Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tác động của khủng hoảng kinh tế đôi với kinh doanh của công ty thông tin viễn thông điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.65 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI
Phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến
hoạt động marketing của doanh nghiệp anh/chị (tác động tích cực và/hoặc tiêu
cực).
- Tác động tới nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Tác động tới hoạt động phát triển sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối,
chính sách giá và hoạt động khuếch trương của doanh nghiệp.
- Đánh giá về tính chủ động, sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp trong
việc phản ứng lại những tác động của khủng hoảng kinh tế. Bình luận
của anh/chị?

BÀI LÀM
Công ty lựa chọn: Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
Tôi đang làm việc tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực. Đây là lĩnh vực
kinh doanh đang rất sôi động, chịu rất nhiều áp lực và cạnh tranh đặc biệt gay gắt do
hiện nay trên thị trường viễn thông Việt Nam có tới 9 nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng
viễn thông. Trong năm 2008 và 2009 đã xảy ra cuộc tranh tranh khốc liệt giữa các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đặc biệt trong hoạt động marketing, từ việc các
doanh nghiệp đua nhau giảm giá cước, xây dựng các gói cước, các chương trình
khuyến mại hấp dẫn đến việc PR, quảng cáo, cung cấp dịch vụ đến tận tay khách
hàng, đơn giản hóa thủ tục đăng ký dịch vụ, tạo sự tiện lợi và đưa ra nhiều sự lựa
chọn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ …. Các doanh nghiệp viễn thông liên tục
giảm giá cước, tạo ra các “đột phá” để thu hút khách hàng, từ lĩnh vực di động đến
cố định để “vét” nốt nhóm khách hàng bình dân tiềm năng còn lại.
Tất cả các hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị
suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh
tế các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa xuất
khẩu bị sụt giảm (đặc biệt là các ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ, đây là 3 mặt hàng
xuất khẩu lớn của Việt Nam thường được xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật
Bản). Đầu tư nước ngoài bị sụt giảm. Sản xuất thu hẹp, nhiều công ty bị phá sản kéo


theo nhiều lao động bị mất việc làm và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp… Có thể nói cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, đến hầu
hết các ngành nghề, trong đó có Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.


Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) trực thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam được thành lập từ năm 1995, tiền thân là Trung tâm thông tin của
Công ty Điện lực 1. Với nhiệm vụ chính khi còn là một trung tâm trực thuộc Công
ty Điện lực 1 là đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong toàn ngành điện,
EVNTelecom đã lớn mạnh và phát triển trở thành một trong các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép cung cấp đầy đủ các dịch
vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam. Đó là các dịch vụ:
- Truyền dẫn: Thuê kênh riêng (Leased Line), các dịch vụ MPLS, IPVPN; Thiết lập
mạng tương tác: LAN, WAN; Truyền dữ liệu (kết nối về hệ thống Server tập trung);
Các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)
- Các dịch vụ mạng CDMA: Dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com, dịch vụ
điện thoại di động nội tỉnh E-Phone, dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-Mobile
(096)
- Các dịch vụ Internet: Dịch vụ kết nối Internet IXP, truy nhập Internet trực tiếp, truy
nhập Internet qua kênh thuê riêng, truy nhập Internet băng thông rộng ADSL, truy
nhập Internet qua mạng cáp truyền hình, truy nhập Internet qua mạng WLL/CDMA,
dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ băng rộng không dây tốc độ cao, dịch vụ thuê
chỗ đặt máy chủ, thiết kế web, dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền.
- Các dịch vụ trên nền mạng NGN: Dịch vụ điện thoại cố định (POTS) và các dịch
vụ bổ trợ; Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế VoIP (trả trước và trả
sau); Dịch vụ miễn cước người gọi 1800; Dịch vụ thông tin giải trí 1900; Dịch vụ
điện thoại cố định sử dụng IP phone và các dịch vụ gia tăng như: IP Centrex,
multimedia call...; Các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú dựa trên hạ tầng IP của
mạng NGN như IPTV, Video on Demand, Game online...
CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

- Kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, công nghệ thông tin

-

trong nước và quốc tế.
Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công

-

nghệ thông tin.
Vận hành khai thác các hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ sản xuất,

-

truyền tải, phân phối và kinh doanh điện.
Lắp đặt các công trình điện lực.
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp thiết bị, vật tư, sản phẩm hàng

-

hoá.
Các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.


Ưu thế vượt trội của EVNTelecom là cơ sở hạ tầng vững mạnh. EVNTelecom
đã tham gia vào các mạng cáp quang lớn nhất thế giới và khu vực, kết nối Việt Nam
với các nước trên thế giới qua 03 cổng truyền dẫn Quốc tế (Cổng Quốc tế Móng Cái,
Lạng Sơn và Mộc Bài). Có đường trục truyền dẫn phục vụ dung lượng quốc tế dung
lượng 10G và hiện đang tiến hành nâng cấp lên 40 G. Có tuyến cáp biển liên Á – IA
với tổng dung lượng là 3.84Tbps (4x96x10). Từ tuyến cáp biển Liên Á,

EVNTelecom có thể cung cấp kết nối đến các trung tâm chuyển tiếp lưu lương trong
khu vực như HongKong, Singapore, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Mạng
viễn thông trong nước gồm có: Mạng truyền dẫn đường trục quốc gia với trên
40.000 km cáp quang tại 64 tỉnh và thành phố trên cả nước. EVNTelecom đang sử
dụng hệ thống đường trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây
tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại và dung lượng thiết kế lên đến
400Gbps; Mạng CDMA 20001x-EVDO đảm bảo cung cấp không chỉ các dịch vụ
thoại thông thường mà còn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng
với chất lượng tốt nhất cho khách hàng, truy cập Internet không dây tốc độ cao (dịch
vụ EV-DO hiện nay của EVNTelecom đã được cung cấp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng); Mạng NGN là hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ VoIP với 64 điểm kết
nối (POP) trên toàn quốc. Ngoài các POP trong nước, EVNTelecom đã triển khai
nhiều POP trên thế giới tạo thành một mạng kết nối toàn cầu. Song song với mạng
NGN, EVNTelecom cũng đang triển khai mạng điện thoại cố định hữu tuyến. Hạ
tầng mạng điện thoại cố định được triển khai sử dụng cả 2 công nghệ TDM truyền
thống (mạng tổng đài TDM) và công nghệ IP (trong mạng NGN); Mạng Internet
cung cấp đầy đủ các dịch vụ như kết nối Internet quốc tế (IXP), dịch vụ truy nhập
Internet (ISP) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet (OSP). Hiện nay đang triển
khai mạng phủ sóng Wifi trên các thành phố lớn.
EVNTelecom có 10 đơn vị trực thuộc là các trung tâm được phân chia theo
loại hình kinh doanh dịch vụ, đó là Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực, Trung
tâm Truyền dẫn Điện lực, Trung tâm Internet Điện lực, Trung tâm Tư vấn Thiết kế,
Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Bắc, Trung tâm Viễn thông Điện lực miền
Trung, Trung tâm Viễn thông Điện lực Tây Nguyên, Trung tâm Viễn thông Điện lực
miền Nam, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Ban Quản lý các Dự án Viễn thông
Điện lực với hơn 2000 CBCNV. Bên cạnh đó EVNTelecom có hệ thống kênh phân


phối rất đặc biệt và rông khắp trên toàn quốc. Đó chính là các công ty Điện lực, các
Điện lực tỉnh, thành phố. Đây là hệ thống kênh phân phối chủ yếu của

EVNTelecom.
1. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới nhóm khách hàng mục tiêu của

doanh nghiệp.

Với mục tiêu tạo dựng thương hiệu EVNTelecom thân thiện, gần gũi với
khách hàng, đem lại giá trị lợi ích cao nhất cho người sử dụng dịch vụ,
EVNTelecom đã xây dựng thông điệp: Kết nối để bay cao hơn. Kết nối để đi xa hơn.
Kết nối tạo nên sự sống. Kết nối cộng đồng. Thế giới là kết nối. Hãy kết nối với
EVNTelecom để có sức mạnh và cho những thành công lớn lao hơn.
Mục tiêu đề ra của EVNTelecom là đạt 20% thị phần viễn thông Việt Nam
vào năm 2010. Nhóm khách hàng mục tiêu của EVNTelecom nhắm vào đối tượng
khách hàng ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các khu vực vùng xâu, vùng xa. Đây là
thị trường còn bỏ ngỏ, đặc biệt vào giai đoạn cuối năm 2007 và năm 2008.
Với ưu thế vượt trội về công nghệ, dịch vụ điện thoại cố định không dây của
EVNTelecom xuất hiện đầu tiên trên thị trường từ năm 2005 đã đáp ứng được một


bộ phận không nhỏ các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại nhưng do
hoặc là khu vực khó khăn, hoặc là khu vực chưa có cáp điện thoại của nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, VNPT.
Vừa thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển được thuê bao cho
khách hàng ở khu vực nông thôn, vừa thực hiện được mục tiêu của chính phủ, phổ
cập dịch vụ viễn thông tới các khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các xã huyện
thuộc chương trình 135, các khu vực thuộc vùng VTCI do bộ Thông tin và Truyền
thông quy định, EVNTelecom đã đầu tư xây dựng các trạm BTS, xây dựng các
chương trình khuyến mại riêng cho các khách hàng thuộc khu vực này, tạo điều kiện
cho khách hàng nông thôn, khách hàng có thu nhập thấp vẫn được hưởng các lợi ích
từ sử dụng các dịch vụ viễn thông mang lại. Thành công của dịch vụ điện thoại cố
định không dây của EVNTelecom tại khu vực nông thôn đã được nhân rộng khi 2

nhà cung cấp viễn thông lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam cũng bắt tay vào
cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây, đó là VNPT và Viettel. Điều này
mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng cũng gây ra cuộc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp. Để có thể tiếp tục giành thị phần ở khu vực nông thôn, EVNTelecom
đã xây dựng nhiều dự án mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng các trạm phát sóng
để khu vực phủ sóng rộng hơn, chất lượng dịch vụ được tốt hơn. Tuy nhiên cần số
lượng vốn huy động khá lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng kinh tế, việc huy động vốn của EVNTelecom khá khó khăn. Do đó các dự án
của EVNTelecom bị chậm tiến độ.
Khủng hoảng kinh tế nên khách hàng thắt chặt chi tiêu nên ARPU giảm dẫn
đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty không đạt được kế hoạch.
Từ năm 2005 khi phát triển khách hàng ở khu vực khó khăn, các công ty Viễn
thông được Nhà nước hỗ trợ một số khoản kinh phí để bù đắp việc ARPU thấp, chi
phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cao. Nay khoản thu này bị cắt giảm hàng năm và
đến năm 2009 có rất nhiều khu vực khách hàng không còn được hỗ trợ nữa.
2. Tác động tới hoạt động phát triển sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối,
chính sách giá và hoạt động khuếch trương của doanh nghiệp.
Khủng hoảng kinh tế ngoài việc ảnh hưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu
của doanh nghiệp còn ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động khác như cung cấp
dịch vụ thuê kênh, VoIP, internet… cho các khách hàng lâu năm và các khách hàng
lớn của EVNTelecom. Để tiết kiệm và giảm chi phí, rất nhiều khách hàng lớn của


EVNTelecom có yêu cầu giảm trừ cước thuê kênh hoặc giảm lưu lượng cuộc gọi. Để
có thể giữ chân khách hàng, EVNTelecom đã phải liên tục xây dựng các chính sách
giá hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Các hoạt động PR, quảng cáo, khuếch trương sản phẩm cũng phải thay đổi.
Chi phí cho PR, quảng cáo tăng. Tài trợ cho các chương trình game show trên truyền
hình...
Kênh phân phối thu hẹp lại. Trước đây ngoài hệ thống kênh phân phối là tất

cả các công ty Điện lực, các Điện lực tỉnh, thành phố, EVNTelecom còn có hệ thống
các tổng đại lý và đại lý ngoài ngành. Tuy nhiên do tình hình kinh doanh dịch vụ
viễn thông cạnh tranh khốc liệt nên có một số đại lý ngoài ngành đã chuyển đổi dịch
vụ kinh doanh.
Cắt giảm chi phí tổ chức các sự kiện để PR, quảng cáo hình ảnh của Công ty.
Cắt giảm chi phí khảo sát thu thập ý kiến khách hàng.
Khủng hoảng kinh tế làm cho các khoản tiền lương, thưởng của CBCNV bị
cắt giảm. Rất nhiều nhân viên giỏi, nhân viên lâu năm đã từ bỏ công ty để tìm công
việc mới có mức lương hấp dẫn hơn.
3. Đánh giá về tính chủ động, sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp trong
việc phản ứng lại những tác động của khủng hoảng kinh tế. Bình luận
của anh/chị?

Để vượt qua khó khăn thử thách trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế,
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp, phương án kinh doanh
phù hợp, đây cũng là lúc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ
dám làm trước hết của đội ngũ lãnh đạo, sau là sự cố gắng của mỗi CBCNV
trong công ty. Đối với EVNTelecom, tôi nhận thấy ban lãnh đạo công ty đã
chủ động đưa ra những chính sách kinh doanh mới, hiệu quả nhất là trong việc
cơ cấu tổ chức lại mô hình kinh doanh gọn nhẹ, linh hoạt, chương trình xác
định chiến lược nhân sự, khách hàng, tổ chức thực hiện trong giai đoạn này:
- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu cho từng loại hình dịch vụ, phân
khúc thị trường. Xây dựng các gói cước riêng cho từng nhóm đối tượng
khách hàng khác nhau.
- Đặc biệt quan tâm đến chính sách giá. EVNTelecom đã gây được bước
đột phá và nhận được sự hưởng ứng ủng hộ của khách hàng trong chính


sách giá khi ban hành chính sách giá cước “siêu rẻ” khi gọi đi quốc tế từ
mạng điện thoại cố định của EVNTelecom.

- Tập trung tìm kiếm các đối tác khách hàng trong nước.
- Xây dựng được kế hoạch dài hạn cho chương trình khuyến mại, PR,
quảng cáo (trước năm 2008 các chương trình khuyến mại được xây
dựng gấp gáp, đột xuất, không có lộ trình)
- Tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng, giải đáp các thắc mắc và
khiếu nại của khách hàng. Phân nhóm khách hàng để thuận tiện hơn
trong công tác chăm sóc khách hàng và lấy thông tin khách hàng.
- Hỗ trợ giảm tải cho hệ thống Call Center bằng cách xây dựng đội ngũ
chăm sóc khách hàng trực tiếp ngay tại các cửa hàng của các điện lực.
- Do đặc thù công nghệ, dịch vụ điện thoại của EVNTelecom đi kèm với
thiết bị đầu cuối. Giai đoạn đầu EVNTelecom xây dựng hệ thống bảo
hành tập trung. Tuy nhiên để nhanh chóng đáp ứng khách hàng và giảm
thời gian chờ đợi của khách hàng, EVNTelecom đã chuyển đổi xây
dựng hệ thống bảo hành trên toàn quốc.
Trong thời kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa, thời kỳ hội nhập như
là môi trường “lửa thử vàng” để tôi luyện các doanh nghiệp, để các doanh
nghiệp tự tìm hướng đi cho mình, kết quả tồn tại, phát triển hay bị đào thải,
phá sản hay bị doanh nghiệp mạnh hơn thôn tính là do các doanh nghiệp tự
quyết định. Sự quyết định của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố: từ năng lực nội tại của chính doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, nhanh
nhạy với sự thay đổi và biết nắm lấy các cơ hội thuận lợi cho kinh doanh.
Trong hầu hết các ngành, những công ty công ty biết phản ứng trước những
thách thức và cơ hội toàn cầu hóa có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng
trong thế kỷ 21 sẽ là những công ty toàn cầu. Mỗi cuộc khủng hoảnh kinh tế là
một cuộc sàng lọc, đồng thời cũng là một trường học thực tiễn phong phú và
sinh động đối với từng người quản lý các cấp nhà nước, doanh nghiệp, thậm
chí cả hộ gia đình. Biết năng động nắm bắt thời cơ, thì biến nguy thành cơ;
nếu thụ động ngồi nhìn nước chảy bèo trôi, thì khó khăn dồn dập ào tới.



Với quan niệm: phát triển khách hàng đã khó, nhưng giữ được khách
hàng còn khó hơn, EVNTelecom luôn đã và đang phấn đấu là nhà mạng có
lượng khách hàng “thực” trên mạng với tỷ lệ cao. EVNTelecom cũng đã và
đang có những giải pháp khắc phục khó khăn để phấn đấu là công ty được
đánh giá là “công ty toàn cầu”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn học Quản trị marketing và hướng dẫn của Tiến Sỹ Nguyễn Thị
Tuyết Mai;
2. MBA trong tầm tay, Charles D.Schewe & Alexander Watson Hiam
3. />4. />Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam
5. />6. />Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nhất đến các nước đang phát triển
7. />8. />Hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới
9. />viet_nam-4-41545.html



×