Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý nguồn vốn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đồng tháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.5 KB, 5 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu quản lý nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đồng Tháp nhằm cung cấp các thông tin cũng như những giải
pháp tham khảo, đề xuất ý kiến cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chiến lược tại đơn
vị góp phần nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn cho vay.
Để làm được điều đó, luận văn đã xác định rõ mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là
“Quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH” nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay. Đây sẽ là định hướng và làm cơ sở cho mọi kết
quả nghiên cứu sau đó.
Ngoài ý nghĩa khoa học là việc góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý
nguồn vốn cho vay, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và
thực thi các kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn cho vay tại
NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đó là ý nghĩa và thực tiễn của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 04 chương:
- Chương 1. Tổng quan những vấn đề đã nghiên cứu về quản lý nguồn vốn cho vay
cho đến nay
- Chương 2. Tổng quan về quản lý nguồn vốn cho vay của NHCSXH
- Chương 3. Thực trạng quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH chi nhánh tỉnh
Đồng Tháp
- Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH
chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Chương 1. Tổng quan những vấn đề đã nghiên cứu về quản lý nguồn vốn cho vay
cho đến nay
Trong chương này, luận văn đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài từ các công trình nghiên cứu cấp tiến sĩ cho đến các bài luận văn nhằm tóm lược,
khái quát hóa và tìm ra những hạn chế còn tồn tại của các nghiên cứu trước đó. Tiến hành
xem xét tính khả thi của luận văn dựa vào kết quả nghiên cứu của các công trình trước
đó.Từ đó, nghiên cứu tiến hành đi sâu vào tìm hiểu để giải quyết các vấn đề trên, tìm ra
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay.
Sau khi đã tìm hiểu về những thành tựu cũng như hạn chế của các nghiên cứu trước,


luận văn đã tiến hành giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng cách tiến hành nghiên cứu
hoạt động quản lý nguồn vốn cho vay trên cơ sở các số liệu thứ cấp được cung cấp.


Chương 2. Tổng quan về quản lý nguồn vốn cho vay của NHCSXH
Ở chương 2, luận văn đã làm rõ các lý thuyết có liên quan đến quản lý nguồn vốn
cho vay để là cơ sở, làm định hướng cho nghiên cứu. Các khái niệm cơ bản bao gồm:
khái niệm về NHCSXH, nguồn vốn cho vay và quản lý nguồn vốn cho vay. Thông qua
đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của NHCSXH và các đối tượng nhận vay vốn tại
NHCSXH. Việc xác định các đặc điểm cũng như đối tượng nhận vay vốn để khẳng định
rằng NHCSXH chỉ cho vay các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Sau khi trình bày
các khái niệm cơ bản, luận văn tìm ra các lý thuyết có liên quan đến nội dung chính của
toàn bài, đó là quản lý nguồn vốn cho vay bao gồm các nội dung sau:
Nội dung quản lý nguồn vốn cho vay như:
- Lập kế hoạch nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác;
- Cách thức thực hiện, triển khai nguồn vốn cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác bao gồm việc xác định rõ đối tượng cho vay của NHCSXH, từ đó đưa ra
các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng khi thực hiện cho vay các đối tượng này. Các chỉ tiêu
này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc quản lý nguồn vốn cho vay bởi lẽ nó phản
ánh được chất lượng tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay tùy vào từng đối tượng vay vốn bằng việc
kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến việc vay vốn tại NHCSXH.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH. Các nhân tố
này bao gồm các nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Có thể kế đến các nhân tố chủ quan
như là chính sách cho vay, quy trình thực hiện cho vay, tổ chức nhân sự và các thông tin
tín dụng. Các nhân tố khách quan cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay
như môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, uy tín, đạo đức người vay,… Các nhóm nhân
tố này ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp lên việc quản lý nguồn vốn cho vay, quyết định

hiệu quả vay vốn.
Chương 3. Thực trạng quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH chi nhánh tỉnh
Đồng Tháp
Chương 3, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn cho vay tại
NHCSXH chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Trước hết, tác giả giới thiệu sơ lược về NHCSXH
Việt Nam và NHCSXH tỉnh Đồng Tháp về quá trình hình thành và phát triển, chức năng,
nhiệm vụ cũng như các cơ cấu tổ chức tại NH. Tiếp đến, luận văn xem xét thực trạng của


hoạt động quản lý nguồn vốn vay tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào lý thuyết sẳn
có, tác giả tiến hành nghiên cứu về thực trạng chính sách cho vay tại NH này, kết quả cho
vay tại chi nhánh qua các số liệu thống kê trong suốt 05 năm (từ năm 2009 đến năm
2013). Để có thể cho vay thì cần có nguồn vốn cho vay, do đó tác giả cũng xem xét các
nguồn vốn cho vay của NH hiện đang có để xác định rõ nguồn vốn cho vay của NH chủ
yếu có từ nguồn nào.
Với kết quả phân tích thông qua các bảng biểu, biểu đồ và hình vẽ, tác giả đã đánh
giá việc triển khai thực hiện quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp.
Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu đo lường rủi ro như doanh số cho vay, thu nợ, tỷ lệ
nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng,… Đây là các chỉ tiêu đánh giá vô cùng quan trọng và có ý
nghĩa đối với NHCSXH tỉnh Đồng Tháp và tác giả đã đưa ra những nhận định dựa trên
những con số biết nói này.
Nhìn chung, hoạt động quản lý nguồn vốn cho vay tại ngân hàng bên cạnh những
mặt tích cực đạt được còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần phải rà soát để hoàn thiện hơn
nữa, nâng cao chất lượng hoạt động này.
Việc triển khai, cần được sự kiểm tra, giám sát của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp. Tuy
nhiên, các yêu cầu kiểm tra, giám sát trên văn bản là vậy nhưng thực tế việc kiểm tra,
giám sát tại NH còn nhiều bất cập. Kiểm tra, giám sát để đánh giá hoạt động quản lý
nguồn vốn cho vay nhằm tránh, xử lý và có các biện pháp phù hợp giúp ngăn ngừa tái
phát sinh như các hiện tượng tiêu cực của cán bộ tín dụng, các tổ chức chính trị, xã hội
nhận ủy thác và người vay, xem xét các kết quả cho vay để đưa ra biện pháp tăng các chỉ

tiêu tích cực thể hiện hiệu quả vay vốn, hạn chế những kết quả không mong muốn ảnh
hưởng không tốt đến các chỉ tiêu tín dụng.
Không những đánh giá thực trạng thông qua các số liệu thứ cấp, tác giả còn chỉ ra
các nhân tố đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay như chính
sách tín dụng, hệ thống thông tin từ NH đến người vay,… hay các nhân tố khách quan về
kinh tế, chính trị, xã hội đến uy tín, đạo đức cũng như kinh nghiệm quản lý của hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Tháp. Việc tìm hiểu các
nhân tố này nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đang tồn đọng gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng quản lý nguồn vốn cho vay, tránh lãnh phí nguồn tài chính.
Trên cơ sở thực trạng đã được phân tích, mổ xẻ, luận văn phân tích những tồn tại thông
qua các kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục, tìm ra nguyên nhân của
những hạn chế này để có các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề.


Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn cho vay tại NHCSXH chi
nhánh tỉnh Đồng Tháp
Dựa vào các kết quả đánh giá thông qua phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn cho
vay, luận văn đã tiến hành đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp NHCSXH chi nhánh tỉnh
Đồng Tháp ngày một phát triển theo hướng bền vững.
Luận văn đã chỉ ra 06 giải pháp có thể giúp NHCSXH tỉnh Đồng Tháp nâng cao
chất lượng quản lý nguồn vốn cho vay. Đối với các giải pháp, luận văn luôn chỉ rõ các cơ
sở đề xuất giải pháp, nội dung cũng như các lợi ích mang lại và điều kiện để thực hiện
các giải pháp này.
- Giải pháp 1. Xác định đối tượng vay vốn
Giải pháp này cần được thực hiện ngay để đưa ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa
đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các chính sách, quy định về xét cho vay các đối
tượng được thu hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.
- Giải pháp 2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng
Giải pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề có
liên quan đến người vay, vì như vậy sẽ rút ngắn được thời gian xét duyệt cho vay , và

giảm thiểu các rủi ro ro từ phía Hội, đoàn thể, tổ TK&VV và hộ vay có thể gây ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn vốn cho vay.
Quy trình tín dụng hiện tại còn nhiều bất cập khi vận dụng vào thực tế tại NHCSXH
tỉnh Đồng Tháp, do vậy cần có những giải pháp này nhằm hỗ trợ và giúp cho quy trình
hoàn thiện hơn.
- Giải pháp 3. Giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực của NHCSXH chi nhánh tỉnh
Đồng Tháp.
Giải pháp này giúp cho nhiều cán bộ muốn gắn bó và cống hiến, đưa ra nhiều sáng
kiến nâng cao chât lượng hoạt động của NH, và đưa NHCSXH ngày càng phát triển bền
vững. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và việc
nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách của
NHCSXH. Tại sao chất lượng nguồn nhân lực lại có vai trò quan trọng đến vậy? Bởi vì
chất lượng nguồn nhân lực là năng lực, trình độ, thể lực, tinh thần, thái độ, đạo đức, tác
phong của các thành viên hợp thành nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực – yếu tố sống còn của mọi tổ chức nói chung, NHCSXH tỉnh Đồng
Tháp nói riêng. Việc thực thi các giải pháp trên có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào
việc thực hiện nhóm giải pháp này trước tiên.


- Giải pháp 4. Giải pháp khắc phục nợ xấu
Nợ xấu có giảm thì nguồn vốn cho vay mới không bị lãng phí, điều này tạo điều
kiện cho đồng vốn quay vòng nhiều hơn nhằm gia tăng được số lượng hộ gia đình nghèo
thoát nghèo. Do vậy giải pháp đưa ra cần được nghiên cứu và áp dụng.
- Giải pháp 5. Tăng cường công tác phối hợp giữa NHCSXH chi nhánh tỉnh Đồng
Tháp với các tổ chức chính trị xã hội.
Giải pháp này phát huy tính cộng đồng trong việc giải quyết đói nghèo do có sự
tham gia của nhiều tổ chức chính trị, xã hội, sự quan tâm của NH đối với các tổ chức, cá
nhân liên quan. Bên cạnh đó, làm nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong việc thực
hiện nhiệm vụ của các cán bộ.
Sự quan tâm, khuyến khích của NH có ý nghĩa to lớn trong việc động viên cán bộ,

nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn vay nhờ vào sự hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả của
các tổ chức.
- Giải pháp 6. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt đồng ủy thác của các tổ chức
chính trị xã hội.
Khi nâng cao chất lượng hoạt đồng ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội thì sẽ
làm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội được NH ủy thác, và
cải thiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Đồng
Tháp nhờ sự hoạt động nghiêm túc, tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội. Từ đó,
tránh lãng phí các nguồn tài chính khi sử dụng không hiệu quả nguồn lực ủy thác phục vụ
cho công tác cho vay và thu hồi nợ.
Song song đó, tác giả cũng đề xuất một vài kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam
và kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng
quản lý nguồn vốn cho vay tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Cuối cùng, luận văn cũng đã đưa ra một vài kết luận khái quát về kết quả của
nghiên cứu này.



×