Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực hành chính công tỉnh hà giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.81 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi
giữa các thành phần của xã hội và của mọi vấn đề. Hà Giang là một tỉnh miền núi
phía Bắc, địa hình phức tạp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, việc triển khai ứng
dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Trong những
năm gần đây, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc triển khai ứng dụng CNTT
cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, trên địa bàn tỉnh đã có những
chuyển biến tích cực. Song vấn đề đặt ra cho tỉnh hiện nay là phải có một đội ngũ
nhân lực CNTT phù hợp đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình
độ để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành, ứng
dụng các thiết bị điện tử, công nghệ vào thực tiễn, không ngừng nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, dịch vụ.
Thấy rõ đƣợc điều đó, tỉnh đã quan tâm và đầu tƣ cho công tác đào tạo và
phát triền nguồn nhân lực CNTT, tuy nhiên hiệu quả đem lại chƣa cao, CBCC vẫn
chƣa ý thức đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong việc đào tạo cũng
nhƣ vận dụng kiến thức vào công việc sau mỗi khóa học. Xuất phát từ yêu cầu
thực tế trên học viên chọn đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin
khu vực hành chính công của tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo và các nhân tố
ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính công; phân
tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công
tỉnh Hà Giang, từ đó tìm ra các nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện.
Nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 04 chƣơng sau:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng này, luận văn trình bày 02 vấn đề chính, gồm: tổng quan các
công trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Mục tổng quan các công trình nghiên cứu đƣa ra bức tranh khái quát các cơ
sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài. Nghiên
cứu tổng quan tài liệu để phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu




này trong mối liên hệ với đề tài nghiên cứu. Phân tích phƣơng pháp luận và giá
trị của các kết quả thu đƣợc trong các công trình khác nhau đƣợc sử dụng trong
bài. Vạch rõ vấn đề đã đƣợc nghiên cứu đến đâu, những gì còn chƣa đƣợc xem
xét, còn bỏ ngỏ, nguyên nhân của hiện trạng vấn đề… Từ đó, học viên đƣa ra
những nhận xét, bình luận những thông tin thu thập đƣợc và nêu lên những quan
điểm.
Mục phƣơng pháp nghiên cứu luận văn trình bày việc vận dụng kiến thức
lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực và những số liệu thực tế về nguồn nhân lực
CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang để phân tích thực trạng đào tạo
nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang, trên cơ sở kết
hợp tiến hành điều tra thực tế bằng bảng hỏi, phỏng vấn cá nhân nhằm đánh giá
và xác định nhu cầu của cán bộ công chức CNTT để xác định nhu cầu đào tạo,
xây dựng chƣơng trình đào tạo cho phù hợp. Từ đó tìm ra nguyên nhân của
những hạn chế công tác đào tạo. Kết hợp với chiến lƣợc và mục tiêu phát triển
của ngành CNTT để đƣa ra giải pháp thích hợp cho công tác đào tạo nguồn nhân
lực CNTT khu vực hành chính công.
Kết quả đạt đƣợc là luận văn đem lại giá trị khoa học cũng nhƣ giá trị ứng
dụng trong thực tế. Giá trị khoa học thể hiện ở việc cung cấp thêm nguồn lý luận
cho các nghiên cứu khoa học khác về đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực
hành chính công. Giá trị ứng dụng thể hiện ở việc luận văn đƣa ra đƣợc những
kết quả nghiên cứu rất có ích cho cán bộ công chức các cơ quan hành chính nhà
nƣớc tỉnh Hà Giang trong tiến trình cải cách hành chính. Mặt khác, luận văn còn
là tài liệu tham khảo trong việc xây dựng các đề án, dự thảo, chƣơng trình về
phát triển nguồn nhân lực CNTT trong thời gian tới của Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Hà Giang.
Hạn chế của luận văn là trong quá trình nghiên cứu chỉ dựa trên khảo sát
số lƣợng mẫu nhất định để đánh giá cho tổng thể và chƣa tiến hành kiểm định các
giả thiết nghiên cứu bằng các mô hình phức tạp để giải quyết vấn đề.

Điểm mới của luận văn là nghiên cứu sâu về đào tạo nguồn nhân lực
CNTT khu vực hành chính công của tỉnh Hà Giang nhằm phát huy tốt hơn vai trò
của đội ngũ cán bộ công chức CNTT này trong quá trình cập nhật, vận hành các


phần mềm ứng dụng CNTT trong khu vực hành chính công, đáp ứng nhu cầu
phát triển của nền kinh tế hiện nay.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG
Chƣơng này gồm 04 mục chính sau: Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực
CNTT khu vực hành chính công; Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo
nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công; Nội dung công tác đào tạo
nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công; Kinh nghiệm của một số nƣớc
về đao tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công.
Thứ nhất, luận văn trình bày vai trò của đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu
vực hành chính công nhƣ sau:
Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã
hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các
phƣơng tiện truyền thông để thu thập, truyền tải, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền
thông tin.
Hành chính công là nền hành chính nhà nƣớc, là tổng thể các tổ chức và
định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng
ngày của nhà nƣớc, do các cơ quan có tƣ cách pháp nhân công quyền tiến hành
bằng văn bản dƣới pháp luật nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nƣớc, giữ gìn
bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân trong mối
quan hệ giữa công dân và nhà nƣớc.
Nguồn nhân lực hành chính công là những cán bộ, công chức (CBCC) có
vị trí nhất định trong các tổ chức công, hoạt động trong các cơ quan hành chính
nhà nƣớc, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, một số cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và một số cơ quan chuyên môn của Ủy ban

nhân dân các cấp; có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nƣớc, là ngƣời
trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội; tham mƣu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh
tra, kiểm tra việc thực thi các đƣờng lối, chính sách. Có thể coi, CBCC là nhân tố
quyết định tới sự thành bại của đất nƣớc trong mọi thời kỳ.
Nguồn nhân lực CNTT là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử,
viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các
doanh nghiệp và công nghiệp ; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan , tổ


chức, doanh nghiệp ; cán bộ , viên chức và mọi ngƣời dân sử dụng

, ứng dụng

CNTT. Đề tài tâ ̣p trung vào nhóm nguồ n nhân lƣ̣c CNTT trong quản lý nhà nƣớc
hay còn gọi là cán bộ chuyên trách về CNTT, bao gồm: cán bộ kỹ thuật, cán bộ
phụ trách đào tạo về CNTT.
Đào tạo là quá trình cho phép con ngƣời tiếp thu các kiến thức , học các kỹ
năng mới và thay đổ i các quan điể m hay hà nh vi và nâng cao khả năng thƣ̣c hiê ̣n
công viê ̣c của các cá nhân . Công tác đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính
công sẽ đƣợc điều hành bởi các chính sách của nhà nƣớc, do vậy việc áp dụng
các chính sách này trong các tổ chức công gặp nhiều khó khăn và không hợp lý,
do chƣa tính đến nhu cầu của tổ chức, nhu cầu bản thân cán bộ công chức. Điều
này tạo nên sự khác biệt riêng có trong việc đào tạo nguồn nhân lực khu vực
công so với các khu vực khác.
Sau đó, học viên đã đƣa ra đƣợc vai trò, mục tiêu, lý do và tác dụng của
công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công.
Về vai trò, đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công có vai
trò đối với cán bộ công chức CNTT là nâng cao năng lực, chất lƣợng đội ngũ
CBCC, phát huy tính sáng tạo, nâng cao khả năng thích ứng với công việc hiện

tại và tƣơng lai. Vai trò đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà
nƣớc, tạo sự phù hợp giữa con ngƣời và công việc, nâng cao năng suất lao động,
chất lƣợng, hiệu quả thực hiện công việc.
Về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công là
nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả trong ứng
dụng CNTT vào quản lý Nhà nƣớc.
Lý do đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công là giúp đƣa
đất nƣớc phát triển tiến lên xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.
Tác dụng của đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công
nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc, tạo lợi thế
cạnh tranh của đơn vị, của ngành CNTT.
Để đánh giá đƣợc đúng thực trạng, tìm ra những nguyên nhân, học viên
cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT
khu vực hành chính công, gồm: Môi trƣờng bên ngoài (pháp luật và các chính
sách của Nhà nƣớc, môi trƣờng kinh tế - chính trị, môi trƣờng công nghệ, cơ sở
vật chất)và Môi trƣờng tổ chức (yếu tố thuộc mục tiêu, chiến lƣợc phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh, con ngƣời, triết lý quản trị nhân lực, quan điểm của lãnh
đạo và chi phí cho công tác đào tạo).


Sau đó, học viên đã hệ thống đƣợc các nội dung cơ bản của công tác đào
tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công ở nƣớc ta nhƣ sau:
Lập chiến lƣợc về đào tạo là quá trình nghiên cứu , xác định nhu cầu nguồn
nhân lƣ̣c , đƣa ra các chính sách và thƣ̣c hiê ̣n các chƣơng tr ình, hoạt động bảo
đảm cho doanh nghiê ̣p có đủ nguồ n nhân lƣ̣c với các sản phẩ m chấ t lƣơ ̣ng
, kỹ
năng phù hơ ̣p để thƣ̣c hiê ̣n công viê ̣c có năng suấ t , chấ t lƣơ ̣ng và hiê ̣u quả cao.
Xây dựng và thực hiện đào tạo gồm 08 bƣớc sau:
Trƣớc hết là xác định nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở tiến hành phân tích 03
giác độ: phân tích tổ chức, phân tích con ngƣời và phân tích nhiệm vụ nhằm xác

định rõ khoảng cách giữa thực hiện công việc và những yêu cầu đối với ngƣời
thực hiện công việc. Nếu mức độ ảnh hƣởng của chênh lệch lớn nghĩa là tồn tại
nhu cầu đào tạo. Tiếp theo là xác định mục tiêu, lựa chọn đối tƣợng đào tạo, nội
dung chƣơng trình đào tạo. Tiếp đó, xác định phƣơng pháp đào tạo gồm: đào tạo
trong công việc ( đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo, luân
chuyển và thuyên chuyển công việc) và đào tạo ngoài công việc ( cử đi học ở các
trƣờng chính quy, đào tạo sử dụng các bài giảng hoặc các cuộc hội thảo, đào tạo
theo kiểu chƣơng trình hóa với sự trợ giúp của máy tính, đào tạo từ xa, đào tạo
theo kiểu phòng thí nghiệm). Tiếp đó là lựa chọn giáo viên đào tạo, dự tính chi
phí đào tạo và cuối cùng đánh giá chung về công tác đào tạo (vận dụng mô hình
Kirkpatrick).
Bố trí và sử dụng sau đào tạo cần quan tâm hơn nữa nhằm tạo động lực cho
CBCC, tạo sự ổn định tƣơng đối theo hƣớng chuyên môn hóa.
Thứ tƣ, kinh nghiệm của một số nƣớc về đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu
vực hành chính công nhƣ: Singapore và kinh nghiệm của TP.HCM giai đoạn
2008 – 2012. Từ đó, rút ra bài học cho tỉnh nhà.


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH HÀ GIANG
Chƣơng này, học viên tập trung vào phân tích những điểm lớn nhƣ sau: Các
nhân tố ảnh hƣởng tới đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công
tỉnh Hà Giang; thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính
công tỉnh Hà Giang; Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT
khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang.
Trƣớc tiên, học viên phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo
nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang nhƣ: các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển và ứng dụng CNTT trong các
cơ quan hành chính công có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới công tác đào tạo. Phân
tích thực trạng nguồn nhân lực khu vực hành chính công của tỉnh để có cái nhìn

bao quát tổng thể và là căn cứ để so sánh cho đội ngũ cán bộ công chức CNTT
của tỉnh.
Về đặc điểm nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà
Giang:
-Số lƣợng: Có sự biến động nhẹ qua các năm, năm 2012 tỉnh có 228 cán bộ
công chức CNTT/6879 cán bộ công chức toàn tỉnh. Đến cuối năm 2013, tỉnh có
248 cán bộ công chức CNTT/6803 cán bộ công chức toàn tỉnh, với tốc độ tăng là
0,08%. Trong đó, luận văn tập trung chủ yếu vào đối tƣợng cán bộ chuyên trách
CNTT năm 2012 là 98 ngƣời, đến cuối năm 2013 tăng lên là 102 ngƣời.
-Chất lƣợng: tính đến hết ngày 31/12/2013, đội ngũ cán bộ chuyên trách
CNTT tỉnh Hà Giang có chất lƣợng khá, cụ thể: số CBCC trình độ đại học và cao
đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,6%; CBCC có trình độ sau đại học chiếm 0,98%
và trình độ khác là 30,4%
Qua tìm hiểu, nghiên cứu học viên cũng nắm đƣợc thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang nhƣ sau:
Về bƣớc lập chiến lƣợc đào tạo, tỉnh xây dựng căn cứ vào chiến lƣợc đào
tạo của Bộ Thông tin và Truyền thông do đó hầu hết chiến lƣợc mang tính ngắn
hạn đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt về nguồn nhân lực CNTT.


Về bƣớc xây dựng và thực hiện đào tạo bao gồm 08 bƣớc nhỏ nhƣ sau: đầu
tiên là bƣớc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào các yếu tố nhƣ: kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công từng năm, từng giai đoạn
của Bộ Thông tin và Truyền thông; đề xuất của các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã); phân tích báo cáo tháng, quý, năm về tình hình ứng dụng CNTT trên địa bàn
tỉnh và những đánh giá cuối năm về kết quả thực hiện công việc của CBCC; bản
Mô tả công việc và bản Tiêu chuẩn thực hiện công việc của cán bộ công chức
CNTT. Xác định mục tiêu đào tạo là sau khóa học, mỗi cán bộ CNTT khu vực
hành chính công đáp ứng đƣợc công việc hiện tại.Việc xác định đối tƣợng đào
tạo thƣờng căn cứ vào quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phƣơng pháp

đào tạo đƣợc sử dụng trong giai đoạn vừa qua tại tỉnh Hà Giang là: đào tạo tập
trung ở các trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp; phƣơng pháp cử đi học tại
các trƣờng chính quy; luân chuyển và thuyên chuyển công việc, phƣơng pháp
đào tạo từ xa. Xác định nội dung đào tạo cho đối tƣợng cán bộ chuyên trách
CNTT cho từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Sau đó, tỉnh tiến hành xác
định thời gian đào tạo, lựa chọn giáo viên, dự tính chi phí đào tạo. Sau mỗi khóa
đào tạo, tỉnh tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm. Với mỗi khâu trong quy trình,
học viên lại mô tả cách thức mà tỉnh đã thực hiện bằng cách đƣa ra những dẫn
chứng rõ ràng đƣợc tổng hợp từ những tài liệu thu thập đƣợc. Từ đó, học viên
phân tích, đánh giá, tổng hợp ý kiến nhận xét thu thập đƣợc qua bảng hỏi và
phỏng vấn ban đầu.
Bƣớc cuối cùng là bố trí và sử dụng sau đào tạo. Sau quá trình đào tạo, hầu
hết đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT đều đƣợc chuyển lên thành cán bộ
chuyên trách về CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu công việc đồng thời tạo động lực
cho CBCC, do những lợi ích đem lại khi chuyển lên chuyên trách CNTT nhƣ tiền
phụ cấp, chế độ đãi ngộ.
Trong những năm qua, tỉnh luôn quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân
lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, công tác đào tạo
này vẫn còn những nhƣợc điểm nhất định cần đƣợc hoàn thiện nhƣ: việc xác định
nhu cầu đào tạo còn xa vời mục tiêu và không mang tính chiến lƣợc; công tác
chuẩn bị cho đào tạo còn nhiều hạn chế, chƣa thực sự mang lại hiệu quả cho công


tác đào tạo; chƣa xây dựng đƣợc hệ thống đánh giá phù hợp về CBCC; việc sử
dụng CBCC sau đào tạo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Những nhƣợc điểm này
có thể gây cản trở đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành
chính công tại tỉnh. Do đó, cán bộ Lãnh đạo tỉnh cần chú trọng hơn nữa nhằm
hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh
Hà Giang.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHU VỰC HÀNH CHÍNH
CÔNG TỈNH HÀ GIANG
Chƣơng này, luận văn căn cứ vào những phân tích từ chƣơng 3 và định
hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh để đƣa ra giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính
công. Cuối cùng là đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo
nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang.
Trƣớc hết, học viên đƣa ra những định hƣớng phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh đến năm 2020 nhƣ: phát triển nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất
lƣợng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu
hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội; phát triển nhân lực trong
mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa và phát
triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trƣờng lao động phát triển. Tiếp đó,
trình bày định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tổng nguồn nhân lực
khu vực hành chính công tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh (nâng cao số lƣợng,
chất lƣợng, công tác đào tạo cán bộ công chức CNTT về phát triển CNTT phục
vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Chú trọng đẩy mạnh phổ cập kiến thức
CNTT cho cán bộ công chức cấp xã). Mục tiêu cụ thể của tỉnh tới năm 2020 nhƣ
sau: mỗi xã có ít nhất 02 CBCC kiêm nhiệm công việc về CNTT (tƣơng ứng 390
cán bộ công chức CNTT trong tổng số 195 xã trên địa bàn tỉnh), hình thành nên
đội ngũ CNTT cấp xã nhằm đƣa thông tin đến từng xã nhanh và thuận tiện nhất.
Đảm bảo CBCC ở tất cả các cấp sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng
CNTT trong công tác của mình. Hình thành đội ngũ chuyên gia đƣợc đào tạo
chính quy, có đủ năng lực quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đối với toàn bộ hệ
thống thông tin của tỉnh.


Để nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính
công tỉnh Hà Giang nhằm đạt đƣợc định hƣớng phát triển của tỉnh về ngành
CNTT, tỉnh cần tiến hành thực hiện các nhóm giải pháp sau: nhóm giải pháp về

hoàn thiện quy trình đào tạo và nhóm giải pháp về công tác hỗ trợ làm tăng hiệu
quả đào tạo.
Trong nhóm giải pháp về hoàn thiện quy trình đào tạo, tỉnh cần xác định
nhu cầu đào tạo dựa trên phân tích 03 khía cạnh: phân tích tổ chức, phân tích tác
nghiệp và phân tích CBCC. Ngoài ra, việc cải tiến công tác đào tạo cần đổi mới
tƣ duy, quan điểm cũng nhƣ cách tiếp cận về đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Thứ
hai là đổi mới về nội dung đào tạo, nên bổ sung thêm kiến thức về kỹ năng thực
hành ứng dụng CNTT, cách xử lý tình huống khi có sự cố bất thƣờng xảy ra. Thứ
ba là đổi mới phƣơng pháp đào tạo, tránh việc tiếp thu một chiều lƣợng kiến thức
cần thiết. Cuối cùng là nâng cao công tác đánh giá và bố trí sử dụng cán bộ công
chức CNTT sau đào tạo, luận văn vận dụng mô hình Kirkpatrick với 04 mức nhƣ
sau: sự phản hồi của ngƣời học thông qua phiếu đánh giá hiệu quả công tác đào
tạo của học viên đối với chƣơng trình đào tạo, nhận thức của học viên sau đào tạo
đƣợc thể hiện qua bài kiểm tra sau khóa học, hành vi học viên không thể thay đổi
trong một khoảng thời gian ngắn do đó cần có thời gian nhất định để có thể kết
luận sự thay đổi của học viên, kết quả thể hiện việc học viên có đạt đƣợc mục
tiêu của khóa đào tạo hay không. Mặt khác, sau đào tạo tỉnh cần có sự bố trí công
việc hợp lý cho CBCC.
Trong nhóm giải pháp về công tác hỗ trợ làm tăng hiệu quả đào tạo, tỉnh
cần tổ chức và quản lý tốt hơn chƣơng trình đào tạo (tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đào tạo, cung cấp đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết phục vụ cho đào
tạo, lập quỹ đào tạo và phân bổ hợp lý…), cần có sự quan tâm thích đáng của cán
bộ lãnh đạo, hoàn thiện đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu
vực hành chính công của tỉnh, bổ sung kinh phí cho hoạt động đào tạo này ở tỉnh,
bố trí và sử dụng CBCC sau đào tạo một cách hợp lý, quan tâm hơn tới chính
sách và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức CNTT.


Ngoài ra, học viên cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công
tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công tỉnh Hà Giang nhƣ

sau:
Khuyến nghị với Trung ƣơng, hoàn thiện Luật và các chính sách liên quan,
tăng chi ngân sách đầu tƣ cho Giáo dục – đào tạo, cải cách chính sách đãi ngộ
khen thƣởng và chế độ tiền lƣơng cho giảng viên và học viên, thành lập trƣờng
Đại học, Cao đẳng khu vực phía Bắc.
Khuyến nghị với UBND tỉnh Hà Giang, nâng cao chất lƣợng đào tạo và đầu
tƣ mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo, hỗ trợ cơ sở đào tạo
và liên kết đào tạo CNTT, chế độ chính sách ƣu tiên cho đối tƣợng đặc biệt
Khuyến nghị với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang, tăng cƣờng
sự phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng tốt hơn quy trình đào tạo.
Khuyến nghị với Ban quản lý lớp học, hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý
công tác đào tạo, hoàn thiện hơn công tác đào tạo
Đối với ngƣời trực tiếp tham gia đào tạo, cần nâng cao hơn nữa ý thức trách
nhiệm học tập, ý thức phê bình và tự phê bình trong đánh giá kết quả học tập
cũng nhƣ trong công việc.
Ngày nay, ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và
đời sống xã hội dần trở thành thói quen của hầu hết cán bộ trong hệ thống cơ quan
Nhà nƣớc. Tại tỉnh Hà Giang, ứng dụng CNTT đã và đang đƣợc các cấp lãnh đạo và
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đặc biệt quan tâm. Đây chính là tiền đề quan
trọng để xây dựng và triển khai thành công các ứng dụng CNTT dùng chung, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, dịch vụ công trực tuyến trên môi trƣờng mạng, phục vụ ngƣời dân
và doanh nghiệp, góp phần cải cách hành chính, hƣớng tới chính phủ điện tử. Do đó,
công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực hành chính công của tỉnh Hà Giang
cần đƣợc nâng cao hơn nữa.
Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại tỉnh Hà Giang, với mong muốn
đóng góp một phần vào sự phát triển của tỉnh nhà, học viên mạnh dạn đƣa ra những
giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT khu vực
hành chính công của tỉnh Hà Giang.




×