Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích đánh giá các hình thức chiến lược marketing của vietel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.79 KB, 16 trang )

ĐỀ BÀI:


BÀI LÀM:
GIỚI THIỆU
Nền công nghiệp viễn thông tại Việt nam đang có những bước phát triển vượt bậc,
Việt nam được kì vọng trở thành đầu nối viễn thông của cả khu vực Đông Dương.
Nắm rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp viễn thông, chính phủ Việt
Nam đã thành lập 3 công ty có vốn của nhà nước là Viettel, Mobifone và
Vinaphone là những tập đoàn nòng cốt trong ngành công nghiệp viễn thông Việt
Nam. Sinh sau đẻ muộn hơn so với 2 đối thủ cạnh tranh, Viettel đã lớn mạnh một
cách nhanh chóng để nắm lấy vị trí dẫn đầu trên thị trường Việt Nam.Vẫn chưa
hài lòng với vị trí đó, Viettel đặt cho mình 1 kế hoạch lớn hơn đó là “bơi” ra thị
trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn về Viettel và có cái nhìn xa hơn về tương lai của
Viettel, tôi quyết định lựa chọn Viettel làm đề tài nghiên cứu để từ đó có thể phân
tích 2 đối thủ cạnh tranh của Viettel là Mobifone và Vinaphone.
Bài luận sẽ phân tích chiến lược Marketing của Viettel và các đối thủ cạnh tranh khi đi
khái quát về Viettel, những thành công của Viettel, nguyên nhân dẫn tới thành công
của Viettel và chiến lược Marketing của 2 đối thủ lớn đó là Mobifone và Vinaphone.

2. Giới thiệu về Viettel.
2.1 Lịch sử phát triển của Viettel
Viettel là tập đoàn kinh tế số 1 của quân đội Việt nam. Khởi nguồn từ 1 công ty
viễn thông nhỏ được thành lập vào 1 tháng 6 năm 1989 với khoảng 100 nhân viên và
lượng vốn ít ỏi, sau 21 năm, Viettel đã trở thành 1 trong 2 tập đoàn nòng cốt trong lĩnh
vực viễn thông với 20 nghìn nhân viên và doanh thu lớn hơn 60 nghìn tỷ VNĐ
(khoảng hơn 3 tỷ USD) năm 2009.
1


Vào 2 tháng 3 năm 2005, theo quyết định của thủ tướng, tập đoàn Viettel đã


được thành lập. 15 tháng 10 năm 2004, Viettel chính thức được cấp phép triển khai
mạng di động tại Việt nam, phá vỡ sự độc quyền trên thị trường viễn thông của VNPT
(với 2 công ty lúc bấy giờ là Mobiphone và Vinaphone).

Viettel có trụ sợ chính tại số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Quận Ba Đình, TP
Hanoi Vietnam, với những lĩnh vực kinh doanh chính như sau:

 Cung cấp dịch vụ viễn thông
 Transmission
 Dịch vụ bưu chính
 Cung cấp trang thiết bị viễn thông
 Đầu tư tài chính
 Dịch vụ truyền thông
 Đầu tư bất động sản
 Xuất – Nhập khẩu
 Đầu tư nước ngoài

Triết lý kinh doanh của Viettel là tập chung quan tâm vào từng khách hàng
riêng biệt, luôn luôn lắng nghe, thấu hiều khách hàng của mình, Viettel có một câu
khẩu hiểu rất nổi tiếng: “Hãy nói theo cách của bạn”. Bên cạnh những hoạt động kinh
doanh, Viettel cũng tập chung vào việc tạo ra các giá trị xã hội như có tổ chức rất
nhiều hoạt động xã hội và các hoạt động nhân đạo. Một chiến lược tiên quyết nữa của
Viettel là xây dựng tinh thần làm việc nhóm rất cao trong nội bộ công ty.

2


Bên dưới là cơ cấu tổ chức của tập đoàn Viettel:

Subsidiaries:

+Viettel Telecom Co.,
+Viettel Transmission Co.,
+Viettel services Co.,
+Media Center
+Construction Investment
center
+Viettel Cambodia Co.,
+64 subsidiaries in each
province
+Viettel center - IDC

Departments of HQ
+Admin Dept
+Polistic Dept
+Human resources Dept
+Financial Dept
+Sales Dept
+Technical Dept
+Investment & Development Dept
+Infrastructure Dept
+Telecommunication policy team
+Inspectors team
+Viettel Highway BOT project team
+Regional representative
+IT team

HQ BOARD OF
DIRECTORS
Affiliates:
+Viettel Im-export &

trading Co.,
+Viettel Postal service
Co.,
+Viettel Design Advise
Co.,
+ Viettel project Co.,
+Viettel technology
center

Others:
+ The Cong
football club
+ Viettel
training center

Từ năm 2004 đến năm 2008, hằng năm Viettel đều đạt được bước phát triển
gấp đôi: Số thuê bao điện thoại di động và cố định đạt trên 30 triệu sau 5 năm kể từ
khi mạng Viettel chính thức đi vào hoạt động

Viettel Subscribers in Vietnam

3


Vào 19 tháng 2 năm 2009, công ty viễn thông Viettel đã thành lập Metfone –
công ty cổ phần tại Campuchia. 16 tháng 10 năm 2009, Viettel khai trương mạng viễn
thông Unitel – công ty viễn thông Star tại Lào. Vào ngày 8 tháng 5 năm 2010, Viettel
mua lại 60% cổ phần của Natcom – 1 công ty viễn thông của Haitti.
2.2 Những thành tựu của Viettel


Là tập đoàn kinh tế số 1 của Quân đội Việt nam, Viettel nhắm tới 2 mục tiêu, 1
là mục tiêu kinh tế và mục tiêu còn lại là An ninh xã hội.

Mục tiêu kinh tế của Viettel là đến năm 2015 trở thành 1 trong số 20 công ty
viễn thông lớn nhất trên thế giới, và trở thành 1 trong 10 công ty có số lượng đầu tư ra
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Doanh thu của Viettel được kì vọng đạt 15 tỷ USD
vào năm 2015 và 20 tỷ USD vào năm 2020 từ thị trường trong nước cũng như thị
trường nước ngoài. Viettel cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào R&D (nghiên cứu và phát
triển) để thiết kế và sản xuất các thiết bị viễn thông mang thương hiệu Viettel.

4


Để hoàn thành mực tiêu kinh tế, Viettel đã tiến hành chiến lược quốc tế hóa
bằng việc đầu tư mạnh mẽ vào các nước Châu phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh sau
khi dành được một số thành công ban đầu khi mạng Metfone của mình đứng ở vị trí số
2 tại Campuchia và Unitel đứng thứ 4 tại Lào. Vào 8 tháng 5 năm 2010, Viettel mua
60% cổ phần của Natcom – 1 công ty viễn thông của Haitti với cam kết sau 3 năm
hoạt động tại Haitti, Viettel sẽ giúp Haitti trở thành đất nước dẫn đầu về công nghệ
viễn thông trong khu vực. Tại Mô dăm bích (Mozambique) và Mianma, Viettel cũng
mở văn phòng đại diện và nghiên cứu về thị trường cho những khoản đầu tư mới.

Năm 2010, Viettel trở thành 1 trong những công ty lớn nhất của Việt nam (theo
bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt nam - VNR500) với 4 năm liên tiếp
đạt được lợi nhuận gấp đôi so với năm trước. Năm 2008, lợi nhuận trên vốn nhà nước
sở hữu đạt 87%, - mức cao nhất của những công ty có vốn đầu tư của nhà nước.
Viettel cũng trở thành công ty đứng đầu thị trường về số lượng thuê bao cũng như
doanh thu trên thị trường viễn thông. Hiện tại, Viettel nắm giữ 42% cổ phiếu của thị
trường Việt nam, đứng thứ 1 về hạ tầng dây cáp quang.


Bên dưới là mục tiêu lợi nhuận của 3 Công ty viễn thông khổng lồ tại Vietnam:

Nói về những cống hiến của Viettel cho an ninh xã hội, Viettel đã tạo ra công
ăn việc làm cho 50 nghìn người, hàng nghìn gia đình có thu nhập ổn định, tích cực
5


đóng góp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đã triển khai các chương trình xã hội
như Internet cho trường học, điện thoại cho 10.000 nông dân, phủ sóng cho khu vực
biên giới và hải đảo…

3. Những nhân tố chính dẫn đến thành công của Viettel

Tài chính vững chắc: Viettel thuộc Bộ quốc phòng nên sẽ nhận được sự trợ
giúp rất lớn từ chính phủ. Bên cạnh mục tiêu về kinh doanh, Viettel cũng nhắm tới
mục tiêu về an ninh và xã hội nên có rất nhiều dự án được chính phủ trợ giúp đầu tư
mà không cần yêu cầu về lợi nhuận. Những dự án đó một phần được xây dựng để
nâng cao hình ảnh của Viettel trong tâm trí khách hàng nhưng cũng có mục đích kinh
tế như dự án “Internet miễn phí cho trường học”. Việt nam có 22 triệu sinh viên, nếu
mỗi sinh viên đều lưu tâm đến dịch vụ Internet miễn phí của Viettel và nói cho phụ
huynh của mình, Viettel sẽ có thể gây dựng ấn tượng rất tốt với 66 triệu người dân với
chi phí kinh tế hơn nhiều so với việc quảng bá hình ảnh của mình trên truyền hình.
Nhìn về dài hạn, Viettel cũng rất có triển vọng với thị trường tiềm năng là thế hệ học
sinh, sinh viên.

Đội ngũ quản lý tuyệt vời: Viettel có cơ cấu quản lý kiểu “3 trong 1”. 1 lãnh
đạo sẽ là người đưa ra định hướng , động lực và truyền lửa cho nhân viên, do vậy
người lãnh đạo đó cần có kĩ năng tổ chức, có tầm nhìn, chiến lược tư duy cũng như có
kiến thức sâu trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Những đặc điểm đó đội ngũ quản
lý của Viettel đã có sẵn. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý luôn quan tâm đến nhân viên

của mình để hỗ trợ bất cứ khi nào họ cần. Do đó ngọn lửa nhiệt huyết luôn được
truyền tới những thành viên của gia đình Viettel.

Văn hóa quân đội: Viettel có nền tảng văn hóa quân đội trong công ty đó là:
kỷ luật cao, tuân thủ mệnh lệnh nghiêm ngặt. Một khi Tổng giám đốc đã chỉ dẫn,
20.000 nhân viên của Viettel bỗng trở thành một binh đoàn, tuân thủ chặt chẽ các
6


mệnh lệnh và làm theo các chỉ dẫn. Quân đội không ngại khó khăn. Đó chính là lý do
để Viettel đưa nhân viên của mình đến khu vực nông thôn xa xôi, ngay cả việc đưa
nhân viên của mình ra nước ngoài như Lào, Campuchia, Haitti ... mà không vấp phải
sự phản đối. Viettel đã biến những khó khăn đó thành thử thách để nhân viên vượt
qua. Theo Giám đốc CNTT của Viettel, thách thức chính là điều hấp dẫn đối với ông
trong thời gian ông làm việc cho Viettel. Viettel là ví dụ điển hình của doanh nghiệp
Việt trong việc xây dựng văn hóa riêng bên trong công ty.

Quan tâm lợi ích của khách hàng: sau 50 năm khách hàng phải chịu sự độc
quyền của VNPT, Viettel tiến vào thị trường viễn thông và đã thay đổi tương quan thị
trường. Khi khách hàng nói điều gì, đã có Viettel lắng nghe họ. Khách hàng có thể nói
những gì họ muốn và Viettel luôn luôn có mặt để lắng nghe và hiểu họ. Đó là lý do tại
sao Viettel lựa chọn khẩu hiệu " Hãy nói theo cách của bạn".

Tầm nhìn tốt, chiến lược tốt và cách thức thực hiện tốt: khi đầu tư và 1 công
nghệ mới, Viettel luôn xác định đầu tư cả theo chiều rộng và chiều sâu với tốc độ
nhanh. Mục tiêu của Viettel là đạt được vị trí số 1 trước khi thị trường bão hòa. Những
hành động nhanh chóng ở mỗi phân khúc thị trường, mỗi khu vực địa lý để có thể làm
thay đổi quan điểm của khách hàng về hình ảnh công ty viễn thông số 1 chính là nhân
tố tạo nên sự thành công của Viettel.Viettel đã vượt qua được rào cản tâm lý.


Viettel đã làm rất tốt để tăng khả năng thương lượng với nhà cung cấp. Trong khoảng
thời gian từ 2004-2005, khi có cuộc khủng hoảng của ngành viễn thông. Không có
nhiều công ty mua thiết bị viễn thông ở thời điểm đó. Viettel lại làm theo cách khác,
Viettel đã quyết định mua các thiết bị với giá rẻ hơn rất nhiều(ví dụ: Viettel mua 4.000
trung tâm BTS với khoản vay 4 năm từ các nhà cung cấp với giá rẻ). Đó chính là lúc
cốt lõi cho Viettel để tăng số lượng cột BTS để chiếm lĩnh thị trường nông thôn.

7


II. So sánh chiến lược Marketing của Mobifone, vinaphone và Viettel

1. Về sản phẩm:

1.1 Viettel:
-

Dịch vụ trả sau của Viettel có 4 gói sản phẩm:
+ VIP: nhắm vào khách hàng có thu nhập cao với chế độ ưu đãi đặc biệt,

những khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại nhiều, chất lượng cao.
+ Basic+: Gói cước trả sau thông dụng cho cá nhân có nhu cầu sử dụng trên
150 nghìn đồng/tháng.
+ Family: Dành cho nhóm khách hàng là người trong gia đình, có từ 2-4
người.
+ Corporate: gói trả sau cho những khách hàng làm trong công ty, doanh
nghiệp, cùng dùng gói trả sau, có từ 5 người trở lên.
-

Dịch vụ trả trước của Viettel có rất nhiều gói với những chức năng khai thác

từng đối tượng khách hàng khác nhau:
+ Tomato: chủ yếu dành cho khách hàng nghe là chủ yếu, gọi ít.
+ Economy: gói cước đơn giản, dễ sử dụng nhất của Viettel thường cho người
sử dụng trên 150 nghìn/tháng
+ Sinh viên: gói dành cho sinh viên, cước gọi thấp, hàng tháng được khuyến
mại thêm 25 nghìn đồng vào tài khoản.
+ Hi-school: gói thoại dành cho học sinh, mức thuê bao và nhắn tin rẻ nhất,
dành cho thuê bao từ 14-17 tuổi
+ Happyzone: dành cho khách hàng có phạm vi di chuyển thường xuyên ở 1
khu vực nhất định sẽ được trả mức phí thanh toán trong vùng đã đăng kí rẻ
hơn.
+ Ciao: cho những khách hàng yêu âm nhạc, khám phá công nghệ, đặc biệt là
8


giới trẻ thanh niên hiện nay.
+ Tourist: gói cước dành riêng cho người nước ngoài với giá cước quốc tế ưu
đãi.
1.2 Mobifone:
Khi xem xét về gói sản phẩm của Mobifone, ta thấy chiến lược sản phẩm của
Mobifone và Viettel khá tương đồng, cả Mobifone và Viettel đều tập chung vào
đối tượng khách hàng giống nhau nên đương nhiên, gói sản phẩm của cả 2 nhà
cung cấp mạng khá tương đồng, cụ thể:
-

Với thuê bao trả sau của Mobifone, ta cũng sẽ tìm thấy gói MobiGold: gói

cước dùng cho khách hàng có thu nhập cao và có nhiều ưu đãi đặc biệt đối với
những thuê bao này: họ được hưởng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng rất hấp dẫn,
được chăm sóc chu đáo. Nói về chất lượng dịch vụ, nhiều khách hàng đánh giá rất

cao phong cách phục vụ, chăm sóc khách hàng của Mobifone nên có thể nói
Mobifone khá thành công ở khâu chất lượng dịch vụ. Mobifone cũng có những
gói tương đương với gói sản phẩm của Viettel: nếu Viettel có Family, Corporate
thì Mobifone có Mhome và Mbusiness, ngoài ra còn có thêm gói Mfriends.
-

Vói thuê bao trả trước, để có thể mang lại lơi ích của dịch vụ thông tin di động

đến nhiều đối tượng khách hàng, vào năm 1999, Mobifone đã giới thiệu dịch vụ
thông tin di dộng trả trước đầu tiên ở Việt Nam. Sự xuất hiện của loại hình thuê
bao trả trước đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin di động của khách
hàng. Với loại hình dịch vụ này đã mở ra thị trường người tiêu dùng có mức thu
nhập trung bình mà chính họ chiếm phần đông nhất trong nền kinh tế Việt Nam.
Tạo ra bước đột phá lớn trong công tác phát triển thuê bao, nhắm vào từng đối
tượng khách hàng từ học sinh, sinh viên (MobiQ), những khách hàng thông thường
(Mobi4U), khách hàng có nhu cầu sử dụng với thời gian dài (Mobi365) và cả
những khách hàng ít phải di chuyển nhiều (Mobizone), tạo sự thuận tiện và ưu thế
riêng, đáp ứng các nhu cầu thiết thực của khách hàng.
1.3 Vinaphone:
Do chiến lược thị trường của Vinaphone khác so với 2 đối thủ lớn của thị

9


trường là Viettel và Mobifone nên sản phẩm của Vinaphone cũng khác so với Viettel
và Vinaphone. Mobilefone và Vinaphone là công ty con của VNPT do đó họ đang
chia sẻ thị trường để cạnh tranh với Viettel. Mobilefone nhắm tới mục tiêu phát triển
thị trường tại các thành phố lớn. Trong khi đó, Vinaphone nhắm tới các vùng nông
thôn.


-

Với thuê bao trả trước: Đặc điểm của thị trường khu vực nông thôn: người sử

dụng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giá rẻ, tiện dụng nhưng vẫn muốn duy trì và sử
dụng điện thoại di động. Đó chính là lý do Vinaphone đưa ra những sản phẩm sau:
+ Vinacard: áp dụng cho thuê bao sử dụng di động trong thời gian ngắn. Do
thị trường ở khu vực nông thôn, Vinaphone sẽ áp dụng chính sách gia tăng số
lượng người sử dụng điện thoại di động.
+ Vinadaily: khách hàng có thể sử dụng điện thoại cho đến khi hết tiền trong
sim.
+ Vinaextra: cho khách hàng có nhu cầu sử dung điện thoại thường xuyên
nhưng muốn kiểm soát chi tiêu của mình.
+ VinaText: dành cho sinh viên, học sinh hoặc với những người thích nhắn
tin.
+ Vina365: cho thuê bao có thể sử dụng 365 ngày.
+ VinaEZ: là gói áp dụng cho sinh viên, học sinh, tặng vào tài khoản 30 nghìn
đồng/tháng.
-

Với thuê bao trả sau các gói cước của Vinaphone cũng gần tương đồng với
Mobifone và Viettel.
Như vậy, khi nhìn về sản phẩm, chúng ta nhận thấy sản phẩm của cả 3 nhà

cung cấp mạng khá tương đồng. Mặc dù là người đi tiên phong trong việc đưa ra gói
cước trả trước, nhưng với sự cạnh tranh, khảo sát thị trường, nghiên cứu nhu cầu của
khách hàng, gói sản phẩm của Mobifone cũng không khác nhiều so với Viettel. Với
Vinaphone, do đối tượng khách hàng của họ ở khu vực nông thôn nên chiến lược sản

10



phẩm của Vinaphone hơi khác so với 2 đối thủ Viettel và Mobifone. Tuy nhiên, chiến
lược của Vinaphone như vậy là rất đúng đắn và phù hợp với thị trường. Ngoài ra do
Mobifone chuyên tập chung vào thị trường thành thị và Vinaphone chuyên tập chung
vào thị trường nông thôn nên chất lượng dịch vụ mạng của Vinaphone sẽ rất tốt ở khu
vực nông thôn và xa xôi, trong khi của Mobifone sẽ rất tốt ở khu vực thành thị.
Chính điều đó đã làm nên thách thức trở thành nhà cung cấp mạng số 1 của Viettel
trở nên khó khăn hơn.
2. Về giá cả:
Về mức giá, theo khảo sát trên thị trường, chúng ta có thể thấy về mức giá
thuê bao trả trước, Vinaphone khuyến mại cho các thuê bao hòa mạng trả trước cao
hơn hẳn so với 2 mạng còn lại là Mobifone và Viettel. Chính sách của 3 nhà mạng là
khác nhau. Vinaphone nếu đăng kí 1 sim mới, khách hàng sẽ phải mua sim là 65
nghìn đồng nhưng trong tài khoản có 250 nghìn đồng. Với chính sách trên,
Vinaphone sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn gia nhập mạng Vinaphone
với mức giá thấp, phù hợp với đối tượng sử dụng di động trong thời gian ngắn.
Trong khi đó với chính sách không làm gia tăng số thuê bao ảo của mạng
Mobifone, khi đăng kí sim mới với 55 nghìn đồng, trong tài khoản của khách hàng
chỉ có 115 nghìn đồng nghĩa là chỉ tương đương với đợt khuyến mại nạp thẻ tặng
100% giá trị thẻ nạp của Mobifone.
Với Viettel, mức khuyến mại cho thuê bao mới trả trước cao hơn Mobifone
nhưng lại thấp hơn của Vinaphone, cho thấy Viettel muốn duy trì mức cân bằng
nhưng hơi khác biệt 1 chút về giá so với 2 anh em nhà VNPT. Với thuê bao trả sau,
mức giá của Viettel ở các gói cước cao hơn so với Vinaphone và Mobifone khoảng
90 đồng/phút.

3. Về chiến lược phân phối (Place):

Chiến lược phân phối đóng vai trò quyết định đến lượng thuê bao phát triển

11


của từng nhà mạng, tạo sự dễ dàng và thuận tiện là yếu tố thu hút khách hàng. Cho
nên công tác quản lý và phát triển kênh phân phối luôn được quan tâm đẩy mạnh.
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu thị trường của Vinaphone, Mobifone và Viettel
là khác nhau nên chiến lược đầu tư và phân phối cũng khác nhau. Mục tiêu thị
trường của Vinaphone ở khu vực nông thôn nên việc đầu tư vào phát triển những
khách hàng mới ở khu vực nông thôn của Vinaphone được đặt lên hàng đầu, cột
sóng của Vinaphone cũng tập chung rải rác ở những khu vực xa hơn nhường chỗ
cho thị trường nội thành của Mobifone. Hiện nay, Viettel giữ thị phần cao nhất,
nhưng khi Mobilefone và Vinaphone hợp tác với nhau, họ vẫn còn là đối thủ lớn.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc phân phối sản phẩm của Viettel, Mobifone và
Vinaphone không khác nhau nhiều. Chúng ta có thể để ý khi đi đến hầu hết các cửa
hàng bán lẻ, đội bán hàng trực tiếp, tổng đại lý, đại lý chuyên Mobifone, đại lý cấp
1, cấp 2, đại lý bưu điện, hầu hết chúng ta đều có thể mua được Sim của cả 3
mạng. Vinaphone và Mobifone có lợi thế ở đại lý bưu điện, trong khi đó Viettel lại
biết mở những trung tâm phục vụ khách hàng riêng của mình.

4. Chiến lược xúc tiến bán (Promotion):

Chiến lược tiếp thị của Viettel khá chuyên nghiệp, có định hướng và tầm nhìn
đúng đắn. Cùng với chiến lược tiếp thị tốt, Viettel đã làm tăng vị thế thương hiệu
trong tâm trí khách hàng và mở rộng thị trường để giảm chi phí cho mỗi thuê bao.
Viettel đã thành công trong việc đại đa số dân chúng đều biết đến và sử dụng sản
phẩm của mình. Trong giai đoạn đầu, khi Vinaphone và Mobifone đang mải mê
với những miếng thịt dễ ăn ở khu vực thành thị thì Viettel đã nhìn thấy tiềm năng
lớn của thị trường nông thôn mà 2 đối thủ kia chưa thấy được. Viettel luôn luôn sử
dụng chiến lược quyết định: "làm những gì người khác không làm". Khi các công
ty viễn thông khác có vị trí ổn định ở thành phố mật độ dân số cao, Viettel lại tấn

công vào khu vực nông thôn. Việt Nam có 70% dân số sống ở nông thôn, như vậy
Viettel có lợi thế lớn. Khi công ty viễn thông khác nhận ra tầm quan trọng của thị

12


trường nông thôn và thay đổi mối quan tâm của họ, Viettel quay lại tấn công vào
các thành phố lớn. Một chiến thuật khác của Viettel là khi đi đến khu vực nông
thôn xa xôi, Viettel đã hỗ trợ cho khách hàng như việc Viettel xây dựng máy phát
điện để bán điện cho khách hàng, do đó họ có thể có điện để sử dụng sản phẩm
Viettel HomePhone ... Bằng các chiến lược thông minh, Viettel luôn luôn có tiếng
nói và vị trí trong lòng người dân. Viettel đã âm thầm xúc tiến mở rộng số cột phát
sóng BTS chiếm lĩnh thị trường nông thôn từ những ngày đầu để rồi đến nay, ngay
cả nông dân, họ cũng biết rõ về Viettel. Họ sử dụng điện thoại di động trong cuộc
sống hàng ngày của họ ở mức giá hợp lý.

Quảng cáo :

Cách tiếp cận cách Viettel tới khách hàng tại khu vực nông thôn bằng việc sử
dụng quảng cáo của đài phát thanh làng tốn chi phí rất rẻ :50.000 đồng (~ 2.53USD/làng/tháng). Sau khi Viettel đạt được hình ảnh tốt của mình ở khu vực nông
thôn, họ sẽ có lợi thế lớn hơn để tấn công vào những thành phố lớn vì hầu hết dân
số thành phố đều đến từ khu vực nông thôn và rất nhiều người trong số họ vẫn cần
phải giữ liên lạc với người thân ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, khi Viettel có chiến lược quảng cáo bằng đài phát thanh làng,
Vinaphone và Mobifone cũng cho thấy mình là đối thủ xứng tầm và chuyên nghiệp
không kém. Vinaphone và Mobifone đã có những chiến lược xúc tiến rầm rộ khác
để lai không ít dấu ấn đối với khách hàng. Mobifone và và Vinaphone đầu tư khá
nhiều cho chương trình quảng cáo của mình, các clip quảng cáo được phát
thường xuyên tivi vào những giờ thích hợp. Đặc biệt, các clip quảng cáo của
Mobifone và Vinaphone khá ấn tượng, đối với mỗi gói cước lại có những clip

quảng cáo khác nhau, mang màu sắc riêng. Âm nhạc trong các clip quảng cáo
của Mobifone và Vinaphone cũng có những nét độc đáo. Trên các diễn đàn, số
lượng người tỏ ra thích thú và tìm kiếm các clip quảng cáo của Mobifone và
Vinaphone rất nhiều, có những ý kiến còn nói rằng con cái họ rất thích
xem quảng cáo của Mobifone và Vinaphone, và những em bé nhỏ thì ăn được
13


thêm vài thìa cơm khi xem quảng cáo vì trong clip cũng có một em bé rất dễ
thương.

Khuyến mãi :

Mobifone và Vinaphone thường xuyên có những chương trình khuyến mãi dành
cho khách hàng của mình. Đặc biệt khác với Viettel, Mobifone có những chương
trình khuyến mãi dành cho các thuê bao trả sau – những thuê bao vốn thường
xuyên phàn nàn vì sao hàng tháng sử dụng rất nhiều tiền lại không được hưởng bất
cứ khuyến mãi nào. Các hình thức khuyến mãi thường áp dụng : Tặng 50%, 100%
mệnh giá các thẻ nạp tiền, thời hạn áp dụng khoảng 2-3 ngày, mổi tháng sẽ có 1
đến 2 chương trình, đặc biệt chương trình thường áp dụng vào các ngày lễ, ngày
kỷ niệm.
Viettel cũng có chương trình khuyến mại tặng 100% mệnh giá thẻ nạp tiền
nhưng chương trình khuyến mại của Viettel thưa thớt hơn.
Quan hệ công chúng :

Mobifone và Vinaphone không chỉ quan tâm đến công việc kinh doanh của
mình ,

họ luôn quan tâm đến trách nhiệm đối với xã hội, thể hiện trách nhiệm đối với xã
hội


là tri ân khách hàng và cũng giúp Mobifone và Vinaphone có được một hình
ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng. Làm từ thiện không chỉ vì mục đích đánh bóng
tên tuổi mà xuất phát từ cái tâm của những nhà lãnh đạo, do đó sẽ không khó
để bắt gặp hình ảnh của Mobifone và Vinaphone trong các chương trình từ
thiện như: Học bổng MobiFone Vì Tương Lai Việt. Hằng năm, Vinaphone và
14


Mobifone cũng trao học bổng cho các học sinh và sinh viên có thành tích học tập rèn
luyện xuất sắc nhất.

Là 1 công ty của quân đội Việt nam, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Viettel cũng
còn có những mục tiêu về xã hội riêng của mình. Viettel đã tạo ra công ăn việc làm
cho hàng nghìn người, rất nhiều gia đình có thu nhập ổn định, tích cực đóng góp
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đã triển khai các chương trình xã hội như
Internet cho trường học, điện thoại cho nông dân, phủ sóng cho khu vực biên giới và
hải đảo… Những chương trình đó của Viettel luôn gắn liền với đời sống của nhân
dân, với con người của từng vùng miền trên tổ quốc, Viettel dường như đã thành một
cái gì đó quen thuộc trong lòng người dân Việt nam.

KẾT LUẬN:
Viettel, Mobifone, Vinaphone đều là những người khổng lồ trong ngành viễn
thông ở Việt Nam. Rõ ràng, 3 doanh nghiệp viễn thông này sẽ là những con thuyền
lớn để giúp Việt Nam tiến ra biển đông, cạnh tranh với những con thuyền lớn khác
trên thị trường thế giới.
Những chiến lược Marketing của Vinaphone, Mobifone và Viettel cho đến thời
điểm hiện tại đều thể hiện sự đúng đắn và chuyên nghiệp thể hiện ở sản phẩm, giá,
chiến lược phân phối cũng như chiến lược xúc tiến bán hàng. Mặc dù trước đây ở vị
thế độc quyền, VNPT chưa thể khai thác được hết nhu cầu của thị trường Việt nam,

nhưng với sự xuất hiện của Viettel, chúng ta đã thấy sự trưởng thành rất lớn của cả 3
doanh nghiệp cả về chiến lược, tầm nhìn, kinh nghiệm, quy mô của cả 3 đại gia viễn
thông này.
Viettel đang trên đường hướng ra biển lớn, tạo tiền đề và kinh nghiệm cho những
chiến lược sau này của những tập đoàn viễn thông của Việt nam. Chắc chắn, với kinh
nghiệm bản lĩnh chuyên nghiệp của mình, các công ty viễn thông Việt nam hoàn toàn
15


có thể cạnh tranh với các công ty trên thế giới.

16



×