TÓM TẮT LUẬN VĂN
Văn hóa Nghệ thuật có vị trí đặc biệt quan trọng trên mặt trận tư tưởng , là
động lực cổ vũ toàn dân tộc đi theo con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và
Bác Hồ đã chọn .Trong những năm qua , sự nghiệp đào tạo Văn hóa Nghệ thuật
đã được quan tâm và có những chuyển biến tích cực: mạng lưới các trường tiếp
tục được củng cố và phát triển; quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, các
loại hình đào tạo được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) đánh dấu một bước
ngoặt lớn đối với sự nghiệp phát triển văn học , nghệ thuật ,Nghị Quyết đã chỉ
rõ:“nâng cao chất lượng các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật ;hoàn thiện
chương trình ,nội dung,giáo trình …rà soát , sửa đổi ,bổ sung các chế độ chính
sách , đối với công tác đào tạo …”
Hiện nay ,chất lượng đào tạo nhìn chung vẫn còn thấp, hiệu quả đào tạo
chưa cao, đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn , nhân lực
được đào tạo còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo và quy mô đào tạo tuy đã được đầu tư phát triển
nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ lớn, ngành nghề đào tạo còn thiếu. Chương trình
đào tạo chậm đổi mới, giáo trình còn thiếu và nhiều giáo trình không còn phù
hợp. Văn bản về chế độ chính sách thì chưa được sửa đổi , đầu tư cho lĩnh vực
đào tạo văn hóa nghệ thuật còn thấp và chưa được chú trọng .
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk trải qua 37 năm hình thành
và phát triển, Nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với những
công việc cụ thể và thiết thực như : Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của nhà trường,
chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng
viên, bổ sung nhiều giáo trình, tài liệu,đầu tư mua sắm một số trang thiết bị giảng
dạy, cải tạo sửa chữa phòng học, phòng làm việc. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo
của nhà trường còn nhiều hạn chế so với các trường lớn trong và ngoài nước,với
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như số giảng viên có trình độ sau đại
học đã tăng lên , nhưng so với yêu cầu về điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo
để mở thêm mã ngành đào tạo thì vẫn chưa đáp ứng được .Việc đào tạo , nâng
cao trình độ Giảng viên của Nhà trường còn gặp khó khăn , thiếu chính sách hỗ trợ
người học sau đại học, khả năng ngoại ngữ của giảng viên còn yếu, cơ sở đào tạo
xa (Hà Nội, Huế, Tp.Hồ Chí Minh). Là trường thuộc địa phương quản lý nên còn
nhiều hạn chế về việc đầu tư cơ sở vật chất : Dự án đầu tư xây dựng trường đã
được UBND tỉnh Đăk Lăk ký Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 10.01.2010 v/v
phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Đăk Lăk nhưng đến nay vẫn chưa khởi công được vì không có kinh phí .
Vì vậy, hiện nay nhà trường vẫn phải sử dụng khuôn viên cũ với diện tích chỉ có
9.400m2 ,phòng làm việc, phòng học, phòng thực hành vẫn còn thiếu và chật hẹp
, chưa có sân chơi , qui mô thư viện còn nhỏ, phòng đọc chưa đạt chuẩn, trang
thiết bị , phương tiện giảng dạy/học tập đã cũ, không đồng bộ, tài liệu nghiên cứu
, học tập quá ít, thiếu nhiều tài liệu chuyên ngành,…chưa có chính sách thu hút ,
sử dụng nhân tài (nghệ nhân , nghệ sĩ , chuyên gia ) có tài năng và kinh nghiệm
thực tiễn tham gia giảng dạy , đào tạo. Công tác tuyển sinh còn hạn chế, số lượng
thí sinh đăng ký và dự thi còn rất ít.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk” làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn được đóng góp một phần
sức lực của mình cùng với nhà trường đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk để xứng đáng với việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước.
Cấu trúc của luận văn bao gồm 4 chương :
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất
lượng đào tạo
- Chương 2 : Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo
- Chương 3 : Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
- Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
Trong chương 1, Tác giả đã nêu ra một số công trình nghiên cứu trước đây
có liên quan đến đề tài. Cơ sở lý thuyết của một số công trình nghiên cứu là hệ
thống một số vấn đề và một số giải pháp liên quan đến chất lượng đào tạo như:
Phân tích các xu thế trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng đại học, đánh giá
những tồn tại trong việc xây dựng chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay,chiến
lược cải cách giáo dục, về nhận thức,nhu cầu xã hội , về đổi mới và nâng cao chất
lượng đội ngũ,đổi mới công tác quản lý; đổi mới mục tiêu,chương trình đào
tạo,công bố chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã hội thực hiện kiểm định chất lượng,thực
hiện công khai; đổi mới
phương pháp dạy học,hoạt động nghiên cứu khoa
học;tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
Cơ sở lý thuyết của các công trình nghiên cứu là nền tảng cần thiết cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo.
Các công trình nghiên cứu đã nêu ra một số vấn đề có liên quan đến sự phát
triển và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay và một số biện
pháp nâng cao hiệu quả,chất lượng đào tạo.
Trong chương 2, tác giả đưa ra những vấn đề lý thuyết liên quan đến chất
lượng đào tạo .
Thứ nhất, tác giả trình bày tổng quan về chất lượng.Trong đó trình bày các
khái niệm về chất lượng ,các quan niệm về chất lượng trong giáo dục;từ đó đưa
ra sự lựa chọn quan điểm nào là phù hợp nhất . Ở đây ,tác giả đã lựa chọn quan
điểm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” , và xem như là sự phù hợp nhất
đối với giáo dục đại học của chúng ta nói chung và đối với từng ngành đào tạo
nói riêng.
Thứ 2, tác giả đưa ra nội dung cơ bản về chất lượng trong đào tạo Văn hóa
nghệ thuật . Các nội dung đó là đặc thù trong đào tạo Văn hóa Nghệ thuật,các
quan điểm trong đào tạo Văn hóa Nghệ thuật.
Thứ 3, tác giả nêu lên các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo.Các nội dung
đó là các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng, tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
Thứ 4, tác giả đã nêu lên những bài học kinh nghiệm của các trường trong
lĩnh vực đào tạo Văn hóa Nghệ thuật.
Trong chương 3, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng đào tạo
củaTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
Thứ nhất, tác giả giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Đăk Lăk,bao gồm quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức,đặc điểm của
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk có ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo.
Thứ 2,tác giả trình bày thực trạng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đăk Lăk về quy mô đào tạo,kết quả học tập ,tốt nghiệp ra trường của
học sinh, sinh viên .
Thứ 3,tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk theo các tiêu chí đánh giá chất lượng .
Thứ 4,tác giả phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk theo kết quả điều tra của tác giả.
Thứ 5,tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk
Thứ 6,tác giả đánh giá tổng quan về chương chất lượng đào tạo của Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk .Trình bày kết quả, hạn chế và nguyên
nhân; hạn chế và nguyên nhân.
Trong chương 4, tác giả đã đưa ra định hướng phát triển của nhà trường
trong thời gian tới và một số giải pháp ,kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo .Các giải pháp và kiến nghị là :
Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk
Lăk trong thời gian tới :
Thứ nhất ,Nâng cấp thành Trường Đại học Văn hóa-Nghệ thuật Đăk Lăk
theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18.7.2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên
đến năm 2020 .Trong quyết định này,việc nâng cấp Trường Đại học Văn hóaNghệ thuật Đăk Lăk được xác định nằm trong Danh sách các dự án ưu tiên đầu
tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.
Thứ 2 , Mở rộng quy mô đào tạo, tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên là người
Dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ,
phát triển nguồn nhân lực đào tạo phù hợp với Khu vực Tây Nguyên
Thứ 3, Đẩy mạnh biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, có kế
hoạch đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên , nhằm đạt được mục
tiêu đến năm 2020 : 60% giảng viên Cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt
trình độ Thạc sỹ trở lên như Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011-2020 đã đề ra.
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn
hóa Nghệ thuật ĐăkLăk
1. Đầu tư xây dựng nâng cấp thành Trường Đại học Văn hóa-Nghệ thuật
&Du lịch Tây Nguyên:
Dự án xây dựng trường mới cần được nhanh chóng triển khai, vì dự án
càng chậm trễ thì càng hạn chế nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực và phát
triển Văn hóa Tây Nguyên .Dự án xây dựng Trường được triển khai sớm sẽ khắc
phục hàng loạt những khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học,phòng làm việc và
trang thiết bị giảng dạy và học tập :
2. Hoàn thiện cơ cấu đào tạo và phát triển .
- Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo : Muốn tồn tại và phát triển trong giai
đoạn hiện nay, nhà trường cần phải hòa nhịp chung với sự phát triển của các cơ
sở đào tạo Văn hóa Nghệ thuật lớn mạnh hơn ,đó là sự đa dạng hóa ngành nghề
đào tạo.Hiện nay ,trong hệ thống cơ sở đào tạo Văn hóa Nghệ thuật trong cả
nước có 66 ngành ,152 chuyên ngành .Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
ĐăkLăk hiện nay mới chỉ có 4 mã ngành Cao đẳng và 8 mã ngành Trung cấp.
Với nhu cầu và giá trị của văn hóa ngày càng được chú trọng trong tất cả mọi mặt
đời sống xã hội , thì bên cạnh tiếp tục duy trì các ngành đào tạo hiện có,Nhà
trường sẽ mở thêm một số mã ngành mới như: Sáng tác âm nhạc;Chỉ huy âm
Nhạc cụ truyền thống; Điêu khắc; Thư viện;Bảo tàng;Văn hóa Du
nhạc;
lịch;Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang .Những mã ngành mới này phù hợp với
tình hình đào tạo hiện nay của nhà trường đồng thời cũng là những ngành mà có
thể phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội đất nước đang trong thời kỳ hội
nhập quốc tế.
- Tăng cường liên kết đào tạo :
Nhà trường cần tích cực mở rộng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo Văn
hóa Nghệ thuật & Du lịch lớn trong nước, chú trọng liên kết đào tạo một số
ngành mà hiện nay xã hội đang có nhu cầu nhưng nhà trường chưa có khả năng
đào tạo.
- Tăng cường công tác tuyên truyền , quảng bá chất lượng về kết quả đào
tạo
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa về công tác tuyên truyền , quảng bá
thương hiệu, chất lượng , ngành nghề đào tạo Văn hóa Nghệ thuật cho học sinh,
các bậc phụ huynh tận các các vùng niềm núi, nông thôn để học sinh và các bậc
phụ huynh hiểu rõ hơn và có thể lựa chọn cho con em mình một chuyên ngành
phù hợp mà họ thực sự hứng thú với ngành nghề đã chọn, có như vậy mới nâng
cao được chất lượng đào tạo.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ,giảng viên:
Đội ngũ cán bộ giảng viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy Nhà trường cần có
kế hoạch cụ thể nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên ,đặc biệt ưu tiên và
tạo cơ hội tối đa cho cán bộ ,giảng viên tham gia học tập ở nước ngoài bằng
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 có
60% giảng viên Cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ Thạc sỹ trở
lên.
3. Đổi mới , bổ sung giáo trình và phương pháp đào tạo.
- Bổ sung giáo trình , tài liệu giảng dạy và học tập , tích cực biên soạn lại
một số giáo trình , tập bài giảng phù hợp với đặc thù chuyên ngành đào tạo,
đảm bảo khối lượng kiến thức và thời lượng học tập, giữa lý thuyết và thực
hành theo phương pháp tiên tiến nhất , tăng cường sự thu hút học sinh, sinh
viên tham gia học tập.
- Đổi mới phương pháp tuyển sinh
Đổi mới phương pháp tuyển sinh các ngành Văn hóa Nghệ thuật là điều rất
quan trọng , ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nhằm tạo nguồn tuyển sinh
rộng rãi tận các vùng, miền , ở các địa phương và nông thôn xa xôi hẻo lánh
,có như vậy nhà trường mới có thể lựa chọn được những thí sinh có năng
khiếu thực sự và kiến thức cơ bản về văn hóa phổ thông để có thể tiếp thu
được những kiến thức ở trình độ cao hơn .
- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống
tín chỉ .Nhà trường cần khẩn trương xây dựng và thực hiện chế độ đào tạo theo
hệ thống tín chỉ. Vì việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là điều kiện thuận lợi để
người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề , liên thông , chuyển tiếp
các cấp học ở trong nước và nước ngoài .
- Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành
đào tạo đặc thù , đảm bảo hài hòa giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với
thực hành tạo sự đam mê, sáng tạo trong học tập cho học sinh ,sinh viên.
- Đổi mới cơ chế quản lý : Tăng cường tính chủ động,tự chịu trách nhiệm
trong công tác tổ chức, tuyển dụng và thực hiện các chế độ chính sách cho cán
bộ, giảng viên ,chú trọng tới công tác động viên , khuyến khích, khen thưởng
những cán bộ, giảng viên có thành tích cao trong công tác, có những tác phẩm
nghệ thuật có chất lượng và có những giải thưởng trong các cuộc thi…. lưu ý
phải khen đúng người , đúng việc,ngược lại phải có kỷ luật nghiêm khắc với
những cán bộ, giảng viên sai phạm. Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh trong
Nhà trường.
-Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy,mỗi giảng viên phải tự nhận thức đúng
đắn về việc tự hỏi và thường xuyên trau dồi những kiến thức mới, tiên tiến nhất
để tự bản thân phải hòa nhập được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện
nay. Giảng viên thực hiện công tác Nghiên cứu Khoa học cũng là hình thức tự
nâng cao trình độ, đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của giảng viên.Công tác Nghiên cứu Khoa học của Nhà trường trong những năm
qua chưa được chú trọng, hầu hết giảng viên chỉ thực hiện giờ lên lớp còn Công
tác Nghiên cứu Khoa học thì không quan tâm. Vì vậy,trong thời gian tới nhà
trường cần đẩy mạnh công tác xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động nghiên
cứu khoa học phù hợp với sự phát triển của Nhà trường.
4. Mở rộng phương thức đào tạo
Mở rộng các hình thức đào tạo Văn hóa Nghệ thuật theo hướng xã hội hóa
nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tạo thêm nguồn nhân lực Văn hóa
Nghệ thuật dồi dào trong tỉnh và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, khuyến
khích các nghệ sỹ, nghệ nhân có uy tín tổ chức kèm cặp , truyền nghề , dạy nghề
hoặc mở lớp đào tạo Văn hóa Nghệ thuật.
Luận văn cũng đã đưa ra một số đề xuất và kiến nghị đối với Bộ Văn hóa
Thể thao & Du lịch ;Bộ Giáo dục và Đào tạo;Bộ Tài chính; UBND tỉnh Đăk
Lăk;Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk về các chính sách , chế độ
cho cán bộ,giảng viên và học sinh, sinh viên ngành văn hóa nghệ thuật , về việc
triển khai dự án xây dựng, về việc nâng cấp thành lập thành trường Đại học .