Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tuyên chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.75 KB, 113 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Hoàng Văn Hải

Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng
ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp Con Cuông, huyện
Con Cuông, tỉnh Nghệ An

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Hoàng Văn Hải

Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng
ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp Con Cuông, huyện
Con Cuông, tỉnh Nghệ An


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Nhâm

Hà Tây 2007


1

Đặt vấn đề.
Từ xa x-a rừng tự nhiên đã che phủ phần lớn diện tích mặt đất của trái
đất, nh-ng do tác động của con ng-ời nh- khai thác Lâm sản, khai phá lấy đất
làm Nông nghiệp, Xây dựng, đô thị hoá... nên diện tích rừng tự nhiên đã bị
giảm đi nhanh chóng, chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990 - 1995 ở các n-ớc
đang phát triển, đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 1995 diện
tích rừng của toàn thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chỉ còn 3.454
triệu ha (FAO 1997), tỷ lệ che phủ chỉ khoảng 35%. Hiện nay mỗi tuần trên
thế giới có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị biến mất hoặc bị thoái hoá
dần.
Năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che
phủ khoảng 43%. Hiện nay tổng diện tích đất rừng của cả n-ớc là 19,03 triệu ha,
trong đó chỉ có 8,25 triệu ha rừng tự nhiên và 1,05 triệu ha rừng trồng, còn lại là
đất trồng đồi núi trọc. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Tây nguyên, Đông Nam
bộ và miền Trung. Trong số rừng tự nhiên còn lại chỉ có 9% là rừng giàu (trữ
l-ợng trên 150 m3/ha), 33% rừng trung bình (80-150 m3/ha) còn lại là rừng nghèo
kiệt (d-ới 80 m3/ha) (Theo số liệu QLRBV của tổ công tác Quốc gia).
Với vốn rừng hiện nay thì chỉ tiêu bình quân ở n-ớc ta là 0,15 ha

rừng/ng-ời và 9,16 m3 gỗ/ng-ời, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu t-ơng ứng của
thế giới là 0,97 ha/ng-ời và 75 m3 gỗ/ng-ời.
Vì vậy, việc xây dựng ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản
lý rừng bền vững cho các đơn vị trực tiếp quản lý rừng là rất cần thiết, nhằm
bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có.
Công ty lâm nghiệp Con Cuông nằm trên địa bàn huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An, là một đơn vị quốc doanh, đ-ợc thành lập và hoạt động đã gần
50 năm. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là bảo vệ, khai thác, chế biến lâm sản,
xây dựng và phát triển vốn rừng, ngoài ra Công ty còn thực hiện một số các
dịch vụ khác để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Sau 5 năm


2

(2001- 2005) hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tài nguyên rừng trên địa bàn
Công ty quản lý đã có những biến động và thay đổi đáng kể, bên cạnh đó tình
hình sử dụng đất còn nhiều bất cập ,ch-a hợp lý. Do đó công tác trồng, khoanh
nuôi, bảo vệ, khai thác rừng, giao khoán đất lâm nghiệp đang đặt ra nhiều
vấn đề đòi hỏi cần phải có những ph-ơng án, kế hoạch phù hợp với điều kiện
thực tế hiện nay của Công ty.
Xuất phát từ những vấn đề đó, thì Công ty lâm nghiệp Con Cuông cần phải
xây dựng ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn bền vững để làm cơ sở
vững chắc cho việc lập các kế hoạch, định h-ớng cho sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp lâu dài và liên tục phù hợp với điều kiện đất đai, tài nguyên rừng, tình
hình dân sinh kinh tế trong khu vực trong giai đoạn 2007 - 2017. Vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng
ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại Công ty
lâm nghiệp Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Với mục tiêu làm cơ

sở cho việc sử dụng ổn định, bền vững và phát triển nguồn tài nguyên rừng,

sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Đồng thời đáp ứng đ-ợc chức năng
phòng hộ, bảo vệ môi tr-ờng của rừng, nâng cao đời sống của cán bộ công
nhân viên trong Công ty, cũng nh- ng-ời dân trong vùng và góp phần quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.


3

Ch-ơng 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1. Quan điểm về quản lý rừng bền vững.
Tr-ớc đây rừng tự nhiên bao trùm phần lớn diện tích mặt đất. Tuy
nhiên, do những tác động của con ng-ời nh- khai thác lâm sản quá mức, phá
rừng lấy đất trồng trọt, đất chăn thả, xây dựng các khu công nghiệp, mở rộng
các điểm dân c- v.v... đã làm cho rừng thu hẹp dần về diện tích. Tỷ lệ che phủ
của rừng tự nhiên giảm đi mỗi ngày một nhanh. Trong những năm đầu của thế
kỷ này, sau nhiều nghìn năm khai thác và sử dụng của con ng-ời diện tích
rừng trên thế giới vẫn còn khoảng 60 - 65 %, nh-ng chỉ trong gần 1 thế kỷ,
tính đến năm 1995 con số này đã giảm một nửa. Theo số liệu của Tổ chức
l-ơng thực thế giới thì tổng diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ còn khoảng 3.454
triệu ha (35% diện tích mặt đất). Mỗi năm diện tích rừng bị giảm đi trung bình
khoảng 20 triệu héc ta [4].
ở Việt Nam do việc quản lý sử dụng ch-a bền vững nên diện tích và
chất l-ợng rừng trong nhiều năm qua đã bị giảm liên tục. Năm 1943, Việt
Nam có 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ là 43%. Đến năm 1990 chỉ còn 9,3
triệu ha với độ che phủ rừng 27,2%; trong thời kỳ 1980-1990, bình quân mỗi
năm hơn 100 nghìn ha rừng bị mất đi. Tuy nhiên, từ năm 1990 trở lại đây, diện
tích rừng đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên (ngoại trừ
ở một số vùng nh- Tây Nguyên, Đông Nam Bộ diện tích rừng vẫn có chiều
h-ớng giảm). Đến nay, độ che phủ rừng đ-ợc nâng lên 36,7% [1].

Rừng tự nhiên không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà còn giảm đi về chất
l-ợng. Các loài gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt, các loài cho sản phẩm có giá
trị cao nh- l-ơng thực, thực phẩm, d-ợc liệu, nguyên liệu cho công nghiệp,
thủ công mỹ nghệ v.v... trở nên khan hiếm, nhiều loài động vật hoang dã đang
có nguy cơ tuyệt chủng.


4

Sự suy giảm diện tích và chất l-ợng của rừng tự nhiên chẳng những đã
làm xuống cấp một nguồn tài nguyên có khả năng cung cấp liên tục những sản
phẩm đa dạng cho cuộc sống con ng-ời, mà còn kéo theo những biến đổi nguy
hiểm của điều kiện sinh thái trên hành tinh. Hậu quả quan trọng nhất của mất
rừng trong thế kỷ qua là làm cho khí hậu biến đổi, nguồn n-ớc không ổn định,
đất đai bị hoang hoá, quy mô và c-ờng độ của những thiên tai nh- gió bão,
hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ngày một gia tăng. Sự mất rừng đã trở thành nguyên
nhân trực tiếp của sự đói nghèo ở nhiều quốc gia, là nguyên nhân của hiểm
hoạ sinh thái đe doạ sự tồn tại lâu bền của con ng-ời và thiên nhiên trên toàn
thế giới.
Tr-ớc tình hình đó một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải quản lý rừng nhthế nào để ngăn chặn đ-ợc tình trạng mất rừng, quản lý mà trong đó việc khai
thác những giá trị kinh tế của rừng không mâu thuẫn với việc duy trì diện tích
và chất l-ợng của nó, duy trì và phát huy những chức năng sinh thái to lớn với
sự tồn tại lâu bền của con ng-ời và thiên nhiên. Đây cũng là xuất phát điểm
của những ý t-ởng quản lý rừng bền vững - quản lý rừng nhằm phát huy đồng
thời những giá trị về kinh tế, xã hội và môi tr-ờng của rừng[12].
Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền
vững đã đ-ợc các nhà khoa học trên thế giới và trong n-ớc có sự quan tâm đặc
biệt. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi tr-ờng của vấn đề sử dụng
đất đai, tài nguyên rừng của mỗi quốc gia đều phụ thuộc cách nhìn nhận và
trình độ quản lý, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của nhân loại. Quan điểm

về sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền vững đã đ-ợc nhiều đề tài ở các quốc
gia khác nhau đề cấp tới, việc đ-a ra một quan điểm thống nhất là một điều
khó có thể thực hiện, nh-ng các khái niệm đều cho thấy những điểm giống
nhau khi nói đến quản lý sử dụng đất đai tài nguyên rừng bền vững đều đ-ợc
thể hiện ở ba vấn đề: Kinh tế, xã hội và môi tr-ờng.


5

Do sự khác biệt nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và
các nhu cầu của con ng-ời ở các quốc gia, vùng lãnh thổ nên công tác quản lý
sử dụng tài nguyên rừng bền vững cũng gặp những khó khăn, phức tạp và đa
dạng cho mỗi vùng sinh thái khác nhau. Nh-ng cuối cùng ng-ời ta cũng đã cố
gắng đ-a ra một định nghĩa về QLRBV nhằm diễn đạt bản chất của nó, đồng
thời để từ đó xây dựng nên những nguyên tắc cơ bản trong công tác QLRBV.
Khái niệm về QLRBV đã đ-ợc hình thành từ đầu thế kỷ 18. Ban đầu chỉ chú
trọng đến khai thác, sử dụng gỗ đ-ợc lâu dài, liên tục. Cùng với sự tiến bộ của
khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội QLRBV đã chuyển từ quản lý
kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ
thống sinh thái rừng và cuối cùng là QLRBV trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu
chí đ-ợc xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mội
tr-ờng. QLRBV là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát
triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi tr-ờng và xã hội, có thể
cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và t-ơng lai. QLRBV hiện nay đ-ợc xem nhtổng hợp của hoạt động sản xuất bao gồm bảo vệ nguồn n-ớc, đất và các khu
văn hóa cũng nh- cây rừng cho gỗ [9].
Chẳng hạn theo Tổ Chức Gỗ Nhiệt đới (ITTO) thì Quản lý rừng bền
vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt đ-ợc một hoặc nhiều mục
tiêu đ-ợc xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục
các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị
vốn có và kkả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh

h-ởng tiêu cực thái quá đến môi tr-ờng vật chất và xã hội"[11].
Còn theo hiệp ước Helsinki thì Quản lý rừng bền vững là sự quản lý
rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất,
khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện
các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng nh-


6

trong t-ơng lai, ở cấp địa ph-ơng, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra
những tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Vấn đề đặt ra với việc QLRBV là nh- thế nào, đó là công tác quản lý sử
dụng đất đai, tài nguyên rừng nhằm ngăn chặn tình trạng mất rừng do khai
thác sử dụng quá mức, mà trong đó việc khai thác lợi dụng tài nguyên rừng
không mâu thuẫn với việc đảm bảo vốn rừng, đảm bảo chức năng tái sản xuất
của rừng, đồng thời phát huy đ-ợc vai trò chức năng phòng hộ bảo vệ môi
tr-ờng sinh thái bền vững của rừng đối với con ng-ời và thiên nhiên.
Định nghĩa về QLRBV của ủy ban Quốc Tế về Môi tr-ờng và phát triển đ-ợc
đ-a ra vào năm 1987 đ-ợc chấp nhận rộng rãi. Đó là: "QLRBV là việc đáp
ứng đ-ợc nhu cầu hiện tại mà không ảnh h-ởng tới khả năng tái tạo để đáp
ứng nhu cầu t-ơng lai".
Mặc dầu có sự diễn đạt khác nhau về ngôn từ , nh-ng các khai niệm
QLRBV đều có chung ý nghĩa nh- sau: "QLRBV là quá trình quản lý rừng để
đạt đ-ợc 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển
sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị
hiện có và ảnh h-ởng đến năng suất sau này, cũng nh- không gây ra các tác
động xấu đến môi tr-ờng tự nhiên và xã hội" [9].
Các định nghĩa trên, nhìn chung t-ơng đối dài dòng nh-ng tựu chung lại
có mấy vấn đề chính sau:
- Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục

tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ,, phòng
hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất,,
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái).
- Đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi tr-ờng.
+ Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng, duy trì


7

và phát triển diện tích, trữ l-ợng rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm
tăng năng suất rừng).
+ Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ
các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền
và quyền lợi cũng nh- mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa
ph-ơng.
+ Bền vững về môi tr-ờng là đảm bảo kinh doanh rừng duy trì đ-ợc khả năng
phòng hộ môi tr-ờng và duy trì đ-ợc tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời
không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
1.2. Quản lý rừng bền vững trên thế giới.
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên thế giới, nó không
những cung cấp các sản phẩm tài nguyên quý giá cho con ng-ời mà còn góp
phần đáng kể để ngăn chặn được các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; bên cạnh
đó rừng còn có khả năng điều hoà không khí môi tr-ờng. Vì vậy quản lý sử
dụng tài nguyên rừng bền vững là ph-ơng thức quản lý đ-ợc xã hội chấp nhận,
có cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt
kinh tế.
Trên thế giới, lịch sử QLRBV đ-ợc hình thành từ rất sớm, đầu thể kỷ 18
các nhà lâm học Đức nh- G.L.Hartinh , Heyer hay Hundeshagen đã đề xuất
nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đồng tuổi. Cũng vào thời

điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và Thụy sĩ (H.Boiolley)
cũng đã đề ra ph-ơng pháp kiểm tra điều chỉnh sản l-ợng đối với rừng khác
tuổi khai thác chọn, trong thời kỳ này hệ thống quản lý rừng phần lớn vẫn dựa
trên các mô hình kiểm soát quốc gia từ trung -ơng.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập
trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển
[10]. Nh-ng trong giai đoạn này, ng-ời dân chỉ biết khai thác tài nguyên rừng
lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu cuộc sống


8

hiện tại. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nên
nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài
nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái.
Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì
con ng-ời mới nhận thức đ-ợc rằng, tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy
giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mỗi năm
mất khoảng 15 triệu ha nh- số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa
rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất, loài ng-ời sẽ phải chịu những thảm
họa khôn l-ờng về kinh tế, xã hội và môi tr-ờng [4].
Vì vậy, trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều
tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều Công -ớc bảo vệ
và phát triển rừng nhằm ngăn chặn tình trạng mất rừng, đồng thời bảo vệ và
phát triển vốn rừng nh-:
+ Chiến l-ợc bảo tồn quốc tế (1980 và điều chỉnh năm 1991).
+ Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983).
+ Ch-ơng trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985).
+ Hội nghị Quốc tế về môi tr-ờng và phát triển (UNCED tại Rio de
janeiro năm 1992).

+ Công -ớc về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES).
+ Công -ớc về ĐDSH (CBD,1992).
+ Công -ớc về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994).
+ Công -ớc về chống sa mạc hóa (CCD, 1996).
+ Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997) [5].
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế đã biên soạn một số tài liệu quan trọng nh"Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới" (ITTO, 1990), Tiêu chí đánh
giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới (ITTO, 1992), Hướng dẫn thiết
lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới


9

(ITTO, 1993) và Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng
nhiệt đới (ITTO, 1993b). Tổ chức ITTO đã xây dựng chiến l-ợc quản lý bền
vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000 [4].
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là xuất phát từ các
n-ớc sản xuất sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản
xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều
tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn đề
đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô quốc tế,
Hội đồng quản trị rừng đã đ-ợc thành lập để xét công nhận t- cách của các tổ
chức xét và cấp chứng chỉ rừng. Với sự phát triển của QLRBV, Canađa đã đề
nghị đặt vấn đề QLRBV trong hệ thống quản lý môi tr-ờng theo tiêu chuẩn
ISO 14001 [13].
Trên thế giới đã có một số bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp
quốc gia nh- ở: Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia...) và cấp quốc tế
nh- của: Tiến trình Helsinki, Tiến trình MocTreal, Hội đồng quản trị rừng và
của Tổ chức Gỗ nhiệt đới. Hiện nay, bộ: Những tiêu chuẩn và tiêu chí Quản
lý rừng (PC) của Hội đồng quản trị rừng (FSC) quốc tế đã đ-ợc công nhận
và áp dụng ở nhiều n-ớc trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều

dùng Bộ tiêu chuẩn này để đánh giá quản lý và cấp chứng chỉ rừng [12].
Trong khu vực Đông Nam á, các n-ớc trong khu vực đã họp hội nghị lần
18 tại Hà Nội vào tháng 9/1998, để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây
dựng bộ tiêu chí và chỉ số về QLRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I
ASEAN). Thực chất C&I của ASEAN cũng giống với C&I của ITTO, bao
gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị
quản lý [5]. Tuy nhiên do đặc điểm của từng địa ph-ơng còn khác nhau nên
việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào từng quốc gia trong vùng còn gặp nhiều
khó khăn, cần phải có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.


10

1.3. Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam từ tr-ớc tới nay
đ-ợc chia thành 3 thời kỳ theo quá trình phát triển của lịch sử cũng nh- quá
trình phát triển kinh tế xã hội của đất n-ớc nh- sau.
- Thời kỳ tr-ớc năm 1945
Trong thời kỳ này toàn bộ rừng n-ớc ta là rừng tự nhiên đã đ-ợc chia
theo các chức năng để quản lý sử dụng.
+ Rừng ch-a quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm
trở, dân c- th-a thớt. Nhà n-ớc thực dân ch-a có khả năng quản lý, ng-ời dân
đ-ợc tự do sử dụng lâm sản, đốt n-ơng làm rẫy. Việc khai thác lâm sản đang ở
mức tự cung tự cấp, lâm sản ch-a trở thành hàng hóa.
+ Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở vùng có dân c- và
đ-ờng giao thông thuận lợi cho vận chuyển lâm sản. Những diện tích rừng này
đ-ợc chia thành các đơn vị nh- khu, từ khu đ-ợc chia thành các lô khai thác
gọi là cúp và theo chu kỳ sản l-ợng do hạt tr-ởng lâm nghiệp quản lý, đấu
thầu khai thác.
+ Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác, cần đ-ợc bảo vệ để

tái sinh trong cả chu kỳ theo vòng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng có
tác dụng đặc biệt cần đ-ợc bảo vệ [8].
Nhìn chung trong thời kỳ tr-ớc 1945 tài nguyên rừng Việt Nam còn
phong phú, nhu cầu lâm sản và về rừng nói chung của con ng-ời còn thấp,
rừng bị khai thác lợi dụng tự do, không có sự can thiệp của cộng đồng. Mức
độ tác động của con ng-ời vào tài nguyên rừng còn ít, tài nguyên rừng còn
phong phú và đa dạng. Vấn đề QLRBV ch-a đ-ợc đặt ra. Theo số liệu thống
kê tài nguyên rừng khu vực Đông D-ơng, diện tích rừng n-ớc ta vào năm 1943
còn khoảng 14,3 triệu ha rừng, t-ơng đ-ơng với độ che phủ khoảng 43,3% [8].


11

- Thời kỳ từ năm 1946 1990
Trong thời kỳ này, với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp các hoạt động
của ngành đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ngay sau hoà bình lập lại,
toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ở miền Bắc đ-ợc qui hoạch vào các lâm
tr-ờng quốc doanh. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho
nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và của nhân dân. Nhiệm vụ xây dựng
và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra nh-ng ch-a đ-ợc các đơn vị sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó dân số tăng nhanh kéo
theo tình trạng chặt phá rừng tự nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp,
lấy các sản phẩm gỗ, củi và các lâm sản khác ngày càng diễn ra nghiêm trọng
hơn đã làm cho tài nguyên rừng n-ớc ta bị tàn phá một cách nặng nề.
Giai đoạn từ 1945-1960 công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi
bảo vệ, h-ớng dẫn nông dân miền núi sản xuất trên n-ơng rẫy, ổn định công
tác định canh định c-, khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Giai đoạn 1961-1975 QLBVR đ-ợc đẩy mạnh, khoanh nuôi tái sinh
rừng gắn chặt với công tác định canh định c-. Công tác khai thác rừng đã chú
ý đến thực hiện theo quy trình quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Nhìn chung công tác QLBVR đ-ợc thống nhất quản lý từ Trung -ơng đến địa
ph-ơng.
Giai đoạn 1976-1989 bảo vệ rừng gắn liền với việc tu bổ, khoanh nuôi,
trồng cây gây rừng phát triển tài nguyên rừng. Nội dung hoạt động quản lý
bảo vệ rừng là từng b-ớc tham m-u cho nhà N-ớc và Ngành, gắn chặt công
tác quản lý bảo vệ với việc đầu t- nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ
vào việc xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác quốc tế với nhiều n-ớc trong việc triển khai công
tác quản lý bảo vệ rừng [8].


12

- Thời kỳ từ năm 1991 đến nay.
Trong giai đoạn này ngành sản xuất lâm nghiệp n-ớc ta cũng có sự
chuyển đổi cơ chế với các nét đặc tr-ng: chuyển đổi cơ chế từ nền Lâm nghiệp
Nhà n-ớc sang Lâm nghiệp xã hội, gắn với định h-ớng phát triển của nền kinh
tế thị tr-ờng theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa; Hệ thống và tính chất quản lý
ngành cũng đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên rừng
tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu; hàng loạt các chủ tr-ơng, chính sách mới
đ-ợc ban hành, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành Lâm nghiệp nói
chung và vấn đề quản lý tài nguyên rừng bền vững nói riêng.
Hiện nay đã có hệ thống luật pháp và những chính sách quan trọng để
bảo vệ phát triển rừng và QLRBV, đó là:
+ Luật đất đai;
+ Luật Bảo vệ Môi tr-ờng;
+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi (2004);
- Chỉ thị số 130/TTg ngày 05/3/1993 về việc quản lý bảo vệ động vật và
thực vật quý hiếm;
- Nghị định 02/CP (1994) chủa Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ về việc giao khoán sử dụng đất
lâm nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông lâm ng- nghiệp trong các
doanh nghiệp Nhà n-ớc.
- Chỉ thị 286/TTg ngày 02/5/1997 và Chỉ thi 12/2003/CT-TTg ngày
16/5/2003 về việc tăng c-ờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển
rừng;
- Chỉ thị 287/TTg ngày 02/5/1997 về việc kiểm tra truy quét những cá
nhân tổ chức phá hoại rừng;


13

- Các Chỉ thị về phòng cháy chữa cháy rừng(Chỉ thị 19/1998/CT-TTg
ngày 17/4/1998, Chỉ thị 21/2002/CT- TTg ngày 12/12/2002)
- Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 về banh hành quy chế
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Nghị định 139/2004-NĐ-Chính phủ ngày 25/6/2004 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
Tháng 2/1998, Cục phát triển Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cùng với sứ
quán v-ơng quốc Hà Lan và WWF Đông D-ơng, Hội đồng quản trị rừng quốc
tế FSC đã tổ chức hội thảo quốc gia về QLRBV và chứng chỉ rừng tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Hội thảo nhằm làm rõ các khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí,
tiêu chuẩn đánh giá về QLRBV của quốc tế, hiện trạng quản lý rừng của Việt
Nam.
Tài liệu Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững (PCI Việt
Nam) đã đ-ợc tổ công tác FSC Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh , bổ
sung các tiêu chí và chỉ số của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng
góp của nhiều nhà quản lý và sản xuất Lâm nghiệp trong n-ớc và quốc tế để

vừa đảm bảo đ-ợc các nguyên tắc quản lý rừng quốc tế, vừa phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam.
Hỗ trợ cho một số đơn vị sản xuất quản lý rừng theo h-ớng bền vững, cho
tới nay ở n-ớc ta đã cấp chứng chỉ cho một số diện tích rừng của Công ty
trồng rừng Quy Nhơn.
Để tiến tới QLRBV và cấp chứng chỉ rừng, ở n-ớc ta đã có nhiều hoạt
động xúc tiến nh- thành lập Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
(trực thuộc Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam).[6]
Tháng 5/2007, Ch-ơng trình Lâm nghiệp Việt - Đức đã hội thảo lập kế
hoạch thực hiện QLRBV tại Hà Nội với nhiều nội dung như Nhu cầu bảo tồn


14

đa dạng sinh học trong rừng sản xuất; Khái niệm phân vùng và lập bản đồ
chức năng rừng.[2]
Hiện nay chúng ta đang xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn quốc gia về
QLRBV và chứng chỉ rừng, sau nhiều lần chỉnh sửa nay đã đi tới phiên bản 9c
với nội dung ngày càng phù hợp với điều kiện n-ớc ta. Trong đó bao gồm 10
tiêu chuẩn, 54 tiêu chí và 132 chỉ số, cụ thể các tiêu chuẩn nh- sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và FSC Việt Nam
+ Tiêu chuẩn 2: Những quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất:
+ Tiêu chuẩn 3: Những quyền của nhân dân địa ph-ơng
+ Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân
+ Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
+ Tiêu chuẩn 6: Tác động môi tr-ờng
+ Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý
+ Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá
+ Tiêu chuẩn 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
+ Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng



15

Ch-ơng 2
Mục tiêu, đối t-ợng, Nội dung, giới hạn và Ph-ơng pháp
nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
+ Xác lập các nội dung cơ bản trong quản lý rừng bền vững tại Công ty
lâm nghiệp Con Cuông.
Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các cơ sở kinh tế cho kinh doanh rừng bền vững tại Công ty
lâm nghiệp Con Cuông.
+ Xác định các biện pháp kỹ thuật cho kinh doanh rừng bền vững tại
Công ty lâm nghiệp Con Cuông.
+ Đề xuất nội dung cơ bản xây dựng ph-ơng án kinh doanh rừng bền
vững cho Công ty lâm nghiệp Con Cuông.
2.2. Đối t-ợng , địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đối t-ợng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tài nguyên rừng và đất rừng, hiện
trạng sử dụng đất. Các chính sách liên quan, các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty lâm nghiệp Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu
Vì thời gian có hạn và vấn đề nghiên cứu lại rộng, nên đề tài đã phối
hợp và sử dụng kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng của nhóm sinh viên
tr-ờng Đại học Lâm nghiệp thực tập tốt nghiệp tại Công ty lâm nghiệp Con

Cuông năm 2007.
2.3. Nội dung nghiên cứu


16

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
2.3.1. Nghiên cứu các cơ sở kinh tế xây dựng ph-ơng án kinh doanh rừng
- Nghiên cứu các cơ sở về pháp lý, kinh tế, xã hội và môi tr-ờng có liên
quan đến kinh doanh rừng.
- Nghiên cứu tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam đã thực
hiện tại Công ty.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế các ph-ơng án kinh doanh rừng
đã qua của Công ty.
2.3.2. Nghiên cứu các cơ sở kỹ thuật xây dựng ph-ơng án kinh doanh
rừng
- Xác định cấu trúc và tăng tr-ởng rừng tại Công ty lâm nghiệp Con
Cuông.
2.3.3. Đề xuất nội dung cơ bản ph-ơng án kinh doanh rừng theo tiêu
chuẩn quản lý rừng bền vững
- Đề xuất ph-ơng h-ớng và nhiệm vụ kinh doanh rừng.
- Đề xuất các biện pháp kinh doanh rừng.
- Đ-a ra các giải pháp thực hiện trong công tác kinh doanh.
2.4. Ph-ơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Ph-ơng pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp
- Tài liệu về địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn.
- Tài liệu về tổ chức và sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
- Thông tin giá cả thị truờng trong khu vực.
- Các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị định, nghị quyết, các quy chế, quy

trình quy phạm có liên quan.
- Các tài liệu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, huyện, các dự án phát
triển kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất lâm nông nghiệp của Công ty.


17

- Các loại bản đồ: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, bản đồ hiện trạng
rừng và sử dụng đất, bản đồ điều chế rừng và các bảng biểu số liệu kèm theo.
2.4.1.2. Thu thập số liệu, thông tin từ thực địa
- Lập tuyến điều tra khảo sát. Căn cứ vào các loại bản đồ đã thu thập,
mở tuyết khảo sát theo nguyên tắc: đi qua các kiểu địa hình, hiện trạng tài
nguyên rừng, khu dân c- với cự ly ngắn nhất.
- Trên các tuyến chính, tuỳ vào đặc điểm địa hình, trạng thái rừng và
các hoạt động sản xuất có thể mở thêm các tuyến điều tra khảo sát phụ. Thông
qua hệ thống tuyến điều tra kảo sát, tiến hành thu thập các thông tin theo nội
dung đã định.
- Bổ sung những biến động về hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử
dụng đất bằng ph-ơng pháp kết hợp việc kế thừa nguồn tài liệu thiết kế sản
xuất hàng năm(Khai thác, trồng rừng..) và kiểm tra thực địa. Theo hệ thống
tuyến đã thiết kế, bằng ph-ơng pháp khoanh vẽ trạng thái rừng, lập 12 ÔTC
diện tích mỗi ô là 2000 m2 ( mỗi trạng thái 3 ÔTC), điều tra thu thập các chỉ
tiêu lâm học chủ yếu.
- Thu thập số liệu dân sinh kinh tế xã hội: Thu thập trực tiếp từ Công
ty.
- Phân loại đất.
Nhóm đất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
* Đất có rừng: là đất có cây gỗ hoặc Tre Nứa, cây đặc sản
có độ che phủ 0,1 trở lên và có diện tích tối thiểu 0,5 ha. Trong đó chia ra:

Rừng gỗ
Rừng Tre Nứa
Rừng hỗn giao gỗ và Tre Nứa
Rừng đặc sản
Rừng trồng


18

* Đất không có rừng: là đất trống đồi trọc hoặc có cây gỗ
Tre Nứa mọc rãi rác có độ tàn che d-ới 0,1
+ Đất nông nghiệp: đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản
Nhóm đất phi nông nghiệp
+ Đất có n-ớc: Ao, hồ, sông ngòi
+ Đất chuyên dùng: Đất v-ờn -ơm, kho bãi gỗ cố định, đ-ờng xá,
đất xây dựng
Nhóm đất ch-a sử dụng.
- Phân loại các trạng thái rừng.
Phân loại các trạng thái rừng chủ yếu theo phân loại của Lostchau.
- Điều tra tài nguyên rừng:
+ Lập ÔTC đại diện trên các lô có rừng:
* Đối với rừng gỗ tự nhiên: ÔTC diện tích 1000 m2 (20m x 50m).
* Đối với rừng gỗ trồng: ÔTC diện tích 100 m2 (10m x 10m).
* Đối với rừng Tre Nứa: ÔTC diện tích 100 m2 (10m x 10m) hoặc
ô hình tròn (R=5,64 m).
+ Đo đếm các nhân tố điều tra trong lô: D1.3, HVN, HDC và ghi vào
phiếu đo đếm các nhân tố điều tra.
- Điều tra đo đếm tái sinh:
+ Đối với đất có rừng: Tại các ô đo đếm trữ l-ợng rừng gỗ, cạnh trục

xuyên tâm ô về phía bên phải, lập giải đo đếm tái sinh kích th-ớc 2m x 25m =
50m2 (gồm 10 ô dạng bản, với kích th-ớc mỗi ô là 2m x 2,5m = 5m2)
+ Đối với đất trống IC và IB: Mỗi trạng thái/Tiểu vùng lập địa lập 10
giải đo đếm tái sinh, kích th-ớc giải đo đếm và ô dạng bản nh- đo đếm tái
sinh ở đất có rừng.
+ Nội dung thu thập trong ô: Đo đếm tất cả các cây tái sinh trong giải
theo loài, cấp chiều cao và cấp chất l-ợng (A, B, C).


19

2.4.2. Ph-ơng pháp phân tích và xử lý thông tin
2.4.2.1. Các thông tin về kinh tế xã hội
- Nhóm tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội, khí hậu thuỷ văn, tài
nguyên sinh vật rừng được tổng hợp, phân tích qua hệ thống phụ biểu báo
cáo.
2.4.2.2. Các thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng
- Nhóm tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất
đai đ-ợc tổng hợp với các chỉ tiêu về diện tích, trữ l-ợng rừng.
- Đối với diện tích đ-ợc tổng hợp từ lô, khoảng đến tiểu khu và phân
theo trạng thái.
- Trữ l-ợng rừng đ-ợc tính toán thông qua các chỉ tiêu trữ l-ợng bình
quân/ha của từng trạng thái (Trữ l-ợng rừng đ-ợc tính theo trạng thái, theo
phẩm chất, theo nhóm cấp kính).
2.4.3. Tính toán và chỉnh lý số liệu
- Chỉnh lý số liệu.
+ Sắp xếp D1.3 các cây trong các ÔTC theo cỡ kính 4 cm.
+ Sắp xếp Hvn các cây trong các ÔTC theo cỡ chiều cao 2 m.
- Mô phỏng phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3) và lập t-ơng quan giữa
đ-ờng kính với chiều cao (D1.3-Hvn):

+ Mô phỏng phân bố N-D1.3: Sử dụng hàm phân bố khoảng cách.
+ Mô phỏng t-ơng quan D1.3-Hvn: Sử dụng ph-ơng trình
Hvn= a + blogD1.3

(2.1)

Trong đó: Hvn là chiều cao vút ngọn
D1.3 là đ-ờng kính ngang ngực
- Tính trữ l-ợng rừng/ha:
+ Xác định thể tích cây bình quân (Vcây): Tra biểu thể tích cây đứng
theo cấp chiều cao l-u vực sông Hiếu Nghệ An.
+ Tính tổng thể tích các cây trong từng cỡ kính:


20

Mcỡ kính = Vcây x Ncây trong từng cỡ kính.

(2.2)

Trong đó: Mcỡ kính là trữ l-ợng ở các cỡ kính
Vcây là thể tích của các cây
Ncây trong từng cỡ kính là số cây trong từng cỡ kính
+ Tính trữ l-ợng trên ÔTC:
MÔTC = Mcác cỡ kính

(2.3)

Trong đó: MÔTC là trữ l-ợng của ÔTC
Mcác cỡ kính là trữ l-ợng của các cỡ kính

+ Tính trữ l-ợng trên ha:
Mha = ( Mcác cỡ kínhÔTC)* 10.

(2.4)

Trong đó: Mha là trữ l-ợng 1 ha
- Dự tính sản l-ợng rừng/ha.
+ Đối với ph-ơng thức khai thác chọn tỉ mỉ: áp dụng ph-ơng pháp
chuyển cỡ kính của cây rừng, đ-ợc xác định theo các b-ớc:
* Xác định l-ợng tăng tr-ởng bình quân theo cỡ kính trong 10 năm
theo kết quả xác định l-ợng tăng tr-ởng đ-ờng kính bình quân của nhóm loài
cây chủ yếu tại Công ty lâm nghiệp Con Cuông.
* Xác định phân bố số cây theo đ-ờng kính (N-D1.3) sau 10 năm trên cơ
sở phân bố lý thuyết đã đ-ợc xác lập.
* Xác định tổng thể tích cây chuyển cỡ kính trong từng cỡ kính sau 10
năm.
* Xác định tổng thể tích của các cây chuyển cỡ kính trên ÔTC.
* Xác định sản l-ợng rừng trên ha.
+ Đối với ph-ơng thức khai thác chọn thô:
*Ph-ơng pháp tính tổng l-ợng tăng tr-ởng bình quân theo cấp kính:
Lm = vck

(2.5)

Trong đó: Lm là sản l-ợng trên ha
vck là l-ợng tăng tr-ởng bình quân thể tích theo cỡ kính


21


* Ph-ơng pháp tính theo c-ờng độ khai thác:
Lm = M/ha x P%.

(2.6)

Trong đó: M/ha là trữ l-ợng/ha
P% là c-ờng độ khai thác (P% = 25%)
* Ph-ơng pháp tính theo trữ l-ợng cây rừng thành thục và quá thành
thục chia cho năm hồi quy:
Lm = (Mtt + Mqtt)/ U.

(2.7)

Trong đó: Mtt là trữ l-ợng cây rừng thành thục
Mqtt là trữ l-ợng cây rừng quá thành thục
U = Hiệu số giữa tuổi cây rừng có đ-ờng kính lớn nhất với
tuổi cây rừng đạt đ-ờng kính bắt đầu khai thác.
* Ph-ơng pháp tính theo tỷ lệ khai thác và hệ số tiếp cận diện tích khai
thác thông qua công thức thực nghiệm:
Lm = M/ha x Z x R

(2.8)

Trong đó: M/ha là trữ l-ợng/ha
R là tỷ lệ khai thác (R = 65%)
Z là hệ số tiếp cận diện tích khai thác (Z = 2%)
2.4.4. Ph-ơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi tr-ờng
2.4.4.1. Ph-ơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá tác động của các hình thức quản lý sử dụng đất đến phát
triển kinh tế xã hội. Đề tài dựa vào hệ thống các tiêu chí

- Cơ cấu đất đai.
- Cơ cấu lao động.
- Cơ cấu đầu t-.
- Cơ cấu thu nhập.
- Kinh nghiệm sản xuất.


22

Để đánh giá hiệu quả kinh tế cho mỗi mô hình, ph-ơng án kinh
doanh rừng, chúng tôi sử dụng ph-ơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, BPV, CPV, IRR trên phần mềm Excel
7.0 của máy vi tính
Đề tài chọn hai ph-ơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đó là
Ph-ơng pháp tĩnh và Ph-ơng pháp động.
+ Ph-ơng pháp tĩnh:
Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập t-ơng đối và không
chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu t- và biến động của giá
trị đồng tiền.
Tổng lợi nhuận P=TN-CP

(2.9).

Trong đó: P là tổng lợi nhuận
TN là tổng thu nhập
CP là tổng chi phí
+ Ph-ơng pháp động:
Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu đầu t-,
thời gian, giá trị đồng tiền .
Các chỉ tiêu:

* Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị
thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình
khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n

NPV =
t=0

Bt - Ct
(2.10)
t

(1+i)
Trong đó : NPV là giá trị hiện tại thu thập ròng (đồng).
Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng).
Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng).
i là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất ( i = 7%/năm).
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).


23

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế
hay các ph-ơng thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
* Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả khả năng
thu hồi vốn đầu t có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi
n



t=0

Bt - Ct
= 0 thì i = IRR

(2.11)

(1+i)t

* Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR:
BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất l-ợng đầu t- và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n


t=1

Bt
(1+i)t

BCR =

BPV
=

n

Ct

t=1


(1+i)t



(2.12)
CPV

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/ đồng).
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Nếu mô hình nào hoặc ph-ơng thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có
hiệu quả kinh tế.
BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ng-ợc lại BCR < 1 thì
kinh doanh không có hiệu quả.
2.4.4.2. Ph-ơng pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm:
- Các chỉ tiêu định l-ợng: Giải quyết việc làm cho các lao động, thu
nhập bình quân đầu người


×