).

2.3.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng ốm bệnh của dân
cư và khả năng được khám chữa bệnh của người dân

2.3.1. Nguồn số liệu nghiên cứu
Bộ số liệu sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình là số liệu KSMS2008. Hiện
tại, đây là bộ số liệu của cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình gần đây nhất sẵn có.

Số liệu của KSMS2008 có thông tin của 9.189 hộ gia đình. Các chỉ tiêu khi
tính toán đều được sử dụng quyền số để suy rộng.

2.3.2. Mô hình hồi quy phân tích những nhân tố tác động đến tình trạng
ốm bệnh của dân cư
2.3.2.1. Lựa chọn các biến số đưa vào mô hình hồi quy
Biến phụ thuộc:
Biến phụ thuộc đưa vào mô hình hồi quy này là Tình trạng ốm bệnh trong 12
tháng qua với 2 giá trị: 1 là có ốm bệnh trong 12 tháng qua; 0 là không ốm bệnh
trong 12 tháng qua. Một người được coi là ốm bệnh khi có câu trả lời là có ốm bệnh
Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

vii

trong 4 tuần qua hoặc có ốm bệnh trong 12 tháng qua.
Biến độc lập:
Các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng ốm bệnh và độc lập
với nhau. cần phải lựa chọn các biến độc lập mang tính đặc trưng của vùng và sẵn
có trong số liệu của KSMS2008.
- Các biến về nhân khẩu học:
- Biến về giáo dục:
- Các biến về y tế:
- Các biến về việc làm:
- Biến về tài sản cố định của hộ:
- Các biến phản ánh về tình trạng kinh tế của hộ gia đình:
- Các biến chung:


2.3.2.2. Mô hình hồi quy
Kiểm định các biến độc lập
Phần mềm sử dụng để xây dựng mô hình là phần mềm phân tích STATA.
Đây là phần mềm chuyên dụng trong phân tích thống kê, trong đó có lệnh dùng để
kiểm định và xây dựng mô hình hồi quy.
Các biến độc lập sẽ được kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến trước khi đưa
vào mô hình hồi quy, kết quả cho thấy tất cả các biến đã được lựa chọn đều có thể
trở thành biến độc lập của mô hình.
Kết quả chạy mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy giữa ốm bệnh và các nhân tố ảnh hưởng được xây dựng dựa
trên mô hình hồi quy Logistic. Sau khi đã loại bỏ các biến độc lập không có ý nghĩa
thống kê, phần mềm STATA đưa ra mô hình tốt nhất như sau:
Y=

(-0.964381) + 0.1238372*X1 + 0.1123317*X3 + 0.1488313*X4 +
0.0083822*X5 + 0.0654366*X6 + 0.6799325*X7 + 0.7865568*X8 +
0.8057514*X9 + (-0.0855166)*X10 + 0.1248173*X11 + (-0.0790406)*X12
+ 0.096074*X14 + 0.2350143*X15 + 0.2022351*X16 + 0.089622*X17 +
0.3814438*X18 + 0.4046525*X19 + 0.0236384*X20 + (-0.0599315)*X22 +
(-0.0669101)*X23 + (-0.2991795)*X24 + (-0.2145234)*X25 +
(-0.3457368)*X26 + (-0.6259441)*X27 + (-0.3189235)*X28 +
(-0.1381233)*X30 + (-0.1232025)*X31 + (-0.1173706)*X32 +

Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

viii


(-0.1637725)*X33 + (-0.2347643)*X39
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ốm bệnh qua mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy giữa ốm bệnh và các nhân tố ảnh hưởng năm 2008 cho biết
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng (xác suất) bị ốm bệnh của người
dân. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy có thể giải thích được 7,56% biến tình
trạng ốm bệnh trong 12 tháng qua.

2.3.3. Mô hình hồi quy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng được khám chữa bệnh của người dân
2.3.3.1. Lựa chọn các biến số đưa vào mô hình hồi quy
Tương tự như mô hình đối với tình trạng ốm bệnh, mô hình đối với khả năng được
khám chữa bệnh này cũng sử dụng các biến như mô hình trên.

2.3.3.2. Mô hình hồi quy
Kiểm định các biến độc lập
Các biến độc lập sẽ được kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến trước khi đưa
vào mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy tất cả các biến đã được lựa chọn đều có thể
trở thành biến độc lập của mô hình.
Kết quả chạy mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy giữa khám chữa bệnh và các nhân tố ảnh hưởng được xây
dựng dựa trên mô hình hồi quy Logistic. Sau khi đã loại bỏ các biến độc lập không
có ý nghĩa thống kê, phần mềm STATA đưa ra mô hình tốt nhất như sau:
Y=

(-1.727458) + -0.1306667*X1 + 0.0290071*X3 + -0.0904797*X4 +
0.3136434*X5 + 0.6104625*X6 + 0.6104625*X7 + 0.4225683*X8 +
0.8816337*X9 + (-0.1006399)*X10 + 0.0897843*X11 + (-0.0202077)*X12
+ 0.2954916*X14 + 0.3775997*X15 + 0.1116415*X16 + 0.1105017*X17 +
0.255384*X18 + 0.6714024*X19 + 0.0247033*X20 + 0.0118187*X22 +
0.0171992*X23 + (-0.2263132)*X24 + (-0.0511864)*X25 +

(-0.1056293)*X26 + (-0.1820026)*X27 + (-0.4107278)*X28 +
(-0.1396582)*X30 + (-0.0917984)*X31 + (-0.189778)*X32 +
(-0.2305496)*X33 + (-0.1648432)*X39

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khám chữa bệnh qua mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy giữa khám chữa bệnh và các nhân tố ảnh hưởng năm 2008
Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

ix

cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng (xác suất) quyết đinh đi
khám chữa bệnh của người dân. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy có thể giải
thích được 10,07% biến khám chữa bệnh trong 12 tháng qua.

3.1.

Những phát hiện quan trọng

Em xin bắt đầu chương này bằng việc tóm tắt lại những phát hiện chính đã nêu ở
chương 2 và đưa ra một số kiến nghị về các chính sách y tế.
Thứ nhất, số lượng phụ nữ khai báo bị ốm bệnh nhiều hơn nam giới. Trẻ em và
những người già cũng ốm đau nhiều hơn. Vì vậy, hệ thống y tế và chăm sóc sức
khỏe cần được xây dựng nhằm phục vụ được nhiều hơn cho những đối tượng này.
Thứ hai, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có mức độ phổ biến cao, đặc biệt là
với trẻ em. Có thể cần phải triển khai những chương trình y tế nhằm vào những loại
bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.
Thứ ba, hộ gia đình có kinh tế khá thường ít ốm đau. Khi ốm đau cũng không hay đi

khám chữa, giống như các loại hộ gia đình khác.Tuy nhiên khi phải chi tiêu cho
người bệnh, loại hộ gia đình này chi nhiều hơn so với các loại hộ gia đình khác, và
họ có xu hướng tìm tới các cơ sở y tế có chất lượng cao hơn. Tất cả những điều trên
không ngoài dự đoán, nhưng điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ là: làm sao cho
mọi tầng lớp dân cư đều có khả năng tiếp cận với hệ thống các dịch vụ y tế phù hợp
trong những trường hợp cần thiết.
Thứ tư, hệ thống y tế tư nhân chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong mạng lưới y
tế chung của cả nước. Nên khuyến khích sự phát triển của hệ thống này. Đây là sự
bổ sung cho hệ thống y tế Nhà nước vốn đang bị quá tải.
Thứ năm là yếu tố địa lý. Những hộ ở Tây nguyên ốm đau nhiều hơn, và ít đi khám
chữa hơn. Có vẻ họ không đi khám chữa những bệnh “lặt vặt”, nên chi phí cho
người khi có bệnh ở vùng này đặc biệt cao hơn so với các vùng khác. Hộ gia đình ở
vùng miền núi và trung du phía Bắc ít khai báo có ốm đau hơn, khi ốm đau cũng ít
chữa trị hơn, và chi phí cho việc điều trị cũng ít hơn. Tất cả những nhận xét nêu trên
đều phù hợp với một thực tế rằng đây là một vùng nghèo khổ và xa xôi. Một lần
nữa điều quan trọng rút ra là những vùng xa xôi hẻo lánh vốn là những vùng không
khỏe mạnh lắm cần có một mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P


Luận văn thạc sỹ kinh tế

3.2.

x

Kiến nghị

Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất

lượng y tế nước ta như sau:
Thứ nhất tập trung đầu tư cho y tế cơ sở :
- Thứ hai phân rõ các chức năng: Quản lý Nhà nước, sự nghiệp khám chữa bệnh và
sự nghiệp y tế dự phòng. .
- Thứ ba hoàn chỉnh hệ thống y tế:
Xây dựng y tế tuyến tỉnh thành tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu, giải quyết được
các ca bệnh nặng, phức tạp.
- Thứ tư đổi mới cơ chế quản lý y tế:
- Thứ năm tăng cường xã hội hóa công tác y tế nhằm huy động mọi nguồn lực đầu
tư cho y tế, tạo điều kiện để những người có điều kiện có thể hành nghề y tế tư
nhân.
- Thứ sáu quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ y tế đủ về chất lượng, đáp ứng yêu cầu
về trình độ.

Chí Thị Nụ - Lớp CH 15P



×