Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu
và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả
Đinh Thị Phượng








Trước hết, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới giảng viên ThS. Trương
Thò Thanh Thoài – người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện và hoàn thành
khóa
luận
tốt
nghiệp
này. Tôi xin chân thành
cảm ơn các Tiến só,Thạc
só, các thầy cô giáo tham
gia giảng dạy sinh viên Sư
phạm Mầm non, cảm ơn thư
viện
trường


Đại
học
Quảng Bình đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu đề
tài.
Xin ghi nhận ở đây tình
cảm gia đình, những người


thân, bạn bè...đã động
viên khích lệ và giúp đỡ
tác giả rất nhiều trong
quá trình học tập.
Đồng Hới, tháng
05 năm 2017
Tác giả
Đinh Thò Phượng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

LQCC

Làm quen chữ cái

NXB


Nhà xuất bản

NXBGD

Nhà xuất bản Giáo dục


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 5


9. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG
DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ...................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận của việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái...... 7
1.1.1. Hệ thống ngữ âm và chữ viết Tiếng việt hiện đại ................................... 7
1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi có liên quan đến việc hướng
dẫn trẻ làm quen với chữ cái. .......................................................................... 13

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái. 16
1.2.1. Vài nét về chương trình làm quen với chữ cái ở trường Mầm non. ..... 16
1.2.2. Về việc tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái ở trường Mầm non
trong giai đoạn hiện nay .................................................................................. 18
1.2.3. Về điều kiện thiết bị dạy học ............................................................... 20
1.2.4. Về kết quả đạt được trên trẻ ................................................................. 20
1.2.5. Kết luận sư phạm ................................................................................. 21
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ........................................ 22
2.1. Phân nhóm chữ cái trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái. ..... 22
2.2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan trong hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái ....... 23
2.3. Hướng dẫn trẻ nhận biết chữ và phát âm ................................................. 25
2.3.1. Hướng dẫn trẻ nhận biết chữ ................................................................ 25
2.3.2. Hướng dẫn trẻ phát âm. ......................................................................... 28
2.4. Cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái ....................................................... 30
2.5. Hướng dẫn trẻ tập tô chữ cái .................................................................... 33
2.6. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học ................................................... 35
2.7. Phối hợp với gia đình trong việc dạy trẻ làm quen chữ cái ..................... 39
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 41
3.1 Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 41
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .......................................... 41
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm........................................................ 42


3.4. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 43
3.5. Quá trình tổ chức thực nghiệm................................................................. 43
3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 57
3.7. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm ................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 62
I. Kết luận ........................................................................................................ 62

II. Kiến nghị .................................................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Luật Giáo dục đã quy định: “Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lơp một”. Để thực
hiện mục tiêu của giáo dục Mầm non, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một thì phát
triển ngôn ngữ là một nội dung cơ bản quan trọng bởi ngôn ngữ như chìa khóa
mở cánh cửa tri thức giúp trẻ hiểu biết bao điều để trẻ lớn lên về mọi mặt.
Trong chương trình phát triển ngôn ngữ, làm quen chữ cái là một trong những
nội dung cơ bản, giúp trẻ có điều kiện học tốt chương trình Tiểu học.
1.2. Dạy trẻ làm quen chữ cái với các nhiệm vụ cơ bản: Giúp trẻ nhận diện
mặt chữ, phát âm đúng âm vị tương ứng với chữ, dạy trẻ tập tô. Nhiệm vụ này
được tiến hành chủ yếu ở lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Dạy trẻ làm quen với chữ
cái phải căn cứ vào thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học, để có các biện pháp,
phương thức hướng dẫn phù hợp tạo thuận lợi cho trẻ khi vào học lớp một.
1.3. Hiện tại các tài liệu, phương pháp dạy học, hướng dẫn việc dạy trẻ
làm quen chữ cái khá phong phú. Tuy nhiên tìm hiểu thực tiễn dạy học, hướng
dẫn trẻ làm quen chữ cái ở trường Mầm non tôi thấy còn nhiều điều bất cập,
hiệu quả dạy học chưa cao. Đi tìm nguyên nhân thực trạng để đưa ra được giải
pháp mang tính khả thi là việc làm cần thiết. Và xuất phát từ những lý do đó
chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc
hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái”. Với mong muốn giúp các giáo
viên Mầm non nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy trẻ làm quen chữ cái.
2.Lịch sử nghiên cứu
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu nhất của nền văn hóa con người. Ngôn
ngữ chỉ sinh ra với xã hội và vì xã hội. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, giao
tiếp, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng trí thức của

dân tộc và nhân loại. Bởi vậy, giáo dục và phát triển ngôn ngữ giữ một vai trò
1


đặc biệt quan trọng, nhất là đối với lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi diễn ra sự
phát triển nhanh về nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý hơn cả là lĩnh vực ngôn
ngữ và nhận thức.
Hoạt động hướng dẫn trẻ LQCC ở trường Mầm non là vấn đề được nhiều
tác giả trong nước quan tâm. Các tác giả đã nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ
khác nhau. Nhìn chung về mặt lý luận thì cơ bản đã được giải quyết khá đầy
đủ. Các tác giả đã khẳng định được vai trò to lớn của hoạt động hướng dẫn trẻ
làm quen chữ cái ở trường Mầm non, điển hình như:
- Nguyễn Xuân Khoa, (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo. NXB ĐHQG Hà Nội là một công trình nghiên cứu đã chỉ ra những
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt là nghiên cứu về
việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trường phổ thông.
- Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức, (2001), Phương
pháp phát triển cho trẻ dưới 6 tuổi. NXB ĐHQG Hà Nội. Giáo trình đã nghiên
cứu về đặc điểm ngữ âm của trẻ mẫu giáo; Đặc điểm vốn từ của trẻ; Đặc điểm
ngôn ngữ mạch lạc của trẻ...
- Đặng Thu Quỳnh. Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ. NXB
DG. Bao gồm các trò chơi về chữ cái để giúp trẻ LQCC và giúp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
Công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC ở các trường Mầm non là một
nội dung quan trọng được đề cập đến trong các tài liệu nói trên.
Ngoài ra không ít các bài báo cáo đã bàn về thực tế vấn đề này.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động LQCC hầu như
chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể và chuyên sâu. Trong khóa luận
này, tôi nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hướng dẫn trẻ làm
quen chữ cái, với hy vọng thông qua các biện pháp này góp một phần nhỏ vào

việc chuẩn bị phương tiện ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bước vào lớp

2


một giúp trẻ tham gia vào một hoạt động chủ đạo mới là hoạt động học tập
được thuận lợi hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi làm quen với chữ
cái nhằm góp phần giúp các giáo viên tổ chức tốt các hoạt động làm quen với
chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái dành cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu ngiên cứu các biện pháp nhận biết và phát âm cho trẻ 5 –
6 tuổi trong hoạt động làm quen với chữ cái
- Đề tài được tiến hành ngiên cứu thực nghiệm trên đối tượng trẻ mẫu giáo
thành phố Đồng Hới, Trường Mầm non Bắc Lý
5. Giả thuyết khoa học
Nếu những biện pháp của đề tài đưa ra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, phù hợp với nội dung, hình thức làm quen với chữ cái và được ứng
dụng một cách khoa học các phương tiện dạy học thì sẽ phát huy hiệu quả
trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi
làm quen với chữ cái. Cụ thể đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các lĩnh vực có
liên quan thuộc Giáo dục học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học nhằm tạo cơ sở lý

luận cho đề tài. Nghiên cứu thực tiễn về mục tiêu giáo dục và chương trình

3


phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ 5 – 6 tuổi, phương pháp hướng dẫn trẻ làm
quen với chữ cái .
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc hướng dẫn trẻ 5 –
6 tuổi làm quen với chữ cái.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm
đánh giá khả năng, đưa ra các biện pháp vào thực tế dạy học ở trường Mầm
non.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp cơ bản sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Trong đó phương pháp phân tích chúng tôi sử dụng chủ yếu nhằm xem
xét, lý giải các vấn đề lý luận để rút ra những nhận xét cũng như những việc
làm được và những việc chưa làm được của hệ thống tài liệu này để làm tiền đề
xây dựng đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái, khả
năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn 29 chữ cái nhằm đánh giá thực trạng sử
dụng các biện pháp mà các giáo viên đã sử dụng để dạy trẻ làm quen với chữ
cái.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng anket
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên Mầm non về

việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái.
- Dự giờ trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý
báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm

4


quen với chữ cái và đưa ra kết luận sư phạm chính xác, khoa học đồng thời rút
ra kinh nghiệm cho bản thân.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động hướng dẫn
trẻ làm quen với chữ cái mà các giáo viên đã tiến hành trước và sau khi chúng
tôi nghiên cứu. Qua đó thấy được các biện pháp khác nhau mà các giáo viên đã
sử dụng trong hoạt động này.
- Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các hoạt động trong ngày
cũng như trong hoạt động làm quen với chữ cái để hiểu về mức độ nhận thức
và khả năng làm quen với chữ cái của trẻ.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn
của các biện pháp đó đối với khả năng làm quen với chữ cái của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi.
- Đối tượng thực nghiệm: Trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Bắc Lý.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở quan sát và điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận
thức của giáo viên và khả năng làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi.
8. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về các biện pháp hướng dẫn
trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái.


5


- Đề tài xây dựng một số giáo án cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm giúp làm quen
với chữ cái một cách hiệu quả nhất.
- Đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên và phụ huynh trong
việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái.
9. Bố cục của khóa luận
Khoá luận gồm những phần sau:
- Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, mục đích nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài, giả thuyết khoa
học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề
tài, bố cục khoá luận.
- Phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm
quen với chữ cái.
Chương 2: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc hướng dẫn trẻ 5 – 6
tuổi làm quen với chữ cái.
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm
- Phần kết luận và kiến nghị: Những kết quả đạt được của khoá luận
- Tài liệu tham khảo:
- Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên về thực
trạng hoạt động hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái ở trường Mầm
non, phiếu đánh giá kết quả hoạt động, giáo án mẫu.

6


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ
5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
1.1. Cơ sở lý luận của việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái.
1.1.1. Hệ thống ngữ âm và chữ viết Tiếng việt hiện đại
1.1.1.1. Hệ thống ngữ âm Tiếng việt
Hệ thống ngữ âm Tiếng việt bao gồm âm vị âm đoạn và âm vị siêu âm
đoạn. Âm vị âm đoạn có nguyên âm, phụ âm. Âm vị siêu âm đoạn có thanh
điệu, ngữ điệu, trọng âm, .
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có thể chia tách được, các âm vị nguyên
âm, phụ âm và thanh điệu là những âm vị tham gia vào cấu tạo của âm tiết. Âm
tiết là lời nói của con người được phát ra thành những khúc đoạn từ lớn đến
nhỏ khác nhau. Đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói gọi là âm tiết. Ở
dạng đầy đủ nhất âm tiết có 5 bộ phận theo bảng sau:
Bảng 1.1 Bảng mô hình cấu trúc âm tiết.
Thanh điệu (5)
Vần

Âm đầu(1)

Âm đệm (2)

Âm cuối (4)

Âm chính (3)

1.1.1.2. Sau đây là kí hiệu âm vị và các kí tự tương ứng:
Bảng 1.2 Bảng nguyên âm
Âm vị

STT


Đọc

Ví dụ

1

/i/

i, y

tin, tuy

2

/ 𝜀/

e

tre

3

/e/

ê



4


/𝜔 /

ư

cứ

7


5

/s /

ơ

mờ

6

/s ‘ /

â

cân

7

/a/


a

ta

8

/ă/

a, ă

chăn, lau

9

/u/

u

trung thu

10

/o/

ô

ô tô

11


/ )/

o

lo, nói

12

/ ie /

iê, yê,ia,ia

tiến, yêu, bia, khuya

13

/ 𝜔𝛾 /

uơ, ưa

mượn, tựa

14

/ uo /

uô, ua

muốn, lùa, uống


Bảng 1.3 Bảng phụ âm
STT

Âm vị

Đọc

1

/b/

b

2

/m/

m

3

/f/

ph

4

/v/

v


5

/ 𝑡( /

th

6

/t/

t

7

/d/

đ

8

/n/

n

9

/S/

x


10

/z/

d, gi

11

/l/

l

12

/ t/

tr

13

/ 𝜉/

s

8


14


/𝑧𝑐 /

r, (gi)

15

/c/

ch

16

/π/

nh

17

/k/

c, k, qu

18

/ŋ/

ng, ngh

19


/x/

kh

20

/y/

g, gh

21

/p/

p

22

/h/

h

Thanh điệu
- 5 Thanh ngang ( không dấu) 5 - 5
- 4 Thanh 2 (huyền) 3 - 2
- 3 Thanh 3 (ngã) 3 - 2 - 5
- 2 Thanh 4 (hỏi) 3 - 2 - 3
- 1 Thanh 5 (sắc) 4 - 5
Thanh 6 (Nặng) 3 - 1
1.1.1.3 Các nguyên âm, phụ âm và thanh điệu được miêu tả bằng các đặc

điểm:
+ Miêu tả nguyên âm Tiếng Việt, cần chú ý các mặt sau:
Vị trí của lưỡi: Lưỡi đưa ra phía trước hoặc thụt về phía sau khoang
miệng. Theo đó ta có nguyên âm hàng trước hay hàng sau.
Độ mở của miệng: Có 4 mức, gồm: hẹp, hơi hẹp, hơi rộng, rộng.
Hình dáng của môi: Có hai kiểu: gồm tròn môi và không tròn môi.
Dưới đây là bảng miêu tả nguyên âm :

9


Nguyên âm

Hàng

Nguyên âm hàng hàng

hàng trước
Không tròn môi

Độ mở

Không
tròn môi
𝜔

i
Nguyên âm hẹp

u


𝜔

s
Nguyên âm hơi hẹp

Nguyên âm hơi rộng

Tròn môi

𝜔𝛾

ie
𝜀

uo
o

e
a ă

Nguyên âm rộng

)

+ Miêu tả phụ âm: Có hai căn cứ để miêu tả phụ âm:
Phương thức phát âm: cách chuyển của luồng hơi.
Vị trí cấu âm: Vị trí của các bộ phận phát âm tạo nên chỗ cản.
Theo phương thức phát âm người ta phân phụ âm thành:
Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại, sau đó thoát ra ngoài đằng miệng, mũi: p,b,m...

Phụ âm xát: Hơi qua kẽ hở ở giữa miệng: v,s...
Phụ âm vang mũi và vang bên: Hơi thoát ra đằng mũi và bên lưỡi: nh, l...
Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng, có tiếng ồn: ph,v...
Phụ âm hữu thanh và vô thanh: Trong số các âm ồn căn cứ vào chỗ dây
thanh có rung hay không, người ta chia phụ âm hữu thanh (rung) và vô thanh
(không rung): p,b...
Phụ âm bật hơi: Hơi bị cản lại rồi bật mạnh mà thoát ra đằng miệng: th.

10


Theo vị trí cấu âm phụ âm được chia thành:
Phụ âm môi: Hai môi, môi răng: m, ph...
Phụ âm lưỡi: Đầu lưỡi (bọt - lợi, quoặt), mặt lưỡi, gốc lưỡi: s,tr,nh,ng...
Phụ âm thanh hầu: h.
Dưới đây là bảng phụ âm được sắp xếp theo phương thức phát âm và vị trí
cấu âm:

+ Thanh điệu:
Thanh ngang không có dấu phụ thêm vào: Ví dụ: ta, tôi, xuân, đông,...
Thanh huyền thấp hơn thanh ngang một bậc: Ví dụ: cà, sàn, bằng,...
Thanh ngã là thanh điệu thuộc âm vực cao, có thêm động tác nghẽn thanh
hầu: Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ,...
Thanh hỏi là thanh điệu thuộc âm vực thấp: Ví dụ: vả lại, cảm cúm, cảnh
đẹp,...
Thanh sắc là thanh điệu thuộc âm vực cao: Ví dụ: Khá lớn, bí quyết, chính
thức,...
Thanh nặng là thanh điệu thuộc âm vực thấp: Ví dụ: Lạ đời, chợ xuân,
trục trặc,...
Qua đó ta thấy, hệ thống ngữ âm rất là phong phú nó có tác dụng lớn đến

việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính hệ thống ngữ âm này
11


giúp trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn, thể hiện được những nhu cầu cá nhân,
từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Hệ thống ngữ âm có vai trò hết sức cần thiết
đối với trẻ, giúp trẻ có ngôn ngữ mạch lạc và chính xác hơn. Hệ thống ngữ âm
còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa các chữ cái
giúp trẻ tự tin hơn trước khi bước vào môn học Tiếng việt ở bậc Tiểu học.
1.1.1.4 Chữ cái Tiếng Việt hiện đại
Chữ cái ghi Tiếng Việt có 4 kiểu: Chữ thường, chữ hoa, chữ in thường,
chữ in hoa.
Kiểu chữ trong sách phần lớn là kiểu chữ in thường, chữ in thường đường
nét đơn giản, bao gồm các kiểu nét chữ:
+ Nét thẳng đứng
+ Nét móc trái, nét móc phải, móc 2 đầu
+ Nét khuyết trên, khuyết dưới
+ Nét ngang
+ Nét xiên
+ Nét cong (cong hở trái, cong hở phải, cong tròn khép kín)
+ Nét thắt (nét thắt trên, nét thắt giữa)
Với bậc học Mầm non các cô giáo chủ yếu cho trẻ làm quen với chữ cái in
thường, vì chữ cái in thường có đường nét đơn giản, trẻ dễ nắm bắt để đọc
được chữ.
1.1.1.5. Kết luận sư phạm
Hệ thống ngữ âm và chữ viết là một trong những phương tiện có vai trò
hết sức quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, đặc biệt là
trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi. Vì thế, cần phải cho trẻ biết về hệ thống ngữ âm để
phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó
hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là một hình thức giáo dục có

nhiều ưu thế phát triển ngôn ngữ hơn cả. Bởi cho trẻ làm quen với chữ cái sẽ
giúp trẻ nhận biết, phát âm đúng, phát âm chuẩn, phát triển ngôn ngữ lời nói,
12


hình thành các thói quen sử dụng ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp và thể hiện
sự sáng tạo của mình trong hoạt động làm quen với chữ cái. Hướng dẫn trẻ làm
quen với chữ cái phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp, biện pháp khác
nhau, mỗi phương pháp và biện pháp có ưu và nhược điểm riêng. Vì thế việc
hướng dẫn cho trẻ làm quen với chữ cái giáo viên mầm non phải vận dụng,
phát huy những ưu điểm các hình thức, phương pháp đó để vừa cuốn hút trẻ đi
vào bài học vừa giúp trẻ nhận biết được các loại chữ cái. Việc hướng dẫn trẻ 5
– 6 tuổi làm quen với chữ cái là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi năng lực tổ
chức toàn diện của cô giáo. Muốn đạt được hiệu quả cao người giáo viên phải
biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp khoa học, linh hoạt, hợp lý nhằm giải
quyết các mục tiêu giao dục, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để làm
được điều đó người giáo viên phải luôn học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức cho
bản thân, chủ động trong công tác giáo dục đặc biệt phải luôn tìm hiểu, nắm
vững và thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi có liên quan đến việc hướng
dẫn trẻ làm quen với chữ cái.
1.1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi.
Ở giai đoạn này các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đã phát triển khá hoàn
thiện tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tham gia các hoạt động học tập, vui
chơi. Các đặc điểm của quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng
tượng, đặc điểm lời nói, đặc điểm hứng thú của trẻ là cơ sở quan trọng để xây
dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với
chữ cái.
- Cảm giác: Ngôn ngữ, làm quen với chữ cái ảnh hưởng mạnh đến
ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm giác của trẻ được thu nhận rõ

ràng, đậm nét hơn. Khi cảm nhận các thuộc tính của sự vật, hiện tượng ở xung
quanh trẻ thường gọi thầm tên các thuộc tính đó ở trong đầu, điều này làm cho
cảm giác của trẻ về thuộc tính ấy mạnh hơn, chính xác hơn.
13


- Tri giác: Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác của trẻ diễn ra dễ dàng,
nhanh chóng hơn và làm cho những cái tri giác trở thành khách quan, đầy đủ
và rõ ràng hơn. Ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan
sát là tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích. Tính có ý thức, có mục
đích, có chủ định đó được biểu đạt và điều khiển, điều chỉnh chính nhờ ngôn
ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn là tri giác của con vật.
Tính có ngĩa trong tri giác của con người là một chất lượng mới làm cho tri
giác người khác xa tri giác của con vật, chất lượng mới này chỉ được hình
thành và được biểu đạt thông qua ngôn ngữ.
- Trí nhớ: Ngôn ngữ, làm quen với chữ có ảnh hưởng quan trọng đối với
trí nhớ của trẻ. Nó tham gia tích cực vào các quá trình ghi nhớ, và gắn chặt với
các quá trình đó. Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ
định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một
phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ.
Trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng ghi nhớ các chữ cái rất lâu và phát âm cho người
khác nghe.
- Tư duy: Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình
ảnh mà ngay cả từ ngữ. Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến
khách quan, hiện thực hơn. Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư. Đã có tư
duy trừu tượng với các con số, chữ cái, không gian, thời gian, quan hệ xã hội.
Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.
Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của
nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo. Trẻ mẫu
giáo lớn đã xất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của

kiểu tư duy logic. Sự phát triển này giúp trẻ lĩnh hội những tri thức, kí hiệu
ngôn ngữ toán học, âm nhạc, đặc biệt là phát triển vốn từ trong văn học….Với
kiểu tư duy trực quan hình tượng trẻ có khả năng phản ánh lại những mối liên
hệ tồn tại khách quan , không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ
14


quan của bản thân đứa trẻ. Sự phản ánh của những mối liên hệ khách quan là
điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thức vượt ra ngoài khuôn khổ của việc
tìm hiểu từng vật riêng lẻ với thuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức
khái quát. Không có ngôn ngữ thì trẻ không thể có tư duy khái quát – logic
được.
- Trí tưởng tượng: Ngôn ngữ, làm quen với chữ cái là phương tiện để hình
thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới của tưởng tượng. Ngôn ngữ giúp trẻ
chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng
những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và
lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá
trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao. Trí tưởng
tượng của trẻ gắn với niềm thơ ngây và cảm xúc mãnh liệt nên khi gặp sự
tưởng tượng trong các loại hình phát triển ngôn ngữ thì trí tưởng tượng của trẻ
phát triển mạnh mẽ, nhất là khi trẻ được trò chuyện làm quen với chữ cái mà
trẻ yêu thích, được đọc, phát âm cho mọi người nghe về chữ cái. Trẻ say sưa
hòa mình vào các hoạt động làm quen với chữ cái yêu thích của mình, nhờ vậy
mà trí tưởng tượng của trẻ ngày càng được phát huy.
- Đặc điểm lời nói của trẻ: Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất
chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận
ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động
của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư
duy. Phần lớn trẻ 5 – 6 tuổi đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ, trẻ có thể phát âm
tương đối chuẩn, kể cả phát âm những âm khó khi trẻ tham gia hoạt động làm

quen với chữ cái. Trẻ nắm được ý nghĩa của chữ cái, phát âm đúng sự phát âm
của người lớn tùy theo địa phương có giọng nói như thế nào thì trẻ sẽ nói theo
như vậy, trẻ phát âm mạch lạc thoải mái.
Đặc điểm hứng thú của trẻ: Trẻ hứng thú với các chữ cái, thích nhận biết,
thích phát âm và thích tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái. Thông
15


qua các bài hát về chữ cái, các trò chơi mà giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia
thì trẻ thấy thoải mái tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái
hơn để từ đó trẻ dễ dàng nhận biết và phát âm đúng.
1.1.2.2. Kết luận sư phạm
Tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi được phát triển cả về nội dung và hình thức,
Đặc điểm tâm sinh lý ngày càng phát triển chi phối rõ nét hơn đời sống sinh
hoạt của trẻ theo hướng làm chủ các hành vi cảm xúc của mình. Dựa vào điều
đó giáo viên khi tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái cho trẻ
cần chú ý tới sự chi phối các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vào các hoạt động và
phát huy khả năng của trẻ một cách tích cực. Đặc biệt giáo viên cũng phải dựa
vào các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để định hướng cho mình, lựa chọn các
biện pháp phù hợp khi hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái nhằm đảm bảo tính
vừa sức cho trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái.
1.2.1. Vài nét về chương trình làm quen với chữ cái ở trường Mầm non.
Chương trình làm quen với chữ cái bao gồm:
- Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm: Những chữ cái ghi âm tiếng Việt
theo kiểu chữ in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhận dạng
qua các giác quan như thính giác, thị giác. Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tìm ra
các chữ cái trong các từ tương ứng có gắn bên dưới đồ dùng trực quan như
tranh ảnh, vật thật,... hoặc qua các trò chơi: nhận chữ, tìm chữ, nối chữ, ghép
nét chữ,...

- Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái: Thông qua thẻ chữ, qua trò chơi, cô
giáo giúp trẻ nhớ được tên chữ cái, Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu chữ in
thường, chữ viết thường và nhớ được tên âm chữ cái.

16


Bảng 1.4 Bảng 29 chữ cái tiếng Việt
STT

Chữ cái in thường

Tên chữ cái

Ghi âm

1

o

o

o

2

ô

ô


ô

3

ơ

ơ

ơ

4

a

a

a

5

ă

ă

ă

6

â


â

â

7

e

e

e

8

ê

ê

ê

9

u

u

u

10


ư

ư

ư

11

i

i

i

12

t



tờ

13

y

icờlét

i


14

c



cờ

15

b



bờ

16

d



dờ

17

đ

đê


đờ

18

l

elờ

lờ

19

n

ennờ

nờ

20

m

emmờ

mờ

21

h


hat

hờ

22

k

ka

cờ

23

p



pờ

24

q

cu

quờ

17


Ghi chú


25

g

giê

gờ

26

s

étsì

sờ

27

x

íchxì

xờ

28

v




vờ

29

r

erờ

rờ

- Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút khi tập tô chữ cái: Dạy
trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm rèn luyện một số thao tác, kỹ năng, thói
quen,... Chuẩn bị bàn ghế đúng quy cách, vở tập tô, bút chì mềm, ánh sáng,...
+ Dạy trẻ cách ngồi đúng tư thế: Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, đầu hơi
cúi, ngực cách mép bàn 3 - 4cm, Mặt cách vở 25 - 30cm.
+ Dạy trẻ cách cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón
giữa), kết hợp với cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, tay trái giữ góc trái trên mép vở.
- Dạy trẻ kĩ năng tô những nét cơ bản theo mẫu:
+ Nét xiên (/): Tô từ trên xuống dưới.
+ Nét thẳng đứng (|): Tô từ trên xuống dưới.
+ Nét thẳng ngang (-): Tô từ trái qua phải.
+ Nét móc (?): Tô từ trên xuống dưới rồi hất lên.
+ Nét cong (c): Tô uốn theo nét cong ngược chiều kim đồng hồ.
-Dạy trẻ kĩ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt: Dùng bút chì đen tô trùng khít
lên các nét chữ in mờ trên đường kẻ ngang. Tô theo đúng trật tự: Nét nào trước,
nét nào sau. Tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
1.2.2. Về việc tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái ở trường Mầm

non trong giai đoạn hiện nay
Trong quá trình đi dự giờ, kiến tập, thực tập và tham quan tại một số
trường Mầm non trong địa bàn Thành phố Đồng Hới tôi nhận thấy rằng việc tổ
chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái ở các trường Mầm non đang còn rất
hạn chế. Một mặt do khả năng và trình độ của giáo viên chưa cao, rất nhiều
18


giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với
chữ cái. Mặt khác, do điều kiện cơ sở vật chất của các trường Mầm non hiện
nay đang còn thiếu thốn đặc biệt là ở các trường đóng ngoài thành phố nên dẫn
đến chất lượng hoạt động chưa cao.
Qua việc khảo sát thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy làm quen
với chữ cái còn mắc phải những khó khăn sau:
- Về hoạt động dạy của giáo viên: Nhiều giáo viên thiết kế giáo án chưa
sáng tạo, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các trò chơi ôn luyện.
Chưa tìm ra hoạt động mới lạ để thu hút sự chú ý của trẻ . Các giáo viên Mầm
non đang bị vướng mắc giữa cái mới và cái cũ chưa thiết kế cho mình được tiết
dạy thực sự đổi mới và khoa học mà các giáo viên còn bắt chước nhau do đó
họ đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học. Bên cạnh
đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì các giáo viên chưa phát huy được
công dụng của đồ dùng trực quan, chưa ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án
điện tử vào bài dạy. Vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế có thể nội dung tiết
học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ học khô khan cứng
nhắc.
- Về phía trẻ: Trẻ 5 - 6 tuổi tuy ở cùng độ tuổi nhưng trình độ phát triển
không đồng đều. Có trẻ phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cầm viết đúng
kỹ năng, có tư thế ngồi viết đúng nhưng cũng có nhiều trẻ phát âm còn ngọng,
không chuẩn, nói chưa tròn câu. Trẻ phát âm mang nặng tiếng địa phương một
số trẻ còn nhút nhát, phát âm hay sai các âm l, n, r, s, g,... Trẻ chưa tập trung

chú ý, chưa có ý thức học, kỹ năng sử dụng đồ dùng còn nhiều hạn chế.

19


×