Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đồ án nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, tại các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay thì việc cơ động
quân vừa đáp ứng phòng thủ vừa bảo đảm tiến công là một bài toán khó. Bất cứ
một quốc gia nào trong các phương án tác chiến của mình đều cần một mạng
lưới đường cơ động tối ưu. Mạng lưới đường cơ động này cần bảo đảm khai
thác tốt cho mọi loại phương tiện quân sự, nó phải có tính cơ động cao, tính bí
mật và ngụy trang, nghi trang tốt. Ngoài ra trong thời bình nó cũng cần có tính
kết nối trong các hoạt động GTVT để phát triển kinh tế.
Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hình chữ S với bờ biển giáp với biển
Đông rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước nhưng
cũng là thách thức cho chúng ta trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong tình
hình hiện nay. Quân đội Việt Nam với quá khứ hào hùng luôn vững tin bước tới
tương lai cùng đất nước, cho nên tuy thời bình chúng ta luôn có các phương án
tác chiến để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Một trong những yếu tố để đáp ứng tác chiến trong thời bình hay trong
thời chiến là chúng ta đã, đang và sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới đường giao
thông quân sự bảo đảm tốt nhất sự đáp ứng với các phương án tác chiến.
Thực tế ở nước ta trong thời gian vừa qua Đảng và Chính phủ cũng như
Bộ Quốc Phòng đã chú trọng quan tâm đến điều này nó được thể hiện qua các
chủ trương chính sách đầu tư các tuyến đường lớn trên toàn quốc: Tuần tra biên
giới, Trường Sơn Đông, đường vào đồn, đường TB1, các đường vào các kho,
doanh trại quân đội...
Theo yêu cầu nhiệm vụ và phương án tác chiến thì mỗi tuyến đường có
các yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế, thi công khác nhau và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Do vậy việc bảo đảm chất lượng xây dựng cho mỗi tuyến đường
cần phải có sự nghiên cứu đánh giá một cách khoa học.

1



Đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG”

muốn đóng góp một tiếng nói trong việc

nâng cao chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông trong Quân đội đang
XD hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá và phân tích thực trạng công tác xây dựng và chất lượng xây
dựng các tuyến đường giao thông trong QĐ hiện nay.
- Đề xuất các nguyên tắc, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng
các tuyến đường giao thông trong QĐ hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, kế thừa từ các tài liệu trong
và ngoài nước làm cơ sở áp dụng cho việc đề xuất các nguyên tắc, giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông trong QĐ hiện
nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi các dự án do Bộ
Quốc Phòng quản lý.
Đối tượng: Do thời gian và điều kiện khảo sát tác giả tập trung nghiên
cứu trong công tác quản lý dự án, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng nền và
mặt đường.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo. Phần nội
dung chính của luận văn gồm có 4 chương:
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Hiện trạng vấn đề và tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục đích, phương pháp và nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRONG

QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO
THÔNG
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY
DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ TRONG QUÂN ĐỘI.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG I.
3


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
TRONG QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Một vài khái niệm về giao thông vận tải (GTVT).
Giao thông: Theo nghĩa rộng có thể hiểu là sự thông tin, liên hệ, liên lạc đi
lại bằng mọi hình thức. Theo nghĩa hẹp sử dụng hình thức liên hệ bằng phương
tiện: Xe cộ, súc vật, thuyền tàu ....gọi là giao thông vận tải.
Giao thông đô thị (GTĐT): Là mọi hoạt động đi lại của con người, của
các phương tiện chuyên chở trên các hệ thống mạng lưới đường và toàn bộ các
hệ thống phục vụ quản lý khai thác đi kèm, trong một đô thị hay trong một thành
phố. Như vậy khái niệm giao thông đô thị phải được hiểu theo nghĩa là toàn bộ
hệ thống giao thông vận tải trong đô thị, sau đây gọi tắt là hệ thống GTĐT.
Giao thông đối ngoại: Là giao thông từ đô thị với bên ngoài đô thị và

ngược lại. Chủ yếu giải quyết mối quan hệ giao thông đối ngoại của đô thị. Giao
thông đối ngoại sẽ sử dụng các loại hình giao thông: Giao thông đường bộ, Giao
thông đường sắt, Giao thông đường thuỷ, Giao thông đường không.
Giao thông nội thị (Giao thông trong đô thị): Là hệ thống giao thông bên
trong đô thị (còn gọi tắt là giao thông đô thị). Có nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ
thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau. Giao thông đối nội liên hệ
với giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông như các ngã giao
nhau (cùng mức hoặc khác mức), bến ô tô liên tỉnh, ga xe lửa, bến cảng, sân bay.
Các loại hình giao thông thường được tổ chức trong đô thị là:
- Giao thông đường bộ: Phục vụ cho các loại ô tô buýt, ô tô điện, mini buýt,
ô tô con, xe lam, mô tô, xe đạp, xe tải và các hệ thống đường cho người đi bộ.
- Giao thông đường sắt: Có các loại tàu điện, đường sắt nhẹ, tàu điện ngầm,
tàu một ray...
Khái niệm đường chính: Là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu
vực.
4


Giao thông quá cảnh: Là hình thức giao thông mà điểm đi và điểm đến từ
các vùng khác nhau nằm ngoài đô thị, sử dụng chung các tuyến giao thông đối
ngoại của đô thị và không bắt buộc dừng lại trong đô thị.
Vận tải (Vận chuyển): Là đưa người, vật, hàng hoá từ nơi này đến nơi kia
bằng phương tiện, thiết bị. Nghĩa là nói đến vận tải người ta chủ yếu nói đến tổ
chức phương tiện. Giao thông vận tải đường bộ là giao thông mà người và hàng
hoá được vận chuyển bằng các phương tiện trên đường bộ.
Vận tải là hoạt động diễn ra giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm
vận chuyển người và hàng hóa, nó khác với giao thông là sự thông tin liên lạc,
liên hệ bằng mọi hình thức.
Vận chuyển hành khách: Theo đặc điểm phương tiện người ta phân ra
vận chuyển hành khách công cộng và vận chuyển hành khách cá nhân.

Vận chuyển hành khách công cộng: Là loại hình vận chuyển trong đô thị
có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách,
thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định
trong từng thời kỳ nhất định. Ở Việt Nam theo về vận hành khách công cộng
trong các thành phố của Bộ GTVT thì "VTHKCC là tập hợp các phương thức,
phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cự ly < 50km và có
sức chứa > 8 hành khách.
Giao thông cá nhân: Bao gồm các loại vận chuyển hành khách không phải
là VCHKCC gồm đi bộ, xe đạp, xe máy và xe khác dưới 8 hành khách.
Vận tải Taxi: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở dưới 8
hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển nhỏ.
Vận tải xe buýt: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở lớn
hơn 8 hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển lớn.
Vận tải xe buýt nhanh: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng xe buýt có
tốc độ hành trình và mức độ phục vụ hành khách nhanh hơn.
1.1.2. Một số luận giải về các tuyến đường giao thông quân sự (GTQS)
5


Đường giao thông Quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơ
động quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm
vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến. Đường cơ động QS được chia là
2 loại: Đường đặc thù QS và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốc
phòng – Kinh tế kết hợp).
Đường đặc thù quân sự: Là các tuyến đường phục vụ cho cơ động quân,
thiết bị quân sự thời bình cũng như thời chiến bảo đảm các hoạt động quân sự và
tác chiến của quân đội trong mọi tình huống.
Đường lưỡng dụng: Là các tuyến đường giao thông, dân sinh... phục vụ
cho các hoạt động kinh tế xã hội nhưng trong thời bình có thể phục vụ cho các
hoạt động Quốc phòng: hành quân dã ngoại, cơ động phương tiện huấn luyện,

cứu hộ cứu nạn và phòng chống thiên tai.

Đường mòn lên biên giới Đường lên điểm cao QS
Đường lên cột mốc
Hình 1.1. Một số đường quân sự đặc thù

Hình 1.2. Nền đường đường TTBG
1.2. Phân tích đánh giá về hiện trạng và quy hoạch các tuyến giao
thông quân sự hiện nay
1.2.1. Tầm quan trọng của các tuyến đường giao thông quân sự
6


1.2.1.1. Đặc điểm của các tuyến đường cơ động
- Đặc điểm của các tuyến đường cơ động trong thời bình
Trong thời bình các tuyến đường phục vụ cho mục đích quân sự được sử
dụng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập và sự cơ động của các phương tiện
chở quân và các thiết bị quân sự.
Hiện nay các tuyến đường phục vụ cho các hoạt động quân sự thường là tận
dụng các tuyến đường giao thông có sẵn hoặc các tuyến đường quân sự chỉ phục
vụ cho các hoạt động huấn luyện và diễn tập hay kinh tế quốc phòng kết hợp.
Các tuyến đường này thường có kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, bê tông xi
măng hoặc các loại mặt đường cấp thấp tùy theo yêu cầu huấn luyện, diễn tập và
vị trí đóng quân. Các tuyến đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN
4054-2005, các tiêu chuẩn quân sự áp dụng riêng cho đường Tuần tra biên giới
và đường Trường Sơn Đông, một số tiêu chuẩn nước ngoài khác.
Với các thông số kỹ thuật được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành thì đa
phần các tuyến đường này cơ bản đảm báo cho các hoạt động quân sự, sự lưu
thông của các phương tiện vận tải ô tô quân sự. Tuy nhiên, với một số thiết bị xe
quân sự đặc thù (xe tên lửa, xe pháo..) thì một số yếu tố chưa thể đáp ứng một

cách tốt nhất như bán kính cong, độ dốc, kết cấu mặt đường.
Do vậy, khi chuẩn bị cho các phương án hành quân, diễn tập hay huấn
luyện cần phải khảo sát trước thực trạng tuyến, vị trí tuyến, sức chịu tải của kết
cấu mặt, các thông số hình học tuyến, các công trình trên tuyến… để bảo đảm
các phương tiển vận tải đường bộ quân sự có thể lưu thông tốt.
- Đặc điểm của các tuyến đường cơ động trong thời chiến
Khi chiến tranh xảy ra, đặc biệt với các cuộc chiến tranh với vũ khí công
nghệ cao hiện nay thì với các tuyến đường trọng yếu, các tuyến huyết mạch hiện
có sẽ bị địch tập kích, đánh phá để cắt đứt sự di chuyển quân và phương tiện.
Khi đó phải sử dụng các tuyến đường bí mật đã được chuẩn bị trong các phương
án tác chiến, các tuyến đường này thi công một phần hoặc toàn bộ từ thời bình.
Các tuyến đường quan trọng hầu hết đều đã được thi công toàn bộ hoặc từng
7


phần và phải được ngụy trang giữ bí mật. Khi tác chiến các máy chuyên dụng sẽ
được đưa vào để gỡ bỏ lớp ngụy trang và đưa tuyến đường vào sử dụng. Mặt
khác có thể dùng các phương án ngụy trang, nghi trang để tạo ra các tuyến khác
đánh lừa địch nhằm bảo đảm thấp nhất sự phá hoại tuyến cơ động chính.
Cấp, hạng, chất lượng của các tuyến đường cơ động phụ thuộc vào các
phương án tác chiến ví dụ tấn công hoặc phòng thủ, phụ thuộc vào tuyến đường
phục vụ cho cấp chiến lược, chiến dịch hay chiến thuật.
Về đặc điểm kỹ thuật, do đã xác định được vị trí tuyến, kết cấu mặt đường,
các loại xe vận tải di chuyển trên tuyến nên sẽ thiết kế các yếu tố hình học, các
đặc tính kỹ thuật bảo đảm đáp ứng được cho các loại xe.
Về một số yêu cầu đặc thù quân sự khác: Tuyến cơ động phải bảo đảm tốt
nhất về điều kiện tác chiến là thời gian xe di chuyển là nhanh nhất, địa hình bảo
đảm để có thể triển khai tuyến vừa ngắn nhất vừa bảo đảm được các yếu tố hình
học, chịu lực theo các yêu cầu của xe quân sự.


Đường cơ động hành quân
Đường phục vụ huấn luyện
Hình 1.3. Đường giao thông trong thời bình
1.2.1.2. Vai trò của các tuyến đường quân sự trong chiến tranh
Trong thời bình giao thông vận tải bằng đường bộ được áp dụng rộng rãi ở
các vùng kinh tế khác nhau với cự ly vận chuyển ngắn và cả cự ly vận chuyển
dài. Trong mạng lưới giao thông chung, đường ô tô có thể là trục giao thông
toàn quốc và có thể là đường nối giữa các thành phố, nhà ga, sân bay, bến cảng
8


với nhau.
Trong điều kiện chiến tranh, đường ô tô chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.
Nếu như đường sắt chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa lớn và số lượng nhiều
hay ở hậu phương mà lại dễ bị gián đoạn do không quân địch phá hoại cầu và
nhà ga thì đường ô tô vẫn có thể vượt sông bằng cầu tạm, cầu nổi, bằng phà để
vận chuyển hàng hóa và phương tiện chiến tranh đến mọi chiến trường phục vụ
kịp thời cho từng chiến dịch, từng trận đánh. Nếu như đường không bị hạn chế
bởi thời tiết, đường sông bị hạn chế bởi điều kiện sông ngòi, địa hình thì đường
ô tô cho phép vận chuyển ở mọi thời tiết khác nhau, ở đồng bằng cũng như vùng
núi cao rừng rậm, cả ban đêm và ban ngày bảo đảm được an toàn và bí mật.
Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của nhân dân ta cũng
như kinh nghiệm của nhiều nước anh em đã chứng tỏ rằng: Khối lượng hàng
hóa, trang bị kỹ thuật bảo đảm chiến đấu vận chuyển trên đường ô tô quân sự
chiếm đến 80%. Trong chiến tranh hiện đại yêu cầu bảo đảm cho chiến đấu hiệp
đồng binh chủng càng trở nên phức tạp vì không những phải vận chuyển một
khối lượng hàng hóa lớn mà tính chất trang bị cũng phức tạp hơn.
Lượng hàng vận chuyển phục vụ chiến đấu cũng phức tạp: Nhiều hướng,
nhiều cự ly khác nhau. Từ căn cứ cách mạng, từ các kho tàng chiến lược trang bị
khí tài có thể phải chuyên chở đến các kho tiền phương, hàng hóa từ kho tiền

phương tùy theo nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu cần phải vận chuyển đến mặt trận
hoặc cung cấp cho các đơn vị cơ sở. Đồng thời với hàng hóa cần chuyển ra phía
trước còn phải chuyên chở trang thiết bị thu hồi của địch và thương binh về phía
sau. Vì vậy hệ thống đường cơ động giữ một vai trò trọng yếu, không thể thiếu
và là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của phương án tác chiến trong
chiến tranh hiện đại ngày nay.
1.2.2. Hiện trạng và quy hoạch các tuyến đường giao thông quân sự
Đường giao thông quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơ
động quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm
9


vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến. Đường giao thông quân sự là đối
tượng nghiên cứu trong nhiệm vụ này được chia là 2 loại: Đường đặc thù quân
sự và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốc phòng – Kinh tế kết hợp).
Trong nghiên cứu của tác giả tập trung vào các tuyến đường chủ yếu sau: Đường
Tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông và một số tuyến đặc thù khác.
a) Đường Tuần tra biên giới
Xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) là một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước. Bộ Quốc phòng xác định đây là nhiệm vụ chính trị
hết sức quan trọng mà Bộ Quốc phòng được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao
cho Quân đội tổ chức triển khai thực hiện. Công trình trọng điểm này có vị trí
đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới Quốc
gia, bảo đảm cơ động lực lượng, trang bị, phương tiện khi có tình huống tác
chiến xảy ra, góp phần củng cố Quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện phát triển
kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân các khu vực trên các tuyến
biên giới.
Ngày 14/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 313/QĐ-TTg về
việc phê duyệt “Đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống đường TTBG đất liền trên
phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng khối lượng theo Quy
hoạch là 14.251 km, trong đó: Đường cũ: 4.055 km; nâng cấp và mở mới:
10.196 km (đường ô tô: 7.880,8 km, đường đi bộ: 2.315,2 km). Trong đó:
- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tổng số

: 3.309 km;

- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào tổng số

: 5.996 km;

- Tuyến biên giới Việt Nam - Căm Pu chia tổng số

:

891 km.

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp VI
Miền núi có châm chước một số chỉ tiêu kỹ thuật, nền đường rộng 5,5m, mặt
đường rộng 3,5m, cầu cống trên đường vĩnh cửu.

10


Hình 1.4. Mặt cắt ngang điển hình ĐTTBG.

11


Hình 1.5. Quy hoạch tuyến đường tuần tra biên giới 2011-2020

(Nguồn: Ban quản lý dự án 47/BTTM)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 313/QĐ-TTg
ngày 14/3/2007, Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đường
TTBG và đường Trường Sơn Đông do đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm
Trưởng Ban chỉ đạo; Các Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Bộ đội Biên
phòng, Quân đoàn, Tư lệnh các Binh đoàn 11, 12, 15, 16 và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Giai đoạn 2006-2010 theo kế
hoạch, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện 2.070 km (gồm 56 dự án thành phần)
theo Quyết định số 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng chiều dài tuyến: 10.196 km cần làm mới và nâng cấp trên khu vực
12


biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.
Tính đến hết năm 2013 hệ thống đường TTBG sẽ đạt được 2.016km/ 10.196km,
xây dựng được 20%. Giai đoạn 2011-2015 sẽ XD 1.200 km (mở mới: 876 km;
nâng cấp: 324 km). Công tác quy hoạch tuyến đường TTBG giai đoạn 20112020 đã hoàn tất và dự kiến triển khai trong năm 2016.
b) Đường tác chiến ven biển
Trong tình hình chính trị và tình hình Biển Đông đang diễn ra hết sức phức
tạp như hiện nay thì việc phòng thủ và bảo vệ lãnh hải, các quần đảo, các đảo là
vô cùng quan trọng. Phối hợp các quân binh chủng như Hải quân, Không quân,
Biên phòng thì các quân khu cũng có thế trận bảo vệ bờ biển và các đảo ven bờ.
Trên thế trận đó là hệ thống các trận địa phòng không, phòng thủ khu vực của
các đơn vị chiến đấu, đi kèm theo đó là một số các tuyến đường tác chiến ven
biển. Thực tế tại các tỉnh ven biển Quân khu 5 và Quân khu 9 cho thấy đa phần
hiện nay các tuyến cơ động ven biển tận dụng các tuyến giao thông hiện có phục
vụ cho huấn luyện và cơ động thiết bị. Một số tuyến quân sự đặc thù là các
tuyến nhỏ lẻ và là đường cấp thấp phục vụ cho cơ động các đơn vị quân đội ven
biển.
Đối với các tuyến đường giao thông ven biển thì vừa phục vụ phát triển

kinh tế biển vừa bảo đảm an ninh quốc phòng. Thủ tướng chính phủ đã ký quyết
định số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 Về việc phê duyệt Quy hoạch
chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam. Trong quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ
ven biển có một số điểm quan trọng:
- Tuyến đường bộ ven biển bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc thuộc địa
phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà
Tiên, thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041
km.
- Quy mô tối thiểu của các đoạn tuyến đường bộ ven biển như sau:
+ Vùng ven biển miền Bắc (các tỉnh từ Quảng Ninh tới Ninh Bình): cấp III;
13


+ Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (các tỉnh từ Thanh Hoá tới Quảng Trị): cấp
III;
+ Vùng trọng điểm miền Trung (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới Bình
Định): cấp III;
+ Vùng cực Nam Trung Bộ (các tỉnh từ Phú Yên tới Bình Thuận): cấp IV;
+ Vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu tới TP Hồ Chí Minh):
cấp IV;
+ Vùng Tây Nam Bộ (các tỉnh từ Tiền Giang tới Kiên Giang): cấp IV;
Quy mô tối thiểu áp dụng cho các đoạn tuyến làm mới và các đoạn đường
hiện tại có quy mô thấp hơn quy mô tối thiểu. Các đoạn tuyến có quy mô hiện
tại lớn hơn quy mô tối thiểu thì giữ nguyên. Các đoạn tuyến đã lập dự án hoặc
nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt có quy mô lớn hơn quy mô tối thiểu thì
tuân thủ theo quy mô đề xuất trong dự án hoặc quy hoạch đó.

Hình 1.6. Quy hoạch tuyến đường ven biển
Ngoài ra con có một số tuyến ven biển cục bộ khác theo các vùng biển ở
các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp

14


với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi
trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh khu vực.
c) Đường tác chiến trên đất liền
Mạng lưới các tuyến đường tác chiến trên đất liền thì rất đa dạng và nhiều
cấp hạng đường khác nhau. Có thể là những tuyến đặc thù quân sự và có thể là
những tuyến giao thông lưỡng dụng. Với những tuyến đặc thù quân sự thì nó
phụ thuộc vào từng khu vực và từng kịch bản tác chiến khác nhau.
Ví dụ như hình 1.7 dưới đây cho thấy việc quy hoạch các tuyến cơ đông
quân sự cho tỉnh Sơn La khu vực Tây Bắc theo kịch bản phòng thủ khu vực tỉnh
với ba hướng đánh của địch.

Hình 1.7. Kịch bản tác chiến phòng thủ khu vực tỉnh Sơn La
Trên cơ sở kịch bản phòng thủ đã có chúng ta sẽ quy hoạch được mạng
lưới các tuyến giao thông quân sự phù hợp với phương án tác chiến và có xét
đến các yếu tố cho xe quân sự và thời gian cơ động, phương an ngụy trang..
Trên mạng lưới đường đã quy hoạch chúng ta sẽ có phương án tận dụng
các tuyến sẵn có, mở mới các tuyến khi xảy ra chiến tranh, nghi trang một số
15


tuyến để đánh lừa địch.

Hình 1.8 Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ tỉnh Sơn La
Ngoài ra với các tuyến đường lưỡng dụng, tận dụng các tuyến giao thông
sẵn có chúng ta có thể thấy trong quy hoạch của Bộ giao thông vận tải. Một số
quy hoạch các tuyến giao thông.

Nằm trong một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Quốc Phòng [9]
chúng ta cũng đã quy hoạch được một mạng lưới đường giao thông quân sự trên
khắp các vùng của cả nước. Một số tuyến đường giao thông quân sự chính:
Đường TTBG: Ý tưởng xây dựng đường TTBG bắt đầu từ một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước, giao cho Bộ Quốc phòng triển khai lập đề án quy
hoạch. Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt (HVKTQS) đã đảm nhiệm
việc lập đề án dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu; Bộ Tư
lệnh Bộ đội Biên phòng. Trên cơ sở đó tháng 6/2004, Bộ Quốc phòng đã triển
khai xây dựng ngay tuyến đường tuần tra biên giới ở hai khu vực nhạy cảm,
thường có người nhập cư và di cư bất hợp pháp qua biên giới thuộc hai tỉnh
Bình Phước (51km) và Đắc Nông (11km). Hai đoạn đường này do Bộ đội Biên
phòng làm chủ đầu tư, nền đường rộng 4m, rải đá cấp phối, hoàn thành vào
16


tháng 8/2005.
Giữa năm 2007, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưu
trưởng vào kiểm tra tuyến đường và quyết định phương án mở rộng, nâng cấp
lên 5m nền đường và 3,5m bê tông, dày 18cm. Phương án của Bộ Quốc phòng
trình lên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Thủ
tướng chỉ đạo: Đây là con đường chiến lược, không chỉ phục vụ cho công cuộc
phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc hôm nay mà còn cho con cháu mai sau. Và
ngày 14/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 313/QĐ-TTg phê
duyệt “Đề án quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và
những năm tiếp theo”.

Hình 1.9. Hình ảnh tuyến đường Tuần tra biên giới
Theo quy hoạch, đường TTBG dài 11.500km theo chiều dài biên giới trên
bộ của đất nước. Con đường đó buộc phải đi qua rừng rậm, núi cao, sông rộng
suối sâu mà nơi gần nhất là sát cột mốc biên giới, nơi xa nhất cũng chỉ cách

đường biên không quá 1.000 mét. Nó cũng là con đường chạy qua những vùng
thưa vắng dân cư, xe chạy cả ngày có khi không thấy một nóc nhà, không gặp
một bóng người dân. Do đó, dự án còn phải mở thêm hệ thống đường ngang,
khoảng 200km có một con đường nhánh nối quốc lộ hoặc tỉnh lộ với đường
TTBG. Trước mắt, những nhánh này làm đường công vụ, phục vụ vận chuyển
vật liệu thi công; về lâu dài, nó trở thành đường dân sinh, phục vụ đồng bào dân
17


tộc thiểu số miền núi.
Sau 5 năm, đường tuần tra biên giới đã có chiều dài gần 2.000 kilômét và
quan trọng hơn là nó đi qua những đoạn khó khăn nhất, kể cả đỉnh dãy Trường
Sơn. Trong số 56 dự án đã triển khai có 32 dự án có tổng chiều dài tuyến 1.542
km theo tiêu chuẩn đường Tuần tra biên giới. Các dự án này dự kiến hoàn thành
vào năm 2013. Khi đó, hệ thống đường tuần tra biên giới sẽ thông được 2 tuyến,
tuyến 1 từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) dài
khoảng 215 km; tuyến 2 từ Kon Tum đến Gia Lai dài khoảng 550 km.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2020
sẽ mở mới và nâng cấp khoảng 1.700km, tập trung cho tuyến biên giới Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ. Địa bàn quy hoạch sẽ gồm 17 tỉnh biên giới đất liền:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh
Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Đường Trường Sơn Đông:
Đường Trường Sơn Đông xuất phát từ Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam nối với đường Hồ Chí Minh tại Km245 +950 (lý trình
đường Hồ Chí Minh) đi qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia
Lai, Phú Yên, Đắclăk và kết thúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, chiều dài
toàn tuyến khoảng 671Km.
Trước các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng

an ninh trên địa bàn và cả nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Bộ Quốc Phòng đã quyết định xây dựng tuyến Quốc lộ mới
này chạy dọc phía Đông Trường Sơn kết nối liên thông các mạng đường đường
ngang của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đường Trường Sơn Đông chủ yếu đi qua khu vực đồi núi có điều kiện địa
hình, địa chất, thuỷ văn rất phức tạp. Tuyến qua nhiều đèo, dốc uốn lượn quanh
co, và vượt qua nhiều khe suối lớn. Việc đầu tư Dự án đường Trường Sơn Đông
18


nằm trong quy hoạch phát triển chung của Dự án đường Trường Sơn Đông nối
liền các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tạo nên một trục đường Quốc Lộ đi
song song và nằm giữa Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của mạng lưới giao thông trong khu vực.
Mục tiêu của Dự án đường Trường Sơn Đông là tạo điều kiện từng bước
đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, du lịch trong vùng núi phía bắc, đồng thời đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị, ngoại giao cho khu vực
miền Trung và Tây Nguyên. Việc đầu tư Dự án đường Trường Sơn Đông đảm
bảo thoả mãn nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, tạo khả năng giao thông
nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Đường Trường Sơn Đông còn phục vụ cho
việc xây dựng các công trình như nhà máy thủy điện trong vùng...

Hình 1.10. Hướng tuyến đường Trường Sơn Đông
Đường vành đai Biên giới:
+ Tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc có
tổng chiều dài trên 80km, đi qua địa phận 28 bản của 8 xã: Pom Lót, Sam Mứn,
Núa Ngam, Hẹ Muông, Na Tông, Mường Nhà, Phu Luông, Mường Lói (huyện
Điện Biên). Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn
19



trái phiếu Chính phủ, do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Tuyến đường được nâng cấp cải tạo từ đường nông thôn loại A thành
công trình có quy mô chủ yếu: 76km đường chính thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 5
miền núi rộng 5,5m, với 2 đoạn mở rộng thuộc trung tâm xã Mường Nhà và Phu
Luông thiết kế theo chuẩn đường đô thị rộng 25m; tuyến nhánh đi Sốp Cộp (Sơn
La) dài 4,8km thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi rộng 3,5m
+ Dự án đầu tư xây dựng QL279 đoạn nối QL3 với QL2 thuộc địa bàn hai
tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang sẽ thông tuyến vào cuối năm nay. Tuyến đường
vành đai 2 biên giới (QL279) được nối thông không chỉ thúc đẩy phát triển KTXH cho khu vực miền núi phía Bắc mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Dự án được xây dựng theo quy mô
đường cấp IV miền núi, tốc độ thiết kế 40km/h. Tổng mức đầu tư của dự án
được phê duyệt điều chỉnh ngày 26/4/2013 là 1.529,4 tỷ đồng.

Hình 1.11. Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ Nam Bộ

20


Hình 1.12. Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
1.2.3. Một số khó khăn khi xây dựng và mức độ đáp ứng của các tuyến
giao thông quân sự.
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đường giao thông quân sự
gặp phải một số các khó khăn nhất định.
1. Khó khăn về đường biên mốc giới: Tuyến biên giới Việt - Lào đang được
tăng dày, tôn tạo cột mốc; tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đang trong quá
trình phân giới cắm mốc, một số khu vực chưa được phân định. Việc xác định
biên giới ngoài thực địa có nhiều khó khăn, một số khu vực địa hình phức tạp,

khi làm đường TTBG ảnh hưởng đến đường biên phải xử lý bảo vệ đường biên
rất khó khăn phức tạp; có nhiều trường hợp đang tổ chức thi công phía Bạn gửi
Công hàm phản kháng lại, phải dừng thi công chờ phân định đường biên Mốc
giới.
2. Do điều kiện địa hình địa chất, thủy văn, thời tiết, khí hậu vùng biên giới
phức tạp, mưa dài ngày, một năm chỉ có thể thi công được 5 - 6 tháng, mưa lớn
21


gây sạt lở nền đường, hư hại các công trình, phát sinh nhiều khối lượng; một số
dự án đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý nhưng vẫn bị sạt lở do
ảnh hưởng của lũ, bão. BQP tiếp tục sử dụng phần kinh phí còn dư của dự án để
tiếp tục gia cố, bổ sung bảo đảm an toàn cho công trình tạo điều kiện cho địa
phương đưa vào sử dụng có hiệu quả.
3. Thủ tục giải phóng mặt bằng đối với những dự án đi qua rừng Quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn rất phức tạp, mất nhiều thời gian.
4. Hệ thống văn bản, qui phạm pháp luật nhiều, còn nhiều vướng mắc, đặc
biệt là định mức đơn giá thiếu hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế xây dựng
đường giao thông quân sự khu vực khó khăn.
5. Công tác đảm bảo các mặt cho lực lượng tham gia xây dựng đường
đường giao thông quân sự vào mùa mưa rất khó khăn, có những dự án đường đi
từ phía Việt Nam không thể vào được vị trí thi công phải trao đổi với phía bạn
Lào để mượn đường để vận chuyển vật tư máy móc vào thi công.
6. Công tác tư vấn cho việc xây dựng các tuyến đường quân sự còn nhiều
hạn chế, năng lực các nhà thầu vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khi tham gia
thi công.
7. Công tác quản lý cũng như năng lực của các Ban quản lý dự án trong
Quân đội cũng còn nhiều hạn chế.
8. Địa hình, địa chất khu vực các tuyến giao thông quân sự thường là các
địa hình khó khăn cho việc thiết kế và xây dựng. Với các tuyến biên giới chỗ thì

địa hình đồi núi hiểm trở (rừng núi khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên), chỗ thì địa chất yếu (khu vực Nam Bộ) do đó việc xây dựng các tuyến
đường chịu rất nhiều tác động ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
9. Chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông quân sự vẫn còn nhiều
yếu kém, thực trạng thi công trên các tuyến cho thấy chất lượng xây dựng cần
phải được nâng cao để bảo đảm khai thác các tuyến đường.
Theo [1] cho thấy:
22


Các tuyến dành riêng cho các hoạt động quân sự và tác chiến cả ven biển
lẫn trên đất liền hiện đang tận dụng nhiều đường giao thông hiện hữu.
Bốn khu vực điều tra đề cho thấy kết quả mức độ đáp ứng của các tuyến
đặc thù quân sự ở mức trung bình và kém, mức độ kém tập trung nhiều vào khu
vực Tây Bắc và Tây Nguyên.
Chiều dài các tuyến quân sự đặc thù trên đất liền (không tính đường TTBG
và Trường Sơn Đông) không có tuyến nào quá 50km.
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
1.3.1. Khái niệm về chất lượng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa
về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
+ “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư
người Mỹ) [3].
+ “ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
(theo Giáo sư Crosby) [3].
+ " Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
(theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa) [3].
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được

thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc
tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 [4] định nghĩa chất lượng là:
“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng
là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình
23


nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong
văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu
không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản
phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với
các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình
thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo
sát thiết kế, thi công… cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình
sau khi đã hết thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất
lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất
lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế…
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các
bộ phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm,
kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình
thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của
đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây
dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng đối với người
thụ hưởng công trình mà còn cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội

ngũ công nhân kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có
thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào
khai thác sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư
phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực
24


hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi
công xây dựng…
- Vấn đề môi trường cần chú ý ở đây không chỉ từ góc độ tác động của dự
án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động
của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mô tả tại
hình 1.13 dưới đây, chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an
toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có
chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắc
chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất
lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng
không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng công
trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố
cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực
của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia
luật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã
hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do
các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các
nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.


Chất lượng
công trình xây
dựng

=

Đảm bảo

Phù hợp

An toàn

Quy chuẩn

Bền vững

+

Tiêu chuẩn

Kỹ thuật

Quy phạm PL

Mỹ thuật

Hợp đồng

Hình 1.13. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình


25


×