Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.3 KB, 16 trang )

Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Khoa Tài Chính
Thị trường và các định chế tài chính
-------------

BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề 2 :

NGHIÊN CỨU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
NHÓM T&V - LỚP 42K16

Mục lục

Tên thành viên :

Đánh giá :

Đỗ Thị Tường Vy ( Nhóm trưởng )

95%

Phan Thị Thu Thắm

92%

Đặng Thị Huyền Trang

95%
Nguyễn Thị Nhã Uyên


Trần Thị Vân Trang

95%

Đặng Đình Hiếu

87%

Giảng viên

:

THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH :
STT
1

Thuật ngữ
Tỷ giá hối đoái

Thuật ngữ ( English)
Exchange rate

Giải thích
Là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này
sẽ được trao đổi cho một đồng tiền
khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng
tiền của một quốc gia .


Bài tập nhóm - Nhóm T&V

2

Kiểm soát tín dụng

Credit control

3

Chính sách tiền tệ

Monetary policy

4

Ngoại hối

Fored

5

Hoạt động thị trường OM(
Open
mở
operations)

6

Hối phiếu

Draft


Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
dưới dạng văn bản do một người ký
phát cho một người khác .

7

Tái cấp vốn

Refinancing

Là Hình thức cấp tín dụng có bảo đảm
của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện
thanh toán cho các ngân hàng.

8

Chiết khấu

Discount

Là quy trình xác định giá trị hiện tại
của một lượng tiền tệ tại một thời điểm
trong tương lai và việc thanh toán tiền
dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời
gian của tiền tệ.

Tái chiết khấu


Rediscount

Là việc ngân hàng thương mại hoặc
ngân hàng trung ương thực hiện việc
mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn
thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở
hữu của các ngân hàng khác theo tỉ
suất tái chiết khấu nhất định

Định giá

Quote

Là việc đánh giá giá trị của tài sản phù
hợp với thị trường tại một địa điểm,
thời điểm nhất định.

9

10

Là giám sát việc thu tài chính của một
tổ chức, kiểm soát quá trình thanh toán
và đảm bảo rằng các khoản thanh toán
được nhận một cách kịp thời và hiệu
quả.
Là quá trình quản lý cung tiền của cơ
quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân
hàng trung ương), thường là hướng tới
một lãi suất mong muốn để đạt được

những mục đích ổn định và tăng
trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm
phát, duy trì ổn địnhtỷ giá hối đoái, đạt
được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế.
Là việc trao đổi một đồng tiền lấy một
đồng tiền khác tại một mức
giá hối đoái nhất trí trên thị trường phi
tập trung.
market Là hoạt động ngân hàng trung ương
mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có
giá của chính phủ trên thị trường.

Page 2


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
11

Lãi suất cơ bản

Base rate

Là một công cụ để thực hiện chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trong ngắn hạn.

12

Phát hành tiền tệ


Issuing currency

Là cung ứng tiền vào lưu thông làm
phương tiện thanh toán sao cho phù
hợp với nền kinh tế.

13

Trợ cấp

Grant

Là khoản tiền mà chính phủ trả cho
nhà sản xuất trong nước. Các khoảntrợ
cấp có thể có nhiều hình thức gồm có
các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt, các
khoản vay với lãi suất thấp, các khoản
giảm thuế.

14

Chi phí hoạt động

Operation cost

Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá
trình quản lý, phục vụ, điều hành hoạt
động của ngân hàng, tổ chức.


15

Ngoại tệ

Foreign currency

Là đồng tiền của nước ngoài dùng cho
việc thông thương và mậu dịch. Là loại
tiền không phải do ngân hàng trung
ương nước đó phát hành nhưng được
chấp nhận trong thanh toán quốc tế,
được dùng để chi trả trực tiếp hoặc
thông qua một đồng tiền thứ ba.

16

Tổ chức tài chính

Financial institution:

Là tổ chức có chức năng cung cấp
các dịch vụ tài chính cho các khách
hàng hoặc các thành viên, hoạt động
như các trung gian tài chính.

17

Tạm ứng

Advance payment


Là một khoản tiền hoặc vật tư do
doanh nghiệp giao cho người nhận tạm
ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh hoặc giải quyết một công
việc nào đó được phê duyệt.

18

Dự trữ bắt buộc

Reserve requirement

Là một quy định của ngân hàng trung
ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
mà các ngân hàng thương mại bắt buộc
phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh
khoản.

Page 3


Bài tập nhóm - Nhóm T&V

Page 4


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
I. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
I.1. Quá trình hình thành :

- Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự
thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động
chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam, đều do Chính phủ Pháp xếp đặt,
bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương.
- Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng
là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền
để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm
1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với
những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, vùng giải phóng không ngừng được
mở rộng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
 Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp
của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước
phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập
trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý
kinh tế XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng
tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ
thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.
- Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN).

I.2. Quá trình phát triển :
- Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền
cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động
như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên

tắc thị trường.
- Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là
chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990,Hội đồng Nhà
nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính
thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng

Page 5


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ
ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
- Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp
tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các
nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
NHNN (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998, Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày
19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP
ngày 11/11/2013).
So sánh Ngân hàng trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
 Nếu xem xét kỹ thì có thể thấy NHTW Việt Nam, theo Nghị định 156, không giống
NHTW ở nhiều nước trên thế giới:
Ngân hàng trung ương

Ngân hàng nhà nước

- Độc lập về mặt pháp lý


- Nghị định 156 là một văn bản luật do Chính phủ
ban hành, quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam.
Như thế, về bản chất NHNN vẫn là một cơ quan
trực thuộc Chính phủ, do Chính phủ lập ra và có
thể chi phối hầu như trên mọi mặt, không thể gọi
là có sự độc lập về pháp lý.

- Độc lập về mục tiêu

- Nghị định 156 không đề cập đến việc NHNN
được quyền độc lập quyết định mục tiêu chính
sách của mình.

- NHTW có sự độc lập trong việc quyết
định cách thức nào là tối ưu để đạt được
các mục tiêu chính sách của mình, bao
gồm loại hình công cụ chính sách và thời
điểm sử dụng chúng

- Nghị định 156 cũng trao NHNN quyền sử dụng
các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,
bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự
trữ bắt buộc… Nhưng điều này tự thân không cho
biết rằng NHNN từ nay sẽ có quyền độc lập trong
việc hoạch định mục tiêu. Khi mục tiêu lạm phát
bị chính phủ thay đổi, NHNN buộc phải có hành
động, chính sách tương ứng để đạt được mục tiêu
lạm phát.


- Độc lập về quản lý hoạt động

- Nghị định 156 có những quy định rõ ràng liên
quan đến công tác điều hành hoạt động của
NHN . Như vậy, NHTW không độc lập trong
quản lý hoạt động của mình.

Page 6


Bài tập nhóm - Nhóm T&V

 Tóm lại, NHNN theo Nghị định 156, ngoài sự gia tăng thêm một số nhiệm vụ và quyền
hạn, vẫn chỉ là một cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ và không có sự độc lập như của
nhiều NHTW trên thế giới về bản chất.

II. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
II.1. Khái niệm :
- Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm trong nội các
chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về
các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.

- Các nước áp dụng mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ :
+ Hàn Quốc
+ Đài Loan
+ Singapore
+ Indonesia
+ Việt Nam...


II.2. Ưu, nhược điểm của mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ tại Việt Nam :
a) Ưu điểm :
- Giúp Chính phủ thuận lợi trong việc hòa thành các mục tiêu đã đề ra, giảm thâm hụt ngân
sách cho Chính phủ.
- Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với Chính phủ.
- Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN với tư cách là NHTW trong nền
kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết, do đó việc sử
dụng mô hình này là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập hơn của NHTW sau này.
- Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
b) Nhược điểm :
- Làm mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
Page 7


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
- Chính phủ có thể lợi dụng NHNN để bù đắp thiếu hụt ngân sách => lạm phát tăng.
- Gây ảnh hưởng lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng
tiền, an ninh tiền tệ của quốc gia.

III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam:
III.1. Chức năng :


Phát hành tiền tệ:

NHNN là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền, in đúc tiền, trực tiếp quản lý cung
ứng tiền mặt, kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, kiểm soát được lạm phát, có thể
điều chỉnh được lãi suất.



Quản lý tiền tệ:

NHNN là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian, là trung tâm của thanh
toán chuyển nhượng, bù trừ, quản lý dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trung gian.
NHNN là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian: với mức lãi
suất do NHNN quyết định điều tiết được lượng tiền cung ứng của ngân hàng trung gian
giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô.


Tham mưu chính sách cho Chính phủ:

NHNN là cố vấn tài chính cho chính phủ trong các chính sách tài chính và kinh tế.
NHNN được coi là “chìa khóa thành công” của chính phủ, là ngân hàng trực tiếp quản lý
dự trữ quốc gia.

III.2. Nhiệm vụ và quyền hạn :
1) Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
– Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
– Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội
quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;
– Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
theo thẩm quyền;
– Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường
hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng
của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập
các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
– Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
– Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính
phủ;
– Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
– Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Page 8


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
– Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định
của pháp luật;
– Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng
quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ ngân hàng.
2) Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng:








Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu huỷ tiền;
Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán
cho nền kinh tế;
Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;

Kiểm soát Dự trữ quốc tế; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước;
Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc
cung ứng các phương tiện thanh toán;
Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.

IV. Cơ chế tài chính và cách thức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam :
IV.1. Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là một cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam về lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, đồng thời cũng thực hiện một số nghiệp
vụ kinh doanh. Tuy nhiên không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ cho mục tiêu quản
lý Nhà nước. Ngân hàng Nhà Nước được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt
động. Chênh lệch thu chi sau khi trích lập quỹ theo qui định, còn lại nộp vào Ngân sách Nhà
nước.
 Thu nhập của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: bao gồm các khoản thu như
- Thu từ nghiệp vụ tín dụng: Lãi tái cấp vốn, lãi cho vay, lãi tiền gửi, phí bảo lãnh.
- Thu về từ nghiệp vụ thị trường mở: Gồm các khoản thu từ nghiệp vụ bán tín phiếu kho bạc,
chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà Nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Thu về từ nghiệp vụ mua bán, giao dịch ngoại hối, thu về từ dịch vụ thanh toán, thông tin
và ngân quỹ, thu lãi góp vốn, thu dịch vụ ngân hàng khác, các khoản thu về phí, lệ phí.
- Các khoản thu trong hoạt động ngân hàng: Thu thừa quỹ, tiền phạt vi phạm hợp đồng,
thanh lý tài sản, xuất bản tài liệu, tập san, báo chí...và các khoản thu khác.
 Chi của Ngân hàng Nhà Nước: Là những khoản chi để duy trì hoạt động nghiệp vụ
của hệ thống Ngân hàng Nhà Nước
- Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng: Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi về nghiệp
vụ mua, bán, giao dịch ngoại hối và vàng, chi về nghiệp vụ thị trường mở, chi in, đúc, bảo
quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, tiêu hủy tiền và các phương tiện thanh toán
thay thế tiền, chi về dịch vụ thanh toán và thông tin.
Page 9



Bài tập nhóm - Nhóm T&V
- Chi cho cán bộ công chức, nhân viên ngân hàng: chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ nhân
viên ngân hàng, chi các khoản đóng góp theo lương, chi bảo hộ lao động, chi khen thưởng,
phúc lợi, chi hỗ trợ cho các hoạt động Đảng, đoàn thể, chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc,
chi cho quản lý và công cụ: vật tư văn phòng, y tế vệ sinh cơ quan, xăng dầu, công tác phí, lễ
tân, tiếp khách, chi thanh tra, kiểm tra, chi đào tạo huấn luyện, chi tài liệu, sách báo, thư
viện,...
- Chi tài sản Ngân hàng Nhà Nước: Khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng, xây dựng nhỏ, mua sắm
công cụ lao động, thuê tài sản, chi phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng, chi
lập dự phòng rủi rovà các khoản chi khác.
 Phân phối chênh lệch Thu – Chi
- Chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà Nước được xác định theo Năm Tài chính, theo công
thức :
Chênh lệch thu chi = Thu nhập – (chi phí hợp lệ + dự phòng rủi ro)
Ngân hàng Nhà Nước được trích 10% bổ sung quỹ thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia,
90% nộp Ngân sách Nhà nước. Trường hợp thu chi âm do thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và báo cáo
thủ tướng xử lý. [Trích Th.S Phạm Thị Uyên Thi – Khoa QTKD]
o Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ tài chính riêng do Chính phủ ban hành. Chế độ
tài chính này vừa đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước hoạt động theo chức năng quản
lý, vừa đảm bảo hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
o Các khoản thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc phải thực hiện
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc lập kế
hoạch thu, chi tài chính và tổ chức thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà
nước.
o Các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước không do Ngân sách Nhà nước cấp như
các Bộ khác mà được sử dụng các nguồn thu có tính chất kinh doanh để trang trải.

o Do có hoạt động mang tính chất kinh doanh cho nên ngoài các khoản chi theo chế độ
của Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước còn được trích lập các quỹ theo quy
định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam và quy định cụ thể của Nghị định
100/1998/ND-CP của Chính phủ. Sau khi trích lập các quỹ, phần chênh lệch thu lớn
hơn chi còn lại sẽ được nộp cho Ngân sách Nhà nước.
o Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ
và dịch vụ.
o Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày
1/ 1 và kết thúc vào ngày 31/ 12.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến các chi
nhánh trực thuộc đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và là một pháp nhân duy
nhất cho nên việc quản lý tài chính trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải được
thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất toàn hệ thống. Các khoản thu nhập,
chi phí phát sinh tại các đơn vị trực thuộc nhưng phải được quản lý và tổng hợp tại
một đầu mối là Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính).
Page 10


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
 Từ đặc điểm của cơ chế tài chính trong Ngân hàng Nhà nước dẫn đến việc tổ chức kế toán
vốn và thu nhập, chi phí của Ngân hàng Nhà nước có khác so với các bộ khác và khác so với
ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính cần nhận rõ đặc
điểm này để nâng cao chất lượng công tác hạch toán, góp phần tăng cường quản lý tài chính
trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

IV.2. Cách thức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
 Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước vừa mang tính chất như một cơ quan ngang Bộ vừa
mang tính chất là đơn vị hoạt động có thu. Dưới đây là một số hoạt động của NHNN:
1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
- Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về

tiền tệ và hoạt động ngân hàng vì vậy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia vào việc
hoạch định, xây dựng chính sách tiền tệ thông qua việc: Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ
quốc gia, kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc
gia. Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước
nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an
ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Các Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao
gồm:
 Tái cấp vốn
 Lãi suất
 Nghiệp vụ thị trường mở
 Dự trữ bắt buộc
 Tỷ giá hối đoái
Về Công cụ thứ nhất: Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng.
- Các hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành:
a

Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;

b

Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu và các giấy tờ có giá khác;

c

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu và các giấy tờ có giá
Công cụ thứ hai: Lãi suất


- Thông thường, lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên
tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi lãi suất được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó
không phải là lãi suất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất
trần, lãi suất sàn hoặc lãi suất cơ bản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại
Page 11


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
tiền gửi. Căn cứ vào quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín
dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.
- Một số hình thức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng làm công cụ thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia như:
o Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức
tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
o Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn.
o Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng
Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín
dụng.
Công cụ thứ ba: Tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước
ngoài.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân
thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài
Công cụ thứ tư: Công cụ dự trữ bắt buộc
- Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức
tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi
vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia. Tùy theo từng giai đoạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn tăng hay giảm lượng tiền

trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tương ứng với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi mà các tổ chức tín dụng huy động.
Công cụ thứ năm: Nghiệp vụ thị trường mở
- Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng
Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong
đó, cần phân biệt giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá.
- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm.
- Mua, bán ngắn hạn là việc mua, bán với kỳ hạn dưới một năm các giấy tờ có giá.
- Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tham gia mua bán
ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với tư cách là chủ thể điều hành đồng thời là chủ thể tham
gia hoạt động mua bán.
2. Hoạt động phát hành tiền:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền, in đúc, quản lý
lượng tiền lưu thông, kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền của cơ quan có chức năng khác.
a) Nghiệp vụ in đúc tiền:

Page 12


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền mặt (tiền
giấy, tiền kim loại, mệnh giá) cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết kế mệnh
giá, kích thước, các loại hoa văn, hình vẽ và các đặc điểm của tiền giấy, tiền kim loại trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ
chức việc in đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam xử lý tiền rách nát, hư hỏng, tiến hành thay thế, thu hồi tiền.

b) Nghiệp vụ phát hành tiền:

- Phát hành tiền là nghiệp vụ cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà nước
CHXHCNVN, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
3. Hoạt động tín dụng:
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước, song còn là một ngân hàng
trung ương, vì vậy Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện các hoạt động ngân hàng. Với
tính chất là một ngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước
Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụng dưới các hình thức:
 Cho vay:
- Các hình thức cho vay:
a) Vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn:
 Đối tượng cho vay: các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là ngân hàng.
 Chủ thể cho vay: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
 Mục đích: cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 Cho vay tái cấp vốn có thể được tiến hành theo hình thức:
+ Cho vay theo hồ sơ tín dụng.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
+ Cho vay có cầm cố bảo lãnh thương phiếu và các giấy tờ có giá.
b) Cho vay cứu cánh:
- Đây là hình thức cho vay “cứu cánh” nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các Tổ chức
tín dụng ( TCTD ) khi tổ chức tín dụng lâm và tình trạng mất khả năng thanh toán, tránh
trường hợp phá sản, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. Hoạt động này
không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Đối tượng được cho vay : các tổ chức tín dụng rơi và tình trạng kiểm soát đặc biệt.
 Mục đích : phục hồi khả năng thanh toán, chi trả, khắc phục nguy cơ gây mất an toàn
cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
Page 13



Bài tập nhóm - Nhóm T&V
 Bảo lãnh :
- Chỉ áp dụng trong các trường hợp các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ.
 Tạm ứng :
- Là hình thức Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay những khoản vay ngắn hạn
để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng đại lý của Chính phủ, trong các trường hợp cần
thiết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp tín dụng cho Chính phủ. Đây là một nghiệp vụ tín
dụng, có lãi suất. Khoản tạm ứng cho ngân sách nhà nước phải được hoàn trả trong năm tài
chính trừ những trường hợp đặc biệt do Thủ tường Chính phủ quy định. Như vậy, hoạt động
cho vay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khác với hoạt động cho vay của các tổ chức tín
dụng ở các điểm sau:
 Không vì lợi nhuận mà nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hoặc
bảo đảm an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
 Bên đi vay khộng là các doanh nghiệp, cá nhân bất kỳ mà chỉ là các TCTD hoặc
Chính phủ.
4. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứng các dịch vụ thanh toán:
- Bao gồm những hoạt động chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện:
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài,
các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản cho các TCTD trong nước
các NH nước ngoài, các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản cho các đối tượng sau:





Các TCTD

Kho bạc nhà nước
NH nước ngoài
Tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng và cung cấp các
dịch vụ thanh toán và các công cụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam không trực tiếp mở tài khoản trực tiếp cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các cá
nhân và các tổ chức khác ngoài các TCTD. Việc tổ chức thanh toán liên ngân hàng và thực
hiện việc cung ứng các dịch vụ thanh toán nhằm mục đích thực hiện chức năng ngân hàng
trung ương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối :
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối; ban hành các
văn bản pháp luật về quảnlý ngoại hối theo thẩm quyền
+ Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối; Tổ chức điều hành thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng
Page 14


Bài tập nhóm - Nhóm T&V
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định pháp luật về quản lý ngoại hối, kiểm tra
việc xuất, nhập ngoại hối
+ Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các TCTD
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo qui địng của pháp
luật

6. Thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm lĩnh vực kinha doanh tiền tệ và hoạt động
ngân hàng :
- Đối tượng mục đích của thanh tra ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
+ Tổ chức và hoạt động của TCTD và hoạt động ngân hàng cuả các tổ chức khác .
+ Góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của

người gửi tiền, phhục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nội dung thanh tra ngân hàng : Thanh tra việc chấp hành đúng pháp luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng, việc thực hiện các qui định trong giấy phép hoạt động ngân hàng;
o Phát hiện ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử
lý vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.
o Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, Quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng.
o Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và
trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
o Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết.
o Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật

7. Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ:
+ Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo thẩm quyền
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các công ty góp vốn, mua
cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.

Page 15


Bài tập nhóm - Nhóm T&V

Page 16



×