Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.34 KB, 14 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, chế
biến và xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
chiếm 50,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Tỉnh, trong đó chủ yếu là
xuất khẩu cá tra.Tuy nhiên, phát triển sản xuất và xuất khẩu cá tra ở Đồng
Tháp hiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết như: tình trạng
phát triển tự phát; thị trường cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ
sản…còn thiếu ổn định; sản phẩm chế biến xuất khẩu chưa đa dạng, chưa có
sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, chưa đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh
thực phẩm; còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường v.v…Việc lựa chọn và
nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến
cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020” là có ý nghĩa về
lý luận và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Hệ thống hoá và luận giải rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất,
xuất khẩu thuỷ sản nói chung và sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu nói riêng;
Đánh giá đúng thực trạng sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu, những kết
quả, hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần giải quyết; Đề xuất
một số biện pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất và chế biến cá
tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề kinh tế chủ yếu của
sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp. Thời gian nghiên cứu
trong khoảng từ năm 2004 đến năm 2007 và định hướng đến năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp:



ii

Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia.
5. Nội dung nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương chính như sau:
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT KHẨU
1.1.Vai trò của sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu đối với nền
kinh tế tỉnh Đồng Tháp
Sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp đã góp phần
tăng nguồn thu ngoại tệ hàng năm, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp
một phần đáng kể vào ngân sách Tỉnh.
Bảng 1.2.: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng của tỉnh Đồng Tháp
Đơn vị tính: Tr USD, %
2004

Năm

2005

2006

2007

Giá trị

%


Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Tổng giá trị XK

114,6

100

170,6

100

239,6

100

290,2

100


1.Gạo

49,9

43,7

81,3

47,6

83,5

34,8

80.1

27,6

2.Thuỷ sản đông lạnh

37,8

33,0

59,7

35,0

118,1


49,3

148,1

51,0

3.Bánh phồng tôm

3,1

2,7

4,8

2,8

5,2

2,2

7,2

2,5

4.Quần áo may sẵn

12,5

10,9


10,7

6,3

7,5

3,1

8,7

3,0

5.Khác

11,2

9,7

14,1

8,3

25,3

10,6

46,1

15,9


Nguồn: Sở Thương mại Đồng Tháp
1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và
chế biến cá tra xuất khẩu
Có nhiều nhân tố, trong đó những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp là:
Nhân tố tự nhiên, thị trường, lao động, vốn và công nghệ. Nhân tố gián tiếp
quan trọng nhất là chính sách của Nhà nước và việc thực hiện của địa phương.


iii

1.3. Những đặc điểm cơ bản của một số thị trường nhập khẩu cá
tra Việt Nam
Những thị trường tiêu thụ cá tra lớn gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản. Mặc dù
mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng, nhưng nhìn chung các
thị trường này đều có nhu cầu lớn; có hàng rào phi thuế (hệ thống quản lý
chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường, thuế chống bán phá giá) là khá chặt chẽ. Đặc biệt cả ba thị trường này
đều đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao và rất coi trọng ATVSTP.
1.4. Những chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản
xuất và chế biến cá tra xuất khẩu
Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế được thiết lập theo ba cách dựa
trên 3 quan điểm cơ bản: Quan điểm1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng
tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan
điểm 2 : Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm 3 : Hiệu quả kinh tế được xác
định bằng tỷ số giữa phần kết quả tăng thêm và phần chi phí tăng thêm để đạt
kết quả đó hay quan hệ so sánh giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
1.5. Những kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản xuất và chế biến
thuỷ sản xuất khẩu có thể vận dụng cho tỉnh Đồng Tháp
Từ thực tiễn Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, có thể rút ra một số bài học

kinh nghiệm; Cụ thể là : Trong sản xuất phải tuân theo quy hoạch; tăng cường
áp dụng giống mới; đảm bảo chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường vùng
nuôi ; quản lý việc cung ứng và sử dụng các phụ gia thức ăn, thuốc kháng
sinh và các hoá chất khác để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi và vệ sinh an toàn.
Trong chế biến phải chú trọng yêu cầu kiểm soát xuyên suốt chuổi giá trị gia
tăng dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (HACCP, ISO,
IMP…) ; chú trọng áp dụng công nghệ mới trong chế biến để đa dạng hoá sản


iv

phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chế biến. Trong xuất khẩu cần coi trọng
những thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường mới ; phát huy
vai trò của Hiệp hội trong thực hiện chiến lược xuất khẩu và chống nguy cơ
cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp.
Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT
KHẨU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2004-2007

2.1. Những đặc điểm có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
và chế biến cá tra xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Đồng Tháp, có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong việc
phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu như sau:
a/ Những thuận lợi và thời cơ: Có nguồn nước ngọt dồi dào không bị ảnh
hưởng bởi nước mặn và tương đối sạch; Diện tích đất bãi bồi nuôi cá tra là
1.417 ha, chỉ mới có khai thác khoảng 650 ha (chiếm 45,87%); Sản xuất và
chế biến cá tra xuất khẩu được sự ưu tiên đầu tư của Tỉnh và sự hỗ trợ đầu tư
của Trung ương; Người dân Đồng Tháp có truyền thống nuôi cá lâu đời; Cá
tra xuất khẩu được ưa chuộng và từng bước có uy tín trên thị trường thế giới.
b/ Những khó khăn và thách thức chủ yếu: Hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu và

chưa đồng bộ; Nhiều hộ nuôi còn tự phát; Đa số các hộ nuôi và các doanh
nghiệp chế biến thiếu vốn đầu tư ; Từng lúc từng nơi còn mất cân đối giữa sản
xuất nguyên liệu và chế biến, xuất khẩu; Tiêu thụ cá nguyên liệu theo hợp
đồng chưa thành phổ biến; Phòng và khống chế dịch bệnh còn hạn chế; Chưa
đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu về ATVSTP của các nước nhập khẩu.


v

2.2. Thực trạng phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất
khẩu ở tỉnh Đồng Tháp
2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất cá tra xuất khẩu ở
tỉnh Đồng Tháp
2.2.1.1. Quy mô sản xuất cá tra
Diện tích nuôi đã tăng từ 550 ha năm 2004 lên 1.550 ha năm 2007 và
kế hoạch năm 2008 là 1.800 ha (trong đó nuôi bãi bồi chiếm 50% tổng diện
tích nuôi cá tra); tính bình quân diện tích nuôi tăng là 45,45%/năm. Về sản
lượng, năm 2004 đạt 59.186 tấn, chiếm 88,5% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi,
năm 2007 tăng lên 200.000 tấn, chiếm 90% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi của
Tỉnh. Tốc độ tăng sản lượng bình quân của giai đoạn 2004 – 2007 là 59,45%.
2.2.1.2. Tình hình phát triển các hình thức và phương thức nuôi cá
tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp
- Về hình thức nuôi cá: Trước đây, nghề nuôi cá tra chủ yếu là nghề phụ của
hộ gia đình nông dân, với kỹ thuật nuôi truyền thống. Mục đích nuôi chủ yếu
tiêu thụ tại chỗ và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như tấm, cám, khoai, cá vụn
các loại v.v…Đến năm 2000, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển trang trại, số trang trại nuôi cá tra phát triển mạnh và tập trung
nhiều nhất ở các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Châu Thành và thị xã Sa Đéc.
- Về phương thức nuôi: Có hai phương thức là nuôi ao hầm và nuôi lồng bè.
Đến cuối năm 2007 số lồng, bè nuôi cá tra đạt khoảng trên 1000 cái. Đặc biệt

loại lồng bè nhỏ còn ít, thay vào đó là ao hầm to và tận dụng đất bãi bồi ven
sông Tiền, sông Hậu để nuôi.
2.2.1.3. Hoạt động của các cơ sở sản xuất giống
Toàn tỉnh có khoảng 300 cơ sở sản xuất giống, một Trung tâm giống
thuộc Tỉnh quản lý, còn lại là các hộ sản xuất giống của tư nhân, đáp ứng đủ
nhu cầu số lượng, nhưng chất lượng giống còn hạn chế nhất định.


vi

2.2.1.4. Dịch vụ cung ứng thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và tổ chức
công tác khuyến ngư trong sản xuất cá tra xuất khẩu.
2.2.1.4.1. Dịch vụ cung ứng thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản
Hiện nay, toàn tỉnh có 7 công ty chế biến thức ăn thuỷ sản dạng viên
nổi với tổng công suất thiết kế 442.000 tấn/năm. Năm 2007,Tỉnh cũng đã
duyệt 15 dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản với tổng
công suất thiết kế là 906.000 tấn/năm. Khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp đủ
nhu cầu thức ăn thuỷ sản cho Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận.
2.2.1.4.2. Tổ chức công tác khuyến ngư
Hoạt động khuyến ngư vẫn chưa đi vào chiều sâu do: đội ngũ cán bộ
khuyến ngư còn mỏng và kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp; phần lớn
những hộ nuôi còn tập quán sản xuất lạc hậu, còn thiên hướng dựa vào những
kinh nghiệm truyền thống và đặc biệt vai trò của cộng đồng trong hoạt động
khuyến ngư còn nhiều hạn chế…
2.2.1.5. Vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất cá tra xuất khẩu
Nguồn ngân sách của Tỉnh dành cho đầu tư rất hạn hẹp, bình quân chỉ
đạt từ 5 – 7 tỷ đồng/năm. Về vốn sản xuất, tính đến tháng 12/2007, 07 ngân
hàng trong Tỉnh đã cho 28.514 hộ vay vốn đầu tư nuôi thuỷ sản với tổng số
vốn vay lên đến 1.614,59 tỷ đồng, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 30 – 40%
nhu cầu vốn của các hộ nuôi.

2.2.1.6. Môi trường vùng nuôi
Năm 2007, số hộ nuôi cá tra có ao lắng xử lý nước thải trước khi đưa ra
môi trường là hầu như không có, nước thải được đưa trực tiếp ra sông. Một số
Huyện, Thị có nguy cơ ô nhiễm là rất cao như: Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp
Vò, Tân Hồng, Cao Lãnh,…
2.2.1.7. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm


vii

Năm 2007, các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ chế biến được khoảng
50% sản lượng cá tra sản xuất ra. Việc thực hiện bao tiêu sản phẩm theo hợp
đồng còn hạn chế về số lượng doanh nghiệp tham gia và còn tình trạng phá
hợp đồng từ phía hộ nuôi hoặc phía doanh nghiệp.
2.2.1.8. Hoạt động của hiệp hội thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp trong việc
sản xuất cá tra xuất khẩu.
Hiệp hội thuỷ sản Đồng Tháp đã được thành lập và góp phần vào phát triển
ngành thuỷ sản những năm qua. Tuy nhiên, vai trò Hiệp hội còn mờ nhạt; còn
khá nhiều hộ nuôi lớn, các hộ kinh doanh chưa thiết tha vào Hội; Hầu hết các
hoạt động của Hội còn mang tính hình thức.
2.2.2. Thực trạng phát triển chế biến cá tra xuất khẩu
2.2.2.1. Quy mô phát triển của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
Tính đến tháng 12/2007, toàn Tỉnh có 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
xuất khẩu. Số doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng chiếm 50%, trong đó có
công ty QVD đạt 361,123 tỷ đồng, không có doanh nghiệp nào có vốn dưới
25 tỷ. Ngoài ra, trong năm 2007, Tỉnh cũng đã phê duyệt 13 dự án chế biến
với tổng công suất thiết kế là 128.000 tấn/năm, dự kiến đưa vào hoạt động
trước năm 2010, đáp ứng đủ nhu cầu chế biến.
2.2.2.2. Các sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp chế biến thuỷ
sản

Hiện nay tất cả các DNCBTSXK của Đồng Tháp hầu như chỉ chế biến duy
nhất nguyên liệu từ cá tra, và cũng chỉ chế biến sản phẩm cá tra fillet đông
lạnh. Yêu cầu phát triển các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng là rất cấp cấp
bách.
2.2.2.3. Trình độ phát triển công nghệ chế biến và bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản


viii

- Về trình độ công nghệ chế biến: Trong những năm gần đây, các
DNCBTSXK tỉnh Đồng Tháp đã có cải tạo nâng cấp và đầu tư đổi mới công
nghệ, song cần tiếp tục đầu tư cao hơn theo hướng chế biến giá trị gia tăng.
- Về bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp đều đã đầu tư và hoàn thiện các hệ
thống, công trình xử lý nước thải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2.4. Kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 2004 đến năm 2007
Về thị trường xuất khẩu: Không ngừng tăng về sản lượng, giá trị xuất khẩu
sang một số thị trường truyền thống như: Mỹ, EU, đồng thời mở rộng thị
trường xuất khẩu sang Canada, Úc, Châu Phi, Trung Đông… Về sản lượng và
giá trị xuất khẩu: Năm 2007, sản lượng cá tra xuất khẩu đạt trên 48,2 ngàn
tấn, giá trị đạt trên 148 triệu USD. Về giá xuất khẩu: Trong năm 2007, mức
giá xuất khẩu bình quân thấp nhất là 1,87 USD/kg (của công ty K&K) và cao
nhất là 3,1 USD/kg (của công ty Vĩnh Hoàn). Về giải quyết việc làm: các
DNCBTSXK đã thu hút hàng chục ngàn lao động làm việc hàng năm.
2.2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển sản xuất và chế biến cá
tra xuất khẩu
2.2.3.1. Những thành tựu
Nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn của Tỉnh. Trong những năm qua, diện tích, sản lượng, giá trị cá tra xuất

khẩu không ngừng tăng lên; nhờ vậy đã góp phần giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.
2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Thị trường nguyên liệu đầu vào chế biến thiếu ổn định. Nguyên nhân chủ
yếu là: sự phát triển nuôi cá tự phát; đôi khi các nhà máy ép giá người nuôi;
thị trường xuất khẩu có nguy cơ giảm do không đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng sản phẩm; còn sự cạnh tranh về giá trên thị trường xuất khẩu.


ix

- Đã và đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi do thiếu quy
hoạch chi tiết vùng nuôi và việc phát triển nuôi ngoài vùng quy hoạch làm
cho môi trường vùng nuôi ngày càng bị ô nhiễm.
- Chi phí sản xuất ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân: tình hình ô
nhiễm và dịch bệnh ngày càng tăng, tỷ lệ hao hụt cá nuôi cao; thức ăn, thuốc
thuý y thuỷ sản kém chất lượng làm thời gian nuôi kéo dài tăng chi phí sản
xuất; giá nguyên vật liệu đầu vào tăng
- Sản phẩm cá tra xuất khẩu còn quá đơn điệu, thiếu các sản phẩm giá trị gia
tăng, chủ yếu là cá fillet đông lạnh. Vấn đề hợp đồng bao tiêu sản phẩm chưa
tốt nên chưa liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và doanh nghiệp.
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU SẢN XUẤT
VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển sản xuất và chế biến cá tra tỉnh
Đồng Tháp
3.1.1. Những quan điểm cơ bản phát triển sản xuất và chế biến cá
tra xuất khẩu đến năm 2020
- Phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở Tỉnh phải theo quy hoạch,
kế hoạch, có sự thống nhất quản lý của Nhà nước;

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên mặt nước;
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản
lượng, năng suất, hiệu quả. Tăng cường quản lý chất lượng và ATVSTP;
- Tập trung mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào
các lĩnh vực nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần để sản xuất
và chế biến cá tra phát triển ổn định;
- Phát triển gắn với coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái.


x

3.1.2. Những mục tiêu phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất
khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
+ Về sản xuất:
Bảng 3.1: Chỉ tiêu quy hoạch diện tích, sản lượng cá tra xuất khẩu
ĐVT: Diện tích (ha), sản lượng( tấn)
TT

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Tổng diện tích


1.550

2.642

2.800

2

Diện tích đất bãi bồi

650

1.430

1.630

3

Diện tích đất ao hầm

900

1.212

1.170

4

Tổng sản lượng


200.000

430.440

500.000

5

Sản lượng nuôi bãi bồi



342.200

420.000

6

Sản lượng nuôi ao hầm ...

87.240

80.000

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp
+ Về chế biến và xuất khẩu:
- Xây dựng nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu đạt trình độ công nghệ hiện đại,
đa dạng mặt hàng để có giá trị xuất khẩu cao.Thu mua và chế biến toàn bộ cá
nguyên liệu do người dân sản xuất.
- Không ngừng mở rộng thị trường và giữ vững vị thế tại những thị trường

truyền thống như EU, Mỹ, Canada,…Sản lượng chế biến cá tra xuất khẩu năm
2010 là 65.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD. Đến năm 2020
sản lượng sẽ lên tới 100.000 tấn, kim ngạch đạt 300 triệu USD.
3.2. Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra
xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp
3.2.1. Rà soát lại quy hoạch, chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất
và chế biến cá tra xuất khẩu của Tỉnh:
+ Trong công tác quy hoạch: Rà soát lại quy mô diện tích trong vùng
quy hoạch; Tạm dừng mở rộng diện tích nuôi đến hết năm 2010. Cần công


xi

khai hoá quy hoạch phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tới mọi
cấp, ngành và mọi người dân ở địa phương.
+ Trong chỉ đạo quy hoạch: Sớm ban hành quy định quản lý hoạt động
nuôi cá tra như là hoạt động kinh doanh có điều kiện, tạo cơ sở pháp lý cho
việc quản lý hoạt động này. Quản lý quy hoạch phát triển chế biến cân đối với
phát triển nguồn nguyên liệu. Phối hợp hành động của các cơ quan, ban ngành
có liên quan trên địa bàn Tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch.
3.2.2. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến
thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường là công việc thường xuyên của từng doanh
nghiệp cũng như của một ngành kinh tế để đưa ra chiến lược sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Nâng cao vai trò của đại diện thương mại Việt Nam ở
nước ngoài trong hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu cá tra nói riêng.
3.2.3. Áp dụng các biện pháp kinh tế kỹ thuật để sản xuất cá tra
đảm bảo năng suất và chất lượng nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu
xuất khẩu:
Thực hiện tốt việc cung ứng giống có chất lượng cao cho sản xuất;

cung ứng đầy đủ thức ăn, thuốc, hoá chất thuỷ sản đảm bảo chất lượng; tổ
chức phòng trừ dịch bệnh triệt để…đều là những biện pháp cụ thể phát triển
sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
3.3.4. Kiểm tra, kiểm sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
Kiểm tra, kiểm sát nghiêm ngặt việc thực hiện vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm ngăn ngừa dư lượng kháng sinh, đảm bảo vệ sinh trong chế biến ,
từ đó giữ vững và nâng cao uy tín, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cá tra
Việt Nam trên thị trường quốc tế.


xii

3.3.5. Tăng cường huy động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển:
Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò chủ đạo, là “đầu tư mồi” để
huy động mọi nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển nuôi, chế biến và xuất
khẩu cá tra của Tỉnh trong những năm tới.
3.3.6. Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến:
Không ngừng tăng cường phối hợp với các Viện, Trường để nghiên
cứu, chuyển giao các quy trình tiên tiến về sản xuất giống, nuôi thương phẩm
và chế biến vào sản xuất. Từng bước nâng cấp, thay thế những máy móc thiết
bị lạc hậu. Quản lý việc sử dụng chất phụ gia trong chế biến, bảo quản theo
đúng tiêu chuẩn chất lượng đăng ký.
3.3.7. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tăng
cường hoạt động khuyến ngư:
- Tập trung đào tạo cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đào
tạo về cơ bản và thường xuyên về ATVSTP, phòng chống cháy nổ,…cho
công nhân kỹ thuật của các nhà máy chế biến.
- Hoạt động khuyến ngư phải thường xuyên và không ngừng đổi mới
để người nuôi dễ tiếp thu và áp dụng vào thực tế.
3.3.8. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất:

Cần có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư; Xây dựng quỹ bình ổn giá; Thực hiện định mức giá trần đối
với thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và giá sàn đối với cá tra nguyên liệu. Phòng
tránh và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình trạng đầu cơ tăng giá bán thức ăn,
thuốc thú y thuỷ sản và ép giá cá nguyên liệu của người nuôi.


xiii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp đã phát triển mạnh
mẽ trong những năm qua, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng quỹ đất
và mặt nước, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh theo hướng tiến bộ. Theo mục tiêu của đề tài,
luận văn đã: 1/ Trình bày những vấn đề lý luận chủ yếu như vai trò của sản
xuất và chế biến cá tra xuất khẩu đối với nền kinh tế nói chung, Đồng Tháp
nói riêng; phân tích những đặc điểm của sản xuất và chế biến, của thị trường
xuất khẩu và những chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất và chế biến cá tra xuất
khẩu. Kinh nghiệm thực tiễn được luận văn tập trung vào một số nước điển
hình là Trung Quốc, Thái Lan và Na Uy. 2/ Phân tích thực trạng sản xuất và
chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt đã rút ra được những
thành tựu, một số hạn chế cùng những nguyên nhân của những hạn chế này.
3/ Xác định rõ quan điểm phát triển và đề xuất được 8 giải pháp tương đối
phù hợp với thực tế địa phương để phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất
khẩu của Tỉnh đến năm 2020. Về cơ bản các mục tiêu chủ yếu của luận văn
đã được thực hiện.
Trên cơ đó, luận văn xin có một số kiến nghị như sau:
a/ Đối với Bộ Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan Trung ương có liên quan:
Cần nhanh chóng hoàn thiện, bổ sung quy hoạch phát triển ngành ở toàn vùng
ĐBSCL đến năm 2020. Các Bộ liên quan cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp

& PTNT trong việc quản lý nhà nước để phát triển sản xuất, chế biến cá tra
xuất khẩu phát triển bền vững trong tương lai.
b/ Đối với các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Đồng Tháp: Trên cơ sở
quy hoạch của Trung ương, cần rà soát lại quy hoạch phát triển của Tỉnh và
của các Huyện. Kiên quyết chấm dứt tình trạng “phá rào” nuôi cá ngoài quy


xiv

hoạch. Tăng cường đầu tư phát triển theo chiều sâu cho cả khâu sản xuất và
chế biến. Hoàn thiện và tăng cường vai trò của các Hiệp hội như Hiệp hội
thuỷ sản, Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp trong hoạt động sản xuất và chế biến
cá tra xuất khẩu của Tỉnh.
c/ Đối với các hộ, trang trại nuôi cá, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu:
Tăng cường đầu tư vốn, nâng cao trình độ khoa học công nghệ để phát triển
theo hướng đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chăm lo
xây dựng và thực hiện thường xuyên mối quan hệ sản xuất - chế biến theo
tinh thần Quyết định 80/2002/TT về hợp đồng trong sản xuất và tiêu thụ cá
nguyên liệu giữa hộ nuôi cá và nhà máy chế biến xuất khẩu.



×