Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Trắc nghiệm phần văn bản Ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.77 KB, 17 trang )

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
A.

Ôn tập văn bản THÁNH GIÓNG

Câu 1: Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích
hiện tượng nào?
A. Có một làng được gọi là làng Cháy.
B. Thánh Gióng bay về trời.
C. Có nhiều ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình.
D. Tre đằng ngà có màu vàng óng.
Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền
thuyết Thánh Gióng?
A. Đứa bé lên ba không biết nói, không biết cười cũng
chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Người anh hùng Thánh Gióng hy sinh sau khi dẹp gi ặc
Ân xâm lược.
C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên
tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre mà đánh giặc.
Câu 3: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai
biến thành một tráng sĩ trong truyện Thánh Gióng thể
hiện:
A. Sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước họa xâm
lăng.


B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù
hộ.
C. Khả năng siêu phàm của Thánh Gióng
D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và t ất


thắng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân
vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh
những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên
truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và t ừ trí
tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân
dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong th ời kì đ ầu
dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư
cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng
cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm
người đánh giặc, cứu nước thể hiện:


A. Truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã
thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân bi ệt
tuổi tác lớn bé.
B. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhi ều
năng lực phi thường.
C. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu
nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách.
D. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu
chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
Câu 6: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể
loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.

B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua
đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên
quan đến sự thật lịch sử.
Câu 7: Trong truyện Thánh Gióng, Gióng đã yêu cầu nhà
vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh
giặc?
A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và m ột chi ếc
roi sắt.


B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân
tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, m ột cái roi
sắt.
Câu 8: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện
dân gian nào?
A. Cổ tích.

B. Thần thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Ngụ ngôn.
Câu 9: Nhân vật Gióng trong truyện Thánh Gióng xuất
hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Đời Hùng Vương thứ mười sáu.
B. Đời Hùng Vương thứ tám.

C. Đời Hùng Vương thứ sáu.
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám.
Câu 10: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan
niệm gì của nhân dân? Chọn câu trả lời đúng:
A. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.
B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.


C. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân
vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng h ư
cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên
truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và t ừ trí
tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân
dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong th ời kì đ ầu
dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh
những người anh hùng có thật thời xưa.

B. Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH


Câu 1: Theo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, cuộc chiến
giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh kéo dài trong thời gian

bao lâu?
A. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
B. Hai bên giao chiến suốt mười năm.
C. Hai bên đánh nhau suốt một năm ròng.
D. Năm nào hai bên cũng đánh nhau.
Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt
cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như
thế nào?
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản ch ất
của nó bằng khoa học.
C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng
phong phú.
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không dựa trên cơ sở
thực tế.
Câu 3: Những yếu tố cơ bản để tạo ra tính chất truyền
thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Những chi tiết hoang đường là sản phẩm của sự tưởng
tượng hư cấu của nhân dân.


B. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
mang đậm màu sắc dân gian.
C. Các sự kiện chân thực của lịch sử.
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
Câu 4: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nguyên nhân
trực tiếp nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh
và Thủy Tinh?
A. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đã có mối oán thù từ trước.

C. Việc Hùng Vương kén rể.
D. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Câu 5: Chi tiết nào trong truyện Sơn Tinh - Thủy
Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?
A. Sơn Tinh có tài dời non lấp biển.
B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã m ấy tháng
trời.
C. Hàng năm, ở nước ta thường xuyên có những trận lũ
lớn.
D. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, làm nên lũ lụt.
Câu 6: Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một giải thích :
"Thụ thai: bắt đầu có thai (có chửa, mang bầu...) ". Trong


trường hợp trên, tác giả đã sử dụng cách nào để giải
thích nghĩa của từ?
A. Kết hợp trình bày khái niệm và nêu những t ừ đồng
nghĩa với từ cần giải thích.
B. Sử dụng các từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
C. Sử dụng các từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
D. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 7: Trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, vua Hùng đã
kén chồng cho Mị Nương bằng cách:
A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai thắng sẽ là người được cưới
Mị Nương.
B. Ai dâng lên nhiều của ngon vật lạ hơn thì được cưới M ị
Nương.
C. Ai chứng tỏ được lòng trung thực, sự chăm chỉ lao động
thì được cưới Mị Nương.
D. Quy định thời gian đem lễ vật đến, ai đến trước được

cưới Mị Nương.
Câu 8: Sách Ngữ văn 6, tập một giải thích "Sơn Tinh:
Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước " là đã giải thích
nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích.


C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Không theo ba cách trên.
C. Van bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Câu 1, Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa
được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
là thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An.

B. Hà Nội.

C. Thanh Hóa.

D. Hà Tĩnh.
Câu 2: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho
nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có
khắc chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?
A. Hai chữ "Tả Vọng" vì gươm được trao ở hồ Tả Vọng.
B. Hai chữ "Minh Công", có nghĩa là người được trao gươm
là người tài giỏi.
C. Hai chữ "Thuận Thiên", có nghĩa là thuận theo ý trời.
D. Hai chữ "Hoàn Kiếm", có nghĩa là trả lại kiếm.
Câu 3, Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích

Hồ Gươm thể hiện:
A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.
B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ
cho cuộc kháng chiến.
C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất
nước.


D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có
mượn, có trả" của dân tộc ta.
Câu 4, Nội dung của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là
gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp của Hồ Gươm - một danh thắng nổi
tiếng

nằm

giữa

lòng

thủ

đô



Nội.

B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của nhân dân, đã đồng tâm

hiệp

lực

chống

lại

quân

xâm

lược.

C. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và
chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ch ống
giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
D. Ca ngợi những người anh hùng chiến đấu dũng cảm xả
thân vì đất nước.
Câu 5: Phát biểu nào không nêu đúng ý nghĩa của
truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?
A. Truyện ca ngợi, suy tôn người anh hùng dân tộc Lê Lợi,
đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, khôi phục nền độc lập cho
đất nước.
B. Truyện khẳng định, ngợi ca sức mạnh và khả năng bách
chiến bách thắng của quân đội và nhân dân ta dưới tri ều
Lê.


C. Truyện ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính

nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.
Câu 6: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền
thuyết Sự tích Hồ Gươm là:
A. Giặc Ân.

B. Giặc Tống.

C. Gi ặc Thanh.

D. Giặc Minh.
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của thể loại truyền thuyết là
gì?
A. Có yếu tố kì ảo.
B. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
C. Có những chi tiết hoang đường.
D. Những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với yếu tố kì ảo.
Câu 8:
"Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ
đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh
gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có
một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo
lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua
thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy.


Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến
về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:
"Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !". Vua nâng

gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há
miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và
rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le
lói dưới mặt hồ xanh."
(Trích Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1)
Đoạn trích trên kể lại nội dung gì?
A. Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trả gươm.
B. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm của Long Quân.
C. Lê Lợi dùng gươm của Long Quân đánh giặc.
D. Lê Lợi nhặt được chuôi gươm của Long Quân.
Câu 9: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong
truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:
A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta
đánh giặc.
B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời c ủa cu ộc
khởi nghĩa
C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự th ắng
lợi của cuộc khởi nghĩa.


D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của
thánh thần.
Câu 10: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một
truyền thuyết vì:
A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân
trong quá trình khởi nghĩa.
B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân
Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo
lại hiện thực lịch sử.
C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chi ến

chống quân Minh.
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu
vô cùng phong phú của tác giả dân gian.
D. Văn bản Thạch Sanh
Câu 1: Trong truyện Thạch Sanh, thái độ và tình cảm
nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua
hình tượng Thạch Sanh?
A. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguy ện v ọng
của mình.
B. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch
Sanh.
C. Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân.


D. Ước mơ hạnh phúc, ước mơ có những điều kì diệu làm
thay đổi cuộc đời.
Câu 2: Trong truyện Thạch Sanh, ước mơ của nhân dân
lao động về cái thiện chiến thắng cái ác, về công bằng
xã hội được thể hiện tập trung ở chi tiết nào?
A. Thạch Sanh giúp vua dẹp được họa xâm lăng.
B. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.
C. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.
D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.
Câu 3: Đọc câu văn: "Bỗng một chàng trai khôi ngô
tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra ."
Từ "tuấn tú" trong câu văn trên có nghĩa là gì?
A. Tuấn tú: Người con trai có vẻ mặt đẹp và sáng sủa,
thông minh.
B. Tuấn tú: người có tài năng vượt trội mọi người.
C. Tuấn tú: người con trai thông minh, tốt bụng.

D. Tuấn tú: người con trai có học vấn và chăm ch ỉ dùi mài
kinh sử.
Câu 4: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của
họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một
lễ cưới …………như thế.” Điền từ thích hợp vào chỗ trống


để hoàn thiện câu văn trong truyện Thạch Sanh, sách
giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1?
A. Đông đúc.

B. Sôi nổi

C. Sôi đ ộng.

D. Tưng bừng.
Câu 5:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi
trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một
lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai
thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép
thần thông.”
(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1).
Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích trên là
gì?
A. Chỉ có một mình.
B. Vất vả, lam lũ, cực nhọc.
C. Đói nghèo, khổ sở, đáng thương.
D. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?
A. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và ph ải
luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.


B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay th ẳng,
thủy chung, can đảm.
C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con ng ười l ớn
lên.
D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích
truyện Thạch Sanh.
Câu 7: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong
truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?
A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan
dung của dân tộc ta.
B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội
hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc
ngoại xâm hung bạo.
C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không
chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, kh ẩu
phục".
D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của
nhân dân.
Câu 8:
Đọc câu văn: "Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang
tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến


thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với
cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công."

Trong câu văn trên, từ bị dùng sai là từ nào?
A. Hoang tưởng.
cuối cùng.

B. Sự bất công.

C. Chi ến th ắng

D. Sự công bằng.

Câu 9: Trong truyện Thạch Sanh, việc Thạch Sanh dùng
tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết
đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và t ấm lòng
nhân đạo của nhân dân ta.
B. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược
nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình
sẽ thắng lợi.
C. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự
giàu có, no đủ của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.



×