Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Khóa luận thạc sĩ bổ sung than và giấm gỗ vào khẩu phần ăn của lợn nhằm giảm tỉ lệ tiêu chảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 60 trang )

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển mạnh
mẽ, góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của ngành Nông nghiệp. Theo cục
thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có, tăng 3,06% so với cùng kì
năm 2009 dự báo, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất trong 6
tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kì
năm 2009, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước đang tăng và mỗi năm xuất
khẩu được 15-20 nghìn tấn thịt lợn sang thị trường truyền thống và khu
vực.Theo ước tính của Cục chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu
thụ khoảng 290 – 300 ngàn tấn thịt lợn hơi (Nguyễn Thanh Sơn và Phạm
Văn Duy, 2010). Tuy nhiên, chăn nuôi lợn cũng đang đứng trước những khó
khăn thách thức về dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, tình trạng ô nhiễm do
chất thải của ngành chăn nuôi, lượng kháng sinh và hormone tồn dư trong
thịt,… các vấn đề nổi cộm lên hiện nay đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là
chăn nuôi lợn là những rào cản cho việc phát triển chăn nuôi lợn bền vững.
Tiêu chảy là một hội chứng thường xảy ra trên lợn con và gây thiệt hại
đáng kể cho người chăn nuôi, tỷ lệ tử vong có khi lên tới 50,25%, mặt khác
khi vật bị bệnh thì hạn chế đến khả năng, tốc độ tăng trọng của lợn. Kháng
sinh đã được sử dụng làm tác nhân trị liệu và kích thích tăng trưởng, điều
này đã dẫn đến những cải tiến hiệu quả trong chăn nuôi (Doyle, 2001). Tuy
nhiên, sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh (Ogawara, 1981;
Russell, 1991) và vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm động vật đã
dẫn đến áp lực trong quản lý và nhận thức công chúng về sự cần thiết phải
cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (Han, 2007).
Vì vậy cần thiết để thay thế cho thuốc kháng sinh để duy trì tốc độ tăng
trưởng (Bae et al, 1999.). Các axit hữu cơ, men vi sinh, prebiotics, và các
chất phytogenic đã được thử nghiệm như là lựa chọn thay thế có thể thay thế
thuốc kháng sinh (Kamel, năm 2001; An et al, 2008). Việc bổ sung acid hữu
cơ như axit citric, fumaric, formic và prôpionic đến chế độ ăn của lợn là một
trong những giải pháp thay thế sử dụng rộng rãi nhất cho thuốc kháng sinh
(Kirchgessner và cộng sự, 1997; Partanen và Mroz , 1999).


Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng thức ăn bổ sung vào mục đích cải thiện
tăng trọng và phòng trị tiêu chảy ở lợn. Lưu Thị Uyên (1999) sử dụng chế
1


phẩm EM (Effective Microorganisms) trong phòng ngừa và điều trị hội
chứng tiêu chảy ở lợn, cho thấy số lượng vi khuẩn E. coli trong 1g phân
giảm từ 31,1 đến 80,95.106 vi khuẩn. Phan Ngọc Kính (2001) sử dụng chế
phẩm EM trong chăn nuôi lợn thịt giúp cải thiện tăng trọng từ 20 – 34% so
với đối chứng, tỉ lệ thịt xẻ tăng 1,3%, tỉ lệ nạc tăng 4,5%. Ảnh hưởng của
việc thay thế trên đã làm giảm sự phát triển của vi khuẩn dạng coli
(coliform) (Partanen, 2001), được biết là có liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Kháng sinh không chỉ làm giảm coliform có hại mà nó còn ức chế các vi
khuẩn có lợi Cromwell (1991) và Dibner et al. (2007).
Than củi có cấu trúc mạng cacbon nên khả năng hút các nội và ngoại độc
tố do vi khuẩn, virus sinh ra. Nhiều người chăn nuôi đã thường xuyên cung
cấp than gỗ hoặc than trấu cho lợn nhằm mục đích giảm tiêu chảy và mùi
trong chuồng nuôi. Than được cho là hỗn hợp khoáng chất để ngăn chặn
hiện tượng kết dính, để tăng vị ngon. Việc sử dụng than trong chăn nuôi
động vật đôi khi được đề nghị như là một biện pháp để điều trị bệnh tiêu
chảy ở lợn và được sử dụng như một chất hấp phụ các khí và các sản phẩm
có hại trong đường tiêu hóa (Robert Totusek và W. M. Beeson,1953).
Gỗ giấm là sản phẩm thu được bằng cách chưng cất khói phát sinh từ gỗ
đốt và nó là một hỗn hợp phức tạp của nước 80-90%, và 10-20% các hợp
chất hữu cơ. Ngoài ra gỗ giấm chứa một số hợp chất phenolic như guaiacol
và cresol, và các axit hữu cơ như axit axetic, formic và prôpionic. Giấm gỗ
đang được sử dụng để loại bỏ các mùi hôi từ rác thải (Huh et al, 1999.) và
amoniac trong các trang trại động vật (Park et al., 2003). Giấm gỗ bổ sung
vào thưc ăn cho gà đã làm gia tăng đáng kể sản lượng trứng và cải tiến trong
chăn nuôi gà đẻ (Sakaida và cộng sự, 1987; Li và Ryu, 2001) và tăng cường

hấp thu canxi trong ruột ở chuột (Kishi et al. 1999).
Trong hơn 30 năm nay, nông dân Nhật Bản đã được sử dụng dấm gỗ để
cải thiện cây trồng và chăn nuôi. Trong Nông nghiệp giẫm gỗ được sử dụng
để khử trùng đất, cũng như chất khử trùng, giảm mùi hôi trong chuồng nuôi
gia súc, giảm bớt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Tom Miles, 2007). Tuy
nhiên ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu sử dụng than và giấm gỗ
vào thức ăn cho lợn để giảm tỉ lệ tiêu chảy và nâng cao khả năng tăng trọng,
nâng cao phẩm chất thịt xẻ của lợn, giảm phát xạ khí thải chăn nuôi, đặc biệt
là khí NH3 và H2S. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
2


đề tài: “Ảnh hưởng của bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu
chảy, sinh trưởng, phát xạ khí NH3 và H2S từ phân của lợn giai đoan cai
sữa đến xuất chuồng”.
1.1. Mục tiêu của đề tài
Bổ sung than và giấm gỗ vào khẩu phần ăn của lợn nhằm giảm tỉ lệ tiêu
chảy, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của lợn, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm
phát xạ khí NH3 và H2S trong chuồng nuôi.
1.2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Nghiên cứu hiệu quả việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn cho lợn
con sau cai sữa nhằm giảm tỉ lệ tiêu chảy, tăng hiệu quả sinh trưởng, rút
ngắn thời gian nuôi, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Nghiên cứu hiệu quả việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn của lợn
nhằm giảm phát xạ khí NH3 và H2S trong chuồng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi
trường từ khí thải chăm nuôi.

3



PHẦN II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam

2.1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn
của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất.
Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa cho con gười
mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009
số đầu gia súc và gia cầm: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con, phân bố chủ yếu ở
các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con; dê 591,7 triệu con; cừu
847,7 triệu con; lợn 887,5 triệu con; gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là
1.008,3 triệu con. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới
trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Về số lượng vật
nuôi của thế giới các nước Trung Quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia,
Đức là những cường quốc, trong đó Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng vịt,
thứ 4 về số lượng lợn, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009
trên toàn thế giới là trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn;
thịt bò 61,8 triệu tấn; thịt dê 4,9 triệu tấn; thịt cừu 8,1 triệu tấn; thịt lợn 106
triệu tấn; thịt gà 79,5 triệu tấn; thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt
khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa. Cơ cấu về các loại thịt trên thế giới: nhiều
nhất là thịt lợn chiếm 37,7%; thịt gà 28,5%; thịt bò chiếm 22,6% tổng sản
lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa, trâu, vịt và các vật nuôi khác.
Bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm,
trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang
phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm. Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của

thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là chủ yếu (580 triệu
tấn) sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn; sữa dê 15 triệu tấn; sữa cừu 8 triệu tấn
và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Cơ cấu sữa bò chiếm 83%; sữa trâu 13%;
còn lại 4% là sữa dê, cừu và lạc đà. Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu
người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển

4


đạt 66,9 kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,60 kg/người/năm. Sản
phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm 0,50 – 0,80% /năm.
Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu
tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng.
Xu hướng phát triển của thị trường sản phẩm chăn nuôi
Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi
như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu
nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là
thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất
hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất
về số lượng. Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn/năm thì sữa bò chiếm
80% tổng sản lượng sữa tiếp đến là sữa dê 15% và các loại sữa khác là 5%.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 1-10-2010, đàn
gia cầm phát triển nhanh, tuy nhiên tổng đàn lợn và đàn bò lại giảm so với
cùng kỳ.
Bảng 1. Số lượng gia súc, gia cầm đến năn 2010
Đàn gia súc, gia cầm

Số lượng tại thời
điểm 1/10/2010


So với cùng kì năm
2009

Đàn gia cầm

300,5 triệu con

107,25%

Đàn heo

27,35 triệu con

99%

Đàn bò

5.916,3 ngàn con

96,9%

(Nguồn, cục thống kê, 2010)
Trong 11 tháng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thịt các loại của Việt
Nam đạt 89,8 triệu đô la Mỹ, giảm 4,4% so với cùng kỳ 2009 và tới 50,4%
so với cùng kỳ 2008. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã thu về 35 triệu
đô la Mỹ từ việc xuất khẩu thịt các loại, giảm lần lượt 15,1% và 35,7% so
với cùng kỳ 2009 và 2008.
Năm 2010, dịch tai xanh trên lợn và giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục là nhân
tố tác động mạnh đến nguồn cung thịt cũng như giá thịt. Dịch tai xanh năm

2010 tuy không mạnh bằng năm 2008 nhưng phạm vi ảnh hưởng thì lại có
5


phần rộng hơn, lan ra khắp toàn quốc. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi
trên thị trường thế giới từ đầu tháng 8 bắt đầu có dấu hiệu tăng nóng do các
nước sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự
biến đối khí hậu toàn cầu. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cộng với vấn đề
leo thang của tỷ giá đã đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước
vào vòng xoáy tăng giá mới. Người chăn nuôi chưa hết lao đao với dịch
bệnh lại hứng chịu thêm việc tăng giá thức ăn chăn nuôi liên tục, khiến cho
việc tái đàn càng trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn cung thịt cho các
tháng cuối năm.
Với tất cả các yếu tố trên, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam năm
2010 ước đạt 35.367,5 tỉ đồng, tăng 5,4% so với năm 2009 theo ước tính
mới nhất của Tổng cục Thống kê. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành chăn
nuôi trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong nhóm ngành nông
nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ) và lớn hơn cả tốc độ tăng
trưởng chung toàn ngành nông lâm thủy sản (đạt 4,7%).
Mặc dù vậy, so với kết quả tăng trưởng của hai năm trước và kế hoạch đặt
ra cho năm 2010 có thể thấy tăng trưởng của ngành chăn nuôi đã có bước
thụt lùi khá lớn (tăng trưởng ngành chăn nuôi năm 2008 và 2009 lần lượt là
7,3% và 7,1% và kế hoạch năm 2010 là 7,9%). Rõ ràng những khó khăn từ
đầu vào đến đầu ra của sản xuất đã khiến ngành chăn nuôi Việt Nam năm
2010 không đạt được kết quả như mong đợi.
Bước sang năm 2011, năm đầu tiên của kế hoạch năm năm 2011-2015,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu: tăng
trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 7,5 – 8%; tổng sản lượng thịt hơi
các loại 4,28 triệu tấn; sản xuất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 12
triệu tấn. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đề ra ba nhóm giải

pháp:
(1) Tập trung đảm bảo về giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các
điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm
theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại,
nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải; tăng
nhanh các cây thức ăn chăn nuôi, nhất là bắp, đậu tương.

6


(2) Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các phương án chủ động phòng
chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt đối với bệnh cúm gia cầm, lở
mồm long móng, tai xanh ở gia súc.
(3) Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò và nạc hóa đàn lợn,
chương trình giống vật nuôi, chương trình kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Triển khai chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành chăn nuôi, chương trình hỗ trợ có mục tiêu phát triển chăn nuôi, giết
mổ, chế biến gia cầm tập trung, phát triển thức ăn chăn nuôi, tập trung trồng
cỏ và chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm của sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp.
Dự báo năm 2011 sẽ là một năm hứa hẹn có nhiều biến động đối với thị
trường thịt thực phẩm do các yếu tố sau:
- Giá nguyên liệu đầu vào và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ tiếp tục
tăng dựa trên những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng nguồn cung
và sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ.
- Vấn đề dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm rất khó dự đoán.
- Chi phí đầu vào sản xuất (giá điện, nước, xăng dầu, nhân công, tỷ giá,
lãi suất) có thể tăng mạnh.
- Nhu cầu tiêu dùng tăng lên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế (kế
hoạch tăng trưởng GDP năm 2011 là 7-7,5%, với GDP bình quân đầu người

khoảng 1.300 đô la Mỹ (Trần Ngọc Yến, 2011).
2.2.

Đặc điểm sinh lý của lợn sau cai sữa

Trong vòng 20 ngày đầu sau khi cai sữa, từ chỗ lợn con đang phụ thuộc
vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống độc lập và tự
lấy dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi cơ thể. Lợn con có tốc độ tăng trưởng
nhanh, trong khi sức đề kháng của lợn con kém, nhạy cảm với ngoại cảnh,
dễ nhiễm bệnh tật, nhất là bệnh đường tiêu hóa. Đây là giai đoạn hết sức
quan trọng để đảm bảo tỉ lệ sống của lợn con (ít nhất là 96%), lợn con có tốc
độ sinh trưởng và phát dục nhanh (500 - 600g/ngày), đặc biệt phát triển tốt
các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa (Nguyễn Quang Linh,
2005).
Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ
7


thể chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến
cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh
và cùng với các sinh vật có trong đường ruột như E. coli, Salmonella,
protozoa, Rotavius,… Nhân cơ hội này đã nhân lên mạnh trong ruột của lợn
con. Vì vậy, làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có
hại, khi sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại
phát triển mạnh mẽ để gây bệnh. Tuy nhiên, tự bản thân nó không gây ra
được bệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường
ruột nhân cơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy mạnh. Các yếu tố liên
quan gián tiếp là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn
thay đổi đột ngột làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị
rối loạn dẫn đến quá trình loạn khuẩn trong đường ruột. Đây là môi trường

thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây
bệnh.
Sau giai đoạn lợn con cai sữa, người chăn nuôi sẽ phải thay đổi khẩu phần
để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng giúp tăng trọng nhanh và cho chất lượng thịt
tốt nhất (có tỉ lệ nạc trên 50%), vì vậy cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp
lý để có thể tăng trọng có thể đạt 600 – 700g/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn
ít công chăm sóc nuôi.
2.3.

Thay đổi về bộ máy tiêu hóa

Màng nhầy ruột non có những thay đổi khi lợn được cai sữa, nhung mao
(để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và
tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai
sữa (Hamston và Kidder, 1986). Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di
chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi
nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài Enzyme tiêu hóa lactase,
glucosidase, protease bị giảm nhưng riêng maltase lại tăng, do đó khả năng
hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của
quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích tại sao lợn
cai sữa tăng nhạy cảm đối với bệnh do E. coli. Nhưng thay đổi của nhung
mao ruột và mào ruột được thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo dài trong ít
nhất 5 tuần. Ở lợn chưa cai sữa, chiều cao của nhung mao ít thay đổi hoăc có

8


thể giảm chút ít và độ sâu của mào ruột tăng dần nhưng với tốc độ chậm
hơn. Do đó, nếu cai sữa sớm thì cần lưu ý những thay đổi trên để có chế độ

dinh dưỡng thích hợp.
Ngoài ra, thức ăn thay sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa, do đó lợn con
giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu
nước ở đường ruột. Hậu quả là lợn bị tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2008).
2.4.
Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và nhu cầu dinh dưỡng cho lợn
sau cai sữa
Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn,
tuy nhiên người chăn nuôi cần phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn
trong từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein khẩu phần vao
Đặc điểm trong giai đoạn này tế bào cơ xương đang bắt đầu phát triển
mạnh mẽ, nhu cầu về protein trong lúc này là cao nhất trong toàn bộ chu
trình sinh trưởng. Nhu cầu về vitamin và các chất khoáng phải đầy đủ để
đảm bảo cân bằng trao đổi chất vì trong giai đoạn này cường độ trao đổi
chất khá cáp. Khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thô của lợn lúc này còn
kém. Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần cần chiếm 80 – 85%. Nếu dùng
dưới dạng hạt nên chế biến như rang, ngâm, nghiền… là tốt nhất. Đối với
thức ăn xanh nên dùng loại tươi, non, giàu vitamin (Nguyễn Quang Linh,
2005).
Tăng trọng
nạc
(g/ngày)

400

Tăng trọng
mỡ
(g/ngày)

300

200
100

0

Trọng lượng
(kg)
Hình 2.4. Đồ thị tích luỹ nạc và mỡ của gia súc
20

40

60

80

100 120 140 160

Theo Nguyễn Quang Linh và côngc sự (2005), sau khi cai sữa lợn có
trọng lượng từ 10 – 35kg. Giai đoạn này lợn con sau khi cai sữa tách mẹ
sống độc lập tự thích nghi với các điều kiện của môi trường sống mới.
Người chăn nuôi phải nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tốt thì lợn mới sinh
9


trưởng và phát triển bình thường. Đối với chăn nuôi lợn theo nông hộ nên
phối hợp khẩu phần ăn của lợn có 17 – 18% protein thô, 75 – 80% thức ăn
tinh và 20 – 25% thức ăn thô xanh. Tỷ lệ khoáng 0,75 – 0,8% Ca, 0,6 –
0,65% P. Thức ăn phải dễ tiêu hóa, có mùi vị thơm ngon và được chế biến
tốt. Không thay đổi khẩu phần ăn của lợn một cách đột ngột.

Giai đoạn lợn có trọng lượng từ 35 – 70kg, đây là giai đoạn lợn lớn nhanh
về trọng lượng và kích thước, thích vận động nhiều và cũng là giai đoạn lợn
có khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt. Khẩu phần ăn của lợn có từ 45 –
50% thức ăn tinh, 50 – 55% thức ăn thô xanh (áp dụng đối với lợn lai F 1 ),
nhưng tỷ lệ protein vẫn đảm bảo từ 15 – 16%. Do giai đoạn này lợn có khả
năng sử dụng thức ăn thô xanh cao nên khẩu phần cần được phối hợp đủ
năng lượng và protein để lợn có khả năng tích lũy nhanh.
Theo Phạm Hữu Danh và cộng sự (1992), nhu cầu cho lợn có trọng lượng
31 – 60 kg: Protein thô là 17,20%; xơ thô là 4%.
2.5.

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con

2.5.1. Nguyên nhân do thức ăn
Dinh dưỡng là yếu tố dễ gây ra tiêu chảy do lợn trong giai đoạn này được
cho ăn với khẩu phần protein cao để phát triển tối đa cơ bắp, việc cho ăn
protein với mức cao có thể là nguyên nhân gây ra phân lỏng hay tiêu chảy.
Nếu lợn được nuôi dưỡng tốt nhưng có phân lỏng mạn tính thì nên giảm tỷ
lệ protein hay tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần (mà phân vẫn không cứng
lại thì có thể là do nguyên nhân tiêu chảy khác gây nên)
2.5.2. Nguyên nhân ký sinh
Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu
chảy như: Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski), giun đũa lợn (Ascarissuum)...
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) giun đũa ký sinh trong ruột
non của lợn là loại Ascarissuum, sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh
trong đường tiêu hoá sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm
ruột ỉa chảy.
Whipworms, giun kí sinh trong đường ruột là nguyên nhân chính của
bệnh tiêu chảy ở ở lợn. Nhiễm trùng xảy ra sau khi lợn ăn trứng giun trong
thức ăn hay nước uống bị ô nhiễm.

10


Giun kí sinh đường ruột gây viêm manh tràng và kết tràng, kết quả là lợn
đi phân lỏng hay tiêu chảy 3 – 7 tuần sau khi ăn phải trứng giun (có thể phân
có lẫn máu), nếu không điều trị bệnh sẽ kéo dài nhiều tuần đến vài tháng,
làm lợn gầy còm và có thể chết.
Cryptosporidium spp và Giardia spp hiếm khi có thể gây ra nhiễm
trùng không biểu hiện hay tiêu chảy nhẹ ở lợn. Giardia ssp không lây cho
người, nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn gốc cho Giardia ssp (Bruce
Lawhorn, 2007).
2.5.3. Nguyên nhân do vi khuẩn
Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái, bình
thường thì hệ sinh thái này ở trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật
chủ. Dưới tác động của yếu tố gây bệnh, làm cho trạng thái cân bằng của vi
sinh vật đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột và
hậu quả là con vật bị tiêu chảy.
Theo Cù Xuân Dần (1996), cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể bị
giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Vi khuẩn gây
thối hoạt động, phân giải các chất đường ruột sinh ra CO 2, H2S, NH3, CH4,
hợp chất phenol, indol, scatol làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn
thương, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
Nguyễn Thị Nội (1985), đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy cho
lợn ngoài E.coli còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như:
Streptococccus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas...Trong đó chủ yếu là
E.coli độc, Salmonella và Streptococ.
Hoàng Văn Tuấn và cộng sự (1998), còn phát hiện thêm vai trò của
Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn.
+ E.coli
Vi khuẩn E.coli được Escherich phân lập năm 1985 từ phân trẻ em. E.coli

luôn có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề
kháng của động vật bị giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, cảm lạnh,
cảm nóng...
E.coli là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
sống trong đường tiêu hoá động vật.
11


Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng
cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú
trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân
bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
* Sức đề kháng: E.coli bị diệt ở 55oC trong vòng 1h, ở 60 oC trong thời
gian 15 - 30 phút, đun sôi 100oC chết ngay. Các chất sát trùng thông thường
như axit phenic, biclorua thuỷ ngân, Formol, hydropexyt 1‰ có thể diệt vi
khuẩn trong 5 phút. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli
độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
* Các yếu tố gây bệnh của E. coli
- Khả năng bám dính: Đây là yếu tố gây bệnh quan trọng, thực hiện bước
đầu tiên của quá trình gây bệnh. Quá trình bám dính thực hiện nhờ một hay
nhiều yếu tố bám dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5
(K99), F6 (987p) và F41.
- Khả năng xâm nhập: Chính là quá trình mà chúng vượt qua hàng rào
bảo vệ của lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc ruột để xâm nhập vào tế bào,
sinh sản và phát triển trong đó, tránh được các đại thực bào của lớp hạ niêm
mạc.
- Khả năng dung huyết: Một số chủng E. coli có khả năng sản sinh ra men
haemolysin có tác dụng dung giải hồng cầu. Khả năng gây dung huyết là
yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E. coli gây bệnh đường tiết niệu và
E. coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả

năng gây dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 - 18%).
Có 4 kiểu dung huyết nhưng quan trọng nhất là hai kiểu α và β.
- Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Để tạo thuận lợi cho quá trình phát
triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, E.coli
thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế và tiêu
diệt các loại vi khuẩn khác, đó là Colicin V. E.coli sản sinh Colicin V thông
qua plasmid col. Colicin V được coi là bacteriocin, có tác dụng độc đối với
các loại vi khuẩn khác thuộc họ Enterobacteriacae.

12


Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản
sinh Colicingenic hay còn gọi là các E.coli col. Hầu hết các chủng E.coli
gây bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid.
- Độc tố đường ruột: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố
đường ruột. Độc tố này gồm độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
+ Độc tố chịu nhiệt ST (Stabile toxin): Độc tố ST chịu nhiệt, chịu được nhiệt
độ 121oC/5 phút. Dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinh
học chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa và STb. Trong đó STa là một protein
không có tính kháng nguyên, STb là một protein có tính kháng nguyên yếu.
+ Độc tố chịu nhiệt LT (Labile toxin): Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ
60oC/5 phút. Độc tố LT có phân tử lượng lớn, có hai tiểu phần A và B. Trong
đó tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của
tế bào biểu mô ruột. Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học. Tiểu phần A
và B được tổng hợp trong tế bào, di chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn,
chúng kết hợp với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên
ngoài.
Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của tế bào biểu
mô ruột, tiểu phần A sẽ hoạt hoá enzym Adenylate Cyclaza để chuyển ATP

thành cAMP tăng cao sẽ gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điện
giải từ mô bào vào xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào
mô bào, làm cho nước trong xoang ruột tăng cao và từ đó gây ỉa chảy.
- Tính kháng kháng sinh của E.coli: theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự
(1996), nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập
được từ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con đã kết luận có 40% đa kháng với 5
loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại.
Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1996), khi sử dụng kháng sinh hay
hoá trị liệu điều trị bệnh E.coli trong một thời gian dài thì vi khuẩn sẽ có
tính kháng thuốc, có thể là đa kháng hay đơn kháng, tính kháng thuốc của
E.coli ngày càng tăng.
Bùi Thị Tho (2003), cho biết việc sử dụng thuốc trong điều trị ở các địa
phương khác nhau nên dẫn đến tính kháng thuốc ở các địa phương này cũng
rất khác nhau. Vì vậy, để có kết quả cao trong điều trị bệnh, cần phải làm

13


kháng sinh đồ. Việc làm kháng sinh đồ cho ta kết luận về tính kháng thuốc
của E.coli và lựa chọn thuốc có tác dụng tốt trong điều trị.
+ Salmonella
Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện bởi D.E Salmon và Smith.
Theo Đỗ Trung Cứ và cộng sự (2003), hiện nay người ta đã phân lập được
trên 2300 chủng Salmonella, nhưng chỉ có khoảng 5% trong số đó là gây
bệnh. Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa tuổi 45 - 90 ngày tuổi. Lợn ở
các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng ít hơn.
- Các yếu tố gây bệnh của Salmonella: Quá trình gây bệnh của
Salmonella có sự tham gia của độc tố và các yếu tố không phải là độc tố.
Kháng nguyên O, yếu tố bám dính, khả năng xâm nhập, được coi là các yếu
tố không phải là độc tố, là yếu tố gây bệnh gián tiếp. Một mặt chúng tác

động gây bất lợi cho vật chủ, một mặt chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tác
động gây bệnh.
Độc tố của Salmonella gồm nội độc tố và ngoại độc tố, trong đó nội độc
tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh. Nội độc tố (Endotoxin)
thường là Lipoposaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn
bị dung giải.
Evan D.G, et al. (1973), khi nghiên cứu về độc tố đường ruột của
Salmonella cho biết, độc tố gồm hai thành phần là độc tố thẩm xuất nhanh
(Rapid permeabity Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm (Delaye
permeabity Factor viết tắt là DPF). Độc tố RPF giúp Salmonella xâm nhập
vào tế bào biểu mô ruột, nó có cấu trúc và thành phần giống độc tố chịu
nhiệt E.coli và được gọi là độc tố chịu nhiệt Salmonella. Độc tố DPF có
thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli, nên gọi là độc tố
không chịu nhiệt của Samonella.
+ Clostridium perfringens
Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòi
hỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển. Clostridium
perfringens có khả năng sản sinh nha bào, Gram(+), catalaza (-).
Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A, B,
C, D và E. Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúng
14


sản sinh (alpha,beta, epsilon, iota).
Clostridium perfringens type A đã được phân lập từ ruột lợn nhiều năm
và được xem như một trong những vi sinh vật bình thường trong đường tiêu
hoá của người và động vật.
Theo Nguyễn Như Thanh và Trần Thị Lan Hương (2001), Clostridium
perfringens type A thường gây viêm ruột cho bê, thỏ.
Type D và E gây nhiễm độc cừu ở mọi lứa tuổi. Chúng cũng gây bệnh ở

Dê, trâu bò và có thể ở người. Công thức kháng nguyên của type D là α, β,
γ , δ, ε, θ, κ, λ, µ và ν; type E có công thức kháng nguyên là α, θ, κ, λ, µ và
ν.
Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là type
phân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn. Clostridium perfringens
type C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ.
Viêm ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là
một bệnh ở lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được
mô tả ở Anh và Hungari (Nguyễn Bá Hiên, 2001).
Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong
số các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và
gây chết con vật, các độc tố α, β, ε, ι là các độc tố gây chết chủ yếu. Mặt
khác, mỗi loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng
gây bệnh khác nhau của Clostridium perfringens (Đào trọng Đạt, 1996).
Bệnh lỵ (hay kiết lỵ ra máu) do nhiễm Brachyspira (Serpulina)
hyodysenteriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn. Lợn có
thể được tiếp xúc với phân mang mầm bệnh. Lợn mắc bệnh này sẽ ủ rũ, vi
khuẩn nhiễm vào các tế bào ở manh tràng và kết tràng (cùng một khu vực
như whipworms) và ngăn ngừa tái hấp thu nước. Lợn bị mất nước nghiêm
trọng và tỉ lệ chết rất cao đạt khoảng 30%, nếu bị ảnh hưởng nhiều lợn sẽ
uống nhưng không ăn. Dịch bệnh lỵ ở lợn không gây bệnh ở người (Bruce
Lawhorn, 2007).
2.5.4. Nguyên nhân do virus
Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Transmissible gastroenteritis - TGE)
virus gây ra ói mửa và tiêu chảy mạnh sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Lợn
15


bị nhiễm TGE virus có thể trực tiếp từ lợn bệnh bị tiêu chảy hoặc gián tiếp
từ dụng cụ hoặc chim di cư giữa các trang trại lợn với nhau. Mùa có tỷ lệ

lợn bị bệnh cao là trùng với mùa chim di cư. Thời kỳ ủ bệnh TGE chỉ từ1836 giờ. Bệnh kéo dài hai tuần hoặc nhiều hơn sau đó sẽ hồi phục hoàn toàn,
lợn con theo mẹ có thể chết 100%, nhưng bệnh ít khi xảy ra với lợn trên 5
tuần tuổi. Lợn mang virus TGE có thể lây cho lợn khỏe mạnh nhưng không
gây bệnh cho người (Bruce Lawhorn, 2007)[8].
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về vai trò của một số loại
virus trong quá trình gây tiêu chảy như: Rotavius, TGE, Enterovirrus,
Parvovirus, Adenovirus.
Lecce J.M et al. (1976) nghiên cứu về virus gây bệnh đường tiêu hoá đã
xác định vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Rotavirus
thường gây bệnh tiêu chảy ở lợn, bò và người.
Niconxki (1986) đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác động làm tổn
thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
Theo Lecce (1976) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và
sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bị tiêu
chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus,
0,7% có Parvovirus.
2.5.5. Các nguyên nhân khác
- Do thời tiết khí hậu: Ngoại cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
sức đề kháng của gia súc. Khi có sự thay đổi của các yếu tố như: Nhiệt độ,
ẩm độ, độ thoáng khí của chuồng nuôi,... Đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của
vật nuôi.
Theo các nghiên cứu (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1996; Phạm Khắc Hiếu
và cộng sự, 1998), cho rằng các yếu tố stress lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn tới
lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan
trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích cho lợn là 75 - 85%. Vì thế
việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: Việc thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng sẽ đem lại sức khoẻ tăng trưởng tốt cho đàn lợn.
Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật
16



chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn
giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do Stress: Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1998) hệ thống tiêu hoá
của lợn mẫn cảm đặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên hiện
tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, đau bụng và có khi tiêu chảy.
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phương
thức chăn nuôi, vận chuyển đi xa đều là những tác nhân stress quan trọng
trong chăn nuôi, dẫn đến hậu quả làm giảm sút sức khoẻ vật nuôi, là nguy cơ
xảy ra các bệnh trong đó có hội chứng tiêu chảy.
2.6.
lợn

Một số biện pháp phòng trị tiêu chảy và kích thích tăng trọng ở

2.6.1. Sử dụng thuốc thú y
Một số tên thuốc trên thị trường thường dung như:
Ampisua của hãng Ceva (Pháp) thành phần chính là Ampicillin và
Colistin, liều tiêm 1ml/10 kg trọng lượng.


Hamogen của hãng Hanvet, thành phần chính la Amoxycillin và
Gentamicin, liều tiêm 1ml/10 kg trọng lượng.


Biotec của hang Virbac, thành phần chính là Spiramycin và Colistin,
liều tiêm 1ml/4 kg trọng lượng.



Neo-pec của hãng Saigonvet, thành phần chính là Neomycin và
Pectin, liều uống 2ml/con, 2 lần/ngày.


Nova-colispec của hãng Anova, thành phần chính là Spectinomycin
và Colistin, liều uống 1ml/con/lần.


Bio-flumos của hãng Bio, thành phần chính là Flumequine, liều uống
0,5ml/2,5kg trọng lượng, ngày 2 lần.


Multiboi hãng Virbac, thành phần chính là Ampicillin, Colistin,
Dexamethasone, liều dùng 1ml/10 – 15kg trọng lượng.


Liệu trình điều trị 3 – 5 ngày, trị lợn bị tiêu chảy do E.coli, Salmonela,…

17


Sử dụng một số kháng sinh như Tetra Fura 1g/5kg trọng lượng, Ampi septol
1ml/8kg trọng lượng, Chlortetradexa dùng cho lợn con 1 – 3ml/con, lợn từ
20 – 50kg dùng 5 – 10ml/con, lợn 50 – 100kg dùng 10 – 20ml/con.
2.6.2. Sử dụng chất bổ sung
2.6.2.1

Kháng sinh

Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng

như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn.
Kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ
sự hoạt động của vi khuẩn bệnh, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá
và hô hấp trên động vật non, nhờ vậy làm cho chúng khoẻ mạnh, tăng
trưởng tốt (cải thiện 4-16% tốc độ tăng trưởng và 2-7% hiệu suất lợi dụng
thức ăn).
Tuy nhiên sử dụng kháng sinh như một chất kích thích tăng trưởng thì lại
gây hiện tượng kháng kháng sinh (gọi tắt là kháng thuốc).
2.6.2.1. Các chế phẩm probiotic và prebiotic
Các chế phẩm probiotic là các vi khuẩn có lợi còn sống, các chế phẩm
prebiotic là các chất dinh dưỡng (chủ yếu là các oligosaccharide như mananoligosaccharide, fructo-oligosaccharide) cung cấp năng lượng cho vi khuẩn
probiotic. Các chế phẩm probiotic và prebiotic vừa có tác dụng ức chế sự
phát triển của vi khuẩn bệnh trong ống tiêu hoá vừa tăng cường hệ thống
miễn dịch của ruột cũng đang được dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, đặc
biệt là thức ăn thuỷ sản để thay thế kháng sinh.
Các chế phẩm cung cấp kháng thể như bột huyết tương, bột trứng gà…
chứa các kháng thể có thể loại bỏ các vi khuẩn bệnh ở đường ruột, ngăn
ngừa được rối loạn tiêu hoá. Lợn con mới đẻ cho đến 4 tuần tuổi không thể
tự sản sinh kháng thể để chống bệnh, chúng phải trông cậy vào nguồn kháng
thể của sữa mẹ. Tuy nhiên nguồn kháng thể này thường không đáp ứng đủ
nhu cầu và như vậy việc bổ sung các chế phẩm giầu kháng thể là cần thiết,
nhất là khi kháng sinh không được đưa vào thức ăn.
Prebiotic hay chất tiền sinh là một thành phần cơ chất của vi khuẩn sống
trong đường tiêu hóa của động vật. Prebiotic là một thành phần thức ăn tự
nó không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho vật chủ bằng cách kích
18


thích có chọn lọc sự phát triển hay hoạt động của một hoặc vài vi khuẩn ở
đại tràng có lợi cho sức khỏe. Prebiotic ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch

thông qua ảnh hưởng của probiotic. Ðó là những chất sinh hóa có thể phân
loại vào nhóm carbohydrat cơ thể không tiêu hóa được.
Prebiotic đã được công bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng
kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong
đường ruột. Hiệu quả của prebiotic đã được chứng minh rộng rãi ở người. Ở
động vật, cũng có nhiều nghiên cứu hiệu quả sử dụng prebiotic trên một số
đối tượng như lợn, gà. Hidaka et al. (1986) đã công bố rằng prebiotic có thể
làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự tăng trưởng của lợn con do
làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria trong ruột. Ngoài ra
prebiotic còn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong kiểm
soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở lợn và các động
vật khác.
Vào cuối thập niên 80, người ta quan tâm đến việc sử dụng đường
mannose để giảm lượng sinh vật có hại trong đường tiêu hóa. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy khi được bổ sung vào thức ăn gia súc, mannan
oligosaccharide (MOS) có tác dụng làm giảm tỉ lệ và số lượng các dòng
Salmonella, Clostridium cũng như E. coli trong phân gà thịt và lợn.
2.6.2.2. Acid hữu cơ
Vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Samonella sống và hoạt động ở pH ≥ 4; vi
khuẩn có lợi như Lactobacillus hay Bifidobacterium sống và hoạt động ở pH
≤ 3,5. Sử dụng các acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hoá xuống ≤ 3,5 thì có
lợi cho hoạt động và phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế được vi khuẩn
có hại.
Acid hữu cơ thường dùng là acid lactic, formic, fumaric, butyric. Các acid
hữu cơ này bổ sung vào thức ăn hạ thấp được pH của dịch dạ dày và dịch
ruột, nhưng không ăn mòn niêm mạc ống tiêu hoá (có loại acid hữu cơ còn
bảo vệ và kích thích sự phát triển của niêm mạc ruột, đó là acid butyric).
Các trại chăn nuôi lợn ở châu Âu hiện nay đang coi việc sử dụng acid hữu
cơ là một biện pháp quan trọng để thay thế kháng sinh (G.S. Vũ Huy Giảng
2009).

Chế phẩm axit hữu cơ Ultracid lacdry và Adimix butyrate
19


Trong nhiều năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như là chất
kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi phổ biến trên thế giới. Việc bổ sung
kháng sinh với liều thấp được xác nhận là đã cải thiện được các chỉ tiêu:
lượng thức ăn thu nhận, tăng khối lượng/ngày từ (4 – 15%, Swine Reseach
Report, trích theo Morz, 2003), hệ số chuyển hoá thức ăn là 2 – 6%, (Morz,
2005). Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có nhiều tài liệu đề cập đến
việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và các cảnh báo về nguy cơ an toàn
thực phẩm, khả năng kháng kháng sinh của vi sinh vật đối với con người và
vật nuôi.
Trước những tác động xấu của kháng sinh, thế giới đã và đang từng bước
bãi bỏ, nghiêm cấm việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn cho gia
súc nói chung và cho lợn nói riêng. Ở Việt Nam, việc cấm sử dụng kháng
sinh bổ sung trong thức ăn đã và đang từng bước được quan tâm.
Để chuẩn bị cho việc này, vào những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà
khoa học đã tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp thay thế kháng sinh bổ
sung trong thức ăn. Các giải pháp được nghiên cứu là sử dụng probiotic,
prebiotic, enzyme, axít hữu cơ… Theo xu hướng chung của thế giới cùng
với tiến trình hội nhập WTO, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử
dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu.
Những nghiên cứu tìm ra các chất có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn
chăn nuôi là cần thiết và cấp bách. Đáp ứng với yêu cầu đó, axít hữu cơ
đang được quan tâm nghiên cứu như là nguồn thay thế kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi do có những đặc tính ưu việt: (1) an toàn đối với vật nuôi
và con người; (2) ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng
miễn dịch cho gia súc; (3) cải thiện được các chức năng tiêu hoá; (4) không
tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai chế phẩm axít hữu cơ: Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate do Inve Hà Lan sản xuất đã được khuyến cáo là mang lại hiệu quả kinh tế cao và có
ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thay thế kháng sinh. Để khẳng định khả
năng thay thế kháng sinh của 2 chế phẩm này trong điều kiện chăn nuôi
trang trại ở Việt Nam, việc nghiên cứu bổ sung chế phẩm axít hữu cơ
Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa
đến 60 ngày tuổi là cần thiết và đúng hướng (Phạm Duy Phẩm, 2008).

20


2.6.2.3. Enzyme
Bổ sung các enzyme tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh (celllulase,
beta-glucanase, xylanase, mannanase…) nhằm phân giải các polysaccharid
cấu tạo vách tế bào thực vật, tạo điều kiện cho các enzyme nội sinh
(protease, amylase, lipase tiết ra từ ống tiêu hoá) tiếp cận với các chất hữu
cơ bên trong tế bào chất đã làm tăng được tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn, từ
đó giúp cơ thể con vật có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất sản phẩm
cũng như tăng cường sức khoẻ để chống bệnh.
2.6.2.4. Thảo dược
Một biện pháp thay thế kháng sinh hiệu quả và không tốn kém là sử dụng
kháng sinh thảo dược. Chế phẩm kháng sinh thảo dược thường gồm hỗn hợp
các chất được chiết rút từ nhiều loại thảo dược. Ví dụ chế phẩm thảo dược
có tên là APEX do hãng BFI của Anh sản xuất chứa:
- Lá và tinh dầu cây hương thảo.
- Củ và tinh dầu tỏi.
- Lá, hoa và tinh dầu cây xạ hương.
- Quả và tinh dầu hồi.
- Vỏ, lá và tinh dầu quế.
- Bột và tinh dầu ớt.
Các hoạt chất trong các thảo dược này hoạt động như các chất kháng

khuẩn và các chất chống oxy hoá.
Các hoạt chất trong APEX có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram
(-) và gram (+), kể cả vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Nó có
thể thay thế nhiều loại kháng sinh như tylosin, chlotetracycline,
sulfametazine, penicillin... bổ sung vào thức ăn. Chế phẩm còn có đặc điểm
là không ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tác dụng
kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hoá, cải thiện tỷ lệ tiêu hoá hấp
thu thức ăn.
Chế phẩm thích hợp với việc trộn vào thức ăn công nghiệp dạng viên vì
có khả năng chịu nhiệt khi ép viên.

21


Các thí nghiệm bổ sung APEX tại Anh, Bỉ hay Đan Mạch đã cho thấy
APEX hoàn toàn có thể thay thế được kháng sinh bổ sung vào thức ăn.
Đáng lưu ý ở một thí nghiệm tiến hành tại Đan Mạch trên 3 lô lợn sau cai
sữa (thể trọng xuất phát là 6,2kg): lô 1 không bổ sung kháng sinh, lô 2 bổ
sung kháng sinh và lô 3 bổ sung kháng sinh thảo dược APEX (500g/tấn).
Kết quả sau 4 tuần thí nghiệm cho thấy: lợn lô 2 và 3 có tăng trọng bình
quân hàng ngày bằng 121% và 113% so với lô 1, hệ số chuyển đổi thức ăn
(FCR: kg thức ăn/kg tăng trọng) của lô 2 và 3 giảm 9% và 8% so với lô 1
(tăng trọng tính theo g/ngày của lợn lô 1, 2 và 3 lần lượt là 392 - 430 và 408;
FCR lần lượt là 1,51 - 1,39 và 1,40). Lợn lô 1 có 17 con gầy yếu trong khi
đó lợn lô 2 và 3 chỉ có 2 và 3 con gầy yếu.
Các biện pháp trên đây đã góp phần rất quan trọng vào thành công của
việc thay thế hoàn toàn kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi ở nhiều
nước châu Âu. Ở nước ta, trong khi chưa loại bỏ được hoàn toàn kháng sinh
trong thức ăn, các nhà chăn nuôi chỉ nên sử dụng kháng sinh cho lợn hay gia
cầm trong những giai đoạn dễ bị stress như cai sữa, chuyển đàn, chuyển

mùa; các giai đoạn khác thì không dùng kháng sinh mà thay thế kháng sinh
bằng việc bổ sung acid hữu cơ, enzyme, probiotic, prebiotic, chế phẩm giầu
kháng thể và kháng sinh thảo dược cùng với việc áp dụng chặt chẽ các điều
kiện vệ sinh và an toàn sinh học trong quy trình chăn nuôi (G.S.Vũ Huy
Giảng 2009).
2.6.2.5. Sử dụng một số bài thuốc nam
Bài 1: Cỏ nhọ nồi khô 100g; Lá bạc thau khô 100g; Gừng khô (can
khương) 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm
một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần.
Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 2: Cây Bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; Gừng tươi (sinh khương) 50g;
nước sạch: 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống
với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 5-7 ngày.
Bài 3: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; Riềng gió (cao lương khương) 50g; Vỏ
quít hay vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc còn
22


300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần.
Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 4: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi,
cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều
2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 5: Gồm 3 bài nhỏ - Tô mộc 500g; Ngũ bội tử 300g; nước sạch
1.500ml. Đun sôi, cô đặc lọc lấy 500ml nước cốt, trộn vào thức ăn cho lợn
con ăn. Liều 5ml/con, cho ăn 7-10 ngày liền.
- Viên tô mộc (loại dùng cho người càng tốt) trộn vào thức ăn liều
20g/con lợn 1 tháng tuổi cho 1 ngày. Cho ăn 7-10 ngày.
- Viên Pamatin chiết từ cây Hoàng đằng hoặc viên Becberin hoà nước cho

thêm đường cho uống: Liều 20-40mg/lợn con (2-4 viên/con hay 1 viên/23kg thể trọng). Cho uống 2 lần/ngày. trong 7-10 ngày.
Bài 6: Rễ cỏ xước khô 500g; Gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi,
cô đặc còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 35ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Than tre: Bổ sung vào nước uống hoặc trộn thức ăn với liều lượng 1-1,5%
cho ăn hoặc uống trong suốt thời gian nuôi. (Than đốt toàn tính, cách đốt
như đun than củi).
Dùng cơm mẻ (Pribiotic) với liều 1ml/con từ ngày thứ 3 sau khi sinh đến
ngày 10 tuổi.
Mật lợn khoẻ (lợn có trọng lượng từ 80 kg trở lên) cho uống với liều: So
sinh 0,5 ml/con, 1 tuần tuổi: 1ml/con; 2 tuần tuổi: 1,5ml/con; 3 tuần tuổi:
2ml/con, mỗi tuần cho uống 1 lần (Đỗ Kháng_Phòng trị bệnh tiêu chảy ở
heo con. Báo nông nghiệp số 119 ra ngày 16/6/2005).
2.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt xẻ

a. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Năng suất và phẩm chất thịt là đặc tính di truyền từ đời này sang đời
khác. Các giống lợn khác nhau có năng suất và phẩm chất thịt xẻ khác nhau.
Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh và chất lượng
thịt tốt hơn các giống lợn nội, tăng trọng trung bình của lợn Móng Cái
23


khoảng 300 -350g/ngày, tăng trọng của con lai khoảng 550 - 650g/ngày, lợn
ngoại khoảng 700-750g/ngày (Nguyễn Quang Linh và cộng sự, 2005).
Bảng 2: Năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn
Giống

Pgiết mổ


Tăng trọng
Tỷ lệ thịt xẻ
Tỷ lệ nạc
(g/ngày)
(%)
(%)

Bại Bạch

95

650 - 750

75 - 82

42 - 48

Landrace

100

600 - 750

82 - 85

48 - 56

Móng cái


85

300 - 350

70 - 71

30 - 32

( Nguồn: Lê Thanh Hải và ctv, 1999)
Do đó trong điều kiện chăn nuôi lợn của nước ta, các nhà di truyền giống
cần phải lựa chọn phối hợp nhiều giống để tạo ra tổ hợp lai có năng suất cao
phẩm chất tốt, đồng thời có khả năng sử dụng tốt nguồn thức ăn sẵn có ở địa
phương.
b. Ảnh hưởng của giới tính
Giới tính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất, phẩm chất thịt.
Lợn đực không thiến sinh trưởng nhanh hơn, có thân thịt xẻ nạc hơn và
chuyển đổi thức ăn tốt hơn lợn cái. Lợn cái đến tuổi thành thục về tính nếu
không hoạn sẽ giảm khả năng tăng trọng, dẫn đến tiêu tốn thức ăn cao, lợn
đực nếu không thiến thì hoạt động sinh dục tiêu tốn nhiều năng lượng dẫn
đến tăng trọng giảm, thịt có mùi hôi. Do đó trong chăn nuôi lợn người ta
khuyến cáo nên thiến lợn đực lúc 13 ngày tuổi, lợn cái nên hoạn lúc 3 - 4
tháng tuổi (Nguyễn Quang Linh và cộng sự, 2005).
Bảng 3: Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thịt (Cahill - 1960 )
Các chỉ tiêu thịt xẻ
Số lợn giết mổ
Chiều dài
thịt(cm)

thân


Độ dày mỡ lưng
(cm)

Lợn có trọng lượng 45 kg

Lợn có trọng lượng 95 kg

Đực

Thiến

Cái

Đực

Thiến

Cái

10

10

10

10

5

5


61,0

60,5

60,8

73,5

70,8

73

3,3

2,5

2,8

3,8

4,5

4,0

24


Tỷ lệ nạc (%)


40,6

39,8

40,2

40,2

36,2

39,5

Độ mềm thịt (a)

7,2

7,5

7,4

7,4

7,4

7,5

Mùi vị thơm ngon
(b)

6,1


6,5

6,3

5,6

6,7

6,5

( a, b là hệ số đơn vị theo dõi : 10 là rất tốt, 1 là kém)
Khả năng ăn vào của lợn đực thiến là tốt hơn lợn cái, do đó khi lợn đực
thiến ăn khẩu phần được coi là hạn chế thì lợn cái đó là khẩu phần ăn tự do.
Chính đặc điểm này mà các nhà chăn nuôi khuyến cáo nên nuôi riêng lợn
cái và lợn đực thiến (Trần Văn Hoà, 2002).
c. Ảnh hưởng của thời gian nuôi và trọng lượng giết thịt
Thời gian nuôi dài, lợn có trọng lượng lớn nhưng tiêu tốn thức nhiều ăn,
tốn nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác
cao, hệ số quay vòng thấp và chất lượng thịt giảm. Lợn càng lớn, nuôi càng
lâu thì khả năng tích luỹ nạc giảm, tích luỹ mỡ tăng, mùi vị thịt giảm sút.
Thời gian nuôi ngắn khắc phục được những hạn chế trên, nhưng đòi hỏi
phải có chế độ nuôi dưỡng tốt. Chế độ nuôi dưỡng tốt lợn tăng trọng nhanh,
tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt tốt. Tuy nhiên tuỳ
theo từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn thời gian nuôi và trọng lượng giết
thịt phù hợp để vừa nâng cao được sức sản xuất vừa giảm được chi phí thức
ăn.
d. Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng thịt xẻ. Chế độ nuôi tốt, dinh dưỡng cao lợn tăng

trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, phẩm chất
thịt tốt. Ngược lại, chế độ nuôi dưỡng kém, dinh dưỡng thấp lợn sẽ còi cọc,
tiêu tốn thức ăn cao, hiệu quả thấp.
Trong chế độ nuôi dưỡng 2 vấn đề được quan tâm hàng đầu là chế độ
chăm sóc và chế độ dinh dưỡng.
* Chế độ chăm sóc:

25


×