Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập tác động của khủng hoảng đối với hoạt động marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.09 KB, 10 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài:
BÀI LÀM
Dựa trên nội dung học tập, hướng dẫn của giảng viên, các tài liệu tham khảo của
trường đã cung cấp, các tài liệu trên thông tin đại chúng và kiến thức thu được sau môn
học. Sau khi nghiên cứu câu hỏi và quá trình hoạt động của Công ty tôi đang làm việc để
phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến hoạt động Marketing của
Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và thương mại Hoàng Dương với những nét cơ bản
như sau:
A. Sơ lược về Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và thương mại Hoàng Dương (HD
Ltd. Co).
1. Giới thiệu quá trình hoạt động của Công ty Hoàng Dương (HD Ltd. Co.)
Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và thương mại Hoàng Dương với nhãn hiệu
“HD Ltd. Co.”, được thành lập từ đầu năm 2001 với các cổ đông sáng lập là những
người có trình độ, năng động, nhiều kinh nghiệm, quan hệ trong ngành xây dựng đồng
thời đều xuất phất từ những doanh nghiệm, Tổng công ty nhà nước có thương hiệu lớn
trên thị trường xây dựng ở Hà Nam như:CTY xây dựng thuỷ lợi, CTY công trình giao
thông 820….. Hiện nay HD Ltd. Co. đã và đang khẳng định thương hiệu của mình tại thị
trường tại hà nam. Là nơi đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lớn
về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị trường bất động sản. Qua hơn 8 năm hoạt động Công ty
đã tạo một môi trường làm việc an toàn, hấp dẫn, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho
từng cá nhân và đóng góp tích cực vào các hoạt động vì sự phát triển cộng đồng, sự phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam của những năm đầu thế kỷ 21, một làn sóng
đầu tư nước ngoài bắt đầu du nhập vào Việt Nam như các nguồn vốn ODA, ADB, WB,
… . Với các quan hệ và công việc hiện tại ở các công ty lớn của nhà nước, một số thành
Page 1 of 10



viên trong đó có tôi đã xác định được mục tiêu kinh doanh của riêng mình và lập tức một
công ty được thành lập để phục vụ cho những thị trường sổi nổi vào bậc nhất thời đó.
Khi mới thành lập, Công ty đã lên được kế hoạch Marketing hùng hậu, chiến lược lâu dài
và định hướng các sản phẩm mục tiêu trước mắt và dài hạn một cách khoa học, thực tế
và dựa vào khả năng hiện có của các thành viên trong công ty. Bằng những mối quan hệ,
các sản phẩm của mỗi cá nhân đã từng thực hiện, bằng thương hiệu cá nhân của mỗi
người đồng thời thị trường xây dựng bắt đầu sôi động, với khẩu hiệu “Xây đắp niềm tin,
mở mang khát vọng” Công ty đã sớm đi vào hoạt động và ký kết được các hợp đồng kinh
tế có lợi nhuận cao .
Khi mới thành lập, nguồn vốn công ty còn hạn hẹp Ban lãnh đạo công ty quyết
định mở chiến lược marketing tập trung vào phân khúc sản phẩm trước tiên là lĩnh vực
về tư vấn như lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông,
thủy lợi, phúc lợi xã hội…. . Với loại sản phẩm này, vốn đầu tư ban đầu không nhiều, tài
sản cố định nhỏ, chủ yếu là nhân sự, đội ngũ cán bộ cả về chuyên môn kỹ thuật, tư vấn
và marketing trong ngành xây dựng, tuy lúc đầu còn khó khăn nhưng Công ty đã nhanh
chóng gặt hái được những thành quả cao. Đến năm 2003 khi các nguồn vốn như ODA,
ADB, WB, … chính thức được đầu tư ồ ạt vào Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao
thông thủy lợi nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam, Công ty chúng tôi đã mở
thêm sang thị trường thi công xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Thời
gian đầu đã tham gia vào việc thi công xây lắp các công trình vừa và nhỏ như: Chương
trình 135 của Chính Phủ, Giao thông nông thôn, trường học, bệnh viện ….. và đã thu
được những thành quả cao kể cả về kinh tế và chính trị.
2. Các sản phẩm chính của Công ty Hoàng Dũng.
-

Tư vấn giám sát các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng và hoàn thiện các
công trình dân dụng và công nghiệp;

-


Tư vấn thiết kế quy hoạch, tổng thể mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, nội ngoại thất
các công trình dân dụng và công nghiệp; Tư vấn thiết kế các công trìn giao thông,
thủy lợi.

-

Xây dựng các công trình san lấp mặt bằng, hạ tầng, giao thông, thủy lợi, dân
dụng, công nghiệp và trạm điện;

-

Khai thác, sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu các loại vật liệu xây dựng, ô tô, xe
gắn máy, thiết bị ngành xây dựng và khai thác mỏ.
Page 2 of 10


-

Tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, lập và thẩm định các dự án đầu tư xây
dựng; Tư vấn đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ tầng, đô thị; Tư vấn môi giới
nhà, đất, kinh doanh bất động sản, văn phòng, kho bãi;

3. Nhóm khách hàng của Công ty Hoàng Dũng
-

Các Tập đoàn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chuyên hoạt động lĩnh vực
xây dựng, bất động sản.

-


Các ban quản lý dự án thuộc Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp

-

Các Tổng công ty, Công ty nhà nước

-

Các Tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất công nghiệp, khu công
nghiệp, Bất động sản, du lịch, …..

B. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt đông
Marketing của doanh nghiệp.
Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ
cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng
cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế
của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân
hàng Mỹ và châu Âu. Cho đến thời điểm này hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phá sản
hoặc phải được Chính phủ cứu trợ. Thị trường tài chính nhiều nước đã gần như đóng
băng, kéo theo nền kinh tế thực rơi vào suy thoái.
Nạn thất nghiệp đã tăng đến mức báo động, nhất là trong tầng lớp dân nghèo ở các
nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Mặc dù nhiều nước đã đưa ra những gói
kích cầu lớn, với tổng số tiền công bố toàn cầu xấp xỉ 2000 tỉ USD, những dự báo lạc
quan nhất cũng chỉ hy vọng thế giới sẽ bắt đầu phục hồi vào đầu năm 2010. Tuy nhiên,
đối với mỗi quốc gia, tùy theo đặc thù của nền kinh tế như mức độ hội nhập và trình độ
phát triển mà có thể có những giải pháp riêng. Kinh tế Việt Nam cũng chịu chung hoàn
cảnh với nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ tác động
đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà còn tác động đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó
có các dự án đầu tư xây dựng.
Những vấn đề cơ bản


Page 3 of 10


Có lẽ còn quá sớm để rút ra các bài học về mặt chính sách vĩ mô và quản lý kinh
tế từ cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên có ba vấn đề cơ bản mà cuộc khủng hoảng đã bộc
lộ.
* Cuộc khủng hoảng làm lộ ra một mặt trái ít ai ngờ tới của toàn cầu hoá: Nó tạo
điều kiện và làm trầm trọng hơn các mất cân bằng quốc tế. Ví dụ trường hợp thâm hụt
thương mại của Mỹ được tài trợ bằng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và các nước vùng
Vịnh đã đẩy tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Mỹ xuống gần bằng không. Chính điều này là tác
nhân kích thích tổng cầu của Mỹ trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, làm
cho thâm hụt thương mại tiếp tục xấu đi. Đến thời điểm này, các nhà hoạch định chính
sách của các nước mới nổi và đang phát triển phải cân nhắc lại chiến lược phát triển dựa
vào xuất khẩu.
* Cuộc khủng hoảng cho thấy tư tưởng laissez-faire (thả nổi hoàn toàn cho thị
trường tự do hoạt động) và trào lưu giảm bớt và xoá bỏ quản lý nhà nước trong các hoạt
động kinh tế có từ thời Reagan/Thatcher sẽ thoái trào. Vấn đề cải tổ và tăng cường quản
lý, giám sát hệ thống tài chính ở từng nước và trên phạm vi toàn cầu là điều gần như
được đồng thuận 100% trong giới học thuật lẫn giới hoạch định chính sách. Việc kiểm
soát chặt chẽ hơn dòng vốn quốc tế cũng đã được đặt ra, song song với các đề xuất giám
sát các sản phẩm tài chính có rủi ro cao và được sử dụng quá tràn lan trong các hoạt động
đầu cơ.
Khi kinh tế thế giới đang chìm vào suy thoái, tư tưởng của John Maynard Keynes
về vai trò điều tiết của nhà nước quay trở lại. Bên cạnh các gói kích cầu khổng lồ có
nguồn gốc từ lý thuyết Keynes, các hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế gia tăng, từ
việc giám sát và quản lý thị trường đến việc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi
mặt hoạt động của nó. Không chỉ ở Mexico mà ngay cả ở Mỹ, một số biện pháp quản lý
giá đã quay trở lại, điều tưởng như đã vĩnh viễn đi vào lịch sử.
* Hơn bao giờ hết nhu cầu phối hợp quốc tế trong các biện phát chống khủng

hoảng và suy thoái tăng cao. Thế giới ngày nay đã quá phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc,
với gần hai ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ chủ yếu đầu tư vào chứng khoán Mỹ, hiểu rằng
họ không thể đơn phương rút số tiền đó ra vì tác hại với bản thân Trung Quốc không thể
lường hết được. Mỹ, khi giải cứu cho AIG, phải chấp nhận một phần tiền từ ngân sách
của mình sẽ chảy vào các ngân hàng châu Âu, nhưng đó là điều phải làm vì lợi ích của
chính nước Mỹ. Mặc dù hai tổ chức kinh tế tài chính quốc tế lớn nhất là World Bank và
Page 4 of 10


IMF chưa có vai trò nổi bật trong cuộc khủng hoảng này, nhu cầu về một quyền lực quốc
tế đủ mạnh để trợ giúp các nước bị khủng hoảng và phối hợp hành động quốc tế đã được
nhấn mạnh. Ý tưởng về một hệ thống Bretton Woods thứ hai đã được nhiều người đề
xuất, ít nhất là tăng cường sức mạnh cho IMF và khôi phục lại vị thế của đồng SDR.
Ngay cả OECD, G8, G20 cũng sẽ có nhiều vai trò hơn trong việc phối hợp quốc tế và san
sẻ nguồn lực.
Việt Nam rút ra được gì?
Với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, cuộc
khủng hoảng này có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của nhà
nước đã được nhấn mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tuy
nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu Việt Nam không tiếp tục hoặc chệch hướng khỏi con đường
cải cách đang đi. Việt Nam nên coi cuộc khủng hoảng này là một cơ hội tái cơ cấu lại
nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với các trào lưu biến đổi
của thế giới đang diễn ra, Việt Nam cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển
khôn ngoan và bền vững.
Chiến lược này cần tiếp tục phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song
phương, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn lực trong nước như cơ sở hạ tầng,
nguồn vốn con người, vốn xã hội. Vai trò của nhà nước sẽ phải đẩy mạnh ở hai mặt: chủ
động hơn trong các hoạt động phối hợp quốc tế và nâng cao năng lực quản lý và giám sát
hệ thống tài chính ngân hàng. Các nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cần được
tiếp tục đẩy mạnh, song song với việc gia tăng các khoản trợ cấp và bảo hiểm xã hội.

Điều này có thể sẽ làm tăng kích cỡ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Chính phủ
Việt Nam cũng đã phải thu hẹp hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng vì phải điều chuyển
dòng ngân sách cứu trợ kinh tế - xã hội, chưa kể đến miễn giảm thuế cũng khiến ngân
sách không có hoặc bị cắt giảm đáng kể nguồn thu... Hệ quả của khủng hoảng làm cho
các tổ chức thu hẹp đầu tư, vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh quay vòng chậm, từ đó
làm ảnh hưởng đến doanh thu, thị phần và tác động lớn đến chính sách thị trường của
công ty. Bên cạnh đó việc cạnh tranh trong nội bộ ngành xây dựng càng trở nên gay gắt,
từ chỗ chỉ các doanh nghiệp lớn mới có đủ khả năng tài chính để đầu tư công nghệ, thiết
bị, thì cách doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ ngày càng được thành lập nhiều. Từ đó đòi hỏi
phải có một chính sách marketing thì trường phù hợp để vượt qua những thời điểm khó
khăn nhất này.
Page 5 of 10


Với tất cả những thế mạnh sẵn có, khó khăn hiện hữu, cơ hội và thách thức, Công
ty Hoàng Dương đã nhận thức rất rõ vai trò của công tác thị trường, công tác Marketing
bởi lẽ, sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản
về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào
công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về các doanh nghiệp trong ngành xây dựng một
cách tốt hơn, nhanh hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn, đặc biệt là sản phẩm về thi
công xây lắp công trình, trong thời gian này còn có tình trạng người người đi xây dựng,
các doanh nghiệp đổ sô vào xây dựng với ý tưởng rằng các khu đô thị ngàng càng tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
Từ quan điểm trên, mục tiêu marketing của addeco là những số liệu cụ thể về sản
phẩm thế mạnh mà doanh nghiệp đang có và là sản phẩm truyền thống (tư vấn lập dự án,
thiết kế và giám sát các công trình) và làm cho ai (thị trường). Cụ thể như: Doanh thu và
lợi nhuận, Thị trường và thị phần, Thương hiệu và định vị thương hiệu. Một cách nhìn
khác của mục tiêu marketing: Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác
marketing, công ty đã xây dựng chiến lược marketing với quan điểm khách hàng là trung
tâm, xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm, mục tiêu marketing trọng

tâm trong giai đoạn này là: Thị trường, chất lượng sản phẩm và giá thành.
-

Về thị trường: Hoàng Dương hướng đến các khách hàng là doanh nghiệp tư nhân
đầu tư bất động sản, đầu tư khu đô thị, và các khách hàng là tư nhân đầu tư xây
dựng nhà nhỏ lẻ.

-

Về chất lượng sản phẩm: Có chất lượng cao, tính năng kỹ mỹ thuật cao và đặc
biệt là tính năng về mỹ thuật, về an toàn cho từng căn hộ, từng ngôi nhà, từng tòa
nhà và từng khu đô thị.

-

Về giá thành: Như tỷ lệ chiết khấu cao, khả năng chậm thanh toán, ……

Hoàng Dương đã triển khai áp dụng vào thực tế như sau:
Trong thời gian vừa qua, Công ty đã từng bước cho ra thị trường nhiều loại sản
phẩm Tư vấn như: Tư vấn quản lý dự án trọn gói (chìa khóa trao tay), khảo sát và thiết
kế, giám sát thi công …. cho nhiều mục đích khác nhau trong nghành xây dựng như xây
dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, yêu cầu sản phẩm có tính năng kỹ nhà liền
kề là nhóm sản phẩm thông dụng, phục vụ rộng rãi, đáp ứng được yều cầu kỹ thuật đối
với các công trình xây dựng, đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp cũng như tư nhân.

Page 6 of 10


Bên cạnh việc xác định thị trường mục tiêu, việc đưa ra chính sách sản phẩm chất
lượng, giá hợp lý, khả năng thành toán chậm là rất quan trọng. Việc định giá trong một

môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức.
Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng hợp đồng để có lợi nhuận
(trong khi chi phí cố định là không đổi). Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển
sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, chiết khấu, thời kỳ thanh
toán, v.v. Công ty đã đưa ra chính sách giá phù hợp với từng giai đoạn, sau khi cân đối
chung theo tình hình thị trường, tình hình giá cả trong nội bộ ngành, của các đối thủ cạnh
tranh và của các sản phẩm hỗ trợ khác (như thiết kế phong thủy, phong cách phối màu,
trang trí nội thất, ….).
Một trong những khâu quan trọng để khách hàng ngày càng biết đến và sử dụng
sản phẩm chính là khâu quảng cáo sản phẩm của mình đã từng thực hiện ở các dự án lớn.
Nhận thức rõ vai trò của công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm, từ nhiều năm nay công
ty đã tập trung cho công tác này, với nhiều cách thức khác nhau như: quảng cáo sản
phẩm trên báo chí, wesite, catalog, tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm, tham
gia các hội trợ quy hoạch, kiến trúc ….. và đặc biệt thông qua các Chủ đầu tư, các bạn
hàng truyền thống nà lâu năm, đây là một trong những thành công trong công tác quảng
bá sản phẩm, từ đó mở ra một hướng mới của công tác thị trường.
Về công tác hỗ trợ và xúc tiến sử dụng sản phẩm: Đây vừa là yếu tố đầu tiên vừa
là yếu tố cuối cùng, nhưng cũng là yếu tố khó mô tả nhất trong marketing hỗn hợp. Hỗ
trợ sử dụng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản
phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch thật sự.
Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ truyền thống, tài trợ cho các
chương trình, danh mục dành cho khách hàng thân thiết, quảng bá sản phẩm qua thư trực
tiếp, giới thiệu sản phẩm tận công trình, tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, v.v…. Có
rất nhiều hình thức xúc tiến sản phẩm nên rất khó đề cập tất cả trong khuôn khổ bài viết
này. Chỉ cần xác định rằng: cùng với nghiên cứu thị trường, việc xúc tiến sản phẩm và hỗ
trợ khách hàng chính là mắt xích truyền thông quan trọng giữa công ty và khách hàng mà
công ty nhắm đến.
Có thể tổng kết lại các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp như sau:
Điểm mạnh


Điểm yếu

- Hoàng Dương là một trong những thương
Page 7 of 10


hiệu về tư vấn xay dựng có uy tín trên thị

- Bó hẹp trong thị trường Tư vấn

trường, đã từng cung cấp các dịch vụ tư

- Doanh thu không lớn

vấn cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn
hà nam. Chi phí thấp (chủ yếu là chi phí
ngoại giao, lương và văn phòng phẩm).
- Tính linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo.
- Làm tốt chính sách cho cán bộ trẻ vươn
lên.

- Thanh toán chậm (vì là giai đoạn đầu
của dự án đầu tư).
- Luôn luôn linh hoạt, phải tìm hiểu thị
trường, tìm hiểu thông tin từ lúc còn sơ
khai, còn là ý tưởng của dự án đầu tư
xây dựng do các Chủ đầu tư khởi

- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,


sướng.

phong cách làm việc năng động, nhiệt
tình.
- Lợi nhuận trên đồng vốn cao.
Cơ hội

Thách thức
- Cạnh tranh nội bộ ngành gay gắt: Các

- Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế

doanh nghiệp cùng ngành đang thiếu

giới và khu vực mở ra nhiều cơ hội cho

việc trầm trọng đặc biệt là các doanh

việc đầu tư bất động sản các khu đô thị o

nghiệp Tư vấn xây dựng của nhà nước

hà nam.

(với yêu chủ trương giải quyết việc làm

- Hà nam đang chuẩn bị đầu tư rất nhiều dự

cho cán bộ công chức, ….)


án khu đô thị, bất động sản. Do đó công

- Canh tranh về tài chính như: giảm giá

việc trước tiên là lập dự án đầu tư và thiết

thành sản phẩm, thanh toán chậm chịu.

kế.
- Chính trị ổn định và các định hướng phát
triển kinh tế của Chính phủ thuận lợi cho
các DN chuẩn bị đầu tư.

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động
đến mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam
trong đó có các dự án đầu tư.
- Yêu cầu của khách hàng về chất lượng
dịch vụ ngày càng cao. Nhờ vào công
nghệ thông tin và hệ thống truyền thông
rộng rãi khách hàng có thể tiếp cận
thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ
có nhiều sự lựa chọn hơn.
Page 8 of 10


- Cạnh tranh về các công ty tư vấn xây
dựng có thương hiệu trên thế giới,
Kết luận:
Nước Việt Nam ta đi từ một thị trường kinh tế kế hoạch tập trung nơi mà hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp được phân bổ theo kế hoạch từ trên xuống chứ không

theo nguyên tắc cung cầu, và thị trường thì được phân chia rõ ràng chứ không có yếu tố
cạnh tranh. Nhưng những yếu tố để giúp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển thành công
trong điều kiện thị trường mới, một thị trường cạnh tranh khốc liệt, một sân chơi mà đối
thủ là những công ty nhà nước có quy mô lớn và được bảo trợ, các doanh nghiệp nước
ngoài, những tập đoàn đa quốc gia đã có kinh nghiệp nhiều chục năm, có nguồn vốn dồi
dào, có một đội ngũ cán bộ được rồi rào với những kinh nghiệm trận mạc dày dặn từ
những thị trường khác. Để cạnh tranh được trong môi trường thị trường mới một cách
hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức, phải có trong tay những kỹ
năng và kiến thức phù hợp với yêu cầu của thị trường mới, và kỹ năng marketing là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thị trường ngày nay.
Với nền kinh tế mở như hiện nay, toàn cầu hóa đã thay đổi bản chất của hoạt động
kinh doanh. Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và sử dụng sản phẩm của họ
hơn là của đối thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu
cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn, quảng bá nhiều hơn, tiếp thị
chuyên nghiệp hơn về sản phẩm của mình, và cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa
thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì vậy, marketing ngày càng trở
nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp. Marketing không chỉ là một chức
năng trong hoạt động kinh doanh, còn là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân chia thị trường theo cách
mà họ có thể có cơ hội, biết xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào cho khách hàng, và biết
xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Phải biết làm thế nào để định giá cho giải pháp
của mình nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trong khi vẫn duy trì vị trí cạnh tranh, và làm thế
nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng
một cách có hiệu quả. Cần phải biết sử dụng những công cụ truyền thông như quảng cáo,
PR ... để quảng bá cho sản phẩm của mình và cần phải biết áp dụng chiến lược, phương
pháp quản trị phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn cầu
hoá.
Page 9 of 10



Do đó công ty Hoàng Dương đã từng bước xây dựng một chiến lược marketing
phù hợp, tạo nên thị phần ổn định cho các sản phẩm và mở ra hướng mới trong công tác
thị trường, đảm bảo cho sản phẩm được mọi đối tượng khách hàng ưa thích, mang lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp .
Marketing là trong những môn học rất cần thiết nếu bạn muốn thành công và đưa
doanh nghiệp của mình có được vị thế trên thương trường, vấn đề là chúng ta áp dụng
những kiến thức của Marketing như thế nào vào thực tiễn ở mỗi địa phương, doanh
nghiệp, với từng thời gian và vị trí cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn học Quản trị marketing và hướng dẫn của Tiến Sỹ Nguyễn Thị
Tuyết Mai;
2. Sách Marketing của Charles D.Schewe; Alexander Watson Hiam
3. Nguồn tài liệu khác
 Vietnamnet.vn:
 Tạp chí kinh tế và các thuyết:
 V.v. ……

Page 10 of 10



×