Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích và đánh giá các hoạt động marketing của công ty cổ phần dược phẩm imexpharm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.19 KB, 18 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING
Phân tích và đánh giá các hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Dược
phẩm Imexpharm

_____________________________________________________

GIỚI THIỆU

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, Marketing đóng một vai trò trung tâm
trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và
sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Ngày nay, khách hàng ngày
càng có quyền lực hơn bao giờ hết. Họ hoàn toàn có thể kiểm soát việc sản phẩm,
dịch vụ được tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào và như thế nào. Điều này cũng có nghĩa là
khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình. Họ sẽ ít trung thành với một nhãn
hiệu hơn và thích tự tìm hiểu thông tin từ những nghiên cứu của chính mình, bạn bè
và các chuyên gia về sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn mua.
Ngành dược được coi là một ngành non trẻ nhưng hiện nay đã có những
bước tiến nhất định. Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt
hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy
sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm
của toàn xã hội. Ngành công nghiệp dược nước ta hiện nay đã và đang phát triển
vững chắc cả về số lượng và chất lượng. Sau hơn 20 năm phát triển trong môi
trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành
theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt.
Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát
huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường.
Hoạt động marketing trong thị trường dược phẩm ngày nay đã có những
bước tiến mạnh mẽ thông qua việc tiếp thu có sáng tạo những chiến lược marketing
dược phẩm của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới, những sản phẩm thuốc
chữa bệnh đã thành công ngoạn mục trên thị trường thuốc chữa bệnh của Việt Nam.



Mục tiêu:
Thông qua việc phân tích hoạt động marketing sản phẩm thuốc kháng sinh
của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp
sản phẩm thuốc kháng sinh trong ngành Dược phẩm để làm rõ chiến lược
Marketing của Công ty trong môi trường kinh doanh dược phẩm hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Giới thiệu chung và phân tích chiến lược marketing của Công ty Cổ phần
dược phẩm Imexpharm.
- Phân tích và so sánh chiến lược marketing sản phẩm thuốc kháng sinh của
Công ty và hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành: Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu y tế Domesco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang;
NỘI DUNG.
* Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm.
+ Giới thiệu chung:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm là Xí nghiệp Liên
Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập theo quyết
định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp. Sau gần 20 năm hoạt
động, tháng 07/2001, thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, Công ty
Dược phẩm Trung ương 07 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ
phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm theo quyết định
907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn điều lệ là 22 tỷ đồng. Năm 2006, Imexpharm
là công ty dược Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM với mã chứng khoán là IMP.
+ Cơ cấu tổ chức và nhân sự:


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY



Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tiểu ban chiến lược

Tiểu ban nhân sự
Tổng Giám Đốc
Ban cố vấn và thư ký

Ban kiểm toán nội bộ
Phó TGĐ phụ
trách

Phó TGĐ phụ
trách

XNK&CU

QLCL&SX


TBHTQ
P. Tiếp thị

CN.TPHCM
P.Cung ứng
Tổng kho

P.QA
P.QC

P. KTSX

P.Bán hàng

CN2.TPHC
M
TT.Remedic
a

Xưởng
Betalactam
Nhà máy
Imexmilk

chính
VP.Tổng hợp
P. NC&PT

CN.Hà Nội
BPBH
TPHCM
CN.CL 1

Xưởng NonBetalactam

P.Nhân sự

CN.CL 2

Phó TGĐ phụ

trách tài

Ban đầu tư

P.KTQT
P.TCKT
P.CNTT
Ban pháp
chế
Ban
XDCB&QLTS

CN.CL 3
CN.CL 4
CN.CL 5
CN
Campuchia

Phòng Đảm bảo chất lượng (Phòng QA): Chịu trách nhiệm thiết lập và quản
lý hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu GMP, đảm bảo cho mọi sản
phẩm sản xuất tại Công ty khi đưa ra thị trường phù hợp với yêu cầu về mặt chất
lượng.
Phòng Kiểm tra chất lượng (Phòng QC): Phụ trách riêng về kiểm nghiệm
chất lượng. Bộ phận này quản lý phòng Lab (kiểm nghiệm), có nhiệm vụ thực hiện
kiểm nghiệm toàn bộ từ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm ở các phân


xưởng sản xuất và kho dựa trên tiêu chuẩn sản xuất đã ban hành và áp dụng tại
Công ty.
Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Đảm nhận vai trò nghiên cứu sử

dụng các hoạt chất để sản xuất thuốc, công thức sản phẩm, quy trình sản xuất thuốc,
sản xuất thử nghiệm sản phẩm.
Phòng Tiếp thị: Tiếp cận thị trường, xây dựng tổ chức triển khai thực hiện
các họat động tiếp thị của Công ty nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng.
Phòng Bán hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng, phản hồi tình hình tiêu thụ sản
phẩm của Công ty, phản hồi những nhu cầu và ý kiến của khách hàng cho những
người có trách nhiệm phát triển sản phẩm.
Phòng Nhân sự: Có nhiệm vụ sắp xếp, phân bổ, quản lý nhân viên của Công
ty.
Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính của Công ty, lập sổ
sách, hoạch toán, báo cáo số liệu kế toán.
Phòng Kế toán quản trị: Có nhiệm vụ phân tích hiệu quả của họat động kinh
doanh và tham mưu cho ban lãnh đạo ra quyết định trong chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra, các phòng ban khác của Công ty thực hiện các chức năng nhiệm
vụ được giao. .
Thông qua sơ đồ tổ chức của Công ty, ta thấy Công ty có đầy đủ tất cả các
phòng ban quan trọng, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phòng ban
của Công ty được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Giữa các phòng ban có sự hổ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau để giúp Công ty hoạt động hiệu quả.
Cơ cấu về nhân sự
Tổng số cán bộ nhân viên của Công ty là 680 người.
Cơ cấu lao động về trình độ của Công ty được thể hiện qua biểu đồ 2.1.
Qua biểu đồ 2.1 - Cơ cấu lao động về trình độ của Công ty, ta thấy tỷ trọng
nhân viên có trình độ thạc sĩ là 0,74% (5 nhân viên), tỷ trọng nhân viên có trình độ
đại học là 22,06% (150 nhân viên), tỷ trọng nhân viên có trình độ cao đẳng và trung


cấp là 40% (272 nhân viên), tỷ trọng nhân viên có trình độ sơ cấp là 26,91% (183
nhân viên) và tỷ trọng nhân viên có trình độ khác là 10,29% (70 nhân viên).
Phần lớn nhân viên của Công ty có trình độ trung cấp trở lên. Nhân viên có

trình độ thạc sĩ và đại học có tỷ trọng tương đối cao, được phân bổ đều ở các bộ
phận và phòng ban quan trọng của Công ty.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động về trình độ của Công ty

- Cơ cấu lao động phân bổ ở các bộ phận được thể hiện qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động ở các bộ phận của Công ty
+ Lĩnh vực kinh doanh và Chủng loại sản phẩm.
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm; thiết bị và dụng cụ y tế;
nguyên liệu bao bì sản xuất thuốc.


Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm; thực
phẩm, thực phẩm chức năng; các loại nước uống, nước uống có cồn, có gaz, các
chất diệt khuẩn, khử trùng cho người.
Cung cấp dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm
thuốc.
Nuôi trồng, chế biến và mua bán dược liệu.
Đầu tư tài chính; kinh doanh bất động sản.
Hiện tại và trong thời gian sắp tới, hoạt động sản xuất, mua bán, xuất nhập
khẩu dược phẩm là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty.

Chủng loại sản phẩm và dịch vụ của Công ty
Các loại thuốc tân dược do Công ty sản xuất gồm: các loại thuốc kháng sinh,
các loại thuốc hạ sốt-giảm đau, các loại thuốc kháng viêm, các loại thuốc đặc trị,
các loại thuốc chống dị ứng và các loại thực phẩm chức năng. Trong đó, các loại
thuốc kháng sinh là nhóm sản phẩm thuốc chủ lực của Công ty.
Hiện nay, Công ty đã sản xuất trên 200 loại sản phẩm, trong đó có trên 50

loại là sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn, công ty lớn ở nước ngoài như:
Sandoz Union pharma, DP pharma, Pharmascience... Sản phẩm của Công ty đa
dạng và phong phú về chủng loại với chất lượng cao tương đương với những sản
phẩm của các tập đoàn dược nổi tiếng trên thế giới, mẫu mã, bao bì đẹp. Vì vậy, sản
phẩm dược của Công ty luôn được sự tín nhiệm lựa chọn của khách hàng, đặc biệt
là các cơ sở khám chữa bệnh trong nước.
* Chiến lược marketing của Imexpharm:
Hoạt động Marketing:
- Thông điệp truyền thông: “Kháng sinh Imexpharm - Nhanh chóng, hiệu
quả” được áp dụng từ đầu năm 2010. Thông điệp này đã được sử dụng thông qua
các phương tiện truyền thông như: Đài PTTH Vĩnh Long, các áp phích, đề can
quảng cáo, tờ bướm… để quảng cáo hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu của


Imexpharm tại các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân, các phòng khám bệnh
của các bác sĩ trên địa bàn các thị xã, thành phố của hầu hết 13 tỉnh, thành đồng
bằng sông Cửu Long…; Thường xuyên tham gia các hội chợ thương mại, dịch vụ
được tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long; Cập nhật thông tin về sản phẩm trên
website của Công ty.
- Tổ chức các đợt khuyến mãi thông qua các hội thi bán hàng với đối tượng
là khách hàng hệ điều trị và các nhà bán lẻ; Tặng quà cho khách hàng thông qua
mức doanh số cụ thể do phòng bán hàng định mức.
- Chiết khấu bán hàng, trợ cấp dụng cụ trưng bày bán hàng như tủ thuốc, kệ
thuốc… chi phí trợ cấp trưng bày sẽ được khấu trừ vào chiết khấu sản phẩm với số
tiền tương ứng; Khuyến mãi cho đội ngũ trình dược viên, thưởng thêm 0,5% doanh
số bán hàng cho những trình dược viên đạt mức doanh số cao hơn mức doanh số
quy định.
- Chào hàng cá nhân: Đội ngũ trình dược viên của Công ty sẽ thực hiện chào
hàng đối với các khách hàng hệ điều trị và nhà bán lẽ. Mỗi tuần 01 lần, thực hiện
liên tục trong năm.

- Marketing trực tiếp: Công ty gởi thư chào hàng và direct mail đến các nhà
bán buôn. Mỗi tháng 01 lần, thực hiện liên tục trong năm.
Ngoài ra Công ty còn thông qua Bộ Y tế thực hiện chương trình truyền hình
“Quy định tiêu chuẩn GPP đối với các nhà thuốc” trên Đài TH Cần Thơ, Đồng
Tháp nhằm cung cấp thông tin về tiêu chuẩn GPP mà Bộ Y tế quy định cho khách
hàng, người tiêu dùng, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng khi mua sản phẩm;
Tổ chức hội nghị khách hàng; Mở lớp tư vấn, huấn luyện cho khách hàng hệ điều
trị, nhà bán lẽ; Trao học bổng “Giúp bạn vượt khó” cho học sinh, sinh viên 13 tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long; Tổ chức “Khám bệnh - cấp thuốc miễn phí cho người
nghèo” tại TP Cao Lãnh, Vĩnh Long, Cần Thơ…;
Mô hình nghiên cứu marketing:
Mô hình nghiên cứu và thực hiện marketing được thể hiện qua sơ đồ sau:


PHÂN TÍCH
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Xác định
lợi thế cạnh tranh

Phân khúc
thị trường
Chọn
thị trường mục tiêu

Xác định lợi ích cốt lõi
cho thị trường mục tiêu

ĐỊNH VỊ

CHIẾN LƯỢC

MARKETING - MIX
Chiến lược
sản phẩm

Kế hoạch thực
hiện
Ngân sách
Tổ chức
thực hiện

Chiến lược
giá

Chiến lược
phân phối

KẾ HOẠCH
MARKETING
Triển khai
Chương trình Marketing

Kiểm tra – đánh
giá kết quả

Các nhóm chiến lược Marketing:

Chiến lược
chiêu thị



- Chiến lược thâm nhập thị trường: Công ty dựa vào những thế mạnh như
tài chính mạnh, năng lực cung ứng sản phẩm tốt, sản phẩm chất lượng cao, có mẫu
mã, bao bì đẹp, chính sách ưu đãi thuế của chính phủ cho nhà máy Cephalosporin
trong những năm đầu đi vào hoạt động để tăng thị phần thuốc kháng sinh ở thị
trường hiện tại.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: Công ty tận dụng những cơ hội như dân
số ĐBSCL đông, mức chi tiêu y tế của mỗi người dân ngày càng tăng, ô nhiễm môi
trường ngày càng lớn, đồng thời khắc phục điểm yếu như hoạt động nghiên cứu
phát triển sản phẩm yếu để phát triển sản phẩm mới.
Mục tiêu marketing:
Về phương diện khách hàng:
Hiện nay, khách hàng của Công ty gồm nhà bán buôn, hệ điều trị và nhà bán
lẽ. Ước lượng tổng số khách hàng ở ĐBSCL của Công ty là khoảng 3.000 khách
hàng.
Nhà bán buôn là những công ty dược mua lại sản phẩm thuốc của Công ty để
kinh doanh như Vacophar, Domesco, Agimexpharm, Tipharco, Calarphaco…
Hệ điều trị là các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa.
Nhà bán lẻ gồm các nhà thuốc tư nhân, phòng mạch bác sĩ.
Về phương diện phân phối:
Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có
thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu.
Tuyển chọn các thành viên trong kênh theo tiêu chuẩn cho các kênh phân
phối đã chọn; Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh thông qua việc
đào tạo, huấn luyện và tổ chức đánh giá các thành viên trong kênh phân phối theo
tiêu chuẩn doanh số đã đạt được.
Chiến lược giá:
Mục tiêu định giá: giá cao là nhằm để khẳng định chất lượng sản phẩm của
Công ty cao. Chiến lược giá sẽ được triển khai từ đầu năm 2010.



Phương pháp định giá:
Chất lượng sản phẩm thuốc kháng sinh của Công ty cao hơn so với sản phẩm
thuốc kháng sinh của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, Công ty có uy tín và
thương hiệu trên thị trường và sản phẩm thuốc kháng sinh có mẫu mã, bao bì đẹp.
Vì vậy, năm 2010 chiến lược giá sẽ dựa trên những chiến lược như định giá dựa vào
lợi thế của Công ty, định giá theo tâm lý và định giá chiết khấu tiền mặt.
Định giá dựa vào lợi thế của Công ty: Sản phẩm thuốc kháng sinh của Công
ty chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh nên sẽ định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
Định giá theo tâm lý: Khách hàng thường quan niệm rằng tiền nào của nấy,
nghĩa là giá cả đi đôi với chất lượng.
Định giá chiết khấu tiền mặt: Áp dụng đối với khách hàng là các nhà bán
buôn. Công ty sẽ giảm giá cho khách hàng nào mua trả tiền mặt ngay hoặc thanh
toán ngay hoặc thanh toán trước thời hạn thoả thuận. Định giá chiết khấu tiền mặt sẽ
tránh được tình trạng bị thiếu tiền mặt, đồng vốn xoay nhanh hơn, hạn chế được các
khoản nợ khó đòi.
Giá bán các loại sản phẩm thuốc kháng sinh năm 2010 sẽ không thay đổi so
với năm 2009.
Chiến lược định giá sản phẩm mới:
Chiến lược giá hớt váng sữa: Đây là chính sách định giá cao, giúp nhà sản
xuất đạt mức lời cao trong một thời hạn nhất định. Định giá hớt ván sữa là cách
định giá cao trong thời gian đầu, sau đó hạ giá để thu hút thị phần mới.
Chiến lược thâm nhập thị trường: Đây là cách định giá sản phẩm thấp hơn
giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở rộng thị phần. Công ty sẽ thu lơi
nhuận qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định,
người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí.
Chính sách chiết khấu sản phẩm công ty:
Khách

Phương thức bán


hàng

của khách hàng

Chiết khấu sản phẩm
Nhóm 1

Nhóm 2

Chiết khấu tiền
mặt


Nhà bán
buôn

Bán vào thị trường

20%

30% - Chỉ được hưởng

Đấu thầu hệ điều trị

17%

29%

chiết khấu 6%
doanh thu khi thanh

toán trước 60 ngày

Hệ điều trị

23%

35%

Nhà bán lẽ

20%

30%

Chiến lược phân phối:
Công ty vẫn áp dụng hình thức phân phối như trước. Bên cạnh đó, để kênh
phân phối mạnh hơn và đồng thời từng bước ứng phó với quy định của chính phủ về
tiêu chuẩn GPP mà các nhà thuốc phải đạt, Công ty cần chú trọng thực hiện một số
vấn đề sau:
+ Tăng số lượng khách hàng hệ điều trị, nhà bán lẻ.
+ Một số cửa hàng thuốc của Công ty phải đạt tiêu chuẩn GPP.
+ Đẩy mạnh số lượng nhà thuốc mà Công ty phân phối đạt tiêu chuẩn GPP.
+ Đẩy mạnh doanh thu của hệ điều trị, nhà bán lẻ.
+ Động viên khuyến khích các khách hàng hệ điều trị, nhà bán lẻ.
+ Đánh giá giá hoạt động của khách hàng theo những tiêu chuẩn như mức
doanh số đạt được, thời gian giao hàng, xử lý hàng hư hỏng hoặc mất mát, mức độ
hợp tác trong các chương trình quảng cáo của Công ty.
Thiết kế kênh phân phối:



Sản phẩm

Chi nhánh

Nhà bán buôn

Hệ điều trị

Cửa hàng
của Công ty

Nhà bán lẽ

Người tiêu dùng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Loại kênh
phân phối

Bán buôn
Bán lẻ
Hệ điều trị
Tổng kênh

Số lượng tiêu
thụ dự kiến
trong 6 tháng
Tăng 4,5% so
với năm 2009

Tăng 6% so với
năm 2009
Tăng 8% so với
năm 2009
Tăng 6.5% so
với năm 2009

Chiến lược chiêu thị:

Doanh số
bán dự kiến
trong 6
tháng
9,92
15,21
39,87
65

Số lượng tiêu Doanh số bán
thụ dự kiến dự kiến trong
trong tháng
Bình quân tăng
0,75%/tháng
Bình quân tăng
1%/tháng
Bình quân tăng
1,33%/tháng
Bình quân tăng
1.08%/tháng


tháng
1,65
2,54
6,64
10,83


Mục tiêu chiêu thị: là nhằm đối phó với sự tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường và nhận thức, tâm lý về thuốc ngoại đắt tiền là tốt hơn thuốc nội, đồng thời
tăng doanh thu sản phẩm thuốc kháng sinh và thiết lập kênh phân phối mạnh hơn.
Thông điệp truyền thông: “Kháng sinh Imexpharm-Nhanh chóng, hiệu
quả”.
Công cụ truyền thông:
Quảng cáo: Được thực hiện thông qua các phương tiện chủ yếu như quảng
cáo trên truyền hình, tham gia hội chợ, quảng cáo ngoài trời và mạng Internet.
Khuyến mãi: Sử dụng hình thức khuyến mãi thương mại gồm hội thi bán
hàng, quà tặng, chiết khấu sản phẩm, trợ cấp trưng bày cho khách hàng và khuyến
mãi cho đội ngũ trình dược viên.
Giao tế: Thông qua các hình thức như họp báo, tổ chức sự kiện và tham gia
hoạt động xã hội.
Chào hàng cá nhân: Đội ngũ trình dược viên của Công ty sẽ thực hiện việc
chào hàng đối với các khách hàng hệ điều trị và nhà bán lẽ.
Đội ngũ trình dược viên là một nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược
thâm nhập thị trường và chiến lược kết hợp ngược về phía trước.
Marketing trực tiếp: Sử dụng hình thức thư chào hàng và direct mail đối
với nhà bán buôn.
* So sánh chiến lược marketing sản phẩm thuốc kháng sinh của
Imexpharm với sản phẩm thuốc kháng sinh của Dosmexco và Công ty cổ phần
dược Hậu Giang (theo biểu như sau):



So sánh chiến lược marketing sản phẩm thuốc kháng sinh
của Imexpharm với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Imexpharm

Domesco

Dược Hậu Giang

Thị trường

Nhóm khách hàng hệ điều trị có thu

Hướng tới nhóm khách hàng hệ điều

Nhóm khách hàng bệnh nhi trên toàn

mục tiêu

nhập khá, tập trung ở khu vực thành

trị thông thường khu vực đồng bằng

quốc.

thị.

sông Cửu Long.


- Nhóm sản phẩm Non Betalactam,

- Nhóm sản phẩm Non Betalactam,

- Nhóm sản phẩm Haginat,

Betalactam và Cephaxilin.

Cephalosporin và Penicilli.

Klamentin và Cephaxilin.

- Chất lượng sản phẩm cao.

- Chất lượng sản phẩm không cao.

- Chất lượng sản phẩm không cao.

- Mẫu mã, bao bì đẹp.

- Mẫu mã, bao bì không đẹp.

- Mẫu mã bao bì không đẹp.

2. Giá:

Giá cao.

Giá bán sản phẩm thấp.


Giá trung bình.

3. Phân phối:

Kênh phân phối tương đối mạnh, tập

Kênh phân phối yếu, chủ yếu thông

Kênh phân phối mạnh tập trung hầu

trung ở hầu hết các đô thị và các bệnh

qua các nhà thuốc, các bệnh viện, các

hết ở các nhà thuốc và các bệnh viện

viện lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

trung tâm y tế tại đồng bằng sông Cửu lớn trên phạm vi cả nước.

và TP Hồ Chí Minh đồng thời có

Long và TP Hồ Chí Minh.

4P
1. Sản phẩm

nhiều nhà phân phối lớn, uy tín.
4. Xúc tiến bán:


- Hoạt động xúc tiến bán hàng mạnh.

- Hoạt động xúc tiến bán hàng chưa

- Có uy tín về thương hiệu.

- Đội ngũ trình dược viên tốt.

mạnh

- Hoạt động chiêu thị và xúc tiến bán


hàng rất mạnh.


KẾT LUẬN
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm đã xây dựng một chiến lược marketing
khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường thuốc kháng sinh. Sản
phẩm chính của Công ty đã hướng tới nhóm người có thu nhập khá là một hướng đi
khả quan khi thị trường thuốc chữa bệnh có nhiều biến động và chi phí cho y tế ngày
các chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của người dân.
Tuy nhiên, chiến lược của Công ty cũng bộc lộ những điểm yếu như: Việc đầu
tư nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm mới bao gồm cả những sản phẩm nhượng
quyền sẽ làm cho chi phí đầu vào cao dẫn đến việc ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công
ty đồng thời sẽ bỏ ngỏ thị trường của những người có thu nhập thấp trong khi số lượng
dân cư này chiếm rất lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền trung, Tây
Nguyên.
Việc xây dựng và quản trị hoạt động marketing là một hoạt động mang tính
sống còn của doanh nghiệp, thông qua nghiên cứu chiến lược marketing của

Imexpharm và một vài doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp đã phần nào cho thấy sự
quan trọng của marketing trong tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong phạm vi bài viết của mình, với lượng kiến thức có hạn hơn nữa, do điều
kiện làm việc trong một cơ quan quản lý nhà nước nên việc thu thập và tiếp cận số liệu
của các đơn vị kinh doanh còn nhiều hạn chế, do đó, bài viết chắc sẽ có nhiều thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thày cô giáo./.
_____________________________________________________


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị Marketing – Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh
doanh quốc tế.
- Chủ đề Marketing – MBA trong tầm tay của Charles D. Schewe và Alexander
Hiam.
- Nghệ thuật lãnh đạo – Nguyễn Hữu Lam.
- Các website: ;
/>


×